Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỒ SƠ KIỂM TOÁN TẠI AASC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.88 KB, 14 trang )

MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỒ SƠ KIỂM TOÁN TẠI AASC.
3.1. Nhận xét về công tác tổ chức hồ sơ kiểm toán tại AASC
3.1.1. Những ưu điểm của hồ sơ kiểm toán của AASC
Trong suốt thời gian 15 năm từ ngày thành lập, AASC luôn phát huy tiềm
lực của mình và luôn đặc biệt quan tâm đến chất lượng các dịch vụ mình cung
cấp. Chính điều đó đã nâng cao uy tín của công ty đối với khách hàng, và
AASC luôn là một trong hai công ty kiểm toán đầu ngành của kiểm toán Việt
Nam.
Vấn đề đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của thời đại luôn được chú ý.
Với hồ sơ kiểm toán, Công ty đã xây dựng cho mình hệ thống hồ sơ chuẩn từ
năm 2002. Đó là mô hình hồ sơ kiểm toán của Tây Âu có sửa đổi theo quy định
của Bộ Tài chính và quy định riêng của Công ty. Tuy đã có rất nhiều cố gắng để
hoàn thiện hệ thống hồ sơ kiểm toán nhưng thực tế cho thấy vẫn còn một số hạn
chế yêu cầu Công ty cần nhanh chóng sửa đổi sao cho phù hợp và giúp cho
công tác kiểm toán ngày càng tốt hơn.
Mô hình hồ sơ kiểm toán Tây Âu là mô hình hồ sơ kiểm toán gắn liền với
phương pháp kiểm toán thủ công. Qua nghiên cứu có thể kết luận rằng chính
phương pháp thủ công này đã đem lại cho mô hình hồ sơ kiểm toán này những
ưu nhược điểm riêng:
• Ưu điểm của mô hình hồ sơ kiểm toán tại AASC.
Thứ nhất, công tác kiểm toán của Công ty đa số được thực hiện bằng phương
pháp thủ công nên yêu cầu về trang thiết bị (trong đó hồ sơ kiểm toán) là không
quá lớn. Kiểm toán viên có thể tự mình hoàn thiện giấy tờ làm việc mà không
cần sự trợ giúp của hệ thống máy tính. Chi phí cho trang thiết bị phục vụ kiểm
toán vì thế mà thấp dẫn đến chi phí cho cuộc kiểm toán cũng thấp.
Thứ hai, trong mô hình hồ sơ này, tính chủ động của kiểm toán viên được
phát huy cao độ. Tuỳ thuộc vào từng cuộc kiểm toán khác nhau mà kiểm toán
viên có thể đưa ra những thủ tục kiểm toán sao cho phù hợp nhất. Các giấy tờ
làm việc trong hồ sơ được lập một cách linh động phụ thuộc nhiều vào khả năng
xét đoán của kiểm toán viên và đặc điểm của khách hàng. Hồ sơ kiểm toán


không nhất thiết phải đầy đủ như trong hồ sơ mẫu đã quy định. Tài liệu nào
không cần thiết thì không nhất thiết phải thu thập. Điều này đã tiết kiệm được
thời gian và công sức của kiểm toán viên. Khi kiểm toán viên có trình độ nghiệp
vụ cao, có sự am hiểu sâu sắc đối với khách hàng thì kiểm toán viên có thể đưa
ra những phán xét mang tính nghề nghiệp hết sức nhanh chóng và chính xác.
Thứ ba, phần lớn khách hàng của AASC là những khách hàng lâu năm.
Thông qua hồ sơ thường trực, kiểm toán viên đã có được những am hiểu nhất
định về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng, tính liêm chính của ban
giám đốc công ty khách hàng, về những yếu tố ảnh hưởng đến báo cáo tài chính
của khách hàng, về chất lượng hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Vì vậy
kiểm toán viên có thể đưa ra những nhận xét đánh giá về rủi ro kiểm toán mà
không cần quá nhiều thủ tục kiểm toán. Từ đó giảm thiểu được thời gian, chi
phí cuả cuộc kiểm toán mà hiệu quả không bị giảm sút.
Thứ tư, kết cấu hồ sơ kiểm toán của AASC rất khoa học, tiện lợi cho việc tra
cứu. Việc sắp xếp từ chỉ mục chi tiết đến tổng hợp, đánh số tham chiếu cụ thể
làm cho người sử dụng hồ sơ có thể dễ dàng tra cứu giấy tờ từ chi tiết đến tổng
hợp và ngược lại.
Thứ năm, hồ sơ chuẩn của AASC được lập dựa trên hồ sơ kiểm toán theo mô
hình ở Tây Âu, có sự đóng góp ý kiến của nhiều chuyên gia có trình độ chuyên
môn cao, có kinh nghiệm kiểm toán lâu năm nên vừa mang tính khoa học vừa
mang tính trung thực. Hồ sơ chuẩn được sử dụng hướng dẫn cho tất cả các
cuộc kiểm toán với các quy định về lập, lưu trữ và sắp xếp giấy tờ làm việc.
Thông qua hệ thống hồ sơ kiểm toán, người kiểm tra có thể kiểm soát được toàn
bộ các công việc, thủ tục và quy trình kiểm toán.
Thứ sáu, trong điều kiện nước ta hiện nay nói chung và trong điều kiện của
AASC hiện nay nói riêng thì việc tổ chức hồ sơ kiểm toán theo mô hình này là
hoàn toàn phù hợp. Với cơ sở vật chất còn chưa đầy đủ trình độ khoa học công
nghệ còn chưa cao thì tổ chức hồ sơ như thế này tiện lợi hơn. Không yêu cầu
cao về chi phí lưu giữ bảo quản.
3.1.2. Một số hạn chế của mô hình tổ chức hồ sơ kiểm toán của AASC

Bên cạnh những ưu điểm trên thì vẫn còn một số nhược điểm sau:
Trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ
thuật, sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì mô hình hồ sơ kiểm toán của
AASC cũng đã thể hiện rất nhiều hạn chế. Nhất là khi mô hình kiểm toán Bắc
Mỹ mà đại diện là hồ sơ kiểm toán AS/2 ra đời và thể hiện nhiều ưu việt hơn
hẳn bởi AS/2 có đưa ra mẫu hồ sơ kiểm toán chuẩn với giấy tờ làm việc được
xây dựng theo mẫu thống nhất đi tới từng chỉ mục cụ thể và được đánh số theo
chỉ mục đó. Việc ghi chép giấy tờ làm việc của kiểm toán viên có sự trợ giúp
của phần mềm AS/2 nên việc liên kết thông tin giữa các giấy tờ làm việc trong
hồ sơ kiểm toán là rất chặt chẽ. Khi thông tin được đưa vào giấy tờ làm việc này
thì lập tức thông tin đó sẽ được xử lý, lọc và chuyển đến các giấy tờ làm việc
khác có liên quan theo một cơ chế tự động trong máy vi tính. So sánh hai mô
hình này, ta càng thấy rõ những hạn chế của mô hình hồ sơ kiểm toán năm ở
Tây ÂU.
Thứ nhất, mô hình kiểm toán AASC sử dụng phương pháp thủ công trong
việc lập các giấy tờ làm việc, do vậy công việc ghi chép tính toán của kiểm toán
viên rất phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức mà độ chính xác không
cao. Ví dụ như một công ty khách hàng lớn, có nhiều chi nhánh khác nhau thì
việc phân loại, sắp xếp sẽ không được nhanh chóng dễ dàng. Trong khi đó thì
các giấy tờ làm việc được thiết kế trên phần mềm AS/2 có độ chính xác cao mà
lại nhanh chóng. Giấy tờ làm việc được hình thành trên máy vi tính và tuân theo
những mẫu thiết kế sẵn nên nhanh chóng thuận tiện.
Thứ hai, giấy tờ làm việc được lập theo phương pháp thủ công nên sau khi
lập giữa các giấy tờ không có mối liên hệ chặt chẽ. Sự liên kết giữa các giấy tờ
này chỉ là sự liên kết từ giấy tờ tổng hợp đến giấy tờ làm việc chi tiết và ngược
lại. Nhược điểm là thông tin giữa các chỉ mục không gắn bó chặt chẽ với nhau,
không hình thành nên đường đi của thông tin xuyên suốt trong hồ sơ. Khi muốn
đưa các thông tin liên quan với nhau, kiểm toán viên lại phải tìm kiếm thông tin
trên các giấy tờ làm việc khác để ghi chép vào. Điều này khiến các thông tin bị
lặp lại nhiều lần trong hồ sơ kiểm toán khiến kiểm toán viên phải mất thêm thời

gian, công sức cũng như vật chất để hình thành nên giấy tờ làm việc. Còn với
mô hình AS/2 việc liên kết giấy tờ trong hồ sơ rất chặt chẽ. Việc thiết lập giấy
tờ làm việc được vi tính hoá giúp cho luồng số liệu chạy tự động nên liên kết
chặt chẽ giữa các phần, các chỉ mục của hồ sơ. Khi kiểm toán viên sử dụng
phần mềm, máy tính sẽ yêu cầu điền lần lượt vào các giấy tờ làm việc mà không
được bỏ qua. Điều này giúp các kiểm toán viên không bỏ sót giấy tờ làm việc.
Thứ ba, hồ sơ kiểm toán đã hoàn thành được lưu trữ ngay tại phòng làm
việc của nhóm kiểm toán viên đã thực hiện cuộc kiểm toán đó. Hồ sơ kiểm toán
được tổ chức chỉ dưới dạng giấy tờ làm việc mà không lưu giữ trên các đĩa
mềm. Như vậy, hồ sơ sẽ dễ bị hư hỏng, mất mát, thất lạc, việc lưu trữ chiếm
nhiều diện tích và bất tiện khi phải mang theo bởi kích thước các hồ sơ thường
lớn và rất cồng kềnh. Cũng với ví dụ ở trên, với một công ty có nhiều chi nhánh,
hoặc nhiều cửa hàng, hồ sơ kiểm toán có thể lên tới 6 file sẽ gây nhiều khó khăn
trong việc vận chuyển. Trong khi đó việc lưu trữ hồ sơ kiểm toán trong mô hình
AS/2 được thực hiện bằng cả 2 cách là trên giấy tờ làm việc và trên đĩa mềm.
Việc lưu giữ như vậy có độ an toàn cao hơn. Đặc biệt là lưu giữ bằng địa mềm
thì gọn nhẹ, thuận tiện cho tra cứu. Theo mô hình AS/2, các hồ sơ được vi tính
hoá, các máy tính được nối mạng với nhau nên việc trao đổi thông tin bằng thư
điện tử về các bước công việc rất thuận tiện cho việc kiểm soát của các cấp
quản lý đối với tiến độ của kiểm toán.
Thứ tư, do hồ sơ kiểm toán được lập một cách thủ công nên công tác
kiểm toán phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và khả năng xét đoán của kiểm
toán viên. Đây là ưu điểm vì nó tăng khả năng hoạt động độc lập của kiểm toán
viên, rút ngắn thời gian cho cuộc kiểm toán nhưng hậu quả là rủi ro kiểm toán
trong trường hợp này tương đối cao, nhất là với những khách hàng mới, khách
hàng lớn. Ví dụ, với những khách hàng lớn, lượng thông tin thu thập đòi hỏi
tương đối nhiều thì việc lưu trữ thủ công rất dễ dẫn tới tình trạng bị bỏ sót giấy
tờ làm việc. Việc tự động hoá bằng phần mềm AS/2 sẽ khắc phục được vấn đề
này do phần mềm sẽ tự động yêu cầu kiểm toán viên nhập các giấy tờ làm việc
mà không được bỏ qua.

3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác tổ chức hồ sơ kiểm toán tại
AASC
Yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế đối với công tác kế toán,
kiểm toán:
Như chúng ta đã biết, toàn cầu hoá và xu thể hội nhập đã làm thay đổi căn
bản những diễn biến trong nền kinh tế thế giới. Ngày nay, thương mại dịch vụ
đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng và chiếm một tỷ trọng khá lớn trong
giao dịch thương mại toàn cầu. Vấn đề tự do hóa thương mại dịch vụ đã trở
thành mối quan tâm ngày càng lớn của các quốc gia đặc biệt là các nước đang
phát triển. Trong các vòng đàm phán song phương và đa phương các ngành dịch
vụ quan trọng như vận tải, tài chính, thông tin, môi trường,….. luôn được đưa ra
thảo luận.
Mở cửa dịch vụ tài chính luôn được coi là vấn đề quan trọng nhất. Phần
lớn các quốc gia trong đó có Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều sức ép từ
các nước phát triển, yêu cầu mở cửa ngành dịch vụ tài chính cho cạnh tranh
nước ngoài. Tuy nhiên, việc mở cửa ngành dịch vụ tài chính là vấn đề rất nhạy
cảm, các quốc gia đều phải có các bước đi thận trọng. Đây là một trong những
lý do giải thích cho thực tế là các nước đang phát triển thời gian qua đã rất dè
dặt trong việc mở cửa dịch vụ tài chính.
Hội nhập kinh tế nói chung và hội nhập về dịch vụ tài chính nói riêng là
xu thế tất yếu, là yêu cầu khách quan trong bối cảnh phát triển kinh tế hiện tại
và Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế này. Trong xu thế toàn cầu hóa, tiến
trình mở cửa nền kinh tế của Việt Nam cũng cho thấy quá trình tự do hóa không

×