Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Đánh giá tác dụng hỗ trợ liền vết thương của cao mỏ quạ trên bệnh nhân sau phẫu thuật rò hậu môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 75 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rò hậu môn (RHM) là bệnh thường gặp trong các bệnh lý hậu môn trực
tràng (HMTT), đứng hàng thứ hai sau bệnh trĩ [1]. RHM bắt nguồn từ các áp
xe HMTT không được xử lý hoặc xử lý không tốt sẽ dẫn tới rò, áp xe và rò là
hai giai đoạn của quá trình bệnh lý [3], [4], [5] [5]. RHM không gây nguy
hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, tâm lý và chất
lượng cuộc sống của người bệnh [1].
RHM là một bệnh bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, theo các tác giả
Liên Xô và Trung Quốc bệnh chiếm khoảng 1/4 tổng số bệnh lý HMTT [6]. Ở
Việt Nam, tại bệnh viện Việt Đức trong 10 năm (1978-1985) có 258 bệnh
nhân được mổ RHM [3], còn viện Quân Đội 103 trong 15 năm (1985-1999)
phẫu thuật cho 2036 bệnh nhân bị bệnh lý HMTT thì có 498 bệnh nhân RHM,
chiếm 24,25% [7].
Theo Y học hiện đại (YHHĐ), điều trị RHM bằng một số phương pháp
như: dùng keo sinh học, đặt lưới, bơm hóa chất vào đường rò,...[8], [9], [10].
Phẫu thuật là phương pháp triệt để nhất trong điều trị RHM nhưng để lại vết
thương phần mềm (VTPM) gây đau đớn cho bệnh nhân trong nhiều ngày sau
mổ [10], [11], [12]. Thay băng, rửa vết thương hàng ngày có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc chống nhiễm khuẩn, kích thích mô hạt phát triển và tạo điều
kiện làm liền vết thương [13].
Theo Y học cổ truyền (YHCT), VTPM có bệnh danh là kim sang hay
sang thương [14], [15]. Các nhà y học đã nghiên cứu sử dụng nhiều thuốc có
nguồn gốc thảo dược để điều trị tại chỗ VTPM như tinh dầu tràm, cao lân-tơuy, mỡ mauduxin, lá mỏ quạ, cao cỏ lào, cao bạch đàn, dầu mù u… Kết quả
nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy các thuốc trên đều có tác dụng


2


kháng khuẩn và kích thích mô hạt phát triển, góp phần làm cho quá trình liền
VT diễn ra nhanh chóng [17], [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24].
“Cao mỏ quạ” là một chế phẩm được sản xuất tại Bệnh viện YHCT
Trung ương đã được chứng minh trên thực nghiệm về khả năng chống viêm,
chống phù nề, kháng khuẩn cũng như không kích ứng da . Hiện nay, cao mỏ quạ
được sử dụng rộng rãi nhưng có rất ít nghiên cứu nào đánh giá tác dụng của cao
mỏ quạ trong điều trị VTPM. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác
dụng hỗ trợ liền vết thương của cao mỏ quạ trên bệnh nhân sau phẫu thuật
rò hậu môn”
Nhằm hai mục tiêu:
1.

Đánh giá tác dụng hỗ trợ liền vết thương của cao mỏ quạ trên bệnh
nhân sau mổ rò hậu môn tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

2.

Khảo sát tác dụng không mong muốn trên lâm sàng của cao mỏ quạ.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Quan điểm của y học hiện đại về rò hậu môn
1.1.1. Định nghĩa
RHM là hậu quả của sự viêm nhiễm tái diễn đối với các tuyến
Hermann- Desfosses, quá trình viêm nhiễm này tạo ra ổ mủ nằm trong khoang
giữa cơ thắt trong và cơ thắt ngoài. Từ đây mủ lan ra xung quanh theo lớp cơ
dọc dài, phức hợp sau đó có thể phá ra da quanh lỗ hậu môn hay vỡ vào lòng

ống HMTT tạo thành đường rò với nhiều hình thái khác nhau [1], [25], [26] .
1.1.2. Nguyên nhân
Các vi khuẩn gây nên RHM là các vi khuẩn đường ruột như Escheriachia
Coli, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,…[27], [28].
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh theo y học hiện đại
Rò hậu môn là sự nung mủ cấp tính hoặc mạn tính mà điểm xuất phát là
nhiễm trùng của một trong các tuyến Hermann - Desfosses, các ống tuyến này
bao giờ cũng đổ vào các hốc hậu môn tương ứng ở đường lược, ổ nhiễm trùng
từ các hốc hậu môn theo ống tuyến tạo ra ổ áp xe nguyên thủy ở khoang giữa
cơ thắt ngoài và cơ thắt trong. Từ ổ áp xe nguyên thủy, mủ có thể lan tỏa theo
các hướng khác nhau của dải cơ dọc dài phức hợp, qua cơ thắt ngoài để tạo ra
các ổ áp xe ở các khoang quanh hậu môn, trực tràng. Các ổ áp xe này có thể
vỡ ra ngoài da để tạo ra lỗ rò thứ phát. Lỗ nguyên phát hay lỗ trong thường
chỉ có một lỗ và được phân bố như sau: 75% nằm ở cực sau của ống hậu môn,
23% nằm ở cực trước và chỉ có 2% nằm ở thành 2 bên. Lỗ rò ngoài có thể là
một lỗ hay nhiều lỗ .
Như vậy RHM bao giờ cũng có lỗ nguyên phát nằm ở hốc hậu môn.
Những nung mủ quanh hậu môn không có nguồn gốc từ hốc hậu môn thì
không phải là RHM.


4

1.1.4. Sinh lý quá trình lành vết thương HMTT
Quá trình liền vết thương diễn biến một cách bình thường theo một trình
tự gồm 3 giai đoạn riêng biệt nhưng có sự đan xen, kế tiếp nhau, đó là các giai
đoạn viêm, tăng sinh và tái tạo ,.

Hình 1.1. Mối liên quan về thời gian giữa các quá trình khác nhau trong quá
trình liền vết thương .

 Giai đoạn viêm
Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình liền vết thương, biểu hiện lâm
sàng đã được mô tả cách đây hơn 2000 năm bởi Celcius với 4 tính chất: sưng,
nóng, đỏ, đau . Quá trình đầu tiên của giai đoạn viêm là quá trình cầm máu,
theo đó các tiểu cầu dính vào các thành phần của mô mới lộ ra như collagen,
ngưng kết lại, tạo ra cục máu đông và làm ngừng chảy máu tại vết thương ở
một chừng mực nào đó. Sau khi bị thương 2 - 4 giờ, các tế bào viêm bắt đầu
xuất hiện. Bạch cầu đa nhân trung tính và các đại thực bào xâm nhập vào vết
thương nhờ sự hướng động của các bổ thể C3a, C5a, các sản phẩm thoái hóa
từ fibrin và collagen giải phóng từ các cục máu đông , , .


5

Các đại thực bào tiết ra chất lactate, các yếu tố điều chỉnh sự tăng sinh và
khả năng tổng hợp của các nguyên bào sợi. Các bạch cầu hạt tham gia dọn
sạch mô hoại tử và đề kháng vi khuẩn nhờ các enzyme thủy phân protein như
elastase, hydrolase acid, lactoferrin, lysozym , .
Các tế bào bị thương tổn tiết ra những chất sinh học như leukotoxin,
prostaglandin, bradykinin, histamine làm tăng tính thấm thành mạch, gây ra hiện
tượng thoạt mạch của bạch cầu. Môi trường tại vết thương bị toan hóa và từ ngày
thứ 2 đến ngày thứ 4 bắt đầu xuất hiện các mạch máu tân tạo , .
 Giai đoạn tăng sinh
Gồm 3 quá trình: tăng sinh mạch máu tân tạo, tăng sinh nguyên bào sợi
và tăng sinh các tế bào biểu mô.
Quá trình tân tạo mạch được kích thích bởi áp lực oxy thấp, pH tại vết
thương thấp và nồng độ lactate cao . Sự phát triển của lưới mạch máu tân tạo
sẽ bổ sung thêm các chất dinh dưỡng, nguồn oxy cần thiết cho quá trình tổng
hợp các nguyên bào sợi, quá trình phân chia của tế bào biểu mô và quá trình
hình thành mô liên kết. Các thành phần của mô liên kết có vai trò quan trọng

trong quá trình tái tạo mô hạt làm liền vết thương .
Tỷ lệ tăng sinh các đại thực bào và nguyên bào sợi là sự thể hiện của sức
đề kháng và khả năng tái tạo của vết thương. Quá trình tổng hợp collagen từ
các nguyên bào sợi đòi hỏi các điều kiện như môi trường vết thương có tính
acid, sự có mặt của các chất khử, của oxy phân tử và acid ascorbic. Các
nguyên bào sợi có chức năng tổng hợp nên các phân tử tạo keo protocollagen,
chế tiết chúng vào chất căn bản của mô liên kết, hình thành nên các tơ
collagen bởi quá trình trùng hợp. Lúc đầu, các tơ collagen được phân bố thành
một lưới hỗn độn giữa các quai mao mạch và các tế bào, sau đó chúng được
định hướng thành hai lớp: lớp nông xếp dọc thẳng đứng so với nền vết thương
và lớp sâu xếp song song với nền vết thương.


6

Khi đã định hướng xong vị trí, các tơ collagen phát triển và trùng hợp
với nhau tạo thành sợi collagen nhờ các mucopolysaccarit của chất căn bản,
lúc này các sợi collagen trở nên bền vững, không hòa tan và liên kết với nhau
thành từng bó, từng dải , , .
Mô hạt (mỗi hạt là một quai mao mạch tân tạo với các thành phần của
mô liên kết) được hình thành trong giai đoạn này gồm các tế bào liên kết non
mới được phân chia, các tơ sợi liên kết và chất cơ bản (có chứa nhiều
glucoaminoglycan) .
 Giai đoạn tái tạo
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình liền vết thương. Ở những vết
thương sâu, mất toàn bộ lớp biểu bì, quá trình biểu mô hóa được bắt đầu từ
các mép vết thương. Còn ở những vết thương nông, lớp tế bào màng đáy còn
nguyên vẹn, vết thương được tái tạo lại nhờ sự phân bào và biệt hóa của tế
bào màng đáy còn lại tại lớp đáy của vết thương. Chất tạo keo ở giai đoạn
tăng sinh gồm một lưới dày đặc các sợi tạo keo. Chúng được tái xây dựng

bằng các quá trình phân nhỏ ở mức độ cao nhất vào thời gian 40-60 ngày sau
khi bị thương (tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của vết thương và trạng thái
toàn thân), được sắp xếp một cách có thứ tự, định hướng và kết hợp chặt chẽ
với chất glycoaminoglycan để thành các bó mô tạo keo giảm dần trong tổ
chức sẹo.
Thời gian đầu, thể tích của sẹo lớn ra (ngày thứ 25-50 sau khi thành sẹo),
sẹo hơi chắc, dầy, bề mặt sẹo cao hơn mặt da, sẹo dính vào các tổ chức lân
cận, ít di động (2-3 tháng đầu). Dần dần các quai mao mạch trong sẹo giảm về
số lượng, có sự tạo lại mô xơ với sự xuất hiện tổ chức mỡ trong sẹo, các nguyên
bào sợi còn rất ít và chúng được phân bố đều trên tổ chức sẹo, các tế bào viêm
rất hiếm thấy, các bó xơ trở nên dẹt và mỏng .


7

1.1.5. Chẩn đoán rò hậu môn
1.1.5.1. Giai đoạn áp xe
* Triệu chứng cơ năng
- Đau ở vùng hậu môn là triệu chứng chính, đau nhức nhối, liên tục,
lan tới bộ phận sinh dục và thường làm cho bệnh nhân mất ngủ. Đau có thể
kèm theo mót rặn, đái khó, thậm chí gây bí đái.
- Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao 39 - 40 0C
- Biểu hiện nhiễm khuẩn tại chỗ: sưng, nóng, đỏ cả vùng mông hay
tầng sinh môn, căng bóng nhất là chỗ áp xe sắp vỡ, nhưng có khi nhìn tầng
sinh môn lại như không có gì thay đổi nếu ổ áp xe ở sâu, chỉ khi sờ nắn, thăm
trực tràng mới thấy rõ hiện tượng đau và căng hơn , .
* Triệu chứng thực thể
- Thường ở trên nền vết mổ cũ đã liền sẹo, xuất hiện khối sưng, đỏ căng
bóng làm mất nếp nhăn da rìa HM, khối này có thể đã vỡ chảy mủ, chảy dịch.
- Khi bình thường lỗ hậu môn thường khép chặt, nếu thấy có dấu hiệu

lỗ hậu môn mở thì đó là triệu chứng có giá trị, có khi chỉ cần vạch nhẹ lỗ hậu
môn là có thể thấy mủ chảy ra từ trong hậu môn nơi có lỗ trong.
- Sờ nắn khối áp xe thường căng và bênh nhân rất đau.
- Thăm hậu môn trực tràng: có thể nhận biết được lỗ trong dưới dạng
một nốt nhỏ nằm ở hốc hậu môn lồi lên hoặc lõm xuống, đau chói khi ấn ngón
tay vào. Trường hợp áp xe trong khoang liên cơ thắt sẽ thấy 1 khối căng, đau
đẩy lồi vào lòng trực tràng.
- Dùng ống nội soi hậu môn cứng ít khi thực hiện được vì bệnh nhân
đau, có thể thấy lỗ trong viêm, chảy mủ , , .
1.1.5.2. Giai đoạn rò
* Triệu chứng cơ năng
Sau khi áp xe tự vỡ hoặc được trích rạch không triệt để, đường rò thật sự
được hình thành. Lỗ rò chảy dịch, mủ từng đợt tái diễn ở cạnh hậu môn. 100%
BN giai đoạn rò đến viện vì chảy dịch, mủ cạnh hậu môn [3], , .


8

* Triệu chứng thực thể:
- Lỗ ngoài: do ổ áp xe nguyên phát vỡ mủ tạo thành ở da quanh hậu
môn, tầng sinh môn hoặc cũng có thể vỡ vào trực tràng. Thường chỉ có 1 lỗ
ngoài nhưng cũng không hiếm trường hợp có 2, 3 lỗ thậm chí nhiều lỗ ngoài,
tầng sinh môn như “ tổ ong” đặc biệt ở những bệnh nhân đã phẫu thuật nhiều
lần, bệnh tái đi tái lại không khỏi. Khoảng cách từ lỗ ngoài đến rìa hậu môn
thường trên 3cm - 10cm.
- Lỗ trong: sờ nắn trong lòng trực tràng có thể thấy một thừng xơ đi từ
lỗ thứ phát hướng vào lòng hậu môn, hoặc có thể sờ nắn các hốc HM nếu thấy
một trong các hốc HM cứng hơn bình thường và nhất là lại tương ứng theo định
luật Goodsall thì có thể tìm thấy lỗ trong ở vị trí này ,.
Năm 1900 Goodsall đã đưa ra quy tắc: vạch một đường ngang qua tâm

hậu môn. Nếu thấy lỗ ngoài nằm ở phía sau đường ngang thì đường rò thường
vòng về phía sau giữa và lỗ trong sẽ ở vị trí hốc hậu môn 6 giờ. Nếu lỗ ngoài
nằm ở trước đường ngang thì đường rò đi thẳng vào hốc hậu môn tương ứng,.
Đây là một quy tắc cơ bản và có giá trị để hướng cho các phẫu thuật viên biết
lỗ trong ở vị trí nào , .

Hình 1.2. Tương quan giữa lỗ ngoài và trong theo định luật Goodsall .


9

1.1.6. Phân loại rò hậu môn
Có nhiều cách phân loại rò hậu môn
1.1.6.1. Theo tính chất đường rò
- Rò đơn giản: chỉ có 1 đường hầm nối lỗ trong với 1 lỗ ngoài.
- Rò phức tạp: đường rò ngoằn ngoèo, nhiều ngóc ngách, có thể nhiều
lỗ trong, nhiều lỗ ngoài, thậm chí hai lỗ ngoài ở hai bên hậu môn (rò hình
móng ngựa).
1.1.6.2. Theo quan hệ giữa đường rò với cơ thắt
- Rò xuyên cơ thắt
+ Rò xuyên cơ thắt phần thấp: đường rò đi qua phần nửa dưới cơ thắt
ngoài, là loại hay gặp nhất (60 - 65%) và cũng là loại rò dễ điều trị.
+ Rò xuyên cơ thắt phần cao: đường rò đi qua phần cao các bó sâu cơ
của cơ thắt ngoài, chiếm khoảng 15 - 19%.
- Rò trên cơ thắt: đường rò đi ở phía trên cơ thắt hoặc qua bó mu - trực
tràng của cơ nâng hậu môn, hiếm gặp.
- Rò giữa cơ thắt: đường rò lách giữa cơ thắt ngoài và cơ thắt trong, đôi khi
đi dọc theo thành trực tràng lên cao và có thể có lỗ mở vào trong trực tràng.
- Rò ngoài cơ thắt: đường rò làm thủng thành trực tràng ở trên cao.
1.1.7. Điều trị rò hậu môn

- Rò xuyên cơ thắt thấp:
Cắt mở thông toàn bộ dọc theo đường rò đã định vị bằng que thăm dò.
Chỉ có cơ thắt trong và một số sợi phía dưới của cơ thắt ngoài bị cắt đứt.
-

Rò xuyên cơ thắt cao:

Khoét bỏ mô xơ quanh đường rò từ nông vào sâu cho tới cơ thắt. Rồi từ
lỗ trong đi dần ra nông tới cơ thắt. Với cơ thắt có 2 cách xử lí:
+ Cắt cơ thắt sau đó khâu lại ngay.
+ Cắt dần cơ thắt bằng 1 sợi dây cao su (dây Seton). Với tính chất đàn
hồi, dây cao su siết dần lại và cắt dần cơ thắt.


10

-

Rò trên cơ thắt:

Phẫu thuật thường tiến hành qua 2 thì:
+ Thì đầu: cắt bỏ mô xơ, cắt cơ thắt để rộng đường cho việc đặt dây cao su
+ Thì hai: thực hiện sau 2-3 tháng. Khoét bỏ da, cơ thắt trong, bó nông
cơ thắt ngoài. Hàng tuần sợi dây cao su cắt dần khối cơ thắt.
1.1.8. Chăm sóc sau mổ rò hậu môn
Chăm sóc sau mổ RHM rất quan trọng, nó đóng góp phần lớn vào kết
quả của phẫu thuật. Chính phẫu thuật viên hằng ngày thăm khám lại vết mổ.
Cần có những điều dưỡng chuyên khoa nhiều kinh nghiệm, tận tình, hằng
ngày trông nom bệnh nhân, ăn uống, làm vệ sinh, nhất là chăm sóc vết mổ:
- Sử dụng thuốc nhuận tràng để khi đi đại tiện không phải rặn (bởi rặn

khiến bệnh nhân thêm đau nhức) kết hợp với chế độ ăn nhiều rau, trái cây,
uống nhiều nước; kiêng các chất kích thích như: bia, rượu, ớt, tiêu.
- Vệ sinh tại chỗ bằng cách ngâm hậu môn bằng nước muối ấm hay nước
muối có thuốc sát trùng PVP- Iodine 10% rồi ngâm cả vùng hậu môn vào
chậu để có thể chìm trong nước, thời gian từ 15 đến 20 phút, ngày nhiều lần,
nhất là sau mỗi lần đi đại tiện. Sau ngâm dùng bông băng hay giấy mềm thấm
khô, rồi đặt gạc vào vết mổ.
- Thay băng hàng ngày. Mỗi lần thay băng cần rửa sạch vết mổ. Nếu hốc
khoét bỏ mô xơ bị nhiễm trùng, mô xơ mới lại hình thành,làm cho thành hốc
không áp dính lại với nhau được. Hốc khoét bỏ mô xơ phải lành từ đáy. Nếu phía
ngoài lành mà trong chưa lành sẽ tạo thành một hốc và chắc chắn hốc đó sẽ
nhiễm trùng và rò lại. Vì vậy không để da lành sẹo trước khi hốc chưa đầy [44].
1.2. Quan điểm của y học cổ truyền về rò hậu môn
1.2.1. Bệnh danh theo y học cổ truyền
Rò hậu môn thuộc phạm vi chứng giang lậu, trĩ lậu (rò do trĩ). Bệnh
được đại danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông mô tả và xây dựng nhiều
bài thuốc điều trị , [48], [49].


11

1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh
Y học cổ truyền cho rằng: “Giang lậu chủ yếu do tạng độc, thấp nhiệt,
âm hư nội nhiệt gây nên”. Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh (1997) có ghi:
“Nhọt độc vỡ loét, thấp nhiệt ứ kết, huyết hành bất xướng kết hợp tạng phế, tỳ
lưỡng hư làm cho thấp nhiệt thừa cơ hạ trú đại trường giang môn; kết hợp với
phòng lao quá độ, làm hao tổn chính khí và nguyên khí hoặc uống thuốc ôn thận
quá mức làm âm hư sinh nhiệt mà phát bệnh ở hậu môn trực tràng. Từ nhọt độc
và thấp nhiệt ứ lại giang môn rồi phá ra thành lậu rò”[48], [49], [50]. Do đó
pháp điều trị là thanh nhiệt giải độc, bồi bổ khí huyết, nâng cao chính khí.

1.2.3. Phân loại rò hậu môn theo y học cổ truyền
Dựa vào bệnh sinh, bệnh nguyên mà chia rò hậu môn làm các thể sau:
- Thể thấp nhiệt ở đại tràng
- Thể âm hư
- Thể khí huyết lưỡng hư
1.2.4. Điều trị rò hậu môn theo y học cổ truyền
* Điều trị tại chỗ
- Theo YHCT sách “Cổ kim y thống” đời Minh đã ghi: “Dùng sợi cỏ Đại
luồn qua 2 lỗ đường rò dẫn lưu ra ngoài rồi bôi thuốc trên dây hoặc sợi cỏ đó,
một số ngày da non sinh trưởng sẽ lấp kín lỗ rò đó, chỉ sẽ tự tụt ra, hết chảy
nước phân, chỉ khoảng nửa tháng bách trị bách trúng” [47], [48].
- Ở Việt Nam theo danh y Hải Thượng Lãn Ông cũng có chủ trương
“Nâng cao chính khí bằng thuốc bổ dưỡng 2 tạng phế tỳ kết hợp thuốc thanh
nhiệt giải độc, trừ thấp, đắp và bôi tại chỗ mà chữa bệnh”[49].
- Tuệ Tĩnh điều trị giang lậu bằng cách toàn thân dùng thuốc thanh nhiệt
lương huyết, điều trị tại chỗ bằng cách ngâm rửa [47], [48], [51], [52]. Có 2
cách điều trị cụ thể như sau:
+ Dùng dây chỉ thắt: dùng chỉ (7-8 sợi) luồn qua lỗ rò mỗi ngày thắt 1 sợi


12

+ Thuốc ngâm đắp: Dùng bài sinh cao thang (Ngoại khoa chính tông).
Bài thuốc gồm: Đương quy, Bạch chỉ, Cam thảo, Huyết kiệt, Kinh giới lượng
bằng nhau. Giã nát, đắp vào lỗ rò.
- Dân gian: lá trầu không nấu sôi lấy nước đặc ngâm hậu môn.
* Dùng thuốc uống
Căn cứ vào triệu chứng toàn thân và tại chỗ phân loại và điều trị như sau
[47], [48], [49], [50], [51].
 Thể thấp nhiệt ở đại tràng

- Triệu chứng: gặp ở người mới mắc hoặc thời kì tái phát, sốt, có lúc sốt
rét, miệng khô, thích uống nước, táo bón, nước tiểu vàng ngắn đỏ, ấn vào vị
trì rò thấy lõm và có khi ra mủ vàng loãng, lưỡi đỏ, rêu vàng dày, mạch sác.
- Pháp điều trị: thanh nhiệt hóa thấp
- Bài thuốc: Long đởm tả can thang gia giảm
Long đởm thảo

12g

Xa tiền

16g

Hoàng cầm

12g

Chi tử

08g

Sài hồ

16g

Sinh địa

12g

Trạch tả


12g

Đương quy

12g

12g

Cam thảo

04g

Mộc thông
 Thể âm hư

- Triệu chứng: bệnh tiến triển lâu ngày, người gầy yếu, sốt hâm hấp, bệnh
kéo dài, nhức trong xương, ra mồ hôi trộm, mạch tế sác, tại chỗ lỗ rò khô,
nước chảy ra dính ướt.
- Pháp điều trị: Dưỡng âm thanh nhiệt
- Bài thuốc: Lục vị tri bá gia giảm
Thục địa

16g

Hoàng bá

12g

Hoài sơn


16g

Tri mẫu

08g

Sơn thù

08g

Liên kiều

12g

Trạch tả

08g

Hạ khô thảo

12g

Bạch linh

08g

Đan bì

08g



13

 Thể khí huyết lưỡng hư
- Triệu chứng: gặp ở các bệnh nhân mắc bệnh kéo dài gây suy nhược toàn
thân, sắc mặt trắng bệch, người gầy, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, chỗ rò
không sưng, màu tím, mủ loãng, đau nhẹ, rêu lưỡi trắng, mạch nhu hoãn.
- Pháp điều trị: Bổ khí huyết
- Bài thuốc: Bát trân thang gia giảm
Thục địa

16g

Phục linh

08g

Xuyên khung

12g

Cam thảo

04g

Đương quy

08g


Kê huyết đằng

16g

Bạch thược

12g

Liên kiều

12g

Bạch truật

12g

Hạ khô thảo

12g

Đẳng sâm
16g
1.3. Tổng quan về cây mỏ quạ

Hình 1.3. Thân và quả của cây mỏ quạ


14

- Tên khác: Mỏ quạ gai, Xuyên phá thạch, Hoàng lồ, Vàng lồ, Chá căn,

Địa cẩm căn,...
- Tên khoa học: Cudrania tricuspidata (Carr.) Bur, họ Dâu tằm (Moraceae).
- Bộ phận dùng: Tất cả các bộ phận của cây đầu được dùng làm thuốc,
chủ yếu dùng lá tươi.
- Thành phần: Rễ và lá chứa flavonoid, tanin pyrocatechic và acid hữu cơ.
- Tính vị, quy kinh: theo Đông y, mỏ quạ gai có vị đắng nhẹ, tính mát.
- Tác dụng: lương huyết, hoạt huyết, thông mạch máu, tan máu tụ, chủ trị
chấn thương sưng đau, phong thấp lưng gối đau mỏi, phụ nữ kinh bế, còn hỗ
trợ chữa lao phổi, viêm gan... Thường dùng chữa chấn thương do đòn ngã,
gân cơ bầm dập ứ máu.
- Ứng dụng lâm sàng: điều trị vết thương phần mềm.
Cách dùng: Dùng lá giã đắp có tác dụng hoạt huyết tán ứ. Lá mỏ quạ
tươi, rửa sạch bỏ cuống, giã nhỏ đắp và vết thương [19],[52], [53].
1.4. Tổng quan các nghiên cứu về cây mỏ quạ
1.4.1. Trong nước
- Đinh Văn Lực, Nguyễn Thị Hiền (1987) nghiên cứu đánh giá có hiệu
quả trong việc điều trị vết thương phần mềm bằng lá mỏ quạ [20]
- Chử Thị Phương Thu (2017) khảo sát sơ bộ thành phần hóa học phân
đoạn Diclometan của cây mỏ quạ cho thấy tác dụng kháng khuẩn, chống
viêm, chống oxi hóa, bảo vệ tế bào thần kinh của lá mỏ quạ [54].
1.4.2. Ngoài nước
- Gil Seong Cheng, Dong Sung Lee, Youn Chul Kim (2009) nghiên cứu
chất Cudratricusxanthone A (CTXA) được phân lập từ lá mỏ quạ có tác dụng


15

ức chế cyclooxygenase-2 (COX -2), có tác dụng ức chế chất trung gian gây
viêm [55].
- Vejek K. Baipaj, Ajay Sharma, Kwang Huyn Baek (2013), công bố

nghiên cứu Flavonoid prenylated được từ cây mỏ quạ cho thấy hoạt tính
kháng khuẩn, chống lại vi khuẩn Gram dương, Staphylococus aureus, Bacillus
sutibis và Bacillus cereus bằng cách phá hủy màng tế bào vi khuẩn [56].
- Yunfeng Hu, Zhenhua Li, Lifang Wang et al (2017), công bố nghiên
cứu hoạt chất Scandenolone - một dẫn xuất isoflavonoid tự nhiên từ cây mỏ
quạ , biểu hiện hoạt tính chống ung thư trong tế bào SK-MEL-28 bằng cách
gây ra hiện tượng apoptosis nội tại và ngăn chặn dòng chảy tự động [57].
- Jo YH, Kim SB, Liu Q et al (2015) công bố nghiên cứu Một flavonoid
benzylated và prenylated mới, cudracuspiflavanone A (17), cùng với hai
chromon(1-2) và mười bốn flavonoid (3-16) với hoạt động ức chế lipase
tuyến tụy được phân lập từ cây mỏ quạ có tác dụng điều trị béo phì [58].
- Eun Ji Seo, Marcus J, Custin Long et al (2007) công bố nghiên cứu
Xanthones 1-8 phân lập từ cây mỏ quạ có tính chất ức chế α-glucosidase
mạnh [59].


16

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân đã được phẫu thuật rò hậu môn tại Khoa Ngoại - Bệnh viện
YHCT Trung ương.
- Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên.
- Không phân biệt tuổi, giới, nghề nghiệp.
- Tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Tuân thủ đúng các yêu cầu của nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Bệnh nhân không tuân thủ quy trình nghiên cứu.

2.2. Chất liệu nghiên cứu
2.2.1. Cao mỏ quạ
- Thành phần: lá mỏ quạ
- Dạng bào chế: Dạng thuốc cao
- Nơi sản xuất: Khoa Dược - Bệnh viện YHCT Trung ương
- Tiêu chuẩn sản xuất: đạt tiêu chuẩn cơ sở.
- Liều lượng và cách dùng:
+ Liều lượng: ngày dùng 1 thìa cà phê (5ml)
+ Thời gian: dùng sau phẫu thuật 1 ngày cho đến thời điểm bệnh nhân
liền vết thương.
+ Cách dùng: lấy 1 thìa cà phê cao mỏ quạ (5ml) vào 1 cốc nhỏ, hòa với 5
ml nước, dùng gạc thấm dung dịch, sau đó đắp lên vết thương của bệnh nhân.
2.2.2. Thuốc bột pha tiêm Taxibiotic 1000
- Thành phần: Cefotaxim (dưới dạng Cefotaxim natri) 1g


17

- Chỉ định:
+ Nhiễm khuẩn đường tiết niệu- sinh dục.
+ Viêm mô tế bào, chốc lở, nhọt, áp-xe.
+ Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản.
+ Viêm ruột, lỵ trực khuẩn.
+ Viêm màng não.
+ Nhiễm khuẩn huyết, bệnh lậu.
+ Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật.
- Nơi sản xuất: công ty cổ phần Dược phẩm Tenamyd - Việt Nam.
- Liều lượng và cách dùng: 2gram/ ngày. 1 lọ thuốc tiêm bột pha với 1 ống
nước cất pha tiêm 10ml. Tiêm tĩnh mạch chậm ngày 2 lần, sáng- chiều.
2.2.3. Dung dịch tiêm truyền Metrogyl 100ml

- Thành phần : Metronidazole 500mg/100ml
- Chỉ định:
Phòng ngừa trong phẫu thuật
+ Viêm phúc mạc, áp xe ổ bụng.
+ Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da
+ Nhiễm khuẩn phụ khoa.
+ Nhiễm khuẩn huyết
+ Áp xe do amip.
- Nơi sản xuất; công ty Unique Pharma Laboratories - Ấn Độ.
- Liều lượng và cách dùng: 1 gram/ngày. Truyền tĩnh mạch chậm trong
30-60 phút. Truyền sáng- chiều, mỗi lần 1 chai 100ml.


18

2.3. Phương pháp nghiên cứu.
2.3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
* Địa điểm nghiên cứu: Khoa Ngoại - Bệnh viện YHCT Trung ương
* Thời gian nghiên cứu: tiến hành nghiên cứu từ tháng 01 năm 2018 đến
tháng 12 năm 2018.
2.3.2. Cỡ mẫu
Tất cả các bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn lựa chọn trong thời gian nghiên cứu.
2.3.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, so sánh trước và sau điều trị.
2.3.4. Quy trình thực hiện
- Bệnh nhân được chẩn đoán, chỉ định phẫu thuật.
- Dùng kháng sinh kết hợp ngay từ ngày phẫu thuật:
Cefotaxim (Taxibiotic 1000) 2gram/ngày x 7 ngày.
Metronidazole (Metrogyl 500mg/100m) 1gram/ngày x 7 ngày.
- Tiến hành phẫu thuật: Lấy bỏ đường rò, dẫn lưu áp xe đường rò, đặt

dây seton đường rò (đối với RHM xuyên cơ thắt cao).
- Thay băng dùng cao mỏ quạ tẩm vào gạc, đắp vào vết thương:
+ Thay băng 1 lần/ngày x 14 ngày.
+ Bệnh nhân sau ra viện, tiếp tục thay băng và dùng cao mỏ quạ tẩm
vào gạc cho tới khi vết thương liền hoàn toàn.
- Đánh giá theo dõi vết thương: 1 lần/ngày trong 14 ngày đầu, sau đó
đánh giá ở các thời điểm sau mổ ngày thứ 28,56 tới khi liền hoàn toàn.
2.3.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.5.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
-Tuổi, Giới, Nghề nghiệp, Lý do vào viện, Thời gian mắc bệnh
- Đặc điểm bệnh lý lỗ RHM
+ Phân loại theo YHHĐ:


19
• Rò đơn giản
• Rò phức tạp
+ Phân loại theo YHCT:
• Thấp nhiệt ở đại tràng
• Âm hư
• Khí huyết lưỡng hư
2.3.5.2 Đặc điểm lâm sàng
Đánh giá hàng ngày, từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 14, ngày thứ 28 và 56
tới khi liền hoàn toàn.
- Tình trạng phù nề:
o Màu sắc vùng xung quanh vết thương: quan sát bằng mắt thường.
o Tình trạng phù nề tại vết thương: Dùng tấm plastic vô khuẩn áp
lên bề mặt tổn thương, dùng bút màu kẻ theo đường viền của tổn thương
lên tấm plastic. Đặt tâm plastic vừa kẻ lên giấy có in sẵn ô vuông có diện
tích 1cm 2, đếm số ô nằm trong diện tích vừa kẻ ta sẽ thu được diện tích

của tổn thương.
- Tình trạng giả mạc: quan sát bằng mắt thường.
- Tình trạng dịch tiết: quan sát bằng mắt thường.
- Tình trạng chảy máu: quan sát bằng mắt thường.
- Mức độ mọc tổ chức hạt: quan sát bằng mắt thường.
- Đo độ pH tại vết thương bằng giấy quỳ tím:
Xác định pH bề mặt vết thương mạn tính: Trong quá trình thay băng, sau
khi bóc bỏ lớp gạc trên bề mặt để bộc lộ vết thương, đặt và hơi ép nhẹ giấy
quỳ lên bề mặt vết thương, dịch tiết trên bề mặt vết thương thấm vào và làm
đổi màu giấy quỳ. Đối chiếu màu của giấy quỳ với bảng màu chuẩn có sẵn
của nhà sản xuất giấy quỳ để xác định pH. Nếu giấy quỳ chuyển màu từ xanh
nhạt đến xanh đen thì đó là môi trường kiềm. Nếu giấy quỳ chuyển màu vàng


20

đến màu đỏ thì môi trường là axít. Nếu giấy quỳ màu vàng - xanh (nhạt) thì là
môi trường trung tính.
- Thời gian liền vết thương hoàn toàn:
Được tính từ ngày đầu sau mổ (bắt đầu dùng cao mỏ quạ) đến khi vết
thương liền hoàn toàn.
- Tác dụng không mong muốn:
+ Đau tại vết thương: cường độ, thời gian xuất hiện sau khi bôi thuốc
Theo thang điểm VAS
Bệnh nhân biểu thị mức độ đau của mình trên một đường thẳng chia
vạch từ 0 đến 10: Cho BN nhìn thang điểm (điểm 0 tương ứng với không đau,
10 là rất đau) rồi tự lượng giá và chỉ vào vạch tương ứng với mức độ đau của
bản thân (Phụ lục). Cường độ đau được đánh giá theo các mức sau:
Không đau: 0 điểm


Đau ít: 1 - 3 điểm

Đau vừa: 4 - 6 điểm

Đau nhiều: 7-10 điểm

+ Các tác dụng không mong muốn khác trên lâm sàng :
o Ngứa
o Viêm tấy lan tỏa
o Nóng rát toàn thân
2.3.6. Chỉ tiêu đánh giá kết quả
- So sánh tỷ lệ các chỉ tiêu: tình trạng phù nề, giả mạc, dịch tiết, chảy
máu, mọc tổ chức hạt, pH tại vết thương bằng quỳ tím, mức độ đau, thời gian
tại vết thương trước và sau điều trị tại các thời điểm D1, D7,D14.
2.4. Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý theo thuật toán thống kê Y sinh học, sử
dụng phần mềm SPSS 16. 0
- Thuật toán sử dụng so sánh kết quả:
+ So sánh χ2: So sánh giữa các tỷ lệ.
+ T-Test Student: so sánh 2 giá trị trung bình.


21

2.5. Sai số và hạn chế sai số
- Hạn chế
+ Phương pháp chọn mẫu thuận tiện không đảm bảo tính đại diện
+ Thời gian nghiên cứu kéo dài, đối tượng dễ từ bỏ nghiên cứu hoặc
không tuân thủ đầy đủ liệu trình điều trị.
-Cách khắc phục

+ Trình bày và giải thích rõ cho đối tượng nghiên cứu về quá trình điều
trị và nghiên cứu, chỉ tiến hành nghiên cứu khi đối tượng đồng ý và cam kết
tham gia đầy đủ.
2.6. Đạo đức nghiên cứu
1. Đề tài nghiên cứu này sẽ thực hiện khi đã được sự đồng ý của Hội
đồng khoa học của Bệnh viện YHCT Trung ương.
2. Các BN trong nghiên cứu đều được giải thích rõ về mục đích nghiên
cứu, biết được trách nhiệm và quyền lợi cụ thể của mình, tự nguyện tham gia và
hợp tác chấp hành đầy đủ các qui định trong quá trình nghiên cứu.
3. Trong quá trình nghiên cứu, nếu bệnh nhân có bất kỳ tác dụng không
mong muốn nào của thuốc sẽ ngay lập tức dừng sử dụng thuốc nghiên cứu và
được chuyển sang phương pháp điều trị khác.
4. BN có quyền rút ra khỏi nghiên cứu bất kỳ thời điểm nào.
5. Nghiên cứu nhằm mục đích chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng
đồng, ngoài ra không có mục đích nào khác.


22

Bệnh nhân sau phẫu thuật RHM,
phù hợp với tiêu chuẩn nghiên cứu (n=35)

Xử lý vết thương, kháng sinh toàn thân,
thay băng hàng ngày theo quy trình

Đắp Cao mỏ quạ vào vị trí vết thương phần
mềm sau mổ RHM

Đánh giá kết quả điều trị từ D0 đến D14,
D28, D56 tới khi liền hoàn toàn


Xử lý số liệu,
so sánh, đánh giá

Kết luận

Hình 2.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu


23

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Phân bố theo tuổi
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Nhóm NC (1)
(n = 35)

Nhóm
Nhóm tuổi

n

%

18 - 29

8


22,9

30 - 39
40 - 49
50 - 59
> 60
Tổng
Tuổi trung bình( X ± SD )

8
8
4
7
35

22,9
22,9
11,4
20
100
42,3 ± 13,6

Nhận xét:
− Tuổi trung bình trong nghiên cứu: 42,3 ± 13,6
− Nhỏ tuổi nhất là 22 tuổi và cao tuổi nhất là 71 tuổi.
3.1.2. Phân bố theo giới

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới
Nhận xét:
− Tỷ lệ mắc bệnh nam giới chiếm 77,2%, nữ giới chiếm 22,8%



24
− Tỷ lệ nam/nữ: 3,4/1.
3.1.3. Phân bố theo thời gian mắc bệnh
Bảng 3.2. Phân bố theo thời gian mắc bệnh
Nhóm

Nhóm NC

Thời gian

n

%

< 1 năm

4

11,4

1 - 5 năm

22

62,9

≥ 5 năm


9

25,7

Tổng

35

100

Trung bình

3,8 ± 1,37

Nhận xét:
− Khoảng thời gian mắc bệnh nhiều nhất là từ 1-5 năm, chiếm 62,9%,
khoảng thời gian mắc bệnh ít nhất là dưới 1 năm chiếm 11,4%.
− Thời gian mắc bệnh trung bình là 3,8 ± 1,4 năm.
3.1.4. Phân bố theo lý do vào viện
Bảng 3.3. Các lý do vào viện
Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ (%)

Chảy dịch, chảy mủ

18

51,4


Sưng, đau vùng hậu môn

5

14,3

Kết hợp nhiều lý do

12

34,3

Tổng

35

100

Nhận xét:
- Lý do vào viện thường gặp nhất là chảy dịch, chảy mủ ở HMTT
chiếm 51.4%.
- Đau vùng hậu môn chiếm 14,3% và kết hợp nhiều lý do chiếm 34,3%.


25

3.1.5. Phân bố theo nghề nghiệp

Biểu đồ 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp
Nhận xét:

− Nhóm trí thức chiếm tỷ lệ cao nhất 71,5% trong số bệnh nhân phải
phẫu thuật rò hậu môn.
3.2. Phân loại rò hậu môn
3.2.1. Phân loại rò hậu môn theo y học hiện đại
Bảng 3.4. Phân loại rò hậu môn theo y học hiện đại
Phân loại YHHĐ

Nhóm nghiên cứu
n

Tỉ lệ (%)

Đơn giản

8

22,9

Phức tạp

27

77,1

Tổng
Nhận xét

35

100


Qua bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ mắc rò hậu môn phức tạp (77,1%) cao gấp 3,4
lần so với tỷ lệ mắc rò hậu môn đơn giản (22,9%).
3.2.2. Phân loại rò hậu môn theo y học cổ truyền
Bảng 3.5. Phân loại rò hậu môn theo y học cổ truyền


×