Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thực trạng về quản lý chất thải rắn y tế của nhân viên y tế tại tuyến xã huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.82 KB, 5 trang )

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

2019

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ CỦA NHÂN
VIÊN Y TẾ TẠI TUYẾN XÃ HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH
NĂM 2017
Đặng Thị Thu Ngà1, Ngô Thị Nhu1, Nguyễn Thị Hiên1, Đặng Thị Vân Quý1

TÓM TẮT
Thực hiện khảo sát thực trạng phân loại, thu gom,
lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế của nhân
viên y tế tại 30 trạm y tế thuộc huyện Vũ Thư tỉnh Thái
Bình về quản lý chất thải y tế cho thấy: 70,0% các trạm
phân loại chất thải sắc nhọn được đựng vào thùng kháng
thủng; 60,0% các trạm y tế phân loại chất thải ngay tại nơi
phát sinh; 23,3% trạm y tế xã thu gom chất thải vào dụng
cụ đúng mã màu; 73,3% trạm không thu gom lẫn CTYT
nguy hại với chất thải thông thường và 56,7% trạm y tế có
thùng thu gom chất thải đặt ở nơi phát sinh. Vận chuyển
CTRYT 93,3% các trạm y tế buộc kín miệng túi nilon khi
vận chuyển; 86,7% trạm vận chuyển về nơi tập trung đúng
tần suất quy định; 73,3% trạm có nơi lưu giữ chất thải. Xử
lý CTRYT: 73,3% các trạm có xử lý ban đầu đối với chất
thải có nguy cơ lây nhiễm cao; 70,0% trạm chất thải nguy
hại được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt trong lò đốt.
Từ khóa: Rác y tế, trạm y tế, chất thải rắn.
ABSTRACT:
THE ACTUAL SITUATION ON MEDICAL
WASTE MANAGEMENT OF MEDICAL STAFFS
AT COMMUNE LEVEL AT VUTHU DISTRICT IN


THAIBINH PROVINCE IN 2017
We conduct a research on medical waste
classification, collection, storage, transportation and
treatment at medical stations, Vu Thu district, Thai Binh
province in 2017. We obtained results: 60% of health
stations classified waste at the place of origin. 26.7% of
health stations correctly classified medical solid waste
and contained in trash cans in the right color code. Only
23,3% of health stations collected waste into trash cans
with the right color code. 73,3% of health stations did
not collect hazardous medical waste mixed with normal
waste. 56,7% of health stations had medical waste

collection bins located in the place of origin. 93,3% of
health stations tightened plastic bags when transporting
solid medical waste; 86,7 % health stations transported
to the centralized place at the right frequency. 73,3%
of health stations had waste storage places. On medical
solid waste disposal: 73,3% of medical stations initially
treated medical wastes at high risk of infection. 70,0%
of hazardous wastes were treated by incineration in
incinerators. Over 40,0% of medical wastes were treated
by outdoor incineration method.
Key word: Medical waste, health station, solid
waste, medical waste.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, việc quản lý chất thải y tế ngày càng được
ngành Y tế cũng như xã hội quan tâm, đặc biệt là các loại
chất thải có chứa mầm bệnh. Việc đánh giá thực trạng
quản lý chất thải ngay từ nguồn chất thải và xử lý ban đầu,

đặc biệt là chất thải y tế nguy hại là một việc hết sức quan
trọng và cần thiết. Chính vì thế, chúng tôi tiến hành đánh
giá thực trạng về quản lý chất thải rắn y tế vủa nhân viên y
tế tuyến xã huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Từ đây đưa ra
được các biện pháp tăng cường công tác quản lý chất thải
rắn y tế góp phần cải thiện tình trạng quản lý chất thải rắn
y tế phù hợp với điều kiện thực tế tại các trạm y tế, hạn
chế mức độ ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đối với môi
trường và sức khỏe cộng đồng, chúng tôi tiến hành triển
khai thực hiện nghiên cứu đề tài với mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng về quản lý chất thải rắn y tế của
nhân viên y tế tại địa bàn nghiên cứu.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 30 trạm y tế xã ở huyện
Vũ Thư tỉnh Thái Bình.

1. Trường Đại học Y Dược Thái Bình
Ngày nhận bài: 30/05/2019

122

SỐ 4 (51) - Tháng 07-08/2019
Website: yhoccongdong.vn

Ngày phản biện: 07/06/2019

Ngày duyệt đăng: 13/06/2019



EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Nhân viên y tế tại trạm y tế: Đó là những nhân viên
y tế đã và đang làm việc thường xuyên tại các trạm y tế
xã của huyện Vũ Thư trong thời gian trên 6 tháng, tình
nguyện hợp tác trong quá trình điều tra nghiên cứu (trạm
trưởng, các nhân viên y tế trực tiếp tham gia vào công tác
khám chữa bệnh tại trạm).
2.3. Phương pháp nghiên cứu
* Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu được thiết kế
theo phương pháp dịch tễ học mô tả dựa trên cuộc điều
tra cắt ngang để tìm hiểu kiến thức, thực hành của nhân
viên y tế về quản lý (phân loại, thu gom, lưu giữ, vận
chuyển, xử lý) chất thải rắn y tế theo bộ câu hỏi đã được
xây dựng.

* Cỡ mẫu nghiên cứu:
Cỡ mẫu điều tra kiến thức, thực hành của nhân viên
y tế: Toàn bộ cán bộ y tế tham gia công tác khám chữa

bệnh tại các trạm y tế xã thuộc huyện Vũ Thư. Qua điều
tra phỏng vấn trực tiếp, chúng tôi đã điều tra 175 nhân
viên y tế tại các trạm y tế tuyến xã huyện Vũ Thư.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu của đề tài nghiên cứu sẽ được nhập máy
tính và phân tích dựa trên phần mềm Epi-info 6.04 và Epi
- Data, sử dụng các thuật toán thống kê trong y học
- Kết quả nghiên cứu được trình bày dưới dạng bảng,
biểu đồ.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 3.1. Kiến thức phân loại rác thải đúng theo thâm niên công tác (trả lời đúng trên 70% được cho là đạt)

Thâm niên công tác

Đạt

Không đạt

SL

TL (%)

SL

TL (%)

< 10 năm

12


50

88

58,3

≤ 10 năm

12

50

63

41,7

Tổng

24

100

151

100

Kết quả bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ nhân viên y tế trả lời
đúng về phân loại rác y tế theo thời gian công tác trên 10
năm và dưới 10 năm là như nhau, là trả lời đúng từ 70% trở


lên các câu hỏi. Và tỷ lệ trả lời không đạt của nhóm dưới
10 năm là cao hơn nhóm trên 10 năm công tác.

Bảng 3.2. Kiến thức đúng của nhân viên y tế về thu gom chất thải rắn y tế (n=175)
Kiến thức đúng

Số lượng (n = 175)

Tỷ lệ (%)

Thùng thu gom CTYT tại nơi phát sinh

85

48,6

Lượng CTYT tối đa ¾ túi

134

76,6

Không để lẫn CTYT và CT thông thường

131

74,9

Kết quả bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ nhân viên y tế biết được túi đựng rác thải tối đa 3/4 túi, không để lẫn chất thải y tế

và chất thải thông thường chiếm tỷ lệ cao (lần lượt là 76,6% và 74,9%).

SỐ 4 (51) - Tháng 07-08/2019
Website: yhoccongdong.vn

123


2019

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Bảng 3.3. Kiến thức đúng của nhân viên y tế về vận chuyển, lưu giữ chất thải y tế (n=175)
Kiến thức về vận chuyển, lưu giữ chất thải y tế

Số lượng

Tỷ lệ (%)

102

58,3

Kín miệng túi/thùng

141

80,6

Xe chuyên dụng


135

77,1

Không rơi vãi

114

65,1

Lưu giữ CTYT tại buồng riêng biệt

20

11,4

0
Thời gian lưu giữ t thường (≤48h)
CTYT
Lạnh (≤72h)

164

93,7

162

92,6


Khoảng cách nơi lưu giữ CTYT ≥10m

160

91,4

Thời gian vận chuyển chất thải về nơi lưu giữ một lần/ngày và khi cần
Điều kiện vận
chuyển

Kết quả bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ nhân viên y tế có kiến
thức đúng khá cao về vận chuyển và lưu giữ chất thải y tế,

chỉ riêng kiến thức lưu giữ chất thải chất thải y tế tại buồng
riêng biệt còn hơi thấp, chỉ chiếm 11,4%.

Biểu đồ 3.1. Kiến thức của nhân viên y tế về xử lý chất thải sắc nhọn

Biểu đồ 3.1 cho thấy 70,3% tỷ lệ nhân viên y tế biết
cách xử lý bằng cách thiêu đốt trong lò chuyên dụng;
22,3% nhân viên y tế biết xử lý bằng cách chôn trong bể xi

măng; chỉ 5,1% nhân viên y tế cho rằng chất thải sắc nhọn
xử lý bằng chôn lấp thông thường.

Biểu đồ 3.2. Kiến thức của nhân viên y tế về xử lý chất thải hóa học nguy hại, dược phẩm quá hạn

124

SỐ 4 (51) - Tháng 07-08/2019

Website: yhoccongdong.vn


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Biểu đồ 3.2 cho thấy tỷ lệ nhân viên biết cách xử lý
chất thải hóa học nguy hại, hóa chất, dược phẩm quá hạn
thiêu đốt trong các lò chiếm tỷ lệ cao nhất 49,1%; sau đó là

dùng nhiệt độ để thiêu đốt trong các lò chiếm tỷ lệ 37,7%;
tỷ lệ nhân viên y tế không biết xử lý chất thải hóa học nguy
hại, hóa chất, dược phẩm quá hạn chiếm 5,1%.

Bảng 3.4. Thực hành đúng của nhân viên y tế về phân loại chất thải rắn y tế
Thực hành phân loại chất thải y tế

Số lượng

Tỷ lệ (%)


Chất thải lây nhiễm đựng trong dụng cụ màu vàng

128

73,1

Chất thải hóa học nguy hại, dược phẩm quá hạn sử dụng đựng trong dụng cụ màu đen

112

64,0

Chất thải tái chế đựng trong dụng cụ màu trắng

102

58,3

Chất thải sắc nhọn đựng trong thùng kháng thủng

112

64,0

Qua bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ nhân viên y tế thực hiện
phân loại đúng chất thải lây nhiễm vào dụng cụ màu vàng
khá cao chiếm 73,1%. Bên cạnh đó, tỷ lệ nhân viên y tế

thực hiện phân loại rác thải tái chế vào dụng cụ màu trắng
chỉ chiếm 58,3%.


Bảng 3.5. Thực hành đúng của nhân viên y tế về thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế (n = 175)
Thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Vận chuyển về nơi lưu trữ đúng tần suất

112

64,0

Lượng chất thải chứa trong túi (3/4 túi)

128

73,1

Không để lẫn CTRYT với chất thải thông thường

109

62,3

Thời gian lưu giữ CTRYT tối đa trước khi xử lý

89


50,9

Qua bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ nhân viên thực hiện đúng
lượng chất thải chứa trong mỗi túi chỉ đầy 3/4 túi chiếm
73,1%; tiếp theo là thời gian vận chuyển về nơi lưu trữ

đúng tần suất 1 lần 1 ngày và khi cần chiếm 64,0%; bên
cạnh đó thời gian lưu giữ chất thải rắn y tế tối đa trước khi
xử lý chiếm tỷ lệ thấp nhất 50,9%.

Bảng 3.6. Thực hành đúng của nhân viên y tế về xử lý chất thải rắn y tế
Thực hành về xử lý chất thải rắn y tế (n = 175)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Chất thải giải phẫu

74

42,3

Xử lý chất thải lây nhiễm

94

53,7

Xử lý chất thải sắc nhọn


98

56,0

Bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ nhân viên y tế xử lý đúng
chất thải y tế nói chung còn chưa cao, 56,0% và 53,7%
nhân viên y tế xử lý chất thải sắc nhọn và chất thải
lây nhiễm bằng thiêu đốt trong lò; 42,3% nhân viên y
tế thực hiện tiêu hủy chất thải giải phẫu ngay sau khi
phát sinh.

IV. BÀN LUẬN
Kiến thức phân loại chất thải y tế đúng theo thâm niên
công tác vẫn còn thấp ở cả 2 nhóm trên 10 năm và dưới
10 năm. Kết quả này của chúng tôi thấp hơn của tác giả
Hoàng Thị Thúy: 53,0% nhân viên trả lời đúng về phân
loại chất thải y tế và 70,5% nhân viên y tế trả lời đúng về
SỐ 4 (51) - Tháng 07-08/2019
Website: yhoccongdong.vn

125


JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

phân loại chất thải lây nhiễm [36]. Kết quả của chúng tôi
cũng thấp hơn nghiên cứu của tác giả Trần Đại Tri Hãn ở
Quảng Bình, tại đây có 35,2% nhân viên y tế có kiến thức
chung đúng về quản lý chất thải y tế nói chung[13],

Qua kết quả nghiên cứu về kiến thức, thực hành của
nhân viên y tế về xử lý rác thải y tế cho thấy mặc dù các
nhân viên y tế đã có nhận thức cũng như thái độ tích cực về
những vấn đề liên quan đến công tác xử lý rác thải y tế tuy
nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định. Thực hành của
các nhân viên y tế so với kiến thức tuy có cao hơn nhưng
tỷ lệ thực hành đúng vẫn chưa thật tốt, nguyên nhân là do
các yếu tố chủ quan (vẫn còn hạn chế về một số kiến thức)
và các yếu tố khách quan (điều kiện trang thiết bị phục vụ
cho công tác xử lý chất thải y tế tại các trạm y tế xã vẫn còn
thiếu, còn thiếu sự hướng dẫn) tác động đã làm ảnh hưởng
đến thực hành của nhân viên y tế.

2019

V. KẾT LUẬN
- 28,0% là nhân viên y tế có thâm niên công tác từ
dưới 10 năm; 25,4% ở nhóm có thâm niên trên 10 năm biết
được chất thải y tế được chia làm 5 nhóm
- 76,6% nhân viên y tế biết được túi đựng rác thải tối
đa 3/4 túi, 74,9% không để lẫn chất thải y tế và chất thải
thông thường
- Tỷ lệ nhân viên thực hiện đúng lượng chất thải chứa
trong mỗi túi chỉ đầy 3/4 túi chiếm 73,1%; thời gian vận
chuyển về nơi lưu trữ đúng tần suất 1 lần 1 ngày và khi
cần chiếm 64,0%; thời gian lưu giữ chất thải rắn y tế tối đa
trước khi xử lý chiếm tỷ lệ thấp nhất 50,9%.
- 56,0% và 53,7% nhân viên y tế xử lý chất thải sắc
nhọn và chất thải lây nhiễm bằng thiêu đốt trong lò; 42,3%
nhân viên y tế thực hiện tiêu hủy chất thải giải phẫu ngay

sau khi phát sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đắc Thắng (2014), Thực trạng và kiến thức thực hành của nhân viên y tế về quản lý chất thải y tế tại Bệnh
viện đa khoa huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La năm 2014, Luận án bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Thái Bình.
2. Nguyễn Thị Thu Trang (2012), Thực trạng quản lý, xử lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa Nam Định và
đề xuất mô hình can thiệp, Luận văn thạc sỹ khoa học môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.
3. Phạm Thị An Vinh (2012), Thực trạng về quản lý chất thải rắn y tế và kiến thức, thực hành của nhân viên trạm
y tế tại thành phố Nam Định năm 2012, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Trường Đại học Y dược Thái Bình.

126

SỐ 4 (51) - Tháng 07-08/2019
Website: yhoccongdong.vn



×