Tải bản đầy đủ (.docx) (240 trang)

Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý chất lượng đào tạo tại đại học ngoại ngữ quân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 240 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
-------o0o-------

VŨ XUÂN HỒNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI ĐẠI HỌC NGOẠI
NGỮ QUÂN SỰ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
--------o0o--------

VŨ XUÂN HỒNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI ĐẠI HỌC
NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số :

62.14.05.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1- PGS.TS.Trần Khánh Đức

2- TS. Phạm Văn Lâm

HÀ NỘI - 2010


1

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BĐCL:

Bảo đảm chất lƣợng

BỘ GD&ĐT:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

BQP:

Bộ Quốc phòng

ĐHNNQS:

Trƣờng Đại học Ngoại ngữ Quân sự


ĐHQGHN:

Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội

GDĐH:

Giáo dục đại học

KLTN:

Khóa luận tốt nghiệp

NCKH:

Nghiên cứu khoa học

QĐNDVN:

Quân đội Nhân dân Việt Nam

QLCL:

Quản lý chất lƣợng

QLCLĐT:

Quản lý chất lƣợng đào tạo

QLCLĐTĐH:


Quản lý chất lƣợng đào tạo đại học

QLCLĐTNN:

Quản lý chất lƣợng đào tạo ngoại ngữ

QLCLTT:

Quản lý chất lƣợng tổng thể

QLGD:

Quản lý giáo dục

QLHV:

Quản lý học viên

SQNNQS:

Sĩ quan ngoại ngữ quân sự

10- Hình 2.3. Sơ đồ Mô hình QLCL
2

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG, BIỂU ĐỒ

A. DANH MỤC HÌNH VẼ

1- Hình 1.1. Sơ đồ các chức năng cơ bản của quản lý ....................................

2- Hình 1.2. Mô hình quản lý quá trình đào tạo .............................................
3- Hình 1.3. Sơ đồ các cấp độ quản lý chất lƣợng ..........................................
4- Hình 1.4. Mô hình C.I.P.O .........................................................................
5- Hình 1.5. Sơ đồ vòng tròn quản lý chất lƣợng P.D.C.A của Deming ........
6- Hình 1.6. Mô hình QLCLĐTĐH theo quan điểm QLCLTT .....................
7- Hình 1.7. Định hƣớng xây dựng mô hình QLCLĐT tại ĐHNNQS ..........
8- Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của ĐHNNQS ........................................
9- Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống quản lý học viên ................................................

11-Hình 3.1. Sơ đồ mô hình QLCL
12-Hình 3.2.Mô
hình nhân cách
SQNNQS……
………………
…………...122
13-Hình 3.3.Sơ
đồ triển khai
nhóm giải
pháp…………
………………...
....144

B- DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

1- Bảng 2.1. Kết quả học tập của

2- Bảng 2.2. Thống kê số lƣợng đ

3- Bảng 2.3. Thống kê số lƣợng đ



4- Bảng 2.4. So sánh kết quả tuyển sinh các trƣờng ĐHNN khu vực HN ...
5- Bảng 2.5.1. Kết quả khảo sát GV về thực trạng công tác tuyển sinh .........
6- Bảng 2.5.2. Kết quả khảo sát HV về thực trạng công tác tuyển sinh .........
7- Bảng 2.6. Thống kê số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ giảng viên ................
8- Bảng 2.7.1. Kết quả khảo sát GV về thực trạng đội ngũ ............................
9- Bảng 2.7.2. Kết quả khảo sát HV về thực trạng đội ngũ ............................
10-Bảng 2.8.1.Kết quả khảo sát GV về thực trạng QL mục tiêu đào tạo ......
11-Bảng 2.8.2.Kết quả khảo sát HV về thực trạng QL mục tiêu đào tạo .......
12-Bảng 2.9.1.Kết quả khảo sát GV về thực trạng quản lý nội dung CT .......
13-Bảng 2.9.2.Kết quả khảo sát HV về thực trạng quản lý nội dung CT .......

Formatted: French
(France)


3

14-Bảng 2.10.1. Kết quả khảo sát GV về thực trạng điều kiện bảo đảm ….89
15- Bảng 2.10.2. Kết quả khảo sát HV về thực trạng điều kiện bảo đảm….89
16- Bảng 2.11.1. Kết quả khảo sát GV về thực trạng quản lý PP dạy học .....
17- Bảng 2.11.2. Kết quả khảo sát HV về thực trạng quản lý PP dạy học .....
18- Bảng 2.12.1. Kết quả khảo sát GV về thực trạng công tác QLHV ..........
19- Bảng 2.12.2. Kết quả khảo sát HV về thực trạng công tác QLHV ..........
20- Bảng 2.13.1. Kết quả khảo sát GV về thực trạng kiểm tra, đánh giá ....
21- Bảng 2.13.2. Kết quả khảo sát HV về thực trạng kiểm tra, đánh giá .....
22- Bảng 3.1. Kết quả xin ý kiến chuyên gia về mô hình ...........................
23- Bảng 3.2. Kết quả xin ý kiến chuyên gia về các giải pháp ....................
24- Bảng 4.1. Phân loại chất lƣợng điểm các lớp trƣớc thử nghiệm ...........
25- Bảng 4.2. Phân phối tần suất kết quả điểm trƣớc thử nghiệm...............

26- Bảng 4.3. Thống kê kết quả điểm thử nghiệm giai đoạn 1 ...................
27- Bảng 4.4. Phân phối tần suất kết quả điểm thử nghiệm giai đoạn 1 .....
28- Bảng 4.5. Thống kê kết quả điểm thử nghiệm giai đoạn 2 ...................
29- Bảng 4.6. Phân phối tần suất kết quả điểm giai đoạn 2 .........................
30- Bảng 4.7. So sánh kết quả điểm của 3 giai đoạn thử nghiệm ................
31- Bảng 4.8. So sánh tần suất kết quả điểm của 3 giai đoạn thử nghiệm ..
32- Bảng 4.9. Phân phối các tham số đặc trƣng về điểm sau thử nghiệm ...
33- Bảng 4.10. Kết quả thăm dò giảng viên, cán bộ sau quả thử nghiệm ...
34- Bảng 4.11. Kết quả thăm dò học viên sau quả thử nghiệm ....................
C- DANH MỤC BIỂU ĐỒ

1- Biểu đồ 4.1
2- Biểu đồ 4.2.
3- Biểu đồ 4.3.


4

DANH MỤC PHỤ LỤC
Số TT

Trang

1- Phụ lục số 1: Mẫu phiếu xin ý kiến GV, CBQL về thực trạng QLCL . 182
2- Phụ lục số 2: Mẫu phiếu thăm dò ý kiến HV về thực trạng QLCL…..185
3- Phụ lục số 3: Mẫu phiếu xin ý kiến về mô hình và các giải pháp.........
4- Phụ lục số 4: Mẫu phiếu dự giờ của giảng viên ..................................
5- Phụ lục số 5: Mẫu phiếu hỏi học viên sau môn học .............................
6- Phụ lục số 6: Mẫu phiếu hỏi học viên sau giờ học ...............................
7- Phụ lục số 7: Mẫu phiếu xin ý kiến các đơn vị trong toàn quân ..........

8- Phụ lục số 8: Mẫu phiếu chấm điểm thi giảng viên giỏi ......................
9- Phụ lục số 9: Mẫu phiếu xin ý kiến về kết quả thử nghiệm ....................
10- Phụ lục số 10: Nội dung chi tiết 3 giải pháp thử nghiệm ......................
11- Phụ lục số 11: Chức trách nhiệm vụ các thành viên trong Trƣờng .......
12- Phụ lục số 12: Nội dung bộ tiêu chí chuẩn đánh giá CLĐT..................
13- Phụ lục số 13: Nội dung chi tiết mô hình nhân cách HV tốt nghiệp .....
14- Phụ lục số 14: Bảng thống kê kết quả khảo sát cán bộ, giảng viên ......
15- Phụ lục số 15: Bảng thống kê kết quả khảo sát học viên ......................


5

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT, HÌNH VẼ, BẢNG, BIỂU ĐỒ, PHỤ LỤC,
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 8
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................ 10
3. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................... 10
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu................................................................ 11
5. Giả thuyết khoa hoc.......................................................................................... 11
6. Giới hạn đề tài................................................................................................... 11
7. Những luận điểm bảo vệ.................................................................................. 11
8. Những đóng góp mới của luận án................................................................... 12
9. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu............................................ 12
10. Kết cấu luận án................................................................................................ 13
CHƢƠNG 1:


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ
CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.................................................................... 15
1.2. Một số khái niệm cơ bản............................................................................ 21
1.2.1. Mô hình, mô hình quản lý giáo dục.......................................................... 21
1.2.2. Quản lý........................................................................................................ 25
1.2.3. Đào tạo, quá trình đào tạo.......................................................................... 27
1.2.4. Chất lƣợng, chất lƣợng đào tạo................................................................ 29
1.3. Cơ sở lý luận về quản lý chất lƣợng đào tạo............................................ 36
1.3.1. Quản lý chất lƣợng đào tạo....................................................................... 36
1.3.2. Các cấp độ quản lý chất lƣợng đào tạo.................................................... 37
1.3.3. Hệ thống quản lý chất lƣợng đào tạo ...................................................... 39
1.3.4. Các lĩnh vực quản lý chất lƣợng đào tạo................................................. 40
1.4. Các mô hình quản lý chất lƣợng đào tạo.................................................. 42
1.4.1. Mô hình ISO 9000...................................................................................... 43


1.4.2. Mô hình các yếu tố tổ chức (SEAMEO) ................................................
1.4.3. Mô hình bảo đảm chất lƣợng (C.I.P.O) .................................................
1.4.4. Mô hình quản lý chất lƣợng tổng thể ( QLCLTT ) ...............................
1.5.

Áp dụng quan điểm QLCLTT vào QLCLGDĐH..................................

1.6.

Định hƣớng xây dựng mô hình QLCLĐT tại ĐHNNQS ......................
Kết luận chƣơng 1 ...............................................................................


CHƢƠNG 2:

2.1.

Kinh nghiệm quốc tế về bảo đảm chất lƣợng đào tạo đại học. .............

2.1.1. Bảo đảm chất lƣợng đào tạo đại học ở một số quốc gia .......................
2.1.2. Mô hình QLCLGD theo QLCLTT và ISO ở một số trƣờng đại học ...
2.1.3. Hệ thống chuẩn đánh giá trình độ ngoại ngữ phổ biến trên thế giới ....
2.1.4. Bảo đảm chất lƣợng đào tạo ngoại ngữ của quân đội một số nƣớc ......
2.2.

Khái quát về Đại học Ngoại ngữ Quân sự ............................................

2.2.1. Tổ chức, biên chế. .................................................................................
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ. ..........................................................................
2.2.3. Loại hình, quy mô đào tạo. ...................................................................
2.2.4. Thực trạng hoạt động đào tạo tại ĐHNNQS. .......................................
2.3.

Thực trạng quản lý chất lƣợng đào tạo tại ĐHNNQS .........................

2.3.1. Thực trạng quản lý chất lƣợng đầu vào ................................................
2.3.2. Thực trạng quản lý chất lƣợng quá trình đào tạo ..................................
2.3.3. Thực trạng quản lý chất lƣợng đầu ra ...................................................
2.4.
2.5.

Mô hình quản lý chất lƣợng đào tạo hiện tại của ĐHNNQS…………99
Sự cần thiết tổ chức áp dụng quan điểm QLCLTT vào QLCLĐT


tại ĐHNNQS
2.5.1. Nhu cầu về chất lƣợng đào tạo ngoại ngữ của Quân đội ....................
2.5.2. Điều thuận lợi để áp dụng quan điểm QLCLTT vào QLCLĐT
tại ĐHNNQS
Kết luận chƣơng 2 ............................................................................ ..


7

CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO VÀ CÁC

3.1.

Những nguyên tắc đề xuất mô hình ....................................................

3.2.

Mô hình QLCLĐT theo quan điểm QLCLTT tại ĐHNNQS ............

3.3.

Tổ chức xây dựng nhóm giải pháp triển khai mô hình .......................

3.3.1.Xây dựng điều kiện quản lý chất lƣợng tổng thể .................................
3.3.2.Quản lý chất lƣợng đầu vào .................................................................
3.3.3.Quản lý chất lƣợng quá trình đào tạo ...................................................
3.3.4.Quản lý chất lƣợng đầu ra ....................................................................
3.4.


Xin ý kiến chuyên gia về mô hình và các giải pháp triển khai ............
Kết luận chƣơng 3 .............................................................................

CHƢƠNG 4:

4.1.

Tổ chức thử nghiệm .............................................................................

4.2.

Xây dựng quy trình thử nghiệm ...........................................................

4.3.

Phân tích kết quả thử nghiệm ..............................................................

4.3.1.Phân tích kết quả về mặt định lƣợng ...................................................
4.3.2.Phân tích kết quả đánh giá thƣƣ̉ nghiêṃ qua phiếu thăm dò ................
Kết luận chƣơng 4 ...............................................................................
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .......................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................
PHỤ LỤC ........................................................................................................


8

MỞ ĐẦU
1.


Lý do chọn đề tài

Xu thế hội nhập và toàn cầu hoá đã và đang mang lại cho các quốc gia những
thời cơ và thách thức trong hợp tác và cạnh tranh. Nhân tố quyết định thành công
hay thất bại chính là chất lƣợng của hàng hoá hay dịch vụ. Chất lƣợng đƣợc quyết
định bởi nhiều yếu tố trong đó nguồn nhân lực đóng vai trò hạt nhân. Do vậy chất
lƣợng của giáo dục- đào tạo đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, đặc
biệt là chất lƣợng giáo dục đại học.
Nghị quyết số 37/2004 QH 10 của Quốc hội về giáo dục và đào tạo đã đánh
giá về tình hình giáo dục thời gian qua: “…Chất lƣợng giáo dục còn nhiều yếu kém,
bất cập, hiệu quả giáo dục còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo nguồn nhân
lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nƣớc..” [105,tr.102]. Quốc hội đã giao cho
Chính phủ tiếp tục chỉ đạo đổi mới giáo dục, mở rộng quan hệ hợp tác, nâng cao
chất lƣợng nguồn nhân lực, mở rộng một cách hợp lý quy mô giáo dục đại học, tạo
sự chuyển biến cơ bản về chất lƣợng giáo dục đại học, đổi mới toàn diện công tác
quản lý nhà nƣớc về giáo dục theo hƣớng phân cấp rõ ràng về trách nhiệm, quyền
hạn, lấy việc quản lý chất lƣợng làm nhiệm vụ trọng tâm.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, ngày 2 tháng 11 năm 2005 Chính phủ
đã ra Quyết định số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại
học Việt Nam giai đoạn 2006-2020. Nghị quyết nhấn mạnh: “Đổi mới cơ bản và
toàn diện giáo dục đại học, tạo chuyển biến cơ bản về chất lƣợng, hiệu quả và quy
mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, hội
nhập quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân…Gắn kết chặt chẽ đổi mới giáo dục
đại học với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và
nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao của đất nƣớc.” [17, tr.43-44]. Nhấn mạnh vai
bảo đảm chất lƣợng đào tạo đại học, Nghị quyết 14 cũng đã đề ra phƣơng hƣớng:
“Xây dựng và hoàn thiện các giải pháp bảo đảm chất lƣợng và hệ thống kiểm định
giáo dục đại học…”.
Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, Bộ Quốc phòng đã chấn chỉnh và

củng cố hệ thống các trƣờng đại học trong Quân đội, đƣa Nhà trƣờng quân sự


9

hoà nhập hệ thống giáo dục quốc dân, từng bƣớc triển khai công tác quản lý chất
lƣợng đào tạo. Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo xây dựng “Bộ tiêu chí đánh giá chất
lƣợng và điều kiện bảo đảm chất lƣợng đào tạo đại học trong hệ thống trƣờng
quân đội”, mục đích nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo đại học của
hệ thống nhà trƣờng quân đội.
Đại học Ngoại ngữ Quân sự- ĐHNNQS (trƣờng Đại học Ngoại ngữ Quân sự
- BQP) là thành viên trong hệ thống Nhà trƣờng Quân đội, là cơ sở duy nhất đào
tạo cử nhân ngoại ngữ quân sự với bốn ngôn ngữ chính: Nga, Anh, Pháp, Trung
Quốc. Mục tiêu đào tạo của Nhà trƣờng cũng giống nhƣ các trƣờng đại học khác
trong Quân đội là “ mục tiêu kép”: đào tạo sĩ quan và đào tạo chuyên ngành bậc đại
học (cử nhân ngoại ngữ quân sự). Trong khoá học 4 năm, học viên đƣợc rèn luyện,
giáo dục chính trị tƣ tƣởng và trang bị những kiến thức quân sự cơ bản để trở
thành sĩ quan, đồng thời đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, về
ngành học để đạt trình độ đại học ngoại ngữ chuyên ngành quân sự.
Sau hơn 20 năm xây dựng và trƣởng thành Nhà trƣờng đã phát triển về
nhiều mặt, đã đào tạo đƣợc một số lƣợng lớn nguồn nhân lực phục vụ nhiệm vụ
xây dựng quân đội, xây dựng kinh tế và phục vụ cho nhu cầu xã hội của đất nƣớc.
Do những khó khăn của quân đội và đất nƣớc, trong thời gian qua Nhà trƣờng
chƣa đƣợc quan tâm và đầu tƣ thích đáng, chất lƣợng đào tạo chƣa ngang tầm với
yêu cầu nhiệm vụ, đội ngũ giảng viên chƣa đáp ứng đƣợc về số lƣợng cũng nhƣ
chất lƣợng, chƣơng trình còn chậm đổi mới, phƣơng pháp giảng dạy và phƣơng
tiện còn lạc hậu, cơ sở vật chất xuống cấp, chất lƣợng đầu vào chƣa cao, chất
lƣợng học viên tốt nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực
chất lƣợng cao của BQP.
Tồn tại trên do nhiều nguyên nhân, nhƣng một nguyên nhân chính là công

tác quản lý chất lƣợng đào tạo chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, Nhà trƣờng chƣa
xây dựng đƣợc mô hình quản lý chất lƣợng phù hợp với đặc thù môi trƣờng sƣ
phạm quân sự đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ, chƣa đề xuất đƣợc những giải
pháp quản lý chất lƣợng đào tạo hiệu quả, chƣa tiếp cận và kịp thời đổi mới theo
xu hƣớng quản lý hiện đại.


10

Hiện tại trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều trƣờng đại học, nhiều cơ sở
đào tạo đã và đang nghiên cứu, lựa chọn những giải pháp nâng cao chất lƣợng đào
tạo bằng việc áp dụng những mô hình quản lý hiện đại vào quản lý chất lƣợng đào
tạo sao cho phù hợp với mục tiêu đào tạo và hoàn cảnh thực tiễn của mỗi trƣờng.
Trong Quân đội đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm nâng cao chất lƣợng đào
tạo sĩ quan trong hệ thống các trƣờng đại học quân sự, nhƣng chƣa có công trình
nào đề cập tới xây dựng mô hình quản lý chất lƣợng đào tạo tại ĐHNNQS. Xuất
phát từ lý do trên tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý
chất lƣợng đào tạo tại Đại học Ngoại ngữ Quân sự ”, với mong muốn góp phần
nâng cao chất lƣợng đào tạo ngoại ngữ của Nhà trƣờng, cung cấp cho Quân đội
ngày càng nhiều sĩ quan giỏi về ngoại ngữ, thạo về chỉ huy điều hành, có quan
điểm lập trƣờng vững vàng, có sức khỏe tốt , trung thành với lợi ích của Tổ quốc,
của nhân dân, góp phần tích cực xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ và từng bƣớc hiện đại.
2.

Mục đích nghiên cứu

Xây dựng đƣợc mô hình quản lý chất lƣợng đào tạo theo quan điểm
QLCLTT và đề xuất các giải pháp triển khai mô hình áp dụng cho quá trình đào tạo
sĩ quan ngoại ngữ quân sự (SQNNQS) tại ĐHNNQS nhằm từng bƣớc nâng cao

chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng Quân đội trong
giai đoạn cách mạng mới.
3.

Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Nghiên cứu lý luận về quản lý chất lƣợng đào tạo và mô hình quản lý
chất lƣợng đào tạo đại học làm cơ sở đề xuất mô hình quản lý chất lƣợng đào tạo
và các giải pháp triển khai mô hình.
3.2. Phân tích kinh nghiệm quốc tế về bảo đảm chất lƣợng đào tạo và mô
hình bảo đảm chất lƣợng đào tạo.
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý chất lƣợng đào tạo SQNNQS tại ĐHNNQS.
3.4. Đề xuất mô hình quản lý chất lƣợng đào tạo theo quan điểm QLCLTT
và các giải pháp triển khai mô hình áp dụng cho đào tạo SQNNQS.


11

3.5. Kiểm chứng tính đúng đắn và tính khả thi của mô hình và các giải pháp.
4.

Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động đào tạo SQNNQS tại ĐHNNQS.
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu: Công tác quản lý chất lƣợng đào tạo SQNNQS
tại ĐHNNQS.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng đƣợc mô hình QLCLĐT theo quan điểm QLCLTT và đề xuất
các giải pháp triển khai phù hợp thì sẽ từng bƣớc bảo đảm và nâng cao chất lƣợng
đào tạo đội ngũ SQNNQS, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ củng cố an ninh quốc phòng

và bảo vệ Tổ quốc.
6.

Giới hạn đề tài

Luận án chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về bảo đảm chất lƣợng đào
tạo đại học, đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lƣợng đào tạo ngoại ngữ, đề
xuất mô hình QLCLĐT (trong lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ bậc đại học) theo quan
điểm QLCLTT và các giải pháp triển khai mô hình áp dụng cho đối tƣợng đào tạo
SQNNQS tại ĐHNNQS.
7. Những luận điểm bảo vệ
7.1. Áp dụng quan điểm của mô hình quản lý chất lƣợng tiên tiến vào quản
lý giáo dục sẽ nâng cao chất lƣợng đào tạo nói chung, đào tạo SQNNQS nói riêng.
7.2. Những kinh nghiệm quốc tế sẽ là bài học để tham khảo trong quá trình
xây dựng mô hình QLCLĐT tại ĐHNNQS.
7.3. Đặc điểm của mô hình QLCLTT và điều kiện đặc thù của môi trƣờng sƣ
phạm quân sự là cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên cứu xây dựng mô hình
QLCLĐT theo quan điểm QLCLTT và đề xuất các giải pháp triển khai mô hình tại
ĐHNNQS.
7.4. Mô hình QLCLĐT theo quan điểm QLCLTT và các giải pháp triển khai
mô hình có tính thực tiễn và khả thi trong nâng cao chất lƣợng đào tạo đội ngũ
SQNNQS đáp ứng nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho BQP.


12

8.

Những đóng góp mới của luận án


8.1. Đóng góp thêm vào lý luận quản lý chất lƣợng đào tạo đại học theo
quan điểm của các mô hình quản lý chất lƣợng tiên tiến, phù hợp với các đặc điểm
của một trƣờng đại học quân sự đào tạo chuyên ngành.
8.2. Rút ra đƣợc những kinh nghiệm quốc tế về QLCLĐT để tham khảo
trong xây dựng mô hình QLCLĐT tại ĐHNNQS.
8.3. Đánh giá đƣợc thực trạng công tác quản lý chất lƣợng đào tạo tại
ĐHNNQS theo quan điểm QLCLTT.
8.4. Đề xuất đƣợc mô hình quản lý chất lƣợng đào tạo theo quan điểm
QLCLTT và các giải pháp triển khai mô hình áp dụng cho đối tƣợng đào tạo
SQNNQS.
8.5. Làm thay đổi nhận thức và hành động của cán bộ, giảng viên, học viên
về quản lý chất lƣợng đào tạo, về hoạt động dạy học và nâng cao hiệu quả đào tạo
của Nhà trƣờng.
8.6. Sẽ tƣƣ̀ng bƣớc nâng cao chất lƣợng đào tạo SQNNQS, cung cấp nguồn
nhân lực chất lƣợng cao phục vụ sự nghiệp xây dựng Quân đội hiện tại và trong
tƣơng lai.
8.7. Góp phần làm phong phú thêm mô hình QLCLĐT cho hệ thống Nhà
trƣờng Quân đội đào tạo đại học chuyên ngành.
9.

Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

9.1. Phƣơng pháp luận
9.1.1. Quán triệt các quan điểm đổi mới của Đảng, Nhà nƣớc và Quân đội về
giáo dục và quản lý giáo dục, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm và thành tựu
về quản lý giáo dục và quản lý chất lƣợng giáo dục đại học trên thế giới.
9.1.2. Tiếp cận vấn đề theo quan điểm: hệ thống - lịch sử - lôgic - thực tiễn
và quan điểm tích hợp nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn của việc
xây dựng mô hình QLCLĐT và đề xuất các giải pháp triển khai mô hình.



13

9.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
9.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
-

Nghiên cứu các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ và Quân đội về

giáo dục và quản lý giáo dục.
-

Khai thác, phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu khoa học trong và ngoài

nƣớc về mô hình quản lý chất lƣợng đào tạo và chất lƣợng đào tạo ngoại ngữ vv...
-

Định hƣớng nghiên cứu xây dựng mô hình QLCLĐT theo quan điểm mô

hình QLCLTT.
9.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
-

Tham khảo kinh nghiệm QLCLĐT đại học trên thế giới.

-

Đánh giá thực trạng công tác QLCLĐT tại ĐHNNQS bằng xây dựng hệ

thống phiếu điều tra khảo sát và hồi cứu qua hệ thống lƣu trữ kết quả đào tạo.

-

Nghiên cứu những đặc thù của môi trƣờng sƣ phạm quân sự khi áp dụng

quan điểm QLCLTT vào QLCLĐT.
-

Xây dựng đƣợc mô hình QLCLĐT mới và đề xuất các giải pháp triển khai

mô hình tại ĐHNNQS.
9.2.3. Phƣơng pháp chuyên gia: xin ý kiến chuyên gia về mô hình và các giải
pháp nhằm khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.
9.2.4. Phƣơng pháp thử nghiệm: thử nghiệm một số giải pháp và đánh giá
kết quả thử nghiệm bằng phƣơng pháp thống kê toán học và phiếu hỏi.
10. Kết cấu luận án
Luận án gồm 3 phần:
10.1. Phần mở đầu
10.2. Phần nội dung (gồm 4 chương).
-

Chương 1: Cơ sở lý luận về mô hình quản lý chất lƣợng đào tạo.

-

Chương 2: Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng công tác quản lý chất lƣợng

đào tạo tại Đại học Ngoại ngữ Quân sự .


14


-

Chương 3: Mô hình quản lý chất lƣợng đào tạo và các giải pháp triển khai

mô hình tại Đại học Ngoại ngữ Quân sự.
- Chương 4: Kết quả thử nghiệm các giải pháp.
10.3. Phần kết luận và khuyến nghị.
Ngoài ra luận văn còn có danh mục công trình của tác giả, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.


15
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ
CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Bƣớc vào những năm đầu của thiên niên kỷ mới, loài ngƣời đang chứng
kiến những thay đổi to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Một trong những
nguyên nhân chính dẫn tới sự thay đổi đó là quá trình toàn cầu hóa. Hội nhập, hợp
tác và cạnh tranh đã và đang mang lại sự tăng trƣởng nhanh chóng cho nhiều quốc
gia, nhƣng đồng thời cũng làm tăng nhanh khoảng cách giữa các nƣớc giàu và các
nƣớc nghèo. Nhân tố quyết định thành công trong hợp tác và thắng lợi trong cạnh
tranh là chất lƣợng sản phẩm của giáo dục và đào tạo. Đó là nguồn nhân lực chất
lƣợng cao.
Từ những năm 1990, nhóm Tƣơng lai học (MEGATRENDS) đã công bố
những dự báo cho nhân loại trong thế kỷ 21: “Trong trật tự kinh tế thế giới mới
nƣớc nào đầu tƣ nhiều nhất vào giáo dục, nƣớc đó sẽ có khả năng cạnh tranh
mạnh nhất …”[18]. Từ những nhận thức trên mỗi quốc gia đã tự tìm cho mình một

mô hình đào tạo riêng, đặc biệt là mô hình đào tạo đại học phù hợp với hoàn cảnh
của đất nƣớc, đáp ứng yêu cầu của toàn cầu hóa nền kinh tế. Quá trình đào tạo
nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu tăng trƣởng nhanh của nền kinh
tế, tham gia vào quá trình toàn cầu hóa. Nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học đã
trở thành nhu cầu cấp thiết cho mỗi quốc gia trong xã hội phát triển.
Từ vài thập kỷ qua, chất lƣợng giáo dục đã là vấn đề đƣợc quan tâm nhiều
nhất của cộng đồng đại học thế giới và của hầu hết các quốc gia phát triển cũng
nhƣ đang phát triển. Nhƣng để đánh giá, đo lƣờng và xây dựng những điều kiện
bảo đảm chất lƣợng giáo dục lại là một vấn đề không dễ dàng. Xuất phát từ những
lý do trên các tổ chức bảo đảm chất lƣợng giáo dục đại học quốc tế và khu vực đã
ra đời.
Tổ chức Bảo đảm chất lƣợng Đại học Quốc tế - INQAAHE (International
Network of Quality Assurance Agencies in Higher Education) hình thành vào thập
kỷ 90 của thế kỷ 20, bao gồm các hội viên là các cơ quan bảo đảm chất lƣợng giáo


16

dục đại học của các nƣớc. Các thành viên tham gia trên tinh tinh thần tự nguyên và
đáp ứng đầy đủ các tiêu chí do INQAAHE đề ra. Đây là tổ chức duy nhất có khả
năng kết nối các cơ quan kiểm định của các quốc gia trên thế giới và đứng ra thành
lập ban điều phối với các tổ công tác hỗ trợ về công tác kiểm định, đánh giá chất
lƣợng, xây dựng những tiêu chí bảo đảm chất lƣợng và định hƣớng hoạt động cho
cơ quan kiểm định chất lƣợng các nƣớc.[46,tr.189].
Bên cạnh đó một số cơ quan bảo đảm chất lƣợng quốc tế đã hình thành các
tổ chức bảo đảm chất lƣợng cho riêng mình nhƣ: Liên minh Toàn cầu về chuyển
đổi giáo dục quốc gia (GATE) đƣợc thành lập năm 1985, tập trung giải quyết
những vấn đề về chất lƣợng giáo dục và đề xuất các giải pháp về chuyển đổi chất
lƣợng giáo dục giữa các quốc gia. Hiệp hội các trƣờng Đại học Châu Âu đã xây
dựng dịch vụ kiểm định chất lƣợng đào tạo của các trƣờng thành viên (CRE). Dịch

vụ này do các chuyên gia đánh giá về chất lƣợng giáo dục hàng đầu khu vực thực
hiện. Khối các nƣớc công nghiệp phát triển gồm 15 nƣớc ngay từ năm 1988 đã
hợp tác xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng giáo dục sử dụng cho các trƣờng
đại học trong khối. Bộ tiêu chí bao gồm 16 tiêu chí nhằm bảo đảm chất lƣợng cho
tất cả các trƣờng đại học thuộc các nƣớc thành viên (OECD).
Đối với công tác bảo đảm chất lƣợng giáo dục đại học khu vực Đông Nam
Á, từ năm 1995 các trƣờng đại học thuộc mạng lƣới đại học khối ASEAN đã thành
lập Tổ chức các trƣờng đại học khu vực (AUN). Căn cứ vào chuẩn quốc tế và điều
kiện thực tiễn trong khu vực, tổ chức này đã xây dựng hệ thống bảo đảm chất
lƣợng gồm 5 nguyên tắc và 6 tiêu chí nhằm thống nhất công tác bảo đảm chất
lƣợng của các trƣờng đại học thành viên [46,tr.193].
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa việc bảo đảm chất lƣợng giáo dục đại
học đã đặc biệt đƣợc quan tâm ở hầu hết các nƣớc. Hiện có trên 100 nƣớc đã có hệ
thống bảo đảm chất lƣợng giáo dục đại học, phần lớn đƣợc hình thành từ thập kỷ
90 của thế kỷ 20. Công tác bảo đảm chất lƣợng giáo dục của các nƣớc phần lớn
đƣợc thực hiện bằng hệ thống kiểm tra, kiểm định và kiểm toán chất lƣợng các
trƣờng đại học, trong đó công tác kiểm định đƣợc ƣu tiên hàng đầu.


17

Đối với việt Nam, chiến lƣợc phát triển giáo dục đại học cho tới năm 2020
đã đƣợc Đảng và Chính phủ vạch ra với mục tiêu đổi mới cơ bản và toàn diện giáo
dục đại học, tạo đƣợc sự chuyển biến cơ bản về chất lƣợng, hiệu quả và quy mô,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, hội nhập
kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Định hƣớng đến năm 2020 giáo
dục đại Việt Nam đạt trình độ trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến của đại
học trên thế giới ; có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa.[24,tr.2].
Nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học là việc làm thƣờng xuyên đối với các

cơ sở đào tạo đại học và các cơ quan quản lý giáo dục. Ngày 2 tháng 12 năm 2004
Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT đã ký quyết định số 38/2004 ban hành quy chế tạm thời về
kiểm định chất lƣợng trƣờng đại học bằng Bộ tiêu chí kiểm định bao gồm 53 tiêu
chí thuộc 10 lĩnh vực. Đây là Bộ tiêu chí kiểm định chất lƣợng đại học đầu tiên của
Việt Nam và sẽ đƣợc thí điểm cho 20 trƣờng đại học. Căn cứ vào quyết định số:
76/2007/QĐ-BGĐT ngày 14/12/2007 quy định về kiểm định trƣờng đại học, cao
đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT đã tiến hành kiểm định 20 trƣờng
Đại học. Hiện đang có 20 trƣờng đại học đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá (đánh
giá trong) đang chờ đánh giá ngoài ; 47 trƣờng đại học và 62 trƣờng cao đẳng khác
đã đƣợc tập huấn và đang triển khai tự đánh giá (nguồn Cục Khảo thí và Kiểm
định chất lượng). Trong những năm gần đây, công tác quản lý chất lƣợng giáo dục
đã đặc biệt đƣợc chú trọng, đã hình thành các tổ chức chuyên trách về đánh giá và
kiểm định chất lƣợng. Ngoài cục Khảo thí và Kiểm định chất lƣợng giáo dục đƣợc
thành lập, còn có 55/63 sở giáo dục có phòng khảo thí, có 55 đơn vị chuyên trách
về bảo đảm chất lƣợng đƣợc thành lập ở các trƣờng đại học và cao đẳng trong cả
nƣớc( nguồn: Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục 2008-2020). Các tổ chức này
đƣợc thành lập sẽ là công cụ, là đòn bẩy từng bƣớc nâng cao chất lƣợng giáo dục
đại học, đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ công
cuộc công nhiệp hoá, hiện đại hóa đất nƣớc.
Tiếp cận công tác bảo đảm chất lƣợng trên thế giới, từ năm 2000 Việt nam
đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế về bảo đảm chất lƣợng giáo


18

dục, tập trung vào GDĐH nhƣ: Hội thảo về “Bảo đảm chất lƣợng trong giáo dục
đại học Việt Nam” do Bộ GD&ĐT phối hợp với UNESCO tổ chức tháng 4 năm
2000 tại Đà Lạt. Hội thảo quốc tế với chủ đề “Chất lƣợng giáo dục và kỹ năng
sống” do Văn phòng giáo dục UNESCO khu vực Châu Á-Thái Bình Dƣơng tổ
chức tại Hà Nội tháng 9 năm 2003. Hội thảo về “chất lƣợng giáo dục và vấn đề đào

tạo giáo viên” do Khoa Sƣ phạm - ĐHQGHN tổ chức tháng 10 năm 2004 tại Hà
Nội và Diễn đàn quốc tế về giáo dục Việt Nam với chủ đề “Đổi mới giáo dục đại
học và hội nhập quốc tế” do Hội đồng Giáo dục Quốc gia tổ chức tại Hà Nội tháng
6 năm 2004 vv..
Trong xu thế phát triển của bảo đảm chất lƣợng khu vực và thế giới các cơ
sở đào tạo trong nƣớc đã đầu tƣ đáng kể cho việc nghiên cứu và xây dựng hệ
thống bảo đảm chất lƣợng, tập trung vào bảo đảm chất lƣợng giáo dục đại học.
Năm 2000, Trung tâm Đảm bảo chất lƣợng đào tạo và Nghiên cứu phát triển Giáo
dục thuộc ĐHQGHN đã triển khai đề tài cấp Nhà nƣớc: “Nghiên cứu xây dựng Bộ
tiêu chí đánh giá chất lƣợng đào tạo dùng cho các trƣờng đại học Việt Nam”. Kết
quả công trình là Bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng và điều kiện đảm bảo chất lƣợng
đào tạo dùng cho các trƣờng đại học Việt Nam bao gồm 26 tiêu chí thuộc 6 lĩnh
vực hoạt động của trƣờng đại học. Đây là Bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng đào tạo
đại học đầu tiên của Việt Nam [28,tr.87].
Từng bƣớc hoàn thiện quy trình đánh giá chất lƣợng giáo dục và tham gia
hội nhập giáo dục khu vực và thế giới, Viện Chiến lƣợc và Chƣơng trình giáo dục,
Bộ GD&ĐT đã triển khai thực hiện công trình nghiên cứu “Cơ sở lý luận và thực
tiễn về chất lƣợng giáo dục và đánh giá chất lƣợng giáo dục” Mã số : B- 2004CTGD-01.Trên cơ sở những tiêu chí cơ bản do đề tài xây dựng, các cở sở đào tạo
tham khảo để đánh giá chất lƣợng hoặc xây dựng hệ thống chuẩn đánh giá chất
lƣợng đào tạo cho riêng mình [19].
Trƣờng Đại học Giáo dục - ĐHQGHN ngay từ khi mới thành lập (Khoa Sư
phạm trước đây), đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc tế và quốc gia và triển khai
nhiều đề tài nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao
phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhƣ : “Nghiên cứu xây dựng quy trình


19

đào tạo giáo viên trung học phổ thông chất lƣợng cao trong đại học đa ngành, đa
lĩnh vực”, “Giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo giáo viên các môn Toán, Lý,

Hoá, Sinh” và đề tài “Quy trình quản lý chất lƣợng trong khoa Sƣ phạm”. Những
công trình này đã đóng góp to lớn cho việc nâng cao chất lƣợng đào tạo đội ngũ
giáo sinh của Trƣờng, cung cấp nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho hệ thống giáo
dục quốc dân.
Công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh Khoa Sƣ phạm - ĐHQGHN,
Trịnh Ngọc Thạch với đề tài “Hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực
chất lƣợng cao trong các trƣờng đại học Việt Nam” nhằm xây dựng một mô hình
với những giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao
đạt trình độ quốc tế của các tƣờng đại học việt Nam. Đây là công trình nghiên cứu
hƣớng các trƣờng đại học Việt Nam tham gia hội nhập trong đào tạo nguồn nhân
lực chất lƣợng cao. Đề tài nghiên cứu của NCS Nguyễn Thị Thanh Tâm - Viện
Chiến lƣợc và Chƣơng trình Giáo dục : “Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất
lƣợng giáo dục ở trƣờng mầm non nông thôn theo quan điểm Quản lý Chất lƣợng
Tổng thể” là cơ sở xây dựng các trƣờng mần non đạt chuẩn, nền móng của hệ
thống giáo dục Việt Nam.
Trong lĩnh vực bảo đảm chất lƣợng đào tạo ngoại ngữ, Đại học Ngoại ngữ ĐHQGHN đã có nhiều đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nhƣ
Đề tài : B-91-32-01 về Đào tạo cử nhân ngoại ngữ theo quy trình mới của tác giả
Nguyễn Đức Chính, Đề tài mã số: 1-22a-93 về Chiến lƣợc dạy học ngoại ngữ
xuyên suốt các bậc học và nhóm đề tài: QN-01.02.03-04 về xây dựng hệ thống
chuẩn đánh giá các kỹ năng tiếng Anh cho sinh viên hệ sƣ phạm từ năm thứ nhất
đến năm thứ tƣ.
Nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc
dân và tiến tới hội nhập chuẩn về chất lƣợng đào tạo ngoại ngữ quốc tế, ngày
30/9/2008 Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt đề án: “Dạy và học ngoại ngữ trong
hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008- 2020”. Đây là những cơ sở nhằm từng
bƣớc nâng cao chất lƣợng đào tạo ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục Việt Nam nói


20


chung, các trƣờng đại học nói riêng và đáp ứng xu thế hội nhập về giáo dục - đào
tạo trong khu vực và trên thế giới.
Hệ thống Nhà trƣờng Quân đội nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Việc
nâng cao chất lƣợng đào tạo của cả hệ thống nói chung và các trƣờng đại học quân
sự nói riêng là nhu cầu cấp thiết. Khẳng định tầm quan trọng của chất lƣợng đào
tạo trong Trƣờng đại học Quân sự đối với sự nghiệp xây dựng Quân đội trong thời
kỳ mới, Nghị quyết 94 của Đảng ủy Quân sự Trung ƣơng đã nhấn mạnh sự cần
thiết nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao của Hệ thống
Nhà trƣờng Quân đội trong công cuộc xây dựng Quân đội chính quy, hiện đại.
Trên cơ sở “Bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng và điều kiện bảo đảm chất
lƣợng đào tạo dùng cho các trƣờng đại học Việt Nam” , BQP đã triển khai đề tài
khoa học cấp ngành: “Nghiên cứu xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng và
điều kiện bảo đảm chất lƣợng đào tạo đại học trong hệ thống trƣờng Quân đội”
[16.]. Bộ tiêu chí bao gồm 10 nhóm và 33 tiêu chí. Mỗi nhóm tiêu chí đề cập tới
việc đánh giá chất lƣợng và những điều kiện bảo đảm chất lƣợng cho từng lĩnh
vực cụ thể. Đây sẽ là cơ sở cho các trƣờng đại học quân sự xây dựng bộ tiêu chí
bảo đảm chất lƣợng cho riêng mình.
ĐHNNQS là thành viên trong hệ thống nhà trƣờng Quân đội, việc nâng cao
chất lƣợng đào tạo đội ngũ SQNNQS cho quân đội trong điều kiện hội nhập và hợp
tác quốc tế là nhu cầu cấp bách. Nhà trƣờng đã có một số công trình nghiên cứu
nhƣ: “Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ngoại ngữ” của tác giả Trịnh Đức
Thắng; “Biện pháp cải tiến quản lý hoạt động tự học của học viên” của tác giả Mai
Văn Khơi; “Biện pháp cải tiến hình thức tổ chức và phƣơng pháp dạy học ngoại
ngữ” của tác giả Đinh Văn Tiếp; “Xây dựng hệ thống chuẩn đánh giá các kỹ năng
thực hành tiếng Pháp” của tác giả Vũ Xuân Hồng. Nhƣng những công trình nghiên
cứu có tính tổng hợp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo ngoại ngữ một cách toàn
diện của Trƣờng chƣa đƣợc đề cập. Do vâỵ v iệc xây dựng mô hình quản lý chất
lƣợng đào tạo theo quan điểm QLCLTT là việc làm cấp thiết, nhằm góp phần nâng
cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng Quân đội hiện
tại và trong tƣơng lai.



21

1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Mô hình, mô hình quản lý giáo dục
1.2.1.1. Mô hình
Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa thuật ngữ mô hình theo hai nghĩa
rộng và hẹp. Nghĩa hẹp: mô hình là khuôn, mẫu, tiêu chuẩn theo đó mà chế tạo ra
sản phẩm hàng loạt; là thiết bị, cơ cấu tái hiện hay bắt chƣớc cấu tạo và hoạt động
của cơ cấu khác (nguyên mẫu hay mô hình hóa). Nghĩa rộng: mô hình là hình ảnh
ƣớc lệ của một khách thể (hình tƣợng, sơ đồ, sự mô tả…) [114,tr.932].
Theo Từ điển Tra cứu Toán học và Điều khiển học trong kinh tế thì mô hình
là một trong những công cụ quan trọng nhất của nhận thức khoa học, là hình ảnh có
tính ƣớc lệ của đối tƣợng nghiên cứu. Mô hình đƣợc ngƣời nghiên cứu xây dựng
lên nhằm phản ánh đƣợc những đặc tính của đối tƣợng, các mối quan hệ qua lại,
các tham số, cấu trúc và quá trình vận hành. Mô hình có thể đƣợc hiểu theo khái
niệm ngắn gọn hơn : Mô hình là vật thể trung gian giữa ngƣời nghiên cứu và thực
thể nghiên cứu (đối tượng nghiên cứu). Ngƣời nghiên cứu xây dựng mô hình giữa
mình và thực thể. Thực thể phản ánh qua mô hình những điều then chốt nhất, đơn
giản hóa, sơ đồ hóa, hình tƣợng hóa [115,tr.316].
Theo tác giả Đặng Bá Lãm: “Mô hình là một đối tƣợng đƣợc tạo ra tƣơng
tự với một đối tƣợng khác về một số mặt nào đó. Nếu gọi a là mô hình của A, thì a
là cái thể hiện , còn A là cái đƣợc thể hiện. Giữa cái thể hiện và cái đƣợc thể hiện
có một sự phản ánh không đầy đủ” [120,tr.113].
Giới thiệu về mô hình tác giả Trần Khánh Đức đánh giá cao vai trò mô hình
hóa và đƣa ra nhiều loại mô hình phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
-

Mô hình vật thể: Mô hình dựng lại những đặc trƣng cơ bản của đối tƣợng.


Các đặc trƣng này bao gồm đặc trƣng cấu trúc, hình dáng, chức năng, động thái
vv… Thƣờng thì đó là những mô hình cung cấp những hình ảnh cụ thể của đối
tƣợng nghiên cứu với những kích cỡ thu nhỏ và đơn giản hơn. Cụ thể nhƣ mô hình
máy móc, mô hình tòa nhà vv…


22

-

Mô hình vật lý - toán: Mô hình sử dụng nghiên cứu các hiện tƣợng, quá

trình vật lý trên các mô hình nhân tạo hay trong phòng thí nghiệm. Các mô hình
vật lý thƣờng đƣợc sử dụng rộng rãi trong các công cụ toán học.
-

Mô hình thông tin: Mô hình sử dụng hệ thống ký hiệu để mô tả các đặc

trƣng, tính chất của đối tƣợng nghiên cứu. Tùy từng đối tƣợng nghiên cứu và
ngƣời nghiên cứu mà xây dựng mô hình phù hợp với nhiệm vụ nghiên cứu. Kết
quả nghiên cứu đƣợc thử nghiệm trên đối tƣợng thực để bảo đảm tính chính xác,
khách quan và phù hợp với điều kiện thực tế. Quá trình kiểm nghiệm cũng chính là
quá trình điều chỉnh, bổ sung để mô hình hoàn chỉnh và chính xác.
Căn cứ vào từng loại đối tƣợng nghiên cứu để thiết lập mô hình, quá trình
thiết lập mô hình tuân thủ các bƣớc cơ bản sau:

-

-


Nghiên cứu đối tƣợng qua hình dạng, đặc trƣng, tính chất và mối quan hệ.

-

Lập mô hình đối tƣợng nghiên cứu.

-

Nghiên cứu, thí nghiệm trên mô hình đƣợc xác lập.

Dựa vào tính đối xứng, đồng dạng, đồng tính giữa đối tƣợng thực với mô

hình để chuyển kết quả nghiên cứu từ mô hình sang vật thể.
-

Kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu.

Nội dung phân tích về các loại mô hình trên cho ta thấy điểm chung nhất của
mô hình là mô tả một thực thể, một quá trình, một quy trình (đối tượng nghiên cứu)
bằng một thực thể khác dƣới dạng tổng hợp và khái quát những đặc trƣng và thuộc
tính cơ bản của đối tƣợng nghiên cứu [46,tr.64].
Mô hình là một khái niệm có tính đàn hồi lớn, trong phạm vi hẹp, một
phƣơng thức cũng có thể gọi là “Mô hình”. Ví dụ nhƣ một phƣơng thức quản lý
cũng có thể gọi là “Mô hình quản lý”; một phƣơng thức giảng dạy hay học tập
cũng có thể đƣợc gọi là “Mô hình giảng dạy” hay “Mô hình học tập” [52,tr.82].
1.2.1.2. Mô hình quản lý giáo dục
Khi nghiên cứu về quản lý giáo dục nói chung và quản lý chất lƣợng giáo
dục nói riêng, nhiều vấn đề nghiên cứu không thể thực hiện trực tiếp trên đối tƣợng
do lĩnh vực quá phức tạp, ngƣời ta không thể hiểu đƣợc bản chất hay quy luật vận

động của chúng một cách cụ thể nhƣ nhân cách ngƣời giáo viên, quá trình hình


23

thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp hay chất lƣợng đào tạo, năng lực
hành nghề... Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy ngƣời ta thƣờng sử dụng mô hình
hóa để xem xét [46,tr.63].
Mô hình quản lý giáo dục thuộc mô hình thông tin. Đó là sự ƣớc lệ của
ngƣời nghiên cứu nhằm tạo ra một cấu trúc cơ bản về các thành tố, các mối quan
hệ và cơ chế vận động trong công tác quản lý của một cơ sở giáo dục. Khi nghiên
cứu về mô hình quản lý giáo dục, ngƣời ta thƣờng gặp những khó khăn trong việc
lựa chọn mô hình và cách tiếp cận. Cuthbert đã tiếp cận mô hình quản lý giáo dục
bằng lý giải: “Nghiên cứu mô hình giáo dục là một thứ chiết trung, ngƣời ta vay
mƣợn mô hình từ nhiều môn khoa học khác và đôi khi chỉ để giải thích một tính
chất đơn giản của cơ sở giáo dục” [119.tr.35]. Tác giả phân chia mô hình giáo dục
thành 5 nhóm theo nội dung sau:
1- Phân tích- hợp lý (Analytic- rational )
2- Thực hành - hợp lý (Pragmatic - rational)
3- Chính trị (Political)
4- Mập mờ (Ambiguity) * Có thể dịch là hỗn hợp
5- Hiện tƣợng và tƣơng tác (Phenomennological and Interractionist)
Cuthbert so sánh các mô hình của mình trên các phƣơng diện:
-

Các mức độ đồng thuận giữa các thành viên tổ chức về mục đích chung.

-

Những ý tƣởng khác nhau về cách đánh giá kết quả giáo dục.


-

Những ý tƣởng khác nhau về quan niệm và ý nghĩa của cấu trúc tổ chức.

Theo cách tiếp cận khác, T. Bush đã chia ra làm 6 mô hình QLGD chính, với
các mức độ áp dụng khác nhau tuỳ theo bậc học:
1- Mô hình chính thức ( Formal )
2- Mô hình tập thể (Colletive)
3- Mô hình chính trị ( Political )
4- Mô hình chủ quan ( Subjective )


×