Tải bản đầy đủ (.docx) (198 trang)

Nghiên cứu văn bản và giá trị học thuật của giá viên toàn tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 198 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN HOÀNG THÂN

NGHIÊN CỨU
VĂN BẢN VÀ GIÁ TRỊ HỌC THUẬT CỦA
GIÁ VIÊN TOÀN TẬP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Hán Nôm
Mã số: 60 22 40

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TRẦN NGHĨA

HÀ NỘI, 2008


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.................................................................................................................. 01
II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.......................................................................................... 02
III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................... 06
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 06
V. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 06
VI. Giá trị đóng góp và khả năng ứng dụng của đề tài..................................... 06
VII. Cấu trúc đề tài................................................................................................................. 07
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: PHẠM PHÚ THỨ - CON NGƯỜI VÀ THỜI ĐẠI...........08


I. Thời đại Phạm Phú Thứ................................................................................................. 08
I.1. Về chính trị.......................................................................................................................... 09
I.2. Về kinh tế.............................................................................................................................. 10
I.3. Về giáo dục, học thuật và văn hóa.......................................................................... 13
I.4. Về thù trong giặc ngoài................................................................................................. 14
I.5. Về quân sự, củng cố quốc phòng.............................................................................. 15
I.6. Về ngoại giao...................................................................................................................... 16
II. Cuộc đời và sự nghiệp Phạm Phú Thứ................................................................ 17
II.1. Quê quán, dòng họ Phạm Phú Thứ....................................................................... 17
II.2. Tên tuổi Phạm Phú Thứ.............................................................................................. 18
II.3. Học tập thi cử................................................................................................................... 18
II.4. Hoạn lộ thăng trầm....................................................................................................... 19
II.5. Đặc điểm nhân cách...................................................................................................... 21
CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN BẢN HỌC CỦA

i


GIÁ VIÊN TOÀN TẬP........................................................................ 23
I. Tổng quan về trước tác của Phạm Phú Thứ...................................................... 23
I.1. Những biệt tập của Phạm Phú Thứ......................................................................... 23
I.2. Những hợp tập có tác phẩm của Phạm Phú Thứ............................................. 24
I.3. Những tài liệu phương Tây được Phạm Phú Thứ giới thiệu và xuất bản 26

II. Những vấn đề văn bản học của Giá Viên toàn tập...................................... 27
II.1. Chọn văn bản nền........................................................................................................... 27
II.2. Tình hình văn bản của Giá Viên toàn tập........................................................... 29
CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ HỌC THUẬT CỦA GIÁ VIÊN TOÀN TẬP 65
I. Giá trị sử liệu của Giá Viên toàn tập..................................................................... 65
I.1. Giá trị sử liệu về bản thân tác giả........................................................................... 63

I.2. Giá trị sử liệu về triều Tự Đức và thế giới đương thời................................. 73
II. Giá trị văn học của Giá Viên toàn tập................................................................. 86
II.1. Chủ đề nội dung và thể loại của Giá Viên toàn tập...................................... 95
II.2. Những đóng góp khác về mặt văn học của Giá Viên toàn tập..............100
III. Giá trị tư tưởng của Giá Viên toàn tập.......................................................... 102
III.1. Về chính trị - kinh tế - xã hội............................................................................... 102
III.2. Về khoa học - giáo dục - văn hóa...................................................................... 103
III.3. Về quân sự - ngoại giao.......................................................................................... 104
KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 106
PHỤ LỤC: Mục lục Giá Viên toàn tập .....................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................

ii


1

MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Quảng Nam cũng là một miền địa linh nhân kiệt, từng được gọi là xứ
“Ngũ phụng tề phi” dưới thời phong kiến; là nơi “trung dũng, kiên cường,
đi đầu diệt Mĩ” trong cuộc kháng chiến vừa qua; là tỉnh đầu tiên xây dựng
khu kinh tế mở trong hiện tại. Con đất có núi Ngũ Hành, có sông Thu Bồn
này đã sản sinh và hun đúc biết bao người tài cho địa phương và đất nước
trong suốt hành trình lịch sử. Phạm Phú Thứ là một trong số nhiều người
được sinh ra và trưởng thành trên mảnh đất ấy.
Phạm Phú Thứ là quan đại thần dưới triều vua Tự Đức, từng giữ
nhiều chức vụ quan trọng. Trong suốt cuộc đời làm quan gần 40 năm, việc
công cán Bắc Nam, đi Đông đi Tây, hoạn lộ thăng trầm, đã giúp cho ông có
nhiều trải nghiệm, tích lũy kiến văn. Tất cả những điều đó đều được ông

ghi lại và phản ánh trong các trước tác của mình. Ông để lại cho đời một
khối lượng tác phẩm đồ sộ, nội dung vô cùng phong phú, thể tài hết sức đa
dạng, rất có giá trị học thuật. Tác phẩm của ông bao gồm Bản triều liệt
thánh sự lược toản yếu, Giá Viên biệt lục (còn gọi Tây hành nhật kí, Tây
phù thi thảo), Giá Viên toàn tập (còn gọi Giá Viên thi văn tập, Giá Viên thi
văn toàn tập), Lịch triều thống hệ niên phả toản yếu, Tây phù thi thảo phụ
chư gia thi lục, Thuật tiên đức, Trúc Đường tiên sinh thi văn tập và nhiều
tác phẩm hợp chung trong các tài liệu khác.
Đánh giá về trước tác của Phạm Phú Thứ, Trần Văn Giáp đã viết:
“Nói rộng ra, một số bài văn của Phạm Phú Thứ đã phản ánh được sự biến
chuyển về tư tưởng của phái Nho học thời đó sau khi đã qua Âu châu về.” 1
Nguyễn Q. Thắng trong Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam ở mục từ Phạm
1

Trần Văn Giáp (1990), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tập II, Nxb KHXH, Hà Nội, tr.157


2

Phú Thứ cũng có những ý kiến giống như Trần Văn Giáp. Trương Duy Hy
cũng viết: “Học giới đánh giá ông (tức Phạm Phú Thứ - NHT chú) là vị viết
nhiều sách nhất của thế kỉ XIX, phong phú về đề tài, sung mãn về nội dung
trong văn học Việt Nam.”2 Trước tác của Phạm Phú Thứ tuy phong phú như
vậy, nhưng đến nay, chỉ có bộ Tây hành nhật kí của Phạm Phú Thứ được
hai ông Tô Nam, Văn Vinh trong Nam và ông Quang Uyển ngoài Bắc dịch
hoàn chỉnh ra tiếng Việt3. Đồng thời chỉ rất ít bài thơ, bài văn được dịch
giới thiệu trong một số tài liệu nghiên cứu, tham khảo riêng biệt.
Giá Viên toàn tập, tập hợp gần như toàn bộ những trước tác của Phạm
Phú Thứ. Sách tổng cộng 804 tờ (1608 trang), chia làm 26 quyển, gồm đủ
cả thơ và văn. Sách rất có giá trị. “Toàn bộ sách Giá Viên toàn tập vừa là tài

liệu thơ văn chữ Hán của ta về thời Tự Đức, vừa là tài liệu tham khảo về sử
cận đại Việt Nam.”4 Thế nhưng cho đến nay, vẫn chưa có người nào đi sâu
nghiên cứu văn bản và giá trị học thuật của Giá Viên toàn tập. Vì vậy,
chúng tôi chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu của mình.
Nghiên cứu đề tài này sẽ rất có ý nghĩa. Trước hết, chúng ta biết được
những vấn đề văn bản học cũng như giá trị học thuật của Giá Viên toàn tập.
Thứ nữa, góp phần tìm hiểu con người Phạm Phú Thứ để càng tự hào hơn
về mảnh đất Quảng Nam yêu thương.
II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
II.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu về Phạm Phú Thứ
Phạm Phú Thứ là quan đại thần của triều Nguyễn, là tác gia lớn của
Việt Nam. Do vậy, ông được tìm hiểu, nghiên cứu, giới thiệu, nhắc đến
trong nhiều tài liệu bao gồm Hán văn và Quốc ngữ từ cuối thế kỉ XIX đến
nay5.
2 Trương Duy Hy (2004), Danh xưng tôn quí của sĩ tử Quảng Nam dưới thời Nho học, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng,
tr.196

3 Cả 3 ông này chỉ mới dịch và giới thiệu bản dịch Tây hành nhật kí chứ chưa xử lí và giới thiệu văn bản gốc tài liệu
này

4
5

Trần Văn Giáp (1990), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tập II, Nxb KHXH, Hà Nội, tr.157
Xem thêm Thư mục Phạm Phú Thứ ở phần Phụ lục


3

Tài liệu chữ Hán đầu tiên viết về Phạm Phú Thứ có lẽ là Đại Nam liệt

truyện 大 大 大 大 (quyển 34) được khắc in vào năm 1852. Tài liệu này viết
hẳn một tiểu sử của Phạm Phú Thứ từ quê quán, dòng họ, tên tuổi cho đến đỗ
đạt, làm quan, trước thuật. Độ dài 8 trang (bản dịch), thuộc vào loại dài nhất
trong tác phẩm này. Tiếp theo là bộ Quốc triều chính biên toát yếu 大 大 大
大 大 大 của Quốc sử quán triều Nguyễn (do Cao Xuân Dục chủ biên) được
khắc in vào năm 1908. Tài liệu này viết về Phạm Phú Thứ trong bối cảnh
chung của những sự kiện lịch sử dưới thời vua Tự Đức, chủ yếu là quá trình
làm quan của ông. Một số tài liệu khác cũng ghi chép về Phạm Phú Thứ như
Quốc triều khoa bảng lục (do Cao Xuân Dục biên soạn, khắc in năm 1894),
Đăng khoa lục hợp biên (1843), Đại Nam thực lục chính biên (1848).

Tài liệu chữ Quốc ngữ viết về Phạm Phú Thứ thì vô cùng phong phú.
Có thể chia thành 3 nhóm tài liệu như sau: (1) Nhóm tài liệu công cụ tra
cứu (thư mục, từ điển…); (2) Nhóm tài liệu chuyên khảo Phạm Phú Thứ
(bao gồm bản dịch tác phẩm của Phạm Phú Thứ); (3) Nhóm tài liệu nghiên
cứu triều Nguyễn hoặc liên quan đến triều Nguyễn và Phạm Phú Thứ.
(1)

Nhóm tài liệu công cụ tra cứu gồm các tài liệu: Lược truyện tác

gia Việt Nam (1971); Thư mục Hán Nôm - Mục lục tác giả (1977); Từ điển
văn học (1984, tái bản 2005); Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tập II (1990);
Di sản Hán Nôm - Thư mục đề yếu (1993); Các nhà khoa bảng Việt Nam
(1993, tái bản 2006); Từ điển văn hóa Việt Nam (phần nhân vật chí) (1993);
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (1997, tái bản 2006); Tên tự, tên hiệu
các tác gia Hán Nôm Việt Nam (2002, tái bản 2007); v.v.. Những tài liệu
này giới thiệu sơ lược về tiểu sử, sự nghiệp và trước tác của Phạm Phú Thứ.


4


(2)

Nhóm tài liệu chuyên khảo gồm các tài liệu: Tây hành nhật kí -

Di thảo của cụ Phạm Phú Thứ (1961)6, Nhật kí đi Tây (1964), Phạm Phú
Thứ với tư tưởng canh tân (1995), Trúc Đường Phạm Phú Thứ với xu
hướng canh tân (1999). Tây hành nhật kí - Di thảo của cụ Phạm Phú Thứ
chỉ thuần túy giới thiệu bản dịch Tây hành nhật kí của Phạm Phú Thứ. Nhật
kí đi Tây nghiên cứu tiểu sử, sự nghiệp, hành trạng, trước thuật của Phạm
Phú Thứ và dịch, chú thích, giới thiệu trọn vẹn tác phẩm Tây hành nhật kí.
Đây là tài liệu nghiên cứu về Phạm Phú Thứ tương đối kĩ nhất so với các tài
liệu hiện có. Phạm Phú Thứ với tư tưởng canh tân là kỉ yếu tập hợp những
bài viết nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà giáo, nhà nghiên cứu về mọi
vấn đề liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp, trước tác, tư tưởng của Phạm Phú
Thứ. Trúc Đường Phạm Phú Thứ với xu hướng canh tân của nhà nghiên
cứu Hải Ngọc Thái Nhân Hòa về cơ bản cũng giới thiệu tiểu sử, sự nghiệp,
hành trạng, quá trình làm quan của Phạm Phú Thứ. Cuối tài liệu, tác giả dẫn
đăng toàn bộ bản dịch Tây hành nhật kí do Tô Nam Nguyễn Đình Diệm và
Văn Vinh Trần Khải Văn đồng phiên dịch. Tài liệu này cung cấp rất nhiều
tư liệu của các tác giả khác viết về Phạm Phú Thứ. Bên cạnh đó còn có
công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (Đại học Đà Nẵng) Sưu tầm và
giới thiệu di cảo Hán Nôm của cụ Phạm Phú Thứ của chúng tôi. Công trình
này nghiên cứu về con người và sự nghiệp của Phạm Phú Thứ, đặc biệt là
trước tác và giá trị học thuật trong trước tác của ông. Công trình này là cơ
sở quan trọng mà luận văn này tiếp tục phát triển. Ngoài những sách
chuyên khảo trên còn có một số bài viết nghiên cứu về Phạm Phú Thứ đăng
trong các tạp chí như: Chuyện quan Hiệp biện Phạm Phú Thứ (1919) của
Chương Dân, đăng trên Tạp chí Nam phong, số 22; Lịch sử cụ Phạm Phú
Thứ (1933) của Sở Cuồng, đăng trên Tạp chí Đông Thanh, số 17, ngày

1/3/1933; Khuyên vua bỏ tính lười biếng (1987) của Nguyễn Văn
6
TP.HCM

Đăng trên Văn đàn số Xuân Tân Sửu (1961) tại Sài Gòn. In thành sách vào năm 2001 của Nxb Văn nghệ


5

Xuân, đăng trên Báo Quảng Nam - Đà Nẵng, số 9; Quyển Du kí lừng lẫy
một thời (1972) của tác giả đã nêu, đăng trong Thanh niên nguyệt san
Quảng Nam - Đà Nẵng; Khánh thành lăng mộ Phạm Phú Thứ (1990), đăng
trên Báo Thanh niên, ngày 12/31990; Lòng nhiệt thành của nhà ngoại giao
họ Phạm trong chuyến Tây du (1991), đăng trên Tạp chí Quan hệ quốc tế,
số 8; Hoạt động kinh tế của người xưa: Ninh Hải, trở thành Hải Phòng Câu chuyện về Phạm Phú Thứ (1991) của Ngô Yên, đăng trên Tạp chí Phát
triển kinh tế, số 8, 4/1991; Phạm Phú Thứ với khát vọng canh tân đất nước
(1994) của Phương Hạnh, đăng trên Báo Quân đội nhân dân, 8/1/1994;
Thử tìm vài nét chân dung tinh thần của Trúc Đường Phạm Phú Thứ qua
một ít vần thơ của ông (1994) của Nhất Tiếu, đăng trên Báo Văn nghệ, số
145, 6/1994; v.v..
(3)

Nhóm tài liệu nghiên cứu triều Nguyễn hoặc liên quan đến triều

Nguyễn và Phạm Phú Thứ có rất nhiều, bao gồm tài liệu được viết mới và
dịch thư tịch cũ. Những tài liệu này về cơ bản chỉ nhắc đến Phạm Phú Thứ
khi gắn liền với các sự kiện lịch sử đương thời mà ông có liên quan. Mảng
tài liệu này có giá trị tham khảo rất ít đối với đề tài chúng tôi đang nghiên
cứu.
II.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu về Giá Viên toàn tập

Về cơ bản những tài liệu nêu ở mục II.1 trên đều có đề cập đến Giá
Viên toàn tập, nhưng hầu hết chưa nghiên cứu đặc điểm văn bản học và giá
trị học thuật của tác phẩm này. Chỉ có hai tài liệu Tìm hiểu kho sách Hán
Nôm và Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu khảo tả sơ lược theo
định lượng vật lí và kí hiệu thư viện của Giá Viên toàn tập. Từ điển nhân
vật lịch sử Việt Nam, Từ điển văn học và Trúc Đường Phạm Phú Thứ với
xu hướng canh tân cũng chỉ mô tả Giá Viên toàn tập theo Tìm hiểu kho
sách Hán Nôm.


6

Tóm lại, hiện nay có rất nhiều tài liệu tìm hiểu, nghiên cứu, giới
thiệu về cuộc đời, sự nghiệp, hành trạng, trước tác của Phạm Phú Thứ,
nhưng chưa có tài liệu nào đi sâu nghiên cứu tình hình văn bản học và giá
trị học thuật của Giá Viên toàn tập.
III.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
III.1. Mục đích nghiên cứu
-

Nắm rõ đặc điểm, tình hình văn bản và giá trị học thuật của Giá

Viên toàn tập.
-

Dùng làm tài liệu tham khảo để giảng dạy môn Hán Nôm và tác giả

văn học trung đại Việt Nam.
-


Góp thêm tài liệu nghiên cứu về triều Nguyễn.

III.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Nêu những điểm đáng chú ý trong thời đại và cuộc đời của Phạm

Phú Thứ.
đủ

Khảo sát, giám định, chọn lựa văn bản nền Giá Viên toàn tập

tiêu chuẩn để nghiên cứu.
-

Nghiên cứu tình hình văn bản học của Giá Viên toàn tập.

-

Nghiên cứu giá trị học thuật của Giá Viên toàn tập.

IV. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
IV.1. Đối tượng nghiên cứu
Tác phẩm của Phạm Phú Thứ hiện có ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
IV.2. Phạm vi nghiên cứu
Văn bản và giá trị học thuật của Giá Viên toàn tập (VHv.8/1-4)
V.
-

Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp giám định văn bản: sưu tầm, thống kê, phân loại

nhằm xác định văn bản qui phạm.
-

Phương pháp khảo cứu văn bản


7

-

Phương pháp phân tích - tổng hợp

-

Phương pháp toán học hóa: thống kê, biểu bảng, sơ đồ

VI. Giá trị đóng góp và khả năng ứng dụng của đề tài
-

Lần đầu tiên đi sâu nghiên cứu văn bản và giá trị học thuật của Giá

Viên toàn tập.
-

Có thể dùng làm tài liệu tin cậy góp phần vào việc nghiên cứu,

giảng dạy về văn học cũng như lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn giữa
triều Nguyễn.

VII. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương I: Phạm Phú Thứ - con người và thời đại (22 trang)
Chương II: Những vấn đề văn bản học của Giá Viên toàn tập (43 trang)

Chương III: Giá trị học thuật của Giá Viên toàn tập (43 trang)


8

NỘI DUNG
CHƢƠNG I
PHẠM PHÚ THỨ - CON NGƢỜI VÀ THỜI ĐẠI
“Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” (Mark). Để tìm hiểu,
nghiên cứu về một nhân vật thì tất yếu chúng ta phải tìm hiểu, nghiên cứu
về thời đại cũng như các mối quan hệ xã hội và gia đình của nhân vật đó.
Bởi những yếu tố này có ảnh hưởng rất sâu sắc đến sự hình thành và phát
triển của một nhân vật. Do vậy, để giúp cho việc nghiên cứu văn bản và giá
trị học thuật của Giá Viên toàn tập, cần phải biết về Phạm Phú Thứ - con
người và thời đại của tác giả Giá Viên toàn tập.
I. Thời đại Phạm Phú Thứ
Trong phần này, chúng tôi chủ yếu tìm hiểu lịch sử triều Nguyễn theo
quãng đời của Phạm Phú Thứ, tức từ năm 1821 đến năm 1882.
Triều Nguyễn được lập nên sau một cuộc nội chiến kéo dài. Khác với
các triều đại phong kiến Việt Nam trước đây, về cơ bản và chủ yếu là quyền
lợi của triều đại đó gắn liền với quyền lợi của nhân dân, thì vương triều
Nguyễn lại được dựng lên bằng một cuộc nội chiến mà kẻ thắng đã dựa vào
thế lực ngoại bang. Chính vì thế mà bức tranh kinh tế, chính trị, xã hội thời
nhà Nguyễn trở nên đa dạng, phức tạp, đôi khi như tự mâu thuẫn giữa cái

tiến bộ và cái bảo thủ, lạc hậu; giữa cái mạnh và cái yếu… Song “nhà
Nguyễn cũng mở ra một bước ngoặt lịch sử: một tổ chức chính quyền qui
mô hơn thay thế cho những chính quyền cũ đã quá nát ruỗng; một sự ổn
định mới thay thế cho tình cảnh bấp bênh loạn lạc… mà ai cũng đã chán
ghét đến cực điểm; và một nền văn hóa chính thống thay thế cho sự vô trật
tự, đưa lại cho xã hội một kỉ cương, nề nếp, một sự phục hồi bản sắc… đó


9

quả là mong mỏi chung của nhiều tầng lớp nhân dân, là khát vọng của cả
một giai đoạn, là điều kiện hình thành và củng cố vị trí của triều đại
Nguyễn trong lịch sử trung đại Việt Nam”7.
I.1. Về chính trị
Vua nắm mọi quyền hành một cách độc đoán. Tổ chức nhà nước quân
chủ chuyên chế tập trung cao độ. Dưới vua, chính quyền trung ương gồm
Nội các8, Viện cơ mật9, Tôn nhân phủ10, Lục bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình,
Công). Bộ Lại chuyên trách việc bổ dụng, cất nhắc, thăng giáng và thuyên
chuyển quan lại. Bộ Hộ chuyên trách việc tài chính, lương tiền. Bộ Lễ
chuyên trách việc lễ nghi, giáo dục, ngoại giao. Bộ Binh chuyên trách việc
tổ chức quân đội, quân sự, bảo vệ biên giới, dân tộc thiểu số. Bộ Công
chuyên trách việc giao thông, xây dựng, thổ mộc nói chung. Bộ Hình
chuyên trách việc soạn thảo pháp luật, xử những vụ trọng án. Đứng đầu
mỗi bộ là Thượng thư, dưới là Tả/Hữu thị lang. Nhà Nguyễn đặt thêm chức
trung gian Tả/Hữu tham tri ở dưới Thượng thư và trên Thị lang. Toàn bộ
quốc gia chia thành các đơn vị hành chính từ lớn đến nhỏ: tỉnh 11, phủ,
huyện, châu, tổng, xã. Tổng cộng 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Mỗi tỉnh
lớn có Tổng đốc đứng đầu (tỉnh nhỏ có Tuần phủ), giúp việc quan đầu tỉnh
có Bố chính, Án sát, Lãnh binh. Các hàng quan đầu tỉnh đều do nhà nước
bổ nhiệm, thông qua thi cử. Ở vùng thượng du, triều đình không có khả

năng cai trị thì thông qua các tù trưởng để nắm quyền. Dưới các thôn xã,
quyền bính nằm trong tay bộ phận phú hào. Vận mệnh của dân làng phụ
thuộc vào các tổng lí, kì dịch. Từ thời Minh Mạng, nhà Nguyễn đã đặt ra lệ
tứ bất: không lập tể tướng, không lập hoàng hậu, không lấy trạng nguyên,

7
Cao Xuân Huy (1995), Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, Nxb Văn học, tr198
8 Thời vua Gia Long gọi là Thị hhư viện, vua Minh Mệnh đổi lại là Văn thư phòng (1820), rồi đổi thành Nội các

(1828).
9 Lập năm 1834, gồm các đại thần mẫn cán, đáng tin cậy chọn từ Tam phẩm trở lên. Những việc quan trọng của đất
nước đều được quyết định bởi Viện Cơ mật.
10
Lập năm 1820. Phủ Tôn nhân trông coi các việc của hoàng tộc.

11

Năm 1831-1832, Minh Mạng đổi các dinh trấn thành tỉnh.


10

không phong tước vương cho người ngoài hoàng tộc. Điều này thể hiện
tính chất chuyên chế cao độ, tập trung quyền hành nhà nước tuyệt đối vào
một người, đó là vua. Mặt trái của nó tất yếu dẫn đến lộng quyền, độc đoán
trong cai trị và quản lí nhà nước. Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đều
do vua nắm, quyết định tối cao trên mọi phương diện.
II.2. Về kinh tế

thời Nguyễn, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nông

nghiệp lúa
nước. Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và là nền tảng kinh tế chủ yếu
của xã hội. Song tình hình ruộng đất thời kì này phải đối mặt với hàng loạt
khó khăn: ruộng đất bỏ hoang, nông dân phiêu tán, nội chiến ngoại xâm
làm cho nền nông nghiệp càng thêm xơ xác, lạc hậu… Vấn đề đặt ra cho
triều Nguyễn lúc này là khôi phục lại sản xuất, đưa nông dân về với ruộng
đồng, ổn định làng xã, ổn định an ninh lương thực. Đây là nhiệm vụ chính
trị vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc trị quốc, an dân.
Các vua nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, mở nhiều đồn
điền, khai hoang lập làng, đồng thời tiến hành hàng loạt chính sách trọng
nông. Vua Minh Mạng cử Nguyễn Công Trứ làm doanh điền sứ, chiêu mộ
dân phiêu tán đi khẩn hoang, lập làng mang lại kết quả ở Ninh Bình, Thái
Bình. Các tổng huyện mới được thành lập, diện tích canh tác được mở
rộng12. Vua Tự Đức đứng trước tình hình đất nước “vào quãng đời giữa,
lòng người dễ phần buông lỏng, chính trị và giáo dục không được sửa sang,
giềng mối không chấn hưng được…”13 nên ra sức khuyến khích nhân dân
khôi phục và phát triển nông nghiệp. Vua bảo các đình thần rằng: “thóc là
của báu trong nước, nguồn sống của dân, vì thế cho nên đời xưa mới trọng

12

Đồng thời với việc khai khẩn ruộng hoang nhằm mục đích kinh tế, khai hoang còn là chính sách giúp ích
cho việc gìn giữ biên cương: “Khai khẩn ruộng hoang là chính sách cốt yếu làm cho biên cương được đầy đủ, nên gia
tâm chiêu dân nhận để khai khẩn, hoặc sức cho dân biền binh đóng giữ, lúc có việc thì nghiêm cẩn phòng bị hơn nữa,
lúc không việc thì ra sức cày cấy, sao cho ruộng nương ngày một mở mang, thóc lúa năm một thêm lên, cũng là giúp
cho địa phương biên cương được vững bền đó” (Tổ phiên dịch Viện Sử học (1971), Đại Nam thực lục, tập 25, Nxb
KHXH, Hà Nội, tr. 193)
13
Tổ phiên dịch Viện Sử học (1973), Đại Nam thực lục, tập 27, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 105



11

việc làm ruộng. Nay nên dụ cho khắp các địa phương đều sức cho phủ,
huyện, châu, trong hạt phải hết lòng khuyến dạy về việc nông. Về xã thôn
nào lưu tán, ruộng đất bỏ hoang, thì phải gọi dân về cày cấy. Riêng đất, chỗ
nào có thể cày cấy được mà bỏ hoang, thì sức cho nhân dân đến khai khẩn,
cứ đến cuối năm kê khai làm sổ tư đi, do bộ chia từng hạng làm bản tâu lên,
đợi chỉ định thưởng phạt, để tỏ sự khuyên răn.”14
Mặc dù thi hành chính sách “trọng nông”, nhưng do sự bất lực của nhà
nước phong kiến, chính sách này không những không bảo vệ và phát triển
nông nghiệp mà còn làm cho nông dân lâm vào cảnh ai oán, điêu tàn. Khẩn
hoang và lập ấp làm tăng diện tích cày cấy, nhưng kết quả khẩn hoang phần
lớn rơi vào tay địa chủ cường hào. Quá trình chiếm đoạt và tập trung ruộng đất
15

vào tay địa chủ, bần cùng hóa nông dân diễn ra mạnh mẽ . Tô thuế là nguồn
thu chính của nhà nước cũng bị bọn quan lại ăn cắp, tính gian, hà thu lạm bổ,
gây ra nhiều tổn hại cho nhân dân. Các chính sách bảo vệ nông nghiệp không
được quan tâm, nhà nước chỉ chú trọng cầu trời cho ít thiên tai, cầu mưa thuận
gió hòa… và khi thiên tai xảy ra, việc cứu trợ cũng không kịp thời và ít ỏi.
Đồng thời triều Nguyễn bảo tồn công xã nông thôn (còn gọi là làng xã), điều
đó chứng tỏ chế độ phong kiến được xây dựng trên cơ cấu kinh tế ấy chưa
thay đổi. Chế độ công điền, công thổ duy trì lâu dài nền kinh tế tự nhiên, tự
cấp, làm cho làng xã trở thành đơn vị khép kín, cản trở quá trình tư hữu hóa
ruộng đất, hạn chế sự phát triển của quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Thuế nông
nghiệp của triều Nguyễn cũng hết sức nặng nề và được đánh giá là cao nhất
trong lịch sử cổ trung đại Việt Nam.

Nhìn chung, kinh tế nông nghiệp triều Nguyễn thời Phạm Phú Thứ

chưa đáp ứng được nhu cầu của quốc gia.
14
15

Tổ phiên dịch Viện Sử học (1973), Đại Nam thực lục, tập 28, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 129
“Vào năm 1852, trong 31 tỉnh của toàn quốc thì chỉ có hai tỉnh là Thừa Thiên và Quảng Trị có số ruộng
công nhiều
hơn ruộng tư. Một tỉnh là Quảng Bình có ruộng công và ruộng tư bằng nhau, còn lại 28 tỉnh khác ruộng tư nhiều hơn
ruộng công, trong đó phần ruộng tốt thì cường hào chiếm cả, thừa ra thì hương lí bao chiếm. Dân chỉ được phần
ruộng đất xấu, cằn cỗi, bạc màu.” (Nguyễn Ngọc Cơ (chủ biên) (2005), Lịch sử Việt Nam từ 1858-1918, Nxb ĐHSP,
Hà Nội, tr 15-16)


12

Công thương nghiệp cũng không phát triển được. Nền kinh tế hàng
hóa bị thu hẹp. Các vua Nguyễn ra sức thi hành các chính sách kìm hãm sự
phát triển của công thương nghiệp. Công nghiệp và thủ công nghiệp còn
mang tính chất manh mún và chủ yếu là phục vụ cho những nhu cầu thiết
yếu của triều đình: đóng thuyền, đúc tiền, đúc súng… mà không vì sự phát
triển của nền kinh tế. Thủ công nghiệp dân gian phát triển chậm chạp, thủ
công nghiệp nhà nước được mở rộng. Khai mỏ vàng, sắt, bạc, đồng… phát
triển và hoạt động mạnh mẽ. Song, chính sách khai mỏ của nhà nước không
làm lợi cho nhân dân. Chủ yếu các mỏ do nhà nước quản lí; cho Hoa kiều
lĩnh trưng, hàng năm nộp thuế; do thổ tù thiểu số lĩnh trưng hoặc do người
Việt lĩnh trưng song số này không nhiều.
Thương nghiệp không phát triển do chính sách ức thương của triều
đình. Vua Nguyễn cho rằng: “Cửa ải và bến đò đặt ra là có ý chuộng [nghề
nông là] gốc mà ức chế [nghề buôn là] ngọn, triều đình không phải thiếu về
tiền tài, vốn không coi việc ấy là cần phải có hay không, duy vì bọn con

buôn gian giảo phần nhiều tự ý định giá thấp cao, há nên nhất khái theo lời
cầu xin của chúng!”16
Chính sách “bế quan tỏa cảng”, khước từ quan hệ thông thương với
bên ngoài, nhất là với phương Tây đã làm cho Việt Nam bị tách biệt với các
nước. Ở thời Tự Đức, việc buôn bán với các nước phương Tây hầu như
ngừng hẳn. Thương nhân ngoại quốc (Anh, Pháp, Mĩ…) đến xin thông
thương đều bị từ chối. Ngoại thương của nhà nước chỉ được mở hạn chế
với các nước trong khu vực Đông Á hoặc Đông Nam Á, như Trung Quốc,
Philippin, Thái Lan, Singapo, Inđônêxia, Bócnêô… Các hoạt động buôn
bán với nước ngoài chủ yếu để mua sắm vật dụng cho quí tộc, các vật liệu
(sắt, chì, gang, lưu huỳnh) để làm súng đạn.

16

Tổ phiên dịch Viện Sử học (1971), Đại Nam thực lục, tập 24, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 265


13

I.3. Về giáo dục, học thuật và văn hóa
Chế độ giáo dục nhà Nguyễn vẫn theo khuôn phép của nhà Lê. Trong
20 năm trị vì, vua Minh Mệnh đã mở được 6 khoa thi Tiến sĩ, lấy đỗ 75
người. Vua Thiệu Trị mở được tới 5 khoa thi Tiến sĩ (2 ân khoa, 3 chính
khoa), lấy đỗ 80 người trong 7 năm trị vì. Vua Tự Đức xúc tiến mạnh mẽ
việc học hành thi cử. Nhà vua tự tay ra nhiều đề thi, trực tiếp chấm đối
sách. Ngoài những khoa thi theo qui định, ông đặt thêm khoa Nhã sĩ và
khoa Cát sĩ để chọn người giỏi văn học ra làm quan. Ông cũng đặt ra Tập
hiền viện và Khai kinh diên để cùng các quan đàm đạo về văn học, nghệ
thuật, chính trị. Trong 36 năm trị vì, vua Tự Đức đã mở 16 khoa thi, trong
đó có 13 chính khoa Tiến sĩ, 1 chế khoa và 2 ân khoa, lấy đỗ 206 người17.

Năm 1821, vua Minh Mệnh cho lập Quốc sử quán. Nhà vua cũng
tưởng thưởng cho những người biên soạn hoặc dâng sách cũ. Thời Minh
Mệnh đã sưu tập được những bộ sách quí như Lịch triều hiến chương loại
chí, Gia Định thành thông chí, Khai quốc công thần diễn chí. Biên soạn
được các bộ Liệt thánh thực lục tiền biên, Khâm định tiễu bình lưỡng kì phỉ
khấu phương lược… Năm 1841, vua Thiệu Trị sai Trương Đăng Quế làm
Tổng tài soạn bộ Đại Nam liệt truyện tiền biên. Năm 1842, vua lại giao cho
Nội các biên soạn bộ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ. Năm 1844, vua
cho khắc in và soạn tiếp phần Đại Nam thực lục chính biên. Năm 1856, vua
Tự Đức sai Quốc sử quán soạn bộ sử lớn Khâm định Việt sử thông giám
cương mục. Bản thân các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức là những đại
tác gia thời Nguyễn. Ngoài ra còn có nhiều trước tác khác của gần 300 tác
giả tiêu biểu và nổi tiếng đương thời như Lê Cao Lãng, Phạm Đình Hổ,
Nguyễn Thu, Phan Huy Chú, Nhữ Bá Sĩ, Lý Văn Phức, Cao Bá Quát, Miên
17

Những số liệu trên lấy từ Quốc triều khoa bảng lục in trong Lược truyện các tác gia Việt Nam của Trần
Văn Giáp,
Nxb KHXH, Hà Nội, 1971, tr. 520, trùng khớp với số liệu trong Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075-1919 của Ngô
Đức Thọ - Nguyễn Thúy Nga - Nguyễn Hữu Mùi. Nhưng trong Một số vấn đề về quan chế triều Nguyễn của nhóm tác
giả Phan Đại Doãn - Nguyễn Minh Tường - Hoàng Phương - Lê Thành Lân - Nguyễn Ngọc Quỳnh, Nxb Thuận Hóa,
Huế, Huế, 1997, tr.174&201 lại thống kê đời vua Minh Mệnh có 76 người đỗ tiến sĩ, đời vua Thiệu Trị có 79 người
đỗ tiến sĩ.


14

Thẩm, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Du, Trương Đăng Quế, Phạm Phú Thứ,
v.v.. Thời Tự Đức là thời cực thịnh của văn học nghệ thuật Việt Nam thế kỉ
XIX.

I.4. Về thù trong giặc ngoài
18

19

Các cuộc nổi dậy của Phan Bá Vành , Lê Duy Lương , Nông Văn
20

21

22

23

24

Vân , Lê Văn Khôi , loạn Tam đường , Cao Bá Quát , Tạ Văn Phụng .

Ở thời Tự Đức, các cuộc khởi nghĩa chống triều đình đã lên tới 103 cuộc 25.
Nhìn chung, các phong trào nông dân, các cuộc khởi nghĩa đều mang tính
địa phương, không có sự liên kết. Nhưng các phong trào này cũng đã “làm
lay động tận gốc rễ chế độ phong kiến triều Nguyễn” 26. Đặc biệt là cuộc
tranh giành quyền lực trong hoàng tộc giữa phe Hồng Bảo với Tự Đức đã
dẫn đến cuộc biến động giặc Chày Vôi ở kinh thành. Do vậy, nhà Nguyễn
đã một mặt thẳng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa, mặt khác thi hành các
chính sách kinh tế - xã hội hòng làm dịu bớt mâu thuẫn trong xã hội.
Tình hình tôn giáo cũng hết sức phức tạp. Các giáo sĩ phương Tây,
nhất là Pháp và Tây Ban Nha ra sức thu phục tín đồ. Chúng tìm cách khoét
sâu mâu thuẫn giáo - lương. Chúng trực tiếp tổ chức hoặc đứng đằng sau
những vụ khởi loạn chống triều đình, chuẩn bị cơ sở chính trị cho cuộc xâm

lăng sắp tới. Chủ tâm của các cha cố Pháp không phải chỉ là truyền đạo, mà
bằng con đường truyền đạo để hình thành những phe nhóm chính trị làm
nội ứng cho chủ nghĩa thực dân. Các vua triều Nguyễn cố hết sức dùng mọi
chính sách, biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của Thiên chúa giáo.
18
19

Năm 1823-1827, nổ ra tại Thái Bình, tiêu biểu cho phong trào đấu tranh của nông dân đồng bằng Bắc Bộ
Năm 1833-1834, là phong trào kết hợp giữa quí tộc họ Lê với lực lượng của dân tộc ít người ở Tây Nam
Bắc Bộ và

20

Năm 1833-1835, là phong trào lớn nhất và tiêu biểu nhất của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Việt

Bắc

21

22

Nguyên.

23
24

Năm 1833-1835, tại Gia Định

Năm 1851, bọn giặc Khách Quảng Nghĩa đường, Lục Thắng đường và Đức Thắng đường nổi lên ở Thái
Năm 1854-1855, tiêu biểu cho cuộc đấu tranh do Nho sĩ lãnh đạo


Năm 1861, giáo dân Tạ Văn Phụng đi ngoại quốc về tự xưng là Lê Duy Minh - con cháu nhà Lê, đem
bọn giặc Khách trang bị cả tàu chiến từ ngoài biển vào đánh lấy Hải Ninh. Sau đó liên hệ với người Pháp ở Nam Kì
thực hiện
âm mưu phản quốc. Triều đình phải vất vả đánh dẹp trong 5 năm mới yên.
25
Theo thống kê của Nguyễn Ngọc Cơ trong Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918, Nxb ĐHSP, Hà Nội,
2005, tr.24


26

Phan Huy Lê (1960), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 3: Thời kì khủng hoảng và suy vong, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, tr.446


15

Nhưng những chính sách đó lại gây bất lợi cho nước ta. Hậu quả là việc
truyền đạo Thiên chúa không thể ngăn cản được, mà còn làm cho thế nước
ngày càng suy yếu, gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ địch lấn tới và
xâm lăng.
Năm 1847, Trung tá Pháp Rigault de Genouilly đem tàu đến Đà Nẵng
nổ đại bác bắn chìm các tàu của Đại Nam đang đậu trong khu vực vịnh Đà
Nẵng rồi bỏ chạy ra biển Đông. Đến năm 1856 rồi 1858, thực dân Pháp liên
tiếp tấn công vào cửa biển Đà Nẵng. Nhưng quân đội Pháp không chiếm
được Đà Nẵng nên liền quay vào đánh chiếm Gia Định (1859), chiếm luôn
các tỉnh Biên Hòa, Định Tường (1861), buộc triều đình Tự Đức phải kí Hòa
ước


27

Nhâm Tuất (1862). Đến năm 1867, quân Pháp tiến chiếm luôn ba

tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, rồi tiến ra đánh chiếm Bắc kì. Triều
đình buộc lòng phải kí Hòa ước28 Giáp Tuất (1874) chịu mất hết chủ quyền
ở Nam kì và Bắc kì. Tiếp tục, quân Pháp tiến đánh cửa Thuận An, buộc
triều đình phải kí hòa ước29 Quí Mùi (1883) còn gọi là Hòa ước Harmand.
Pháp đặt nền bảo hộ trên toàn cõi Việt Nam.
I.5. Về quân sự, củng cố quốc phòng
Nhà Nguyễn rất chú trọng đến việc tăng cường lực lượng quân sự để
củng cố và bảo vệ nền thống trị, đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân. Gồm
đủ các binh chủng như bộ binh, thủy binh, kị binh, tượng binh, pháo binh.
Quân số chia thành hai hoặc ba ban, lớp tại ngũ, lớp ở nhà, luân phiên nhau.
Vua Minh Mệnh cho dựng Võ miếu ở phía tây kinh thành vào năm 1835. Ở
những nơi hiểm yếu đều có lập đồn ải, các cửa biển đều cho dựng thêm
pháo đài. Triều đình định rõ điều lệ đặt việc binh, như việc vua Thiệu Trị dụ
rằng: “Việc binh là chính sách lớn của nhà nước, để nghiêm chỉnh

27
hết thế

Nhiều tài liệu đều viết là “Hòa ước” hoặc “Hiệp ước” nhưng trong Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVII -

kỉ XIX) viết là “Hàng ước”
28
Trong Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVII - hết thế kỉ XIX) viết là “Điều ước” và “Thương ước”
29
Trong Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVII - hết thế kỉ XIX) viết là “Hàng ước”



16

vũ bị mà bảo vệ dân sinh”30, và “vua cho rằng quân lính có thể ngàn ngày
không dùng, không thể một ngày không luyện tập”31.
Cho dù các vua nhà Nguyễn có quan tâm đến vấn đề quân sự, nhưng
quân sự nhà Nguyễn vẫn còn nhiều bất cập. Đời sống của binh lính tồi tệ.
Lương ăn, áo mặc thiếu thốn. Quân pháp thiếu nghiêm minh. Đánh trận dù
có dũng cảm, nhưng bị thua hay tạm thua đều bị giáng chức, cách chức.
Tinh thần chiến đấu của binh sĩ vì thế bị sa sút nghiêm trọng. Quân đội nhà
Nguyễn đông, nhưng không được trang bị vũ khí hiện đại mà chỉ là giáo,
gươm rất lạc hậu. Súng điểu thương, thần công… rất ít và hầu như sử dụng
không hiệu quả.
I.6. Về ngoại giao
Quan hệ ngoại giao dưới triều Nguyễn cũng giống như các triều đại
trước, thậm chí có phần cực đoan. Đối với nhà Thanh thì thần phục và coi
đó như là khuôn mẫu để noi theo, từ việc xây dựng bộ máy nhà nước đến
việc xây dựng pháp luật. Đối với các quốc gia nhỏ khác như Chân Lạp, Ai
Lao thì nhà Nguyễn lại thi hành chính sách lấn át và thậm chí còn đặt chức
quan bảo hộ ở Chân Lạp. Quan hệ với nước Xiêm cũng thất thường, có lúc
tranh chấp, có lúc hòa hoãn. Trong suốt triều Nguyễn, việc tranh giành ảnh
hưởng giữa Việt Nam với Xiêm ở Ai Lao biểu hiện một chính sách ngoại
giao hiếu chiến của triều Nguyễn. Ngược lại, trong quan hệ với phương
Tây, nhà Nguyễn rất dè dặt, chỉ có một số người phương Tây đi theo Bá Đa
Lộc mới được hậu đãi. Sau này, các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đã
tỏ ra dứt khoát khước từ quan hệ với phương Tây kể cả đối với Pháp. Các
nước phương Tây như Anh, Mỹ, Tây Ban Nha… đến xin giao thương và
đặt quan hệ ngoại giao đều bị từ chối. Thái độ đóng cửa, cự tuyệt với
phương Tây được các vua Nguyễn duy trì cho đến lúc bùng nổ cuộc xâm
lược của thực dân Pháp như trên đã trình bày.

30
31

Tổ phiên dịch Viện Sử học (1972), Đại Nam thực lục, tập 26, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 26
Tổ phiên dịch Viện Sử học (1971), Đại Nam thực lục, tập 25, Nxb KHXH, Hà Nội, tr. 239


17

Tiểu kết. Bối cảnh lịch sử Việt Nam thời Nguyễn cùng chung trong
bối cảnh lịch sử thế giới và khu vực. Đó là thời kì khủng hoảng, suy yếu
của chế độ phong kiến phương Đông, thời kì phát triển của chủ nghĩa tư
bản phương Tây. Nhà nước phong kiến triều Nguyễn đứng trước sự khủng
hoảng trầm trọng trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, đối nội, đối
ngoại... Sự mâu thuẫn trong xã hội hết sức sâu sắc. Mâu thuẫn giữa giai cấp
thống trị với giai cấp bị trị, mâu thuẫn giữa dân tộc và thực dân.
II. Cuộc đời và sự nghiệp Phạm Phú Thứ
II.1. Quê quán, dòng họ Phạm Phú Thứ
Dòng họ Phạm Phú Thứ vốn họ Đoàn gốc Bắc 32. Tổ 5 năm đời di cư
vào xã Đông Bàn huyện Diên Phước (nay là xã Điện Trung huyện Điện
Bàn) tỉnh Quảng Nam, đổi sang họ Phạm Phú (một họ vốn có ở đây từ
trước), thành Phạm Phú Điều. Những thế hệ đầu, dòng họ này chưa phát về
đường khoa cử, chủ yếu chỉ là người lao động bình thường, nhưng lại có
tiếng đức hạnh trong làng xóm. Song, cũng có một số người làm quan võ,
có một số người thông hiểu chữ nghĩa.
Đến đời thân phụ ông (đời thứ 5), hai người chú ruột là Phạm Phú
Nghĩa và Phạm Phú Hữu đã khai khoa cho làng, đỗ tú tài cùng một khoa,
làm chức quan nhỏ là Tư vụ và Giáo thụ. Kể từ đây, dòng họ ông mới thực
sự phát khoa. Từ đời ông cho đến đời thứ 10 có tổng cộng 81 người có trình
độ đại học, 14 người có trình độ trên đại học. Nhiều người giữ những chức

vụ quan trọng trong xã hội từ thời phong kiến cho đến nay. “Có thể nói đây
là một dòng họ có truyền thống hiếu học trên quê hương Đất học - Quảng
Nam qua nhiều thế hệ.”33

32

Về điểm này, các tài tài liệu trình bày khác nhau. Chia làm 2 phái. Một phái cho rằng dòng họ Phạm Phú
Thứ từ Bắc (Trung Quốc) sang, như Quốc Sử quán triều Nguyễn trong Đại Nam liệt truyện, Ngô Đức Thọ - Nguyễn
Thúy Nga - Nguyễn Hữu Mùi trong Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075-1919, Thy Hảo Trương Duy Hy trong Danh
xưng tôn quí của sĩ tử Quảng Nam dưới thời Nho học. Một phái cho rằng dòng họ Phạm Phú Thứ từ Bắc (Việt Nam)
vào, như Quang Uyển trong Nhật kí đi Tây, Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế trong Từ điển nhân vật lịch sử Việt
Nam, Hải Ngọc Thái Nhân Hòa trong Trúc Đường Phạm Phú Thứ với xu hướng canh tân.
33
Hải Ngọc Thái Nhân Hòa (1999), Trúc Đường Phạm Phú Thứ với xu hướng canh tân, Nxb Trẻ, TP.HCM,
tr.104


18

II.2. Tên tuổi Phạm Phú Thứ
Phạm Phú Thứ    sinh ngày 24-12 năm Canh Thìn (Minh
Mạng 2), tức ngày 27-01-1821; cụ mất vào ngày 17-12 năm Tân Tị, tức
ngày 5-2-1882 vì tuổi cao sức yếu.
Ông lúc nhỏ tên là Hào  (hào kiệt), tự là Thúc Minh   (nhặt
cái trong sáng), đi học lấy tên là Thứ  (rộng lượng). Khi thi đỗ Tiến sĩ,
vua Thiệu Trị đổi chữ là Thứ  (đông đúc). Từ đó ông đặt tự là Giáo Chi
  (dạy người)34, hiệu Trúc Đường   (nhà tre), biệt hiệu Giá Viên
  (vườn mía) và Trúc Ẩn   (nấp trong tre). Ngoài ra, trong tác
phẩm của mình ông cũng hay gọi mình là Giang Thụ Sào    (cái tổ
trên cây bên bờ sông - nhà của Phạm Phú Thứ ở Kinh đô), Nông Giang

Điếu Đồ     (gã câu cá sông Nong). Khi mất được vua Tự Đức
ban tên thụy là Văn Ý Công   .
II.3. Học tập thi cử
Phạm Phú Thứ đã được thai giáo ngay từ trong bụng mẹ. Từ nhỏ,
ông vốn “bẩm tính thông minh, đọc sách chỉ xem qua một lần là thuộc, lại
thêm ham mê học tập, nên từ lúc mười hai tuổi, đã nổi tiếng ở trường
huyện”35. Lớn lên, ông từng theo học Tùng Thiện Vương, là học trò giỏi
của Thương Sơn (Thương Sơn cao đệ    ).
34

Lấy điển tích trong sách Luận ngữ.   ,    .  : “  !”   : “  ,    ?” :

“ !” : “  ,    ?” : “ !” = Tử thích Vệ, Nhiễm Hữu bộc. Tử viết: “Thứ hĩ tai!” Nhiễm
Hữu viết: “Kí thứ hĩ, hựu hà gia yên?” Viết: “Phú chi!” Viết: “Kí phú hĩ, hựu hà gia yên?” Viết: “Giáo chi!” =
Khổng Tử đến nước Vệ, Nhiễm Hữu ngự xe. Khổng Tử nói rằng: “Dân đã đông rồi!” Nhiễm Hữu hỏi: “Dân đã đông
rồi thì còn phải làm gì nữa?”. Khổng Tử đáp: “Làm cho họ giàu.” Nhiễm Hữu hỏi: “Dân đã giàu rồi thì còn phải làm
gì nữa?”. Khổng Tử đáp: “Dạy họ.” (Thiên XIII Tử Lộ, đoạn 9)
35
Nhật kí đi Tây. Bản dịch của Quang Uyển, Nxb Đà Nẵng, 1999, tr.22-23


19

Ông đỗ đầu xứ năm 1839, tú tài năm 1840, đỗ thủ khoa cử nhân khoa
Nhâm Dần - Thiệu Trị 2 (1842), đỗ thủ khoa Hội thí, đầu bảng Đệ tam giáp
Tiến sĩ Ân khoa Quí Mão - Thiệu Trị 3 (1843). “Do đỗ giải nguyên và Hội
nguyên nên ông là vị “Song nguyên” đầu tiên của Quảng Nam.” 36 Đặc biệt,
ông còn là một trong “Tứ hổ” - danh xưng mà nhân dân địa phương vinh
danh 4 vị đỗ đầu toàn khoa thi hoặc đỗ đầu học vị Tiến sĩ (Phạm Như
Xương: Đình nguyên Hoàng giáp; Phạm Phú Thứ, Phạm Liệu, Trần Quí

Cáp: Đầu bảng đệ tam giáp)
II.4. Hoạn lộ thăng trầm
Quá trình làm quan của Phạm Phú Thứ được Đại Nam liệt truyện ghi
chép tương đối tỉ mỉ. Một số tài liệu khác cũng dựa vào sách trên để trình
bày hoạn lộ thăng trầm của Giáo Chi. Ở đây, chúng tôi cố gắng tóm tắt con
đường làm quan của ông theo biên niên.
Năm Thiệu Trị 4 (1844): Giữ chức Hành tẩu tại Nội các với hàm
Biên tu.
Năm Thiệu Trị 5 (1845): Tri phủ Lạng Giang (Bắc Ninh).
Năm Tự Đức 2 (1849): Giữ chức Khởi cư chú ở tòa Kinh diên với
hàm Thị độc.
Năm Tự Đức 3 (1850): Tháng 3, Phạm Phú Thứ thấy vua trẻ ham mê
vui chơi, bỏ lơi triều chính, dũng cảm “dâng sớ can lược rằng: “Lễ đại đình
ít thấy ra triều thị, nhạc nội uyển kèn trống suốt cả đêm, nhà Kinh diên lâu
không tới giảng, chốn triều đình lâu không ban hỏi, thần tử bốn phương phủ
huyện cũng lâu không được thừa chỉ thanh vấn (…)” Lời lẽ trong tờ không
còn kiêng sợ, na ná là như thế. Vua cho lời nói khí quá khích, răn bảo
không nỡ bắt tội, đình nghị cho là hủy báng định bắt tội đồ, nhưng Giảng
quan và Ngôn quan xin khoan tha cho. Vua bảo: trẫm không nỡ bỏ,

36

Thy Hảo Trương Duy Hy (2004), Danh xưng tôn quí của sĩ tử Quảng Nam dưới thời Nho học, Nxb Văn
học, tr.195


20

nhưng răn về nóng bậy quá, bèn bắt đi phối làm thừa nông dịch”


37

ở trạm

Thừa Nông.
Năm Tự Đức 4 (1851): Từ Dũ nghe tin trên, khuyên can Tự Đức,
Phạm Phú Thứ được phục chức Hàn lâm viện Điển tịch. Giữa năm, ông
được lệnh triều đình đi theo hải thuyền đưa viên quan triều Thanh là Ngô
Hội Lân về nước (Quảng Đông - Trung Quốc). Đây là dịp ông mở tầm nhìn
ra ngoài thế giới. Tư tưởng canh tân của ông bắt đầu từ đây.
Năm Tự Đức 5 (1852): Được khai phục hàm Biên tu.
Năm Tự Đức 7 (1854): Được cất lên chức Tri phủ Tư Nghĩa (Quảng
Ngãi).
Năm Tự Đức 8 (1855): Thăng chức Viên ngoại lang bộ Lễ.
Năm Tự Đức 9 (1856): Giữ chức Án sát sứ Thanh Hóa.
Năm Tự Đức 10 (1857): Giữ chức Án sát sứ Hà Nội.
Năm Tự Đức 11 (1858): Được chuyển về Nội các, triều đình ban
hàm Hàn lâm viện Thị độc Đại học sĩ, Tham biện Nội các Sự vụ.
Năm Tự Đức 13 (1860): Được thăng chức Thị lang.
Năm Tự Đức 15 (1862): Thăng chức Thự Tả tham tri.
Năm Tự Đức 16 (1863): Sung Khâm sai đại thần tới Gia Định cùng
với Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp thương thuyết với Pháp. Việc
không thành ông bị giáng một cấp, được lưu. Sau lại sung Phó sứ sang Tây
cùng với Chánh sứ Phan Thanh Giản và Bồi sứ Ngụy Khắc Đản xin chuộc
các tỉnh Nam Bộ (1863-1864). Lần đi sứ này đã tạo cho ông những chuyển
biến về tư tưởng. Được thăng thực thụ hàm Tả tham tri bộ Lại và được cử
vào Viện Cơ mật, kiêm coi Viện Tập hiền.
Năm Tự Đức 18 (1865): Được thăng chức thự Thượng thư bộ Hộ.
Năm Tự Đức 26 (1873): Vì Hộ bộ giấu lỗi rồi về hóa vật của nhà
nước, phải giáng Thị lang, rồi khai phục Tham tri, vẫn thực Thượng thư.

37

Đại Nam liệt truyện (bản dịch), tập 4, tr.247-248


21

Năm Tự Đức 27 (1874): Tổng đốc Hải Yên kiêm sung Tổng lý
thương chánh đại thần.
Năm Tự Đức 31 (1878): Thăng thự Hiệp biện Đại học sĩ, vẫn lĩnh
Tổng đốc.
Năm Tự Đức 33 (1880): Vì sự kiện Lương Văn Tiến năm 1879,
Phạm Phú Thứ bị triệu về Kinh để chờ cứu xét theo chỉ dụ “Bế môn tỉnh
quá”, bị giáng làm Quang lộc tự khanh, lĩnh Tham tri bộ Binh.
Năm Tự Đức 34 (1881 ÂL, 1882 DL): Ông mất, được vua Tự Đức
truy phục thực thụ hàm Nhất phẩm với tước Vinh lộc Đại phu Trụ quốc
Hiệp biện Đại học sĩ.
Nhìn vào “quá trình công trác” trên, chúng ta thấy hoạn lộ của Phạm
Phú Thứ không mấy bằng phẳng, suốt một đời thăng trầm. Sau 10 hoặc 13
năm mới “phấn đấu thăng tiến” giữ lại chức vị ban đầu. Gần 40 năm làm
quan, có đến 18 lần thay đổi nhiệm sở, 4 lần bị giáng chức (trong đó 1 lần
đi làm khổ sai)38. Hoạn lộ dù có thăng trầm, nhưng Phạm Phú Thứ vẫn luôn
tận tụy với công việc, hoàn thành trách nhiệm với tinh thần của một nhà
Nho, của một đại thần, của một người có tư tưởng canh tân tiến bộ. Những
nơi ông trị lí đều có sự khởi sắc. “Phạm Phú Thứ kinh lịch nhiều nơi khó
nhọc. Từ Đông sang Tây bồng bềnh chân mây mặt nước, đến Thương chính
đại thần, dù sức yếu chẳng từ nan! Mọi việc trước sau chu toàn tất cả. Thật
là đất Nam Trung hiếm có.”39
II.5. Đặc điểm nhân cách
Phạm Phú Thứ cũng giống như bao người Việt Nam khác trong thời

phong kiến. Lúc nhỏ, siêng năng học hành, dùi mài kinh sử; chí hiếu cha
mẹ, hòa thuận anh em. Lớn lên, đỗ đạt làm quan, trung quân ái quốc, tận
tụy công việc, thấu hiểu dân tình, tương trợ đồng liêu, chiêu tiến hiền tài,
38
39

Trúc

Theo thống kê của Thái Nhân Hòa trong Trúc Đường Phạm Phú Thứ với xu hướng canh tân, tr.9
Đại Nam liệt truyện, tập 4, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1993, tr.231. Dẫn theo Hải Ngọc Thái Nhân Hòa (1999),

Đường Phạm Phú Thứ với xu hướng canh tân, Nxb Đà Nẵng, tr. 22


×