Tải bản đầy đủ (.docx) (169 trang)

Xây dựng hệ thống đề mở nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh chuyên văn cấp trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.25 KB, 169 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ MINH DUYÊN

XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỀ MỞ NHẰM PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH CHUYÊN VĂN
CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ MINH DUYÊN

XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỀ MỞ NHẰM PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH CHUYÊN VĂN
CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học (bộ môn Ngữ văn)
Mã số: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Hồng Vân

HÀ NỘI - 2017




LỜI CẢM ƠN

Để có được kết quả nghiên cứu này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
và lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Hồng Vân, người hướng dẫn khoa
học đã tận tình chỉ bảo, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo, cán bộ quản lý của
trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy,
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu và tổ chuyên môn Ngữ văn,
trường THPT Chuyên Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang - nơi tôi đang công tác, đã
động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn khó tránh khỏi thiếu sót.
Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo
và các bạn đồng nghiệp để hoàn thiện đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Thị Minh Duyên

i


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Bảng 1.1Biểu hiện của NL sáng tạo ở mỗi cá nhân
Bảng 1.2Mô tả mức độ NL sáng tạo của HS chuyên Văn,
cấp THPT
Bảng 2.1Mẫu rubric số 1
Bảng 2.2Mẫu rubric số 2
Bảng 2.3Rubric định tính cho đề bài minh họa

Bảng 2.4Rubric định lượng cho đề bài minh họa
Bảng 3.1Số liệu về HS ở nhóm ĐC và nhóm TN
Bảng 3.2Rubric hướng dẫn chấm đề thực nghiệm
Bảng 3.3Thuyết minh tính khoa học của đề thực nghiệm
Bảng 3.4Phân bố điểm của HS 2 nhóm TN và ĐC
Bảng 3.5Thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra
Bảng 3.6Điểm trung bình cộng của 2 nhóm TN và ĐC

iii


Hình
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3

Trang

Biểu đồ
Biểu đồ 3.1

So sánh mức điểm của HS nhóm TN và ĐC

iv

102


MỤC LỤC
Lời cảm ơn…………………………………………………………………… i

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ………………………………........... ii
Danh mục các bảng…………………………………………………………. iii
Danh mục các hình vẽ và biểu đồ…………………………………………… iv
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề……………………………………………………………. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cƣƣ́u............................................................ 7
3.1. Mục đích nghiên cứu..................................................................................7
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:.................................................................................7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................7
4.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................7
4.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................8
5. Phƣơng pháp nghiên cứu...........................................................................8
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận............................................................... 8
5.2. Phương pháp điều tra…………………………………………………….9
5.3. Phương pháp thực nghiệm......................................................................... 9
6. Cấu trúc của luận văn.................................................................................9
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...................................10
1.1. Đề mở.......................................................................................................10
1.1.1. Quan niệm về đề mở..............................................................................10
1.1.2. Phân loại……………………………………………………………...13
1.2. Năng lực sáng tạo của HS chuyên Văn cấp THPT..............................15
1.2.1. Năng lực sáng tạo..................................................................................15
1.2.2. Năng lực sáng tạo của HS chuyên Văn cấp THPT................................20
1.3. Ƣu thế của đề mở trong việc phát triển NL sáng tạo cho HS chuyên
Văn cấp THPT...............................................................................................29
1.3.1. Đềmởgiúp phát triển NL tư duy sáng tạo …………………………..29
1.3.2. Đềmởgiúp phát triển NL liên tưởng, tưởng tươngg̣ ……………………31
v



1.3.3. Đềmởgiúp phát triển NL diễn đạt sáng tạo………………………… 32
1.3.4. Đềmởgiúp phát triển NL tò mò, yêu thích khám phá………………..33
1.4. Thực trạng của việc xây dựng và sử dụng đề mở hiện nay................35
1.4.1. Đề mở trong bối cảnh đổi mới KTĐG...................................................35
1.4.2. Vấn đề xây dựng và sử dụng đề mở nhằm phát triển NL sáng tạo
cho HS chuyên Văn cấp THPT........................................................................38
* Tiểu kết chƣơng 1…………………………………………………….…..41
CHƢƠNG 2. ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỀ MỞ NHẰM
PHÁT TRIỂN NL SÁNG TẠO CHO HS CHUYÊN VĂN CẤP THPT..43
2.1. Nguyên tắc xây dựng đề mở nhằm phát triển NL sáng tạo cho HS
chuyên Văn cấp THPT…………………………………………………………43
2.1.1. Đảm bảo tính khoa học………………………………………………..43
2.1.2. Đảm bảo tính phù hợp…………………………………………………….46
2.1.3. Đảm bảo tính giáo dục, phát triển……………………………………….47
2.1.4. Đảm bảo tính thẩm mỹ ……………….……………………………..……48
2.2. Đề xuất quy trình xây dựng đề mở nhằm phát triển NL sáng tạo cho HS
chuyên Văn cấp THPT..................................................................................49

2.2.1. Xác định mục đích của việc ra đề………………………………….… 49
2.2.2. Sàng lọc, hệ thống hóa các nội dung kiến thức và kĩ năng phù hợp với
đối tượng ra đề………………………………………………………….…...51
2.2.3. Thiết kế đề thi/ đề kiểm tra….………………………………………..52
2.2.4. Biên soạn đáp án và thang điểm….…………………………………..53
2.2.5. Sửa chữa, hoàn thiện………………………………………………….64
2.3. Giới thiệu một số đề mở phát triển NL sáng tạo cho HS chuyên Văn
cấp THPT.......................................................................................................65
2.3.1. Nhóm đề mở phát triển NL tư duy logic………………………………65
2.3.2. Nhóm đề mở phát triển NL liên tưởng, tưởng tượng………………… 70
2.3.3. Nhóm đề mở phát triển NL diễn đạt và trình bày văn bản……………74

2.3.4. Nhóm đề mở phát triển NL tự học, bồi dưỡng đam mê sáng tạo……..78
* Tiểu kết chƣơng 2………………………………………………………...83
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ……………………………...84
3.1. Mục đích thực nghiệm…………………………………………………84

vi


3.2. Thời gian và đối tƣợng thực nghiệm………………………………… 84

3.2.1. Thời gian thực nghiệm……………………………………………….. 84
3.2.2. Đối tượng thực nghiệm………………………………………………. 85
3.3. Quy trình thực nghiệm………………………………………………. 85
3.4. Tổ chức thực nghiệm…………………………………………………. 86
3.4.1. Thiết kế đề mở nhằm phát triển NL sáng tạo cho HS chuyên Văn……86
3.4.2. Tổ chức kiểm tra HS…………………………………………………..97
3.4.3. Thu thập ý kiến đánh giá của HS về đề kiểm tra……………………...98
3.5. Kết quả thực nghiệm…………………………………………………98
3.5.1. Phân tích định tính……………………………………………………98
3.5.2. Phân tích định lượng ………………………………………………. 101
* Tiểu kết chƣơng 3………………………………………………………104
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……………………………………… 105
1. Kết luận……………………………………………………………….. .105
2. Khuyến nghị…………………………………………………………….106
Danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả có liên quan đến
luận văn…………………………………………………………………….107
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................108
PHỤ LỤC………………………………………………………………….113

vii



MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
1.1. Cuộc sống của con người trong xã hội hiện đại ngày càng thoải

mái, tiện nghi; “thế giới phẳng” theo đúng nghĩa của nó không chỉ dừng lại ở
việc những thung lũng lấp đầy, những núi đồi được san phẳng; mà còn do
khoảng cách về trình độ nhận thức của con người trên thế giới ngày càng
được thu hẹp. Gốc rễ của sự phát triển tích cực đó xuất phát từ chỗ năng lực
(NL) của con người ngày càng được nâng cao. Đó cũng là lí do khiến yêu cầu
phát triển các NL cho con người trở thành mục tiêu giáo dục có ý nghĩa toàn
cầu. Trong cac NL đo, không thểkhông nhắc
́́
tạo con người có thể
tạo cũng là điều kiện để con người vượt lên được những gì đã có ; chinh phucc
những thành tưụ lớn lao hơn , thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội . Như Edward de
Bono từng phát biểu: Sáng tạo là một trong những nguồn lực quan trọng nhất
của loài người. Không có sáng tạo, không có sự tiến bộ và chúng ta sẽ mãi
mãi giẫm chân tại chỗ. [65]

Tại Việt Nam , trong những năm gần đây , yêu cầu phát triển NL sáng

tạo cho người học đã trởthành môṭtrong những mucc tiêu quan trongc

. Luâṭ

Giáo dục năm 2005 (điều 28) quy đinḥ: Giáo dục phổ thông có mục tiêu giúp

học sinh phát triển toàn diện về đạo đức , trí tuệ, thểchất, thẩm mi va cac ki
năng cơ ban , phát triển năng lưcg̣ ca nhân
̉̉
thành nhân cách con người Việt Nam XHCN


nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương khóa XI cũng khẳng định: Tiếp
tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người
học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc...[16]
Trong năm 2017, Bộ GD&ĐT cũng đã giới thiệu Dự thảo Chương
trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể [11]. Theo đó, một trong
những quan điểm xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông là: “Chương
1


trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về
phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo
dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết,
để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ
động, sáng tạo trong thực hiện chương trình” [11, tr. 6]. Bên cạnh đó, yêu cầu
cần đạt về phẩm chất và NL của HS cũng nhấn mạnh mục tiêu giúp HS:
“Hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp
tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo” [11, tr. 7]. Những nội dung này
cho thấy: Chương trình giáo dục phổ thông tới đây cho phép GV và HS có cơ
hội phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện chương trình; nhằm
hướng tới mục tiêu phát triển NL sáng tạo cho HS.
1.2. Giáo dục là sự nghiệp chung của mỗi cá nhân , mỗi nhàtrường và
của toàn xã hội . Trong đó, các trường THPT Chuyên luôn đóng vai trò tiên
phong trong qua trinh đao taọ nhân tai cho đất nươc . Viêcc đao taọ, bồi dương,

́́

phát triển tài năng của đất nước tại các trường Chuyên luôn có những điều
kiêṇ va yêu cầu đă cc thu . Vơi bô m
c ôn
́̀
sáng tạo luôn là tiêu chí quan trọng để đánh giá khả năng văn học của một học
sinh (HS). Có NL sáng tạo, HS se ̃không bi lệ cthuôcc vào lối cũ - nếp cũ, các
em cung co thểlàm chủ kiến thức và kĩ năng của bản thân , vươṭ lên nhưng trơ
́ ̃

́́

ngại trong quá trình đọc văn
mình. Trong thưcc tế, nhưng bai văn đươcc đanh gia cao

là các kì thi học sinh giỏi) luôn la nhưng san phẩm sang taọ ơ nhưng mưc đô c
́̀
khác nhau : có thể sáng tạo trong cách nhìn
cuôcc sống; có thể sáng tạo trong khâu lập ý, hành văn, diêñ đaṭ…
Là một giáo

viên (GV) Ngữvăn đang công tác taịtrường THPT

Chuyên Bắc Giang, tôi nhâṇ thấy: Viêcc phát triển NL sáng tạo cho HS chuyên
Văn chinh́ làyêu cầu tiên quyết đểnâng cao chất lươngc mũi nhoṇ ; đồng thời
giúp cho các em trở nên tự tin, chủ động hơn trong cả học tập và cuộc sống.

2


́ ̃


1.3. Việc đổi mới kiểm tra đánh giá (KTĐG) môn Ngữ văn đa ̃ vàđang
đươcc tiến hành trong thời gian vừa qua vàhứa heṇ se ̃cónhững thay đổi rõnét hơn
sau năm 2018. Theo đó, các đề mở/ câu hỏi mở xuất hiêṇ ngày càng nhiều trong
các kit̀ hi quan trongc như thi Tốt nghiêpc, Đaịhocc (trước 2014), thi THPT Quốc gia
(từ2014 đến nay), thi HSG các cấp… Đây là một trong những công cụ hữu hiệu
để đánh giá NL sáng tạo của người học. Tuy nhiên trên thực tế GV
chưa có cách hiểu thống nhất về đề mở và chưa có kĩ năng xây dựng đề mở khoa

học, phù hợp với yêu cầu phát triển NL cho HS. Nghiên cứu để có những biện
pháp thiết kế đề mở hợp lí, giúp HS thich ́ ứng đươcc với các dạng đề mở khác
nhau… lànhiêṃ vu ccủa mỗi GV.
Xuất phát từ đòi hỏi của xa h ̃ ôị , từ yêu cầu đổi mới PPDH vàKTĐG
môn Ngữvăn, từ thưcc tiêñ bồi dưỡng HSG môn Văn taịtrường THPT Chuyên
Bắc Giang ; với mong muốn phát triển NL sáng tạo cho HS chuyên Văn để
nâng cao hiêụ quảdaỵ hocc… chúng tôi lưạ choṇ nghiên cứu đề tài: Xây dựng
hệ thống đề mở nhằm phát triển năng lưcc̣ sáng taọ cho HS chuyên Văn cấp
THPT.
2. Lịch sử vấn đề
Trong những năm gần đây , khi KTĐG đươcc xem làmôṭmắt xich ́ quan
trọng, môṭkhâu trongc yếu của quátrinh ̀ đổi mới PPDH Ngữvăn; đa ̃ cómột số
công trình nghiên cứu về đề mở và vấn đề phát triển NL sáng tạo cho HS.
2.1. Những nghiên cứu về đề mở trong môn Ngữ văn
Đổi mới cách ra đề thi ở môn Ngữ văn là một nội dung đã được nhắc
tới từ lâu, ít nhất là gắn liền với chương trình và SGK Ngữ văn từ năm 2006.
Trong Hệ thống đề mở Ngữ văn lớp 10 [47], sau khi tiến hành khảo sát các
đề thi/ đề kiểm tra trong SGK Ngữ văn từ năm 2000 đến nay, các tác giả đã đi
đến nhận định: Điều đổi mới đáng ghi nhận nhất là việc tăng cường ra các đề

theo dạng mở đã kích thích được nhiều sự suy nghĩ độc lập, độc đáo và sáng
tạo của HS. [47, tr. 5]. Cũng trong cuốn sách này, các tác giả đã trình bày một
số vấn đề liên quan đến ưu điểm và hạn chế của đề mở: Cái hay của dạng đề
3


mở là phân hóa được HS rất rõ, người viết bài khó mà chép được văn mẫu,
phảu tự mình suy nghĩ và viết ta những ý nghĩ của chính mình… Điểm hạn
chế của dạng đề này là ở chỗ khá khó đối với HS có lực học trung bình. GV
chấm bài cũng phải rất vững tay vì đáp án khó làm cho rõ ràng, rành mạch.
[47, tr. 9]
Về đề mở trong môn Ngữ văn, không thể không kể tới những nghiên
cứu của tác giả Đỗ Ngọc Thống. Trong cuốn Tài liệu chuyên Văn [45], tác
giả có bài Đề mở - nhận diện và cách làm bài. Nội dung của bài viết đã xác
lập một cách hiểu về đề mở, trình bày những vấn đề liên quan đến đề mở gắn
với thực tiễn KTĐG và những có những gợi ý khá cụ thể về cách thực hiện
một đề mở trong môn Ngữ văn.
Từ góc nhìn của những người xây dựng chương trình SGK Ngữ văn,
Trần Đình Sử có bài viết Đề mở trong dạy học làm văn (2012). Bài viết đã
trình bày một số quan điểm của tác giả về đề mở và những khó khăn cần khắc
phục để phát huy những ưu điểm của dạng đề này trong dạy học và KTĐG
môn Ngữ văn. Tác giả cho rằng: Đề mở là một hướng tiến bộ trong dạy học
làm văn, những vẫn đang là một vấn đề mới, chưa được nghiên cứu sâu, còn
có những khía cạnh chưa rõ, phải qua thực tiễn thì mới nhìn thấy hết được.
Vấn đề này đòi hỏi các GV nghiên cứu, suy nghĩ, nhìn thấy chỗ mạnh, chỗ
khó, thậm chí chỗ yếu của nó, nghiên cứu PPDH phù hợp thì phương hướng
này mới phát huy được tác dụng tích cực của nó. [39, tr.16]
Đồng quan điểm với nhà nghiên cứu Trần Đình Sử khi đề cập đến
những khó khăn của việc triển khai sử dụng các đề mở trong môn Ngữ văn,
tác giả Phạm Mạnh Hà cũng cho rằng: Đề thi mở luôn luôn là đề thi khó. Và

hạn chế lớn nhất của đề văn mở trong bối cảnh hiện tại là: Chúng ta đang
thiếu đi những tiêu chuẩn đánh giá đề văn mở thế nào là tốt và việc đánh giá
chất lượng bài làm HS như thế nào là chuẩn.[20]
Trong thực tế, đã có một số nghiên cứu tìm hiểu các biện pháp nâng
cao chất lượng của các đề làm văn được ra theo hướng mở, khắc phục những
4


ngộ nhận liên quan đến dạng đề này. Tác giả Ngô Văn Nghĩa trong LV thạc sĩ
Định hướng ra đề làm văn theo hướng mở ở cấp THPT [33] đã đóng góp
một số hướng ra đề mở môn Văn ở cấp THPT. Xem đề mở, câu hỏi mở không
chỉ là phương tiện để đo lường, đánh giá chất lượng học tập của HS mà còn là
một dạng phương tiện dạy học, tác giả Trịnh Thị Ngọc Thúy trong LV Thạc sĩ
Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn THPT [53] đi sâu
nghiên cứu về cách thức xây dựng những câu hỏi có tính chất gợi mở và việc
ứng dụng những câu hỏi này trong quá trình dạy học Ngữ văn.
Năm 2014, thực hiện nhiệm vụ đổi mới GDPT theo tinh thần Nghị
quyết 29/NQ-TW, Bộ GD&ĐT tổ chức hội thảo Đổi mới kiểm tra, đánh giá
chất lượng học tập môn Ngữ văn trong trường phổ thông. Hội thảo nhằm
nghiên cứu cơ sở lý luận và xây dựng kế hoạch triển khai việc đổi mới
phương thức KTĐG kết quả học tập môn Ngữ văn theo định hướng phát triển
NL người học với cách thức xây dựng đề thi/kiểm tra và đáp án theo hướng
mở; tích hợp kiến thức liên môn; giải quyết vấn đề thực tiễn... Hội thảo đã thu
hút nhiều nhà nghiên cứu, nhiều CB-GV… tìm hiểu về đề mở nói riêng và
hoạt động KTĐG trong môn Ngữ văn nói chung. Kết quả của hội thảo có ý
nghĩa định hướng không nhỏ cho hoạt động KTĐG trong môn Ngữ văn.
Ngoài ra, còn có một số đầu sách giới thiệu đề thi và tuyển chọn những
bài làm văn hay; một số bài viết trên các tạp chí nghiên cứu, ý kiến trao đổi
trên các phương tiện truyền thông… ít nhiều đề cập đến đề mở và việc sử
dụng đề mở trong dạy học và KTĐG môn Ngữ văn. Cuộc thi Ra đề, viết văn

theo hướng phát triển NL và phẩm chất do tạp chí Văn học và tuổi trẻ tổ
chức, được các thầy cô giáo và các em HS tích cực hưởng ứng, đã tạo nên
những hiệu ứng tích cực về đề mở trong thời gian gần đây.
2.2. Những nghiên cứu về vấn đề phát triển NL sáng tạo cho HS


Việt Nam, nghiên cứu về lĩnh vực sáng tạo có thể kể đến một số nhà

nghiên cứu tiêu biểu như: Hoàng Chúng, Nguyễn Cảnh Toàn, Vũ Dương
Thụy, Tôn Thân, Trần Thị Bích Liễu… Các công trình nghiên cứu về sáng tạo
5


chủ yếu tập trung vào hai mảng là: tâm lý học và lý luận dạy học. Ở mảng lý
luận dạy học, có các công trình khoa học tiêu biểu như: Tác giả Hoàng Chúng
trong cuốn Rèn luyện khả năng sáng tạo toán học ở nhà trường phổ thông
[12], đã tập trung nghiên cứu vấn đề rèn luyện cho HS phát triển các phương
pháp suy nghĩ cơ bản trong sáng tạo toán học như đặc biệt hóa, tổng quát hóa,
tương tự hóa và cho rằng các phương pháp này có thể vận dụng trong giải để
mở rộng, đào sâu và hệ thống hóa kiến thức. Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn trong
Tập cho HS giỏi toán làm quen dần với nghiên cứu toán học [40] đã đặt
trọng tâm vào việc rèn luyện khả năng “phát hiện vấn đề”, rèn luyện tư duy
sáng tạo và khả năng tìm tòi “cái mới”… Tuy nhiên đúng như tác giả Nguyễn
Huy Tú nhận định: “nhìn chung, việc nghiên cứu về tính sáng tạo ở nước ta
mới chỉ là manh nha. Điều này tất yếu gây những hạn chế nhất định đến chất
lượng GD&ĐT” [41, tr. 3]
Nội dung dạy học và KTĐG trong môn Ngữ văn theo định hướng phát
triển NL đã được nhắc tới khá nhiều, nhất là trong thời gian gần đây; song
những công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề phát triển NL sáng tạo cho
HS trong môn Ngữ văn thì rất hạn chế. Cuốn sách Dạy học phát triển NL

sáng tạo cho HS phổ thông: Lý thuyết và thực hành [28] của tác giả Trần
Thị Bích Liễu là một trong số ít đầu sách có dành một phần nội dung đề cập
đến vấn đề phát triển NL sáng tạo cho HS trong môn Ngữ văn. Tuy vậy, phần
nội dung này lại chủ yếu được cụ thể hóa thông qua việc hướng dẫn GV thiết
kế giáo án để phát triển NL sáng tạo cho HS, chứ không đề cập đến vấn đề
KTĐG, nhất là việc ra đề mở môn Văn nhằm phát triển NL sáng tạo. Trong
bài viết Xác định cấu trúc và đường phát triển một số NL trong môn học
Ngữ văn ở trường phổ thông [57], tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân đã nghiên
cứu về các thành tố cấu trúc của NL thẩm mỹ và NL sáng tạo; qua đó phác
thảo đường phát triển của các NL này. Đây là nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực
trong việc cụ thể hóa những biểu hiện của NL sáng tạo văn học ở HS. Tuy
vậy, đúng như tác giả nhận định: Nghiên cứu mới là những phác thảo
6


ban đầu mang tính minh họa về cách thức xác định cấu trúc và đường phát
triển một số năng lực cốt lõi trong môn học Ngữ văn [57, tr.49- 50].
Tóm lại:
Từ việc khảo sát các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài… có
thể thấy: Đã có nhiều nghiên cứu về đề mở, song chủ yếu mới dừng lại ở việc
nêu nhận định về ưu điểm và hạn chế của đề mở so với đề truyền thống và
một số gợi ý cho việc ra đề mở và thực hiện đề mở. Các công trình nghiên cứu
về vấn đề phát triển NL sáng tạo cho HS môn Ngữ văn nói riêng… nhìn
chung còn ít. Đặc biệt, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu về
các biện pháp xây dựng đề mở gắn với mục tiêu phát triển NL sáng tạo cho
người học, nhất là với HS chuyên Văn.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cƣƣ́u


3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận vềđề mở, đề xuất hướng biên soạn hệ
thống đề mở nhằm phát triển NL sáng taọ cho HS chuyên Văncấp THPT.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn hướng đến làm rõ những vấn đề sau:
-

Tìm hiểu và khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về đề mở, ưu thế

của đề mở trong việc phát triển NL sáng tạo cho HS chuyên Văn, cấp THPT.
Xác định các nguyên tắc xây dựng đề mở trong môn Ngữ văn,
đề xuất
quy trình xây dựng đề mở nhằm phát triển NL sáng tạo cho HS chuyên Văn,
cấp THPT. Giới thiệu hệ thống đề mở phát triển NL sáng tạo cho HS chuyên
Văn, cấp THPT.
-

Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính phù hợp, khả thi của hệ

thống đề mở nhằm phát triển NL sáng tạo cho HS chuyên Văn, cấp THPT.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề xây dựng đề mở trong môn Ngữ văn, nhằm phát triển NL sáng
tạo cho HS chuyên Văn, cấp THPT.
7



4.2. Phạm vi nghiên cứu
Vì NL nói chung và NL sáng tạo nói riêng của HS được thể hiện rõ nhất
thông qua các hoạt động học tập; nên trong đề tài này chúng tôi chủ trương
nghiên cứu việc xây dựng hệ thống đề mở gắn liền với hoạt động dạy học và
KTĐG nhằm đánh giá được mức độ phát triển NL sáng tạo ở HS chuyên Văn
cấp THPT.
Thực tế cho thấy đề mở vẫn là công cụ được sử dụng chủ yếu trong
hoạt động đánh giá. Với HS chuyên Văn cấp THPT, các đề thi hiện nay, nhất
là thi HSG thường gồm hai câu hỏi nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Yêu cầu đọc hiểu văn bản, nếu có sẽ nằm trong hai câu nghị luận nói trên. Vì
vậy, để phục vụ thiết thực cho công tác dạy học và phát triển NL sáng tạo cho
HS chuyên Văn, đề tài của chúng tôi chủ trương tập trung nhiều hơn vào việc
nghiên cứu xây dựng các đề mở cho yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận.
Để dễ dàng thực hiện việc nghiên cứu và kiểm chứng về hiệu quả của
đề mở trong việc phát triển NL sáng tạo cho HS chuyên Văn; chúng tôi lựa
chọn phạm vi nghiên cứu thực tiễn là hoạt động dạy học của GV và HS
chuyên Văn, trường THPT Chuyên Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau đây:
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Để thấy rõ ưu thế của đề mở trong hoạt động dạy học và KTĐG môn
Văn, nhất là với mục tiêu phát triển NL sáng tạo cho đối tượng HS chuyên
Văn; chúng tôi tiến hành tập hợp tư liệu liên quan đến đề mở, vấn đề phát
triển NL sáng tạo cho HS chuyên Văn. Trên cơ sở tổng hợp những tài liệu đã
có, chúng tôi nêu quan điểm về nguyên tắc biên soạn đề mở và đề xuất biện
pháp thiết kế đề mở nhằm phát triển NL sáng tạo cho HS Chuyên Văn.
5.2. Nhóm phương pháp điều tra

8



Chúng tôi sử dụng bảng hỏi in sẵn các câu hỏi liên quan đến đặc điểm
tâm lý, trí tuệ, NL học tập, khả năng xử lý đề thi… của HS chuyên Văn và
thực hiện việc trưng cầu ý kiến của các Thầy/ Cô giáo đang trực tiếp giảng
dạy môn Ngữ văn ở một số trường THPT Chuyên. Đồng thời tổ chức trưng
cầu ý kiến của HS chuyên Văn về đề mở và việc thực hiện đề mở.
Để xử lý dữ liệu: Chúng tôi dùng phương pháp thống kê – phân loại, so
sánh – đối chiếu, tổng hợp… sau khi đưa ra các chỉ số cụ thể và phân tích các
chỉ số đó.
5.3. Phương pháp thực nghiệm
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp thực
nghiệm trên hai nhóm HS chuyên Văn với hai dạng đề kiểm tra môn Văn
(dạng đề truyền thống và đề mở). Trong đó:
-

Nhóm đối tượng thực nghiệm thực hiện bài kiểm tra với đề mở

Nhóm đối chứng có cùng trình độ, thực hiện bài kiểm tra với dạng đề

truyền thống.
6.

Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tư liệu tham khảo, phụ lục; nội dung

đề tài của chúng tôi được cấu tạo gồm có ba chương:
-

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn


Chương II: Đề xuất biện pháp xây dựng hệ thống đề mở nhằm phát

triển NL sáng tạo cho HS chuyên Văn cấp THPT
-

Chương III: Thực nghiệm sư phạm

9


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Đề mở
1.1.1. Quan niệm về đề mở
Khái niệm đề mở , xét về nguồn gốc, có thể liên quan đ ến tên goịcủa
môṭdangc bài kiểm tra ởnước Mỹ . Đólàdangc Test / examination with open
books, open notes (bài kiểm tra cho phép đư ợc mở sách vở); phân biêṭvới
dạng Test/ examination with closed books, closed notes (kiểm tra không được
mở sách, mở vở).
Sau này, khái niệm đề mở đươcc hiểu mởrôngc hơn ýnghiã làmôṭloaị đề
cho phép mở tài liệu khi làm bài . Chữ mở trong đề mở có thể được hiểu như
là một đặc điểm, một phẩm chất của đề; nó quy định sự khác nhau giữa đề mở
và đề truyền thống (còn gọi là đề đóng). Nếu đề truyền thống là những đề bài
có yêu cầu cụ thể về nội dung, cách thức thực hiện, phạm vi tư liệu; thì đề mở
là dạng đề chỉ có những gợi dẫn nhất định, tùy theo từng trường hợp HS được
tự lựa chọn vấn đề, cách triển khai hoặc nguồn tư liệu để thực hiện đề bài một
cách hiệu quả nhất theo quan điểm của mình.
Dưới đây là ví dụ về đề mở trong tương quan so sánh với đề truyền
thống:

Đề 1. Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến) để làm
rõ tâm sự của nhà thơ.
Đề 2. Bài thơ Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến) là nỗi đau mất bạn
hay nỗi cô đơn thống thiết của nhà thơ trước cuộc đời?
Trong hai đề bài trên, đề 1 là đề truyền thống, đề 2 là đề mở. Đề 1 có
yêu cầu cụ thể về thao tác lập luận, nội dung vấn đề và phạm vi tư liệu. Để
triển khai bài viết, HS nhất thiết phải bám sát văn bản, sử dụng thao tác lập
luận phân tích để làm rõ những tâm sự của nhà thơ trong tác phẩm. Trong khi
đó, đề 2 lại cho phép HS thoải mái hơn trong việc sử dụng thao tác lập luận
cũng như xác định nội dung trọng tâm để triển khai bài viết. Ngoài thao tác
10


lập luận phân tích, các em có thể sử dụng kết hợp các thao tác giải thích,
chứng minh, so sánh, bình luận, bác bỏ để bài viết tự nhiên và thuyết phục
hơn. Về nội dung, các em có thể cảm nhận về bài thơ để thấy nỗi đau mất bạn
hoặc nỗi cô đơn của nhà thơ, cũng có thể làm sáng tỏ cả hai nội dung đó hoặc
nêu cảm nhận của mình về bài thơ bằng những luận điểm riêng…
Có thể thấy: Hai đề bài cùng hỏi về bài thơ Khóc Dương Khuê, nhưng
so với đề truyền thống thì rõ ràng đề mở đã“tạo được không gian thoáng cho
HS suy nghĩ” [39; tr.15].
Nhận định về đề mở, tác giả Đinh Văn Thiêṇ (2015) cho rằng: Đềmở
không còn bị đóng khung môṭ cách cứng nhắc vào môṭ sốcâu, chữ, môṭ sốtác
phẩm trong chương trình quy đinḥ, cũng không bị gò bó vào môṭ vài quan
điểm, nhâṇ đinḥ có sẵn muôn thuởđối với những tác phẩm học trích ấy. [44]
Trong cuốn Hê c̣ thống đề mởNgữvăn 10, tác giả Đỗ Ngọc Thống và
cộng sự từ phương diêṇ hình thức cũng nêu quan niêṃ vềđề mởnhư sau: Đề
mởlà loại đề chỉ nêu vấn đề cần bàn luâṇ trong bài nghị luâṇ hoăcg̣ chỉ nêu đề
tài để viết văn tư g̣ sư,g̣ miêu tả… không nêu mênḥ lênḥ gì vềthao tác lâpg̣ luâṇ
như kiểu: hãy chứng minh, hãy giải thích, hãy phân tích… hoăcg̣ phương thức

biểu đaṭ như: hãy kể, hãy phát biểu cảm nghĩ,… [47, tr. 8]
Có thể thấy các quan niệm trên đều th ống nhất ở chỗ đề cao tính không
hạn định của đề mở . Các nhà nghiên cứu đã nhìn nhận tính mở của đề mở ở
nhiều phương diện khác nhau, tùy thuộc vào tính chất và yêu cầu của kì thi/ kì
kiểm tra và của đối tượng làm bài. Cụ thể:
-

Về nội dung: Đề mở là dạng đề mà nội dung có tính gợi mở cao,

không bị áp đặt vào một vấn đề bó buộc nào. Nội dung của đề mở có thể là
những vấn đề tương đối rộng, chứ không nhất thiết phải thuộc phần kiến thức
mà HS đã được học. Đề mở vì vậy cho phép đánh giá khả năng xâu chuỗi,
tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn, nhiều góc độ của HS; đồng thời kích thích
khả năng trình bày vấn đề theo ý hiểu và theo cá tính của người học.
-

Về hình thức trình bày và quan điểm đánh giá:
11


Đề mở có thể được diễn đạt một cách mới mẻ qua những giả định bất
ngờ, những cách diễn đạt lấp lửng, đa nghĩa, mang tính gợi mở cao… Qua đó,
đề mở thường được dùng với mục đích KTĐG khả năng ứng xử, khả năng
phản biện, khả năng vận dụng sáng tạo của người học. Đề mở cũng có thể là
loại đề được sử dụng cho nhiều đối tượng HS. Tính mở ở đây thiên về khả
năng đánh giá của đề với những đối tượng khác nhau. Ví dụ: Theo thông tin
của Nguyễn Thị Hồng Vân [56], trong kì đánh giá quốc gia của NAPLAN
(Australia) năm 2009, tất cả HS các lớp 3, 5, 7, 9 đều làm cùng một đề kiểm
tra viết như sau: Hôm nay chúng ta sẽ viết một bài văn tự sự hoặc một truyện
ngắn. Ý tưởng cho câu chuyện của bạn là "Chiếc hộp". Cái gì đang nằm ở

bên trong chiếc hộp? Làm thế nào để tìm ra nó? Nó có giá trị hay không? Có
thể nó là một vật sống! Trong hộp có thể còn xuất hiện một lời nhắn hoặc một
vật gì đó rất bí ẩn. Cái gì sẽ xảy ra trong câu chuyện bạn kể nếu chiếc hộp
được mở ra? Với đề bài này, mỗi HS ở các lớp khác nhau, các trình độ khác
nhau đều có thể tưởng tượng, suy nghĩ và thể hiện NL cá nhân trong khi viết
bài theo gợi ý của đề bài. Mặc dầu sử dụng chung một đề thi nhưng mức độ
phân hóa rất rõ theo từng đối tượng.
Tóm lại:
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về đề mở, song điểm thống nhất
là các ý kiến đều khẳng định tính mở và ưu thế của đề mở so với các dạng đề
truyền thống.
Tính mở của đề mở được quy định trên các phương diện:
(1)

Nội dung: không bó buộc vào một vấn đề cụ thể hoặc chỉ nêu chủ

đề, HS phải tự xác định vấn đề .
(2)

Thao tác lập luận: không bắt buộc HS thực hiện yêu cầu của đề

bằng các mệnh lệnh như: Hãy giải thích, hãy chứng minh, hãy bình luận… mà
cho các em được linh hoạt vận dụng các thao tác lập luận để làm sáng tỏ vấn
đề.

12


(3)


Phạm vi tư liệu: không giới hạn trong một khuôn khổ nhất định, mà

cho phép HS có cơ hội huy động kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau để làm
sáng tỏ yêu cầu của đề.
Chính tính mở đã tạo ra ưu thế của đề mở so với đề truyền thống: đề
mở cho phép HS tự do, linh hoạt hơn khi xử lý yêu cầu của đề bài. Nó trở
thành mảnh đất gieo trồng cho những tư tưởng, quan điểm mới; những cách
diễn đạt/ khả năng thể hiện cái mới; những cách ứng xử linh hoạt, nhạy bén
của người học trước một vấn đề/ một tình huống được đặt ra.
1.1.2. Phân loại
Có nhiều cách để phân loại đề mở. Căn cứ về tính mở của đề trên các
phương diện về nội dung, thao tác thực hiện, phạm vi tư liệu; có thể nhận diện
đề mở trong môn Ngữ văn ở một số dạng như sau:
1.1.2.1. Đề mở về nội dung
Các đề có tính mở về nội dung thường chỉ nêu chủ đề, yêu cầu HS cụ
thể hóa thành một bài viết. Vì không thể hiện yêu cầu có tính chất áp đặt về
nội dung cụ thể cần triển khai, nên đề mở ở dạng này cho phép HS tự do phát
triển ý của bài viết một cách linh hoạt bằng quan điểm cá nhân.
Hình thức của các đề mở về phương diện nội dung khá phong phú.
Dưới đây là một số cách hỏi thường gặp:
- Đề ra dưới dạng một mệnh lệnh yêu cầu triển khai chủ đề sẵn có.
Ví dụ: Hãy viết một bài văn với chủ đề: Người khuyết tật.
-

Đề bài yêu cầu HS viết tiếp một mệnh đề còn bỏ trống.

Ví dụ: Thất bại thực sự là…
- Đề ra dưới hình thức một câu hỏi, yêu cầu HS viết một bài văn để trả
lời câu hỏi đó bằng suy nghĩ của bản thân.
Ví dụ: Phải chăng vấp ngã là đặc quyền của tuổi trẻ?

-

Đề bài cung cấp thông tin/ ngữ liệu, yêu cầu HS tự lựa chọn vấn đề

trên cơ sở đọc hiểu thông tin/ ngữ liệu đó để triển khai thành một bài văn.
Thông tin/ ngữ liệu được cho trong đề bài có thể là một bức tranh, một câu
13


chuyện nhỏ, một đoạn thơ/ bài thơ, một tình huống giả định, một mẩu tin
tức…
Ví dụ:
Đọc câu chuyện dưới đây và trình bày cảm nghĩ của mình về bài học
sâu sắc nhất mà anh/chị nhận được:
SỐNG Ở ĐỜI
Từ hồi còn học trung học, cha tôi có thói quen vặn đồng hồ chạy nhanh
năm phút. Rồi vào đại học, ra trường, đi tìm việc làm, lập gia đình… cha tôi
vẫn giữ thói quen như thế. Cha dạy tôi: “Phải luôn tôn trọng giờ giấc và
đừng để ai khó chịu vì mình chậm trễ con ạ”.
Năm ngoái được thăng chức giám đốc, cha thay đổi thói quen đột ngột:
cha vặn đồng cho chạy chậm năm phút. Tôi thắc mắc, hỏi tại sao, cha trả lời:
“Phải nghiêm khắc với chính mình nhưng lại rộng lượng với người khác!”
(Truyện cực ngắn về cuộc sống, Phạm Quốc)
1.1.2.2. Đề mở về thao tác
Đề mở về thao tác là những đề bài không ấn định cụ thể về cách thức
thực hiện bài viết bằng những mệnh lệnh như: Hãy chứng minh, hãy giải
thích, hãy bình luận…
Ví dụ:
tôi.


Nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt, Kim Lân) trong suy nghĩ của

-

Câu chuyện giàu và nghèo trong xã hội hiện nay.

Với những đề mở này, HS có thể tự do lựa chọn thao tác lập luận và các
phương thức biểu đạt phù hợp để làm bài. Các em cũng có thể sử dụng kết
hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau để tăng tính thuyết phục cho bài viết.
1.1.2.3. Đề mở về phạm vi tư liệu
Đề mở về phạm vi tư liệu là những đề bài không khoanh vùng tư liệu
cụ thể mà HS cần sử dụng để thực hiện bài viết. Với đặc điểm này, các đề bài
sẽ trao cho HS cơ hội được tự huy động, lựa chọn những tri thức từ nhiều
nguồn khác nhau để triển khai bài viết.
14


Ví dụ: Sức sống của một tác phẩm văn học mà anh/chị yêu thích.
Với đề bài trên, HS có thể lựa chọn một tác phẩm văn học bất kì (trong
hoặc ngoài chương trình, thuộc bộ phận văn học dân gian hoặc văn học viết,
tác phẩm văn học Việt Nam hoặc tác phẩm văn học nước ngoài…) để làm
sáng tỏ yêu cầu của đề bài.
Lưu ý: Trong thực tế, có những đề mở mang tính chất giao thoa của cả
3 dạng trên. Đó là những đề bài vừa cho phép HS được triển khai bài viết
bằng nhận thức của bản thân, vừa không bó buộc về cách thức trình bày văn
bản. Với những cách hỏi đa dạng như: Viết tiếp một câu chuyện còn dang dở,
viết lại câu chuyện từ vai một nhân vật nào đó, trình bày cảm nghĩ về một bức
tranh… các đề này đã tạo không gian mở tối đa cho HS phát huy NL văn học
của mình.
*


Tóm lại:

Sự phong phú, đa dạng về nội dung và hình thức của đề mở là một tín
hiệu khả quan trong hoạt động dạy học và KTĐG môn Ngữ văn. Sự đa dạng
đó là bảo hiểm cho sáng tạo, có khả năng khơi gợi hứng thú của cả GV và HS.
Đề mở không chỉ tạo điều kiện cho HS phát huy những NL chuyên biệt như
cảm thụ, phân tích, lí giải và đánh giá các hiện tượng văn học; rèn luyện cho
các em cách thức và quy trình tạo lập văn bản; mà còn phát triển NL sáng tạo
cho các em trong quá trình làm bài. Việc ra đề mở vì thế trở thành một xu thế
tất yếu trong dạy học Ngữ văn hiện nay.
1.2. Năng lực sáng tạo của HS chuyên Văn cấp THPT
1.2.1. Năng lực sáng tạo
1.2.1.1. Năng lực sáng tạo nhìn từ góc độ tâm lý
học * Năng lực
Năng lực là một khái niệm có nguồn gốc từ tiếng Latinh “competentia”.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về năng lực.
Theo Từ điển Tiếng Việt, năng lực là: Khả năng, điều kiện chủ quan
hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; Phẩm chất tâm lý

15


×