Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Vai trò bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự của viện kiểm sát nhân dân qua thực tiễn TP hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.95 KB, 106 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Văn Hiếu


LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường,
kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố
gắng nỗ lực của bản thân.
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới
PGS. TS Vũ Công Giao là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận
tình hướng dẫn cho tôi cả chuyên môn và phương pháp nghiên cứu và
chỉ bảo cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Luật trực
thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, các tác giả có công trình, bài viết khoa
học mà tôi đã sử dụng để tham khảo và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các
Thầy Cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà nội, ngày 02 tháng 06 năm


2016
Tác giả Luận văn

Hoàng Văn Hiếu


MỤC LỤC
Trang
Trang phu ̣bià
Lời cam đoan
Mục lục
Danh muc ̣ từ viết tắt
Danh muc ̣ các bảng
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ VAI TRÒ BẢO VỆ
QUYỀN CON NGƢỜI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ CỦA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY 8
1.1.
Khái niệm quyền con người và bảo vệ quyền con người.....................8
1.1.1. Khái niệm quyền con người..................................................................8
1.1.2. Khái niệm bảo vệ quyền con người....................................................10
1.2.
Khái niệm và đặc trưng của hoạt động bảo vê ̣quyền con người
trong tố tụng hình sự của Viêṇ kiểm sát nhân dân 12
1.2.1. Nhận thức về hoạt động bảo vê ̣quyền con người trong tốtung ̣
hình sự của Viện kiểm sát nhân dân 12
1.2.2. Đặc trưng của hoạt động bảo vệ quyền con người trong tố tụng
hình sự của Viện kiểm sát nhân dân 16
1.3.
Các nguyên tắc tố tụng làm nền tảng cho việc bảo vệ quyền con

người của Viện Kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự 21
1.4.
Các phương thức bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự
của Viện kiểm sát nhân dân
26
1.4.1. Bảo vệ quyền con người thông qua hoạt động thực hành quyền
công tốvàkiểm sát viêc ̣ khởi tố, điều tra các vu á ̣ n hinh ̀ sư ̣

26

1.4.2. Bảo vệ quyền con người qua các hoạt động thực hành quyền
̣
32
1.4.3. Bảo vê ̣quyền con người trong viêc ̣ kiểm sát tạm giữ, tạm giam
và thi hành án hình sư ̣ 37
Tiểu kết Chương 1...........................................................................................44
công tốvàkiểm sát xét xử các vu á ̣ n hinh̀ sư


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN CON NGƢỜI TRONG
́

2.1.
2.2.

̉

̀

̉

́

TÔ TUNGG̣ HINH SƢG̣CUA VIÊṆ KIÊM SAT NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 45
Khái quát về hệ thống Viện kiểm sá
t nhân dân ởthành phố
Hải Phòn g.......................................................................................... 45
Thưc ̣ trang ̣ bảo vê ̣quyền con người trong hoaṭđông ̣ thưc ̣ hành
quyền công tốvàkiểm sát viêc ̣ khởi tố, điều tra các vu ̣án hiǹ h sư ̣

2.3.

của Viện kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng.........................................48
Thưc ̣ trang ̣ bảo vê ̣quyền con người trong thưc ̣ hành quyền công
tốvàkiểm sát xét xử các vu á ̣ n hinh̀ sư c ̣ ủa Viê ̣ n kiểm sát nhân

dân TP. Hải Phòng.............................................................................. 56
2.4.
Thưc ̣ trang ̣ bảo vê ̣quyền con người trong hoaṭđông ̣ thưc ̣ hành
quyền công tốvàkiểm sát viêc ̣ taṃ giữ, tạm giam và thi hành án
hình sự của Viện kiểm sát nhân dân TP. Hải Phòng........................... 63
2.5.
Đánh giáchung vềvai tròbảo vê ̣quyền con người của Viêṇ kiểm
sát nhân dân TP. Hải Phòng trong tố tụng hình sư . ̣ ............................67
Tiểu kết chương 2............................................................................................75
Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ BẢO
VỆ QUYỀN CON NGƢỜI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
̉

3.1.


́

CỦA VIÊṆ KIÊM SAT NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG................................................................................ 76
Các quan điểm vềnâng cao vai tròbảo vê ̣quyền con người trong
tốtung ̣ hinh̀ sư c ̣ ủa Viêṇ kiểm sát nhân dân TP. Hải Phòng........................76

3.2.

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người

trong tốtung ̣ hinh̀ sư ̣của Viện kiểm sát nhân dân TP. Hải Phòng..........79
3.2.1. Giải pháp về tăng cường hướng dẫn và thực thi các quy định của
Bô l ̣ uâṭtốtung ̣ hinh̀ sư ̣năm 2015............................................................79
3.2.2. Các giải pháp về tổ chức và hoạt động nhằm tăng cường vai trò
bảo vệ quyền con người của VKSND................................................ 84
Tiểu kết chương 3............................................................................................94

KẾT LUẬN.................................................................................................... 95
DANH MUCG̣ TÀI LIÊỤ THAM KHẢO.....................................................97


́

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT
BLHS

: Bô l ̣ uâṭhình sự


BLTTHS

: Bô l ̣ uâṭtốtung ̣ hình sự

CQĐT

: Cơ quan điều tra

THQCT

: Thực hành quyền công tố

VKSND

: Viêṇ kiểm sát nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng

Bảng 2.1. Kết quả kiể m sát giải quyết tốgia c, tin báo vềtô ị
́
phạm của VKSND các cấp thành phốHai Phòng

̉

Trang
50

Bảng 2.2. Kết quả thực hành quyền công tố và kiểm sát điều
tra cua VKSND Hai Phong giai đoạn 2011 – 2015
̉
̉
̀

51

Bảng 2.3. Sốvu ̣vàbi ̣cáo VKSND đa ̃kiểm sát xét xử trong
giai đoaṇ 2011 – 2015

59


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Bảo vệ quyền con người là một trong những yêu cầu và mục đích của
việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta. Chăm lo đến con
người, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con người phát triển toàn diện là quan
điểm cơ bản, xuyên suốt, được thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà
nước Việt Nam. Bảo vệ quyền con người cần được thực hiện trên tất cả các
lĩnh vực, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm về nhân quyền như hoạt động

tố tụng hình sự. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ chính trị
“Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” khẳng định:
Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với cơ quan tư pháp ngày
càng cao; các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân
trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công
cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế XHCN, đấu tranh có hiệu
quả với các loại tội phạm và vi phạm [8].
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng đặt ra
nhiệm vụ: “Đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, trong đó đẩy
mạnh việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ
thống tư pháp trong sạch vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ
quyền con người” [11].
Tố tụng hình sự là một mặt hoạt động của Nhà nước, có sự tham gia
của nhiều cơ quan, trong đó VKSND giữ vai trò rất quan trọng. Điều 107
Hiến pháp năm 2013 quy định: VKSND thực hành quyền công tố, kiểm sát
hoạt động tư pháp. Hiến pháp cũng quy định vai trò của VKSND nhân dân, đó
đề cao vai trò bảo vệ quyền con người: “VKSND có nhiệm vụ bảo vệ pháp
luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ

1


lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp
phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”.
Trong những năm vừa qua , bằng công tác thực hành quyền công tố
(THQCT) và kiểm sát viêc ̣ tuân theo pháp luâṭtrong tốtung ̣ hinh̀ sựVKSND đa
̃có những đóng góp lớn trong việc bảo vệ quyền con người trong các giai
đoaṇ khởi tố, điều tra , truy tố, xét xử trong tố tụng hình sự . Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả đạt đươc ̣, vai tròbảo vê ̣quyền con người của
trong tốtung ̣ hinh̀ sư ̣còn chưa thưc ̣ sư ̣đáp ứng đươc ̣ yêu cầu


VKSND

. Công tác

THQCT và kiểm sát điều tra còn nhiều lỗ hổng , dâñ đến viêc ̣ các Cơ quan
điều tra (CQĐT) ở một số nơi , trong môṭsốthời điểm còn áp dung ̣ các biêṇ
pháp trái luật, bức cung, dùng nhục hình đối với người bi tạṃ giữ, bị can. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đã nêu, trong đó nhiều nguyên
nhân đã được làm rõ, trong khi có nhiều nguyên nhân còn chưa được nhận
diện đầy đủ. Do vâỵ, việc nghiên cứu về vai trò bảo vê ̣quyền con người trong
tố tụng hình sự của VKSND hiện nay là có ý nghĩa thiết thực cả trên phương
diêṇ lýluâṇ vàthưc ̣ tiêñ . Đây đồng thời là một yêu cầu cấp thi ết, đặc biệt trong
bối cảnh LuâṭTổchức VKSND đươc ̣ ban hành năm 2014 đa ̃cóhiêụ lưc ̣ pháp
luật và Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đươc ̣ thông qua và có
hiệu lực vào ngày 01/7/2016, trong đó nhấn mạnh vai tròbảo vê ̣quyền con
người của VKSND trong tốtung ̣ hinh̀ sư. ̣
Là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của nước ta, có địa bàn
rộng, dân số đông, tình hình kinh tế xã hội sôi động nhưng phức tạp nên trong
những năm vừa qu a, sốlương ̣ vu ̣án hinh̀ sư ̣ở Hải Phòng luôn ở mức cao trên
cả nước. Trong bối cảnh đó, VKSND Hải Phòng đã có nhiều nỗ lực và đã đạt
nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc thưc ̣ hiêṇ

vai tròbảo vê ̣quyền con

người trong hoaṭđông ̣ tốtung ̣ hinh̀ sư. ̣ Tuy nhiên, bên canḥ những kết quả đạt
đươc ̣, viêc ̣ thểhiêṇ vai tròbảo vê ̣quyền con người của
VKSND Hải Phòng
còn nhiều hạn chế bất cập. Những hạn chế, bất cập này do nhiều nguyên nhân,
2



trong đó ngoài những nguyên nhân chung, còn có những nguyên nhân đặc thù
ở địa phương, đòi hỏi phải nghiên cứu tìm ra giải pháp khắc phục.
Là một cán bộ đang làm việc trong ngành kiểm sát ở địa phương, trước
tình hình trên, học viên quyết định chọn đề tài “Vai trò bảo vệ quyền con
người trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát nhân dân - qua thực tiễn TP
Hải Phòng” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình, với mong muốn tìm ra
các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự
của VKSND trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng, ở nước ta nói chung.
2.


Tình hình nghiên cứu đề tài

nước ta, từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề bảo vệ
quyền con người nói chung, bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự nói
riêng. Những công trình nghiên cứu về vấn đề này có thể được phân thành hai
nhóm chính như sau:
- Các nghiên cứu về bảo đảm quyền con người nói chung: Nhóm này
có các công trình tiêu biểu như: "Quyền con người trong thế giới hiện đại"đề tài khoa học cấp nhà nước do Đề tài KX 07-16, năm 1995 do GS Hoàng
Văn Hảo và GS Phạm Ích Khiêm đồng chủ nhiệm; “Giới thiệu công ước quốc
tế về các quyền dân sự và chính trị” do Vũ Công Giao, Tường Duy Kiên, Lã
Khánh Tùng (đồng chủ biên), NXB Hồng Đức, 2012; “Giới thiệu công ước
quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa”, do Vũ Công Giao, Nghiêm
Kim Hoa (đồng chủ biên), NXB Hồng Đức, 2012; “Giáo trình Lý luận và
pháp luật về quyền con người”, do Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã
Khánh Tùng (đồng chủ biên) NXB ĐHQG Hà Nội, 2010, tái bản năm 2011,
2015; “Luật nhân quyền quốc tế: Những vấn đề cơ bản” Vũ Công Giao, Lã
Khánh Tùng, NXB Lao động – xã hội, 2011…

- Các nghiên cứu về bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự:
Nhóm này có các công trình tiêu biểu như: “” - Bảo vệ quyền con người bằng
pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà
3


nước pháp quyền Việt Nam đề tài khoa học cấp Đại học quốc gia do
GS.TSKH. Lê Văn Cảm, TS. Nguyễn Ngọc Chí, Ths. Trịnh Quốc Toản đồng
chủ trì thực hiện năm 2005; "Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền con người
bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự" của GS.TSKH Lê Văn Cảm
đăng trên tạp chí Khoa học - Luật học của ĐHQG Hà Nội, số 3/2011; "Bảo vệ
quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam" sách
chuyên khảo của TS. Trần Quang Tiệp, NXB Chinh ́ tri ̣ quốc gia năm 2004;
“Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự” Nguyễn Đăng
Dung, Phạm Hồng Thái, Lê Văn Cảm, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (đồng
chủ biên), NXB ĐHQG Hà Nội, 2011; “Bảo đảm quyền con người trong tố
tụng hình sự trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam" của PGS. TS. Nguyễn Thái Phúc tại Hội thảo về Quyền con người
trong tố tụng hình sự (do VKSND tối cao và Ủy ban nhân quyền Australia tổ
chức tháng 3-2010); "Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp ở
Việt Nam hiện nay”, luận án tiến sĩ luật học của Nguyễn Huy Hoàng, bảo vệ
tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2011; "Bảo vệ quyền con
người trong tố tụng hình sự Việt Nam" luận án tiến sĩ của Nguyễn Quang Hiền
bảo vệ tại Viêṇ nhànước vàpháp luâṭnăm 2008; “Quyền được suy đoán vô tội
theo Luật nhân quyền quốc tế và những gợi mở cho việc sửa đổi BLTTHS Việt
Nam” của Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tâm, đăng trên Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, số 5/2015; “Quyền im lặng” trong pháp luật quốc tế, pháp luật của
một số quốc gia và Việt Nam, của Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tâm, đăng
trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3/2015.
Những công trình nghiên cứu nêu trên đã cung cấp một lượng kiến

thức, thông tin lớn có liên quan đến đề tài. Cùng với những văn bản pháp quy
và báo cáo tình hình hoạt động của VKSND thành phố Hải Phòng, những
công trình nghiên cứu nêu trên là những nguồn tài liệu tham khảo chính cho
tác giả khi thực hiện luận văn này.
4


Tuy nhiên, hiện chưa có một đề tài nào tập trung nghiên cứu chuyên sâu
về vai trò của VKSND trong việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình
sự. Thêm vào đó, hầu hết các công trình nghiên cứu đã nêu trên chưa cập nhật
những quy định mới về VKSND và về bảo vệ quyền con người trong tố tụng
hình sự trong Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức VKSND năm 2014 và hai
Bộ luật Hình sự, BLTTHS mới sửa đổi năm 2015. Vì vậy, luận văn này là rất
cần thiết và có giá trị lý luận, thực tiễn.
3.

Mục đích, nhiêṃ vu G̣nghiên cƣ́u

3.1.

Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích làm rõ cơ sở lý luận, pháp
lý và thực tiễn về vai trò của VKSND, đồng thời đề xuất các giải pháp để
nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người của VKSND trong tố tụng hình sự
ở nước ta.
3.2. Nhiêṃ vu ̣nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn xác định những
nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
-


Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về vai trò bảo vệ quyền con người của
VKSND trong tố tụng hình sự, chỉ ra cơ sở lý thuyết của hoạt động này, bao
gồm các khái niệm, định nghĩa, đặc điểm, tính chất, các yêu cầu và điều
kiện tác động…

-

Phân tích khuôn khổ pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về vai trò của
VKSND trong bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự, chỉ ra những quy
định còn thiếu hoặc chưa hợp lý trong pháp luật Việt Nam mà ảnh hưởng đến
hiệu quả bảo vệ quyền con người của VKSND trong tố tụng hình sự.

-

Khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện vai trò bảo vệ quyền con người trong
tố tụng hình sự của VKSND thành phố Hải Phòng trong khoảng 5 năm gần
đây, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và phân tích nguyên nhân.
-

Đề xuất và phân tích cơ sở khoa học của những quan điểm, giải pháp
5


nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người của VKSND trong tố tụng hình sự


nước ta từ thực tiễn thành phố Hải Phòng.
4.


Đối tƣợng và phaṃ vi nghiên cƣ́u

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vai trò và sự thể hiện vai trò bảo vệ
quyền con người của VKSND trong tố tụng hình sự ở thành phố Hải Phòng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vai trò bảo vệ quyền con
người của VKSND trong tố tụng hình sự, không mở rộng đến các cơ quan tiến
hành tố tụng khác.
Về không gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng vai trò bảo vệ
quyền con người của VKSND trong tố tụng hình sự ở thành phố Hải Phòng,
không mở rộng đến các địa phương khác.
Về thời gian, đề tài chỉ giới hạn phân tích thực trạng bảo vệ quyền con
người trong tố tụng hình sự của VKSND thành phố Hải Phòng trong khoảng 5
năm trở lại đây.
5.

Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cƣ́u

Luận văn vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
Liên hợp quốc và của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quyền con người.
Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp sau đây để giải quyết các
nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra:
Các phương pháp tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu hiện có và

-

các tài liệu khác để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về vai trò của VKSND
trong bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự ở nước ta hiện nay (ở

Chương 1).
-

Các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh các tài liệu, báo cáo
chuyên môn của VKSND địa phương và phương pháp quan sát thực
6


tế để đánh giá thực trạng bảo vệ quyền con người trong hoạt động tố tụng
hình sự của thành phố Hải Phòng trong 5 năm gần đây (ở Chương 2).
-

Các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để đề xuất các quan điểm,
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người trong tố tụng
hình sự của VKSND thành phố Hải Phòng nói riêng và ở nước ta nói chung
trong thời gian tới (ở Chương 3).
6.

Tính mới và những đóng góp của đề tài

Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về vai trò bảo vệ quyền con
người của VKSND trong tố tụng hình sự ở thành phố Hải Phòng. Luận văn
cũng là một trong số ít công trình nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về vấn
đề bảo đảm quyền con người của VKSND ở nước ta từ trước đến nay.
Vì vậy, luận văn cung cấp nhiều kiến thức, thông tin, luận điểm và đề
xuất mới có giá trị tham khảo với các cơ quan nhà nước ở trung ương và ở
thành phố Hải Phòng trong việc hoàn thiện pháp luật và cơ chế để nâng cao
hiệu quả bảo vệ quyền con người của VKSND trong tố tụng hình sự.
Bên cạnh đó, luận văn có thể được sử dụng là nguồn tài liệu tham khảo
cho việc giảng dạy, nghiên cứu các chuyên ngành luật có liên quan như luật

hiến pháp, hành chính, luật hình sự, luật nhân quyền ở Khoa Luật ĐHQG Hà
Nội và các cơ sở đào tạo khác của nước ta.
7. Kết cấu cua luâṇ văn
̉

Ngoài phần Mở đầu , Kết luâṇ va D anh muc ̣ tai liêụ tham khao , luận
̀

̀

̉

văn được kết cấu thành ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận, pháp lý về vai trò bảo vệ quyền con người
của Viện kiểm sát nhân dân ở nước ta hiện nay.
Chương 2: Thực trạng bảo vệ quyền con người của trong tố tụng hình
sư ̣của Viêṇ kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng
Chương 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao vai trò bảo vệ quyền con người
trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát nhân dân từ thực tiễn TP Hải Phòng.
7


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ VAI TRÒ BẢO VỆ
QUYỀN CON NGƢỜI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
1.1. Khái niệm quyền con ngƣời vàbảo vê G̣quyền con ngƣời
1.1.1. Khái niệm quyền con người
Quyền con người là sự kết tinh những giá trị cao quý nhất của nhân loại,

song cũng là vấn đề rộng lớn, phức tạp, được nhiều chuyên ngành khoa học
nghiên cứu. Có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về quyền con người,
song quan điểm phổ biến cho rằng quyền con người là những đặc quyền bẩm
sinh, vốn có của mọi cá nhân: "Nhân quyền là những năng lực và nhu cầu vốn
có và chỉ có ở con người, với tư cách là thành viên cộng đồng nhân loại, được
thể chế hóa bằng pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế" [46].
Một đinḥ nghiã khác của Văn phòng Cao ủy của Liên hơp ̣ quốc vềquyền con
người (OHCHR) cũng thườn g trich́ dâñ bởi các nhà nghiên cứu, trong đó cho
rằng: “Quyền con người là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo
vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành đôngg̣ hoăcg̣ sư g̣bỏmăcg̣ mà
làm tổn haị đến nhân phẩm, những sư g̣đươcg̣ phép và tư g̣do cơ bản của con
người” [45, tr.1].
Quyền con người lànhững giá trị tự nhiên , vốn cócủa con người , tuy
nhiên nóchỉthưc ̣ sư ̣cóýnghiã vàtrởthành hiêṇ thưc ̣ khi nóđươc ̣ bảo đảm bằng
pháp luật.

-

Quyền con người cónhững thuôc ̣ tinh́ cơ bản sau đây:
Tính phổ biến: Tính phổ biến của quyền con người thể hiện ở chỗ quyền con
người được áp dụng chung cho tất cả mọi người, không phân biệt màu da,
dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân. Con người,

8


dù ở trong những chế độ xã hội riêng biệt, thuộc những truyền thống văn hóa
khác nhau vẫn được công nhận là con người và được hưởng những quyền và
sự tự do cơ bản.
-


Tính đặc thù: Mặc dù tất cả mọi người đều được hưởng quyền con

người nhưng mức độ thụ hưởng quyền có sự khác biệt, phụ thuộc vào năng
lực cá nhân của từng người, hoàn cảnh chính trị, truyền thống văn hóa xã hội
mà người đó đang sống. Ở mỗi vùng, mỗi quốc gia khác nhau, vấn đề quyền
con người mang những sắc thái, đặc trưng riêng gắn liền với trình độ phát
triển kinh tế - xã hội ở khu vực đó. Ví dụ, ở các nước Tây Âu, do điều kiện
kinh tế phát triển nên con người ở đây được hưởng chế độ an sinh xã hội tốt
hơn nơi khác. Ngược lại, ở một số nước châu Á và châu Phi, do kinh tế còn
chậm phát triển nên mức độ thụ hưởng an sinh xã hội thấp hơn.
-

Tính không thể bị tước bỏ: Trong quan niệm chung của cộng đồng quốc tế,
quyền con người không thể tùy tiện bị tước bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện
bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả các cơ quan và quan chức nhà nước. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp nhất định được pháp luật quy định trước, chỉ có
những chủ thể đặc biệt mới có thể hạn chế quyền con người. Ví dụ, tù nhân
bị giam do thực hiện hành vi phạm tội.

-

Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyền: Tất cả các quyền con
người có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, việc thực hiện tốt quyền này sẽ là tiền
đề để thực hiện quyền kia. Ngược lại, khi có một quyền bị xâm phạm thì sẽ
ảnh hưởng đến các quyền khác. Ví dụ, nếu một người không được làm
việc, không có một mức sống đảm bảo cho sự sống còn của cá nhân thì người
đó sẽ ít chú ý và không có điều kiện thực hiện các quyền dân chủ như quyền
bầu cử hoặc quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội.
Quyền con người đươc ̣ xác đinḥ theo các linh ̃ vưc ̣ chủyếu sau đây:

-

Nhóm các quyền dân sự , chính trị: Đây làcác quyền quan trong ̣ của

9


con người, có liên quan đến sự tồn tại tự nhiên, tất yếu của con người trong xa ̃
hôị, liên quan đến mối quan hê ̣tư ̣nhiên giữa con người với môṭthểchếchinh́ trị
của xã hội đó , ví dụ như quyền sống , quyền tư ̣do , quyền bảo hô ̣vềtinh́
mạng, sức khỏe, danh dư, ̣ nhân phẩm, bất khảxâm phaṃ vềthân thể , chỗở, bí
mật thư tín, điêṇ tin.́ .. Các quyền này theo quan điểm của các hoc ̣ giảtư sản
đươc ̣ coi làquyền cơ bản nhất, quan trong ̣ nhất của con người.
-

Nhóm các quyền về kinh tế , xã hội và văn hóa : Đây lànhóm quyền theo
quan điểm của các nước xa ̃hôịchủnghiã đươc ̣ coi là quan trong ̣ nhất và
nhóm các quyền này luôn gắn liền với một nhà nước cụ thể , đươc ̣ đảm bảo
bởi nhànước. Các quyền này bao gồm: quyền lao đông ̣, quyền học tập, quyền
an sinh xã hội, các quyền về văn hoá, sáng tạo và hưởng thụ các thành tựu của
khoa học kỹ thuật…
Ngoài các quyền nêu trên, theo quan điểm của cộng đồng quốc tế là
quyền con người c òn bao gồm các quyền của nhóm và quyền tập thể, như
quyền phụ nữ, quyền trẻ em, quyền của người khuyết tật, quyền phát triển ,
quyền sống trong hoà bình, trong môi trường trong lành…
1.1.2. Khái niệm bảo vệ quyền con người
Theo nhâṇ thức chung của công ̣ đồng quốc tế , để bảo đảm quyền con
người, nhà nước có ba nghĩa vụ cụ thể đó là:
Nghĩa vụ tôn trọng: Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nước không được tùy
tiêṇ tước bỏ, hạn chế hay can thiệp , kểcảtrưc ̣ tiếp hay gián tiếp , vào việc thụ

hưởng các quyền con người.
Nghĩa vụ bảo vệ: Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nước phải ngăn chăṇ sư ̣
vi phaṃ quyền con người của các bên thứ ba.
Nghĩa vụ thực hiện : Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nước phải có
những biêṇ pháp nhằm hỗtrơ ̣công dân trong viêc ̣ thưc ̣ hiêṇ các quyền con
người [16, tr.44].

10


Để thực hiện các nghĩa vụ về nhân quyền, các Nhà nước phải sử dụng
pháp luật. Là một phạm trù đa diện, xong quyền con người cómối liên hê ̣gần
gũi hơn cả với pháp luật. Điều này trước hết làbởi cho dùquyền con người là
bẩm sinh, vốn cósong viêc ̣ thưc ̣ hiêṇ các quyền vâñ cần có nhà nước và pháp
luâṭ. Hầu hết nhưng nhu cầu vốn co , tư ̣nhiên cua con ngươi không thểđươc ̣
̃

́

̉

̀

bảo đảm đầy đủ nếu không được ghi nhận bằng pháp luật
nghĩa vụ tôn trọng và

, mà thông qua đó ,

thưc ̣ thi cac quyền không phai chi tồn taịdươi dang ̣
́


̉

̉

nhưng quy tắc đaọ đưc ma con trơ thanh nhưng quy tắc xư sư ̣chung
̃

́

̀ ̀

̉

̀

̃

̉

, có hiệu

lưc ̣ bắt buôc ̣ va thống nhất cho tất ca cac chu thểtrong xa hôị[13, tr.35].
̀

̉

́

̉


̃

Vơi tư cach la chủ thể của pháp luật, con ngươi – cùng với quyền, tư ̣do
́
́
̀
̀
và nghĩa vụ, những thuôc ̣ tinh́ xa h ̃ ôịgắn liền với nó – luôn làđối tương ̣ phản
ánh của các hệ thống pháp luật. Pháp luật xác lập và bảo vệ sự bình đẳng giữ a
các cá nhân con người trong xã hội và sự độc lập tương đối của các cá nhân
với tâp ̣ thể, công ̣ đồng, nhà nước, thông qua viêc ̣ pháp điển hóa các quyền và
tư ̣do tư ̣nhiên , vốn cócủa cánhân . Theo nghiã này , pháp luật có vai tròđăc ̣
biêṭkhông thểthay thếpháp luâṭtrong viêc ̣ bảo vê ̣các quyền con người.
Quyền con người và pháp luật là hai yếu tố không thể tách rời mà có
tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng. Mặc dù quyền con người có
tính "bẩm sinh" nhưng nó không thể thành hiện thực nếu không có pháp luật.
Trước hết, vai trò quan trọng của pháp luật đối với quyền con người là nó ghi
nhận (xác lập), củng cố, hoàn thiện quyền con người.
Pháp luật ghi nhận các quyền của con người được xã hội thừa nhận.
Thông qua pháp luật, quyền con người được ghi nhận và bảo vệ. Để bảo đảm
quyền con người, pháp luật đưa ra những điều cấm và những hành vi bắt buộc
phải làm nhằm ngăn ngừa và chống lại các hành vi vi phạm quyền con người.
Quyền con người được pháp luật xác lập sẽ không thể bị tước bỏ, hạn chế một
cách tuỳ tiện vì được bảo vệ bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục và

11


cưỡng chế của xã hội, Nhà nước. Pháp luật là công cụ sắc bén, hữu hiệu của

Nhà nước để bảo đảm thực hiện quyền con người. Với những đặc điểm riêng
của mình, pháp luật có tính bắt buộc cứng rắn bằng cách xác lập những điều
cấm mà bất cứ ai cũng không được vi phạm. Đồng thời, pháp luật được bảo
đảm thi hành bằng bộ máy Nhà nước cùng với sức mạnh (dư luận) xã hội. Vì
thế, các quy định của pháp luật về quyền con người còn được bảo đảm bằng
sự cưỡng chế của Nhà nước tránh mọi hành vi xâm hại. Trên cơ sở của pháp
luật, mọi hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân đều phải được xử
lý nghiêm minh.
Bảo vệ quyền con người là một quá trình . Nó phụ thuộc vào tổng thể
nhiều điều kiêṇ khác nhau (chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hóa,....) trong đó
pháp luật có vị trí, vai tròvàtầm quan trong ̣ hàng đầu. Đểphát huy đầy đủvai
trò quan trọng của pháp luật tro ng viêc ̣ bảo vê ̣quyền con người thip̀ hải thể
chếhoa quyền con ngươi thanh cac quy đinḥ cu ̣thểtrong hê ̣thống phap luâṭ
́

̀

̀

́

́

và phải có cơ chế bảo đảm cho các quy định đó được thực hiện trong thực tế ,
tạo thành đảm bảo phá p ly cho thưc ̣ hiêṇ quyền con ngươi
́

̀

. Nói cách khác ,


đam bao phap ly bao vê ̣quyền con ngươi chinh la đam bao thưc ̣ hiêṇ quyền
̉
̉
́ ́
̉
̀
́
̀ ̉
̉
con ngươi bằng phap luâṭ.
̀

́

Tóm tại, có thể hiểu , bảo vệ quyền con người chính là việc nhà nướ c,
thông qua pháp luâṭ, ghi nhâṇ và quy định các biện pháp ngăn ngừa và xử lý
những hành vi vi phạm các quyền con người bằng bộ máy cưỡng chế của mình.

1.2. Khái niệm và đặc trƣng của hoạt động bảo vê G̣quyền con
ngƣời trong tố tụng hình sự của Viêṇ kiểm sát nhân dân
1.2.1. Nhận thức về hoạt động bảo vệ quyền con người trong tốtung ̣
hình sự của Viện kiểm sát nhân dân


Việt Nam, VKSND là một cơ quan nhànước , môṭthiết chếđươc ̣ thành lập
theo quy định của Hiến pháp , có chức năng thưc ̣ hành quyền công

12



tốvàkiểm sát hoaṭđông ̣ tư pháp . Trong tốtung ̣ hinh̀ sư, ̣ Viêṇ kiểm sát cóvai
trò rất quan trọng , thểhiêṇ qua hai chức năng hiến đinḥ là thực hành quyền
công tốvàkiểm sát viêc ̣ tuân theo phá p luâṭtrong tốtung ̣ hinh ̀ sự. Theo quy
đinḥ của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Viện kiểm sát năm 2014, Viêṇ
kiểm sát còn cónhiêṃ vu ̣ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành
nghiêm chỉnh và thống nhất [28]. Viêc ̣ bảo vê ̣quyền con người của
VKSND trong tốtung ̣ hinh̀ sư ̣trước hết thểhiêṇ qua đấu tranh phòng , chống
tội p hạm, phát hiện kịp thời và đưa ra xử lýnghiêm khắc trước pháp luâṭ
những hành vi vi phạm quyền con người, đặc biệt trong hoạt động tư pháp,
qua đó đảm bảo các quyền con người đươc ̣ tôn trong, ̣ thực hiện.
Tố tụng hình sự là trình tự (quá trình) tiến hành giải quyết vụ án hình sự
theo quy định của pháp luật. Tố tụng hình sự bao gồm toàn bộ hoạt động của
cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, VKSND, tòa án), người tiến hành
tố tụng (điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân và thư ký
phiên tòa), người tham gia tố tụng (bị can, bị cáo, người bào chữa...), của cá
nhân, cơ quan nhà nước khác và tổ chức xã hội, góp phần vào việc giải quyết
vụ án theo quy định của Luật Tố tụng hình sự. Tốtung ̣ hinh̀ sư b ̣ ao gồm
các g iai đoaṇ khac nhau , vơi nhưng hoaṭđông ̣ cu ̣thểkhac nhau như tiếp
́

́

̃

́

nhâṇ, giải quyết tố giác , tin bao vềtôịphaṃ va kiến nghi ̣khơi tố

́

̀

̉

; khơi tố;
̉

điều tra ; truy tố; xét xử ; thi hành án ... Hoạt động của Viện kiểmsát trong tố
tụng hình sự thể hiện xuyên suốt qua các giai đoạn, trong đó ngoài việc thưc ̣
hành quyền công tố thì kiểm sat viêc ̣ tuân theo phap luâṭ của các cơ quan tư
́

́

pháp là có tính liên tục . Hoạt động này củ a Viêṇ kiểm sat nhằm bao đam cho
tốtụng hình sự được t riển khai đung quy đinḥ phap luâṭ
́

quyền con ngươi cua cac chu thểbi ̣ap dung ̣ cac h
̀

̉

́

̉

́


như ngươi bi b ̣ ắt, bị tạm giư, bị can, bị cáo.
̀
̃
13

́

́

́

̉

, đồng thơi bảo vệ

oạt đông ̣ tốtung ̣ hinh sư ̣
̀


Các giai đoạn tố tụng thểhiêṇ ởtừng hoaṭđông ̣ màtheo đócác cơ quan
tiến hành tốtung ̣ thưc ̣ hiêṇ những hoaṭđông ̣ nhất đinḥ đểtim ̀ ra sư ̣ thâṭkhách
quan của vu ̣ án đểtừ đóra đươc ̣ bản án đúng người , đúng tôịđúng pháp luâṭ.
Chức năng th ực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của
Viêṇ kiểm sat cung đươc ̣ thưc ̣ hiêṇ tương ưng ơ tưng giai đoaṇ tố tụng. Như
́
̃
́
̉ ̀
vâỵ, phương thức, đối tượng, nôịdung bảo vệ quyền con người của Viện kiểm

sát trong từng giai đoạn tốtung ̣ hinh̀ sư ̣ ít nhiều khác nhau. Tuy nhiên, xuyên
suốt trong suốt quá trình tố tụng, việc bảo vệ quyền con người được thực hiện
thông qua hai chức năng cơ bản của Viêṇ kiểm sát là thưc ̣ hành quyền công tố
và kiểm sát việc tuân theo pháp luâṭcủa các cơ quan tư pháp.
Quyền công tốvàthưc ̣ hành quyền công tốlànhững khái niêṃ cơ bản
trong nghiên cứu vềchức năng của Viêṇ kiểm sát

. Quyền công tố là quyền

nhân danh Nhà nước thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
người phạm tội. Quyền này thuộc về Nhà nước, được Nhà nước giao cho một
cơ quan thực hiện (ở nước ta là cơ quan VKSND) để phát hiện tội phạm và
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Để làm được điều này,
cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố phải có trách nhiệm bảo đảm
việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm
tội, trên cơ sở đó quyết định truy tố bị can ra trước Toà án và bảo vệ sự buộc
tội đó trước phiên toà. Như vậy, thực hành quyền công tố có tác dụng gián
tiếp bảo vệ quyền con người, vì giúp ngăn ngừa những hành vi vi phạm nhân
quyền. Tuy nhiên, việc thực hành quyền công tố cũng tiềm ẩn rủi ro vi phạm
nhân quyền, nếu như việc truy tố một người mang tính chất tuỳ tiện, cẩu thả,
chưa đủ chứng cứ tin cậy, hoặc cố tình truy tố trái pháp luật.
Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức VKSND năm 2014 đã có những sửa
đổi, bổ sung để làm rõ hơn chức năng thưc ̣ hành quyền công tố của Viện kiểm
sát, theo đó, thời điểm thưc ̣ hành quyền công tốđược xác định từ khi phát

14


hiêṇ códấu hiêụ tôịphaṃ, có tin báo, tốgiác về tội phạm. Trước đó, pháp luật
tố tụng hình sự nước ta quy định việc thưc ̣ hành quyền công tốcủa Viêṇ kiểm

sát chỉ phát sinh sau khi có quyết đinḥ khởi tốvu ̣án hinh ̀ sư. ̣Sửa đổi này giúp
mở rộng phạm vi bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sátso với trước đây.
Nếu như chức năng thực hành quyền công tố vừa có tác dụng bảo vệ ,
vừa tiềm ẩn rủi ro vi phạm , thì chức năng kiểm sát viêc ̣ tuân theo pháp luâṭ
trong tốtung ̣ hinh̀ sự thểhiêṇ rõ nét và tập trung vai tròbảo vê ̣quyền con người
của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự . Nội dung kiểm sát các hoạt
động tư pháp trong tố tụng hình sự là giám sát trực tiếp hoạt động của các cơ
quan tư pháp trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, nhằm bảo đảm cho
pháp luật tố tụng hình sự được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, thống nhất.
Như vậy, khi thưc ̣ hiêṇ chức năng này, Viêṇ kiểm sát có thể phát hiện và xử
lý nhưng hành vi vi phạm các quyền con người trong hoaṭđông ̣ cua cac cơ
̃

quan tiến hanh tốtung ̣, ngươi tiến hanh tốtung ̣...

̉

̀

̀

̀

Trong tố tụng hình sự, chủ thể của quyền con ngươi
ngươi tiến hanh tốtung ̣ như
̀

̀

̀


bao gồm nhưng

: Thủ trưởng ; Phó thủ trưởng cơ quan điều tra ;

Điều tra viên ; Viêṇ trương ; Phó viện trưởng Viện kiểm sát
̉

; Kiểm sat viên ;

Chánh án; Phó Chánh án tòa án ; Thẩm phán ; Hôịthẩm nhân dân ; Thư ký....
và những người tham gia tốtung ̣ như : những người bị buộc tội (người bi bắṭ;
tạm giữ; bị can; bị cáo); người bi hạị; người làm chứng ; nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự , người cóquyền lơị, nghĩa vụ liên quan ...Tuy nhiên, xét vị thế
của các chủ thể, nhu cầu bảo vệ quyền con người của những người tiến hành
tốtung ̣ là thấp, do họ nắm giữ quyền lưc ̣ nhànước , được BLTTHS trao cho
các quyền làm sáng tỏ vụ án hình sự . Nói cách khác, họ ở vị thế “thượng
phong” so với những người tham gia tố tụng khác. Chính vì vậy , luật nhân
quyền quốc tế và pháp luật tố tụng hình sự của các quốc gia đều không đặt
vấn đề bảo vệ đặc biệt quyền của nhóm này. Nói cách khác, không cần thiết

15


phải có những quy định cụ thể về bảo vệ quyền con người của ho ̣ khỏi sư ̣vi
phạm của các chủ thể khác, mà ở đây là những người tham gia tốtung ̣, vì khả
năng các quyền của họ bị vi phạm làkhông nhiều , và những quy định chung
về bảo vệ mọi người khỏi sự xâm hại về thể chất, tinh thần đã đủ để ngăn
ngừa và xử lý những vi phạm đó.
Tuy nhiên, các chủ thể tham gia tố tụng như những người đang bi buộc ̣

tôị; hoăc ̣ tham gia tốtung ̣ đểbao vê ̣quyền lơị ich hơp ̣ phap cua minh ; hoăc ̣
̉

́

́

̉

̀

tham gia tốtung ̣ đểhỗtrơ ̣cơ quan tiến hành tốt ụng trong giải quyết vụ án có vị
thế dễ bị tổn thương hơn rất nhiều so với các chủ thể tiến hành tố tụng. Họ là
những người thuộc đối tượng của tố tụng hình sự , đang chiụ các biêṇ pháp
tốtung ̣ nhất đinḥ như biêṇ pháp điều tra..., do đó, các quyền con người của họ
rất dễ bị vi phạm bởi các chủ thể tiến hành tố tụng . Những hình thức vi phạm
quyền của họ rất đa dạng và đặc thù, vì vậy những quy định chung về bảo vệ
mọi người khỏi sự xâm hại về thể chất, tinh thần hoàn toàn không đủ để ngăn
ngừa và xử lý. Đây chính là lý do mà luật nhân quyền quốc tế và pháp luật
hình sự của các quốc gia đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ quyền của những
chủ thể này trong tố tụng hình sự . Từ đócóthểkhẳng định rằng , đối tượng
chính trong hoạt động bảo vệ quyền c on người của Viện kiểm sát là các chủ
thểtham gia tốtung ̣ như: người bi buộc ̣ tôị; bị hại; người làm chứng....
Từ những sư ̣phân tich́ trên , có thể kết luận rằng : Bảo vệ quyền con
người của Viêṇ kiểm sát trong tốtungg̣ hiǹ h sư g̣là viêcg̣ Viêṇ kiểm sát thông qua
chức năng thưcg̣ hành quyền công tốvà kiểm sát viêcg̣ tuân theo pháp luâṭ ngăn
ngừa và xử lý những hành vi vi phạm các quyền con người của các chủ thể
tham gia tốtungg̣.
1.2.2. Đặc trưng của hoạt động bảo vê ̣quyền con người trong tốtung ̣
hình sự của Viêṇ kiểm sát nhân dân

Về mặt pháp lý, tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng đều có nhiệm vụ
bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự, tuy nhiên, mỗi cơ quan, phù
16


hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình, có những cách thức, biện pháp riêng
để thực hiện nhiệm vụ này.
Đối với VKSND, hoạt động bảo vê ̣quyền con người trong tốtung ̣ hinh̀
sư ̣của cơ quan này có những đăc ̣ trưng sau:
-

VKSND bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự thông qua việc

thực hiện chức năng riêng có của mình là thực hành quyền công tố và kiểm
sát viêcg̣ tuân theo pháp luâṭ trong tốtungg̣ hiǹ h sư g̣
Với mục tiêu xây dựng thành công nhà nước pháp quyền, Hiến pháp
năm 2013 tiếp tục khẳng định VKSND thực hiện hai chức năng đó là “thực
hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” [28]. Như vâỵ, ở Việt Nam,
trong bô ̣máy nhànước , chỉ duy nhất có Viện kiểm sát được Hiến pháp giao
phó hai chưc năng quan trong ̣ này. Hai chưc năng thưc ̣ hanh quyền công tốva
́

kiểm sát hoạt động tư pháp

́

̀

của VKSND song hanh , bổtrơ ̣cho nhau . Đặc


biêṭ, trong linh vưc ̣ bao vê ̣quyền con ngươi
̃

̉

̀

̀

, vai tro cua hai chưc năng nay
̀

̉

́

càng quan trọng.
Vơi nhiêṃ vu ̣, quyền haṇ cua minh trong tốtung ̣ hinh sự , VKSND là
́

̉

̀

̀

một thiết chế quan trọng trong Bộ máy nhà nước đươc ̣ xác đinḥ làcơ quan
tiến hành tốtung ̣ thưc ̣ hiêṇ nhiêṃ vu ̣ , quyền haṇ nhằm tim ̀ ra sư ̣ thâṭkhách
quan của vu ̣án hinh̀ sự. Trong các nhiêṃ vu ̣của ngành kiểm sát đươc ̣ Hiến
pháp năm 2013 xác định đó là : “VKSND có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo

vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo
đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất” [28]. Như vâỵ,
trong nhưng nhiêṃ vu ̣cua Viêṇ kiểm sat , nhiêṃ vu b ̣ ao vê ̣quyền con ngươi
̃

̉

́

chỉ được đặt sau nhiệm vụ bảo vệ pháp luật

̉

̀

. Trong muc ̣ tiêu xây dưng ̣ nhà

nước pháp quyền xa h ̃ ôịchủnghiã , viêc ̣ bảo vê ̣các quyền con người , quyền
công dân lànhiêṃ vu ̣cơ bản , nhiêṃ vu ̣này đươc ̣ Nhànước tin tưởng giao cho
Viêṇ kiểm sát vàcác cơ quan nhànước khác.
17


Trong tốtung ̣ hinh̀ sự, với nhiêṃ vu ̣, quyền haṇ của minh̀ , Viêṇ kiểm
sát thưc ̣ hiêṇ thưc ̣ hành quyền công tốvàkiểm sát hoaṭđông ̣ tốtung ̣ nói chung,
nhằm đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về than thể, được pháp luật bảo hộ
về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục
hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm than thể, sức khoẻ, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm.

Hoạt động kiểm sát và hoạt động công tố là hai hoạt động khác nhau,
với mục tiêu khác nhau. Một bên là bảo đảm cho pháp luật được thực hiện,
được chấp hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, còn bên kia là tập
trung vào việc phát hiện, điều tra, truy tố, buộc tội chính xác, nhanh chóng,
kịp thời, bảo đảm không để xảy ra oan sai, không bỏ lọt tội phạm.
Chủ thể được VKSND bảo vệ quyền con người trong tốtungg̣ hiǹ h sư g̣
chủ yếu là những người tham gia tố tụng
-

Tốtung ̣ hinh̀ sư ̣chia các chủthểtốtung ̣ ra làm hai nhóm lànhững
ngươi tiến hanh tốtung ̣ va nhưng ngươi tham gia tốtung ̣ . Nhưng ngươi tiến
̀

̀

̀

̃

̀

̃

̀

hành tố tụng là những chủ thể có các quyề n va nghia vu ̣tốtung ̣ nhất đinḥ , sư
̀
̃
̉
dụng quyền lực nhà nước trong việc làm sáng tỏ vụ án hình sự. Do đó, chủ thể

này tham gia vào hoạt động tố tụng với những bảo đảm về quyền năng tố tụng
của nhà nước . Viêc ̣ đăṭr a vấn đềbảo đảm quyền con người của chủthểnày có
nhưng không thường xuyên và không thật sự cấp thiết.
Chủ thể thứ hai là những người tham gia tố tụng.Căn cứ vào tính chất, nội
dung, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có thể chia nhóm này thành hai nhóm:
một nhóm chủ thể tham gia tố tụng vì có quyền và nghĩa vụ liên quan trực tiếp
đến sự phán xét của các cơ quan tiến hành tố tụng. Nhóm chủ thể này gồm hai
loại, một loại với tư cách pháp lý là người bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị
kết án do đã thực hiện hành vi, vi phạm pháp luật hình sự. Đối với loại chủ thể
này, quyền và nghĩa vụ được giải quyết theo trình tự tố tụng hình sự.

18


Trong quá trình tố tụng, quyền và nghĩa vụ pháp lý của các người bị
bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án được đảm bảo thực hiện thông qua
những người tiến hành tố tụng. Vì vậy, có thể xác định đây là những đối tượng
được VSKND đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình sự.
Ngoài nhóm chủ thể trên, trong hoạt động tố tụng còn có người tham gia
tố tụng như người làm chứng, người phiên dịch, người bào chữa, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên đương sự cũng là chủ thể cần được đảm
bảo quyền con người, mặc dù quyền của họ không có nguy cơ bị xâm hại từ phía
người tiến hành tố tụng, do họ tham gia tố tụng là để thực hiện trách nhiệm của
mình nhằm góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

Viêc ̣ bảo vê ̣quyền con người của những người tham gia tốtung ̣ lànôị
dung đăc ̣ biêṭquan trong ̣ , bởi le ̃nếu hoaṭđông ̣ tốtuṇ g của các cơ quan tiến
hành tố tụng và người tiến hành tố tụng làm oan sai và bỏ lọt tội phạm hoặc
tiến hành các hoaṭđông ̣ tốtung ̣ trái với quy đinḥ thìđều xâm phaṃ tới quyền
và lợi ích hợp phạm của những người th am gia tốtung ̣ . Đặc biệt trong đó

quyền của người bi buộc ̣ tôịlàrất quan trong ̣ trong tốtung ̣ hinh̀ sư. ̣
-

Quyền của các chủ thể được quy định cụ thể trong pháp luật tố tụng

hình sự
Do tính chất đặc biệt của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là được phát
sinh từ việc thực hiện hành vi phạm tội, nên trong tố tụng hình sự, người bị
tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo, người bị kết án bị hạn chế một số quyền cơ
bản của công dân như: quyền tự do thân thể, tự do đi lại, quyền lao động,
quyền tự do kinh doanh, quyền học tập, quyền bất khả xâm phạm về than thể,
… Do việc hạn chế các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trực tiếp ảnh
hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của người bị tạm giữ, tạm giam, bị
can, bị cáo, người bị kết án, vì thế để đảm bảo quyền con người, quyền công
dân của những người này trong từng giai đoạn tố tụng, pháp luật đã quy định
các quyền tương ứng với địa vị pháp lý của họ theo quy định pháp luật.
19


×