Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG CHO DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.39 KB, 17 trang )

SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN QUY CHẾ TRẢ
LƯƠNG CHO DOANH NGHIỆP
1.1. Tiền lương
1.1.1. Khái niệm tiền lương
“ Trong nền kinh tế thị trường và sự hoạt động của thị trường sức lao
động (hay còn gọi là thị trường lao động), sức lao động là hàng hóa, do vậy tiền
lương là giá cả của sức lao động”
1
.
Tiền lương phản ánh nhiều quan hệ kinh tế, xã hội khác nhau. Tiền lương
trước hết là số tiền mà người sử dụng lao động (mua sức lao động) trả cho
người lao động (người bán sức lao động). Đó là quan hệ kinh tế của tiền lương.
Mặt khác do tính chất đặc biệt của loại hàng hóa sức lao động mà tiền lương
không chỉ thuần túy là vấn đề kinh tế mà còn là một vấn đề xã hội rất quan
trọng liên quan đến đời sống và trật tự xã hội. Đó là quan hệ xã hội.
Trong quá trình họat động nhất là trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
đối với chủ doanh nghiệp thì tiền lương là một phần cấu thành chi phí sản xuất-
kinh doanh. Vì vậy tiền lương luôn cần được tính toán và quản lý chặt chẽ. Đối
với người lao động thì tiền lương là thu nhập của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống của người lao động. Phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích hết thảy
của người lao động. Mục đích này tạo ra động lực để người lao động phát triển
trình độ và khả năng lao động của mình.
Với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta, phạm
trù tiền lương được thể hiện cụ thể trong từng thành phần và khu vực kinh tế.
Trong thành phần kinh tế nhà nước và khu vực hành chính sự nghiệp (khu vực
lao động được nhà nước trả lương), thì tiền lương được hiểu là số tiền mà các
doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức của Nhà nước chi trả cho người lao động
theo cơ chế và chính sách của Nhà nước được thể hiện thông qua một hệ thống
các thang, bảng lương do Nhà nước quy định. Còn trong thành phần kinh tế
1 PGS.PTS. PHẠM ĐỨC THÀNH, PGS.TS. MAI QUỐC CHÁNH, Giáo trình Kinh tế Lao động, NXB Giáo
dục, 1998.


ngoài quốc doanh, tiền lương chịu sự tác động và chi phối rất lớn cuả thị trường
và thị trường lao động. Tuy vẫn tuân thủ theo các quy định của pháp luật về tiền
lương và các chính sách của chính phủ, nhưng là những giao dịch trực tiếp giữa
chủ và thợ, những “mặc cả” cụ thể giữa một bên làm thuê và một bên đi thuê.
Những hợp đồng lao động này có tác động trực tiếp đến phương thức trả công.
Đứng trên phạm vi toàn xã hội, tiền lương được xem xét và đặt trong
quan hệ về phân phối thu nhập, quan hệ sản xuất và tiêu dùng, quan hệ về trao
đổi… và do vậy các chính sách về tiền lương, thu nhập luôn luôn là các chính
sách trọng tâm cho mọi quốc gia.
* Một số các khái niệm liên quan:
“Tiền lương danh nghĩa được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động
trả cho người lao động. Số tiền này phụ thuộc vào năng suất lao động và hiệu
quả làm việc, trình độ, kinh nghiệm làm việc …ngay trong quá trình lao động”
2
.
“Tiền lương thực tế được hiểu là số lượng các hàng hóa tiêu dùng và các
loại dịch vụ cần thiết mà người lao động hưởng lương có thể mua bằng tiền
lương danh nghĩa của họ”
3
.
Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế biểu hiện
qua công thức sau:
TLDN
TLTT
gc
I
I
I
=
Trong đó:

I
TLTT
: chỉ số tiền lương thực tế
I
TLDN
: chỉ số tiền lương danh nghĩa
I
gc
: chỉ số giá cả
Vì vậy, tiền lương thực tế không chỉ phụ thuộc vào tiền lương danh
nghĩa, mà còn phụ thuộc vào giá cả của các loại hàng hóa tiêu dùng và các loại
2 ,
3
PGS.PTS. PHẠM ĐỨC THÀNH, PGS.TS. MAI QUỐC CHÁNH, Giáo trình Kinh tế Lao động, NXB Giáo
dục, 1998.
3
dịch vụ cần thiết mà họ muốn mua. Tiền lương thực tế là mục đích trực tiếp của
người lao động hưởng lương, và là đối tượng quản lý trực tiếp trong các chính
sách về thu nhập, tiền lương và đời sống.
1.1.2. Chức năng của tiền lương
Tiền lương có các chức năng cơ bản sau:
Chức năng thước đo giá trị: tiền lương được thể hiện bằng tiền của giá trị
sức lao động, được biểu hiện ra bên ngoài là giá cả của sức lao động. Do vậy
tiền lương phải được thay đổi phù hợp với thực tế, với giá trị sức lao động, tùy
thuộc vào không gian, thời gian.
Chức năng tái sản xuất sức lao động: trong quá trình lao động con người
tiêu hao đi một phần sức lao động, để có thể tiếp tục thực hiện quá trình lao
động cần phải có sự tiêu dùng các tư liệu sinh hoạt. Muốn vậy thì cần phải có
tiền để có thể mua các tư liệu sinh hoạt.
Chức năng kích thích sản xuất: tiền lương là đòn bẩy kinh tế rất quan

trọng, vì tiền lương là một thu nhập chính của người lao động nên nếu tiền
lương có thể đủ lớn để kích thích người lao động làm việc nhiều hơn, hăng say
hơn, để đạt được năng suất cao hơn và hoàn thành tốt công việc được giao.
Chức năng tích lũy: trong cuộc sống của con người hàng ngày không
tránh khỏi những lúc ốm đau, bệnh tật vì vậy với chức năng này người lao động
có thể trải qua các lúc khó khăn xảy ra trong cuộc sống và duy trì tương lai.
Chức năng xã hội: tiền lương có tác dụng hoàn thiện các mối quan hệ xã
hội. Khi mọi người đều có mức tiền lương hợp lý, nó thúc đẩy mọi người quan
tâm, giúp đỡ lẫn nhau, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện và thúc đẩy các
mối quan hệ trong xã hội cùng phát triển.
Ngoài ra thì tiền lương còn có chức năng thúc đẩy phân công lao động,
khi tiền lương ở khu vực này tăng lên thì sẽ tác động đến việc phân bố lao động
giữa các vùng với nhau, người lao động sẽ có xu huớng dịch chuyển sang các
khu vực nơi có tiền lương cao hơn.
Tóm lại, tiền lương không chỉ đơn thuần là một khoản thù lao bù đắp
những chi phí lao động mất đi trong quá trình lao động, mà nó còn là một phạm
trù kinh tế - xã hội tổng hợp, phản ánh giá trị sức lao động trong các điều kiện
kinh tế xã hội, văn hóa, lịch sử nhất định, tiền lương có tác dụng lớn đến sản
xuất và đời sống của mọi nền kinh tế.
Vì vậy, vấn đề xây dựng một hệ thống chính sách tiền lương đúng đắn
không chỉ tạo điều kiện cần thiết để đảm bảo tăng năng suất lao động mà còn
tạo điều kiện để phân bố hợp lý sức lao động giữa các ngành, các nghề, các
vùng, các lĩnh vực trong cả nước, tạo điều kiện để thúc đẩy phân công lao động
xã hội phát triển giúp hoạt động lao động của con người ngày một phát triển.
1.1.3. Ý nghĩa của tiền lương
* Đối với người lao động:
Tiền lương có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo đời sống của người
lao động. Tiền lương là phần thu nhập chủ yếu của người lao động, do đó nó có
ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống của bản thân người lao động
và gia đình họ.

Tiền lương thể hiện địa vị của người lao động trong doanh nghiệp và xã
hội vì nó thể hiện giá trị lao động của họ đối với đồng nghiệp và tổ chức, trong
cộng đồng. Người lao động có mức lương cao thì càng có địa vị cao trong
doanh nghiệp cũng như trong xã hội.
Tiền lương còn là tạo ra động lực thúc đẩy người lao động ra sức học tập
để nâng cao giá trị của họ đối với tổ chức thông qua sự nâng cao trình độ và sự
đóng góp của tổ chức.
* Đối với doanh nghiệp
Tiền lương là một bộ phận của chi phí sản xuất. Tăng hoặc giảm tiền
lương sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá cả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm
của công ty trên thị trường.
Ngoài ra, tiền lương còn là công cụ duy trì, gìn giữ và thu hút những
người lao động giỏi có khả năng phù hợp với công việc của tổ chức. Và là một
công cụ để quản lý nguồn nhân lực.
* Đối với xã hội
Tiền lương có thể ảnh hưởng quan trọng đến các nhóm xã hội và các tổ
chức khác nhau trong xã hội. Tiền lương cao hơn giúp cho người lao động có
sức mua cao hơn và điều đó làm tăng sự thịnh vượng của cộng đồng nhưng mặt
khác lại có thể dẫn tới tăng giá cả và làm giảm mức sống của những người có
thu nhập không đuổi kịp mức tăng giá cả. Giá cả tăng cao lại có thể làm giảm
cầu về sản phẩm và dịch vụ và dẫn tới giảm công việc làm.
Tiền lương còn đóng góp một phần đáng kể vào thu nhập quốc dân thông
qua con đường thuế thu nhập và góp phần làm tăng nguồn thu của chính phủ
cũng như giúp chính phủ điều tiết được thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong
xã hội.
1.1.4. Phân biệt tiền lương, tiền công
“Tiền lương là số tiền trả cho người lao động một cách cố định và thường
xuyên theo một đơn vị thời gian (tuần, tháng, năm). Tiền lương thường được trả
cho cán bộ quản lý và các nhân viên chuyên môn, kỹ thuật”
4

.
“Tiền công là số tiền trả cho người lao động tùy thuộc vào khối lượng
công việc đã hoàn thành. Tiền công thường được trả cho công nhân sản xuất,
các nhân viên bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhân viên văn phòng”
5
.
Như vậy, tiền lương và tiền công đều là số tiền mà người sử dụng lao
động trả cho người lao động dựa trên sự hao phí trên cơ sở thỏa thuận hay đều
là giá cả của sức lao động.
Bên cạnh điểm chung đó thì tiền lương và tiền công vẫn có những điểm
khác nhau như sau:
4,
5
, ThS. NGUYỄN VÂN ĐIỀM, PGS.TS NGUYỄN NGỌC QUÂN, Giáo trình Quản trị Nhân lực, NXB Lao
động – Xã hội, Hà Nội, 2005
5
- Nếu xét đến đối tượng áp dụng thì tiền lương áp dụng cho đối tượng
hưởng lương thời gian còn tiền công áp dụng cho đối tượng hưởng lương sản
phẩm, trong đó kết quả công việc được tính bằng các con số cụ thể
- Nếu xét phạm vi thời gian thì tiền lương được gắn với chế độ tuyển
dụng suốt đời, hoặc một hợp đồng thỏa thuận sử dụng lao động dài hạn, còn tiền
công thì gắn với hợp đồng có thời hạn xác định.
Tuy nhiên trong thực tế, việc sử dụng hai thuật ngữ này thường được
dùng lẫn lộn để chỉ phần thù lao cơ bản, cố định mà người lao động được nhận
trong tổ chức.
1.2. Quy chế trả lương
1.2.1. Khái niệm
“Quy chế là chế độ được quy định dưới dạng văn bản thể hiện thông qua
các điều khoản để điều tiết các hành vi của con người khi thực hiện nhưng hoạt
động nhất định nào đó trong tổ chức”.

6
Như vậy có thể hiểu về quy chế trả lương như sau:
“Quy chế trả lương là tất cả những chế độ quy định về việc trả công lao
động trong một công ty, một doanh nghiệp, một tổ chức”.
Theo Giáo trình Tiền lương – Tiền công của Trường Đại học Lao động
Xã hội thì: “ Quy chế trả lương là văn bản quy định những nội dung, nguyên
tắc, phương pháp hình thành, sử dụng và phân phối quỹ tiền lương trong cơ
quan doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính công bằng và tạo động lực trong trả
lương”.
Quy chế trả lương trong cơ quan, doanh nghiệp do chính cơ quan, doanh
nghiệp đó tự tổ chức xây dựng và chỉ có hiệu lực trong phạm vi quản lý của
mình.
Quy chế trả lương được cấu tạo theo các chương, mục, các điều khoản,
điểm, tiết theo quy định hiện hành về soạn thảo văn bản.
6 NGUYỄN NHƯ Ý, Đại Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, 1999

×