Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

LƯỢNG GIÁ THIỆT hại DO ô NHIỄM KHÔNG KHÍ đến sức KHỎE NGƯỜI dân TRÊN địa bàn xã AN KHÁNH, HUYỆN HOÀI đức, THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.68 KB, 116 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM
KHÔNG KHÍ ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ AN KHÁNH, HUYỆN
HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI, NĂM 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM
KHÔNG KHÍ ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ AN KHÁNH, HUYỆN
HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Khóa
Hệ



:
:
:
:

NGUYỄN THỊ THÙY LINH
1611132084
6 (2016-2020)
CHÍNH QUY


HÀ NỘI, NĂM 2020


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA TIẾNG VIỆT

1

TNMT

Tài nguyên và môi trường

2


CPDT

Chi phí điều trị

3

CPCH

Chi phí cơ hội

4

ONMT

Ô nhiễm môi trường

5

ONKK

Ô nhiễm không khí

6

THSK

Thiệt hại sức khỏe

7


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tổng hợp số lượng phiếu điều tra
Bảng 2.1 Tác dụng bệnh lý của một số hợp chất khí độc hại đối với sức khỏe
Bảng 3.1 Danh sách các công ty sản xuất trên địa bàn xã An Khánh
Bảng 3.2 Kết quả quan trắc phân tích chất lượng không khí tại xã An Khánh
Bảng 3.3 Đánh giá nhận thức của người dân về mức độ ô nhiễm không khí
Bảng 3.4 So Sánh vùng ô nhiễm và vùng đối chứng
Bảng 3.5 So sánh đặc điểm kinh tế xã hội của đối tượng điều tra
Bảng 3.6 Đánh giá nhận thức của người dân về mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm
không khí đến sức khỏe
Bảng 3.7 Thống kê về sự khác biệt giữa số lần mặc bệnh liên quan đến ô nhiễm
môi trường không khí giữa vùng ô nhiễm và vùng đối chứng
Bảng 3.8 Chi phí điều trị trung bình một ca bệnh của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.9 Số ngày nghỉ trung bình của người bệnh và người thân của đối tượng
nghiên cứu
Bảng 3.10 Tính toán chi phí thiệt hại 1 lần mắc bệnh của vùng ô nhiễm
Bảng 3.11 Thiệt hại trung bình của một hộ gia đình do mắc bệnh liên quan đến ô
nhiễm môi trường không khí tại vùng ô nhiễm


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Tốc độ gió trung bình các tháng tại xã An Khánh
Hình 3.2 Nhiệt độ trung bình các tháng của xã An Khánh
Hình 3.3 Độ ẩm trung bình các tháng của xã An Khánh



MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................i
DANH MỤC BẢNG............................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH............................................................................................iii
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................vi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LƯỢNG GIÁ................................................1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...................................................................1
1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..................................................3
1.3MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...........................................................................11
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................12
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI SỨC
KHỎE NGƯỜI DÂN DO Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ.....................................19
2.1 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI........................................................................19
2.1.1 Khái quát về ô nhiễm không khí................................................................19
2.1.2 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người.....................27
2.2 LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG DO Ô NHIỄM
KHÔNG KHÍ GÂY RA......................................................................................32
2.2.1 Khái quát về lượng giá về tài nguyên và môi trường.................................32
2.2.2 Phương pháp lượng giá thiệt hại sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm môi
trường không khí.................................................................................................35
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ LƯỢNG GIÁ
THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN


TRÊN ĐỊA BÀN XÃ AN KHÁNH, HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI..............................................................................................................42

3.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐIỀU KIỆN KINH TẾ−XÃ
HỘI TẠI XÃ AN KHÁNH, HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.....42
3.1.1 Điều kiện tự nhiên......................................................................................42
3.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội............................................................................45
3.2 THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI
DO Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ AN KHÁNH, HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI...........47
3.2.1 Các nguồn gây ô nhiễm không khí trên địa bàn xã An Khánh, huyện Hoài
Đức, thành phố Hà Nội........................................................................................47
3.2.2 Diễn biến ô nhiễm không khí trên địa bàn xã An Khánh, huyện Hoài Đức,
thành phố Hà Nội................................................................................................52
3.3 LƯỢNG GIÁ THIỆT HAI DO Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐẾN SỨC KHỎE
NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ AN KHÁNH, HUYỆN HOÀI ĐỨC,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI.......................................................................................56
3.3.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu và vùng đối chứng..........................................56
3.3.2Đặc điểm vùng nghiên cứu..........................................................................57
3.3.3 Ước tính thiệt hại do ô nhiễm không khí đến sức khỏe người dân trên địa
bàn xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội......................................59
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG
CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ AN KHÁNH, HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.......65
4.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP....................................................................65
4.2 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC.......................72
4.3 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP....................................................78
4.4 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN............................................................80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................84


TÀI LIỆU THAM KHẢO




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những
kết quả nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận của các tác giả khác đã
được tôi xin ý kiến sử dụng và được chấp nhận. Các số liệu trong khóa
luận là kết quả khảo sát thực tế từ đơn vị thực tập. Tôi xin cam kết về tính
trung thực của những luận điểm trong khóa luận này.
Hà Nôi, ngày

tháng 6 năm 2020

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thùy Linh


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LƯỢNG GIÁ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Môi trường không khí không thể thiếu đối với hệ thống động vật, thực
vật trên hành tinh. Song chất lượng của môi trường ngày càng xấu đi làm
ảnh hưởng không tốt đến rất nhiều thứ đặc biệt là sức khỏe của con
người. Trên thế giới, diễn biến của tình trạng này ngày càng phức tạp hậu
quả của tình trạng này là nhiệt độ môi trường tăng lên và băng ở hai cực
của trái đất tan ra dẫn đến nhiều vùng đất đang bị xoá sổ trên bản đồ thế
giới. Hiện nay quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh nhất là ở các
nước đang phát triển. Đây là một xu thế tất yếu của quá trình công nghiệp
hóa hiện đại hóa, của xu thế toàn cầu hóa nhưng mặt trái của nó là gây ra
ô nhiễm môi trường đặc biệt là gây ra ô nhiễm không khí trầm trọng.
Sự phát triển về giao thông, công nghiệp, nông nghiệp hàng năm đã

thải vào môi trường không khí, đất, nước một lượng lớn các chất thải
chưa qua xử lý( hoặc xử lý chưa triệt để), gây ra hậu quả nghiêm trọng
đối với con người và sinh vật. Ô nhiễm môi trường không khí có tác động
xấu đối với sức khỏe con người, đặc biệt gây ra các bệnh về đường hô
hấp với các mức độ nghiêm trọng khác nhau, thậm chí gây ra tử vong.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), chất lượng không khí tại Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh đang ở nhóm có hại cho sức khỏe con người.
Hiện tượng mây mù và các chỉ số về ô nhiễm không khí đã vượt mức cho
phép theo tiêu chuẩn của WHO. Ô nhiễm không khí sẽ ảnh hưởng đến
sức khỏe của người dân nói chung, đặc biệt là đối với những người có hệ
miễn dịch yếu như nhười già, phụ nữ có thai, trẻ em và những người có
bệnh lý về hô hấp, tim mạch. WHO ước tính cứ 4 người chết thì có 1


người tử vong do hậu quả của việc sống hoặc làm việc trong môi trường ô
nhiễm. Theo báo cáo của WHO được công bố gần đây, ô nhiễm môi
trường đã gây ra cái chết của 12,6 triệu người hàng năm, do điều kiện
sống và làm việc trong môi trường độc hại. Cũng theo WHO, ô nhiễm
không khí được coi là kẻ giết người thầm lặng. Ước tính có khoảng 30%
các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không
khí. Tương tự như vậy, tỷ lệ đột quỵ não cũng như các bệnh lý tim mạch
chiếm khoảng 25%. Riêng đối với bệnh lý về hô hấp, các đối tượng bị
ảnh hưởng sẽ nhiều hơn rất nhiều, ước tính khoảng 43% các trường hợp
tử vong do bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí.
An Khánh là một xã trực thuộc huyện Hoài Đức- cửa ngõ của thủ đô
Hà Nội. Xã An Khánh trong những năm gần đây, việc đô thị hóa nhanh
chóng đã làm cho kinh tế của xã được phát triển nhanh, đời sống của
người dân cũng được cải thiện rất nhiều. Mặt trái của sự phát triển đô thị
hóa chính là việc hủy hoại môi trường nghiêm trọng. Do ảnh hưởng của
của sự gia tăng dân số, cơ chế thị trường và tốc độ đô thị nhanh chóng đã

ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sống của người dân trên địa bàn xã.
Các nguồn chính gây ô nhiễm không khí trên địa bàn xã bao gồm giao
thông vận tải, sản xuất từ cụm công nghiệp An Ninh, xây dựng cơ sở hạ
tầng. Đặc biệt giao thông vận tải là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không
khí trên địa bàn xã. Ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng rất nhiều
đối với sức khỏe của người dân trên địa bàn xã. Theo các báo cáo về y tế
trong những năm gần đây của xã An Khánh, tỷ lệ các ca bệnh gần đây có
xu hướng tăng lên nhanh đặc biệt là các bệnh liên quan đến hô hấp như
ho, viêm phế quản, viêm phổi....Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng
này được đánh giá là do chất lượng môi trường không khí tại xã bị suy


giảm, đặc biệt ở một số cụm dân cư gần các nhà máy, các khu công
nghiệp thì mức độ ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều.
Chính vì vấn đề này nên việc ước lượng những thiệt hại do ô nhiễm
không khí gây ra đối với sức khỏe con người là vấn đề đang được các nhà
môi trường quan tâm nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp thích hợp để
môi trường không khí được trong lành và giảm những chi phí của nền
kinh tế. Xuất phát từ những vấn đề trên nên tiến hành thực hiện đề tài:
“Lượng giá thiệt hại do ô nhiễm không khí đến sức khỏe người dân
trên địa bàn xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội”.
1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Hiện nay có nhiều đề tài tại trên thế giới và tại Việt Nam nghiên
cứu về thiệt hại sức khỏe do ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm
không khí tại nhiều địa phương khác nhau. Mỗi đề tài đều nêu bật lên tầm
quan trọng của môi trường đối với sức khỏe con người cũng như nghiên
cứu, lượng giá thiệt hại và từ đó tìm giải pháp khắc phục. Một số đề tài
tiêu biểu như sau:
- Đề tài “Ứng dụng gis nghiên cứu ô nhiễm bụi ở xã Bỉm Sơn, tỉnh
Thanh Hóa” của tác giả Lê Duy Hiếu thực hiện năm 2010. Nội dung bài

nghiên cứu: nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm bụi và tổng quan về GIS và
ứng dụng của GIS trong nghiên cứu ô nhiễm bụi bao gồm nghiên cứu đặc
điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội và môi trường khu vực nghiên cứu qua đó
đánh giá mức độ ô nhiễm và đưa ra giải pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi. Ưu
điểm: tác giả sử dụng các thuật toán, chạy mô hình ra dữ liệu chính xác,
thu thập tài liệu thống kê, tài liệu bản đồ, dữ liệu đo đạc, dữ liệu ảnh chụp
rất đa dạng, chi tiết. Xây dựng bản đồ phân bố ô nhiễm bụi cho từng
phường thuộc địa bàn nghiên cứu. Nhược điểm: nghiên cứu chỉ một vài
phạm vi chưa đi sâu.


- Đề tài “Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường thành phố Hà
Tĩnh và một số biện pháp khắc phục” của tác giả Đào Văn Quang, Trường
đại học dân lập Hải Phòng. Nội dung đề tài nghiên cứu về nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường tại thành phố Hà Tĩnh, tìm biện pháp khắc phục
góp phần nâng cao đời sống người dân tại đây. Ưu điểm: khá bao quát,
đưa ra cụ thể và phân tích các nguyên nhân. Nhược điểm là thiếu dẫn
chứng về ô nhiễm ở các địa phương, con sông dữa liệu không có.
- Đề tài “Áp dụng phương pháp tính chi phí tổn thất do bệnh tật
liên quan đến ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế giấy Phong KhêBắc Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo thực hiện năm 2011. Nội
dung của khóa luận này tập trung vào nghiên cứu hiện trạng môi trường
nước và không khí tại làng nghề tái chế giấy Phong Khê. Phân tích đánh
giá về tình hình sức khỏe của các cộng đồng dân cư tại làng nghề tái chế
giấy Phong Khê. Trình bày mối liên quan giữa các loại hoạt động sản
xuất và sức khỏe cộng đồng. Ước tính tổn thất kinh tế do bệnh tật liên
quan đến ô nhiễm môi trường gây ra.
- Đề tài “ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây
dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường tại các
làng nghề ở Việt Nam” của tác giả Đặng Thị Kim Chi, trường Đại học
Quốc gia Hà Nội, thực hiện năm 2004. Nội dung nghiên cứu về các chỉ số

ô nhiễm do các làng nghề tại Việt Nam gây ra và biện pháp giải quyết. Ưu
điểm: có khái quát được nguyên nhân, sơ đồ quy trình sản xuất và tại
bước nào đã xả thải chất gây ô nhiễm ra môi trường. Nhược điểm: chỉ
mới tập trưng về mảng các làng nghề bìa giấy cotton, chứ chưa khái quát
được hết các làng nghề.
- Đề tài “Lượng giá thiệt hại sức khỏe do ô nhiễm không khí từ
các cụm cộng nghiệp phía Bắc thành phố Thái nguyên” của tác giả Hà


Trọng Quỳnh, Trường Đại học Thái Nguyên thực hiện năm 2015 đã làm
rõ được nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và đưa ra được một số
phương pháp lượng giá thiệt hại do ô nhiễm đồng thời chỉ ra ưu nhược
điểm của từng phương pháp từ đó làm cơ sở để áp dụng các phương pháp
trên thực tế. Trong luận văn phương pháp quan trọng nhất được sử dụng
là phương pháp chi phí sức khỏe. Phương pháp chi phí sức khỏe để áp
dụng để lượng giá thiệt hại sức khỏe do ô nhiễm và suy thoái môi trường
gây ra. Phương pháp chi phí sức khỏe được sử dụng để tính toán chi phí
chữa các bệnh tật gây ra bởi ô nhiễm và suy thoái môi trường liên quan
đến tổng chi phí bao gồm cả dịch vụ y tế, chi phí phòng ngừa, điều trị,
phục hồi và chi phí cơ hội của việc khám chữa bệnh. Tuy nhiên, luận văn
chưa chỉ ra được những khó khăn khi thực hiện giải pháp khắc phục tình
trạng ô nhiễm không khí rồi từ đó mới đưa ra các giải pháp phù hợp khắc
phục.
- Đề tài “Tiếp cận đánh giá thiệt hại sức khỏe con người do ô
nhiễm không khí tại Hà Nội” của sinh viên Nguyễn Khánh Tuyên, sinh
viên trường Đại học kinh tế quốc dân thực hiện năm 2009. Đề tài đã đưa
ra một cái nhìn cụ thể về tác hại của ô nhiễm môi trường không khí tới
sức khỏe của người dân, dựa trên những nghiên cứu đã được thực hiện tại
những nước phát triển, đưa vào đánh giá tại Việt Nam, cụ thể là thủ đô Hà
Nội. Tuy nhiên đề tài chỉ lượng giá bằng tiền thiệt hại đối với sức khỏe

người dân mà không đánh giá giá trị sức khỏe bị mất đi của người dân.
- Đề tài “Nghiên cứu áp dụng các phương pháp lượng giá thiệt hại
ô nhiễm không khí phục vụ công tác xác định bồi thường thiệt hại và xử
lý các vi phạm về môi trường” của nhóm tác giả Phạm Văn Lợi, Đỗ Nam
Thắng và cộng sự thực hiện năm 2010. Đề tài đã làm rõ một số vấn đề
các phương pháp lượng giá thiệt hại do ô nhiễm môi trường không khí và


đánh giá thực trạng áp dụng phương pháp tại một địa bàn lựa chọn cụ thể
nhằm chỉ ra ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp lượng giá thiệt hại.
Tuy nhiên đề tài lại chưa chỉ ra được những khó khăn, thách thức trong
việc thực hiện quy trình xử lý vi phạm đối với hành vi gây ô nhiễm môi
trường không khí tại địa bàn đã chọn.
- Đề tài “Đánh giá rủi ro sức khỏe đối với vấn đề ô nhiễm Asen
(As) trong nước ngầm ở thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn
Hào Quang thực hiện năm 2014. Nghiên cứu này dùng phương pháp đánh
giá rủi ro sức khỏe theo tô chức EPA để đánh giá rủi ro sức khỏe của
người dân thành phố Hồ Chí Minh do nước ngầm bị nhiễm Asen. Phương
pháp được tiến hành theo bốn bước: nhận dạng mối nguy hại, đánh giá
liều tương ứng, đánh giá phơi nhiễm và mô tả rủi ro. Nghiên cứu tiến
hành quan trắc 15 điểm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá
và đánh giá cho ba đối tượng: trẻ em dưới 3 tuổi, người lớn khoảng 30
nên tác giả đã sử dụng các thông số chuẩn để so sánh và đánh giá dựa trên
kết quả nghiên cứu đã công bố của cơ quan môi trường Hoa Kỳ. Theo kết
quả nghiên cứu cho thất, mức độ rủi ro đối với cả ba đối tượng đều ở
mức thấp, có thể chấp nhận được nhưng vẫn có các nguy cơ tiềm tàng
gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các hệ sinh thái.
- Báo cáo “Những tác động tới sức khỏe, môi trường của vấn đề
giao thông đô thị tại Hải Phòng, Việt Nam” của nhóm tác giả Stijin
Dhondt, Lê Xuân Quỳnh, Vũ Văn Hiếu và Luc Hens thực hiện năm 2010.

Báo cáo ghi nhận: giao thông là một phần thiết yếu của cuộc sống hiện
đại và di chuyển là một phần của thiết lập kinh tế- xã hội của nó. Tuy
nhiên, những dấu hiệu đi ngược lại như việc di chuyển lại ảnh hưởng
đáng kể đến sức khỏe con người, hậu quả từ tai nạn giao thông, ô nhiễm
không khí- nguyên nhân gây nên thiệt hại lớn hơn so với tai nạn giao


thông- và ô nhiễm tiếng ồn. Việc sử dụng các phương tiện di chuyển cá
nhân cũng góp phần gia tăng các hậu quả về tâm lý và biến đổi khí hậu.
Báo cáo này đánh giá những ảnh hưởng tới sức khỏe từ vấn đề giao thông
và ứng dụng tại Hải Phòng, thành phố cảng của Việt Nam với nền kinh tế
đang trên đà phát triển và theo đó các loại hình giao thông cũng gia tăng
nhanh chóng. Trong quy hoạch tổng thể phát triển của thảnh phố có đề ra
mục tiêu phát triển các cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đến năm 2020.
Cùng với sự thay đổi các loại hình di chuyển chẳng hạn như chuyển từ xe
đạp sang xe máy và ô tô, điều này dẫn đến gia tăng lưu lượng xe cơ giới
và từ đó nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, môi trường là đáng kể. Ứng
dụng phương pháp đánh giá tác động sức khỏe đã được sử dụng trong các
nghiên cứu trước đây để tính toán gánh nặng về sức khỏe tập trung vào
các hạt lơ lửng và tiếng ồn.
- Đề tài “Lượng giá thiệt hại sức khỏe cộng đồng gây ra bởi ô
nhiễm không khí của nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, Thanh Hóa” của TS.
Đinh Đức Trường, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2010. Nghiên
cứu đã thực hiện lượng giá thiệt hại sức khỏe cộng đồng gây ra bởi ô
nhiễm môi trường không khí tại một địa điểm cụ thể là nhà máy xi măng
Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Kết quả thu được rất cụ thể, trung bình một hộ gia
đình ở vùng ô nhiễm không khí chịu thiệt hại sức khỏe quy đổi ra tiền là
1,072 triệu đồng/năm 2010. Với tổng số hộ dân trong phường Ba Đình và
Lam Sơn là 18.127 thì tổng thiệt hại sức khỏe do ô nhiễm không khí gây
ra tại 2 phường ô nhiễm là 19,43 tỷ đồng cho năm 2010. Tuy nhiên

nghiên cứu sử dụng chủ yếu là phương pháp lượng giá bằng chi phí sức
khỏe (cost of illness) áp dụng để xây dựng mô hình lượng giá. Mặt khác
nghiên cứu thực hiện ở thị xã Bỉm Sơn chỉ có 1 nhà máy xi măng lớn là
nhà máy xi măng Bỉm Sơn. Như vậy, đối với khu vực có nhiều nhà máy


sản xuất xi măng thì cần phân tích, nghiên cứu các phương pháp lượng
giá khác nhằm lựa chọn được phương pháp lượng giá thiệt hại sức khỏe
cộng đồng do ô nhiễm không khí gây ra bởi các nhà máy sản xuất xi
măng phù hợp nhất.
- Đề tài “Phương pháp đánh giá thiệt hại do ô nhiễm không khí gây
ra đối với sức khỏe của người dân Hà Nội” của Nguyễn Thị Lý thực hiện
năm 2007 đưa ra một cái nhìn cụ thể về tác hại của ô nhiễm môi trường
không khí tới sức khỏe của người dân, dựa vào những nghiên cứu đã
được thực hiện tại các nước phát triển, đưa vào đánh giá tại Việt Nam, cụ
thể là thủ đô Hà Nội…Với kết cấu 4 phần rõ ràng chặt chẽ, chuyển đề đã
trình bày được cơ sở khoa học của vấn đề ô nhiễm môi trường không khí;
trình bày khá chi tiết với các dẫn chứng xác đáng về hiện trạng ô nhiễm
môi trường không khí và thiệt hại mà nó gây ra tại Hà Nội; đưa ra
phương pháp đánh giá thiệt hại do ô nhiễm môi trường không khí gây ra
đối với sức khỏe của người dân Hà Nội, với các kinh nghiệm từ nước
ngoài áo dụng tại Hà Nội; cuối cùng đưa ra các giải pháp nhằm kiểm soát
và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí không chỉ tại Hà Nội mà
còn trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên việc sử dụng tài liệu “Estimating the
Health Efects of Air’ Pollutants: A method with an Application to Jakarta”
của tác giả Bart Ostro, World Bank, 1994 - tổng hợp những nghiên cứu
của các nhà khoa học trên thế giới làm kinh nghiệm áp dụng trực tiếp tại
Việt Nam, chấp nhận sự ước lượng tương đối, sử dụng kết quả nghiên cứu
của Mỹ về lượng giá từng thành phần chi phí qua phương pháp WTP và
WTA kèm thêm điều kiện giả sử các khoản phúc lợi xã hội ( chi phí y tế,

bảo hiểm xã hội, trợ cấp bệnh tật, bảo hiểm thân thể..) không được tính
gộp vào trong chi phí cho một ca bệnh hoặc tử vong, rồi quy đổi nó ra giá


trị ước lượng 6 bằng đồng tiền Việt. Điều này làm mất đi giá trị thực tế
của kết quả nghiên cứu, mức độ xác thực thấp.
- Đề tài “Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí” của tác giả Phan
Tuấn Triệu thực hiện năm 2011. Nội dung của khóa luận tập trung làm rõ
hàng loạt các vấn đề ô nhiễm không khí đang đe dọa đến sự ổn định, cuộc
sống của con người và các loài sinh vật khác. Việt Nam không nằm ngoài
ảnh hưởng đó. Đứng trước một thực trạng như vậy, luật pháp đã can thiệp
nhằm trả lại cho môi trường sự trong sạch vốn có. Vì vậy việc đưa ra
những quy định về kiểm soát ô nhiễm không thời điểm này là một việc
làm hết sức cần thiết. Ưu điểm: nhằm đưa ra được quy định về kiểm soát
ô nhiễm từ đó giúp luật pháp Việt Nam vững chắc hơn về ô nhiễm môi
trường. Là tiền đề cho các đề tài bảo vệ môi trường Việt Nam. Nhược
điểm: để thực hiện được dự án tốn rất nhiều kinh phí và thời gian. Độ xác
thực và đưa vào thực tế chưa cao.
- Đề tài “Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Đạo Phong, trường Đại học Huế thực hiện năm 2011. Nội dung
khóa luận là mục tiêu nghiên cứu làm rõ thực trạng về vấn đề ô nhiễm
môi trường ở Việt Nam hiện nay,đồng thời phân tích các nguyên nhân từ
đó đưa ra được các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường ở Việt Nam hiện nay. Phương pháp: thu thập thông tin và xử lý
thông tin. Ưu điểm: phản ánh về mức độ ô nhiễm môi trường ở Việt Nam,
từ đó đưa ra các giải pháp và kiểm soát ô nhiễm môi trường hiệu quả hơn.
Nhược điểm: phạm vi lớn ảnh hưởng đến tính khả quan trong các biện
pháp bảo vệ môi trường không khí.
- Đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường không khí và
đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài - Tỉnh

Bình Phước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” của tác giả


Nguyễn Thị Kim Thúy, trường đại học kỹ thuật công nghệ thực hiện năm
2011. Nội dung đề tài là tiến hành thu thập và phân tích mẫu tại một số
khu vực trọng điểm thị xã Đồng Xoài để đánh giá chất lượng không khí
hiện tại, tìm nguồn phát sinh gây ô nhiễm và đề xuất biện pháp, chương
trình dự án để kiểm soát ô nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020...Phương pháp: Thu thập thông tin và
xử lý thông tin. Ưu điểm: các số liệu được thu thập cung cấp đầy đủ
thông tin và hữu ích cho công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm không
khí. Nhược điểm: Công tác quản lý đề ra còn gặp nhiều rủi ro, giáo dục
cộng đồng chưa hiệu quả.
- Bài viết “Ứng dụng mô hình SUTTon trong đánh giá ô nhiễm
không khí do giao thông ở đại lộ Bình Dương” của tác giả: Nguyễn
Huỳnh Ánh Tuyết, Đinh Quang Toàn, Nguyễn Thị Khánh Tuyền, Huỳnh
Thị Kim Yến ,Trường Đại học Thủ Dầu Một. Nội dung là đánh giá nồng
độ các chất ô nhiễm cũng như mô phỏng quá trình phát tán ô nhiễm trong
không khí do nguồn thải giao thông, bên cạnh các phương pháp quan trắc
truyền thống, công cụ mô hình hóa được cho là mang lại hiệu quả cao.
Mô hình Sutton là một dạng cải tiến của mô hình Gauss. Đối với mô hình
Sutton, nguồn ô nhiễm giao thông được xem là loại nguồn đường, vô hạn
và ở độ cao gần mặt đất. Mô hình thể hiện sự lan truyền chất ô nhiễm từ
tâm đường ra môi trường xung quanh và sự lan truyền đó phụ thuộc vào
cường độ thải các nguồn, tác động gió và đặc biệt là điều kiện khí quyển
(Bùi Tá Long, 2008). Hiện nay, công cụ hệ thống thông tin địa lý GIS
đang được xem là một trong những công cụ mạnh trong đánh giá chất
lượng và quản lý môi trường. Phần mềm Surfer được sử dụng để xây
dựng các đường bình đồ 2D và 3D. Bài báo này trình bày phương pháp
ứng dụng mô hình lan truyền Sutton và phần mềm Surfer vào mô phỏng,



đánh giá mức độ ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông dọc đại lộ
Bình Dương. Phương pháp: Phương pháp khảo sát điều tra thực địa,
phương pháp mô hình hóa, phương pháp GIS. Ưu điểm: : điều tra được
cụ thể số liệu chính xác cao. Nhược điểm: các giải pháp còn gặp nhiều
khó khăn
- Đề tài “Ứng dụng GIS và thuật toán nội suy dự báo mức độ ô
nhiễm không khí TP.HCM trong tương lai” của tác giả Hồ Sỹ Anh Tuấn,
trường đại học Nông lâm TP.HCM thực hiện năm 2011. Nội dung khóa
luận là dựa trên các dữ liệu không gian và phi không gian ,ứng dụng GIS
và thuật toán nội suy để dự báo ô nhiễm không khí cho các năm tiếp theo
do hoạt động giao thông gây ra. Việc ứng dụng GIS trong nghiên cứu,
phân tích, quan trắc và đánh giá các vấn đề môi trường sẽ góp phần nâng
cao năng lực quản lí các cơ sở dữ liệu hiệu quả hơn, phân tích vấn đề chi
tiết hơn và có khả năng so sánh nhiều dữ liệu cùng lúc, luận văn tiền đề
cho quá trình xây dựng các cơ sở dữ liệu làm nền tảng cho các nghiên
cứu tiếp theo sau này nhằm đưa ra hướng quản lý cải thiện chất lượng
môi trường không khí phù hợp và tối ưu nhất. Phương pháp: hệ thống
hoá, phân tích, tổng hợp. Ưu điểm: nâng cao năng lực tại các cơ quan
chuyên ngành, dễ dàng vận dụng vào thực tế để hiểu rõ hơn về mức độ ô
nhiễm không khí tại TP. Hồ Chí Minh. Nhược điểm: để thực hiện dự án
thì phải tốn rất nhiều kinh phí.
- Đề tài“Nghiên cứu hiện trạng và dự báo sự thay đổi môi trường
không khí và nước huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020” của
tác giả Phạm Tấn Đạt, trường đại học Khoa học tự nhiên thực hiện năm
2012. Nội dung nghiên cứu hiện trạng và diễn biến chất lượng môi
trường, không khí, xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi
trường không khí, môi trường nước, sự tác dộng do sự phát triển kinh tế



xã hội tới môi trường không khí, môi trường nước. Dự báo sự thay đổi
chất lượng môi trường không khí do hoạt động không khí, hoạt động phát
triển kinh tế xã hội đến năm 2020 trên địa bàn huyện Đại Từ. Đề xuất các
chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền
vững trên đại bàn huyện. Phương pháp: phương pháp điều tra, khảo sát
thực địa, thu thập tài liệu và phương pháp tổng hợp, dự báo, đánh giá. Ưu
điểm: phương pháp hiệu quả cao, số liệu cụ thể, rõ ràng, cung cấp thông
tin đầy đủ. Nhược điểm: thời gian dài nên độ chính xác chưa cao.
- Đề tài “Vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới theo pháp luật
quốc tế hiện đại” của tác giả Lê Đức Mây, Đại học Quốc gia Hà Nội thực
hiện năm 2016. Nội dung của khóa luận là phân tích, làm rõ tính chất của
khái niệm ô nhiễm không khí xuyên biên giới thông qua việc luận giải cơ
sở lý luận cũng như thực tiễn của vấn đề này trong pháp luật và đời sống
quốc tế hiện đại nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Khóa luận sử dụng
phương pháp luận duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; sử
dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phân tích, tổng
hợp, quy nạp, đối chiếu,... để làm sáng tỏ vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới
trong pháp luật quốc tế cũng như đưa ra những đánh giá khách quan về lý
luận, thực tiễn và giải pháp để kiểm soát vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới
ở Việt Nam. Ưu điểm: hiểu rõ hơn về ô nhiễm không khí xuyên biên giới
thông qua pháp luật và đời sống thực tế. Nhược điểm: chưa đề ra được
các giải pháp khắc phục ô nhiễm không khí xuyên biên giới.
- Đề tài “Thực trạng và giải pháp về vấn đề ô nhiễm môi trường
không khí tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” của tác giả Tăng
Ngọc Khánh Giao, Trường đại học Cần Thơ. Nội dung của khóa luận này
tập trung phân tích thực trạng chất lượng môi trường không khí tại Quận
Ninh Kiều, TP. Cần Thơ dựa theo các tiêu chí khảo sát về chất lượng môi



trường của Trung Tâm Quan Trắc Môi Trường TP. Cần Thơ. Khóa luận
đã đưa ra những đánh giá về mức độ hài lòng của người dân Quận Ninh
Kiều về chất lượng không khí, đồng thời tìm hiểu về sự sẵn lòng chi trả
của người dân, xác định nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí.
Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm và nâng cao chất lượng môi
trường không khí. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập và xử
lý số liệu. Ưu điểm: Xác định rõ mức độ ô nhiễm tại quận Ninh Kiều, và
biết rõ về mong muốn chi trả của người dân, thông qua đó tìm ra giải
pháp hợp lý với TP. Cần Thơ. Nhược điểm: Để thực hiện phải tốn nhiều
kinh phí và thời gian trong công tác khảo sát dân cư.
Chưa có đề tài nào nghiên cứu về đánh giá thiêt hại liên quan đến sức
khỏe người dân tại địa bàn nghiên cứu. Các đề tài chủ yếu nghiên cứu về
mặt phương pháp hoặc nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm do một loại
hình ô nhiễm cụ thể. Ngoài ra các đề tài chủ yếu tập trung vào tính toán
chi phí sức khỏe do ô nhiễm không khí, chưa tập trung đến chiều hướng
ảnh hưởng đến chi phí sức khỏe như thế nào. Vì vậy việc thực hiện đề tài
nghiên cứu là cần thiết.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu chung
+ Lượng giá thiệt hại do ô nhiễm không khí đến sức khỏe người dân
trên địa bàn xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của ô nhiễm không khí
đến sức khỏe người dân
- Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về lượng giá thiệt hại sức khỏe của
người dân do ô nhiễm không khí


+ Thực trạng ô nhiễm không khí trên địa bàn xã An Khánh, huyện
Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

+ Lượng giá thiệt hại do ô nhiễm không khí đến sức khỏe người dân
trên địa bàn xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của ô nhiễm
không khí đến sức khỏe người dân trên địa bàn xã An Khánh, huyện Hoài
Đức, thành phố Hà Nội.
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Giá trị thiệt hại do ô nhiễm không khí đến sức khỏe người dân trên
địa bàn xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: trên địa bàn xã An Khánh, huyện Hoài Đức,
thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian:
+ Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2020
+ Thời gian thu thập số liệu: từ năm 2018- 2020
+ Thời gian lượng giá các chi phí lượng giá sức khỏe: năm 2019
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1 Phương pháp điều tra chọn mẫu
- Chọn kích cỡ mẫu điều tra áp dụng công thức:
Trong đó:
N: kích cỡ tổng thể
n: kích cỡ mẫu
e: sai số chấp nhận (e = 0.1)


×