Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.14 KB, 18 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1. DỰ ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1.1. Khái niệm và phân loại các dự án đầu tư
1.1.1.1. Khái niệm dự án :
Dự án là một tổng thể các hoạt động (quyết định và công việc) phụ thuộc
lẫn nhau nhằm tạo ra sản phẩm huặc dịch vụ duy nhất trong khoảng thời gian
xác định với sự ràng buộc về nguồn lực trong bối cảnh ko chắc chắn .
Trên phương diện phát triển , có hai cách hiểu về dự án “ tĩnh “ và động
.Cách hiểu “ tĩnh “ thì dự án là một hình tượng về một tình huống (một trạng
thái) mà ta muốn đạt tới. Theo cách hiểu thứ hai “ động” :
Dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù một nhiệm vụ cần phải được
thực hiện với phương pháp riêng , nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ
nhằm tạo ra một thực thể mới .
Từ đó ta có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của dự án :
- Dự án có mụch đích , kết quả xác định. Tất cả các dự án đều phải có kết
quả xác định rõ . Mỗi dự án đều có tập hợp nhiều nhiệm vụ từ đó có nhiều kết
quả , tập hợp các kết quả sao phải đảm bảo các mục tiêu và từ đó đạt được mục
đích của dự án .
- Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn. Dự án là
một sự sáng tạo . Khi dự án kết thúc thì sau đó là chuyển giao cho bộ phận quản
lý vận hành .
- Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc.
- Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa bộ phận
quản lý chức năng với quản lý dự án. Để thực hiện thành công dự án , các nhà
quản lý dự án cần duy trì thường xuyên mối quan hệ với các bộ phận quản lý
khác.
- Môi trường hoạt động “ va chạm “ , không chắc chắn. Quan hệ của dự án
là quan hệ chia nhau cùng một nguồn lực khan hiếm của tổ chức. Dự án cạnh
tranh lãn nhau và với các hoạt động tổ chức sản xuất khác về vốn , nhân lực ,
thiết bị … Không những thế , môi trường của dự án không phải môi trường hiện
tại mà là môi trường tương lại . Thời gian đầu tư và vận hành kéo dài nên các


dự án đầu tư có độ rủi ro.
1.1.1.2. Phân loại dự án đầu tư :
Phân loại các dự án đầu tư là sắp xếp các dự án đầu tư theo từng nhóm
dựa trên các tiêu thức nhất định. Việc phân loại các dự án là cơ sở khoa học là
tiền để để xác định chu trình thích hợp và nâng cao hiệu quả quản lý dự án. Việc
phân loại dự án thường dựa theo các cách như sau :
 Căn cứ theo nội dung kinh tế:
- Dự án đầu tư vào lực lượng lao động nhằm tăng về lượng và chất , yếu tố quan trọng nhất của quá trình
kinh doanh , đó là sức lao động thông qua việc tuyển mộ, thuê mướn và đào tạo chuyên gia cán bộ quản lý và
công nhân
- Dự án đầu tư vào tài sản lưu động : nhằm đảm bảo sự hoạt động liên tục nhịp nhàng củ quá trình sản
xuất kinh doanh , đó là : tư liệu sản xuất giá trị nhỏ , nguyên vật liệu , tiền tệ phục vụ cho quá trình kinh doanh.
- Đầu tư xây dựng cơ bản : nhằm tạo ra huặc nâng cao mức độ hiện tại tài sản cố định của doanh nghiệp
thông qua việc xây dựng nhà xưởng, các công trình hạ tầng và đầu tư cho thiết bị máy móc, công nghệ, bằng
phát minh, mua bản quyền, bí quyết công nghệ.
 Căn cứ theo mục tiêu đầu tư:
- Đầu tư mới : là hình thức đưa toàn bộ vốn đầu tư xây dựng công trình mới hoàn toàn.
- Đầu tư mở rộng : là hình thức đầu tư nhằm mở rộng công trình cũ đang hoạt động để nâng cao công
suất của công trình cũ hu ặc thêm mặt hàng, tăng thêm khả năng phục vụ cho nhiều loại đối tượng so với nhiệm
vụ ban đầu. Đầu tư này gắn liền với việc mua sắm thiết bị mới, xây dựng các phân xưởng mới hu ặc mở rộng
các phan xưởng chính hiện có, xây dựng thêm các công trình phụ trợ và phục vụ mới.
- Đầu tư cải tạo công trình đang hoạt động : đầu tư này gắn liền với việc trang bị lại và tổ chức lại toàn
bộ hay một bộ phận doanh nghiệp đang hoạt động, được thực hiện một thiết kế duy nhất không bao gồm việc
xây dựng mới hay mở rộng các bộ phận sản xuất chính đang hoạt động hu ặc có thể là xây dựng mới hu ặc mở
rộng các công trình phục vụ hay phụ trợ.
 Căn cứ theo mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư vào đối tượng mà mình bỏ vốn :
- Đầu tư gián tiếp : là đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn không phải là một.
- Đầu tư trực tiếp : là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn là một chủ thể.
 Căn cứ theo thời gian ấn định :
- Dự án ngắn hạn

- Dự án trung hạn
- Dự án dài hạn
 Căn cứ theo phân cấp quản lý :
- Dự án nhóm A
- Dự án nhóm B
- Dự án nhóm C
1.1.2. Dự Án Đầu tư xây dựng :
1.1.2.1. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng :
Trong điều kiện hiện nay đang trong đà phát triển của đất nước, chúng
ta sẽ luôn có những dự án đầu tư và đặc biệt lĩnh vực nhiều phát sinh nhất đó là
các dự án có đầu tư xây dựng.
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ
vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm
mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch
vụ trong một thời hạn nhất định.
Theo quy định của Luật đảm bảo tính xã hội và kinh tế của các dự án thì
cần:
Điều 35
1
. Dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư xây dựng công trình phải
lập dự án để xem xét, đánh giá hiệu quả về kinh tế - xã hội của dự án, trừ các
trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều này. Việc lập dự án đầu tư xây
dựng công trình phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.
2. Dự án đầu tư xây dựng công trình được phân loại theo quy mô, tính
chất và nguồn vốn đầu tư. Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình được
lập phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án.
3. Những công trình xây dựng sau đây chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật:
a) Công trình sử dụng cho mục đích tôn giáo;

b) Công trình xây dựng quy mô nhỏ và các công trình khác do Chính phủ
quy định.
4. Nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật của công trình xây dựng quy định
tại khoản 3 Điều này bao gồm sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình;
1 Luật xây dựng : Chương III về dự án đầu tư xây dựng công trỡnh.
địa điểm xây dựng; quy mô, công suất; cấp công trình; nguồn kinh phí xây dựng
công trình; thời hạn xây dựng; hiệu quả công trình; phòng, chống cháy, nổ; bản
vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình.
5. Khi đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ thì chủ đầu tư xây dựng công trình
không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình và báo cáo kinh tế - kỹ thuật
mà chỉ cần lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, trừ những công trình được quy
định tại điểm d khoản 1 Điều 62 của Luật này.
1.1.2.2. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng :
Dự án xây dựng thông thường gồm phần thuyết minh dự án và bản vẽ thiết kế cơ sở. Đây chính là các
căn cứ để triển khai cho bản vẽ thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công sau này. Tổng mức đầu tư của dự án chính là
giá trị đầu tư xây dựng của dự án.
Không phải bất cứ công trình xây dựng vào cũng phải lập dự án. Các công trình thông thường được
chia thành các loại như nhóm A, nhóm B, nhóm C...và các loại công trình này được phân chia căn cứ vào các
mức giá trị đầu tư của công trình và theo loại công trình.
Nội dung phần thuyết minh dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm :
- Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư, đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm, hình thức đầu tư, địa
điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất...
- Mô tả quy mô, diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình, phương án kỹ thuật, công nghệ
và công suất...
- Các phương án, giải pháp thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư, phân đoạn thực
hiện...
- Đánh giá tác động môi trường , giải pháp phòng chống cháy nổ, các yêu cầu về an ninh, quốc phòng...
- Tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn, phương án hoàn trả vốn, các chỉ tiêu tài
chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án.
1.2. QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1.2.1. Khái niệm quản lý dự án
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự biến đổi cũng như các vấn đề
luôn phát sinh, loại bỏ những phát sinh và các vấn đề là điều không thể nhưng
để phòng ngừa và hạn chế thì các nhà quản lý có thể làm được. Điều đó được
thể hiện qua quy trình quản lý dự án trong xây dựng của mỗi doanh nghiệp.
Xuất phát từ vị thể người điều hành dự án các nhà quản lý cần lường trước
những vấn đề phát sinh có thể xảy ra. Cơ sở nhìn nhận này là nền tảng hình
thành nên ý tưởng trong công tác quản lý dự án.
Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, diều phối thời gian, nguồn lực
và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành
đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã
định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và
điều kiện tốt nhất cho phép.
Mặc dù phương pháp quản lý dự án đòi hỏi sự nỗ lực, tính tập thể và yêu
cầu hợp tác nhưng tác dụng của nó rất lớn. Phương pháp quản lý dự án có
những tác dụng chủ yếu sau đây:
- Liên kết tất cả các hoạt động, các công việc của dự án
- Tạo điều kiện cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó nhóm quản lý dự án
với khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào cho nhóm dự án.
- Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các
thành viên tham gia dự án.
- Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và điều
chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được. Tạo
điều kiện cho việc đàm phán trực tiếp giữa cá bên liên quan để giải quyết những
bất đồng.
- Tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn.
Tuy nhiên phương pháp quản lý dự án cũng có mặt hạn chế của nó.
Những mâu thuẫn do cùng chia nhau một nguồn lực của đơn vị; quyền lực và
trách nhiệm của nhà quản lý dự án trong một số trường hợp không thực hiện đầy
đủ; vấn đề hậu( hay” bệnh”) của dự án là những nhược điểm cần khắc phục đối

với phương pháp quản lý dự án.
1.2.2. Quy trình quản lý dự án :
Quản lý dự án bao gồm ba giai đoạn chủ yếu. Đó là việc lập kế hoạch,
điều phối thực hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chi phí và
thực hiện giám sát các công việc dự án nhằm đạt được những mục tiêu xác định.
Lập kế hoạch. Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc,
dự định nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế
hoạch hành động thống nhất, theo trình tự logic, có thể biểu hiện dưới dạng các
sơ đồ hệ thống hoặc theo các phương pháp lập kế hoạch truyền thống.
Lập kế hoạch- Thiết lập mục tiêu-Dự tính nguồn lực- Xây dựng kế hoạch
Điều phối thực hiện dự án. Đây là quá trình quá trình phân phối nguồn
lực bao gồm tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và
quản lý tiến độ thời gian. Giai đoạn này chi tiết hóa thời gian, lập lịch trình cho
từng công việc và toàn bộ dự án( khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở
đó, bố trí tiền vốn, nhân lực và thiết bị phù hợp.
Giám sát là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình
hình thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất những biện pháp giải quyết những
vướng mắc trong quá trình thực hiện.. Cùng với hoạt động giám sát, công tác
đánh giá dự án giữa kỳ và cuối kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng kết rút kinh
nghiệm, kiến nghị các pha sau của dự án.
Chu trình quản lý dự án
Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án hình thành một chu trình năng
động từ việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đó phản hồi
cho việc tái lập kế hoạch dự án như trình bày hình trên.
* Mục tiêu của quản lý dự án
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án nói chung là hoàn thành các công việc
dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được
Điều phối thực hiện
-Bố trí tiến độ thời gian
- Phân phối nguồn lực

- Phối hợp các hoạt động
-Khuyến khích động
viên
Giám sát
- Đo lường kết quả
- So sánh với mục tiêu
- Báo cáo
- Giải quyết các vấn đề
duyệt và theo tiến độ thời gian cho phép. Về mặt toán học, ba mục tiêu này liên
quan đến chặt chẽ với nhau và có thể biểu hiện dưới dạng công thức sau:
C=f(P,T,S)
Trong đó: C: Chi phí
P: Mức độ hoàn thành công việc( kết quả)
T: Yếu tố thời gian
S: Phạm vi dự án
Phương trình trên cho thấy, chi phí là một hàm của các yếu tố: mức độ
hoàn thành công việc, thời gian thực hiện và phạm vi dự án. Nói chung, chi phí
của dự án tăng lên khi chất lượng hoàn thiện công việc tốt hơn, thời gian kéo dài
thêm và vi phạm dự án được mở rộng. Nếu thời gian thực hiện dự án bị kéo dài,
gặp trường hợp giá nguyên vật liệu tăng lên sẽ phát sinh tăng chi phí, dẫn đến
tình trạng làm việc kém hiệu quả do công nhân mệt mỏi, do chờ đợi và thời gian
máy chết tăng theo…làm phát sinh tăng một số khoản mục chi phí. Thời gian
thực hiện dự án kéo dài, chi phí lãi vay ngân hàng, bộ phận chi phí gián tiếp( chi
phí hoạt động của văn phòng dự án) tăng theo thời gian và nhiều trường hợp
phát sinh tăng thêm khoản tiền phạt do không hoàn thành đúng tiến độ ghi trong
hợp đồng.
Ba yếu tố: thòi gian, chi phí và mức độ hoàn thiện công việc có quan hệ
chặt chẽ với nhau. Tầm quan trọng của từng mục tiêu có thể khác nhau giữa các
dự án, giữa các thời kỳ đối với cùng một dự án, nhưng nói chung, đạt được kết
quả đối với mục tiêu này thường phải “ hi sinh” một hoặc hai mục tiêu kia.

Trong qua trình quản lý dự án thường diễn ra hoạt động đánh đổi mục tiêu.
Đánh đổi mục tiêu dự án là việc hy sinh một mục tiêu nào đó để thực hiện tốt
hơn mục tiêu kia trong điều kiện thời gian và không gian cho phép, nhằm thực
hiện tốt nhất tất cả các mục tiêu dài hạn của quá trình quản lý dự án. Nếu công
việc dự án tiến ra theo đúng kế hoạch thì không cần phải đánh đổi mục tiêu. Tuy
nhiên, kế hoạch thực thi công việc dự án thường có những thay đổi do nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau nên đánh đổi là một kỹ năng

×