Tải bản đầy đủ (.docx) (136 trang)

Văn hóa của cộng đồng người hoa ở bạc liêu luận văn ths ngôn ngữ và văn hoá việt nam 60 22 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.74 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
---------------------------------------

LƯU THỊ LIÊN

LƢU THỊ LIÊN

VIỆT NAM HỌC

VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƢỜI HOA Ở BẠC LIÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Việt Nam học

KHOÁ 9

Hà Nội – Năm 2016

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
--------------------------------------LƢU THỊ LIÊN

VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƢỜI HOA Ở BẠC LIÊU

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 60 22 01 13


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS PHẠM VĂN LỢI

Hà Nội – Năm 2016

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không
trùng lặp với các đề tài khác.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2016
Tác giả luận văn
(Đã ký)
Lưu Thị Liên

3


LỜI CẢM ƠN
Để có được bản luận văn tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc đến ĐHQGHN, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, đặc biệt là
PGS.TS Phạm Văn Lợi đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tôi với những chỉ dẫn
khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành luận văn với
đề tài “Văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu”.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo – Các nhà khoa học đã trực tiếp giảng
dạy truyền đạt những kiến thức chuyên ngành Việt Nam học cho bản thân tôi trong suốt
thời gian qua.
Xin gửi tới Cục Thống kê Tỉnh Bạc Liêu, Ban dân tộc tỉnh Bạc Liêu và các cơ

quan liên quan của tỉnh Bạc Liêu lời cảm tạ sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp tôi thu thập số liệu cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan đến đề
tài tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú người Hoa ở Bạc Liêu đã nhiệt tình cung cấp
những thông tin quý báo liên quan đến đề tài tốt nghiệp. Luận văn được hoàn thành
trước hết là nhờ công lao của tập thể, của nhà trường, cơ quan và xã hội. Đặc biệt là sự
quan tâm động viên khuyến khích của gia đình. Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu đậm.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn các đơn vị và cá nhân đã hết lòng quan
tâm đến sự nghiệp đào tạo đội ngũ cán bộ ngành Việt Nam học. Tôi rất mong nhận
được sự đóng góp, phê bình của quý Thầy Cô, các nhà khoa học, độc giả và các bạn
đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2016

Tác giả luận văn
(Đã ký)
Lưu Thị Liên

4


XÁC NHẬN CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN

Tôi đã đọc và đồng ý với nội dung luận văn của học viên.

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2016
Người hướng dẫn khoa học
(Đã ký)
PGS.TS. Phạm Văn Lợi


5


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

CNH:
DTH
DTTS:
ĐBSCL:
ĐHQG:
ĐHQGHN:
HĐH:
HĐND:
HN:
KHXH:
Nxb:
THCS:
THPT:
Tp:
Tp. HCM:
TW:
UBND:
VHTTDL:
VNCH
VNDCCH:

6



MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của để tài........................................................................................................................ 4
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................................................................. 5
3. Mục đích nghiên cứu............................................................................................................................... 8
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu......................................................................................................... 9
5. Phƣơng pháp tiếp cận, nghiên cứu............................................................................................... 10
6. Đóng góp của đề tài............................................................................................................................... 13
7. Bố cục của luận văn.............................................................................................................................. 13
Chƣơng 1: Khái quát về vùng đất và cộng đồng ngƣời Hoa ở Bạc Liêu....................... 14
1.1. Về vùng đất Bạc Liêu....................................................................................................................... 14
1.1.1. Tên gọi, địa lý hành chính........................................................................................................... 14
1.1.2. Điều kiện tự nhiên........................................................................................................................... 18
1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên................................................................................................................. 21
1.1.4. Đặc điểm kinh tế, văn hóa – xã hội và dân cư.................................................................... 23
1.2. Cộng đồng ngƣời Hoa ở Bạc Liêu............................................................................................. 29
1.2.1. Tên gọi.................................................................................................................................................. 29
1.2.2. Lịch sử di dân.................................................................................................................................... 30
1.2.3. Dân cư và ngôn ngữ....................................................................................................................... 30
1.2.4. Hoạt động kinh tế............................................................................................................................ 31
1.3. Tiểu kết chƣơng.................................................................................................................................. 37
Chƣơng 2: Văn hóa của cộng đồng ngƣời Hoa ở Bạc Liêu................................................... 38
7


2.1. Văn hóa vật chất................................................................................................................................. 38
2.1.1. Nhà ở..................................................................................................................................................... 38
2.1.2. Ẩm thực................................................................................................................................................ 42

2.1.3. Trang phục......................................................................................................................................... 47
2.1.4. Phương tiện đi lại............................................................................................................................ 49
2.2. Văn hóa tinh thần............................................................................................................................... 49
2.2.1. Phong tục tập quán......................................................................................................................... 50
2.2.2. Tín ngưỡng tôn giáo....................................................................................................................... 65
2.2.3. Nghệ thuật biểu diễn...................................................................................................................... 68
2.3. Vai trò của văn hóa cộng đồng ngƣời Hoa ở Bạc Liêu đối với sự phát triển
kinh tế - văn hóa – xã hội........................................................................................................................ 69
2.3.1. Đối với sự phát triển kinh tế ở Bạc Liêu................................................................................ 69
2.3.2. Đối với sự phát triển văn hóa ở Bạc Liêu............................................................................. 70
2.3.3. Đối với sự phát triển xã hội ở Bạc Liêu................................................................................. 72
2.4. Tiểu kết chƣơng.................................................................................................................................. 73
Chƣơng 3: Định hƣớng bảo tồn và phát triển văn hóa của cộng đồng ngƣời Hoa ở
Bạc Liêu........................................................................................................................................................... 75
3.1. Quan điểm bảo tồn và phát triển văn hóa.............................................................................. 75
3.1.1. Bảo tồn văn hóa................................................................................................................................ 75
3.1.2. Phát triển văn hóa........................................................................................................................... 77
3.1.3. Bảo tồn và phát triển văn hóa ở Việt Nam hiện nay......................................................... 79
3.2. Những yếu tố văn hóa của cộng đồng ngƣời Hoa ở Bạc Liêu cần đƣợc bảo tồn
và phát triển................................................................................................................................................... 79

8


3.2.1. Văn hóa vật chất.............................................................................................................................. 79
3.2.2. Văn hóa tinh thần............................................................................................................................ 83
3.3. Một số biện pháp bảo tồn và phát triển văn hóa của cộng đồng ngƣời Hoa ở
Bạc Liêu........................................................................................................................................................... 90
3.3.1. Biện pháp về chính sách............................................................................................................... 90
3.3.2. Biện pháp bảo tồn và phát triển văn hóa vật chất............................................................. 93

3.3.3. Biện pháp bảo tồn và phát triển văn hóa tinh thần.......................................................... 97
3.3.4. Bảo tồn và phát triển văn hóa gắn với quá trình phát triển kinh tế..........................99
3.3.5. Phối hợp giữa bảo tồn và phát triển văn hóa với tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại........................................................................................................................................................ 101
3.4. Tiểu kết chƣơng............................................................................................................................... 103
KẾT LUẬN.................................................................................................................................................. 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................... 108

9


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa là một lĩnh vực đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu nhiều trên
thế giới và trong đó, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Văn hóa là nền tảng tinh
thần của xã hội. Có thể khẳng định văn hóa là cốt hồn của dân tộc, một dân tộc nếu
không giữ được bản sắc văn hóa riêng thì dân tộc đó sẽ bị lu mờ. Vì thế, việc bảo tồn
và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc không chỉ là trách
nhiệm của ngành văn hóa mà còn là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã
hội. Để góp phần vào việc bảo tồn và phát triển văn hóa Việt Nam, điều trước tiên là
phải tìm hiểu về văn hóa các thành phần dân tộc ở Việt Nam để từ đó thấy được những
nét riêng chung, những nét đẹp cần được bảo tồn, phát triển và những yếu tố lạc hậu
không phù hợp với xã hội mới cần được hạn chế hoặc loại bỏ.
Việt Nam là nước có nhiều thành phần dân tộc, điều đó đã mang lại cho Việt
Nam một nền văn hóa đa dạng, phong phú, giàu bản sắc. Trong nhiều năm qua đã có
nhiều công trình khoa học được xuất bản về đề tài này. Hướng nghiên cứu di dân, dịch
chuyển của các cộng đồng thiểu số luôn được đề cao và tập trung nguồn lực cho các
nhóm nghiên cứu mạnh trong những năm trở lại đây không chỉ trong nước mà còn
được nhìn thấy trong môi trường học thuật thế giới. Những đề tài nghiên cứu về người

Hoa và văn hóa người Hoa ở Việt Nam, theo đó, cố nhiên là không ít khi thành phần
này chiếm một tỷ lệ cao trong phân bố dân số với hơn 800 nghìn người. Bạc Liêu là
một trong những tỉnh ở đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều người Hoa sinh sống nhất
nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ, cụ thể và chi tiết về văn
hóa của cộng đồng người Hoa ở địa phương này. Trong thời gian qua cộng đồng người
Hoa ở Bạc Liêu đã có vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với
quan điểm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực của sự phát
triển,vì thế nghiên cứu về văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu để thấy được
vai trò của văn nhóa của người Hoa góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
10


của tỉnh cũng như sự tác động của các yếu tố bản địa đến đặc điểm văn hóa của cộng
đồng người Hoa, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển văn hóa người
Hoa ở Bạc Liêu. Điều đó không chỉ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn mà còn có tính
cấp thiết. Đó là những lý do khiến tôi chọn “Văn hóa của cộng đồng ngƣời Hoa ở
Bạc Liêu” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Việt Nam học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việt Nam là nước có nhiều thành phần dân tộc, vì vậy việc nghiên cứu văn hóa
chung của Việt Nam không thể không kể đến việc nghiên cứu văn hóa các thành phần
dân tộc. Trong nhiều năm qua, trong hệ thống các chương trình khoa học xã hội, đã có
khá nhiều đề tài đề cập đến vấn đề này và đã có nhiều công trình khoa học được xuất
bản, nhiều bài viết đăng trên các tạp chí đề cập vấn đề văn hóa các tộc người ở Việt
Nam. Trong hệ thống đó cũng có không ít các đề tài nghiên cứu về người Hoa và văn
hóa của người Hoa ở Việt Nam.
Một số công trình tổng hợp xuất sắc của các học giả đã giúp chúng ta hiểu biết
khá đầy đủ về người Hoa, đáng kể nhất là Người Hoa tại Việt Nam (Nguyễn Văn Huy,
1993, Paris), nội dung quyển sách này nhấn mạnh đến những khía cạnh có tính chính
trị và ảnh hưởng của những thành quả kinh tế của cộng đồng người Hoa trong đời sống
xã hội Việt Nam, bên cạnh đó, các sinh hoạt khác như văn hóa, xã hội cũng được đề

cập đến. Về phương pháp nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp lịch sử, ghi lại
các biến cố lịch sử, từ quá khứ đến với hiện tại gần, với phương pháp này độc giả rất
dễ theo dõi. Với công trình này, tác giả đã nghiên cứu một phần sinh hoạt của cộng
đồng người Hoa như chuyên đề về lịch sử, về văn hóa hay về kinh tế. Qua đó, tác giả
cũng đã khẳng định đây không phải là một tài liệu nghiên cứu về xã hội học
(sociologie), chủng tộc học (anthropologie) hay sắc tộc học (ethnologie) mà là một
đóng góp để khám phá và để hiểu rõ thêm những đặc tính về một cộng đồng đã, đang
và sẽ còn góp phần tích cực trong xã hội Việt Nam.
Quyển Người Hoa trong xã hội Việt Nam, nửa đầu thế kỷ XIX (Dương Văn Huy,
2011, Hà Nội) đã trình bày, phân tích hoạt động kinh tế của người Hoa và vị trí của
11


Hoa thương trong nền kinh tế của Việt Nam thời kỳ khoảng nửa đầu thế kỷ XIX. Bằng
phương pháp lịch sử tác giả đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về người Hoa trong xã
hội Việt Nam thời kỳ này để phục vụ cho những nghiên cứu giai đoạn sau.
Về người Hoa ở Nam Bộ có các công trình sau: Công trình Định cư của người
Hoa trên đất Nam Bộ (từ thế kỷ 17 đến năm 1945) (Nguyễn Cẩm Thúy, 2000, Hà Nội,)
đề cập đến một số vấn đề về quá trình định cư của Người Hoa trên đất Nam Bộ từ thế
kỷ 17 đến năm 1945 và quan tâm đến văn bản một số tài liệu Hán Nôm của xã Minh
Hương, tỉnh Vĩnh Long mới được phát hiện.
Sách Người Hoa ở Nam Bộ (Ngô Văn Lệ, Tp.HCM, 2005) giới thiệu về người
Hoa ở Nam Bộ từ lịch sử hình thành, hoạt động kinh tế,… đến những thiết chế và nghi
lễ trong hôn nhân và gia đình. Quyển Đặc khảo văn hóa người Hoa ở Nam Bộ của
nhiều tác giả cùng biên soạn và do Huỳnh Ngọc Trảng chủ biên (Huỳnh Ngọc Trảng,
2012, Hà Nội), đã giới thiệu quá trình định cư, phát triển của cộng đồng người Hoa ở
Nam Bộ và cung cấp cho độc giả kiến thức hữu ích về những đặc điểm văn hóa vật
chất, văn hóa tinh thần của người Hoa ở Nam Bộ với các dạng thức văn hóa truyền
thống bao gồm: văn hóa ăn, mặc, ở, tín ngưỡng, hội họa, thư pháp, nghệ thuật biểu
diễn... Ở mỗi dạng thức văn hóa, các tác giả đều dựa trên những tài liệu Hán Nôm cổ

để phân tích từ nguồn gốc, quá trình hình thành, những đặc điểm chính qua từng thời
kỳ hưng thịnh, suy vong và trong thời hiện tại.
Công trình Người Hoa ở Đồng Nai (Ban dân vận Tỉnh Ủy Đồng Nai, 2009,
Đồng Nai) đã tổng quan về tình hình người Hoa ở tỉnh đồng Nai: lịch sử, kinh tế, dân
cư, lối sống, tín ngưỡng, tôn giáo… và nêu ra phương hướng cho công tác người Hoa
trong tương lai.
Nghiên cứu về tín ngưỡng tôn giáo của người Hoa ở các tỉnh Nam Bộ có công
trình Tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở Nam Bộ của tác giả Võ Thanh Bằng đã
cho biết lịch sử nghiên cứu tín ngưỡng dân gian của người Hoa, các khái niệm có liên
quan đến tôn giáo, tín ngưỡng dân gian, khái quát về người Hoa ở Nam Bộ và các hoạt

12


động có liên quan đến tín ngưỡng dân gian của họ, các loại hình tín ngưỡng dân gian
của người Hoa ở Nam Bộ.
Công trình Tín ngưỡng và tôn giáo của người Hoa Quảng Đông ở Tp. HCM
(Nguyễn Thị Hoa Xinh, 1997, Tp.HCM) đã khái quát về người Hoa ở TP. HCM,
nghiên cứu tín ngưỡng và tôn giáo của người Hoa và tín ngưỡng, tôn giáo trong đời
sống nhóm người này ở Tp. HCM.
Giới thiệu về kiến trúc chùa chiền của người Hoa có cuốn Chùa Hoa ở Cần Thơ
(Trần Phỏng Diều, 2008, Tp.HCM). Từ nguồn sử liệu, tác giả cho biết người Hoa đã có
mặt ở Nam Bộ cách nay hơn 300 năm. Tuy nhiên, cộng đồng người Hoa định cư ở Cần
Thơ đông đúc và ổn định sớm nhất cũng vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Tác giả đã trình
bày về hệ thống chùa Hoa ở Cần Thơ về kiến trúc, kết cấu, màu sắc, trang trí,… Hệ
thống chùa Hoa ở Cần Thơ đã phản ánh rõ nét về lịch sử di dân của người Hoa đến Cần
Thơ, địa bàn sinh tụ, đời sống kinh tế, văn hóa-xã hội…
Nói về nghi thức hôn nhân và gia đình của người Hoa có công trình nghiên cứu
Hôn nhân và gia đình của người Hoa ở Nam Bộ (Nguyễn Duy Bính, 1999, Tp. HCM)
đã khái quát về người Hoa ở Nam Bộ, cộng đồng, dân số, hoạt động kinh tế văn hóa;

những quan niệm trong hôn nhân, quy tắc và nghi lễ; hình thức và cấu trúc gia đình
người Hoa ở Nam Bộ; chức năng và những nghi lễ gia đình.
Và bài viết Hôn nhân và gia đình của người Hoa ở Nam Bộ (Nguyễn Bích Lợi,
2006, Tạp chí DTH), cũng đã cho ta biết về các nghi lễ về hôn nhân và gia đình của
người Hoa ở Nam Bộ.
Nói về người Hoa ở Bạc Liêu có bài nghiên cứu Nghi thức cưới – hỏi của người
Hoa ở Bạc Liêu – Cà Mau, bài viết đã cho ta biết về các nghi thức, các bước tiến hành
lễ cưới – hỏi, những điều nên làm và những điều kiêng kỵ, lễ vật… trong đám cưới của
người Hoa.
Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam nói
chung, người Hoa ở các tỉnh Nam Bộ nói riêng, trong số đó cũng đã có một số công

13


trình cũng đã tiếp cận theo hướng liên ngành để nghiên cứu như: Người Hoa tại Việt
Nam (Nguyễn Văn Huy), Người Hoa ở Nam Bộ, Đặc khảo văn hóa người Hoa ở Nam
Bộ… Các công trình nghiên cứu về người Hoa và văn hóa của người Hoa ở Bạc Liêu
vẫn còn rất ít, chỉ đề cập một vài khía cạnh riêng lẻ, chưa có một công trình nào nghiên
cứu một cách toàn diện về văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu sử dụng cả
phương pháp tiếp cận liên ngành và khu vực học, đặc biệt là văn hóa của người Hoa ở
Bạc Liêu trong quá trình hội nhập và phát triển. Vì vậy, đời sống văn hóa của cộng
đồng người Hoa ở Bạc Liêu là một vấn đề chứa đựng rất nhiều điều cần phải nghiên
cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Khảo sát, nghiên cứu liên ngành về tình hình văn
hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp bảo tồn
và phát triển văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
-


Nghiên cứu tổng thể, hệ thống về văn hóa của người Hoa ở Bạc Liêu, từ vị trí

địa lý, điều kiện tự nhiên, các hoạt động kinh tế đến các thành tố của văn hóa vật chất
và văn hóa tinh thần của cư dân.
-

Xác định những yếu tố văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu cần được

bảo tồn và phát triển.
-

Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển văn hóa của cộng đồng người

Hoa ở Bạc Liêu.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn hóa của
cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu, từ văn hóa vật chất đến phong tục, tập quán, tôn
giáo, tín ngưỡng… Để làm rõ được các yếu tố văn hóa này và tác động qua lại giữa
chúng với văn hóa của các cộng đồng cư dân cư trú ở Bạc Liêu, luận văn cũng đặt vấn

14


đề nghiên cứu, giới thiệu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh Bạc Liêu và văn
hóa của các cộng đồng cư dân ở Bạc Liêu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi không gian: Người Hoa sống rải rác ở hầu hết các huyện thuộc
tỉnh Bạc Liêu nhưng đề tài này chỉ nghiên cứu ở các điểm tập trung đông người Hoa đó
là: ấp Bờ Bồi (thị trấn Phước Long, huyện Phước Long), ấp Biển Tây A (xã Vĩnh Trạch

Đông, Tp. Bạc Liêu), phường 3, phường 5 (Tp. Bạc Liêu).
4.2.2. Phạm vi thời gian
Luận văn tập trung nghiên cứu về văn hóa của người Hoa ở Bạc Liêu trong thời
điểm hiện nay, nhưng có chú ý xem xét các vấn đề có liên quan trong tiến trình lịch sử,
đặc biệt là quá trình khai khẩn và định cư của người Hoa ở Bạc Liêu và những biến
đổi, phát triển của văn hóa người Hoa trong thời gian từ khi tái lập tỉnh Bạc Liêu đến
nay (1997 – 2015)
4.2.3. Phạm vi vấn đề
Trọng tâm luận văn phải giải quyết là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của
cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu, những đóng góp của văn hóa của cộng đồng người
Hoa ở Bạc Liêu đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở tỉnh Bạc Liêu.
5. Phƣơng pháp tiếp cận, nghiên cứu
5.1. Phương pháp tiếp cận
5.1.1. Tiếp cận khu vực học
Phương pháp tiếp cận khu vực học có vai trò quan trọng đối với những nghiên
cứu mang tính tổng hợp, giải quyết các vấn đề tổng hợp về kinh tế, văn hóa, xã hội của
các cộng đồng người. Với cách hiểu khu vực là những không gian lịch sử - văn hóa,
không gian phát triển, nơi có những điểm chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội,… giúp phân biệt nó với các vùng khác. Khu vực là nơi
phản ánh những đặc điểm chung của văn hóa và con người, là môi trường trực tiếp tác

15


động đến văn hóa và con người, là nơi chứa đựng nhiều nhân tố quy định nên các giá
trị văn hóa. Vận dụng phương pháp tiếp cận khu vực học, người viết sẽ khoanh vùng
phạm vi nghiên cứu là tỉnh Bạc Liêu mà tập trung nhất là nơi có đông người Hoa sinh
sống, từ đó nghiên cứu, tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đặc
điểm kinh tế, cư dân, xã hội và mối liên hệ, sự tác động qua lại giữa các yếu tố trong
phạm vi giới hạn nghiên cứu và những tác động qua lại giữa khu vực nghiên cứu và các

khu vực xung quanh, các khu vực rộng lớn hơn bao trùm lên nó (Khu vực đồng bằng
sông Cửu Long; khu vực Nam Bộ,…).
5.1.2. Tiếp cận hệ thống
Văn hóa người Hoa ở Bạc Liêu được tồn tại trong hệ thống văn hóa Việt Nam
và bản thân văn hóa của người Hoa ở Bạc Liêu cũng có tính hệ thống: gồm các hoạt
động kinh tế, văn hóa vật chất/ đảm bảo đời sống, văn hóa tinh thần và văn hóa xã hội;
có hệ thống từ văn hóa xóm/ ấp đến văn hóa của gia đình, cá nhân,….Vì vậy, muốn
hiểu được văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu phải tiếp cận hệ thống: đi từ
các hoạt động kinh tế tới văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần,…). Vì vậy, phương pháp
tiếp cận hệ thống được tiến hành dựa trên mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng, dùng
cái chung (đặc điểm văn hóa chung của cộng đồng người Hoa ở Việt Nam, các biện
pháp bảo tồn và phát triển văn hóa ở Việt Nam) để đánh giá, tổng kết và quy hoạch cái
riêng (đặc điểm văn hóa, các biện pháp bảo tồn và phát triển văn hóa cộng đồng người
Hoa ở Bạc Liêu). Bảo tồn và phát triển văn hóa người Hoa ở Bạc Liêu trong hệ thống
văn hóa Việt Nam để định hướng một cách phù hợp với đường lối chung của Việt Nam
và thế giới, tránh được sự lệch pha, đi lạc với những kết quả nghiên cứu đã có của cả
nước và toàn cầu. Cụ thể hơn là đặt việc bảo tồn và phát triển văn hóa người Hoa ở Bạc
Liêu vào hệ thống các nhiệm vụ bảo tồn và phát triển văn hóa của cả nước. Những đặc
điểm và mục tiêu chung của hệ thống chi phối rất lớn đối với việc bảo tồn và phát triển
văn hóa của người Hoa ở Bạc Liêu, đồng thời bảo tồn và phát triển văn hóa của người
Hoa ở Bạc Liêu chắc chắn có những điểm riêng mang tính đặc thù bám sát với đặc
điểm cụ thể ở địa phương.

16


5.1.3. Tiếp cận liên ngành
Tiếp cận liên ngành là phương pháp tiếp cận rất cần được áp dụng trong nghiên
cứu văn hóa. Tiếp cận liên ngành là việc sử dụng cách tiếp cận của các khoa học
chuyên ngành khác nhau để cùng nghiên cứu một đối tượng – trường hợp ở đây là văn

hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu. Nghiên cứu văn hóa đòi hỏi quan điểm tổng
thể và toàn cục. Để giải quyết một vấn đề mang tính tổng thể, toàn diện không thể chỉ
sử dụng một phương pháp, một cách tiếp cận; để đưa ra biện pháp bảo tồn, phát triển
văn hóa của người Hoa ở Bạc Liêu chúng ta cần hiểu cả lịch sử tồn tại, phát triển của
họ, hiểu cả thực trạng văn hóa của họ ở thời điểm hiện tại, hiểu cả nhưng biến đổi về
điều kiện tự nhiên trong khu vực họ cư trú, tức phải sử dụng các cách tiếp cận Sử học,
Nhân học, Địa lý học,... Do vậy, người viết nhận diện văn hóa của cộng đồng người
Hoa ở Bạc Liêu để đưa ra định hướng bảo tồn và phát triển một cách có hiệu quả bằng
cách vận dụng cách tiếp cận của nhiều ngành khoa học là Văn hóa học, Nhân học, Xã
hội học, Sử học, Địa lý học, Kinh tế học,...
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu Nhân học
Đây là phương pháp bao gồm cả phương pháp điều tra xã hội học và điền dã dân
tộc học, là một trong những phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu văn hóa. Nhằm
khảo sát đặc điểm văn hóa – xã hội của người Hoa ở Bạc Liêu, người viết sẽ lấy ý kiến
của cộng đồng người Hoa, các chuyên gia và các đối tượng tham gia vào quá trình bảo
tồn và phát triển văn hóa về thái độ, nhận thức của họ về vấn đề văn hóa dân tộc mình.
Tất cả các câu hỏi điều tra đều hướng tới xác định về đặc điểm văn hóa – xã hội và
thăm dò những biện pháp khả thi. Sau khi xác định các nội dung cụ thể cần điều tra,
người viết lựa chọn đối tượng, khu vực và thời gian điều tra.
Điều tra điền dã dân tộc học nhằm tiếp cận vấn đề một cách trực quan sinh
động, kiểm tra, đánh giá xác thực, bổ sung đầy đủ hơn những hiểu biết về đối tượng
nghiên cứu, đồng thời cũng là cách kiểm chứng lại các tài liệu đã tổng hợp được. Điều

17


tra điền dã dân tộc học còn giúp sưu tầm, thu thập thêm tài liệu. Các hoạt động chính
trong khi tiến hành phương pháp này là bao gồm: quan sát (quan sát tham dự và không
tham dự), phỏng vấn (phỏng vấn sâu, bao gồm cả phỏng vấn hồi cố) và phỏng vấn theo

bảng hỏi), chụp ảnh, đo vẽ, ghi chép,… tại các điểm nghiên cứu; trao đổi thông tin với
người Hoa, với chính quyền, cơ quan quản lí văn hóa ở địa phương,…
Bên cạnh đó, việc thiết kế phiếu điều tra xã hội học cũng được chú trọng vì
lượng thông tin thu được nhiều, không qua trung gian nên ý kiến thu nhận được có tính
xác thực cao, có ưu thế đặc biệt đối với những vấn đề tế nhị và chi phí thấp.
5.2.2. Phương pháp Lịch sử
Phương pháp Lịch sử có vai trò quan trọng đối với nghiên cứu văn hóa, bởi lịch
sử luôn là một phần, thậm chí là phần quan trọng trong văn hóa. Văn hóa là những hiện
tượng xuyên thời gian và là quá trình được xây đắp trong lịch sử. Các giá trị văn hóa và
đặc điểm văn hóa được hình thành trong lịch sử và được bồi đắp theo thời gian. Lịch sử
không chỉ chứa đựng căn nguyên văn hóa, mà còn là nguồn cung cấp các yếu tố chi
phối văn hóa đương đại. Vì vậy, phương pháp nghiên cứu Lịch sử là rất cần thiết trong
việc nghiên cứu về văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Bạc Liêu.
Cụ thể, người viết vận dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu; sử dụng các tư
liệu lịch sử để trình bày lịch sử vùng đất Bạc Liêu, quá trình hình thành cộng đồng
người Hoa ở Bạc Liêu và các bước vận động, phát triển,... để thấy được tính liên tục, từ
đó rút ra các đặc điểm văn hóa, xu hướng phát triển các yếu tố văn hóa ấy.
5.2.3. Phương pháp thống kê
Thống kê là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu, vì
không thể nhận xét đánh giá, quy kết chung chung, mở hồ mà không dựa trên những
kết quả, số liệu thực tế. Người viết tổng hợp, phân tích và sử dụng những số liệu thống
kê về người Hoa ở Bạc Liêu về dân số, địa bàn phân bố; về sản xuất, phong tục, tín
ngưỡng,… để từ đó đánh giá xác thực đặc điểm văn hóa của cộng đồng cư dân này,
xem yếu tố văn hóa nào cần được bảo tồn và phát triển, dùng biện pháp gì để bảo tồn

18


và phát triển một cách có hiệu quả. Số liệu thống kê được khai thác từ nhiều nguồn
như: Sở văn hóa Thể thao Du lịch, Cục Thống kê, UBND tỉnh Bạc Liêu,…

6. Đóng góp của đề tài
-

Tổng quan tình hình nghiên cứu về người Hoa và văn hóa của người Hoa ở

Việt Nam, Nam Bộ và các tỉnh Nam Bộ.
-

Trình bày một cách có hệ thống các thành tố văn hóa của cộng đồng người

Hoa ở Bạc Liêu từ văn hóa vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại) đến văn hóa tinh thần (phong
tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo,…). Phân tích, khẳng định vai trò của văn hóa của
người Hoa đối với sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội tỉnh Bạc Liêu.
-

Đưa ra định hướng bảo tồn và phát triển văn hóa của cộng đồng người Hoa ở

Bạc Liêu
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở
BẠC LIÊU
Chương 2: VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BẠC LIÊU
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CỦA
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BẠC LIÊU

19



Chƣơng 1:
KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CỘNG ĐỒNG NGƢỜI HOA
Ở BẠC LIÊU

1.1. Về vùng đất Bạc Liêu
1.1.1. Tên gọi, địa lý hành chính
1.1.1.1. Tên gọi
Qua một thời gian dài, tên gọi “Bạc Liêu” đã được nhiều người nghiên cứu và
tìm hiểu. Các nhà nghiên cứu quan tâm cả về ngữ nghĩa lẫn từ nguyên của từ này,
nhưng đến nay cũng chưa được một kết luận nào có chứng minh xác thực. Chung
quanh từ “Bạc Liêu” vẫn còn tồn động nhiều ý kiến và giả thuyết khác nhau.
Tác giả Nguyễn Lộc Tấn phân tích “Bạc Liêu theo tiếng Hoa kiều (Triều Châu)
là Pò léo, có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức là chài lưới, đánh cá, làm biển
[51, Tr.1]. Cư dân Việt Nam và các nước Á Đông thường coi nghề đánh cá là nghề hèn
hạ và tệ bạc. “Pò” trong tiếng Han phát âm sang tiếng Việt thành Bạc và “Léo” phát âm
thành “Liêu”. Từ xa xưa, nghề đánh cá thông thường ở Bạc Liêu là đóng đáy, tức là
đóng cọc giữa sông, ngay theo lằn nước chảy rồi giăng lưới qua các cọc đó trong lúc
nước lớn để khi được ròng cá bị chặn lại nhờ lưới. Vì vậy, tên gọi “Bạc Liêu” được
người địa phương giải thích là “Xóm Trại Đáy”.
Nhà văn Sơn Nam trong quá trình tìm hiểu về vùng đất phương Nam đã ghi lại:
“...tỉnh Bạc Liêu thành hình lấy tên là Bạc Liêu vì ngay chợ của tỉnh lỵ có con rạch Bạc
Liêu (có giả thuyết cho rằng Poanh Liêu, tức là nơi có đạo quân Lào trú đóng ngày
xưa)” [41, Tr. 251]. Vương Hồng Sển một nhà khảo cứu lão thành ở Nam Bộ khi nói về
Bạc Liêu đã dùng những lời rất bình dị như sau: “Truy nguyên, Cơ me gọi Bạc Liêu là
PôLoeu (Pô là cây Lâm vồ; Phật nhập Niết Bàn dưới gốc cây này, nên người Miên rất
trọng vọng và không dám đốn, còn Loeu là trên cao). Pô loeu là chỗ, vùng có cây

20



Bồ Đề (Lâm vồ) cao nhất. Người Triều Châu đọc Po-Léo, âm ra tiếng ta là Bạc Liêu
(Bạc là mỏng, xấu, bạc bẻo) ... Po Loeu cũng viết Pô Loenh” [49, Tr. 63].
Có lẽ từ những thông tin, tư liệu trên mà Đinh Xuân Vịnh trong công trình
nghiên cứu về các địa danh ở Việt Nam đã ghi vắn tắt về xuất xứ của từ Bạc Liêu: “Bạc
Liêu: gốc từ tiếng Khmer là Po Loenh nghĩa là cây đa cao” [66, Tr. 34]. Hiện nay ở Bạc
Liêu có khá nhiều cây đa lâu năm, nhưng tra cứu từ Polloeu trong tiếng Khmer không
có nghĩa là Cây đa cao. Chính vì vậy, gần đây nhất, sách Bạc Liêu thế và lực mới trong
thế kỷ XXI (Công ty cổ phần kinh tế đối ngoại, 2006, Hà Nội) đã viết về tên gọi “Bạc
Liêu” như sau: “Danh xưng Bạc Liêu, đọc theo tiếng Trung giọng Triều Châu là Pô
Léo, có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. Pô
phát âm theo tiếng Hán Việt là Bạc và Léo phát âm là Liêu” [8, Tr.17].
Về thời gian xuất hiện, có người cho rằng tên gọi “Bạc Liêu” chỉ mới có từ ngày
18-12-1882, khi Thống đốc Nam kỳ Le Myre De Villers ký nghị định thành lập hạt
(arrondissement) Bạc Liêu. Điều này thực ra không phải hoàn toàn sai, nhưng cũng
không hoàn toàn chính xác, bởi khi Thống đốc ký nghị định thành lập hạt cũng bao
hàm cả việc ấn định tên gọi cho hạt đó. Tuy nhiên, cái tên Bạc Liêu thực ra đã có từ
trước. Cụ thể là con tên gọi con rạch Bạc Liêu và chợ Bạc Liêu đã có từ trước khi hạt
Bạc Liêu ra đời. Việc sử dụng tên gọi Bạc Liêu đặt cho hát vào năm 1882 chỉ là việc
hợp thức hóa cho một địa danh thường để trở thành tên của một đơn vị hành chánh cấp
hạt, chớ không phải là việc đặt tên mới.
Các ý kiến trên, bề ngoài tưởng rất khác nhau không liên quan với nhau, nhưng
đó đều là những chi tiết, những bộ phận trong một tổng thể thống nhất. Nói cách khác
đó là những danh xưng của từng giai đoạn trong quá trình hình thành và phát triển của
vùng đất Bạc Liêu. Nói tóm lại, mọi người đều có cách hiểu của mình hoặc căn cứ vào
một sự kiện có thật hay suy luận từ những yếu tố có liên quan và từ đó đưa ra những
kết luận khác nhau, những kết luận này lại nằm trong một quá trình diễn tiến của ngữ
nghĩa và ngữ âm càng ngày càng xa nguồn gốc. Vì vậy, muốn xác thực vấn đề này phải
căn cứ vào tài liệu văn bản. Hiện nay chỉ còn lại quyển Images de Cochinchine xuất

21



bản năm 1925 tại Sài Gòn, quyển sách xưa nhất, gần như một quyển địa chí của Nam
Bộ, có đề cập đến nguồn gốc và ý nghĩa của từ Bạc Liêu. Trong phần tỉnh Bạc Liêu
sách nhận định từ Bạc Liêu có nguồn gốc bởi từ Pò Léo của người Triều Châu, có
nghĩa là “Xóm Nghèo”. Nhận định này rất phù hợp với những lời truyền khẩu dân gian
ở Bạc Liêu, vì vậy trong thời gian chưa tìm được tài liệu nào ra đời trước hơn hoặc có
tính thuyết phục hơn thì quyển Images de Cochinchine nên được chọn làm cơ sở khi
nói về nguồn gốc và ý nghĩa của từ Bạc Liêu.
1.1.1.2. Địa lý hành chính
Năm 1680, Mạc Cửu, một di thần nhà Minh (Trung Quốc) đến vùng Mang
Khảm chiêu tập một số lưu dân người Việt, người Hoa cư trú ở Mang Khảm, Phú
Quốc, Gạch Giá, Long Xuyên (Cà Mau), Luống Cày (Lũng Kỳ), Hưng Úc (tức Vũng
Thơm hay Kompongsom), Cần Bột (Campốt) lập ra những thôn xóm đầu tiên trên
vùng đất Bạc. Năm 1708, Mạc Cửu dâng vùng đất Mang Khảm cho chúa Nguyễn Phúc
Chu. Chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên toàn bộ thôn xóm vùng này là trấn Hà Tiên,
phong Mạc Cửu làm tổng binh trấn Hà Tiên, với tước Cửu Ngọc hầu. Mạc Cửu lập
dinh trại đồn trú tại Phương Thành, dân cư ngày càng đông đúc hơn. Năm 1757, chúa
Nguyễn Phúc Khoát thu nhập thêm vùng đất Ba Thắc, lập ra Trấn Giang (Cần Thơ),
Trấn Di (Sóc Trăng, Bạc Liêu).
Ngày 5-1-1867, thực dân Pháp chiếm Nam Kỳ lục tỉnh. Đến ngày 18-12-1882,
Pháp cắt 3 tổng Quảng Long, Quảng Xuyên, Long Thủy của đại lý Cà Mau thuộc địa
hạt Rạch Giá và 2 tổng Thạnh Hòa, Thạnh Hưng của đại lý Châu Thành thuộc địa hạt
Sóc Trăng và thành lập địa hạt Bạc Liêu. Địa hạt Bạc Liêu là địa hạt thứ 21 của Nam
Kỳ, lúc đầu có 2 đại lý là Vĩnh Lợi và Vĩnh Châu. Đây là một sự kiện đánh dấu lần đầu
tiên Bạc Liêu trở thành một đơn vị hành chính độc lập.
Ngày 1-1-1900, tỉnh Bạc Liêu được thành lập trên cơ sở Nghị định ngày 20-121899 của Toàn quyền Đông Dương, đổi tên hạt Bạc Liêu thành tỉnh Bạc Liêu, gồm
phần lớn đất đai thuộc tỉnh Hà Tiên và một phần tỉnh An Giang, gồm 7 tổng Long

22



Thủy, Quảng Xuyên, Quảng Long, Quảng An, Thành Hòa, Thạnh Hưng, Long Thới.
Địa bàn tỉnh Bạc Liêu khi đó bao gồm cả tỉnh Cà Mau hiện nay.
Sau năm 1945, chính quyền kháng chiến của nhà nước VNDCCH đã nhiều lần
thay đổi sắp xếp hành chính của tỉnh Bạc Liêu.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, 10-1954 huyện Vĩnh Châu được đưa về tỉnh Bạc
Liêu, huyện An Biên và huyện Hồng Dân đưa về tỉnh Rạch Giá. Huyện Vĩnh Lợi và thị
xã Bạc Liêu được tái lập. Ban đầu, chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là VNCH
vẫn duy trì tên gọi tỉnh Bạc Liêu như thời Pháp thuộc.
Ngày 8-9-1964, Thủ tướng Chính phủ mới của VNCH ký Sắc lệnh số 254/Nv
quy định kể từ ngày 1-10-1964 tái lập tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở tách các quận Vĩnh Lợi,
Giá Rai, Vĩnh Châu của tỉnh Ba Xuyên và quận Phước Long của tỉnh Chương Thiện.
Riêng quận Kiến Thiện vẫn thuộc tỉnh Chương Thiện cho đến năm 1975. Tỉnh lỵ tỉnh
Bạc Liêu lúc đó có tên là “Vĩnh Lợi”, do lấy theo tên xã Vĩnh Lợi thuộc quận Vĩnh Lợi
là nơi đặt tỉnh lỵ. Tỉnh Bạc Liêu bao gồm 4 quận Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai, Phước
Long cho đến năm 1975.
Sau ngày 30-4-1975, chính quyền quân quản Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
ban đầu vẫn duy trì tỉnh Bạc Liêu như cũ. Đến ngày 20-12-1975, Bộ Chính trị ra Nghị
quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam cho sát với tình hình
thực tế, theo đó tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu được tiến hành hợp nhất vào ngày 01
tháng 01 năm 1976 với tên gọi ban đầu là tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu.
Ngày 10-3-1976, tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu được đổi tên thành tỉnh Minh Hải; thị
xã Bạc Liêu cũng được đổi tên là thị xã Minh Hải. Tỉnh Minh Hải ban đầu gồm thị xã
Minh Hải, thị xã Cà Mau và 7 huyện Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Châu Thành, Thới
Bình, Trần Văn Thời, Ngọc Hiện. Tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải ban đầu đặt tại thị xã Minh
Hải.
Ngày 6-11-1986, kỳ hợp thứ 10, Quốc hội khóa IX, ra Nghị quyết chia và điều
chỉnh địa giới một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Minh Hải thành tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà


23


Mau. Tỉnh Bạc Liêu lúc này có thị xã Bạc Liêu (tỉnh lỵ) và 3 huyện: Giá Rai, Hồng
Dân, Vĩnh Lợi. Tuy vậy, phải đến ngày 1-1-1997, Bạc Liêu mới chính thức được tái lập
với 4 đơn vị hành chính như trong Nghị quyết Quốc hội khóa IX kể trên. Từ khi tái lập
đến nay, tỉnh thì Bạc Liêu tiếp tục có rất nhiều lần chia tách xã, huyện. Hiện nay, tỉnh
Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính, bao gồm thị xã Bạc Liêu và 6 huyện Vĩnh Lợi, Hòa
Bình, Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai, Đông Hải. Thị xã Bạc Liêu là trung tâm văn
hóa - chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh và đã được công nhận là thành phố cấp III trực
thuộc tỉnh vào năm 2010. Ngày 16-4-2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định
số 537/QĐ-TTg công nhận thành phố Bạc Liêu là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bạc
Liêu. Như vậy, thành phố Bạc Liêu cùng các thành phố Long Xuyên, Mỹ Tho, Cà Mau,
Rạch Giá là 5 đô thị loại II của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Bạc Liêu thuộc bán đảo Cà Mau, đồng bằng Sông Cửu Long, vùng đất cực
0





0

Nam của tổ quốc. Tỉnh Bạc Liêu nằm trong tọa độ từ 105 15 00 đến 105 52’30” kinh
0




0

’ ”

độ Đông và từ 9 32 đến 9 38 9 vĩ độ Bắc. Phía bắc tỉnh Bạc Liêu giáp các tỉnh Hậu
Giang và Kiên Giang, phía đông và đông bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, phía tây và tây nam
giáp tỉnh Cà Mau, phía đông và đông nam giáp biển Đông với đường bờ biển dài 56
km. Bạc Liêu cách Tp. HCM 270 km, Tp. Cần Thơ 110 km về phía bắc, cách Tp. Cà
1

Mau 67 km về phía nam .
1.1.2.2. Địa hình
Bạc Liêu nằm trong vùng “đất mới” Tây Nam Bộ, đó là vùng đồng bằng rìa
châu thổ. Vùng đất mới này gồm 3 khu vực chính là khu vực rừng U Minh, rừng sát Cà
Mau và dải đất chạy dọc từ Sóc Trăng qua Bạc Liêu. Từ trong nội địa ra biển có thể
thấy các dạng địa hình sau: dải đất trũng mà bây giờ là những chân ruộng thấp, tiếp đến
là những khu vực hai bên rạch sông… Bạc Liêu là phần đuôi của dải đất này.

1

Lê Bá Thảo (1990), Thiên nhiên Việt Nam, Nxb KHKT, HN

24


Địa hình tương đối bằng phẳng và thấp dần từ đông bắc xuống tây nam, từ phía
biển vào trong nội địa. Dạng địa hình này tạo thuận lợi cho việc tận dụng thủy triều
đưa nước mặn vào ruộng phục vụ nuôi trồng thủy sản, song cũng tạo thành những vùng
trũng cục bộ, nhất là đối với huyện Hồng Dân, Phước Long và Giá Rai.
Bờ biển Bạc Liêu với những bãi bồi rộng, tiến dần ra biển với hàng nghìn ha

rừng phòng hộ. Nơi đây có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng nhiều loại nhuyễn thể có
giá trị kinh tế cao như nghêu, sò,... Thềm lục địa khu vực tỉnh Bạc Liêu có nhiều khả
năng có dầu khí và khí tự nhiên.
1.1.2.3. Khí hậu
Bạc Liêu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa
khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và mùa mưa từ
tháng 5 - 11. Lượng mưa bình quân cả năm của tỉnh đạt khoảng 1689 mm, trong đó
0

mùa mưa chiếm tới 90% trữ lượng nước. Nhiệt độ không khí trung bình năm là 27,3 C,
0

0

cao nhất là 29 C, thấp nhất là 25,2 C. Số giờ nắng trong năm khoảng 2028 giờ, lượng
2

bức xạ bình quân 2410 kcal/cm . Chế độ gió không có biến động lớn trong chu kỳ
năm. Độ ẩm không khí trung bình 80% vào mùa khô và 86% vào mùa mưa.
Bạc Liêu nằm ở vị trí tọa độ thấp nên ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt
đới. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu hiện nay đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến thời
tiết khí hậu ở tỉnh. Số lần bão xuất hiện và quét qua địa bàn tỉnh thường xuyên hơn,
ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế trong tỉnh.
1.1.2.4. Thủy văn
Bạc Liêu có hệ thống sông ngòi, kênh, rạch chằng chịt. Hệ thống sông, rạch
trong tỉnh có thể chia làm hai nhóm: Nhóm 1: Những sông, rạch chảy ra hải lưu phía
nam, gồm: sông Gành Hào (dài 55 km) có các nhánh là rạch Giồng Ké, rạch Lộ, rạch
Nhà Thờ, rạch Cái Keo, rạch Gốc,...; sông Mỹ Thanh (70 km) có các nhánh là rạch Lé,
rạch Bạc Liêu, rạch Trò Nho, rạch Trà Niêu, rạch Trà Teo, trong đó rạch Bạc Liêu dài


25


×