Tải bản đầy đủ (.docx) (153 trang)

Quản lí hoạt động của tổ chuyên môn tại trường trung học phổ thông tân trào, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.94 KB, 153 trang )

ĐẠI HỌC

QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN HIẾU HẢI

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TẠI
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TÂN TRÀO,
THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC

QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN HIẾU HẢI

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TÂN TRÀO,
THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: Quản lí giáo dục Mã số:
60 14 01 14


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Bích Liễu

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo,
Phòng Đào tạo, Khoa Quản lí giáo dục, các giảng viên Trường Đại học Giáo dục, Đại
học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên
môn và toàn thể giáo viên Trường THPT Tân Trào, thành phố Tuyên Quang, tỉnh
Tuyên Quang đã tham gia đóng góp ý kiến, cung cấp thông tin cho tôi trong suốt thời
gian nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Bích
Liễu, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tâm hướng dẫn, giúp
đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Bản thân tôi đã có nhiều cố gắng song do khả năng có hạn, luận văn sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong
hội đồng khoa học, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.

Trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, ngày ... tháng 01 năm 2016
Học viên

Trần Hiếu Hải


i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Cụm từ viết tắt

BGH

Ban giám hiệu

CBQL

Cán bộ quản lí

CNTT

Công nghệ thông tin

CSVC

Cơ sở vật chất

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDCD


Giáo dục công dân

GDPT

Giáo dục phổ thông

GV

Giáo viên

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

HS

Học sinh

HT

Hiệu trưởng

KTCN

Kĩ thuật công nghiệp

KTĐG

Kiểm tra đánh giá


KTNN

Kĩ thuật nông nghiệp

PHT

Phó Hiệu trưởng

PPDH

Phương pháp dạy học

QLGD

Quản lí giáo dục

SGK

Sách giáo khoa

SHCM

Sinh hoạt chuyên môn

TBDH

Thiết bị dạy học

TCM


Tổ chuyên môn

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TTCM

Tổ trưởng chuyên môn

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN…………………………………. .……………………...….………………………………………......i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………….……………………..… ii
MỤC LỤC…………………………………………………………………………………..……………….…….….. iii
DANH MỤC BẢNG……………………………………………………………..…………………………...…. vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ………………………………………………………………………..……… vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ………………………………………………………………………..……..…… viii
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………….………………...………… 9
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG……..…………...………......9
1.1.

Tổng quan nghiên cứu vấn đề…………………………………………………………....…. .…....9


1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước…………….…………………………………………….……………………

9

1.1.2. Nghiên cứu trong nước………………….……………………….……………………………...…….....12
1.2.

Một số khái niệm cơ bản………………………………….………………………...………...……...16

1.2.1. Quản lí…………………….………………………………………………………………………………….

16

1.2.2. Tổ chuyên môn………………………….………………………………………………….…….... . .….... . .19
1.2.3. Quản lí hoạt động của tổ chuyên môn……………….…………..……..………………...….…. . .20
1.3.

Hoạt động của tổ chuyên môn trong trƣờng trung học phổ thông…..…..…. 22

1.3.1. Vị trí, vai trò của tổ chuyên môn trong trường trung học phổ thông……. . .…….....22
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trường trung học phổ thông..

23

1.3.3. Mục tiêu, nội dung hoạt động của tổ chuyên môn……………..………….….…......……. . .24
1.3.4. Mối quan hệ giữa tổ chuyên môn với các tổ chức đoàn thể trong trường
trung học phổ thông………………………………………………..………………………..…………...26
1.4.


Đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông và những vấn đề đặt ra đối
với hoaṭđôngg̣ của tổchuyên môn...................................................................................... 28

1.4.1. Chương trinh̀ giáo dục phổ thông mới…………………………..…………...….…….…..….......28
1.4.2. Yêu cầu mới đối với chuyên môn của giáo viên vàsinh hoaṭcủa tổ
chuyên môn………………………………………………………………………………………...……… 29

iii


1.5.

Quản lí hoạt động của tổ chuyên môn trong trƣờng Trung học phổ
thông đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông……………………….……… 31

1.5.1. Quản lí hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục phổ thông.................................................................................................................... 31
1.5.2. Quản lí nguồn nhân lực tại các tổ chuyên môn………………………….………………… 35
1.5.3. Quản lí các mối quan hệ của tổ chuyên môn………………………………..……………… 36
1.5.4. Quản lí các điều kiện sinh hoạt chuyên môn………………………………..……………… 37
1.6.

Một số yếu tố ảnh hƣởng đến quản lí hoạt động của tổ chuyên môn
trong trƣờng trung học phổ thông……….………………………………………………. …...38

1.6.1. Yếu tố chủ quan………………………………………………………………..……………….………… 38
1.6.2. Yếu tố khách quan……………………………………………………………………….…………….......39
Tiểu kết chƣơng 1…………………………………………………………………...………………………….… 41
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN
MÔN TẠI TRƢỜNG THPT TÂN TRÀO, THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG,

TỈNH TUYÊN QUANG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC…………….....42
2.1.

Giới thiệu về trƣờng Trung học phổ thông Tân Trào, thành phố Tuyên
Quang, tỉnh Tuyên Quang…………………………………...…………………………...………. 42

2.1.1. Qui mô, cơ cấu tổ chức…………………………………………………………….…..……………… 42
2.1.2. Chất lượng giáo dục……………………………………………………………………………..……… 44
2.1.3. Tình hình cơ sở vật chất của nhà trường…………………………………………………….… 45
2.2.

Mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp đánh giá thực trạng quản lí hoạt
động của tổ chuyên môn tại trƣờng Trung học phổ thông Tân Trào,
thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang……………………….………………….. 46

2.2.1. Mục tiêu…………..………………………………………………………………………….……….…….......46
2.2.2. Nội dung và phương pháp xử lí thông tin……….…………………………………………… 47
2.3.

Kết quả khảo sát quản lí hoạt động của tổ chuyên môn tại trƣờng
Trung học phổ thông tân Trào, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên
Quang…………………………………………………………………………………………….………….. 49

2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng và vai trò của tổ chuyên môn trong
trường trung học phổ thông…………………………………………………...………………….… 49
2.3.2. Cơ cấu, năng lưcc̣, tình hình hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên môn
và kết quả học tập của học sinh………………………..………………………………….….…... 51
iv



2.3.3. Quản lí hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục phổ thông………………………………………………………………
2.3.4. Quản lí nguồn nhân lực của tổ chuyên môn………………………………………...……….
2.3.5. Quản lí các mối quan hệ của tổ chuyên môn………………………………..…………….…
2.3.6. Quản lí các điều kiện hoạt động của tổ chuyên môn………………………………….…
2.4.

Đánh giá chung thực trạng quản lí hoạt động của tổ chuy
trƣờng Trung học phổ thông Tân Trào, thành phố Tuyên
Tuyên Quang………………………………………………………………………

2.4.1. Điểm mạnh.………………………………………………………………………………………………...
2.4.2. Điểm yếu.………………………………………………………………….……………………….………...
Tiểu kết chƣơng 2…………………………………………………………..…………...……..………….……… 74
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TẠI
TRƢỜNG THPT TÂN TRÀO, THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN
QUANG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC………………….… 75
3.1.

Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lí.………………

3.1.1.

Đảm bảo tính kế thừa và phát triển……………………………

3.1.2.

Đảm bảo tính thực tiễn và thời sự………………………………

3.1.3.


Đảm bảo tính đồng bộ và khả thi………………………………

3.1.4.

Đảm bảo tính hiệu quả và bền vững…………………………

3.2.

Một số biện pháp quản lí hoạt động của tổ chuyên
Trung học phổ thông Tân Trào, thành phố Tuyên Q
Quang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục………………

3.2.1. Bồi dưỡng năng lực quản lí các hoạt động chuyên môn cho tổ trưởng
chuyên môn…..…………………………………………………………

3.2.2. Phát huy vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong quản lí giáo viên tham gia
các hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng………………………

3.2.3. Chỉ đạo các tổ chuyên môn triển khai thực hiện các nội dung đổi mới giáo
dục phổ thông…………………………………………………………
3.2.4. Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng thành “tổ chức biết học hỏi” ………...…….…
3.2.5. Thiết lập và xây dựng các mối quan hệ của tổ chuyên môn ………………….……

92

v

3.2.6.


Quản lí hiệu quả các điều kiện hoạt động của tổ chuyê


3.3.

Mối quan hệ giữa các biện pháp trong quản lí hoạt
môn tại trƣờng Trung học phổ thông Tân Trào, thà
Quang, tỉnh Tuyên Quang…………………..……………………

3.4.

Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các bi

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm……………………………………………………………..……..……

98

3.4.2. Các bước tiến hành khảo nghiệm…………………………………………………….....….

98

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm………………………………………………………………..….………

99

Tiểu kết chƣơng 3…………………………………………………………..…………...……..……………...… 103

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ…………………………………………..………………….... 104
1.


Kết luận…………………………………………………………………………………..….…….…....…
104

2.

Khuyến nghị…………………………………………………………………………………….. 105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………..………... 106
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………………….……..… 109

vi


Bảng 2.1.

Đội ngũ CB

Bảng 2.2.

Đội ngũ GV

Bảng 2.3.

Kết quả xếp

Bảng 2.4.

Kết quả xếp

Bảng 2.5.


Kết quả chấ
2015-2016……

Bảng 2.6.

Kết quả đỗ
2013-2014 đ

Bảng 2.7.

Thống kê CS

Bảng 2.8.

Kết quả khả
nhà trường…

Bảng 2.9.

Kết quả kh
nhà trường…

Bảng 2.10.

Kết quả khả

Bảng 2.11.

Tương quan

tâpc̣ cua học
̉
Chỉ đạo và t
của hiệu trư

Bảng 2.12.
Bảng 2.13.

Quản lí các

Bảng 2.14.

Quản lí hoạt

Bảng 2.15.

Quản lí giáo

Bảng 2.16.

Quản lí giáo
yêu cầu của

Bảng 2.17.

Quản lí các

Bảng 3.1.

Kết quả khả


Bảng 3.2.

Kết quả khả

Bảng 3.3.

Mối tương q

vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ mức độ nhận thức tầm quan trọng của tổ chuyên môn …..…..…….…
Biểu đồ 2.2. So sánh kết quả khảo sát quản lí GV tham gia hoạt động bồi dưỡng
chuyên môn……………………………………………….………………………….…………..
Biểu đồ 2.3. So sánh kết quả khảo sát về quản lí các điều kiện hoạt động của tổ
chuyên môn……………………………………………………………………………….……..
Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ...

viii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1.

Mối quan hệ các chức năng trong chu trình quản lí…................................ …. 21

Sơ đồ 1.2.


Quản lí hoạt động của tổ chuyên môn trong trường trung học
phổ thông……………………………………………………………………………………….... 24

Sơ đồ 2.1.

Cơ cấu tổ chức của trường THPT Tân Trào………………………………..……

43

Sơ đồ 2.2.

Qui trình lập kế hoạch tổ chuyên môn của nhà trường…………...……..….

58

Sơ đồ 2.3.

Qui trình quản lí kế hoạch tổ chuyên môn của nhà trường……………..........59

Sơ đồ 3.1.

Mối quan hệ giữa các biện pháp…….…………………………………………….…… 98

ix


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xuất phát từ vai trò quan trọng của TCM và quản lí hoạt động của TCM: Trong

xu thế phát triển của thế giới hiện nay, các quốc gia đều nhận thức rõ vai trò to lớn của
giáo dục đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới
mạnh mẽ, muốn thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh” thì không có con đường nào khác là GD&ĐT phải đổi mới
một cách năng động để phát triển nhanh, mạnh và hiệu quả hơn.
Giáo dục nói chung, dạy học trong nhà trường nói riêng có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Và yếu tố quyết định để xây
dựng “ngôi nhà giáo dục” của nhà trường phát triển toàn diện và bền vững chính là
TCM. Nhiệm vụ của TCM được ví như nhiệm vụ của người “thợ cả” xây dựng nên
“thương hiệu” nhà trường vì thế hiệu quả công tác của từng TCM sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng giáo dục của nhà trường.
Chất lươngc̣ giáo ducc̣ của nhà trường đăcc̣ biêṭởcấp THPT đươcc̣ quyết đinḥ bởi
chất lươngc̣ của đôịngũGV được biên chế theo các TCM. Tại trường THPT, GV được
phân chia thành các TCM theo các môn học hoặc theo lĩnh vực môn học như tổ tự
nhiên, tổ xã hội... Mỗi TCM có 01 tổ trưởng và 01 đến 02 tổ phó tùy theo cơ cấu và số
lượng GV. TCM là một bộ phận cấu thành bộ máy tổ chức hành chính của nhà trường.
TCM có vai trò nâng cao chất lươngc̣ chuyên môn cho GV bởi đây là cấp quản lí
trực tiếp của GV, là nơi thực thi trực tiếp nhiệm vụ dạy học và giáo dục. Công tác
chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của
nhà trường. Một nhà trường chỉ có thể thay đổi, phát triển bằng chính nội lực của mình
và động lực quan trọng để phát triển chính là do yếu tố tăng trưởng chất lượng giáo
dục của TCM quyết định.
TCM có vai trò quan trọng như vậy nên quản lí hoạt động của TCM là hoạt
động trọng tâm trong công tác quản lí trường học của HT. Quản lí hoạt động của TCM
là những tác động có tổ chức, có định hướng của HT đến TCM nhằm bảo đảm cho các

-1-


hoạt động đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT của nhà trường. Chất

lượng hoạt động của TCM phụ thuộc rất nhiều vào quá trình quản lí của HT vì đó
chính là kim chỉ nam cho hoạt động của TCM.
Trong TCM, TTCM là người trực tiếp điều hành hoạt động của tổ. TTCM chịu
sự quản lí, chỉ đạo của HT và chịu trách nhiệm về các hoạt động của TCM trước HT.
TTCM giữ vai trò tác động lớn đến chất lượng của TCM từ đó ảnh hưởng đến chất
lượng giáo dục chung của nhà trường. Đội ngũ TTCM chính là hạt nhân trong hoạt
động chuyên môn vì thế HT cần phát huy vai trò quản lí và chỉ đạo hiệu quả đội ngũ
TTCM. Thông qua TTCM, HT thu thập thông tin đầy đủ, chính xác về các hoạt động
của TCM từ đó xây dựng các biện pháp quản lí phù hợp, nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện của nhà trường.
Trong công tác quản lí của HT thì quản lí hoạt động TCM được đặt lên vị trí
hàng đầu vì nó tác động trực tiếp đến đội ngũ GV và chất lượng giáo dục của nhà
trường. Vì thế, HT phải vận dụng linh hoạt, năng động các biện pháp quản lí để nâng
cao chất lượng hoạt động của TCM. Đặc biệt, trước những yêu cầu đổi mới hiện nay sẽ
tác động đến hoạt động của TCM và quản lí hoạt động của TCM.
Xuất phát từ những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay: Sự tác động của xu thế
thời đại, của cuộc cách mạng về CNTT và truyền thông, quá trình toàn cầu hóa đang
diễn ra với tốc độ nhanh chóng, mạnh mẽ đã làm thay đổi mọi mặt đời sống chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội… “CNTT đang xâm nhập vào giáo dục và biến giáo dục thành
một ngành công nghệ cao. Sự xâm nhập này thực sự đang tạo nên một cuộc cách mạng
trong giáo dục trên tất cả các lĩnh vực như nội dung, phương pháp, thể chế QLGD”
[27, tr. 112]. Xu thế của thời đại đã có những tác động to lớn khiến “Giáo dục không
còn là sự truyền thụ kiến thức của thế hệ trước sang thế hệ sau, người thầy lên lớp
không phải để truyền đạt kiến thức mà để chia sẻ thông tin, giúp người học xử lí thông
tin, đồng hóa các tri thức đã có để chiếm lĩnh những kiến thức mới” [15, tr. 14]. Cùng
với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, nhất là CNTT và truyền
thông (ICT), yêu cầu đặt ra cho giáo dục trong thế kỉ XXI là ứng dụng các thành tựu

-2-



khoa học công nghệ đặc biệt là ICT vì thế TCM cần giúp GV đẩy mạnh các hoạt động
ứng dụng ICT.
Trước những yêu cầu đổi mới, để vượt qua những thách thức trong thời kì hội
nhập, giáo dục nước ta phải tập trung thực hiện các nhóm giải pháp lớn được đề ra
trong Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 trong đó “đổi mới QLGD là
giải pháp đột phá, phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL là giải pháp then chốt” [14, tr.
9]. Yêu cầu đổi mới đặt ra đối với GD&ĐT đó là: “Giáo dục không còn chủ yếu là đào
tạo kiến thức và kĩ năng là chủ yếu là rèn luyện năng lực - năng lực nhận thức, năng
lực hành động, năng lực giao tiếp và truyền thông, năng lực quản lí và lãnh đạo” [15,
tr. 22]. Yêu cầu này được thể hiện rõ trong Dự thảo chương trình GDPT mới của Bộ
GD&ĐT (ban hành tháng 8 năm 2015).
Dự thảo chương trình GDPT mới (chương trình GDPT tổng thể) đã nêu ra yêu
cầu chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực cho HS; yêu cầu
dạy học phân hóa phù hợp với đối tượng khác nhau nhằm phát triển tối đa tiềm năng
vốn có của mỗi HS. Ngoài ra, còn có những yêu cầu về dạy học tích hợp nhằm giúp HS
phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau để giải quyết hiệu quả các vấn đề trong học tập và cuộc sống, phát triển những
năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề. Tăng cường cho HS tham gia
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường và xã hội dưới sự hướng dẫn, tổ chức
của GV. Những yêu cầu đó đòi hỏi GV phải thay đổi nhận thức, thay đổi PPDH, đánh
giá HS. Điều này sẽ tác động đến hoạt động của TCM. TCM phải thay đổi nội dung và
cách thức SHCM để nâng cao năng lực cho GV thực hiện chương trình GDPT mới,
phải có các hoạt động để bồi dưỡng GV thực hiện các yêu cầu mới đặt ra.
Như vậy, để đáp ứng đòi hỏi của ngành GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay thì
hoạt động của TCM và quản lí hoạt động của TCM phải thay đổi nhằm thực hiện hiệu
quả nhiệm vụ, giải pháp mà Đảng ta đã khẳng định: “Nâng cao nhận thức về vai trò
quyết định chất lượng GD&ĐT của đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục; người học là
chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục ” [4, tr.4]; góp phần hướng đến mục tiêu nêu
ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII “Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT theo


-3-


hướng mở, hội nhập” và “phát triển đội ngũ nhà giáo, CBQL đáp ứng yêu cầu đổi
mới” [17, tr. 296]. Muốn vậy, HT cần thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi nâng
cao trình độ và nghiệp vụ quản lí, cải tiến các biện pháp quản lí và có kế hoạch thay
đổi hiệu quả các hoạt động của TCM.
Xuất phát từ thực trạng hoạt động TCM và quản lí hoạt động của TCM tại
trường THPT Tân Trào, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang: Trong những năm
gần đây, hoạt động quản lí của HT đã có những đổi mới nhất định trong đó quản lí hoạt
động của TCM đã được lãnh đạo nhà trường chú trọng. Nhiều biện pháp quản lí hoạt
động TCM của HT, TTCM bước đầu đạt được hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, trong
quản lí hoạt động TCM vẫn còn có một số hạn chế như: Việc chỉ đạo hoạt động bồi
dưỡng, tự bồi dưỡng cho đội ngũ GV chưa hiệu quả, việc chỉ đạo đổi mới PPDH,
KTĐG chưa tạo ra chuyển biến rõ rệt; quản lí hoạt động trao đổi, học hỏi về chuyên
môn của các TCM còn hạn chế… Biện pháp quản lí hoạt động TCM đang áp dụng
chưa thực sự phát huy hết sức mạnh nội lực của mỗi GV cũng như năng lực của đội
ngũ TTCM. Ngoài ra, TTCM cũng chưa được bồi dưỡng kĩ năng quản lí một cách bài
bản, hệ thống vì vậy trong những năm học trước đây hoạt động của các TCM nhìn
chung chưa đồng bộ, nội dung và kết quả hoạt động TCM còn một số tồn tại hạn chế.
Với những yêu cầu đổi mới toàn diện, sâu sắc của giáo dục hiện nay và hướng
tới mục tiêu đạt chuẩn quốc gia trong thời gian tới thì hoạt động quản lí TCM tại nhà
trường cần tiếp tục có sự đổi mới phù hợp, hiệu quả hơn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu
thực trạng quản lí hoạt động TCM của HT tại trường THPT Tân Trào nhằm đề ra các
biện pháp quản lí đồng bộ, có tính khả thi, phù hợp với sự phát triển trong bối cảnh đổi
mới giáo dục hiện nay là vấn đề cấp thiết, cần được nghiên cứu và làm sáng tỏ.
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Quản lí
hoạt động của tổ chuyên môn tại trƣờng Trung học phổ thông Tân Trào, thành
phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang" làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lí hoạt động TCM đề xuất các
biện pháp quản lí hoạt động TCM tại trường THPT Tân Trào, thành phố Tuyên Quang,

-4-


tỉnh Tuyên Quang nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường , đáp ứng mucc̣
tiêu đổi mới giáo ducc̣ trong giai đoaṇ hiêṇ nay.
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động của TCM trong trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lí hoạt động TCM của trường THPT Tân Trào, thành phố Tuyên Quang,
tỉnh Tuyên Quang.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
4.2. Đánh giá thực trạng quản lí hoạt động của TCM tại trường THPT Tân Trào.
4.3. Đề xuất những biện pháp quản lí hoạt động của TCM tại trường THPT Tân
Trào. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đó.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng quản lí hoạt động của TCM tại trường THPT Tân Trào hiện nay như
thế nào ?
Cần có những biện pháp quản lí nào để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động
của TCM tại trường THPT Tân Trào đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo ducc̣ hiêṇ nay ?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, hoạt động quản lí TCM tại trường THPT Tân Trào, thành phố Tuyên
Quang, tỉnh Tuyên Quang còn một số bất cập, đạt hiệu quả chưa cao đăcc̣ biêṭtrong bối
cảnh đổi mới giáo dục . Nếu HT cócác biện pháp qu ản lí hoạt động của TCM phù hợp,

đáp ứng các yêu cầu của chương trinh ̀ GDPT mới thì sẽ nâng cao chất lượng hoạt động
của TCM và nhờ đó sẽ nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo ducc̣.
7. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Trường THPT Tân Trào, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

Giới hạn thời gian: Trong 03 năm học: 2013 - 2014, 2014 – 2015, 2015 - 2016.
Đối tượng khảo sát: BGH, TTCM, nhóm trưởng bộ môn và GV.

-5-


8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu, hệ thống hóa các công trình nghiên cứu, bài viết, tạp chí về quản lí
hoạt động TCM, những văn kiện của Đảng và nhà nước, chỉ thị của Thủ tướng Chính
phủ, thông tư, quy chế của Bộ GD&ĐT… để làm rõ cơ sở lí luận của đề tài.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Khảo sát bằng phiếu hỏi
8.2.1.1. Mục tiêu
Điều tra nhận thức, thái độ và đánh giá của CBQL, TTCM, nhóm trưởng bộ
môn và GV trường THPT Tân Trào về hoạt động của TCM và quản lí hoạt động của
TCM.
8.2.1.2. Nội dung hỏi
Phiếu hỏi gồm các câu hỏi đóng/mở về vấn đề quản lí hoạt động TCM để tìm
hiểu nhận thức của CBQL, TTCM, nhóm trưởng bộ môn và GV về tầm quan trọng, vai
trò của TCM; Nội dung những hoạt động của TCM ; Điều kiện để TCM hoạt động hiệu
quả và kha năng cua TCM giup GV đap ưng yêu cầu đổi mới daỵ hocc̣ .
̉
Ngoài ra, nội dung của phiếu hỏi còn tìm hiểu đánh giá của GV về hiệu quả của

các biện pháp quản lí hoạt động TCM
TTCM thực hiện; đề xuất nhu cầu cua GV đối vơi TCM trong viêcc̣ bồi dương năng lưcc̣
đap ưng yêu đổi mơi chương trinh GDPT và kiến nghị đối với HT
́ ́
lí hoạt động của TCM.
8.2.1.3. Đối tượng
Khảo sát đối với HT, PHT (04 người), TTCM (06 người), nhóm trưởng bộ môn
(07 người) và GV nhà trường (52 người).
8.2.1.4. Xử lí kết quả
Tổng hợp thông tin, tính tỉ lệ phần trăm các câu trả lời và phân tích kết quả.
8.2.2. Phỏng vấn sâu
8.2.2.1. Mục tiêu
Nhằm làm rõ thực trạng quản lí hoạt động chuyên môn của nhà trường.

-6-


8.2.2.2. Nội dung phỏng vấn
Tập trung vào việc đánh giá thực trạng quản lí hoạt động TCM của nhà trường;
Xác định những thuận lợi và khó khăn khi tổ chức sinh hoạt TCM, nhóm bộ môn và
quan điểm về quản lí hoạt động của TCM, nhóm bộ môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục hiện nay.
8.2.2.3. Đối tượng
Phỏng vấn sâu đối với HT, PHT (04 người), TTCM (06 người) và nhóm trưởng
bộ môn (07 người).
8.2.2.4. Xử lí kết quả
Ghi chép các ý kiến trả lời; phân tích, đánh giá và đưa ra minh chứng cho các
nhận định về thực trạng quản lí hoạt động TCM của nhà trường.
8.2.3. Phương pháp quan sát
8.2.3.1. Mục tiêu

Quan sát nhằm thu thập dữ liệu từ thực tiễn hoạt động quản lí nói chung, quản lí
TCM nói riêng trong nhà trường.
Phương pháp quan sát kết hợp với điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn sâu
nhằm đưa ra nhận xét, đánh giá chính xác, khách quan.
8.2.3.2. Nội dung
Các hình thức thể hiện công tác quản lí hoạt động của TCM của nhà trường.
8.2.3.3. Đối tượng
HT, PHT (04 người), TTCM (06 người) và nhóm trưởng bộ môn (07 người).
8.2.3.4. Xử lí kết quả
Trên cơ sở quan sát, thu thập dữ liệu để đưa ra những đánh giá khách quan,
chính xác.
8.2.4. Nghiên cứu thông tin thứ hạng
Tập trung nghiên cứu thông tin từ kếhoacḥ giáo ducc̣ , các báo cáo tình hình thực
hiêṇ nhiệm vụ, các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp công tác...
8.2.5. Tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia
- Tổng kết kinh nghiêm dưạ trên những nguồn thông tin từ kếhoacḥ giáo ducc̣ ,

-7-


báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ , các sáng kiến kinh nghiệm , giải pháp công tác
của nhà trường.
- Phương pháp chuyên gia: Tổng hợp ý kiến của các HT trường THPT trên địa

bàn thành phố Tuyên Quang (06 người) nhằm đánh giá mức độ cấp thiết và khả thi của
các biện pháp đề ra.
9. Những đóng góp của đề tài
- Về mặt lí luận: Làm sáng tỏ thêm căn cứ lí luận cho công tác quản lí hoạt động

của TCM.

- Về mặt thực tiễn: Góp phần nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động TCM tại

trường THPT Tân Trào, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang và có giá trị tham
khảo đối với các trường THPT.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động của tổ chuyên môn ở trường
trung học phổ thông
Chƣơng 2: Thực trạng quản lí hoạt động của tổ chuyên môn tại trường Trung
học phổ thông Tân Trào, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh
đổi mới giáo ducc̣
Chƣơng 3: Biện pháp quản lí hoạt động của tổ chuyên môn tại trường Trung
học phổ thông Tân Trào, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo ducc̣

-8-


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA
TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động của TCM và cách thức quản lí hoạt

động cua TCM , nhấn manḥ vai tro cua GV và sự cần thiết phải có TCM để GV thực
̉

hiêṇ tốt vai tro daỵ hocc̣ cua minh.

̀
Các nhà giáo dục học Xô viết (Xu-khôm-lin-xki, Ma-ca-ren-co) đã khẳng định
rằng: “Kết quả toàn bộ hoạt động quản lí của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc
tổ chức đúng đắn và hợp lí hoạt động giảng dạy của đội ngũ GV” [18, tr. 28]. Muốn
xây dựng đội ngũ GV, HT phải có quyền lựa chọn đội ngũ GV cho nhà trường, phân
công nhiệm vụ hợp lý cho GV thông qua TCM.
Trong trường hocc̣, các GV dạy cùng môn hoặc các môn học trong một lĩnh vực
nhất đinḥ đươcc̣ tổchức thành các TCM nhằm taọ điều kiêṇ đểcùng sinh hoaṭ , trao đổi
kinh nghiệm nâng cao năng lưcc̣ giảng dạy (Johnson, 2003; Aguilar, 2010).
Johnson (2003) và Sparks (2013) đưa ra cách hiểu về TCM như sau : đólàmôṭ
tổchức trong trường hocc̣ , nơi tâpc̣ hơpc̣ GV daỵ cùng môn hoặc các môn hocc̣ trong môṭ
lĩnh vực nhất định nhằm tạo điều kiện để họ cùng sinh hoạt , trao đổi kinh nghiệm nâng
cao năng lưcc̣ giảng dạy . Johnson (2003) khẳng đinḥ: chỉ khi GV hoạt động trong TCM
mới cóthểnâng cao trinh̀ đô cc̣ huyên môn , cam kết cải thiêṇ tinh̀ hinh̀ hocc̣ tâpc̣ của HS và
đáp ứng các yêu cầu của xã hội . Trách nhiệm của TCM là trách nhiệm đối với việc
nâng cao kết quả học tập của HS . Johnson cung chi ra rằng môṭTCM hoaṭđôngc̣ co

hiêụ qua la nơi GV tiếp nhâṇ đươcc̣ nhưng kiến thưc mơi vềdaỵ hocc̣
̉

kết qua hocc̣ tâpc̣ cua HS va taọ điều kiêṇ đểquan li đươcc̣ cac hoa c̣ t
̉
nhà trường [28].

̀

̉

Cụ thể hơn , Aguilar (2012) và Sparks (2013) chỉ ra những đặc trưng của một
TCM hoạt đôngc̣ cóhiêụ quảbao gồm


-9-


đich́ taịsao cóTCM vàmucc̣ đich́ đóđư

ợc hiểu là để hỗ trợ , học hỏi lẫn nhau , cùng

nhau xác đinḥ những cách thức tốt nhất giúp HS hocc̣ tâpc̣ đạt kết quảcao

; (2) Có môi

trường hocc̣ tâpc̣ an toàn, hỗtrơ nc̣ hau, có quyền được thử và sai ; đươcc̣ giúp đỡđểsửa sai,
mọi thắc mắc được giải đáp ; (3) Chấp nhâṇ các ýtưởng khác nhau , tin tưởng vàlắng
nghe nhau; (4) TTCM hay người lanhh̃ đaọ TCM làngười biết lắng nghe , chia sẻvàhỗ
trơ cc̣ ac thanh viên trong nhom. Đểco môṭTCM hoaṭđôngc̣ hiêụ qua, cần co sư lc̣ anh đaọ
́

̀

chính thức, hỗtrơ cc̣ ua cac thanh viên va cua ngươi lanh đaọ

̉
hơpc̣ tac (Gallimore & Ermeling, 2010) [27]; [29].
́
Johnson (2003) chỉ ra các hoạt động của TCM mà

trung bao gồm:
(1) Xác định các cản trở trong việc dạy và học của nhà trường trên cơ sở thu


thâpc̣ thông tin vềthưcc̣ tếdaỵ hocc̣ , xem xét kết quảhocc̣ tâpc̣ vàrèn luyêṇ của HS trong
mối quan hê vc̣ ới viêcc̣ daỵ học, thái độ, hành vi của GV và nhân viên nhàtrường;
(2) Xây dưngc̣ kếhoacḥ vàchương trinh̀ hành đôngc̣ đểkhắc phucc̣ haṇ chế

, trở

ngại trong quá trình dạy học ;
(3) Xây dưngc̣ vàtriển khai các dư ác̣ n , đó là : các dư c̣án ngắn haṇ đểth ực hiện
mục tiêu khắc phục hạn chế của hoạt động dạy và học . Các dự án ngắn hạn này giúp
GV tâpc̣ trung moịcốgắng nỗlưcc̣ vàthời gian vào môṭsốmucc̣ tiêu vàqua các dư ác̣ n để
đaṭđến mucc̣ tiêu cuối cùng;
(4) Xây dưngc̣ nhóm hành đôngc̣ giúp nâng cao thành tich́ hocc̣ tâpc̣ của HS vàxây

dưngc̣ côngc̣ đồng phát triển chuyên môn . Viêcc̣ phát triển chuyên môn đươcc̣ Johnson
khuyên làcần thưcc̣ hiêṇ qua nhiều hinh̀ thức như

: làm việc nhóm nhỏ , qua mạng

online, xêmina, hôịthảo, huấn luyêṇ, đào taọ chuyên môn , thảo luận bài học , đánh giá
đồng nghiêpc̣, viết bài chia sẻkinh nghiêṃ, kiến thức, quan sát giờdaỵ…
(5) Hỗtrơ c̣GV trong công tác chuyên môn và vâṭchất , tinh thần đểGV yên tâ m

công tác.
Bên cạnh các nghiên cứu nhấn manḥ vai tròcủa TCM , tính chất của một TCM
hoạt động có hiệu quả, sư c̣cần thiết phải quản lí hoạt động của TCM vànôịdung quản lí
hoạt động của TCM thìcác nhàgiáo ducc̣ còn bàn nhiều về vai tròvàyêu cầu đối với

-10-



người lanhh̃ đaọ TCM, cụ thể là HT và TTCM . Họ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của
TCM, do đósẽ ảnh hưởng đến viêcc̣ hocc̣ tâpc̣ của HS

(Johnson, 2003; Spart, 2013;

Weston, 2014).
HT giữ vai trò đăcc̣ biêṭquan trongc̣ đến việc xây dưngc̣ TCM hiêụ quả. Bàn về vai
trò của HT đối với lãnh đạo , xây dưngc̣ TCM xuất sắc , các tác giả (Harris & Muijs,
2005; Spart, 2013) chỉ ra HT cần xây dựng và phát triển các TCM thông qua : (1) Chia
sẻ viễn cả nh cua nha trương vơi GV ; (2) Xây dưngc̣ va phat hu y vai tro lanh đaọ cua
̉
GV; (3) Xây dưngc̣ môi trương lam viêcc̣
trình dạy học ; (5) Quản lí, chỉ đạo, đánh giá các hoạt động của TCM ; (6) Phân quyền
cho TTCM để tổchức, quản lí hoạt động của TCM. [30]; [31].
Như vậy, để quản lí tốt hoạt động của TCM , HT phải cókiến thức , có kĩ năng
lãnh đạo, có năng lực hỗ trợ và là mẫu hình của sự hợp tác , lắng nghe, kết nối vàchia
sẻ; huấn luyêṇ, tư vấn cho GV vềki năng daỵ hocc̣ đểnâng cao thanh tich hocc̣ tâpc̣ cua
HS; giúp GV giải quyết các vấn đề nảy sinh (Johnson, 2003).
Bên canḥ vai tro cua HT
̀

TTCM là: (1) Đưa ra đinḥ hương chiến lươcc̣ va phat triển môn hocc̣ gồm
chiến lươcc̣ va kếhoacḥ phat triển môn hocc̣ , các chỉ dẫn dạy học môn học
̀
đaọ, chỉ đạo hoạt động dạy học
quả dạy học và có kế hoạch điều chỉnh ; (3) Lãnh đạo và quản lí TCM , GV; đảm bảo
mối kết hơpc̣ vàtich́ hơpc̣ giữa các môn hocc̣ , nhóm chuyên môn ; tổchức dư gc̣ iờ, làm
viêcc̣ hơpc̣ tác trong tổ; (4) Tuyển dụng và phát triển đội ngũ GV , chia sẻthông tin và
các nguồn lực dạy học , đảm bảo đủGV cho các lớp , có kinh phí cho TCM hoạt động ,
tạo môi trường làm việc và hỗ trợ GV trẻ [32].

Ngoài việc đề cập đến vai tròcủa TTCM thì Johnson (2003) cũng chỉ ra mỗi
GV phải trởthành môṭngười lanhh̃ đaọ chuyên môn trong nhóm nghiã làho pc̣ hải có
quyền tham gia, ra quyết đinḥ vàđưa ra các sáng kiến chuyên môn .
Nhìn chung, các nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài đã đề cập đến các
vấn đề quan trọng như: vai tròcủa TCM , tính chất của một TCM hoạt động có hiệu
quả, sư cc̣ ần thiết phải quản líhoaṭđôngc̣ của TCM, các nội dung quản lí hoạt động TCM,

-11-


sư c̣cần thiết của nhà quản lí trong việ c phối hợp quản lí TCM. Bên cạnh đó, các nghiên
cứu còn tập trung đến vai trò , yêu cầu đối với HT , TTCM trong lãnh đaọ hoạt động
TCM; vai trò của GV trong việc tham gia các hoạt động của TCM.
Có thể thấy các nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu lí luận quản lí hoạt động TCM,
xác định tính chất của một TCM hiệu quả và các giải pháp nâng cao chất lượng quản lí
hoạt động TCM ở trường phổ thông . Theo các tác giảtrên , quản lí hoạt động TCM
diêñ ra qua ba cấp : (1) Quản lí của HT đối với TCM ; (2) Quản lí của TT CM đối với
các hoạt động của TCM; (3) GV tư qc̣ uan li như nhưng nha lanh
Ở cấp quản lí , HT va TTCM co nhưng vấn đềchung la lam thếnao đểtaọ ra
̀
TCM hiêụ qua , xây dưngc̣ môi trương va điều kiêṇ
̉
lươngc̣, sốlươngc̣ đôịngũGV , đánh giáGV ... Tuy nhiên, TTCM phải làngười trực tiếp
xây dưngc̣ kếhoacḥ chiến lươcc̣ vàkếhoacḥ hoaṭđôngc̣ của tổ, trưcc̣ tiếp quản lih́ oaṭđôngc̣
chuyên môn, đanh gia, xếp loaịGV, tổchưc cac hinh thưc SHCM . TTCM chuyển viêñ
́
cảnh và mục tiêu của nhà trường vào kế hoạch
lãnh đạo TCM thông qua TTCM.
Nhưng kết qua nghiên cưu trên đây co thểap dungc̣ vao q


chưc cac hoaṭđôngc̣ cua TCM trong cac trương học ở ViêṭNam
́ ́
nhấn manḥ từ các nghiên cứu này đối với viêcc̣ quản liv́ àtổchức hoaṭđôngc̣ của TCM ở

nước ta la cần phai taọ đươcc̣ môṭmôi trương SHCM lanh manḥ , có tính chất hỗ trợ lẫn
̀
nhau, cơi mơ , chia se va tin tương nhau , đươcc̣ phep thư va chấp nhâṇ sai sot… bơi vi
̉
đây la điều kho thưcc̣ hiêṇ nhất trong cac trương hocc̣ ơ ViêṭNam
̀
câpc̣ đến mối quan hê cc̣ ua cac TCM va vấn đềtich hơpc̣ trong daỵ cac môn hocc̣
nôịdung quan trongc̣ trong quan li hoaṭđộng chuyên môn đểthưcc̣ hiêṇ chương trinh
GDPT mới ởViêṭNam . Ngoài ra , để TCM hoạt động hiệu quả cần có những dự án ,
chương trinh̀ hành đôngc̣ phùhơpc̣ vàquan trongc̣ hơn cảlàcần cósư c̣ quản li ḱ hoa hocc̣ và
những người quản li,́ lãnh đạo có năng lực.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Các công trình nghiên cứu của các tác giả Phạm Minh Hạc, Đặng Quốc Bảo,
Trần Kiểm, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Phạm Viết Vượng, Thái Duy

-12-


Tuyên... đã đề cập đến một số vấn đề chung về quản lí, QLGD, lí luận QLGD, các nội
dung về QLGD trong đó có quản lí hoạt động của TCM. Tác giả Phạm Viết Vượng
phân loại TCM thuộc bộ phận chức năng trong bộ máy quản lí của nhà trường. “TCM
là lực lượng lao động quan trọng nhất ở trường học, chịu trách nhiệm đảm bảo chất
lượng bộ môn mình” [26, tr. 207].
Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã đề cập đến vấn đề “đội”
công tác trong một tổ chức. Đây chính là nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động
của TCM trong nhà trường. Theo đó, “Tính hiệu nghiệm của đội công tác được xác

định dựa trên hai “kết cục” - đầu ra, kết quả của hoạt động sản xuất/dịch vụ và sự
thỏa mãn của cá nhân [11, tr. 227]. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu nghiệm của đội
công tác bắt đầu từ bối cảnh tổ chức - đó là các nhân tố như: cấu trúc tổ chức, chiến
lược, môi trường, văn hóa, chế độ khen thưởng, cũng như việc các “nhóm” trong tổ
chức hoạt động ra sao. Từ đó, có thể thấy để TCM hoạt động có hiệu quả thì phương
thức quản lí của HT phải thay đổi cho phù hợp với mô hình “đội công tác”. Đội ngũ
TTCM sẽ là lực lượng tham mưu giúp HT quản lí thành công các hoạt động của tổ
công tác. Còn HT phải xác định được kết quả hoạt động của TCM, phải tổ chức TCM
phù hợp, xác định chiến lược phát triển TCM cũng như tạo điều kiện cho TCM, nhóm
chuyên môn hoạt động hiệu quả.
Phạm Viết Vượng đánh giá quản lí chuyên môn là một khoa học và một nghệ
thuật. Chính đội ngũ GV có chất lượng cùng phương pháp QLGD tốt sẽ làm nên mọi
thành quả của giáo dục. “Trong QLGD, điều quan trọng nhất là quản lí chuyên môn”
và “tổ chức tốt việc tự giám sát, tự kiểm tra của các bộ phận, các TCM là biện pháp
quản lí tốt và có hiệu quả nhất” [25, tr. 210-211].
Tác giả Thái Duy Tuyên đã khẳng định vai trò của TCM là tế bào cơ bản giữ vị
trí quan trọng nhất trong việc triển khai công tác quản lí đổi mới PPDH [24, tr. 216].
Ngoài ra, khi đề cập đến nội dung quản lí PPDH của HT, trong cuốn “PPDH truyền
thống và hiện đại”, ông cho rằng trọng tâm của quản lí PPDH là quản lí hoạt động
giảng dạy của GV, quản lí hoạt động học tập của HS và phải được bắt đầu từ quản lí
hoạt động TCM (Thái Duy Tuyên, 2008).

-13-


Để quản lí hoạt động của TCM, trước hết cần cụ thể hóa các chủ trương về đổi
mới PPDH của các cấp quản lí thành qui định nội bộ để tổ chức thực hiện. HT giao
trách nhiệm cho PHT hoặc trực tiếp hướng dẫn tổ chức chuyên môn xây dựng kế
hoạch đổi mới PPDH cho từng năm học. Đặc biệt, cần đổi mới nội dung sinh hoạt
TCM, phải chú trọng bồi dưỡng cho GV những vấn đề cụ thể của từng môn học. Đồng

thời, HT phải kiểm tra tất cả các khâu, từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức chỉ đạo việc
thực hiện kế hoạch và tự kiểm tra, đánh giá của tổ.
Như vậy, trong quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận trên nhiều
góc độ khác nhau để tìm ra các biện pháp quản lí và đều hướng tới mục đích chung là
nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Về các luận văn thạc sĩ nghiên cứu liên quan đến công tác quản lí hoạt động của
TCM tại trường THPT, có thể kể đến các công trình như:
Tác giả Nguyễn Thế Quang (2007) nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp quản
lí nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TCM ở các trường THPT tại thành phố Hà
Đông, tỉnh Hà Tây.
Tác giả Lê Văn Bắc (2009) nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lí
hoạt động TCM từ đó đề xuất một số giải pháp quản lí nâng cao hiệu quả quản lí hoạt
động của TCM ở các trường THPT huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
“Quản lí hoạt động TCM của HT các trường THPT huyện Văn Chấn, tỉnh Yên
Bái” là nội dung nghiên cứu của tác giả Hà Minh Tiến (2009). Tác giả đã khẳng định
yếu tố then chốt quyết định hướng đi và chất lượng phát triển của nhà trường chính là
các biện pháp quản lí hoạt động TCM của người quản lí.
Trên cơ sở nghiên cứu về hoạt động TCM và quản lí hoạt động của TCM, tác
giả Triệu Thị Chính (2010) đã đề xuất những biện pháp quản lí phù hợp với đặc thù
của trường phổ thông dân tộc nội trú qua đề tài “Quản lí hoạt động TCM của HT
trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang”.
Tác giả Nguyễn Thị Hải Yến (2012) nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lí
hoạt động TCM ở trường THPT Nghi Xuân, Hà Tĩnh và đề xuất một số giải pháp quản
lí phù hợp với sự phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

-14-


×