Tải bản đầy đủ (.docx) (146 trang)

Quan niệm về giá trị con cái trong các gia đình tại hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại chung cư CT3 cổ nhuế, phường cổ nhuế 1, quận bắc từ liêm, hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.36 KB, 146 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------------

DOÃN THỊ THU TRANG

QUAN NIỆM VỀ GIÁ TRỊ CON CÁI
TRONG CÁC GIA ĐÌNH TẠI HÀ NỘI HIỆN NAY
(Nghiên cứu trƣờng hợp tại chung cƣ CT3 Cổ Nhuế, phƣờng Cổ Nhuế 1

quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------------

DOÃN THỊ THU TRANG

QUAN NIỆM VỀ GIÁ TRỊ CON CÁI
TRONG CÁC GIA ĐÌNH TẠI HÀ NỘI HIỆN NAY
(Nghiên cứu trƣờng hợp tại chung cƣ CT3 Cổ Nhuế, phƣờng Cổ Nhuế 1

quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học
Mã số: 60310301



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đoàn Thị Thanh Huyền

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Doãn Thị Thu Trang – học viên chuyên ngành Xã hội học khóa QH2016-X
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu đạt được trong luận văn là do bản thân
tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.Đoàn Thị Thanh Huyền. Ngoài phần tổng
quan được trích dẫn từ các nguồn tài liệu tham khảo, các số liệu và kết quả thực
nghiệm là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 10 năm 2018

Tác giả

Doãn Thị Thu Trang


LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu các vấn đề gia đình trong bối cảnh xã hội hiện đại và có nhiều
sự thay đổi về văn hóa – kinh tế - xã hội theo nghĩa mang đến một phát hiện mới mẻ
và có ý nghĩa là một thách thức không nhỏ. Có quá nhiều các nghiên cứu, các đề
tài, các hội thảo khoa học đã tiếp cận và phân tích không chỉ trong phạm vi chuyên
ngành xã hội học mà còn được quan tâm trong lĩnh vực khoa học xã hội nói chung.
Tuy nhiên, theo đuổi hướng nghiên cứu về gia đình là mục tiêu tôi đặt ra xuyên suốt
từ quá trình thực hiện khóa luận cho đến khi triển khai đề tài luận văn. Do vậy, tôi
luôn cố gắng suy nghĩ và tìm tòi một chủ để nào đó về gia đình để nghiên cứu và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
GS.TS Hoàng Bá Thịnh – người thầy đầu tiên gợi mở cho tôi hướng nghiên cứu về

giá trị con cái trong gia đình và là người thầy trực tiếp chỉnh sửa tên đề tài nghiên
cứu trong buổi thông qua đề cương luận văn. Từ đó, tôi có động lực nhiều hơn để
theo đuổi vấn đề nghiên cứu này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, có quá nhiều khó khăn và áp lực cả trong
kiến thức lẫn kĩ năng khiến cho tôi rất nhiều lần muốn bỏ cuộc. Sự giúp đỡ sát sao
của giáo viên hướng dẫn là động lực để tôi luôn cố gắng chỉnh sửa để có thể hoàn
thiện luận văn dần dần từng chút một. Cho đến bây giờ, nhìn lại từng quyển luận
văn đã qua sửa chữa cho đến bản cuối cùng nhận được chữ kí đồng ý của giáo viên
hướng dẫn, là cả sự cố gắng nỗ lực trong khả năng của bản thân và là sự quan tâm
sâu sắc của cô. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS.Đoàn Thị Thanh
Huyền, đang công tác tại Học viện Phụ Nữ Việt Nam – cô giáo hướng dẫn trực tiếp
và là người hiểu rõ nhất từng bước nghiên cứu trong đề tài luận văn tôi thực hiện.
Cảm ơn cô dù bận đến mấy cũng luôn dành thời gian đọc kĩ mỗi quyển luận văn tôi
sửa để cho tôi những góp ý, bổ sung, tháo gỡ cho tôi những khó khăn trong việc
triển khai nội dung một cách logic và giúp tôi sửa chữa từng chi tiết nhỏ nhất trong
cách trình bày khoa học. Tôi biết đó là những giá trị quan trọng mà tôi có được
trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bố mẹ, anh chị, những
người thân trong gia đình đã và luôn là chỗ dựa vững chắc nhất cho tôi trong học
tập và cuộc sống.
Hà Nội, tháng 10 năm
2018
Tác giả
Doãn Thị Thu Trang


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................
1.

Lí do lựa chọn đề tài ............................................................................

2.

Tổng quan nghiên cứu .........................................................................

2.1.

Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài .......................................

2.2.

Tình hình nghiên cứu trong nƣớc .....................................

3.

Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn ...................................................

3.1.

Ý nghĩa lý luận ....................................................................

3.2.

Ý nghĩa thực tiễn .................................................................

4.


Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................

4.1.

Mục đích nghiên cứu ..........................................................

4.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................

5.

Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .....................................

5.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................

5.2.

Khách thể nghiên cứu .......................................................

5.3.

Phạm vi nghiên cứu ...........................................................

6.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................


7.

Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................

8.

Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................

8.1.

Phương pháp phân tích tài liệu .........................................

8.2.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ...............................

8.3.

Phương pháp phỏng vấn sâu .............................................

8.4.

Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................

CHƢƠNG 1CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .........................
1.1

Cơ sở lí luận .......................................................................


1.1.1

Các khái niệm công cụ ......................................................

1.1.2

Các lí thuyết tiếp cận ........................................................

1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................


1.2.1. Khái quát về khu đô thị Cổ Nhuế, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà

Nội........................................................................................................................................................... 17
1.2.2.

Khái quát về chung cư CT3 Cổ Nhuế, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ

Liêm, Hà Nội....................................................................................................................................... 18
CHƢƠNG 2THỰC TRẠNG QUAN NIỆM VỀ GIÁ TRỊ CON CÁITRONG
CÁC GIA ĐÌNH TẠI CHUNG CƢ CT3 CỔ NHUẾPHƢỜNG CỔ NHUẾ 1,
QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI HIỆN NAY................................................................... 19
2.1. Quan niệm của các bậc cha mẹ trong việc đánh giá bậc thang nhu cầu về
giá trị con cái hiện nay................................................................................................................... 19
2.1.1. Bậc thang nhu cầu về giá trị con cái nhìn từ góc độ giới tính.......................23
2.1.2.

Bậc thang nhu cầu về giá trị con cái nhìn từ góc độ nghề nghiệp.............25

2.1.3.


Bậc thang nhu cầu về giá trị con cái nhìn từ góc độ nhóm tuổi................28

2.2

Quan niệm về giá trị con cái của các bậc cha mẹ nhìn từ góc độ các đặc

điểm nhân khẩu – xã hội.............................................................................................................. 32
2.2.1. Giá trị tâm lí............................................................................................................................ 33
2.2.2. Giá trị tình cảm...................................................................................................................... 39
2.2.3. Giá trị kinh tế......................................................................................................................... 46
2.2.4. Giá trị hôn nhân.................................................................................................................... 53
2.2.5. Giá trị tự khẳng định.......................................................................................................... 62
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................................................ 71
CHƢƠNG 3: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUAN NIỆMVỀ GIÁ
TRỊ CON CÁI TRONG GIA ĐÌNH TẠI CHUNG CƢ CT3 CỔ NHUẾ
PHƢỜNG CỔ NHUẾ 1, QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI...................................... 73
3.1. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến quan niệm về giá trị con cái............73
3.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quan niệm về giá trị con cái............................... 79
3.2.1. Nhận thức................................................................................................................................ 79
3.2.2. Gia đình.................................................................................................................................... 80
3.2.3. Xã hội......................................................................................................................................... 81
KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 88
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bậc thang nhu cầu về giá trị con cái nhìn từ góc độ giới tính
Bảng 2.2: Bậc thang nhu cầu về giá trị con cái nhìn từ góc độ nghề nghiệp

Bảng 2.3: Bậc thang nhu cầu về giá trị con cái nhìn từ góc độ nhóm tuổi
Bảng 2.4: Bậc thang giá trị tâm lí theo quan niệm của người trả lời
Bảng 2.5: Quan niệm về giá trị tâm lí nhìn từ góc độ giới tính
Bảng 2.6: Quan niệm về giá trị tâm lí quan trọng nhất nhìn từ góc độ giới tính
Bảng 2.7: Quan niệm về giá trị tâm lí quan trọng nhất nhìn từ góc độ nghề nghiệp
Bảng 2.8: Quan niệm về giá trị tâm lí quan trọng nhất nhìn từ góc độ nhóm tuổi
Bảng 2.9: Bậc thang giá trị tình cảm theo quan niệm của người trả lời
Bảng 2.10: Quan niệm về giá trị tình cảm nhìn từ góc độ giới tính
Bảng 2.11: Quan niệm về giá trị tình cảm quan trọng nhất nhìn từ góc độ giới tính
Bảng 2.12: Quan niệm về giá trị tình cảm quan trọng nhất nhìn từ góc độ nghề
nghiệp
Bảng 2.13: Quan niệm về giá trị tình cảm quan trọng nhất nhìn từ góc độ nhóm tuổi
Bảng 2.14: Bậc thang giá trị kinh tế theo quan niệm của người trả lời
Bảng 2.15: Quan niệm về giá trị kinh tế nhìn từ góc độ giới tính
Bảng 2.16: Quan niệm về giá trị kinh tế quan trọng nhất nhìn từ góc độ giới tính
Bảng 2.17: Quan niệm về giá trị kinh tế quan trọng nhất nhìn từ góc độ nghề nghiệp
Bảng 2.18: Quan niệm về giá trị kinh tế quan trọng nhất nhìn từ góc độ nhóm tuổi
Bảng 2.19: Bậc thang giá trị hôn nhân theo quan niệm của người trả lời
Bảng 2.20: Quan niệm về giá trị hôn nhân nhìn từ góc độ giới tính
Bảng 2.21: Quan niệm về giá trị hôn nhân quan trọng nhất nhìn từ góc độ giới tính
Bảng 2.22: Quan niệm về giá trị hôn nhân quan trọng nhất nhìn từ góc độ nghề
nghiệp
Bảng 2.23: Quan niệm về giá trị hôn nhân quan trọng nhất nhìn từ góc độ nhóm tuổi
Bảng 2.24: Bậc thang giá trị tự khẳng định theo quan niệm của người trả lời
Bảng 2.25: Quan niệm về giá trị tự khẳng định nhìn từ góc độ giới tính
Bảng 2.26: Quan niệm về giá trị tự khẳng định quan trọng nhất từ góc độ giới tính


Bảng 2.27: Quan niệm về giá trị tự khẳng định quan trọng nhất từ góc độ nghề
nghiệp

Bảng 2.28: Quan niệm về giá trị tự khẳng định quan trọng nhất từ góc độ nhóm tuổi
Bảng 3.1: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quan niệm về giá trị con cái nhìn
từ góc độ giới tính
Bảng 3.2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quan niệm về giá trị con cái nhìn
từ góc độ nhóm tuổi
Biểu đồ 2.1: Mức độ quan trọng của các nhóm giá trị con cái
Biểu đồ 3.1: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quan niệm về giá trị con cái


MỞ ĐẦU
1.

Lí do lựa chọn đề tài

Dân số thế giới đang già hóa đến mức khó kiểm soát. Các nghiên cứu dự
đoán rằng tốc độ già hóa sẽ gia tăng nhanh chóng trong vòng 40 năm tiếp theo và tỉ
lệ dân số trên 60 tuổi sẽ chiếm 21% vào năm 2050 (United Nations, Department of
Economic and Social Affairs, Population Division, 2013, dẫn theo Kagitcibasi,
2015:383) và nếu tỉ lệ sinh sản cao, xã hội sẽ không trở nên già hóa ngay cả khi số
lượng người già tăng lên (Kagitcibasi, 2015:384). Tuy nhiên bức tranh chung về mô
hình dân số ở các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam đang thể hiện sự
gia tăng tỉ lệ người trên 65 tuổi và số dân trong độ tuổi phụ thuộc tăng dần được
xem là hệ quả của sự suy giảm mức sinh trong thực tế. Điều này càng làm gia tăng
gánh nặng đối với người trong độ tuổi lao động và ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng dân số nói riêng, sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Thực tế cho thấy
rằng, hầu hết trong các gia đình hiện đại kế hoạch sinh sản tối ưu của nhiều cặp vợ
chồng là giảm mức sinh và chú trọng đầu tư cho con cái, dẫn đến tỉ lệ sinh sản thấp,
thậm chí chưa đạt mức sinh thay thế. Điều này còn chưa tính đến xu hướng kết hôn
muộn và không sinh con, sự tiếp diễn thực trạng này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cơ
cấu dân số vàng. Số liệu thống kê về dân số Việt Nam hiện nay cho thấy số người

trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 64 tuổi) cao hơn nhiều so với nhóm dân số dưới
15 tuổi và trên 64 tuổi. Điều này đặt ra bài toán điều chỉnh mức sinh hợp lí và đồng
đều giữa các nhóm xã hội ở các khu vực khác nhau để tạo ra sự cân bằng giữa các
nhóm dân số cả về quy mô lẫn chất lượng. Do vậy, việc nghiên cứu những yếu tố
tác động đến mức sinh có vai trò quan trọng đối với các chiến lược dân số.
Nghiên cứu về giá trị con cái được xem là một trong những công cụ dùng để
giải thích những thay đổi trong hành vi sinh sản đã nhận được nhiều sự quan tâm
của các nhà tâm lí học, kinh tế học, xã hội học, nhân học...Các nghiên cứu đã chỉ ra
những hệ quả của hiện tượng tỉ lệ sinh sản thấp như vấn đề về sự tồn tại và phát
triển của xã hội, mối quan hệ giữa thế hệ già và trẻ, chức năng của hệ thống bảo
hiểm xã hội và đặc biệt lo ngại đến sự gia tăng tỉ lệ người già trong dân số (Mayer,
2010:673). Quan niệm về giá trị con cái là một phần lí giải của những động cơ sinh
sản và qua đó chuyển hóa thành số con mong muốn thực tế của các cặp vợ chồng.

1


Thực tế chỉ ra rằng, xã hội càng hiện đại, những nguồn lực thay thế càng trở nên sẵn
có giúp các cá nhân thỏa mãn các nhu cầu tâm sinh lí của mình. Do vậy, việc sinh ít
con sẽ được tìm kiếm, điều này dẫn đến xu hướng kết hôn muộn hoặc không kết
hôn của các cá nhân là khá phổ biến, nhất là ở các khu đô thị lớn.
Quan niệm về giá trị con cái là sự lượng giá những giá trị mà con cái mang
lại bằng việc thỏa mãn những nhu cầu về tâm lí tình cảm hay những trải nghiệm hôn
nhân của các bậc cha mẹ. Có một giả thuyết đặt ra rằng mức sinh có xu hướng giảm,
ngoài do những yếu tố khách quan như điều kiện xã hội hay sự can thiệp của công
nghệ hiện đại trong việc nạo phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi thì nhận thức chủ
quan của mỗi người về giá trị con cái có sự tác động nào đến động cơ sinh sản của
các cặp vợ chồng hay không? Xã hội đô thị mang đến nhiều cơ hội cho các cá nhân
nhận diện và đánh giá những giá trị con cái ở phạm vi rộng và xa hơn, không đơn
thuần chỉ dừng lại cái nhìn vật chất trước mắt như trong xã hội truyền thống. Họ có

cái nhìn sâu hơn trong việc đánh giá rằng, con cái sẽ giúp họ khám phá được chính
bản thân mình như thế nào và bằng cách nào đó, thông qua con cái để khẳng định
địa vị và uy tín xã hội mang bản sắc của riêng mình. Như vậy, việc quyết định sinh
một con hay nhiều con có trở nên quan trọng bằng việc con cái họ giúp họ thỏa mãn
những nhu cầu tâm lí, tình cảm và thể hiện bản thân ra sao? Do vậy, tác giả cho rằng
nghiên cứu những quan niệm về giá trị con cái là một cách để giải thích những
mong muốn và sự kì vọng của các cá nhân đối với con cái, qua đó lí giải được sự
suy giảm mức sinh trong dân số.Xuất phát từ lí do trên, tác giả lựa chọn đề tài
“Quan niệm về giá trị con cái trong các gia đình tại Hà Nội hiện nay” làm luận văn
thạc sĩ của mình.
2.

Tổng quan nghiên cứu

2.1.Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài
Các nghiên cứu thực nghiệm về giá trị con cái thường tập trung giải quyết
các câu hỏi như: Giá trị của con cái đối với cha mẹ là gì? Chúng có thể được đo
lường như thế nào? Giá trị này có thể thay đổi theo tuổi, giới tính, thứ tự sinh, đặc
điểm của bố mẹ (tuổi của bố mẹ), thu nhập gia đình và một vài khía cạnh khác về
môi trường kinh tế xã hội không? Thậm chí vấn đề giá trị này được xem là phi lợi
nhuận hay lợi nhuận? Liệu có thể ước lượng chi phí và lợi ích phi kinh tế liên quan

2


đến kinh tế như một khía cạnh trong giá trị con cái như thế nào? Và giá trị thực sự
của đứa trẻ chỉ có thể đạt được bởi sự kết hợp thích hợp của hai loại giá trị khác
nhau này.
Quan điểm về giá trị con cái được tiếp cận dưới góc độ tâm lí học, xã hội
học, kinh tế học qua góc nhìn đặc thù của các học giả quốc tế đã mang đến một bức

tranh đa dạng về giá trị con cái. Từ góc độ tâm lí học, Hoffman đã tiến hành đo
lường thực nghiệm về 9 cặp phạm trù về giá trị con cái và quan niệm chúng như sự
thỏa mãn của các bậc cha mẹ về các nhu cầu tâm lí tình cảm mà đứa con mang lại.
Đây được xem là cách tiếp cận giá trị con cái đầu tiên và là tiền đề cho các phát hiện
và nghiên cứu về giá trị con cái sau đó. Theo Hoffman, giá trị con cái được nhìn
nhận ở góc độ thỏa mãn những nhu cầu tâm lí và thể hiện bản sắc cá nhân chiếm vị
trí nổi bật hơn so với những giá trị thuộc về vật chất kinh tế. Vấn đề đặt ra là, hiện
nay có nhiều nguồn lực thay thế nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm lí cá nhân, liệu chăng
giá trị tâm lí của con cái có thể suy giảm, thay vào đó là sự gia tăng một vài giá trị
khác liên quan đến việc con cái giúp bố mẹ đạt được những thành tựu gì và khẳng
định được những gì thông qua chính đứa con của mình? Các nghiên cứu của
Kagitcibasi lại tập trung lập luận cho quan điểm rằng: trong khi giá trị kinh tế suy
giảm cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các giá trị tâm lí không thay đổi thậm chí
tăng (Kagitcibasi, 1982). Việc đề cao các giá trị tinh thần mà đứa con mang lại được
xem là quan điểm chủ đạo của các nghiên cứu tâm lí học. Xét về khía cạnh xã hội
trong giá trị con cái, Nauck (2014) đưa ra thuật ngữ “Status symbol” tức là xem xét
con cái như một vật sở hữu thể hiện được địa vị và uy tín của cha mẹ trong xã hội
nhằm tạo ra sự công nhận xã hội (Klaus, 2007:531; Nauck, 2014:1804), trong khi
tác giả khác lại so sánh trẻ em như “đồ gia dụng lâu bền - consumer durables”
(Becker, 1960) hay “tài sản xã hội vô giá – invaluable social assets” (Population
Council, 1997), tức là tính đến mạng lưới chi phí và lợi ích của việc có con. Như
vậy, quan niệm về giá trị con cái được nhìn nhận ở những góc độ khác nhau và chủ
yếu nhấn mạnh đến khía cạnh tâm lí, xã hội và kinh tế. Một mặt con cái giúp cha mẹ
thỏa mãn những nhu cầu tâm lí, tình cảm và tạo ra nguồn lợi nhuận vật chất, mặt
khác con cái giúp cha mẹ khẳng định bản thân. Đây được xem là bậc thang nhu cầu
mà cha mẹ hơn hết là những người mong muốn được đáp ứng từ phía con cái.

3



Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng
nhất định đến nhận thức của các bậc cha mẹ về giá trị con cái. Do vậy, quan niệm về
giá trị con cái là khác nhau ở các nước có trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Cụ
thể, tại Mỹ hay Đức và các quốc gia phát triển thì giá trị vật chất của con cái bao
gồm cả giá trị bảo hiểm tuổi già chiếm vị trí tối thiểu, trái lại ở Thổ Nhĩ Kỳ và một
vài nước kém phát triển như In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan, nó lại chiếm tỉ lệ
cao. Thậm chí giữa các khu vực trong một quốc gia cũng phản ánh một khuôn mẫu
chung rằng sự phát triển kinh tế chi phối định hướng của cha mẹ về giá trị con cái.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ khi mà mức độ phát triển kinh tế của vùng cư trú tăng thì sự nổi bật
của giá trị bảo hiểm tuổi già giảm (100% ở vùng nông thôn kém phát triển; 73% ở
những thị trấn nhỏ phát triển vừa vừa, 61% ở những thành phố phát triển hơn và
40% ở những trung tâm thủ đô) (dẫn theo Kagitcibasi & Ataca, 2015:376-377). Giả
thuyết chính của các nghiên cứu đó là giá trị vật chất có mối quan hệ cao hơn với
hành vi sinh sản bởi vì những nhu cầu kinh tế được đáp ứng đầy đủ nhất bằng cách
có nhiều con nhất có thể, trong khi giá trị tình cảm có mối liên hệ yếu hơn với hành
vi sinh sản bởi vì những nhu cầu tình cảm có thể được thỏa mãn bởi một hoặc hai
đứa con cũng như (hoặc thậm chí có thể tốt hơn) bởi nhiều con.
Nghiên cứu khác đề cập đến mối quan hệ giữa quan niệm về giá trị con cái
và dự định về số con mong muốn của nhóm thanh niên ở 12 nền văn hóa khác
nhau(Mayer & Trommsdorff, 2010). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng giá trị tâm lí –
tình cảm có mối quan hệ tích cực với số con mà thanh niên muốn có, trái lại giá trị
kinh tế vật chất không liên quan đến dự định có con của thanh niên (Mayer &
Trommsdorff, 2010:671-672). Thanh niên là nhóm các bậc cha mẹ tiềm năng. Kết
quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Israel có tỉ lệ thanh niên có kế hoạch có nhiều hơn
hai con cao nhất, theo sau là Pháp, Nam Phi và Mỹ với khoảng 50%. Khoảng 30%
thanh niên Nhật Bản và 20% thanh niên In-đô-nê-xi-a và Ba Lan có kế hoạch có
nhiều hơn 2 con. Ấn Độ và Đức tỉ lệ này khoảng 15%, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ khoảng
10%, Trung Quốc chỉ có ít hơn 1% thanh niên muốn có nhiều hơn 2 con (Mayer &
Trommsdorff, 2010:680). Như vậy, việc nghiên cứu quan niệm về giá trị con cái
không chỉ có ý nghĩa đối với các bậc cha mẹ thực tế mà còn có ý nghĩa đối với các

bậc cha mẹ tiềm năng, và điều này là cơ sở để dự đoán dân số trong tương lai.

4


Như vậy, cách tiếp cận về giá trị con cái trong các công trình nghiên cứu của
nước ngoài có sự đa dạng hơn và sâu sắc hơn bởi có sự so sánh, đánh giá giữa các
nghiên cứu thực nghiệm tại các thời điểm, các quốc gia có sự phát triển khác nhau.
Các nghiên cứu cũng tập trung vào giá trị tinh thần mà con cái mang lại cho cha mẹ
nhiều hơn, tuy nhiên họ có sự bổ sung thêm góc nhìn về quan điểm, con cái như
một vật sở hữu có giá trị hơn trong việc mang lại uy tín, địa vị, bản sắc và các mạng
lưới quan hệ xã hội. Đây được xem là một vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa trong xã
hội hiện đại bên cạnh việc nghiên cứu những giá trị truyền thống của con cái.
2.2.

Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Các chủ đề nghiên cứu về những khía cạnh liên quan đến giá trị con cái chủ
yếu hướng đến mục đích lí giải sự gia tăng hay suy giảm mức sinh trong dân số và
thường được tập trung trong bối cảnh gia đình ở xã hội nông thôn truyền thống.
Theo đó, giá trị con cái được hiểu rõ hơn ở sự nhìn nhận của các bậc cha mẹ về giá
trị sức lao động mà con cái đóng góp trực tiếp cho nguồn kinh tế gia đình và sự đề
cao giá trị của đứa con trai như là những kết quả tròn đầy của cuộc sống hôn nhân.
Thứ nhất, xu hướng đánh giá con cái quan trọng ở khả năng lao động và tạo
thu nhập cho nguồn sinh kế của gia đình là tư tưởng chủ đạo trong các gia đình ở xã
hội nông thôn truyền thống. Kinh tế nông nghiệp được coi như nguồn sống trực tiếp
và thiết thực đảm bảo cho sự sống còn của các thành viên trong gia đình trong bối
cảnh kế sinh nhai gắn với từng tấc đất, tấc vàng. Thực tại nghèo đói khiến cho các
bậc cha mẹ chỉ nhìn thấy khả năng con cái tạo ra hiệu quả sản xuất để gia tăng thu
nhập cho kinh tế gia đình. Càng đông con, nguồn thu nhập cho gia đình càng lớn,

sinh kế của gia đình càng được đảm bảo và càng nhận được nhiều sự hậu thuẫn từ
nguồn nhân công trực tiếp trong gia đình. Do đó, con cái ngoài những giá trị tình
cảm còn có ý nghĩa nhất định về kinh tế (Đoàn Kim Thắng, 1989:47), đặc biệt đối
với các gia đình nghèo “cách để kiếm sống, tăng thu nhập là đưa càng nhiều người
tham gia vào lao động càng tốt (Lê Thị Quý, 2003:40). Tư tưởng nhiều con hơn
nhiều của thể hiện rõ cách nhìn nhận con cái đơn thuần ở những đóng góp vật chất
được xem là quan niệm chủ đạo của các bậc cha mẹ về giá trị con cái tại thời điểm
ấy. Kết quả là, mức sinh tăng cao cùng với sự gia tăng giá trị kinh tế của con cái.
Tuy nhiên, khi chủ trương khoán hộ xuất hiện cùng với sự giới hạn của đất đai canh

5


tác, việc sinh nhiều con không còn có ý nghĩa quan trọng trong việc gia tăng mức
thu nhập cho gia đình (Lê Thi, 1996:4). Như vậy việc nhìn nhận giá trị con cái như
một nguồn tài sản kinh tế không còn mạnh mẽ như trước kia nữa, thay vào đó con
cái sẽ được “tự do tách khỏi gia đình nhằm phục vụ tốt hơn hệ thống làm công trong
công nghiệp đòi hỏi mọi người phải linh hoạt” chứ không nhất thiết phải theo đuổi
công việc của gia đình (Phan Ngọc Hà, 2014:174). Tóm lại, các nghiên cứu quan
tâm đến giá trị con cái trong các gia đình nông thôn truyền thống đều tập trung vào
giá trị sức lao động mà con cái mang lại. Khuôn mẫu giá trị này thực chất vẫn là
một trong những giá trị cốt lõi trong các gia đình ở xã hội hiện đại, tuy nhiên có sự
cụ thể hóa hơn thành mức độ đóng góp thu nhập cho gia đình và được nhìn nhận
bên cạnh những tính toán về chi phí cơ hội liên quan đến việc làm, thu nhập, đặc
biệt là sự phát triển của người mẹ. Theo đó giá trị kinh tế mà con cái mang lại có thể
cản trở các cơ hội phát triển và thăng tiến nghề nghiệp. Kết quả cuộc khảo sát do
PwC tiến hành nghiên cứu hơn 3.600 người phụ nữ đang làm việc ở độ tuổi từ 2840 về những trải nghiệm và nguyện vọng phát triển nghề nghiệp của họ, cho thấy:
42% phụ nữ lo lắng về tác động của việc lập gia đình lên sự nghiệp và 48% các bà
mẹ mới sinh con cảm thấy mình bị khước từ các cơ hội thăng chức hay tham gia các
dự án đặc biệt khi đi làm trở lại (Thảo Lê, 2018:50). Như vậy, giá trị kinh tế mà con

cái mang lại không chỉ là những đóng góp kinh tế trực tiếp cho gia đình mà còn là
những giá trị phi kinh tế liên quan đến kinh tế, cụ thể là giá trị cơ hội để phát triển
kinh tế của bố mẹ. Nếu như giá trị về cơ hội này tăng lên – tức là việc tìm kiếm cơ
hội là không dễ dàng – thì giá trị kinh tế của con cái sẽ tăng lên. Đây có thể được
xem là một vấn đề nghiên cứu mới khi xem xét, đánh giá quan niệm về giá trị kinh
tế mà con cái mang lại, nhất là trong bối cảnh xã hội đô thị, tuy nhiên lại chưa được
nghiên cứu một cách kĩ lưỡng tại Việt Nam.
Thứ hai, quan niệm về giá trị con cái phân định rõ sự khác biệt giữa giá trị
con trai và giá trị con gái. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sở thích thiên lệch về giới
tính theo hướng ưa thích con trai có ảnh hưởng đáng kể đến sự gia tăng mức sinh và
thu hẹp khoảng cách sinh con của các cặp vợ chồng (Mai Huy Bích, 1991 &
Nguyễn Đức Vinh, 1998). Việc sinh được con trai được coi như một thước đo sự
thành công về địa vị của cha mẹ và đặc biệt đề cao giá trị của người phụ nữ bởi

6


“Khi lấy chồng nghĩa là người phụ nữ đã có giá trị theo sự lượng giá của xã hội, địa
vị và vai trò của họ tùy thuộc vào vai trò sinh sản mà họ đảm nhận ra sao (Hoàng Bá
Thịnh, 2008). Rõ ràng, ý nghĩa của đứa con trong việc khẳng định bản sắc cá nhân
và địa vị trưởng thành đã được đề cập đến ở góc độ lí luận “Đối với người chồng,
hôn nhân đánh dấu sự gia nhập địa vị người lớn nhưng chưa hoàn toàn trọn vẹn, chỉ
khi sinh con trai anh ta mới hoàn thành nghĩa vụ, địa vị anh ta mới trở nên trọn vẹn.
Còn với người vợ, khi sinh con trai, họ đã tiến một bước dài từ địa vị “người ngoài”
hòa nhập hoàn toàn với gia đình, được an toàn trong gia đình chồng vì đã tạo ra
được phương tiện tiếp nối gia đình” (Mai Huy Bích, 1991:50). Xuất phát từ những
quan niệm và nhận thức đó mà từ xa xưa con trai vẫn được gán những giá trị đặc
biệt hơn con gái và sự phân hóa này diễn ra ngay từ khi đứa con của họ chưa được
sinh ra. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mức sinh tăng cao, ngoài động cơ sinh sản là
mong muốn con cái vừa là nguồn bổ sung nhân lực lao động cho gia đình, nguồn

đảm bảo an sinh cho cha mẹ lúc tuổi già, đồng thời con cái cũng là của để dành, là
nguồn tài sản có giá trị nhất được để lại thế gian với niềm hi vọng chúng sẽ tạo ra sự
bất tử cho cha mẹ (Nguyễn Hồng Mai, 2013:26), thì một động cơ sinh sản vô cùng
mạnh mẽ chi phối hành vi nhân khẩu học của các cặp vợ chồng, đó là nhất định phải
sinh được con trai “Càng nhiều con trai càng có phúc, chỉ có con trai mới có thể nối
dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên và lưu truyền tôn thống” (Mai Huy Bích, 1991:48).
Một cách tiếp cận khác liên quan đến giá trị con cái mà các tác giả có đề cập
đến, đó là tác động của đứa con đến cảm thức của những ông bố bà mẹ mới về bản
thân. Như vậy, ngoài giá trị kinh tế mà con cái mang lại, ngoài việc nhìn nhận vai
trò của đứa con trai như nguồn giá trị duy trì dòng dõi thì con cái còn có những ý
nghĩa đặc biệt hơn trong việc khẳng định những bản sắc quan trọng của việc làm
cha mẹ và sự thay đổi trong cảm thức về bản thân của người cha người mẹ “Khi trở
thành cha mẹ, độ lớn của khúc cắt dành cho vai trò làm cha làm mẹ tăng lên rõ rệt
cho tới khi nó chiếm tới gần 1/3 cái tôi của người làm mẹ được 18 tháng. Còn với
nam giới, mặc dù khúc cắt làm cha cũng tăng nhưng cảm thức của họ về bản thân
với tư cách người cha chỉ bằng 1/3 khúc cắt làm mẹ của vợ họ. Song cả với nam lẫn
nữ, khúc cắt là chồng là vợ trong bản sắc cá nhân của họ đều bị thu hẹp lại trong khi

7


khúc cắt làm cha, làm mẹ tăng lên (Mai Huy Bích, 2011:89). Như vậy, con cái có
giá trị nhất định trong quá trình hình thành những cảm thức mới về bản thân với tư
cách là cha mẹ. Tuy nhiên, vấn đề này mới chỉ được nghiên cứu ở phương diện lí
luận chứ chưa được triển khai cụ thể với các nghiên cứu thực nghiệm.
Như vậy, các nghiên cứu tại Việt Nam trong khuôn khổ các tài liệu được tổng
thuật chủ yếu xem xét giá trị con cái trong bối cảnh của xã hội nông thôn như là cơ
sở giải thích cho hiện tượng tỉ lệ sinh sản cao. Việc đề cao giá trị kinh tế của đứa
con, xem trọng giá trị của đứa con trai là những giá trị phổ biến trong các xã hội
nông thôn truyền thống. Thật sự, còn thiếu vắng những công trình nghiên cứu về giá

trị con cái trong xã hội hiện đại, đặc biệt trong bối cảnh xã hội đô thị khi mà không
đơn thuần chỉ là những giá trị vật chất, tinh thần mà con cái có thể thỏa mãn những
nhu cầu của cha mẹ, mà quan trọng hơn là cha mẹ có thể tự khẳng định mình, tự
nâng cao giá trị của mình, tự xây dựng bản sắc cá nhân và khẳng định địa vị trưởng
thành của mình thông qua việc có con như thế nào? Đây có thể được xem như “tính
hiện đại” và là “cái mới” trong giá trị con cái được tiếp cận như một hướng nghiên
cứu chính của đề tài.
Tóm lại, qua việc tổng thuật các nghiên cứu trong nước và quốc tế, tác giả đã
có cái nhìn tổng thể về các nghiên cứu liên quan đến giá trị con cái, rút ra được
những biến số để đo lường các quan niệm về giá trị con cái qua việc kế thừa và kết
hợp các luận điểm đã được chứng minh. Hầu hết các nghiên cứu đều đặt trong bối
cảnh không gian rộng lớn với mục đích lí giải những thay đổi trong hành vi sinh
sản. Xét trong các nghiên cứu ở Việt Nam, giá trị con cái là đề tài được khai thác
nhiều hơn ở các gia đình trong xã hội nông thôn truyền thống và ít đề cập đến
những thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá con cái ở các gia đình hiện đại. Với
các nghiên cứu nước ngoài, việc so sánh những quan niệm về giá trị con cái giữa
các khu vực trong một quốc gia hay giữa các quốc gia khác nhau giúp cho các kết
quả nghiên cứu trở nên đáng tin cậy hơn và cho thấy sự đa dạng trong các quan
niệm về giá trị con cái. Tác giả nhận thấy rằng sẽ hay hơn nếu đặt sự đa dạng của
các quan niệm ấy vào một bối cảnh xã hội đô thị cụ thể để mô tả rõ hơn quan niệm
của các bậc cha mẹ hiện đại về những giá trị liên quan đến con cái và những yếu tố
có khả năng chi phối đến việc hình thành các quan niệm đó của họ. Giá trị kinh tế

8


có đơn thuần chỉ là những đóng góp vật chất hay nó còn liên quan đến những giá trị
phi kinh tế khác từ góc nhìn của các bậc cha mẹ trong xã hội đô thị? Cha mẹ có thể
tự khẳng định được những giá trị nào của bản thân thông qua con cái? Giá trị của
con cái có thể suy giảm hay không khi sự xuất hiện của các nguồn lực thay thế ngày

càng nhiều? Và khía cạnh nào sẽ có ý nghĩa quan trọng trong quan niệm của các bậc
cha mẹ về giá trị con cái. Việc trả lời những câu hỏi này được kì vọng sẽ phần nào lí
giải được sự suy giảm mức sinh trong dân số.
3.
3.1.

Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn

Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu sử dụng các cách tiếp cận về giá trị con cái nhằm đưa ra các cơ

sở lí thuyết cho việc hình thành các nhóm giá trị liên quan đến con cái theo một
khuôn mẫu riêng,đồng thời lí giải sự khác biệt giới tính trong quan niệm về giá trị
con cái chủ yếu dựa trên cách tiếp cận lí thuyết của Parson về vai trò giới. Qua
nghiên cứu trường hợp một địa bàn tại Hà Nội, đề tài cung cấp một bức tranh nhận
thức về giá trị con cái trong các gia đình đô thịnhằm đóng góp những lí giải cho
việc suy giảm mức sinh trong dân số.
3.2.

Ý nghĩa thực tiễn
Qua việc sử dụng những thông tin định tính và định lượng của cuộc khảo sát

tại một địa bàn ở Hà Nội, đề tài mô tả bức tranh chung về quan niệm giá trị con cái
trong các gia đình tại đô thị hiện nay đồng thời đưa ra những đánh giá khái quát
mang tính chất so sánh khi phản ánh các góc nhìn về giá trị con cái từ góc độ giới
tính, nghề nghiệp và nhóm tuổi của người trả lời.Từ đó, kết quả nghiên cứu có đóng
góp thực tiễn trong việc gợi mở các hướng nghiên cứu liên quan đến giá trị con cái
trong gia đình, giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia dân số giải
quyết tốt hơn bài toán về sự gia tăng tỉ lệ già hóa dân số trong tương lai khi mức
sinh dân số đang có xu hướng giảm.

4.
4.1.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ thực trạng quan niệm về giá trị con cái trong các gia đình

tại Hà Nội hiện nay từ góc độ các đặc điểm nhân khẩu – xã hội của các bậc cha

9


mẹ(giới tính, nghề nghiệp và nhóm tuổi). Qua đó, đề tài hướng đến việc chỉ ra các
yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm về giá trị con cái trong gia đình đô thị hiện nay.
4.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

-

Hệ thống hóa các khái niệm, lí thuyết sử dụng trong nghiên cứu.

Mô tả bậc thang giá trị của các nhóm giá trị con cái và các yếu tố
được cụ
thể hóa tương ứng với từng nhóm giá trị.
-

Phân tích quan niệm về giá trị con cái nhìn từ góc độ giới tính, nghề


nghiệp, nhóm tuổi.
-

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm về giá trị con cái trong các

gia đình hiện nay.
5.
5.1.

Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Quan niệm vềgiá trị con cái trong các gia đình tại Hà Nội hiện nay.
5.2.

Khách thể nghiên cứu:
Cư dânlà các bậc cha mẹ đang sinh sống tại chung cư CT3 Cổ Nhuế, phường

Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
5.3.

Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: Tập trung tìm hiểu mức độ quan trọng của 5 nhóm giá

trị: giá trị tâm lý; giá trị tình cảm; giá trị kinh tế; giá trị hôn nhân; giá trị tự khẳng
định trong quan niệm của các bậc cha mẹ về giá trị con cái.
Phạm vi không gian: Chung cư CT3 Cổ Nhuế, phường Cổ Nhuế 1, quận
Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Sở dĩ tác giả lựa chọn khu chung cư này làm địa điểm nghiên
cứu do đây là khu vực tập trung đông dân cư nhất trong tổ hợp các khu chung cư tại

khu đô thị Cổ Nhuế, Hà Nội. Qua quá trình quan sát thực tế kết hợp với số liệu
thống kê về cư dân thu thập được, tác giả nhận thấy, đặc điểm nhân khẩu xã hội của
người dân khá đa dạng, đặc biệt đều có các nhóm nghề nghiệp đặc thù với trình độ
học vấn phần lớn ở mức cao. Điều này tạo thuận lợi trong việc khai thác sâu các
quan niệm về giá trị con cái.
Phạm vi thời gian: Từ tháng 5/2017 đến tháng 8/2018.

10


6.

Câu hỏi nghiên cứu

6.1. Quan niệm về giá trị con cái trong các gia đình hiện nay biểu hiện cụ thể như
thế nào?
6.2. Quan niệm về giá trị con cái trong các gia đình nhìn từ góc độ giới tính, nghề
nghiệp,nhóm tuổi của người trả lời được thể hiện như thế nào?
6.3. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quan niệm về giá trị con cáitrong các gia đình
hiện nay?
7.

Giả thuyết nghiên cứu

7.1. Quan niệm về giá trị con cái trong các gia đình hiện naythể hiện rõ hơn ở các
nhóm giá trị liên quan đến đến nhu cầu cá nhân (hôn nhân, tình cảm, tâm lí và tự
khẳng định), trong khi đó các giá trị về kinh tế hầu như không có nhiều ý nghĩa.
7.2. Sự khác biệt về giới tính, nghề nghiệp và nhóm tuổi của người trả lời tạo nên
những quan niệm khác nhau về giá trị con cái trong các gia đình. Giá trị tự khẳng
định thể hiện rõ sự khác biệt nhất.

7.3. Các yếu tố khách quan (gia đình, xã hội, nhóm bạn bè, đồng nghiệp…) và yếu
tố chủ quan (nhận thức, sự trải nghiệm) có sựảnh hưởng khác nhau đến quan niệm
về giá trị con cái trong các gia đìnhhiện nay.
8.
8.1.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích tài liệu

Thu thập và xử lí các tài liệu, số liệu và kết quả sẵn có ở các nghiên cứu
trước về gia đình, con cái và ý nghĩa của con cái trong gia đình, sự biến đổi của các
quá trình nhân khẩu học diễn ra trong gia đình cũng như những thay đổi về hành vi
sinh sản và số con mong muốn của các cặp vợ chồng. Đặc biệt cách tiếp cận về giá
trị con cái là tiền đề lí luận quan trọng trong việc xây dựng các giả thuyết nghiên
cứu. Việc phân tích tài liệu để so sánh kết quả nghiên cứu của luận văn với những
kết quả nghiên cứu đã có nhằm khẳng định tính đúng đắn của những luận điểm
được đưa ra trong đề tài.
8.2.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp này được tiến hành khảo sát với 150 bảng hỏi vào tháng
7/2018. Mẫu của nghiên cứu là các bậc cha mẹ đang sinh sống tại chung cư CT3 Cổ
Nhuế, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

11


Bảng hỏi được thiết kế với các câu hỏi đóng – mở gồm 2 phần: (1) Các câu

hỏi liên quan đến đặc điểm nhân khẩu - xã hội của người trả lời; và (2) Các câu hỏi
liên quan đến mức độ biểu hiện về tầm quan trọng của các nhóm giá trị con cái và
các yếu tố giá trị tương đương với mỗi nhóm; mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến
quan niệm về giá trị con cái.
8.3.

Phương pháp phỏng vấn sâu
Số lượng phỏng vấn là 8 người (5 phụ nữ và 3 nam giới). Với mục đích có

được thông tin định tính phong phú và đa dạng, đối tượng nghiên cứu được lựa chọn
có chủ định thuộc các thành phần khác nhau về đặc điểm nhân khẩu – xã hội. Các
thông tin thu thập liên quan đến quan niệm về giá trị con cái, khai thác sâu hơn
những đánh giá của riêng họ về giá trị con cái, những mong muốn, cảm nghĩ về việc
có con, những yếu tố có sức chi phối đến quan niệm của họ về giá trị con cái.
8.4.

Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Cơ cấu mẫu khảo sát

Giới tính

Nhóm tuổi

Nghề nghiệp

12


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Các khái niệm công cụ
1.1.1.1 Khái niệm “quan niệm”
Theo từ điển Tiếng việt: “Quan niệm” là việc hiểu, nhận thức như thế nào đó
về một vấn đề hay chính là sự nhận thức như thế nào đó về một vấn đề, một sự kiện.
1.1.1.2 Khái niệm “giá trị”
Thuật ngữ “giá trị” có thể quy chiếu vào những mối quan tâm, những thích
thú, những cái ưa thích, những sở thích, những bổn phận, những trách nhiệm tinh
thần, những ước muốn, những đòi hỏi, những nhu cầu, những ác cảm, những lôi
cuốn và nhiều hình thái khác nữa của định hướng lựa chọn (Pepper, 1958, dẫn theo
Nguyễn Đức Truyền, 1991:1). Nói cách khác, giá trị có mặt trong thế giới rộng lớn
và đa dạng của hành vi lựa chọn. Theo nghĩa hẹp, giá trị được coi là những quan
niệm về cái đáng mong muốn ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn. Định nghĩa này có sự
phân biệt giữa cái được mong muốn và cái đáng mong muốn, theo đó cách nhìn giá
trị đã được xã hội hóa cao. Trong cách nhìn rộng hơn thì bất cứ cái gì tốt hay xấu
đều là giá trị hay giá trị là điều quan tâm của một chủ thể là con người (Perry, 1954,
dẫn theo Nguyễn Đức Truyền, 1991:1). Dường như mọi giá trị đều chứa đựng một
số yếu tố nhận thức, chúng có tính chất lựa chọn hay hướng dẫn và chúng bao gồm
một số yếu tố tình cảm. Các giá trị được sử dụng như là những tiêu chuẩn cho sự
lựa chọn khi hành động. Khi đã được nhận thức một cách công khai và đầy đủ nhất,
các giá trị trở thành những tiêu chuẩn cho sự phán xét, sự ưa thích và sự lựa chọn.
Như vậy, xét theo khía cạnh này, khái niệm giá trị được quy theo hai nghĩa: một là
sự đánh giá riêng biệt, tức là đối tượng được đánh giá, định giá như thế nào chứ
không phải là những chuẩn mực nào đã được sử dụng để đánh giá; hai là được quy
chiếu vào những tiêu chuẩn hay chuẩn mực có liên quan đến những đánh giá đã
được đưa ra. Trong phạm vi của đề tài, tác giả sử dụng cách tiếp cận thứ nhất để
khảo sát quan niệm của các bậc cha mẹ về giá trị con cái.

13



1.1.1.3Khái niệm “Giá trị con cái”
Thực tế, khái niệm “giá trị con cái” xuất hiện từ thập kỉ 70 của thế kỉ XIX
như một cách tiếp cận tâm lí học, được nghiên cứu và vận dụng nhằm tìm hiểu về
các quá trình nhân khẩu học diễn ra trong gia đình (dẫn theo Ngô Thị Tuấn Dung,
2012:5).
Khái niệm “giá trị con cái” xuất hiện lần đầu trong công trình của tác giả
Hoffman và Hoffman (1973) và được vận dụng để đo lường thực nghiệm các quyết
định và hành vi sinh sản, trong đó có tính đến tác động của các yếu tố văn hóa xã
hội khác nhau đến các quyết định và hành vi sinh sản của các cặp vợ chồng.
Hoffman định nghĩa:“Giá trị con cái liên quan đến những chức năng mà con cái có
thể đảm nhiệm hoặc những nhu cầu mà con cái có thể đáp ứng cho cha mẹ ở gia
đình”.
Phạm vi mà đứa trẻ được nhìn nhận như là một sự hài lòng ở bất kì nhu cầu
cá biệt nào, theo một giá trị chung nào đó, phụ thuộc vào: độ mạnh của nhu cầu,
phạm vi mà đứa trẻ được xem như là một nguồn lực tiềm năng cho việc đáp ứng
những nhu cầu về sự hài lòng và sự sẵn có của những nguồn lực thay thế trong việc
đáp ứng những nhu cầu này. Đứa trẻ được xem như là đã thỏa mãn hoặc trên thực tế
hoặc tiềm ẩn những nhu cầu của bố mẹ chúng và bằng cách đó cha mẹ có thể định
giá được giá trị mà đứa con mang lại cho họ.
Như vậy, giá trị con cái được biểu hiện là sự thỏa mãn những nhu cầu cá biệt
của các bậc cha mẹ mà trên thực tế đứa trẻ có thể đáp ứng cho họ hoặc là trực tiếp
hoặc là tiềm năng. Việc đạt được sự thỏa mãn cao nhất của một giá trị nào đó tương
đương là giá trị quan trọng nhất.
1.1.2 Các lí thuyết tiếp cận
1.1.2.1. Cách tiếp cận về giá trị con cái
Khái niệm “giá trị con cái” xuất hiện lần đầu trong các nghiên cứu của
Fawcett (1972, 1973) nhưng nhãn quan lí thuyết chính được phát triển bởi Hoffman
and Hoffman (1973) qua các công trình nghiên cứu xuyên quốc gia nhằm tìm kiếm
các lí giải cho hiện tượng tỉ lệ sinh sản cao ở nhiều nước đang phát triển trong bối

cảnh giảm tỉ lệ sinh sản ở các xã hội phương Tây giàu có (Nauck, 2014:1794). Theo
Hoffman, giá trị con cái được thể hiện như một tầm quan trọng đặc biệt ở các nền
văn hóa đa dạng (Hoffman&Hoffman, 1973). Hoffman đã đưa ra 9 giá trị khi

14


nghiên cứu về giá trị con cái gồm: Tình cảm và mối quan hệ; Sự phấn khích và niềm
vui; Phát triển và hoàn thiện bản thân; Địa vị trưởng thành và bản sắc xã hội; Kết
quả đạt được và sáng tạo; Đạo đức; Lợi ích kinh tế; Quyền lực và ảnh hưởng; và So
sánh xã hội. Mục đích nghiên cứu của ông là phát hiện ra những nhân tố quan trọng
để giải thích cho hành vi sinh sản quan sát được trong thực tế. Kết quả nghiên cứu
đáng chú ý của ông chỉ ra rằng giá trị con cái được nhìn nhận ở góc độ thỏa mãn
những nhu cầu tâm lí và thể hiện bản sắc cá nhân chiếm vị trí nổi bật hơn so với
những giá trị thuộc về vật chất kinh tế. Điều này cũng hoàn toàn dễ lí giải bởi,
nghiên cứu đặt trong bối cảnh ở một đất nước mà tốc độ công nghiệp hóa mạnh như
Mỹ, với phần lớn là dân cư đô thị và với hệ thống bảo hiểm xã hội được chính phủ
hỗ trợ, con cái sẽ ít hơn bất cứ một nơi nào khác để có lợi về kinh tế. Phụ nữ có xu
hướng hướng tới những giá trị này nhiều hơn nam giới bởi với nam giới địa vị nghề
nghiệp của họ đã phần nào đáp ứng được các nhu cầu này, trong khi phụ nữ thể hiện
nhiều những nhu cầu tình cảm, điều này được cho là phù hợp với vai trò của người
phụ nữ như người chăm sóc và nuôi dưỡng chính đối với con (Gurin, Veroff & Feld,
1960, dẫn theo Hoffman, 1978:96). Mặt khác, xã hội hiện đại là “nơi mà đứa trẻ
không cấu thành nên những tài sản kinh tế”, mà quan trọng hơn là “sự đòi hỏi
những chi phí kinh tế”, khi đó phần lớn giá trị con cái được quy cho những giá trị
tinh thần như niềm vui, sự tự hào (Fawcett, 1983; Kagitcibasi, 1982, 2007;
Trommsdorff & Nauck, 2005 dẫn theo Kagitcibasi & Ataca, 2015:375).
Nếu như cách tiếp cận của Hoffman và các tác giả về giá trị con cái chủ yếu
quan tâm đến các giá trị tâm lí, tình cảm mà làm mờ nhạt giá trị kinh tế thì các nhà
nghiên cứu khác lại bổ sung các khía cạnh khi đánh giá về giá trị kinh tế của con

cái. Họ cho rằng, mặc dù giá trị kinh tế của con cái trong gia đình có thể suy giảm
hoặc biến mất nhưng giá trị của chúng như một nguồn lực xã hội vẫn tồn tại. Có con
là một trong những cách quan trọng giúp cá nhân tạo ra vốn xã hội cho chính họ bởi
trẻ em tạo ra nguồn vốn xã hội bằng cách thiết lập mối quan hệ mới giữa các cá
nhân (cha mẹ, ông bà, cô dì, chú bác, anh chị em, bạn bè), mà ở đó có những nguồn
lực giúp họ đạt được những lợi ích nhất định [10]. Một vài tác giả khác đánh giá giá
trị của con cái thông qua giá trị cơ hội của bố mẹ. Becker (1960) so sánh trẻ em như
“đồ gia dụng lâu bền” bởi chúng cung cấp những lợi ích nội tại nhưng không giống
với tủ lạnh hay ô tô, đứa trẻ cần đầu tư nhiều về thời gian vì sự chuyển đổi từ nền

15


nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, lợi ích kinh tế của trẻ em hầu như biến mất
trong khi chi phí về giáo dục và các chi tiêu khác tăng lên một cách đáng kể. Hơn
nữa, chi phí cơ hội của việc có con bị ảnh hưởng chủ yếu bởi sự biến đổi trong giá
trị về cơ hội của bố mẹ. Giá trị về cơ hội tăng khi tiền lương biến đổi theo hướng đi
lên. Nếu đứa trẻ cần nhiều đầu tư về thời gian hơn hàng hóa và nếu giá trị thực sự
của cơ hội con người tăng lên, lúc đó giá trị của đứa trẻ sẽ tăng trong mối quan hệ
với hàng hóa khác. Hơn nữa, sự chăm sóc con cái nhấn mạnh nhiều hơn đến cơ hội
của người mẹ hơn cơ hội của bố và nếu giá trị về cơ hội của người phụ nữ tăng lên
trong mối quan hệ với giá trị về cơ hội của đàn ông, lúc đó đứa trẻ trở nên đắt đỏ
hơn và việc ít con sẽ được tìm kiếm.
Xuất phát từ sự khái quát các luận điểm khoa học đã được kiểm chứng về giá
trị con cái và các chiều cạnh có liên quan, đồng thời nhìn nhận tính hợp lí của phạm
vi nghiên cứu trong đề tài, tác giả đưa ra một góc nhìn tổng thể về giá trị con cái
theo 5 nhóm giá trị gồm: giá trị tâm lí; giá trị tình cảm; giá trị kinh tế; giá trị hôn
nhân và giá trị tự khẳng định.
1.1.2.2. Lí thuyết vai trò giới của T.Parsons
T. Parsons đã mở đường cho sự tranh luận về sự phân công lao động theo

giới trong thuật ngữ về các vai trò. Parsons chứng minh rằng, phụ nữ có một bản
năng đối với việc nuôi dưỡng như là một kết quả về vai trò tái sinh sản của họ được
dựa trên cơ sở sinh học, và điều này tạo cho họ phù hợp một cách lí tưởng với một
vai trò tình cảm trong gia đình hạt nhân. Cấu trúc sinh học của nam giới thích hợp
với vai trò công cụ trong gia đình, liên quan đến sự hỗ trợ/cung cấp kinh tế và liên
hệ với thế giới bên ngoài gia đình. Với quan niệm này, người phụ nữ (trong vai trò
người vợ) và nam giới (trong vai trò người chồng) có sự phân định chức năng riêng
biệt, từ đó, phạm vi hoạt động (không gian xã hội) của họ cũng khác nhau, theo đó,
nam giới hướng ngoại còn phụ nữ hướng nội. T.Parsons giải thích thêm rằng, cả
nam giới và nữ giới đều học cách nhận diện giới tính sao cho thích hợp, cũng như kĩ
năng và thái độ cần thiết để thực hiện vai trò giới. Điều này được hình thành thông
quan quá trình xã hội hóa cá nhân phù hợp với phụ nữ và nam giới, đáp ứng được
mong đợi xã hội tùy thuộc vào các nền văn hóa cụ thể.
Xã hội học chức năng của T.Parsons đã đặt gia đình ở trung tâm của sự học
hỏi xã hội về các vai trò giới. Theo Parsons, trong gia đình, trẻ em học các vai trò

16


tình cảm là vai trò được tạo nên với sự nuôi dưỡng, chăm sóc và trông nom gia
đình, đều là những việc phụ nữ thường làm. Còn vai trò công cụ, được xem như sự
thành đạt, làm kinh tế, vai trò “kiếm cơm”, do nam giới thực hiện. Theo quan điểm
của Parsons, những vai trò này giúp cho xã hội ổn định từ thế hệ này qua thế hệ
khác. Hơn nữa, xã hội nói chung và gia đình nói riêng được xem như là hoạt động
có hiệu quả nhất trong các hình thức vai trò này (Hoàng Bá Thịnh, 2014:62).
Sử dụng lí thuyết của T.Parsons nhằm giải thích cho sự khác biệt trong quan
niệm về giá trị con cái nhìn từ góc độ giới tính. Vai trò giới đặc thù được gán cho
phụ nữ và nam giới có liên quan đến giới hạn của sự thỏa mãn các nhu cầu mà khả
năng con cái có thể đáp ứng. Khái quát lên thì đó chính là sự kì vọng về những giá
trị mà con cái có thể mang lại như những nguồn lực của sự hài lòng đối với cơ hội

được làm cha, làm mẹ là khác nhau. Sự phân định rõ vai trò chức năng của người
vợ, người chồng trong gia đình theo quan điểm của Parsons là tiền đề lí luận cho
những khác biệt trong quan niệm về giá trị con cái mà theo đó, nam giới và phụ nữ
thể hiện rõ xu hướng lượng giá các nhóm giá trị con cái ở mức độ quan trọng khác
nhau theo cách phù hợp với nhận thức về vai trò giới của họ.
1.2.Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khái quát về khu đô thị Cổ Nhuế, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ
Liêm, Hà Nội
Khu đô thị được thành lập theo quyết định 157/2004/QB-UB của UBND
thành phố Hà Nội. Đây là dự án nằm ở phía Tây thành phố thuộc địa bàn xã Cổ
Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội – là một trong những khu vực đang có tốc độ phát
triển nhanh chóng của thủ đô.
Khu đô thị có tổng diện tích là 17,6 ha, phục vụ 1900 dân cư. Đây là khu đô
thị có vị trí khá thuận lợi nằm ở phía Tây trung tâm thành phố Hà Nội, phía Đông và
Đông Bắc giáp với khu dân cư xã Cổ Nhuế, phía Tây sát cạnh đường Phạm Văn
Đồng. Bao quanh khu đô thị Cổ Nhuế là 3 tuyến đường lớn Phạm Văn Đồng, Hoàng
Quốc Việt và đường 69 – đây là khu vực hết sức thuận lợi về giao thông đi lại và hệ
thống đường trong khu vực này phần lớn được xây mới hoàn toàn nên đáp ứng nhu
cầu cần thiết của Khu đô thị hiện đại.
Dự án gồm cụm công trình CT1, CT2 và cụm CT3 gồm 4 block A,D,B,C.
Mỗi block được bố trí 3 thang máy và 2 thang bộ, các thang được bố trí tiếp xúc với

17


×