Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ gây thóat vị đĩa đệm cột sống cổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.24 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 14 - 6/2018

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY THÓAT VỊ
ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ


Nguyễn Thị Ánh Hồng1, Nguyễn Ngọc Toàn2

TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ gây bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột
sống cổ trên hình ảnh cộng hưởng từ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu tiến cứu, mô tả
cắt ngang. Chúng tôi tiến hành nghiên cứumột số yếu tố nguy cơ gây thóat vị đĩa đệm
cột sống cổ trên những bệnh nhân chụp cộng hưởng từ cột sống cổ có thóat vị đĩa đệm.
Kết quả: Nam > nữ = 79/74. Tuổi trung bình 48,5 ± 9,6; nhóm tuổi cao nhất là
40-49 tuổi. Nam giới có thói quen xấu tự vặn và bẻ cổ cao chiếm 78,5%, nam vặn cổ >
10 lần / ngày cao gấp 4 lần nữ ( p< 0.001). Nam giới có nghề nghiệp mang vác nặng
cao hơn nữ giới, riêng nhóm mang vác > 50 kg thì nam giới chiếm 55,7%, cao gấp 2,06
lần ở nữ giới ( p<0.001). Tỉ lệ nam giới có hút thuốc là 54,4%. Tiền sử chấn thương
đầu - cổ không cao.
Kết luận: Tuổi, thói quen vặn – bẻ cổ, nghề nghiệp lao động mang vác nặng,
chấn thương đầu – cổ là những yếu tố nguy cơ gây thóat vị đĩa đệm cột sống cổ.
Từ khóa: Thóat vị đĩa đệm cột sống cổ, yếu tố nguy cơ thóat vị đĩa đệm cột sống cổ.
STUDY AT SOME OF THE RISK FACTORS CAUSING CERVICAL DISC
HERNIATION
SUMMARY
Objectives: To investigate some risk factors for cervical disc herniation on
Trung tâm Y khoa MEDIC
Phân hiệu phía Nam/Học Viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Ánh Hồng ()
Ngày nhận bài: 12/5/2018, ngày phản biện: 29/5/2018


Ngày bài báo được đăng: 30/6/2018
1
2

32


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

magnetic resonance imaging.
Subjects and Methods: This is a prospective, cross-sectional study. We conducted
a number of risk factors for cervical disc herniation in patients who performed spinal MRI.
Results: Male> female = 79/74. The mean age was 48.5 ± 9.6; The highest age group is
40-49 years old. Men have a bad habit of twisting and breaking their high collar, 78.5%,
male is 10 times higher than female (p <0.001). Men with a weight bearing occupation
were higher than women, with men bearing the weight of 50 kg, while men accounted
for 55.7%, 2.06 times higher than women (p <0.001). The proportion of male smokers
is 54.4%. History of head injury - neck is not high.
Conclusion: Age, habit of twisting - breaking neck, heavy occupational
occupation, head injury - neck are risk factors for disc herniation.
Key words: cervical disc herniation, risk factors for disc herniation.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý thóat vị đĩa đệm cột
sống cổ đứng thứ hai sau bệnh lý thóat vị
đĩa đệm cột sống thắt lưng, là một trong
những căn bệnh phổ biến của xã hội và
có ảnh hưởng nhiều đến kinh tế - xã hội.
Thóat vị đĩa đệm là hậu quả của
quá trình thóai hóa sinh lý hoặc bệnh lý
do đó tuổi cũng là yếu tố nguy cơ. Các

yếu tố nguy cơ có liên quan đến bệnh như
nghề nghiệp: thợ lặn, khuân vác, lái xe,
các nghệ sĩ piano, đánh trống, xiếc nhào
lộn; lối sống: hút thuốc, chế độ ăn; tư
không đúng: động tác cúi gập quá mức,
xoắn vặn cổ, bấm nắn cổ không đúng kỹ
thuật.
Cộng hưởng từ là phương pháp
tiên tiến nhất hiện nay để chẩn đoán các
bệnh lý các bệnh lý cột sống, tuỷ sống

nói chung, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm
cột sống cổ. Tuy có nhiều đề tài nghiên
cứu về thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
nhưng không nhiều nghiên cứu về yếu tố
nguy cơ liên quan đến bệnh lý đĩa đệm
cột sống cổ.
Do đó, chúng tôi thực hiện đề
tài: Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ
gây bệnh lý thóat vị đĩa đệm cột sống cổ
trên hình ảnh cộng hưởng từ.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành từ
05/2017 – 01/2018 trên 153 trường hợp
được chụp cộng hưởng từ cột sống cổ tại
Trung tâm Y khoa MEDIC, có thoát vị
đĩa đệm cột sống cổ.
33



TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 14 - 6/2018

* Tiêu chuẩn lựa chọn :
- Người trưởng thành

- Có hình ảnh thoát vị đĩa
đệm trên phim CHT.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ :

Theo phương pháp tiến cứu, mô
tả cắt ngang.
Các dữ liệu được thu thập ngay
lúc bệnh nhân vào phòng tiếp nhận MRI,
bao gồm: các dữ liệu từ lâm sàng và các
dữ liệu về yếu tố nguy cơ theo bệnh án
nghiên cứu, hình ảnh MRI cột sống cổ.

- TVĐĐCSC đã phẫu thuật

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

- TVĐĐCSC kèm u tủy, viêm tủy
- TVĐĐCSC kèm với viêm thân
sống – đĩa đệm, lao cột sống, u nguyên
phát và di căn cột sống
- Không đồng ý tham gia nghiên
cứu.

* Phương tiện:

1. Đặc điểm về Giới tính – tuổi
- Giới tính:
Nam giới chiếm 51,6% cao hơn
nữ giới với 48,4%. Nam/ Nữ: 79/74.
- Tuổi: Tuổi trung bình của nhóm
nghiên cứu là 48,5 +_ 9,6, nhóm tuổi
thường gặp nhất 40 – 49 tuổi.

Máy chụp cộng hưởng từ Siemens
1.5T Avanto
2. Phương pháp nghiên cứu:

2. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ
- Nghề nghiệp:

Bảng 1. Phân bố nghề nghiệp (n=153)
Nghề nghiệp
Buôn bán
Công nhân
Lái xe
Văn phòng
Làm ruộng
Nội trợ
Cộng

Nam
Nữ
Cộng

p
Số BN Tỉ lệ % Số BN Tỉ lệ % Số BN Tỉ lệ %
17
21,5
8
10,8
25
16,3
>0,05
17
21,5
8
10,8
25
16,3
9
11,4
0
0
9
5,9
11
13,9
11
14,9
22
14,4
>0,05
22
27,9

15
20,3
37
24,2
3
3,8
32
43,2
35
22,9
<0,01
79
100
74
100
153
100
-

Nhận xét: Với nghề nội trợ ở nữ giới chiếm đa số với 35/153 (43,2%) ở nam giới

34


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

là 3/153 (3,8%); p<0,01, khác nhau có ý nghĩa thống kê.
- Thói quen tự vặn cổ, bẻ cổ:
Bảng 2. Thói quen vặn cổ - bẻ cổ n = 153
Thói quen vặn

cổ - bẻ cổ
0-<5 lần/ ngày
5-10 lần/ ngày
> 10 lần/ ngày
Cộng

Nam
Nữ
Cộng
p
Số BN Tỉ lệ % Số BN Tỉ lệ % Số BN Tỉ lệ %
17
21,5
43
58,1
60
39,2
50
63,3
28
37,8
78
51,0
<0,001
12
15,2
3
4,1
15
9,8

79
100
74
100
153
100
-

Nhận xét: Tỉ lệ nam giới có thói quen xấu tự vặn và bẻ cổ chiếm 78,5% cao hơn
nữ giới với 41,9%.
Mức độ mang vác nặng:
Bảng 3. Phân tích trọng lượng mang vác nặng (n=153)
Trọng lượng
mang vác
Bình thường
5-10 kg
10-50 kg
> 50 kg
Cộng

Nam
Số BN Tỉ lệ %
11
13,9
8
10,1
16
20,3
44
55,7

79
100

Nữ
Số BN Tỉ lệ %
18
24,3
24
32,4
12
16,3
20
27,0
74
100

Cộng
p
Số BN Tỉ lệ %
29
19,0
32
20,9
<0,001
28
18,3
64
41,8
153
100


Nhận xét: Tỉ lệ nam giới có nghề nghiệp mang vác nặng cao hơn nữ giới.
Thói quen hút thuốc lá:
Bảng4. Thói quen hút thuốc lá (n=153)
Hút thuốc
Không
5-20 điếu/ ngày
> 20 điếu/ ngày
Cộng

Nam
Nữ
Cộng
p
Số BN Tỉ lệ % Số BN Tỉ lệ % Số BN Tỉ lệ %
36
45,6
74
100
110
71,9
23
29,1
0
0
23
15,0 <0,001
20
25,3
0

0
20
13,1
79
100
74
100
153
100
-

Nhận xét: Tỉ lệ nam giới có hút
thuốc là 54,4%. Trong khi đó ở nữ giới tỉ

lệ này là 0%, p<0,001. Tỉ lệ hút thuốc lá
ở đối tượng nghiên cứu là 28,1%.
35


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 14 - 6/2018

- Tiền sử chấn thương đầu cổ
Tỉ lệ có tiền sử chấn thương đầu
cổ là 4,6%. Trong đó ở nam là 6,3% và ở
nữ là 2,7%.
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung:
- Giới tính
Đa số các nghiên cứu của các
tác giả đều cho rằng số lượng các bệnh

nhân nam nhiều hơn số lượng các bệnh
nhân nữ .Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy Tỉ lệ nam giới chiếm 51,6%
cao hơn nữ giới với 48,4%. Tỉ lệ Nam/
Nữ: 79/74.
- Tuổi
Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy tỉ lệ độ tuổi 40 - 49 tuổi bị
TVĐĐCSC cao nhất với 38,6% và ở nam
là 39,2%; ở nữ 37,8%. Nhóm tuổi từ 40
trở lên chiếm đa số trong nghiên cứu với
84,8% ở nam và 85,1% ở nữ. Nhiều tác
giả cũng cho rằng độ tuổi 40 – 49 hay
gặp nhiều nhất .
2. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ
- Nghề nghiệp
Với nghề nội trợ ở nữ giới chiếm
đa số với 35/153 (43,2%) ở nam giới
là 3/153 (3,8%); khác nhau có ý nghĩa
thống kê, p<0,01.
Vũ Viết Lanh tỉ lệ làm ruộng
36

chiếm 60,4%; hành chính 12,5% [10].
Nguyễn Đức Liên lao động chân tay
40,7% và lao động hành chính, nội trợ
là 59,3%. Nguyễn Thị Tâm cán bộ văn
phòng phải ngồi nhiều chiếm tỉ lệ cao
nhất với 33,92%; nông dân và công nhân
chiếm tỉ lệ lần lượt là 33,04% và 23,48%.

- Thói quen tự vặn cổ, bẻ cổ
Kết quả nghiên cứu chúng tôi
ghi nhận tỉ lệ nam giới có thói quen xấu
tự vặn và bẻ cổ chiếm 78,5% cao hơn nữ
giới với 41,9%. Tỉ lệ tự vặn và bẻ cổ từ
> 10 lần /ngày ở nam giới cũng cao gấp
gần 4 lần ở nữ giới. Khác biệt có ý nghĩa
thống kê, với p<0,001. Nam giới có xu
hướng có thói quen xấu tự vặn và bẻ cổ.
- Mức độ mang vác nặng
Tỉ lệ nam giới có nghề nghiệp
mang vác nặng cao hơn nữ giới. Ở nam
tỉ lệ mang vác > 10 kg là 75,9% cao
hơn nữ giới 43,3%. Nếu chĩ tính riêng
nhóm mang vác > 50 kg thì nam giới
chiếm 55,7% cao gấp 2,06 lần ở nữ giới
với 27%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê, với p<0,001. Nhóm nghiên cứu có
41,8% lao động rất nặng thường xuyên
mang vác > 50kg.
- Thói quen hút thuốc lá
Tỉ lệ hút thuốc lá ở đối tượng
nghiên cứu là 28,1%. Tất cả đối tượng có
hút thuốc đều là nam giới, chỉ tính riêng


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

tỉ lệ cho nhóm đối tượng này thì tỉ lệ hút
thuốc lên đến 54,4%. Trong khi đó ở nữ

giới tỉ lệ này là 0%, p<0,001.
- Tiền sử chấn thương đầu cổ
Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi ghi nhận có 4,6% đối tượng có tiền sử
chấn thương đầu cổ (7/153 trường hợp).
Trong đó ở nam là 6,3% (5/79 trường
hợp) và ở nữ là 2,7% (2/74 trường hợp).
Trong một nghiên cứu của Vũ
Viết Lanh và cộng sự lại cho tỉ lệ có
yếu tố chấn thương rất cao với 54,1%.
Nguyễn Thị Ánh Hồng (1999) gặp trong
300 trường hợp hẹp ống sống cổ, có 23%
thoát vị đĩa đệm cột sống cổ mềm xuất
hiện sau chấn thương.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 153 đối tượng
bị thoát đĩa đệm từ 05/2017 – 01/2018
tại Trung tâm Y khoa MEDIC bước đầu
chúng tôi rút ra kết luận:
- Giới: Nam > nữ.
- Tuổi TB 48,5 ± 9,6; nhóm tuổi
cao nhất là 40-49 tuổi.
- Nam giới có thói quen xấu tự
vặn và bẻ cổ cao hơn nữ giới.
- Nam giới có nghề nghiệp mang
vác nặng cao hơn nữ giới. Riêng nhóm
mang vác > 50 kg thì nam giới cao gấp
2,06 lần ở nữ giới.

- Tỉ lệ nam giới có hút thuốc là

54,4%. Tỉ lệ hút thuốc lá ở đối tượng
nghiên cứu là 28,1%.
- Tiền sử chấn thương đầu - cổ
không cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Viết Lanh, Dương Huy Hoàng
(2012), “Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng và hình ảnh cộng hưởng từ trên
bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống
cổ điều trị tại phòng khám thần kinh
Bệnh viện Đại hoc Y Thái Bình”, Y
học Việt Nam, tháng 8, số 1/2012,
tr117-121.
2. Nguyễn Đức Liên (2006), “Nghiên
cứu chẩn đoán và kết quả phẫu thuật
thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tại Bệnh
viện Việt Đức”, HNKHCN tuổi trẻ
các trường Đại học Y Dược Việt Nam
lần thứ XIII, tr488-494.
3. Nguyễn Hùng Minh, Nguyễn Trung
Kiên (2010), “Điều trị phẫu thuật thoát
vị đĩa đệm cột sống cổ có hàn liên
thân đốt bằng CESPACE và cố định
cột sống cổ bằng nẹp SCASPAR”, Y
Dược học Quân sự, tr.1 – 4.
4. Phan Việt Nga (2017), “Thoát vị đĩa
đệm cột sống cổ chẩn đoán và điều trị
nội khoa”, Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội.
37



TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 14 - 6/2018

5. Bucciero A, Vizioli L, Cerillo A
(1998), “Soft cervical disc herniation.
An analysis of 187 cases”, J Neurosurg
Sci, 42(3), pp. 125-30.
6. Campi A, Pontesilli S, Gerevini
S... (2000), “Comparison of MRI
pulse sequences for investigation of
lesions of the cervical spinal cord”,
Neuroradiology 42(9), pp. 669-75.

38

7. Matsumoto M, Toyama Y, Ishikawa
M... (2000), “Increased signal
intensity of the spinal cord on
magnetic resonance images in cervical
compressive myelopathy. Does it
predict the outcome of conservative
treatment?” Spine 15, 25(6), pp. 67782.



×