Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Suy hô hấp sau sanh mổ chủ động chưa chuyển dạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.72 KB, 10 trang )

THÔNG TIN CẬP NHẬT

SUY HÔ HẤP SAU SANH MỔ CHỦ ĐỘNG CHƯA
CHUYỂN DẠ
Cam Ngọc Phượng* TS, BS.
* Khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh viện Hạnh Phúc
Email:

Giới thiệu

Dịch phổi trong và ngay sau sanh

Trong bào thai, phổi ngập dịch, do tế bào
biểu mô phổi bài tiết, và khởi động bởi bài
tiết Cl- chủ động. Dịch phổi có chứa nhiều Cl(> 150 mEq/L) và hầu như không có protein
(<0,03g/100ml) đóng vai trò đáng kể trong
sự phát triển phổi. Lúc sanh, dịch trong phổi
được hấp thu nhanh chóng, cho phép sự trao
đổi khí sau sanh. Để thực hiện tiến trình này,
tế bào biểu mô phải nhanh chóng và hiệu quả
chuyển từ việc bài tiết Cl- sang hấp thu Na+.
Tế bào biểu mô phổi hấp thu dịch qua kênh
sodium biểu mô (Epithelial sodium channels,
ENaC). Suy giảm tiến trình hấp thu này, khi
chuyển tiếp từ cuộc sống trong tử cung sang
cuộc sống ngoài tử cung có thể gây suy hô
hấp sơ sinh, bao gồm cơn thở nhanh thoáng
qua (Transient tachypnea of the newborn,
TTN) hay bệnh màng trong (Respiratory
distress syndrome, RDS).


Mặc dù sự bài tiết dịch vào trong phổi là cần
thiết cho sự phát triển phổi bào thai, lượng
dịch này phải được lấy đi sau sanh để giúp trẻ
sơ sinh chuyển đổi từ kiểu thở dịch sang kiểu
thở khí. Sự bài tiết dịch trong phổi bào thai
giảm dần vào vài ngày cuối trước khi chuyển
dạ nên lượng dịch trong phổi giảm nhẹ. Vì
vậy, hàm lượng nước trong phổi trẻ sanh non
tháng nhiều hơn trẻ sanh đủ tháng khoảng
25% và súc vật sanh mổ chưa chuyển dạ có
nhiều nước trong phổi hơn súc vật sanh qua
ngả âm đạo hoặc sanh mổ có chuyển dạ.5,6

Bài tiết dịch phổi bào thai
Quan sát đầu tiên dẫn đến sự hiểu biết hiện
nay về sản xuất dịch phổi bào thai xảy ra vào
năm 1940, khi Jost và Policard1 cho thấy rằng
dịch trong phổi bào thai xuất phát từ phổi, và
không phải là dịch ối trẻ hít vào, như trước
đây người ta đã nghĩ. Năm 1960, Adama2 và
cộng sự chứng minh dịch phổi bào thai có
nồng độ ion Cl- cao và sự di chuyển dịch vào
trong phổi bào thai đang phát triển xảy ra do
kết quả của sự vận chuyển các ion chủ động
bởi tế bào biểu mô.3,4

Đo lượng nước trong phổi thỏ con mới sanh,
Aherne và Dawkins7 kết luận rằng dịch trong
phổi bắt đầu chuyển dịch ngay lập tức sau
sanh và hầu như hết sạch sau 2 giờ. Nhận xét

sanh mổ làm chậm hấp thu dịch phế nang8
cho thấy chuyển dạ đóng vai trò quan trọng
trong tiến trình này. Các dữ liệu hiện nay cho
thấy việc hấp thu dịch phổi bào thai là một
tiến trình phức tạp chứ không phải đơn thuần
do phổi trẻ được “ép” khi trẻ sanh qua ngã
âm đạo.
Bộ máy tế bào trong vận chuyển Na
biểu mô và biểu hiện sau sanh
Các kênh ion thấm Na+ cho phép ion đi ngang
qua màng lipid bào tương, dòng ion Na+ di
chuyển theo khuynh độ nồng độ vào trong tế
bào (khuynh độ nồng độ của Na+ ở trong tế
bào thấp hơn dịch ngoài tế bào 10 lần: 10 so
với 135 mM).
Sự vận chuyển có định hướng của Na+ kéo
53


THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 14, Số 2, Tháng 9 – 2014

theo Cl- và nước di chuyển thụ động qua
con đường cạnh tế bào.9 Kênh Na+ biểu mô
(Epithelial Na+ channel, ENaC) có vai trò
quan trọng trong vận chuyển Na+ tại biểu mô
phổi.
Hậu quả trên lâm sàng của chậm hấp
thu dịch phế nang
Chậm hấp thu dịch phổi lúc sanh làm phế
nang ngập dịch và gây bất tương xứng tỷ lệ

thông khí/tưới máu, cuối cùng dẫn đến suy
hô hấp sơ sinh.
Sự biểu hiện ENaC được điều hòa theo sự
phát triển của trẻ, với biểu hiện đỉnh điểm
trong tế bào biểu mô phế nang đạt được ở
tuổi thai đủ tháng. Do đó, trẻ sanh non tháng
và non tháng muộn có biểu hiện ENaC thấp
hơn, vì vậy sẽ dễ bị suy hô hấp.
Các nghiên cứu ở người cho thấy cơ chế vận
chuyển chưa trưởng thành góp phần gây cơn
thở nhanh thoáng qua và bệnh màng trong.10
Cơn thở nhanh thoáng qua
Cơn thở nhanh thoáng qua (Transient tachypnea of the newborn, TTN) là nguyên nhân
54

gây suy hô hấp sớm thường gặp nhất trong
giai đoạn ngay sau sanh ở trẻ sanh non muộn
và trẻ gần đủ tháng, do chậm hấp thu dịch
phế nang sau sanh. Khoảng 33 đến 50% trẻ
sơ sinh suy hô hấp có diễn tiến lâm sàng phù
hợp với chẩn đoán TTN. Tần suất TTN sẽ cao
hơn nếu trẻ kèm sanh mổ, phái tính nam, tiền
căn mẹ bị suyễn, đái tháo đường và tuần tuổi
thai thấp.11
Sự hoạt hóa thụ thể β-adrenergic ADRB1
và ADBR2, nằm tại tế bào phế nang loại II,
kích thích lấy Na qua biểu mô bằng cách gia
tăng biểu hiện của ENaC.
Trẻ sanh non muộn có thể bị thiếu surfactant,
kết hợp với chậm hấp thu dịch phế nang, dẫn

đến suy hô hấp nặng hơn.
Trẻ non tháng muộn sanh mổ chủ
động và suy hô hấp
Suy hô hấp sau sanh mổ chủ động ước tính
khoảng 6,2%. Các tác giả đã báo cáo trẻ sanh
non muộn (giữa 37 và 39 tuần tuổi thai) kèm
tăng tỷ lệ TTN và RDS do non tháng, cao áp
phổi tồn tại nặng, cần phải nhập khoa Hồi sức
tăng cường sơ sinh, thở máy, thở NO, ECMO


THÔNG TIN CẬP NHẬT

và tử vong. Mức độ suy hô hấp tỷ lệ nghịch
với tuần tuổi thai. Do đó, trì hoãn sanh mổ
chủ động đến 39 – 40 tuần giúp giảm tỷ lệ
suy hô hấp.12
Người ta đã chứng minh biểu hiện của ENaC
giảm thấp ở trẻ sanh mổ chủ động là do thiếu
vi môi trường chỉ có được bằng chuyển dạ. 13
Tiếp cận trước và sau sanh để tăng
cường hấp thu dịch phổi
Glucocorticosteroid làm tăng số kênh Na
sẵn có bằng cách giảm thoái biến ENaC.
Stutchfield và cộng sự chứng minh rằng hai
liều Betamethasone được tiêm 48 giờ trước
sanh mổ cải thiện hấp thu dịch phế nang, giúp
giảm tỷ lệ suy hô hấp.14
Mặc dù TTN là bệnh cảnh lâm sàng có thể
tự giới hạn và chỉ cần hỗ trợ hô hấp đơn giản,

nó cũng kèm gia tăng thời gian nằm viện của
trẻ, tăng chi phí điều trị và đôi khi dẫn đến
các biến chứng nặng (“TTN ác tính”) cần thở
máy.
Kết luận
Dịch phổi quan trọng giúp phổi phát triển
nhưng cần được hấp thu sau sanh để cho
phép sự chuyển tiếp sang cuộc sống sau sanh.
Sự hấp thu dịch phổi thực hiện bởi sự hấp
thu Na+ qua ENaC. Sự biểu hiện ENaC suy
giảm đưa đến suy hô hấp ở trẻ gần đủ tháng
và sanh non muộn. Chuyển dạ đóng vai trò
quan trọng trong hấp thu dịch phế nang lúc
sanh. Để phòng ngừa suy hô hấp sanh mổ,
Hiệp Hội Sản phụ khoa Hoa kỳ đã khuyến
cáo sanh mổ chủ động nên dự định thực hiện
khi trẻ lớn hơn hoặc bằng 39 tuần, dựa trên
ngày kinh chót hoặc chờ đến khi bà mẹ vào
chuyển dạ. Tiêm Betamethasone trước sanh
mổ chủ động giúp giảm tỷ lệ suy hô hấp trẻ
sanh mổ.
Tài liệu tham khảo
1. Jost PA, Policard A. Contribution experimentale
a L’etude du developpement prenatal du poumon

chez le lapin. Arch Anat Microsc Morphol Exp 1948;
37: 323–332.
2. Adams FH, Moss AJ, Fagan L. The tracheal fluid in
the fetal lamb. Biol Neonate 1963; 5: 151–158.
3. Adamson TM, Boyd RDH, Platt HS, Strang LB.

Composition of alveolar liquid in the foetal lamb. J
Physiol (Lond) 1969; 204: 159–168.
4. Olver RE, Strang LB. Ion fluxes across the
pulmonary epithelium and the secretion of lung
liquid in the fetal lamb. J Physiol (Lond) 1974; 241:
327–357.
5. Bland RD, Bressack MA, McMillan DD. Labor
decreases the lung water content of newborn
rabbits. Am J Obstet Gynecol 1979; 135: 364–367.
6. Bland RD. Dynamics of pulmonary water before
and after birth. Acta Paediatr Scand Suppl 1983;
305: 12–20.
7. Aherne W, Dawkins MJ. The removal of fluid from
the pulmonary airways after birth in the rabbit,
and the effect of this on prematurity and pre-natal
hypoxia. Biol Neonat 1964; 7: 214–229.
8. Adams FH, Yanagisawa M, Kuzela D, Martinek
H. The disappearance of fetal lung fluid following
birth. J Pediatr 1971; 78(5): 837–843.
9. Matthay MA, Folkesson HG, Clerici C. Lung
epithelial fluid transport and the resolution of
pulmonary edema. Physiol Rev 2002; 82(3): 569–
600.
10.O’Brodovich H. Immature epithelial Na+ channel
expression is one of the pathogenic mechanisms
leading to human neonatal respiratory distress
syndrome. Proc Assoc Am Physicians 1996;
108(5): 345–355.
11.Guglani L, Lakshminrusimha S, Ryan RM.
Transient tachypnea of the newborn. Pediatr Rev

2008; 29(11): e59–e65.
12.Jain L, Eaton DC. Physiology of fetal lung fluid
clearance and the effect of labor. Semin Perinatol
2006; 30(1): 34–43.
13.Helve O, Andersson S, Kirjavainen T, Pitkanen OM.
Improvement of lung compliance during postnatal
adaptation correlates with airway sodium transport.
Am J Respir Crit Care Med 2006; 173(4): 448–452.
14.Stutchfield P, Whitaker R, Russell I. Antenatal
betamethasone and incidence of neonatal
respiratory distress after elective caesarean
section: pragmatic randomized trial. Br Med J
2005; 331(7518): 662

55


THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 14, Số 2, Tháng 9 – 2014

Tổng quan dịch tễ học tiền sản giật
Nguyễn Hữu Trung*, Nguyễn Duy Tài*, Võ Minh Tuấn*.
* Bộ môn Phụ sản - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Tiền sản giật chiếm 2-8% các thai kỳ và các rối loạn tăng huyết áp do thai kỳ chiếm 5-10% thai
kỳ. Các yếu tố nguy cơ và bảo vệ của tiền sản giật được ghi nhận là các yếu tố về tiền sử gia
đình,tiếp xúc với tinh trùng, mẹ hút thuốc lá, tình trạng nội khoa trước khi mang thai (như tăng
huyết áp, đái tháo đường) và các yếu tố khác như số lần sanh, mẹ lớn tuổi.
Epidemiology of preeclampsia
Preeclampsia complicates 2-8% of pregnancies. All hypertensive disorders affect about 5 to
10% of pregnancies. The risk and protective factors of preeclampsia are familial factors, sperm

exposure, maternal smoking, preexisting medical conditions (such as hypertension, diabetes
mellitus), and other factors such as multiparity, advanced maternal age.
Đặt vấn đề
Tiền sản giật, ngày nay được biết đến như
là một tình trạng rối loạn đa cơ quan trong
thai kỳ, chiếm tỷ lệ 2-8% ở phương Tây và
5% các trường hợp mang thai lần đầu tiên.1
Mặc dù tiền sản giật và sản giật là vấn đề sức
khỏe quan trọng ở các nước phát triển, hậu
quả của chúng tại các nước đang phát triển
khá nặng nề. Từ 10 đến 15% các ca tử vong
mẹ được quy cho tiền sản giật, trong đó 99%
các trường hợp này xảy ra ở các nước đang
phát triển.2
Mặc dù y học hiện đại đã đạt được nhiều
tiến bộ đáng kể, nguyên nhân chính xác của
tiền sản giật vẫn chưa được xác định. Cách
điều trị duy nhất hiện nay vẫn là lấy thai và
nhau thai ra khỏi cơ thể người mẹ càng sớm
càng tốt. Hiện nay, các nhà lâm sàng vẫn chưa
có phương pháp hiệu quả nào để tiên lượng
khả năng diễn tiến đến tiền sản giật trên các
thai phụ. Việc xác định được nhóm thai phụ
nguy cơ cao bị tiền sản giật và các yếu tố làm
tăng hay giảm nguy cơ căn bệnh này rất quan
trọng trong việc nhận ra các thai kỳ nguy cơ
56

cao và những can thiệp thích hợp trong dự
phòng tiền sản giật.

Tỷ lệ tiền sản giật
Các rối loạn tăng huyết áp thai kỳ chiếm
khoảng 5-10% tổng số các trường hợp mang
thai.2 Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định
tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong mẹ ở các nước công nghiệp phát
triển, chiếm 16% các ca tử vong.3 Tại châu
Phi và châu Á, tăng huyết áp chiếm 9% tử
vong mẹ, trong khi đó, ở châu Mỹ Latinh và
vùng Caribê, con số này là hơn 25%.3 Hàng
năm, các rối loạn cao huyết áp trong thai kỳ
là nguyên nhân dẫn đến 25.000 ca tử vong
mẹ ở châu Phi, 22.000 ca tử vong mẹ ở châu
Á, 3.800 ca tử vong mẹ ở Mỹ Latinh và vùng
Caribbean và 150 ca tử vong mẹ ở các nước
công nghiệp hóa.
Do thiếu các tiêu chí chẩn đoán chuẩn hóa
trong dữ liệu dân số, rất khó đạt được các
ước lượng chính xác về tỷ lệ mắc tiền sản
giật.4,5 Tiền sản giật chiếm khoảng 3% các
trường hợp có thai tại Mỹ.6,7 Tại Úc, theo


THÔNG TIN CẬP NHẬT

báo cáo của một nghiên cứu dựa trên dữ liệu
dân số từ năm 2000 đến 2008, tỷ lệ này là
3,3%.8 Các báo cáo từ các nước công nghiệp
hóa khác cũng cho thấy tỷ lệ này dao động
từ 3 đến 5%, theo các nghiên cứu tiến cứu

tại Wellington, New Zealand (3,3%)9 và các
nghiên cứu dựa trên các dữ liệu đăng ký sinh
tại Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy (3,0%,
4,5%, và 3,0%).4,10,11 Riêng tại Việt Nam,
năm 2004, tỷ lệ tiền sản giật thay đổi từ 3%
đến 5% tùy theo nghiên cứu.12,15
Các yếu tố làm tăng nguy cơ tiền sản
giật
Sanh con so
Yếu tố nguy cơ phổ biến nhất của tiền sản
giật là sanh con so, yếu tố này đã được chứng
minh làm tăng nguy cơ tiền sản giật gấp 3
lần. Tuy nhiên, hiệu quả bảo vệ của việc đã
từng sinh con sẽ bị mất đi, khi người mẹ có
thai lần tiếp theo với người phối ngẫu khác,
hoặc khi có một khoảng thời gian dài giữa hai
lần mang thai. Điều này đã dẫn đến giả thuyết
cho rằng việc tiếp xúc với kháng nguyên từ
người cha trước đây có vai trò bảo vệ đối
với tiền sản giật. Lý thuyết này đã được
củng cố bởi một nghiên cứu trên các phụ nữ
chưa sinh, trong đó nguy cơ diễn tiến tới tiền
sản giật ở những phụ nữ đã từng có con với
cùng một người phối ngẫu chỉ bằng một nửa
những người phụ nữ sinh con với một đối
tác khác. Giảm tiếp xúc với kháng nguyên từ
cha, hay tiếp xúc hạn chế với tinh trùng của
họ cũng là một yếu tố nguy cơ tiền sản giật.
Phụ nữ có thai sau một thời gian ngắn quan
hệ tình dục, hoặc bằng các kỹ thuật hỗ trợ

sinh sản như bơm tinh trùng không từ người
phối ngẫu hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương
trứng cũng có nguy cơ cao bị tiền sản giật.16

thai hoặc trong thời kỳ đầu mang thai cũng
là các yếu tố nguy cơ đã được chứng minh.17
Nguy cơ mẹ bị tiền sản giật gia tăng theo độ
nặng của bệnh béo phì, kết quả này vẫn được
duy trì sau khi đã kiểm soát các yếu tố có
thể gây nhiễu khác.18 Điều này có thể có liên
quan đến trạng thái chuyển hóa thay đổi kết
hợp với béo phì chứ không chỉ do béo phì
đơn thuần. Béo phì làm thay đổi các giá trị
lipid huyết tương, thể hiện qua sự gia tăng
nồng độ cholesterol, LDL và giảm nồng độ
HDL huyết thanh so với ở phụ nữ mang thai
không bị béo phì. Mô hình rối loạn lipid máu
giống như “Hội chứng chuyển hóa” được mô
tả trong dân số không mang thai.19 Béo phì
cũng liên quan với tình trạng viêm mạn tính
ở mức độ nhẹ, một tình trạng phổ biến bên
cạnh các yếu tố nguy cơ khác của bệnh này.
Đái tháo đường
Mối liên quan giữa bệnh lý đái tháo đường
trước khi mang thai và tiền sản giật đã được
công nhận, và phụ nữ có tiền căn đái tháo
đường có nguy cơ bị tiền sản giật tăng đến 4
lần so với dân số chung. Cải thiện kiểm soát
đường huyết trong giai đoạn sớm của thai kỳ
có liên quan với giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh

và sẩy thai, nhưng nguy cơ bị tiền sản giật có
chịu ảnh hưởng tương tự hay không vẫn chưa
được xác định. Trong một nghiên cứu được
báo cáo năm 2006 trên 290 phụ nữ mang
thai bị đái tháo đường týp 1, dựa trên kết quả
phân tích đơn biến, tác giả Temple và cộng
sự10 đã báo cáo rằng HbA1c, một chỉ số giúp
kiểm soát đường huyết lâu dài, ở tuần thứ 12
và tuần 24 có liên quan với tiền sản giật. Tuy
nhiên, chăm sóc trước khi mang thai để đạt
mục tiêu kiểm soát đường huyết và cải thiện
đường huyết trong giai đoạn sớm thai kỳ lại
không liên quan sự thay đổi tỷ lệ tiền sản giật.

Béo phì

Chủng tộc

Béo phì là một yếu tố nguy cơ quan trọng
khác của tiền sản giật. Tăng chỉ số khối cơ
thể hoặc tăng chu vi bụng trước khi mang

Tỷ suất mắc tiền sản giật thay đổi một cách
đáng kể tùy theo từng chủng tộc. Sự thay đổi
này có liên quan đến tiêu chuẩn chẩn đoán
57


THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 14, Số 2, Tháng 9 – 2014


khác nhau, hoặc do sự khác biệt giữa các
chủng tộc khác nhau vẫn chưa được sáng tỏ.
Hơn nữa, liệu chủng tộc của cả người mẹ và
cha có vai trò trong việc xác định nguy cơ
tiền sản giật cũng chưa rõ ràng. Một nghiên
cứu đoàn hệ hồi cứu tại Mỹ trên 127.000 phụ
nữ mang thai có nguy cơ thấp đã báo cáo rằng
so với phụ nữ da trắng, tỷ lệ tiền sản giật cao
hơn ở những phụ nữ Mỹ gốc Phi (5,2%, OR
1.41, KTC 95% 1,25-1,62), và thấp hơn trong
số những phụ nữ gốc Latinh (4,0%, OR 0.9,
95% CI 0,84-0,97) và phụ nữ châu Á (3,5%,
OR 0,79, 95% CI 0,72-0,88). Chủng tộc của
người cha cũng theo một mô hình tương tự,
với tỷ lệ cao nhất ở những người cha người
Mỹ gốc Phi, và thấp nhất trong những người
cha gốc châu Á. Khi xem xét chủng tộc của
cả người cha và mẹ, tỷ lệ tiền sản giật chung
cao hơn ở những bà mẹ có dân tộc khác với
người cha.
Yếu tố tiền căn gia đình

Nguồn: Theo Duckitt và cộng sự.22

được chứng minh. Ví dụ như hiện vẫn chưa
rõ một phụ nữ sinh con rạ với chỉ số BMI cao
có tăng nguy cơ bị tiền sản giật hay không
nếu các thai kỳ trước không hề có biến chứng
xuất hiện.


Yếu tố tiền căn gia đình có người thân mắc
tiền sản giật làm tăng nguy cơ mắc tiền sản
giật một cách đáng kể, những phụ nữ có mẹ
bị tiền sản giật có nhiều khả năng bị tiền sản
giật hơn.19 Bên cạnh đó, những người đàn
ông đã từng là cha của một thai kỳ mắc tiền
sản giật cũng có nhiều khả năng làm cha
của một thai bị tiền sản giật khác với những
người vợ khác.21

Các yếu tố có khả năng giảm nguy cơ
tiền sản giật

Nguy cơ tương đối theo các yếu tố
nguy cơ

Aspirin liều thấp, loại thuốc được sử dụng
hầu hết trong các bệnh tim mạch, đã được
nghiên cứu rộng rãi về vai trò ngăn ngừa tiền
sản giật. Lý do của việc sử dụng Aspirin bắt
nguồn từ sự làm tổ của nguyên bào nuôi bị
tổn thương trong thời kỳ đầu mang thai. Điều
này được cho là dẫn đến sự kích hoạt tiểu
cầu và hệ thống đông máu, gây mất cân bằng
tỷ số Thromboxan A2 /Prostacyclin. Điều
trị Aspirin trong khi mang thai giúp ức chế
sự tổng hợp yếu tố có nguồn gốc từ tiểu cầu
(Thromboxane A2) mà không ảnh hưởng đến
sự sản xuất Prostacyclin, có khả năng giúp


Các yếu tố nguy cơ của tiền sản giật đã được
xác định, cùng với nguy cơ tương đối và
khoảng tin cậy 95% được trình bày trong
Bảng 1.
Vấn đề sử dụng các yếu tố kể trên để xác
định nguy cơ mắc tiền sản giật là khá phức
tạp vì có nhiều yếu tố rất phổ biến trong dân
số mang thai. Hơn nữa, đa số các yếu tố nguy
cơ là không thể thay đổi được. Mối quan hệ
giữa các yếu tố nguy cơ khác nhau cũng chưa
58

Mặc dù không có phương pháp điều trị tiền
sản giật hiệu quả nào khác ngoài việc lấy thai
và nhau ra khỏi buồng tử cung, một số yếu tố
có khả năng trị liệu đã được nghiên cứu trong
nhiều năm qua, được trình bày dưới đây:
Aspirin


THÔNG TIN CẬP NHẬT

ngăn ngừa sự hình thành tiền sản giật.23
Hướng dẫn của Viện Quốc gia Vương quốc
Anh về sức khỏe và điều trị lâm sàng đề nghị
điều trị dự phòng Aspirin từ 12 tuần thai
kỳ ở những phụ nữ có nguy cơ cao, những
người đang lần lượt được xác định có bệnh
tăng huyết áp mạn tính, đái tháo đường, bệnh
thận mạn tính và những người có bệnh tự

miễn như lupus ban đỏ hệ thống.24 Aspirin
dự phòng cũng được khuyến khích ở phụ
nữ với 2 hoặc nhiều hơn các yếu tố nguy cơ
trung bình ( con so, tuổi > 40, chỉ số BMI >
35 kg/m², tiền căn gia đình mắc tiền sản giật
và song thai). Aspirin được xem là an toàn
trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của
thai kỳ25 nhưng độ an toàn của nó trong ba
tháng đầu tiên vẫn chưa được rõ. Vì vậy, cần
có thêm các nghiên cứu đánh giá sự an toàn
của Aspirin trong giai đoạn đầu của thai kỳ
do các cơ chế sinh lý bệnh cơ bản được cho là
bắt đầu sớm trong ba tháng đầu thai kỳ.
Heparin
Một phương thức điều trị thay thế đã được
nghiên cứu trong dự phòng tiền sản giật là
chất kháng đông máu Heparin. Nhau thai
trong tiền sản giật thường có các đặc điểm
của hiện tượng thiếu máu cục bộ, bao gồm
cả nhồi máu màng rụng và hoại tử gai nhai.
Thrombophilias, rối loạn đông máu liên quan
huyết khối, càng ngày càng được chứng minh
là có liên quan với cơ chế bệnh sinh tiền sản
giật. Hội chứng kháng phospholipid có liên
quan với mức tăng 9 lần nguy cơ tương đối
của tiền sản giật.22 Trong một nghiên cứu
trên 172 phụ nữ mang thai có tiền căn tiền
sản giật, 60 người (35%) đã được tìm thấy
có hình thành huyết khối. Những phụ nữ này
cũng tăng nguy cơ tái phát tiền sản giật ở lần

mang thai tiếp theo (47% so với 26%, p =
0,01).26
Một số ít nghiên cứu đã khảo sát việc sử
dụng heparin trong phòng ngừa tiền sản giật.
Một nghiên cứu báo cáo rằng trong những

phụ nữ có tiền căn tiền sản giật nhưng không
có tắc nghẽn mạch máu do huyết khối, nguy
cơ tiền sản giật nặng hoặc có kết cục liên
quan nhau thai nghiêm trọng (trọng lượng lúc
sinh < bách phân vị thứ 5, nhau bong non)
giảm từ 24% trong nhóm đối chứng xuống
5,5% ở nhóm dùng heparin.27 Tuy nhiên, khi
nghiên cứu về tiền sản giật đơn thuần, kết
quả không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Các
nghiên cứu khác khảo sát sử dụng heparin
đơn lẻ hoặc kết hợp với Aspirin còn quá ít để
có thể áp dụng kết quả đối với dân số mang
thai chung.
Bổ sung canxi
Tầm quan trọng của các đặc điểm nền trên
phụ nữ mang thai đang được nghiên cứu đã
được chứng minh sâu hơn nữa trong nghiên
cứu thử nghiệm sử dụng canxi để ngăn ngừa
tiền sản giật (CPEP).28 Hơn 4500 phụ nữ
chưa có con khỏe mạnh, tuổi thai 13-21 tuần,
được phân ngẫu nhiên vào một trong hai
nhóm bổ sung 2g canxi hàng ngày hoặc giả
dược. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ
lệ tiền sản giật giữa 2 nhóm (6,9% ở nhóm

Canxi, 7,3% ở nhóm dùng giả dược), tăng
huyết áp thai kỳ, trẻ sơ sinh nhỏ so với tuổi
thai, sinh non, thai lưu hoặc tử vong sơ sinh.
Do đó, người ta vẫn không chắc chắn liệu bổ
sung canxi ở những người có một chế độ ăn
uống bình thường là có lợi. Một tổng quan hệ
thống gần đây của Cục Quản lý thực phẩm và
dược Hoa Kỳ (FDA) đã kết luận rằng không
có mối liên quan giữa việc bổ sung canxi và
tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật.29
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá đã được chứng minh có ảnh
hưởng xấu đến thai kỳ. Hút thuốc lá ảnh
hưởng trên bà mẹ qua các mối liên quan với
bệnh phổi mạn tính, sinh non và nhau bong
non. Đối với thai và nhau thai, hút thuốc lá
có liên quan với sự gia tăng nguy cơ thai
chết lưu, hạn chế tăng trưởng trong tử cung
(IUGR), nhau tiền đạo và sẩy thai tự phát.
59


THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 14, Số 2, Tháng 9 – 2014

Tuy nhiên, trong những năm qua hút thuốc
lá lại luôn được chứng minh có liên quan với
giảm nguy cơ tiền sản giật. Trong một nghiên
cứu hồi cứu tổng quan hệ thống, những người
hút thuốc có tỷ lệ tiền sản giật thấp hơn 32%
so với người không hút thuốc.30

Hội Di truyền học Tiền sản giật (GOPEC
Genetics of Pre-eclampsia) đã phân tích trên
1000 phụ nữ bị tiền sản giật vừa và nặng
trong một nghiên cứu đa trung tâm, và thực
hiện một phân tích phụ để phân tích mối quan
hệ giữa hút thuốc lá và tiền sản giật. 9% phụ
nữ bị tiền sản giật thừa nhận là vẫn hút thuốc,
so với tỷ lệ hút thuốc trong tổng dân số mang
thai ở Anh là 27%. Ở phụ nữ bị tiền sản giật,
hút thuốc lá gây tăng gấp 2 lần nguy cơ sinh
non ở tuổi thai nhỏ hơn 34 tuần, sinh con với
cân nặng lúc sinh dưới bách phân vị thứ 3,
hoặc của bất kỳ kết cục bất lợi nào. Ngoài ra
nguy cơ diễn tiến đến sản giật tăng gấp năm
lần ở người hút thuốc so với người không hút
thuốc. Những dữ liệu này gợi ý rằng những
người hút thuốc ít có khả năng bị tiền sản
giật hơn người không hút thuốc, nhưng nếu
diễn tiến đến tiền sản giật, họ sẽ ở dạng nặng
hơn của bệnh. Câu hỏi vẫn còn, tại sao người
hút thuốc ít có khả năng bị tiền sản giật hơn
người không hút thuốc? Một giả thuyết do
GOPEC đề xuất là nhu cầu của thai nhi trong
giai đoạn sau thai kỳ kích hoạt sự khởi phát
của tiền sản giật, và do người hút thuốc có xu
hướng sinh con nhẹ cân, nhau thai ít bị tăng
gánh nên làm giảm nguy cơ tiền sản giật.31
Lối sống
Một nghiên cứu hồi cứu năm 2003 trên
201 phụ nữ bị tiền sản giật và 383 phụ nữ

mang thai với huyết áp bình thường. Phụ
nữ đã được hỏi theo bảng câu hỏi cấu trúc
về loại hình, thời gian, tần số và cường độ
tập thể dục cả trong khi mang thai và trong
năm trước khi mang thai. Các tác giả đã báo
cáo rằng nguy cơ bị tiền sản giật ở phụ nữ
chăm tập thể dục thường xuyên trong vòng
20 tuần đầu của thai kỳ giảm 35% (95% CI
60

0,43-0,99) so với phụ nữ không tập luyện. Độ
giảm nguy cơ này vẫn có ý nghĩa thống kê
khi hiệu chỉnh về độ tuổi, chỉ số BMI, số lần
mang thai và sinh nở, hút thuốc và chủng tộc.
Nguy cơ tiền sản giật tỷ lệ nghịch với tần số
và cường độ tập thể dục. Một phát hiện nữa là
phụ nữ có tập thể dục thường xuyên trong các
năm trước khi mang thai cũng giảm nguy cơ
tiền sản giật tương tự những người tập luyện
trong khi mang thai (OR 0.67, 95% CI 0,421,08).32
Theo kết quả của việc hồi cứu tổng quan y
văn, ACOG khuyến nghị rằng trong trường
hợp không có biến chứng y khoa hoặc sản
khoa, phụ nữ mang thai có thể tham gia tập
thể dục vừa phải khoảng 30 phút mỗi ngày.33
Tương tự như vậy, các hướng dẫn của NICE
khuyến cáo “bắt đầu hoặc tiếp tục một khóa
học tập thể dục mức độ vừa phải không có
liên quan với những kết cục bất lợi”.34 Các
nghiên cứu tiến cứu có quy mô lớn hơn khảo

sát cả kết cục trên mẹ lẫn thai nhi cần được
tiến hành trước khi bác sĩ có thể đưa ra hướng
dẫn rõ ràng về loại hình cũng như thời gian
tập thể dục tối ưu trong khi mang thai.
Kết luận
Tiền sản giật chiếm khoảng 2-8% thai kỳ,
trong khi tất cả các rối loạn tăng huyết áp
khác chiếm tỷ lệ 5-10% thai kỳ. Sự gia tăng
tình trạng tăng huyết áp mạn, tăng huyết áp
đơn thuần trong thai kỳ và tiền sản giật theo
thời gian là kết quả của những thay đổi về
đặc điểm của mẹ như tuổi của mẹ và cân
nặng trước khi mang thai, trong khi tỷ lệ
sản giật giảm xuống nhờ chương trình chăm
sóc tiền sản được phổ biến rộng rãi và sử
dụng các biện pháp điều trị dự phòng (ví dụ
Magnesium sulphate). Các yếu tố quyết định
đến tỷ lệ tiền sản giật bao gồm các yếu tố
nguy cơ và yếu tố bảo vệ, chẳng hạn như các
yếu tố gia đình, tiếp xúc với tinh trùng, hút
thuốc lá, tiền căn y khoa, số lượng thai, mẹ
lớn tuổi và béo phì.


THÔNG TIN CẬP NHẬT

Tài liệu tham khảo
1. R. A. North, L. M. McCowan, G. A. Dekker, L.
Poston, E. H. Chan, A. W. Stewart, M. A. Black,
R. S. Taylor, J. J. Walker, P. N. Baker, L. C. Kenny

(2011) “Clinical risk prediction for pre-eclampsia
in nulliparous women: development of model in
international prospective cohort”. BMJ, 342, d1875.
2. L. Duley (2009) “The global impact of pre-eclampsia
and eclampsia”. Semin Perinatol, 33, (3), 130-7.
3. K. S. Khan, D. Wojdyla, L. Say, A. M. Gulmezoglu,
P. F. Van Look (2006) “WHO analysis of causes of
maternal death: a systematic review”. Lancet, 367,
(9516), 1066-74.
4. M. T. Lydon-Rochelle, V. L. Holt, V. Cardenas, J.
C. Nelson, T. R. Easterling, (2005) “The reporting
of pre-existing maternal medical conditions and
complications of pregnancy on birth certificates and
in hospital discharge data”. Am J Obstet Gynecol,
193, (1), 125-34.
5. A. K. Klemmensen, S. F. Olsen, C. M. Wengel,
A. Tabor (2005) “Diagnostic criteria and reporting
procedures for pre-eclampsia: a national survey
among obstetrical departments in Denmark”. Eur J
Obstet Gynecol Reprod Biol, 123, (1), 41-5.
6. E. V. Kuklina, C. Ayala, W. M. Callaghan (2009)
“Hypertensive disorders and severe obstetric
morbidity in the United States”. Obstet Gynecol,
113, (6), 1299-306.
7. A. B. Wallis, A. F. Saftlas, J. Hsia, H. K. Atrash
(2008) “Secular trends in the rates of preeclampsia,
eclampsia, and gestational hypertension, United
States, 1987-2004”. Am J Hypertens, 21, (5), 5216.
8. C. Thornton, H. Dahlen, A. Korda, A. Hennessy
(2013) “The incidence of preeclampsia and

eclampsia and associated maternal mortality in
Australia from population-linked datasets: 20002008”. Am J Obstet Gynecol, 208, (6), 476 e1-5.
9. P. Stone, D. Cook, J. Hutton, G. Purdie, H. Murray,
L. Harcourt (1995) “Measurements of blood
pressure, oedema and proteinuria in a pregnant
population of New Zealand”. Aust N Z J Obstet
Gynaecol, 35, (1), 32-7.
10.B. L. Dahlstrom, M. E. Engh, G. Bukholm, P. Oian
(2006) “Changes in the prevalence of pre-eclampsia
in Akershus County and the rest of Norway during
the past 35 years”. Acta Obstet Gynecol Scand, 85,
(8), 916-21.
11.S. Hernandez-Diaz, S. Toh, S. Cnattingius (2009)
“Risk of pre-eclampsia in first and subsequent
pregnancies: prospective cohort study”. BMJ, 338,
b2255.
12.Dương Thị Bế (2004) Nghiên cứu sự tác động của
một số các yếu tố cận lâm sàng và lâm sàng trong

nhiễm độc thai nghén tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung
ương trong 2 năm 2003 -2004. Trường đại học Y
Hà Nội.
13.Lê Thị Mai (2004) Nghiên cứu tình hình sản phụ
bị nhiễm độc thai nghén tại BVPSTW trong năm
2003. Trường Đại Học Y Hà Nội.
14.Ngô Văn Tài (2001) Một số yếu tố tiên lượng trong
nhiễm độc thai nghén. Trường Đại học Y Hà Nội.
15.Nguyễn Cận, Phan Trường Duyệt (1990) Nhận
xét về ảnh hưởng của một số yếu tố ngoại lai đến
rối loạn tăng huyết áp trong thời kỳ có thai. Viện

BVBMTSS.
16.L. C. Chappell, P. Seed, S. Enye, A. L. Briley,
L. Poston, A. H. Shennan (2010) “Clinical and
geographical variation in prophylactic and
therapeutic treatments for pre-eclampsia in the
UK”. BJOG, 117, (6), 695-700.
17.S. A. Hopkins, J. C. Baldi, W. S. Cutfield, L.
McCowan, P. L. Hofman (2010) “Exercise training in
pregnancy reduces offspring size without changes
in maternal insulin sensitivity”. J Clin Endocrinol
Metab, 95, (5), 2080-8.
18.D. M. Jensen, P. Damm, P. Ovesen, L. MolstedPedersen, H. Beck-Nielsen, J. G. Westergaard, M.
Moeller, (2010) “Micro-albuminuria, preeclampsia,
and preterm delivery in pregnant women with
type 1 diabetes: results from a nationwide Danish
study”. Diabetes Care, 33, (1), 90-4.
19.K. Joseph, S. Liu, K. Demissie, S. W. Wen, R.
W. Platt, C. V. Ananth, S. Dzakpasu, R. Sauve,
A. C. Allen, M. S. Kramer (2003) “A parsimonious
explanation for intersecting perinatal mortality
curves: understanding the effect of plurality and of
parity”. BMC Pregnancy Childbirth, 3, (1), 3.
20.R. C. Temple, V. Aldridge, K. Stanley, H. R. Murphy
(2006) “Glycaemic control throughout pregnancy
and risk of pre-eclampsia in women with type I
diabetes”. BJOG, 113, (11), 1329-32.
21.K. S. Joseph (2009) “Commentary: exegesis
of effect modification - biological or spurious?”.
Paediatr Perinat Epidemiol, 23, (5), 417-20; author
reply 421-3.

22.K. Duckitt, D. Harrington (2005) “Risk factors for
pre-eclampsia at antenatal booking: systematic
review of controlled studies”. BMJ, 330, (7491),
565.
23.A. P. MacKay, C. J. Berg, H. K. Atrash (2001)
“Pregnancy-related mortality from preeclampsia
and eclampsia”. Obstet Gynecol, 97, (4), 533-8.
24.C. Visintin, M. A. Mugglestone, M. Q. Almerie, L.
M. Nherera, D. James, S. Walkinshaw (2010)
“Management of hypertensive disorders during
pregnancy: summary of NICE guidance”. BMJ,
341, c2207.

61


THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 14, Số 2, Tháng 9 – 2014
25.G. A. Dekker, B. M. Sibai (1993) “Low-dose aspirin
in the prevention of preeclampsia and fetal growth
retardation: rationale, mechanisms, and clinical
trials”. Am J Obstet Gynecol, 168, (1 Pt 1), 214-27.
26.F. Facchinetti, L. Marozio, T. Frusca, E. Grandone,
P. Venturini, G. L. Tiscia, S. Zatti, C. Benedetto
(2009) “Maternal thrombophilia and the risk of
recurrence of preeclampsia”. Am J Obstet Gynecol,
200, (1), 46 e1-5.
27.E. Rey, P. Garneau, M. David, R. Gauthier, L. Leduc,
N. Michon, F. Morin, C. Demers, S. R. Kahn, L. A.
Magee, (2009) “Dalteparin for the prevention of
recurrence of placental-mediated complications of

pregnancy in women without thrombophilia: a pilot
randomized controlled trial”. J Thromb Haemost, 7,
(1), 58-64.
28.Richard J Levine, Joy R Esterlitz, Elizabeth G
Raymond, Rebecca DerSimonian, John C Hauth,
L Ben Curet, Baha M Sibai, Patrick M Catalano,
Cynthia D Morris, John D Clemens (1996) “Trial
of Calcium for Preeclampsia Prevention (CPEP):
rationale, design, and methods”. Controlled clinical
trials, 17, (5), 442-469.a
29.P. R. Trumbo, K. C. Ellwood (2007) “Supplemental
calcium and risk reduction of hypertension,
pregnancy-induced
hypertension,
and

62

preeclampsia: an evidence-based review by the
US Food and Drug Administration”. Nutr Rev, 65,
(2), 78-87.
30.A. Conde-Agudelo, F. Althabe, J. M. Belizan, A.
C. Kafury-Goeta (1999) “Cigarette smoking during
pregnancy and risk of preeclampsia: a systematic
review”. Am J Obstet Gynecol, 181, (4), 1026-35.
31.F. B. Pipkin (2008) “Smoking in moderate/ severe
preeclampsia worsens pregnancy outcome,
but smoking cessation limits the damage”.
Hypertension, 51, (4), 1042-6.
32.T. K. Sorensen, M. A. Williams, I. M. Lee, E. E.

Dashow, M. L. Thompson, D. A. Luthy (2003)
“Recreational physical activity during pregnancy
and risk of preeclampsia”. Hypertension, 41, (6),
1273-80.
33.ACOG Committee Obstetric Practice (2002)
“ACOG Committee opinion. Number 267,
January 2002: exercise during pregnancy and the
postpartum period”. Obstet Gynecol, 99, (1), 1713.
34.Sara Kenyon, Roz Ullman, Rintaro Mori, Martin
Whittle (2007) “Care of healthy women and
their babies during childbirth: summary of NICE
guidance”. BMJ, 335, (7621), 667-668.



×