Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

SARCOPENIA và một số yếu tố LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI điều TRỊ tại BỆNH VIỆN lão KHOA TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 109 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI
----------***----------

Lấ TH ANH O

SARCOPENIA Và MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN
TRÊN BệNH NHÂN CAO TUổI ĐIềU TRị TạI
BệNH VIệN LãO KHOA TRUNG ƯƠNG

LUN VN THC S Y HC

H NI - 2018


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI
----------***----------

Lấ TH ANH O

SARCOPENIA Và MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN
TRÊN BệNH NHÂN CAO TUổI ĐIềU TRị TạI
BệNH VIệN LãO KHOA TRUNG ƯƠNG
Chuyờn ngnh: Ni Khoa


Mó s: 60720140

LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS.TS. Vng Tuyt Mai
2. TS. Lờ ỡnh Tựng

H NI 2018
LI CM N


Với tất cả tấm lòng trân trọng, nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép
tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS. Vương Tuyết Mai và TS. Lê Đình Tùng – hai người thầy kính mến
đã tận tình giúp đỡ, dành nhiều thời gian và công sức để hướng dẫn, chỉ bảo và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học, Bộ môn nội tổng hợp trường Đại học
y Hà Nội, Ban giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã giúp tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
PGS.TS Nguyễn Thanh Bình, trưởng khoa Thần kinh và Alzheimer –
Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành luận văn.
Tập thể các y bác sỹ khoa thần kinh và Alzheimer, khoa Khám bệnh,
Khoa thăm dò chức năng – Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng khoa học chấm đề
cương và các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã đóng góp, chỉ bảo cho
tôi nhiều ý kiến quý báu để hoàn thành luận văn này.
Ban giám đốc, lãnh đạo cùng tập thể khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Phú Thọ, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi trong quá

trình học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng con xin dành trọn tình yêu thương và biết ơn sâu sắc tới những
người thân trong gia đình đã động viên, chăm sóc và giúp đỡ con về mặt vật chất
cũng như tinh thần trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Lê Thị Anh Đào
LỜI CAM ĐOAN


Tôi là Lê Thị Anh Đào, học viên cao học khóa 25 chuyên ngành Nội
khoa Trường đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS.Vương Tuyết Mai và TS Lê Đình Tùng.
2. Công trình này không trùng lặp với bất cứ nghiên cứu nào đã được
công bố ở Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin nghiên cứu là hoàn toàn trung thực, chính
xác và khách quan, được sự xác nhận của cơ sở nghiên cứu.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những cam kết này
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018

Tác giả

Lê Thị Anh Đào

CHỮ VIẾT TẮT



ACE

Angiotensin Converting Enzyme

ADL
ALM

Activity Daily Living (Hoạt đông hàng ngày)
Appendicular lean body mass ( Khối lượng cơ)

BIA

Bioimpendance analysis (Đo trở kháng sinh học)

BMI

Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)

CI 95%

Khoảng tin cậy 95%

CT

Computerized Tomography (Chụp cắt lớp vi tính)

DHEA

Dehydroepiandrostedione


ĐTĐ

Đái Tháo Đường

DXA

Dual energy X – ray absorptiometry (Hấp thụ hai photon)

EWGSOP

European Working on Sarcopenia in older people ( Nhóm

FNIH

cộng tác châu Âu về Sarcopenia ở người cao tuổi)
Foundation for the National Institutes of Health ( Quỹ các
viện y tế quốc gia)

AWGS

Asian Group for Sarcopenia ( Nhóm cộng tác châu Á về

GH

Sarcopenia)
Growth Hormone ( Hocmon tăng trưởng)

HCDBTT

Hội chứng dễ bị tổn thương


IADL

Instrument Activity Daily Living (Hoạt đông hàng ngày có

IGF – 1

sử dụng phương tiện dụng cụ)
Insulin – Like Growth Factor – 1

Max

Lớn nhất

Min

Nhỏ Nhất

MNA

Mini Nutritional Assessment ( Tầm soát dinh dưỡng)

MRI

Magnetic Resonance Imaging (Chụp cổng hưởng từ)


NCT

Người cao tuổi


PTH

Parathoid Hormone (hocmon tuyến cận giáp)

SMI

Skeletal Muscle Mass Index (Chỉ số khối cơ)

SPPB

Short Physical Performance Battery ( Hiệu suất pin ngắn)

THA

Tăng huyết áp

UPS

Ubiquitin-Proteasome System


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.............................................................................3
1.1. Đặc điểm của Sarcopenia ở người cao tuổi.........................................3
1.1.1. Khái niệm Sarcopenia...................................................................3
1.1.2. Bệnh học nguyên nhân sarcopenia ở người cao tuổi......................3
1.1.3. Các dấu hiệu lâm sàng của Sarcopenia..........................................7
1.1.4. Chẩn đoán và phân loại Sarcopenia..............................................7

1.1.5. Các test sàng lọc giúp chẩn đoán Sarcopenia................................9
1.1.6. Phân biệt sarcopenia và một số bệnh lý khác...............................10
1.1.7. Hậu quả của Sarcopenia.............................................................11
1.1.8. Dự phòng và điều trị Sarcopenia.................................................11
1.2. Một số yếu tố liên quan đến sarcopenia trên người cao tuổi.............13
1.2.1. Lão hóa.......................................................................................13
1.2.2. Béo phì.......................................................................................14
1.2.3. Ngã.............................................................................................14
1.2.4. Hội chứng dễ tổn thương............................................................15
1.2.5. Đái tháo đường type 2.................................................................15
1.2.6. Bệnh thận mạn tính.....................................................................15
1.2.7. Thu nhập thấp.............................................................................16
1.2.8. Hút thuốc lá................................................................................16
1.2.9. Suy dinh dưỡng..........................................................................16
1.2.10. Sự suy giảm nhận thức.............................................................16
1.2.11. Hoạt động chức năng hàng ngày..............................................17
1.2.12. Một số bệnh lý trao đổi chất và tim mạch..................................17
1.3. Một số nghiên cứu về sarcopenia và một số yếu tố liên quan ở người
cao tuổi..............................................................................................17


1.3.1. Trên thế giới...............................................................................17
1.3.2. Ở Việt Nam................................................................................18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............19
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................19
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn..........................................................................19
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ......................................................................19
2.2. Thời gian và địa đểm nghiên cứu......................................................19
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................19
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.........................................19

2.3.2. Cách chọn mẫu nghiên cứu........................................................19
2.3.3. Công cụ thu thập số liệu..............................................................19
2.3.4. Các biến số nghiên cứu...............................................................20
2.3.5. Thu thập số liệu..........................................................................20
2.3.6. Sơ đồ nghiên cứu........................................................................21
2.4. Tiêu chuẩn đánh giá...........................................................................22
2.4.1. Chẩn đoán sarcopenia.................................................................22
2.4.3. Đặc điểm lâm sàng.....................................................................24
2.4.4. Một số yếu tố liên quan đến sarcopenia.......................................24
2.5. Phân tích và xử lí số liệu...................................................................28
2.6. Khía cạnh đạo đức của đề tài.............................................................28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................29
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.......................................29
3.1.1. Đặc điểm về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu................29
3.1.2. Đặc điểm một số hội chứng lão khoa..........................................30
3.2. Tỷ lệ sarcopenia ở bệnh nhân cao tuổi theo tiêu chuẩn FNIH................32
3.2.1. Tỷ lệ các tiêu chí thành phần trong xác định Sarcopenia theo tiêu
chuẩn FNIH...............................................................................32


3.2.2. Tỷ lệ Sarcopenia theo FNIH ở người cao tuổi.............................32
3.3. Mối tương quan giữa sarcopenia và một số yếu tố............................33
3.3.1. Liên quan giữa Sarcopenia và giới..............................................33
3.3.2. Liên quan giữa Sarcopenia và nơi điều trị...................................33
3.3.3. Liên quan giữa Sarcopenia và khu vực sinh sống........................34
3.3.4. Liên quan giữa Sarcopenia và chỉ số khối cơ thể.........................34
3.3.5. Liên quan giữa Sarcopenia và nhóm tuổi....................................35
3.3.6 . Liên quan giữa sarcopenia và tình trạng dinh dưỡng..................36
3.3.7. Liên quan giữa sarcopenia và hoạt động chức năng hàng ngày....37
3.3.8. Liên quan giữa sarcopenia với ngã và nguy cơ ngã.....................38

3.3.9. Liên quan giữa Sarcopenia và hội chứng dễ tổn thương..............38
3.4. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến sự xuất hiện Sarcopenia theo
tiêu chuẩn của FNIH.........................................................................40
3.4.1. Các yếu tố dự đoán Sarcopenia qua phân tích hồi quy đơn biến. .40
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN...............................................................................43
4.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu............................43
4.1.1.Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu.....................43
4.1.2.Đặc điểm một số hội chứng lão khoa...........................................45
4.2. Kết quả tỷ lệ sarcopenia ở bệnh nhân cao tuổi..................................47
4.2.1. Tỷ lệ các tiêu chí thành phần xác định Sarcopenia theo FNIH ở
người cao tuổi............................................................................47
4.2.2. Tỷ lệ Sarcopenia theo ở người cao tuổi.......................................48
4.3. Sarcopenia và một số yếu tố liên quan..............................................48
4.3.1.Liên quan giữa Sarcopenia và giới:..............................................48
4.3.2. Liên quan giữa Sarcopenia và nơi điều trị:..................................49
4.3.3. Liên quan giữa Sarcopenia và khu vực sinh sống:.......................49
4.3.4. Liên quan giữa Sarcopenia và chỉ số khối cơ thể BMI:...............50


4.3.5. Liên quan giữa Sarcopenia và nhóm tuổi:...................................50
4.3.6. Liên quan giữa Sarcopenia và tình trạng dinh dưỡng..................51
4.3.7. Liên quan giữa Sarcopenia và hoạt động chức năng hàng ngày...52
4.3.8. Liên quan giữa Sarcopenia với ngã và nguy cơ ngã:...................52
4.3.9. Liên quan giữa Sarcopenia và hội chứng dễ tổn thương:.............53
4.4.10. Liên quan giữa Sarcopenia và chức năng nhận thức:.................54
4.5. Các yếu tố có khả năng dự đoán đến sự xuất hiện của Sarcopenia
người cao tuổi....................................................................................55
KẾT LUẬN.....................................................................................................57
KIẾN NGHỊ....................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤ


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Các giai đoạn Sarcopenia.................................................................9

Bảng 2.2.

Đánh giá BMI cho người châu Á - Thái Bình Dương.......................24

Bảng 3.1.

Đặc điểm về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu.....................29

Bảng 3.2.

Đặc điểm một số hội chứng lão khoa của đối tượng nghiên cứu........30

Bảng 3.3 .

Tỷ lệ các tiêu chí thành phần xác định Sarcopenia theo tiêu chuẩn
FNIH............................................................................................32

Bảng 3.4.

Liên quan giữa sarcopenia và giới...................................................33

Bảng 3.5.


Liên quan giữa Sarcopeni và BMI...................................................34

Bảng 3.7.

Mối tương quan giữa sarcopenia với ngã và nguy cơ ngã...............38

Bảng 3.8.

Các yếu tố dự đoán Sarcopenia qua phân tích hồi quy đơn biến.........40

Bảng 3.9.

Các yếu tố dự đoán Sarcopenia qua phân tích hồi quy đa biến..........42


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Đo lực cơ tay bằng máy áp lực kế cầm tay Jamar 5030J1....................22

Hình 2.2.

Đo tốc độ đi bộ 4m..........................................................................23

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Tỷ lệ sarcopenia ở người cao tuổi..................................................32


Biểu đồ 3.2.

Liên quan giữa Sarcopenia và nơi điều trị......................................33

Biểu đồ 3.3.

Liên quan giữa Sarcopenia và khu vực sinh sống...........................34

Biểu đồ 3.4.

Mối tương quan giữa sarcopenia và nhóm tuổi...............................35

Biểu đồ 3.5.

Liên quan giữa sarcopenia và tình trạng dinh dưỡng.......................36

Biểu đồ 3.6.

Liên quan giữa Sarcopenia và hội chứng dễ bị tổn thương..............38

Biểu đồ 3.7.

Liên quan giữa Sarcopenia và chức năng nhận thức.......................39


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 2017, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “dân số già”.
Người cao tuổi không ngừng tăng lên cả về số tương đối và số tuyệt đối. Tỷ lệ

người cao tuổi (≥ 60) trong tổng dân số đã tăng từ 6,9% (năm 1979) lên 9,45%
(năm 2007), xấp xỉ ngưỡng dân số già theo quy định của thế giới. Tỷ lệ này dự
kiến là 11,24% vào năm 2020 và sẽ tăng lên 28,5% năm 2050 thuộc vào mức cao
trong khối ASEAN sau Singapo (39,8%), Thái Lan (29,8%) [1]. Tỷ lệ người cao
tuổi trong dân số đã tăng lên nhấn mạnh nhu cầu hiểu biết thêm về các vấn đề liên
quan đến lão hóa và sức khỏe xảy ra ở người cao tuổi. Một trong những vấn đề đó
chính là tình trạng Sarcopenia ở người cao tuổi.
Sarcopenia là sự mất khối lượng cơ và sức mạnh cơ bắp theo tuổi [2].
Theo EWGSOP, Sarcopenia không những được xác định bởi sự thiếu hụt về
khối lượng cơ mà còn giảm cả chức năng cơ bắp (hoặc sức mạnh cơ thấp hoặc
hoạt động thể chất thấp) [3]. Cruz-Jentoft và cộng sự nghiên cứu năm 2014
cho thấy Sarcopenia phổ biến ở người cao tuổi, tỷ lệ mắc Sarcopenia được
xác định theo tiêu chí EWGSOP là 1-29% ở người cao tuổi sống trong cộng
đồng, 14-33% ở những người cao tuổi sống trong các cơ sở chăm sóc dài hạn,
10% ở những người cao tuổi đang điều trị bệnh cấp tính tại bệnh viện [4].
Hậu quả của Sarcopenia và các yếu tố liên quan đến nó là một mối lo ngại
lớn trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi [5]. Sarcopenia cũng là yếu tố
nguy cơ độc lập cho các kết cục bất lợi, bao gồm những khó khăn về hoạt
động chức năng cơ bản(ADL), loãng xương, ngã, thời gian nằm viện, tái nhập
viện và tử vong [4]. Hơn nữa chi phí chăm sóc sức khỏe trực tiếp cho
Sarcopenia lên đến 18,5 USD. Theo Janssen và cộng sự - năm 2000 cho thấy
ước tính tỷ lệ Sarcopenia giảm 10% sẽ tiết kiệm tới 1,1 tỷ USD mỗi năm.


2

Việc xác đinh sớm Sarcopenia để phòng ngừa và điều trị sớm sẽ làm giảm các
hậu quả không mong muốn này [6].
Trên thế giới đã có một số nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau quan
tâm đến vấn đề sarcopenia và một số yếu tố liên quan với nó trên người cao

tuổi trong những năm gần đây. Ở Việt Nam chưa có số liệu nào nghiên cứu về
vấn đề này. Cần có một nghiên cứu toàn diện nhằm xác định tỷ lệ Sarcopenia
và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi, trên cơ sở đó đề xuất các biện
pháp phòng ngừa. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Sarcopenia và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi điều trị
tại Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương” với các mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ Sarcopenia trên bệnh nhân cao tuổi điều trị tại Bệnh
viện Lão Khoa Trung Ương.
2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến Sarcopenia ở nhóm đối tượng trên.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm của Sarcopenia ở người cao tuổi

1.1.1. Khái niệm Sarcopenia
Năm 1989 Irwin Rosenberg đã xác định Sarcopenia là sự mất tự phát
khối cơ theo tuổi [7]. Định nghĩa đầu tiên này chỉ bao gồm khái niệm về khối
lượng cơ. Tuy nhiên, theo thời gian định nghĩa đã được mở rộng để kết hợp với
khái niệm về chức năng cơ, bao gồm sự giảm sút về sức mạnh cơ bắp và/hoặc
hoạt động thể chất. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng có sự sụt giảm
chức năng cơ bắp lớn hơn 2 - 5 lần sự sụt giảm khối lượng cơ trong suốt cùng
một khoảng thời gian [8],[9]. Nó khác với mất cơ do viêm nhiễm hoặc từ giảm
cân, thiếu đói hoặc bệnh tiến triển [2].
Gần đây Sarcopenia được phân loại là một hội chứng lão hóa,và trở
thành một thách thức lớn đối với sức khỏe người cao tuổi. Những người cao
tuổi có Sarcopenia thường có kết cục lâm sàng tồi tệ hơn và tỷ lệ tử vong
cũng cao hơn những người cao tuổi không Sarcopenia [5]. Sarcopenia gặp

phổ biến ở người cao tuổi và có thể gây ra những bất lợi như khuyết tật về thể
chất,chất lượng cuộc sống giảm sút,thậm chí có thể tử vong [3]. Tuy nhiên
Sarcopenia là một hiện tượng không chỉ hiện diện ở người cao tuổi khỏe
mạnh mà còn có ở những người cao tuổi có bệnh mạn tính như bệnh tim hoặc
suy thận mạn tính [10].
1.1.2. Bệnh học nguyên nhân sarcopenia ở người cao tuổi
Có nhiều yếu tố nguy cơ và cơ chế góp phần vào sự phát triển
Sarcopenia [11]. Các hành vi như lối sống không hoạt động thể chất, hút
thuốc, chế độ ăn uống kém và những thay đổi liên quan đến hormone,
cytokine là những yếu tố nguy cơ quan trọng [12]. Cụ thể:


4

1.1.2.1. Lối sống
Lối sống thiếu hoạt động: Không hoạt động là một đóng góp quan
trọng cho việc mất khối lượng và sức mạnh cơ ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là
người cao tuổi [13], [14],[15]. Các kết quả từ các nghiên cứu nghỉ ngơi tại
giường cho thấy thiếu hoạt động làm giảm sức mạnh cơ bắp trước khi giảm
khối lượng cơ và mức độ hoạt động thể chất thấp dẫn đến suy nhược cơ [16].
Giảm khối lượng thức ăn và protein: Tốc độ tổng hợp protein giảm
30% ở người cao tuổi nhưng còn nhiều tranh cãi mức độ giảm này do chế độ
dinh dưỡng thấp, bệnh tật, không hoạt động thể chất hơn là lão hóa [17],[18].
1.1.2.2. Thay đổi khối cơ
Giảm chức năng thần kinh cơ với mất nơron vận động Alpha từ sau 70
tuổi [19]. Điều này ảnh hưởng đến các chức năng vận động của chi dưới với
các sợi trục dài hơn là chi trên [20].
Giảm diện tích sợi cơ nhanh chóng: Trong quá trình lão hóa diện tích
trung bình sợi cơ type II giảm từ 20-50% trong khi loại I giảm từ 1-25%, từ
đó gây giảm cơ lực [21].

Giảm tế bào cơ vệ tinh, giảm tái tạo cơ: Trong quá trình lão hóa số
lượng tế bào vệ tinh và khả năng tuyển dụng giảm xuống, giảm nhiều loại II
(sợi nhanh) hơn so với loại I (sợi chậm) [22].
Ngoài ra lipit được tích tụ trong cơ : Trong quá trình lão hóa mỡ bắp
thịt và nội tạng tăng lên trong khi mỡ dưới da giảm. Nhưng những thay đổi
này thường không làm giảm cân [23],[24],[25].
1.1.2.3. Thay đổi sinh học
Có nhiều bằng chứng liên quan sự thay đổi hoocmon liên quan đến tuổi
tác với sự mất khối lượng cơ và sức mạnh cơ bắp như: Insulin, estrogen,
androgen, hoocmon tăng trưởng, tuyến giáp, prolactin, catecholamine và
corticoid liên quan đến nguyên nhân và bệnh sinh Sarcopenia nhưng vẫn còn
nhiều tranh cãi về vai trò và ảnh hưởng của nó đối với cơ xương ở tuổi trưởng
thành và tuổi già.


5

Biến đổi chức năng nội tiết
Insulin: Insulin có tác dụng kích thích chọn lọc cơ xương tổng hợp
protein ở ty lạp thể. Ở người cao tuổi Sarcopenia thường kèm theo sự gia tăng
liên tục chất béo trong cơ thể liên quan đến tăng nguy cơ kháng Insulin, dẫn
đến giảm hoạt động đồng hóa protein của Insulin [26]. Vai trò của Insulin
trong nguyên nhân và bệnh sinh của Sarcopenia có thể rất quan trọng trong
khi ảnh hưởng của nó với sự tổng hợp cơ vẫn còn gây nhiều tranh cãi [27],
[28],[29].
Estrogen: Dịch tễ học và các nghiên cứu can thiệp cho thấy estrogen
ngăn chặn sự mất mát của khối lượng cơ bắp[30],[31],[32]. Sự suy giảm
Estrogen tăng lên ở người cao tuổi cùng với sự tăng các cytokine tiền viêm
(TNFα, IL6) góp phần tham gia vào quá trình Sarcopenia [33],[34].
Hormon tăng trưởng (GH) và IGF-1: GH và IGF-1 suy giảm theo tuổi

[35] và là tiềm năng đóng góp vào Sarcopenia ở người cao tuổi. Liệu pháp
GH thay thế làm giảm khối lượng mỡ, tăng khối lượng cơ và cải thiện lipid
máu, IGF-1 kích hoạt phát triển tế bào vệ tinh và làm tăng tổng hợp protein
trong sợi hiện có [36].
Testosteron: Testosteron làm tăng khối lượng cơ bắp, sức mạnh cơ bắp
và tăng tổng hợp protein [37],[38],[39],[40]. Mức Testosterone giảm dần ở
nam giới lớn tuổi với tốc độ 1% năm [41]. Sarcopenia ở người cao tuổi với
mức Testosterone thấp dẫn đến tổng hợp protein thấp hơn và sự mất mát khối
lượng cơ bắp nhiều hơn [42].
Dehydroepiandrostedione (DHEA): DHEA giảm đáng kể theo tuổi và
thấp hơn rất đáng kể ở người cao tuổi so với thanh niên [43]. Có bằng chứng
cho thấy bổ sung DHEA làm tăng nồng độ Testosteron trong máu phụ nữ và
sự gia tăng IGF-1 ở nam giới. Một vài nghiên cứu đã báo cáo ảnh hưởng cả
DHEA đến kích thước cơ bắp, sức mạnh hoặc chức năng cơ bắp [44].


6

Vitamin D và hormone tuyến cận giáp (PTH): Trong quá trình lão hóa
nồng độ 25(OH) vitamin D suy giảm dần [45]. Mức độ thấp của vitamin D
cũng ảnh hưởng tới tổng hợp protein thông qua giảm bài tiết insulin [46] và
cũng có liên quan với PTH tăng lên, PTH có thể điều chỉnh mô cơ hoạt động
thông qua việc tăng canxi trong tế bào [47]. Một số nghiên cứu cho thấy
vitamin D thấp và PTH cao có liên quan một cách độc lập với Sarcopenia và
làm tăng nguy cơ ngã ở người cao tuổi [48],[49].
Tăng cytokine tiền viêm
Bệnh mạn tính chẳng hạn như COPD, suy tim, ung thư… là rất phổ
biến ở người cao tuổi và có liên quan đến mức độ tăng của các cytokine tiền
viêm( IL1-IL6-TNF) bởi các tế bào đơn nhân máu ngoại vi và sự mất trọng
lượng cơ thể trong đó có khối lượng nạc [50]. Các cytokine này gây ra sự mất

cân bằng trong tổng hợp mô cơ, làm giảm protein dẫn đến việc mất khối
lượng cơ bắp và sản xuất thấp hơn của IGF-1 đóng vai trò trong sự hình
thành Sarcopenia [51],[52],[53].
Rối loạn chức năng ty thể với lão hóa, giảm dự trữ ATP: dẫn đến giảm tổng
hợp protein [54] dẫn đến cái chết của các sợi cơ và mất khối lượng cơ bắp
[55],[56]. Hoạt đông thể chất thấp là một trong những lí do chính gây sự suy
giảm chức năng ty lạp thể ở người già [57].
Chết theo chương trình (apoptosis) với chết tế bào đã được lập trình sẵn của
sợi cơ type II: Bằng chứng cho thấy apoptosis tế bào cơ là cơ chế cơ bản gây
mất cơ bắp hình thành sarcopenia ở người cao tuổi [58] và các sợi cơ type II
nhạy cảm hơn với cái chết qua con đường apoptosis [59].
Ảnh hưởng của di truyền: Sarcopenia và hoạt động thể chất kém ở người cao
tuổi cũng liên quan đến cân nặng khi sinh ở nam và nữ giới không phụ thuộc
vào trọng lượng lớn và chiều cao hiện tại [60],[61]. Một số gen như: gen tăng


7

trưởng phân biệt yếu tố 8(GDF8), cyclin phụ thuộc kinase ức chế 1A
(CDKN1A), MYOD1 có liên quan đến sức mạnh cơ bắp chi dưới [62],[63];
Cyclin phụ thuộc kinase 2(CDK2) , Retinoblastoma(RB1), IGF1 có liên quan
chặt chẽ đến sức mạnh cơ bắp, gen CNTF liên quan đến mất sức mạnh cơ
bắp cũng như chất lượng cơ bắp trong quá trình trưởng thành [64], ….
1.1.3. Các dấu hiệu lâm sàng của Sarcopenia
Mệt mỏi, yếu cơ, mệt khi gắng sức
Khuyết tật vận động, khó khăn trong hoạt động hàng ngày
1.1.4. Chẩn đoán và phân loại Sarcopenia
1.1.4.1. Chẩn đoán Sarcopenia
Có nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán đồng thuận khác nhau về Sarcopenia
Chẩn đoán Sarcopenia theo tiêu chí của Quỹ các Viện Y tế quốc gia

FNIH (Foundation for the National Institutes of Health) [65],[66] khi:
Yếu đuối liên quan đến cơ lực yếu và khối lượng nạc thấp (lực cơ tay
thấp + ALMBMI thấp)
Hoặc yếu đuối liên quan đến sự chậm chạp với cơ lực yếu và khối lượng
nạc thấp (tốc độ đi bộ thấp + lực cơ tay thấp + ALMBMI thấp)
Trong đó:
- Tiêu chuẩn 1: Khối lượng nạc thấp (ALM) được định nghĩa là <19,75
ở nam giới và < 15,02 ở nữ giới. Nạc thấp dựa trên ALMBMI (khối lượng nạc
dựa theo chỉ số khối cơ thể) được định nghĩa là < 0, 789 ở nam giới và < 0,
512 ở nữ giới.
- Tiêu chuẩn 2: Cơ lực yếu được xác định nếu lực cơ tay của đối tượng
nghiên cứu thấp hơn ngũ phân vị thấp nhất (đã điều chỉnh theo giới và chỉ số
khối cơ thể) thì được tính là cơ lực thấp.
- Tiêu chuẩn 3: Tốc độ đi bộ thấp được xác định khi ≤0, 8 m/s
Chẩn đoán khi có tiêu chuẩn 1 kết hợp với tiêu chuẩn 2 hoặc tiêu chuẩn 3


8

Chẩn đoán Sarcopenia theo tiêu chí của nhóm cộng tác ở Châu Á về
sarcopenia AWGS (Asian Working Group for Sarcopenia) [67] khi: khối
lượng cơ thấp và cơ lực thấp hoặc hoạt động thể chất thấp (tốc độ đi bộ)
Trong đó:
- Tiêu chuẩn 1: khối lượng cơ thấp khi chỉ số khối cơ SMI >2SD dưới
giá trị trung bình của nhóm trẻ tuổi.
Bằng phương pháp DXA: Điểm cắt: nam < 7,0kg/m2 , nữ < 5,4 kg/m2
Bằng phương pháp BIA: Nam < 7,0 kg/m2 , nữ < 5,7 kg/m2
- Tiêu chuẩn 2: lực cơ tay thấp; Điểm cắt Nam < 26kg, nữ < 16kg
- Tiêu chuẩn 3: hoạt động thể chất thấp khi tốc độ đi bộ ≤ 0, 8 m/s
Chẩn đoán Sarcopenia khi có tiêu chuẩn 1 cộng với tiêu chuẩn 2 hoặc

cộng với tiêu chuẩn 3
Chẩn đoán Sarcopenia theo tiêu chí của nhóm cộng tác ở châu Âu
về Sarcopenia EWGSOP (European Working Group on Sarcopenia in
Older People)[3]: khi có tiêu chuẩn 1 kết hợp tiêu chuẩn 2 hoặc tiêu chuẩn 3
- Tiêu chuẩn 1: Khối lượng cơ thấp
- Tiêu chuẩn 2: Sức mạnh cơ thấp
- Tiêu chuẩn 3: Hoạt động thể chất thấp
Trong đó:
Khối lượng cơ thấp khi chỉ số khối cơ SMI( đo bằng phương pháp
DXA) >2SD dưới giá trị trung bình của nhóm trẻ tuổi; Điểm cắt: nam< 7, 26
kg/m2 , nữ <5, 5 kg/m2
Hoặc khối lượng cơ thấp khi chỉ số khối cơ SMI(đo bằng phương pháp
BIA) >2SD dưới giá trị trung bình của nhóm trẻ tuổi; Điểm cắt: Nam <8, 87
kg/m2, nữ < 6, 42 kg/m2
Sức mạnh cơ thấp khi đo lực cơ tay < 30kg ở nam và < 20kg ở nữ.
Hoạt động thể chất thấp khi tốc độ đi bộ < 0, 8m/s hoặc hiệu suất pin
ngắn (SPPB) ≤8


9

1.1.4.2. Phân loại Sarcopenia
Phân loại các giai đoạn Sarcopenia (theo khuyến nghị của EWGSOP):
Các đối tượng được phân loại Sarcopenia dựa trên khối lượng cơ thấp, sức
mạnh cơ thấp và hoạt động thể chất
Bảng 1.1.Các giai đoạn Sarcopenia ( theo khuyến nghị của EWGSOP)
Giai đoạn

Khối


lượng Sức mạnh cơ Hoạt


Tiền Sarcopenia
Giảm
Sarcopenia
Giảm
Sarcopenia
nghiêm Giảm

bắp
Bình thường
Giảm
Giảm

động

thể

chất
Bình thường
Hoặc giảm
Giảm

trọng
Các đối tượng không có bất kì khiếm khuyết nào trên được phân loại
là bình thường.
1.1.5. Các test sàng lọc giúp chẩn đoán Sarcopenia
Các thông số của sarcopenia là khối lượng cơ và chức năng của nó. Các
biến số đo được là khối lượng cơ, sức mạnh cơ và hoạt động thể chất. Có thể

sử dụng các kỹ thuật sau trong nghiên cứu và thực hành lâm sàng [3]:
1.1.5.1. Khối lượng cơ
Đo trở kháng sinh học (BIA) [68]:
Chỉ số khối cơ (SMI) = SM/(chiều cao)² (kg/m²).Trong đó SM là khối
lượng cơ tuyệt đối
Đo trở kháng sinh học BIA giúp ước lượng khối thịt và khối mỡ của cơ
thể. Đây là phương pháp không tốn kém, dễ sử dụng, dễ tái tạo và thích hợp
cho cả bệnh nhân ngoại trú và bệnh nhân nằm liệt giường [69]. BIA là một
thay thế di động tốt cho DXA [3].

Hấp thu hai photon (DXA) [68]
Chỉ số khối cơ xương (SMI) = ASM/(chiều cao)² (kg/m²). Trong đó


10

ASM là khối lượng nạc của cơ thể
DXA là phương pháp quét toàn bộ hình ảnh cơ thể, thay thế hấp dẫn
cho nghiên cứu và sử dụng lâm sàng để phân biệt mô mỡ, xương và nạc. Bệnh
nhân cũng được hạn chế bức xạ tối đa. Hạn chế là nó không phải là thiết bị
xách tay nên có thể ngăn cản việc sử dụng nó trong các nghiên cứu dịch tễ
quy mô lớn [70].
Chụp cộng hưởng từ cơ (MRI) và chụp cắt lớp vi tính cơ (CT)
CT và MRI là các hệ thống hình ảnh chính xác có thể tách mỡ từ các
mô mềm khác của thể, là tiêu chuẩn vàng để ước lượng khối lượng cơ trong
nghiên cứu. Nhưng chi phí cao, hạn chế tiếp cận ở một số địa điểm và giới
hạn phơi nhiễm phóng xạ.
1.1.5.2. Sức mạnh cơ
Sức mạnh của cơ được đánh giá thông qua lực cơ tay, được đo bằng
một máy đo cơ lực tay, là một thước đo đơn giản về sức mạnh cơ, nó tương

quan với sức mạnh chân. Nó là phương pháp được sử dụng rộng rãi, chi phí
thấp, tính khả dụng cao và dễ sử dụng phù hợp với thực hành lâm sàng và
nghiên cứu [3].
1.1.5.3. Hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất được đánh giá thông qua tốc độ đi bình thường.
Những người tham gia được yêu cầu đi thẳng 4m với tốc độ bình thường
(bình thường > 0,8 m/s) . Tốc độ đi bình thường giảm khi cho đi 4m là < 0, 8
m/s [71].
1.1.6. Phân biệt sarcopenia và một số bệnh lý khác
Sarcopenia khác với chứng đói và suy nhược cơ thể, chúng cũng liên
quan đến sự mất mát khối cơ nhưng nguyên nhân cách tiếp cận điều trị là
khác nhau [72],[73]. Sarcopenia được cho là sự phản ánh liên quan đến tuổi
tác trong tổng hợp cơ, cần phân biệt Sarcopenia với một số bệnh lí sau:


11

Suy dinh dưỡng protein năng lượng do chế độ ăn tổng thể không đủ
hoặc do thiếu cung cấp protein. Sự thiếu ăn, thiếu hụt năng lượng protein dẫn
đến mất chất béo và khối lượng cơ nhưng chúng có thể đảo ngược lại với việc
bổ sung [72],[74]. Suy mòn trường diễn do một tình trạng bệnh lý nặng và
kéo dài, liên quan đến chán ăn, mệt mỏi, gày sút, viêm hệ thống với tăng dị
hóa protein. Ví dụ: ung thư, AIDS, viêm khớp dạng thấp,…
Suy giảm khối thịt nhưng không mất khối mỡ
1.1.7. Hậu quả của Sarcopenia [6],[75]:
Hội chứng dễ tổn thương
Suy giảm chức năng với khuyết tật vận động
Tăng nguy cơ ngã
Phụ thuộc với nguy cơ sống trong nhà dưỡng lão
Tổn thương do các bệnh đồng diễn

Tăng số ngày nằm viện
Tăng tỉ lệ mắc bệnh và tử vong
1.1.8. Dự phòng và điều trị Sarcopenia
1.1.8.1. Dự phòng
Hoạt động thể lực kháng trọng lực
Giúp hạn chế sự sụt giảm không thể tránh khỏi của khối cơ và cơ lực,
và cho phép tăng kích thước của tế bào vệ tinh, nguồn gốc của cơ xương.
Thực hiện 2-3 lần mỗi tuần cho thấy cải thiện tốc độ đi bộ, thời gian lên
xuống cầu thang và sức mạnh cơ bắp tổng thể [76]. Ví dụ: đứng dậy từ ghế
10-15 lần, 2 lần mỗi tuần.
Dinh dưỡng cân bằng, giàu protein
Các can thiệp dinh dưỡng cũng có tác động quan trọng. Các khuyến cáo
hiện nay cho biết protein cần tiêu thụ khoảng 0,8g/kg/ngày nhưng chỉ khoảng


12

40% người >70 tuổi đáp ứng được điều này [77]. Bổ sung 360 calo mỗi ngày
cùng với hoạt động kháng trọng lực cho thấy tăng sức mạnh cơ bắp của người
cao tuổi ở nhà dưỡng lão sau 10 tuần [78].
1.1.8.2. Điều trị
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ té ngã là đáng kể ở những
đối tượng giảm sức mạnh cơ bắp. Điều trị Sarcopenia vẫn là thử thách, nhưng
kết quả hứa hẹn đã được thu được bằng hoạt động thể lực kháng trọng lực, sử
dụng testosterone, estrogen, hormon tăng trưởng, vitamin D và các chất ức
chế men chuyển angiotensin. Đồng thời kết hợp với các can thiệp dinh dưỡng
bao gồm các chất bổ sung dinh dưỡng có lượng calo cao và các axit amin thiết
yếu hỗ trợ tổng hợp sợi cơ [10].
Hoạt động thể lực và đề kháng
Hoạt động thể lực và đề kháng là phương pháp tốt để phòng ngừa và

điều trị Sarcopenia giúp cải thiện khối lượng và sức mạnh cơ ở người cao
tuổi. Nhưng mức độ cải thiện này phụ thuộc vào từng loại hoạt động. Các
hoạt động như đi bộ, chạy, đi xe đạp hoặc bơi làm tăng tối đa lượng oxy tiêu
thụ, nâng cao chất lượng cơ bắp. Tập thể dục aerobic lại không góp phần
nhiều trong tăng sức mạnh cơ như các bài tập đề kháng nhưng nó lại kích
thích tăng tổng hợp protein cơ, kích thích các tế bào vệ tinh ở cơ bắp tăng lên,
làm giảm lượng mỡ cơ thể [12].
Bổ sung dinh dưỡng acid amin đối với người cao tuổi suy dinh dưỡng
Bổ sung axit amin thiết yếu đã được chứng minh cải thiện cường độ tay
và khoảng cách đi bộ 6 phút đối với người cao tuổi sau 3 tháng [79].
Điều trị nội tiết thay thế
Điều trị bằng testosteron có hiệu quả thấp trên khối cơ và cơ lực, hiện
không được khuyến khích để điều trị Sarcopenia vì có thể gây ra nguy cơ tim


13

mạch và ung thư tuyến tiền liệt [80-83].
Dùng hoocmon tăng trưởng (GH): GH làm tăng sức mạnh và khối
lượng cơ ở người trẻ bị suy tuyến yên nhưng ở người già thiếu GH cho thấy
việc bổ sung GH không làm tăng khối lượng và sức mạnh cơ [80] mà thậm
chí nó có thể gây ra đau khớp, phù, tác dụng phụ lên tim mạch, kháng insulin
khi bổ sung GH [84].
Vitamin D giúp thúc đẩy sự phát triển và trưởng thành sợi cơ làm tăng
sức mạnh cơ bắp [85]. Bổ sung Canxi và vitamin D là biện pháp đơn giản và
dễ dung nạp, giúp tăng kích thước sợi cơ và tăng điểm thần kinh cơ. Không
những thế nó còn giảm số lần ngã > 40%. Điều trị như đối với bệnh nhân bị
loãng xương, thường dùng: Vitamin D 800-1000UI/ngày; Canxi 1-1,2g/ngày.
Estrogen: chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng Estrogen điều trị
sarcopenia

Chất ức chế men chuyển Angiotesin II (ACE): Có bằng chứng cho thấy
các chất ức chế ACE có thể ngăn ngừa Sarcopenia [86],[87],[88]. Angiotesin
II là một yếu tố nguy cơ cho Sarcopenia thông qua thông qua việc tăng sản
xuất các cytokine tiền viêm và chất ức chế ACE làm giảm mức độ ACE trong
mạch máu tế bào cơ [89].
1.2. Một số yếu tố liên quan đến sarcopenia trên người cao tuổi
1.2.1. Lão hóa
Cơ của con người luôn có những thay đổi liên tục. Khi chúng ta già đi,
những thay đổi đáng kể về khối lượng cơ và chất lượng diễn ra. Sau khoảng
50 tuổi, khối lượng cơ giảm với tỷ lệ hàng năm 1-2% [90]. Sự suy giảm sức
mạnh của cơ thậm chí còn cao hơn, lên đến 1, 5% mỗi năm giữa tuổi 50 và 60
và 3% mỗi năm sau tuổi 60. Phần lớn các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
Sarcopenia tăng theo tuổi, tuổi càng cao tỷ lệ Sarcopenia càng tăng [20],[52],
[91],[92]. Tính trung bình , ước tính có 5-13% người cao tuổi từ 60-70 tuổi bị


×