Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

ÁP DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TIẾNG ANH ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC NGÔN NGỮ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.13 KB, 25 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẠ HÒA
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐAN THƯỢNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ÁP DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TIẾNG ANH ĐỂ
NÂNG CAO NĂNG LỰC NGÔN NGỮ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Người thực hiện: Nguyễn Đức Thắng
Chức vụ: Giáo viên

Năm: 2020
MỤC LỤC


NỘI DUNG
Chương I:
TỔNG QUAN

Trang
1

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1

II. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TẠO RA SÁNG KIẾN

2

II. MỤC TIÊU


2
Chương II:
MÔ TẢ SÁNG KIẾN

4

I. VẤN ĐỀ CỦA SÁNG KIẾN

4

1. Thực trạng vấn đề

4

2. Tồn tại, hạn chế

5

3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

6

4. Tính cấp thiết cần tạo ra sáng kiến

7

II. GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

8


1. Các nguyên tắc vận dụng trò chơi trong dạy học tiếng Anh

8

2 Một số trò được áp dụng trong dạy học tiếng Anh

9

III. KẾT QUẢ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG NHÂN RỘNG

17

IV. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

19

Chương III:
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT/ KIẾN NGHỊ

20

I. KẾT LUẬN

20

II. ĐỀ XUẤT/ KIẾN NGHỊ

21



Chương I
TỔNG QUAN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo của Đảng
(tháng 9/2013) đã mở ra một thời kì mới cho việc dạy – học ở nước ta: nhấn
mạnh đến việc phát triển năng lực của người học hơn là cung cấp tri thức cho
họ. Giáo dục nước ta hiện nay đã và đang chuyển từ chương trình học giáo dục
tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để thực hiện được điều
đó, nhất định phải thực hiện thành công chuyển từ phương pháp dạy học theo lối
“ truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện,
hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả
giáo dục từ nặng nề kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng
kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm
tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất
lượng của hoạt động dạy học và giáo dục. Trước bối cảnh đó, việc dạy học và
kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của người học là cần
thiết. Đặc biệt với môn Tiếng Anh, đó là những năng lực gì, và để phát triển tốt
những năng lực đó cho người học, cần phải dạy – học như thế nào?
Môn Tiếng Anh trong thời kì hội nhập và phát triển, thời kì bùng nổ của
công nghệ thông tin, toàn cầu hoá có vai trò hết sức quan trọng. Tiếng Anh
không đơn giản học để biết mà thực tế nó không thể thiếu ngay trong cuộc sống
sinh hoạt, học tập ngày thường.
Vai trò chủ đạo trong môn học Tiếng Anh là hình thành và phát triển năng
lực ngôn ngữ của học sinh. Năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học gồm hai
năng lực chủ yếu sau đây: năng lực làm chủ ngôn ngữ; năng lực sử dụng ngôn
ngữ để giao tiếp. Năng lực làm chủ ngôn ngữ đòi hỏi học sinh phải có một vốn
từ nhất định, hiểu và cảm nhận được ngôn ngữ, nắm được các quy tắc về từ ngữ,
ngữ pháp, chính tả để sử dụng tốt tiếng Anh. Năng lực giao tiếp ngôn ngữ đòi
hỏi học sinh phải biết sử dụng tốt tiếng Anh để giao tiếp trong nhiều tình huống

khác nhau với những đối tượng và hoàn cảnh khác nhau.
Vậy làm thế nào để các em yêu thích bộ môn? Làm thế nào để dạy học
Tiếng Anh có chất lượng? Làm thế nào để nâng cao được năng lực ngôn ngữ cho
học sinh? Giáo viên không thể không tiếp tục vận dụng linh hoạt, sáng tạo các
phương pháp dạy học tích cực trong từng tiết học, trong mỗi bài dạy…vv. Trong
đó tổ chức trò chơi là một hình thức dạy học tích cực.
Vì vậy, điều cấp thiết đầu tiên hiện nay là phải chấm dứt ngay cách dạy
không đúng để thay vào đó là đổi mới phương pháp nhằm có thể phát triển được
năng lực ngôn ngữ cho thế hệ trẻ. Mỗi giáo viên cần vận dụng sáng tạo theo đặc
1


trưng môn học mình phụ trách, phù hợp với từng kiểu bài và cho các đối tượng
học sinh. Trong dạy học ngoại ngữ, phương pháp giao tiếp mang đặc thù bộ
môn. Việc tạo cho các em một môi trường giao tiếp có thể bỏ qua mọi áp lực,
học hết mình, khơi dậy năng lực ngôn ngữ để thể hiện chính mình đó chính là áp
dụng trò chơi trong tiết học Tiếng Anh.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TẠO RA SÁNG KIẾN

Nghiên cứu từ các tài liệu và sách tham khảo có liên quan.
Thông qua các tiết dạy trực tiếp trên lớp.
Thông qua dự giờ, rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
Hệ thống nội dung của từng tiết dạy, từng chủ đề để tổ chức các hoạt động
dạy - học, trò chơi phù hợp theo chủ đề, chủ điểm. Hoạt động chơi trò chơi được
áp dụng để học tập kiến thức mới hoặc củng cố nội dung đã học và thông qua
các hoạt động đó giúp giáo viên kiểm tra, đánh giá được học sinh ngay trong quá
trình dạy học trên lớp.
Triển khai nội dung sáng kiến kinh nghiệm, kiểm tra và đối chiếu kết quả
học tập của học sinh trong hai năm học liền nhau.
III. MỤC TIÊU


Với học sinh tiểu học "Học mà chơi, chơi mà học" là cách học mà các em
yêu thích. Đặc biệt với môn tiếng Anh, để các giờ dạy đạt chất lượng tốt, tạo cho
học trò sự hứng khởi khi tiếp thu bài học thì người giáo viên giảng dạy nên đưa
vào bài giảng của mình những trò chơi ngôn ngữ. Kết quả là giúp giải quyết
được những mục tiêu sau:
Thứ nhất, tổ chức trò chơi tạo ra môi trường học tập vui vẻ. Trong môi
trường học tập vui vẻ và thoải mái do trò chơi tạo ra, việc ôn tập kiến thức đã
học và tiếp thu kiến thức mới sẽ hiệu quả hơn rất nhiều
Thứ hai, Các trò chơi giúp thúc đẩy động cơ học tập. Động cơ học tập sẽ
khiến cho việc học tập của học sinh trở nên có ý nghĩa và hiệu quả. Việc sử dụng
trò chơi trong giảng dạy tiếng Anh là một trong những cách thức hữu hiệu để tạo
cho học sinh những giờ học trên lớp thoải mái và thú vị nhằm duy trì động cơ
học tập cho họ. Đồng thời, sự hỗ trợ nhau trong quá trình tham gia trò chơi sẽ
khiến học cảm thấy hứng khởi và tự tin hơn, từ đó hình thành động cơ học tập.
Thứ ba, Trò chơi ngôn ngữ tăng cường sự cộng tác. Điều này thúc đẩy sự
cộng tác của học sinh- một yếu tố cần thiết làm tăng động cơ học tập cho người
học tiếng Anh. Tham gia trò chơi còn giúp các em phát triển kĩ năng làm việc
nhóm và góp phần tự nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh.
2


Thứ tư, trò chơi ngôn ngữ là công cụ ghi nhận phản hồi trực tiếp và kiểm
tra, đánh giá kiến thức của học sinh. Thông qua việc tham gia trò chơi, giáo viên
đánh giá nhanh được kiến thức của học sinh từ những phản hồi trực tiếp của các
em. Bên cạnh đó, thông qua sự quan sát của mình, giáo viên tìm ra được thế
mạnh và lỗ hổng kiến thức của học sinh, từ đó hỗ trợ họ phát huy thế mạnh và
bù đắp lỗ hổng kiến thức.
Cuối cùng, Trò chơi ngôn ngữ chính là phương pháp dạy học tích cực lấy
người học làm trung tâm. Việc sử dụng trò chơi là đạt được phương pháp dạy

học tích cực lấy người học làm trung tâm, tạo cho học sinh nhiều cơ hội chủ
động trong học tập và làm chủ các tình huống giao tiếp.

3


Chương II
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I. VẤN ĐỀ CỦA SÁNG KIẾN

1. Thực trạng vấn đề
Môn tiếng Anh là môn mới được áp dụng đối với học sinh tiểu học trong
những năm gần đây. Vì vậy một số học sinh cảm thấy có hứng thú, yêu thích với
môn học còn mới mẻ này, nên mỗi khi lên lớp các em học rất tích cực, nghiêm
túc.
Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Giáo
dục và Đào tạo giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm từ đồng nghiệp qua
các buổi hội giảng, trao đổi kinh nghiệm, chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn cụm.
Tuy nhiên do điều kiện còn khó khăn nên nhà trường chưa có phòng học ngoại
ngữ, các trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn và giáo viên phải tự chuẩn bị như
máy tính, loa, và các đồ dùng dạy học khác.
Tuy nhiên, theo phân phối chương trình hiện nay, môn tiếng Anh tiểu học
mỗi tuần có 04 tiết, mà hầu như tiết nào cũng có từ mới và cấu trúc câu mới
trong bài học. Về phía học sinh, bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có
không ít học sinh chưa chú tâm và đầu tư cho môn ngoại ngữ, chuẩn bị bài một
cách sơ sài. Trong các giờ học, đa số các em thường thụ động, thiếu sự linh hoạt,
ngại việc đọc - nói Tiếng Anh và ít tham gia phát biểu để tìm hiểu bài học.
Bên cạnh đó, phụ huynh của các em chưa hiểu rõ được tầm quan trọng
của bộ môn tiếng Anh, nên chưa thật sự quan tâm, đốc thúc các em học tập. Đa
số gia đình ở nông thôn, phụ huynh học sinh không có kiến thức về ngoại ngữ,

vì thế rất khó khăn trong việc kiểm tra và hướng dẫn các em tự học ở nhà.
Dưới đây là kết quả khảo sát chất lượng và thăm dò hứng thú học tập của
học sinh trước khi tôi áp dụng sáng kiến này:
9 -10
L TS
ớ H
p S SL %

7-8

5–6

1-4

Thái độ

SL

%

SL

%

SL

%

Thích


Không
thích

Lưỡng
lự

3

30

7

23,
3

10

33,
3

11

36,
7

2

6,7

10


6

14

4

24

6

25,
0

7

29,
2

9

37,
5

2

8,3

9


6

9

5

19

5

26,
3

7

36,
8

6

31,
6

1

5,3

8

5


6
4


Căn cứ vào kết quả khảo sát, tôi thấy: Phần nhiều học sinh chưa say mê,
hứng thú trong giờ học Tiếng Anh vì đặc thù đây là một môn học về ngôn ngữ
tiếng nước ngoài, không phải tiếng mẹ đẻ, nên không tránh khỏi tính trừu tượng.
Hơn nữa, qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy học sinh thường
có biểu hiện sợ sệt, luôn coi Tiếng Anh là môn học khó không thể học giỏi được,
từ đó có hành động chán học Tiếng Anh, hoặc học với hình thức chống đối.
Trước đây, việc giảng dạy ngôn ngữ chủ yếu chú trọng vào cấu trúc câu
và ngữ pháp. Người học tiếng Anh thành công hay thất bại phụ thuộc vào khả
năng nắm vững các quy tắc về ngữ pháp và cấu trúc câu tiếng Anh. Ở thời điểm
đó, việc giảng dạy ngoại ngữ bị chi phối bởi phương pháp dạy truyền thống,
trong đó giáo viên là người chi phối mọi hoạt động dạy và học trên lớp và môi
trường học tập chủ yếu là môi trường lấy người dạy làm trung tâm. Tuy nhiên,
cùng với sự thay đổi của xã hội, phương pháp dạy học cũng thay đổi theo để đáp
ứng nhu cầu sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh ngày càng tăng.
Phương pháp dạy ngoại ngữ hiện nay đã chuyển từ đường hướng lấy giáo viên
làm trung tâm sang đường hướng lấy học sinh làm trung tâm.
Do vậy đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp sư phạm tốt, luôn
chủ động sáng tạo, cải tiến phương pháp luyện tập bằng nhiều hình thức khác
nhau, nhiều dạng bài tập khác nhau phù hợp cho từng nội dung bài học để gây
hứng thú và động viên tất cả học sinh nhiệt tình luyện tập. Điều tôi quan tâm là
làm thế nào tạo ra một không khí thật thoải mái, thân thiện, cởi mở giữa thầy và
trò, tạo cho các em một cảm giác gần gũi để các em tự tin tham gia vào bài học,
tích cực tương tác với thầy cô giáo và các bạn học sinh trong lớp.
2. Tồn tại, hạn chế
Để tìm hiểu kỹ hơn về các tồn tại còn yếu kém của học sinh, tôi đã chọn

lọc ngẫu nhiên mỗi khối lớp 10 học sinh đề khảo sát chi tiết hơn về phát âm, vốn
từ vựng và vận dụng từ vựng để đặt câu.
+ Phần kiến thức: Tôi yêu cầu học sinh làm bài kiểm tra các kĩ năng
nghe, nói, đọc và viết (các bài thi khác nhau theo chuẩn kiến thức kỹ năng của
môn học ở mỗi khối lớp). Kết quả cụ thể như sau:
Tổng số
học sinh

Hoàn thành
tốt
SL
TL %

ST
T

Lớp

1

3

10

1

2

4


10

3

5

Tổng số

Hoàn thành

Chưa
hoàn thành
SL
TL %

SL

TL %

10%

3

30%

6

60%

2


20%

3

30%

5

50%

10

2

20%

4

40%

4

40%

30

5

16,7%


10

33,3%

15

50%
5


+) Phần kĩ năng giao tiếp: Tôi đưa ra bài kiểm tra nhanh gồm: đặt câu có
từ gợi ý, làm đoạn hội thoại theo cặp về chủ để cho sẵn (các bài thi khác nhau
theo chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học ở mỗi khối lớp). Kết quả cụ thể như
sau:
Tổng số
học sinh

Hoàn thành
tốt
SL
TL %

ST
T

Lớp

1


3

10

2

2

4

10

3

5

10

Hoàn thành

Chưa
hoàn thành
SL
TL %

SL

TL %

20%


3

30%

5

50%

2

20%

4

40%

4

40%

3

30%

4

40%

3


30%

Tổng số
30
7
23,3%
11
36,7%
12
40%
Sau 2 bài khảo sát học sinh, tôi nhận thấy một số vấn đề hạn chế còn tồn
tại của học sinh như sau:
Tỉ lệ học sinh học lớp 3 mới được tiếp cận môn Tiếng Anh vẫn còn kém
hơn nhiều so với các lớp 4, 5 về kĩ năng giao tiếp và đặc biệt là về vấn đề phát
âm chuẩn tiếng Anh.
Một số học sinh chưa thể vận dụng kiến thức vào thực hành.
Một số hoc sinh hiểu được ý nghĩa của từ vựnggg nhưng đó là ngôn ngữ
chết. Các em chỉ đọc và hiểu chứ không sử dụng để nói chuyện được.
Đa số học sinh chưa thể vận dụng linh hoạt từ vựng trong giao tiếp.
Giáo viên chưa kịp thời phát hiện ra những khó khăn của học sinh khi sử
dụng ngôn ngữ tiếng Anh theo hoàn cảnh, giao tiếp.
3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Nhiều học sinh thấy Tiếng Anh là một môn học khó, học không vào nên
có tâm lý sợ học môn Tiếng Anh, chỉ học đối phó ở trên lớp, về nhà không chịu
luyện tập.
Các lớp học 4, 5 do có thời gian học tiếng anh trước các em học sinh lớp 3
nên được sử dụng nhiều hơn nhưng nhìn chung hiệu quả không cao, chất lượng
vẫn còn thấp.
Điều kiện học tập bộ môn Tiếng Anh với các em học sinh còn thiếu thốn

rất nhiều. Đa số học sinh chỉ có sách giáo khoa và số lượng học sinh có sách
tham khảo, từ điển, băng đài…vv là rất ít. Đặc biệt, hầu hết học sinh không được
tiếp cận máy tính, mạng internet để khai thác thêm nguồn tài liệu và môi trường
học tập tiếng Anh.

6


Môn Tiếng Anh mới được đưa vào chương trình giảng dạy tại trường
được 3 năm, trình độ tiếng Anh của phụ huynh học sinh tại địa phương còn rất
nhiều hạn chế nên không thể kèm cặp, giúp đỡ học sinh luyện tập sử dụng tiếng
Anh tại gia đình nên phần lớn là phụ thuộc vào giáo viên và kiến thức các em
được học thông qua các tiết học trên lớp. Nhiều phụ huynh chưa thực sự quan
tâm đến việc học tập của con cái do phải đi làm ăn xa.
Về chương trình sách giáo khoa mới rất hay nhưng đối với những học
sinh không có điều kiện xã hội để sử dụng tiếng Anh hàng ngày thì còn gặp rất
nhiều khó khăn. Mặt khác, chương trình có sự tích hợp, liên thông với các môn
văn hóa khác, đòi hỏi học sinh có một kiến thức nền xã hội nhất định mới đáp
ứng được yêu cầu.
Nhà trường cũng đã cố gắng dành thời gian quan tâm đến việc dạy và học
môn Tiếng Anh, đầu tư về cơ sở vật chất nhưng điều kiện tại cơ sở còn rất khó
khăn và không đáp ứng hết được nhu cầu của bộ môn.
Nhiều hoạt động dạy học tích cực mới được sử dụng có tính hình thức
chưa được đầu tư, chuẩn bị đúng mức và triển khai đúng quy trình nên chưa đạt
hiệu quả cao. Thời gian bồi dưỡng cho học sinh năng khiếu và phụ đạo cho học
sinh nhận thức chậm còn hạn chế.
4. Tính cấp thiết cần tạo ra sáng kiến
Trong xu thế hội nhập của nước ta và chương trình giáo dục tiểu học hiện
nay, môn Tiếng Anh cùng với các môn học khác trong trường tiểu học có những
vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện,

đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ mới .
Muốn học sinh tiểu học học tốt môn Tiếng Anh thì mỗi người giáo viên
dạy môn Tiếng Anh không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu sẵn có
trong sách giáo khoa, trong sách hướng dẫn và sách thiết kế bài giảng một cách
rập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy
học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết
quả học tập sẽ không có hiệu quả. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra
cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo
sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày .
Môn Tiếng Anh ở Tiểu học có vị trí quan trọng trong việc phát triển tư
duy bồi dưỡng tâm hồn cũng như nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh.
Môn học còn giúp các em tăng cường vốn từ vựng, nâng cao trình độ kiến thức
bản thân, rèn luyện kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, bước đầu hình thành ở học
sinh những kĩ năng đầu tiên trong cuộc sống giao tiếp bằng tiếng Anh. Đối với
học sinh tiểu học thì vốn từ vựng ít, cách diễn đạt còn non nớt, vụng về, vì vậy
7


việc đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả để giúp học sinh phát triển ngôn
ngữ, nâng cao năng lực ngôn ngữ cho các em càng trở nên yêu cầu cấp thiết.
“ Đổi mới phương pháp” là một thuật ngữ hết sức chung chung cho tất cả
các môn học, các cấp học. Mỗi giáo viên cần có sự vận dụng sáng tạo theo đặc
trưng của môn học mình phụ trách, phù hợp với từng bài học và cho các đối
tượng học sinh. Trong dạy học ngoại ngữ, phương pháp giao tiếp mang tính đặc
thù của bộ môn. Việc tạo cho các em một môi trường giao tiếp có thể bỏ qua mọi
áp lực, học hết mình, thể hiện mình đó chính là áp dụng trò chơi trong tiết học
Tiếng Anh
Để khẳng định tính tích cực, hiệu quả của đổi mới phương pháp dạy học,
tôi mạnh dạn lựa chọn nghiên sáng kiến kinh nghiệm “Áp dụng trò chơi trong
dạy học tiếng anh để nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học” để

khắc phục những tồn tại, hạn chế của học sinh, giúp học sinh học tốt môn Tiếng
Anh và đáp ứng được yêu cầu của môn học.
II. GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

Trong dạy và học tiếng Anh, một bầu không khí học tập vui vẻ với nhiều
cơ hội được giao tiếp trong bối cảnh thực sẽ thúc đẩy người học hứng thú và tích
cực hơn. Sử dụng trò chơi trong giảng dạy tiếng Anh có thể coi là một trong
những phương pháp hữu hiệu để khích lệ, tăng cường hứng thú học tập cho học
sinh và là bước khởi động thu hút sự chú ý của học sinh. Mặt khác, trò chơi
ngôn ngữ còn được giáo viên sử dụng như là phương tiện kiểm soát lớp học.
Thực tế cho thấy, các trò chơi trong giảng dạy tiếng Anh thường thúc đẩy động
cơ học tập cho học sinh bởi sự đòi hỏi về tính tích cực và chủ động của người
chơi. Hơn nữa, đối với hầu hết các trò chơi ngôn ngữ, sự cạnh tranh giữa những
người chơi và đội chơi với nhau luôn là một yếu tố khích lệ người chơi tham gia.
Đây cũng là lý do quan trọng nhất khiến hầu hết học sinh hứng thú và bị lôi
cuốn vào các trò chơi. Trò chơi thường được áp dụng linh hoạt trong giảng dạy
tiếng Anh nhằm phát triển bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cũng như cải thiện
cách phát âm, phát triển vốn từ vựng và củng cố cấu trúc. Từ đó dần dần giúp
nâng cao được năng lực ngôn ngữ cho chính bản thân học sinh.
1. Các nguyên tắc vận dụng trò chơi trong dạy học tiếng Anh
Trong các tiết học trên lớp thì giáo viên cần phải đảm bảo các nguyên tắc
vận dụng trò chơi như sau:
- Về nội dung trò chơi: Mục tiêu của các trò chơi là tạo hứng thú cho
người học, do đó các trò chơi ngôn ngữ phải có các ngữ liệu đơn giản để đảm
bảo tất cả học sinh trong lớp học đều có thể tham gia được.

8


- Về tổ chức lớp học: Các trò chơi có thể tổ chức ở cấp độ cá nhân hoặc

theo nhóm. Thông thường, giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm và mỗi nhóm
thường được đặt tên mà học sinh ưu thích và lựa chọn. Nguyên tắc quan trọng
trong chia nhóm là mỗi nhóm đều phải có các học sinh có trình độ khác nhau từ
trung bình đến khá, tốt. Trong quá trình chơi, từng cá nhân trong đội phải lần
lượt trả lời và mỗi người trong nhóm chỉ được trả lời một lần để nhiều người
được tham gia.
- Về đánh giá: Việc tham gia trò chơi mang tính cạnh tranh cao, vì vậy
việc đánh giá, cho điểm là không thể thiếu. Giáo viên có thể áp dụng nhiều
phương pháp cho điểm khác nhau, tuy nhiên phải công bằng, khách quan để thu
hút học sinh. Mặt khác, học sinh thích theo dõi sự tiến bộ của mình trong quá
trình học tập, vì vậy giáo viên nên lưu phần đánh giá của các nhóm để so sánh
với lần tiếp theo.
- Về hướng dẫn luật chơi: Giáo viên cần giới thiệu một cách ngắn gọn, dễ
hiểu và giải thích rõ mục tiêu cần đạt được khi học sinh tham gia trò chơi bằng
cách hướng dẫn trên bảng hoặc làm mẫu với một học sinh để các học sinh khác
biết mình cần làm gì. Nếu học sinh không biết rõ luật chơi và mục tiêu cần đạt
được, họ sẽ bị mất phương hướng, chán nản hoặc cho rằng hoạt động đó không
quan trọng nên sẽ không nhiệt tình tham gia.
- Về thời lượng: Thời lượng của một tiết học là 35 phút, vì vậy mỗi trò
chơi chỉ nên thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường, các
trò chơi diễn ra trong khoảng từ 5 đến 7 phút vào đầu tiết của mỗi bài học với
mục tiêu khởi động, tạo hứng thú học tập cho học sinh hoặc tổ chức cuối tiết để
củng cố kiến thức.
2 Một số trò được áp dụng trong dạy học tiếng Anh
Khi tổ chức trò chơi giáo viên cần lựa chọn hình thức, loại trò chơi sao
cho phù hợp với nội dung, kiến thức cần đạt của bài học để vừa tạo hứng thú cho
học sinh và có tác dụng giáo dục. Giáo viên chọn lựa các nhóm trò chơi sau:
- Trò chơi thực hành ngôn ngữ: Mục đích của trò chơi này là giúp chữa
lỗi và phát triển về ngôn từ, chuẩn bị cho học sinh trước khi họ thực hành các kỹ
năng giao tiếp. Trò chơi này bao gồm trò chơi cấu trúc (structure games), trò

chơi từ vựng (vocabulary games), trò chơi đánh vần (spelling games), trò chơi
phát âm (pronunciation games), trò chơi con số (number games), trò chơi vẽ hay
điền tranh ảnh (picture filling/ drawing games)
- Trò chơi giảng dạy ngôn ngữ giao tiếp: Mục đích của trò chơi này là rèn
luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong những tình huống thực tế. Trò chơi
yêu cầu học sinh phải kết hợp cả từ vựng lẫn ngữ pháp cũng như sự nhanh nhạy
của mình để đưa ra những câu trả lời nhanh chóng nhất. Trò chơi này giúp học
9


sinh tăng khả năng phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau để đồng thời thực hành những
tình huống giao tiếp cơ bản.
Sau đây, tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi thường áp dụng
và rất có hiệu quả trong dạy học Tiếng Anh. Các trò chơi ngôn ngữ này đã làm
cho bài học trở nên sinh động, thú vị và lôi cuốn được học sinh của tôi – những
học sinh hiếu động tiểu học. Trên thực tế, những trò chơi ngôn ngữ này có thể
được dùng ở phần khởi động (warm-up), củng cố (consolidation) và các tiết ôn
tập (review).
Trò chơi 1: Things Snatch
- Mục đích: Sử dụng trò chơi này để kiểm tra từ vựng hoặc luyện tập từ
vựng ở giai đoạn khởi động (warm up) và rèn kỹ năng nghe cho tất cả các đối
tượng học sinh.
- Để thưc hiện trò chơi trong thời gian 3 - 5 phút, trước tiên, giáo viên
phải chuẩn bị sẵn và mang đến lớp một số đồ vật (tên gọi các đồ vật chính là
những từ vựng cần ôn.)
- Giáo viên đặt các đồ vật có tên gọi liên quan đến bài học lên trên ghế
hoặc bàn để ở giữa lớp (ở vị trí dễ quan sát).

Hình ảnh các em học sinh lớp 5 đang tham gia trò chơi
- Chia lớp thành hai nhóm A và B. Chọn khoảng 4 đến 6 học sinh ở mỗi

nhóm lên bảng và yêu cầu số học sinh đại diện cho hai nhóm này đứng cách xa
nhau. Giao số cho học sinh.
- Nêu yêu cầu trò chơi: Giáo viên sẽ gọi tên đồ vật bằng Tiếng Anh còn
học sinh phải lấy đúng đồ vật có tên gọi đó.
- Khi giáo viên gọi số nào thì hai em học sinh mang số ấy ở hai đội đại
diện cho hai nhóm chạy thật nhanh lên lấy đồ vật. Ai nhanh chân hơn và lấy
đúng đồ vật mà giáo viên gọi thì sẽ ghi được 1 điểm.
- Giáo viên tổng kết: Đội nào nhiều điểm hơn thì đội đó thắng cuộc.
10


Trò chơi 2: Spelling
- Mục đích: Trò chơi này được sử dụng để kiểm tra hoặc ôn một số từ
vựng, rèn kỹ năng nghe và nói, được thực hiện ở giai đoạn Warm - up.
- Thời gian chơi từ 3 - 5 phút.
- Giáo viên chia lớp thành 2 dãy học sinh (hàng ngang hoặc dọc) lên chơi.
- Giáo viên giới thiệu nội dung trò chơi rằng giáo viên sẽ đọc một từ và
học sinh phải viết được từ đó lên bảng rồi đánh vần nó. Hai em đứng đầu hai dãy
bốc thăm để dành quyền chơi trước.
- Giáo viên đọc cho hai em đứng đầu tiên của hai dãy dành quyền chơi
trước một từ và hai em này phải chạy thật nhanh lên bảng viết từ đó lên bảng rồi
đánh vần.
- Học sinh nào viết sai hoặc đánh vần không chính xác sẽ không ghi được
điểm. Nếu trả lời đúng và đánh vần đúng thì nhóm đó được 1 điểm. Sau khi trả
lời xong, bất kì đúng hay sai, em học sinh ấy phải ngồi xuống để dành lượt chơi
cho bạn tiếp theo.
- Lần lượt chơi cho đến khi giáo viên đã đi hết số từ cần kiểm tra hoặc cho
đến khi thời gian mà giáo viên ấn định đã hết. Đội có nhiều điểm hơn là đội
thắng cuộc.
Trò chơi 3: Sentence Arranging

- Mục đích: Sử dụng trò chơi này để ôn lại một số cấu trúc ngữ pháp ở các
tiết ôn tập (review). Thời gian chơi từ 5 - 7 phút.
- Chuẩn bị đồ dùng: Giáo viên chuẩn bị các tấm bìa giấy (có thể sử dụng
bìa cứng hoặc tờ lịch treo tường để làm) hoặc các tấm thẻ bằng plastic (cắt từ
bảng phụ plastic để dùng được nhiều lần), kíchthước to hay nhỏ phụ thuộc vào
nội dung cần kiểm tra.
- Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu cần ôn tập và viết mỗi từ của các câu
câu này lên một tấm bìa hoặc tấm thẻ (tùy theo trình độ học sinh để giáo viên có
thể chuẩn bị câu dài hay ngắn, khó hay dễ).
- Chia lớp thành hai nhóm A và B. Tùy theo số từ của mỗi câu để giáo
viên gọi số học sinh của mỗi nhóm lên trước lớp (ví dụ câu có 6 từ thì gọi 6 học
sinh).
- Giáo viên xáo trộn các từ trong câu trước khi phát cho số học sinh được
gọi lên bảng, mỗi em một từ.

11


- Trong khoảng thời gian nhất định(ví dụ 30 giây), những học sinh này
phải đưa từ của mình ra phía trước và tự sắp xếp trong đội để có được một câu
hoàn chỉnh và đúng.
- Đội nào sắp xếp đúng và nhanh nhất được giáo viên cho 2 điểm.
- Giáo viên tổng kết: Đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc.
Trò chơi 4: Guessing word
- Mục tiêu của trò chơi này là ôn lại từ vựng và được thực hiện vào đầu
tiết
học (warm up). Thời gian chơi: 5 phút.
- Giáo viên viết các ô chữ lên bảng. Tùy theo các từ mà giáo viên chuẩn bị
kiểm tra để viết ô chữ sao cho phù hợp. Mỗi chữ cái là một ô.
- Giáo viên chia lớp thành hai đội chơi. Người chủ trò (giáo viên hoặc một

học sinh) lấy một từ theo một chủ đề định kiểm tra rồi viết lên bảng hoặc ra giấy
một số ô vuông tương ứng với số chữ cái của từ đó.
- Người chơi sẽ đoán mỗi lần một chữ cái, nếu chữ cái đó có trong ô chữ
thì chủ trò sẽ viết chữ cái ấy vào đúng vị trí. Mỗi lần đoán đúng sẽ ghi được 1
điểm.
- Trong quá trình chơi, đội nào tìm ra được đúng đáp án và đọc đúng từ đó
thì sẽ ghi được 2 điểm. Ngược lại sau năm lần đoán sai (Số lần là do người chủ
trò và người chơi quy định) mà chưa tìm ra một chữ cái đúng thì đội đó sẽ thua
cuộc.
Trò chơi 5: Simon says
- Mục đích: Phát triển kỹ năng nghe. Trò chơi này có thể thực hiện ở đầu
giờ học trong thời gian 3 - 5 phút.
- Giáo viên yêu cầu cả lớp chơi bằng cách đọc các câu mệnh lệnh, học
sinh phải làm theo mệnh lệnh của giáo viên.
- Giáo viên có thể sử dụng các mệnh lệnh mà học sinh đã biết. Khi nói
mệnh lệnh giáo viên nên nói thật nhanh tạo cho trò chơi vui hơn và buộc học
sinh phải chú ý và phản xạ nhanh hơn.
Trò chơi 6: Zigsaw reading
- Mục đích: Kiểm tra kỹ năng đọc hiểu, được thực hiện ngay sau khi dạy
xong bài đọc hiểu. Thời gian chơi: 5-7 phút.
- Giáo viên chuẩn bị các wordcards có ghi các thông tin cần kiểm tra. Sau
đó, chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm cử 5 học sinh lên chơi.
12


- Giáo viên giao số cho từng học sinh. Sau đó, gọi số nào thì 2 em ở mỗi
đội chạy lên bảng ghép các wordcards lại với nhau sao cho đúng với thông tin
của bài đọc hiểu. Nếu đội nào ghép đúng và nhanh nhất sẽ mang về cho đội của
mình 1 điểm. Nếu ghép sai thì sẽ không ghi được điểm. Sau khi em thứ nhất
chơi xong thì quay trở về cuối hàng đứng và nhường chỗ cho em tiếp theo.

- Giáo viên cứ lần lượt gọi học sinh lên chơi cho đến khi kiểm tra xong
các nội dung cần kiểm tra. Giáo viên tổng kết và thông báo đội thắng cuộc.
Trò chơi 7: Challenging
- Mục đích: Ôn lại các từ theo chủ điểm và rèn luyện kỹ năng nói.
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội, sau đó đưa ra chủ điểm từ. Hai đội hội ý
trong vòng 30 giây và lần lượt thách đấu với đội bạn. Đội nào thách đấu được
nhiều số từ hơn thì được nói trước.
- Nếu nói đủ và đúng số lượng từ thách đấu thì ghi được 1 điểm. Nếu nói
sai 1 từ hoặc nói ra 1 từ không thuộc chủ điểm đó hoặc nói không đủ số lần
thách đấu thì sẽ thua cuộc và điểm sẽ thuộc về đội kia.
- Cuộc chơi lại tiếp tục với những chủ đề khác nhau. Cuộc chơi sẽ dừng
lại khi thời gian ấn định đã hết hoặc giáo viên đã kiểm tra xong chủ điểm các từ
cần kiểm tra.
Trò chơi 8: Whisper (Truyền tin)
- Mục đích: Giúp học sinh có động lực tập trung cao độ để nghe-nói từ và
mẫu câu, sau đó học sinh sẽ rất nhớ từ, và biết vận dụng mẫu câu và tạo ra tinh
thần làm việc đồng đội.
- Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 3 đội, hay chia theo dãy, nhóm lớp
đưa ra 3 từ mới, hay 3 mẫu câu
- Luật chơi: Giáo viên gọi 3 bạn ở 3 đội lên, đọc cho mỗi bạn 1 từ, 1 câu
và 3 bạn này sẽ nói thầm từ, câu nghe được với bạn bên cạnh, bạn bên cạnh lại
nói từ đó cho bạn kế tiếp. Học sinh cuối cùng sẽ phải nói to từ đó, nếu nói đúng,
nhanh và chính xác sẽ là đội chiến thắng.
- Lưu ý: Giáo viên có thể chọn một học sinh khá, xuất sắc thay giáo viên
điều khiển trò chơi và một học sinh làm trọng tài.
Ví dụ: Khi dạy tiết nghe-nói bài Unit 7: That’s my school Lesson 1Period 1 ta có thể cho học sinh chơi trò chơi này. Giáo viên có thể đưa ra các từ:
gym, shool, library,… hoặc mẫu câu That’s my school, That’s the gym,…. để
học sinh truyền tin.

13



Trò
chơi
9:
Body game (Nghe từ và làm hành động)
- Mục đích: Lôi cuốn học sinh luyện kĩ năng nghe-nói tiếng Anh tự nhiên
qua hành động cụ thể đó giúp học sinh tập trung nhớ từ mới và biết vận dụng
mẫu câu mới của bài học.
- Cách chơi: Chia học sinh thành các nhóm. Giáo viên đặt tên cho mỗi
nhóm. Giáo viên đưa ra cho mỗi nhóm một từ mới vừa học hoặc đã học và quy
định hành động đối với mỗi từ. Sau đó giáo viên đọc từ và các đội nghe nếu đọc
đến từ của đội mình thì phải làm đúng hành động đã quy định.
- Luật chơi: Học sinh phải làm đúng hành động mà giáo viên quy định cho
đội mình. Nếu ai không chú ý, làm sai hành động quy định hoặc không đọc từ
của đội mình mà vẫn làm hành động thì sẽ bị phạt.
- Lưu ý: Giáo viên có thể chọn một học sinh khá, xuất sắc lên đọc từ và
điều khiển trò chơi.
- Kết thúc trò chơi: Giáo viên khen, động viên và rút kinh nghiệm cho các
nhóm.
Ví dụ: Khi dạy tiết nghe-nói Unit 18: What are you doing? Lesson1Part 1-3 ta có thể giúp học sinh nhớ từ và mẫu câu trong bài học, có kĩ năng
nghe-nói tốt bằng trò chơi này.
Quy định: Cả lớp đặt câu hỏi cho 1 nhóm: What are you doing?
Bạn đứng lên làm hành động và trả lời: I’m listening to music.

14


Trò
blackboard


chơi 10: Slap
(vỗ bảng)

- Mục
đích: Luyện
tập và củng cố kỹ năng nghe lại từ đã học và nhận diện mặt chữ hoặc tình
huống. Luyện phản xạ nhanh kĩ năng nghe cho các em.
- Cách chơi: Giáo viên giới thiệu tên trò chơi và vẽ một số hình kỳ dị lên
bảng, rồi ghi lại một số từ mới vừa học vào các hình trên. Chia lớp thành hai đội
đứng xếp hàng trước bảng. Học sinh chơi theo cặp, học sinh nghe băng đài, nghe
giáo viên đọc từ và đập nhanh vào từ đó hoặc vỗ vào tranh ảnh cụ thể.
- Luật chơi: Ai đập nhanh và đúng sẽ mang về cho đội mình 1 điểm. Kết
thúc trò chơi bên nào nhiều điểm đội đó thắng và được khen thưởng.
- Lưu ý: Có thể thay vì giáo viên đọc từ thì cử ra một học sinh khá, giỏi
lên để đọc những từ bất kỳ vừa ghi trên bảng và điều khiển trò chơi.
Ví dụ: Khi dạy Unit 8: This is my pen Lesson 1 -Part 1-2-3 ta có thể
củng cố phần từ vựng và mẫu câu của bài bằng cách chơi trò chơi này.

Trò chơi 11: Lucky number (Ô số may mắn)
- Mục đích: Tạo không khí hào hứng sôi nổi, tập trung cao độ trong giờ
học nghe-nói Tiếng anh.
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi, câu trả lời bám sát nội
dung bài học.
- Cách chơi: Giáo viên kẻ một bảng gồm 8 ô vuông và ghi vào đó 8 số tự
nhiên bất kỳ, tương ứng với những số đấy là 5 câu hỏi mà học sinh phải trả lời,
còn 3 câu là lucky number.(có thể sử dụng trên nền công nghệ thông tin)
15



- Luật chơi: Giáo viên chia lớp làm 2 đội và đặt tên, giáo viên đưa ra 1 từ
đội nào đặt được câu với từ đó trước thì được quyền chọn số trước. Nếu chọn
trúng câu có câu hỏi thì giáo viên đọc câu hỏi và cả nhóm phải thảo luận tìm ra
câu trả lời, nếu sai đội kia được quyền trả lời. Lượt 2 đến đội kia chọn ô, nếu
chọn vào ô may mắn thì không phải trả lời câu hỏi mà vẫn được cộng điểm.
- Lưu ý: Có thể thay đổi để tăng tính cạnh tranh, tạo không khí hào hứng
sôi nổi bằng cách quy định điểm: Trong 8 ô thì 5 ô có 5 điểm, 2 ô có 10 điểm và
1 ô đặc biệt được 20 điểm. Hoặc không chia đội mà chơi cả lớp để học sinh tích
cực chơi để nói và được quà.
- Kết thúc trò chơi: Cộng điểm đội nào nhiều điểm đội đó thắng. Đội
thắng cuộc sẽ được tặng 1 phần thưởng.
Ví dụ: Khi dạy Unit 10: What do you do at break time? Lesson 1- Part
1-3 có thể tổ chức trò chơi này.

Trò chơi 12: One, two, three (Oẳn tù tì-trò dân gian vào học tiếng
anh)
- Mục đích: Tạo không khí sôi nổi hào hứng và lôi cuốn học tập, giúp học
sinh tích cực tham gia thực hành nói tiếng anh trong giờ học nghe-nói.
- Cách chơi: Chia lớp thành những cặp đôi, chơi cả lớp đồng loạt trước
sau đó từng cặp một trước lớp
- Luật chơi: Giáo viên đóng vai làm mẫu với học sinh trước, 1 người chọn
tranh, từ, sau đó oẳn tù tì- khi oẳn tù tì các em nói one-two-three, ai thắng sẽ
được đặt câu hỏi và người thua sẽ trả lời câu hỏi theo tình huống đã chọn. Cứ
như vậy lại trả lời đúng sẽ lại được chọn tranh và tiếp tục oẳn tù tì.
- Kết thúc trò chơi: Tặng một tràng pháo tay khen hay thưởng cho cặp nào
thực hành và nói tốt nhất.
16


- Lưu ý: Với trò chơi này có thể vận dụng hầu hết các bài dạy nghe- nói

và việc sử dụng từ vựng của học sinh rất hiệu quả khi tạo động lực để học sinh
tham gia luyện tập và sử dụng từ. Học sinh nói tốt thì nghe cũng rất tốt và từ
vựng được sử dụng hiệu quả hơn.

Khi dạy Tiếng Anh cho học sinh tiểu học là dạy cho các em bước đầu làm
quen với việc sử dụng một ngôn ngữ mới. Vì vậy, chúng ta phải luôn tạo cho các
em có được niềm say mê và hứng thú trong học tập.
Để làm được điều này thì cần phải đơn giản hoá mọi nội dung sao cho phù
hợp với lứa tuổi nhỏ, tạo cho các em một không khí học tập thật sôi nổi, vui vẻ
và hào hứng. Qua đó, các em có thể học mà chơi, chơi mà học, các em sẽ tích
lũy kiến thức một cách tự nhiên, tích cực. Đây chính là lí do, chúng ta phải vận
dụng lồng ghép các trò chơi ngôn ngữ vào các tiết dạy ngoại ngữ và trong quá
trình giảng dạy, tuỳ từng nội dung bài học phải lựa chọn trò chơi cho thật phù
hợp.
Tuy nhiên, để trò chơi phát huy hiệu quả, giáo viên cần có sự chuẩn bị kỹ
càng và sắp xếp thời gian linh hoạt, đồng thời chọn trò chơi phù hợp với nội
dung bài học cũng như đối tượng học sinh. Giáo viên cũng cần chuẩn bị chu đáo
về phương tiện, dụng cụ cần thiết. Trong quá trình tổ chức trò chơi phải đi từ dễ
đến khó, không nên thực hiện ngược điều đó. Khi phạt học sinh bị thua nên có
hình phạt nhẹ nhàng, tế nhị, động viên học sinh cố gắng hơn lần sau. Khi chơi
cũng không nên thiên vị hoặc phân biệt giới tính, hoặc cố tình bắt phạt em nào.
Trong khi thực hiện trò chơi tiếng Anh, sự ồn ào trong lớp học là khó
tránh khỏi điều này sẽ dễ làm ảnh hưởng tới các lớp học khác, vì vậy giáo viên
phải thực sự là người chủ trò năng động, giải quyết mọi tình huống bất ngờ có
thể xảy ra thì mới thực hiện được trò chơi một cách hiệu quả.
Trò chơi học tập là động lực rất lớn đối với các em trong giờ học. Muốn
chơi giỏi, dĩ nhiên là phải có một lượng kiến thức tiếng Anh đủ lớn để vượt qua .
Muốn vậy, không còn cách nào khác là học sinh phải trau dồi thật nhiều từ vựng
tiếng Anh, cách phát âm từ tiếng Anh, luyện kĩ năng nói, nghe…. Sau tất cả
17



những nỗ lực đó, các em đã trờ thành một cao thủ chơi game tiếng Anh và cũng
là một học sinh tài năng trong bộ môn tiếng Anh đáng ngưỡng mộ và tự tin tham
gia các cuộc giao lưu Tiếng Anh.
III. KẾT QUẢ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG, NHÂN RỘNG

Sau một thời gian vận dụng các phương pháp dạy từ vựng đã nêu trên, tôi
nhận thấy rằng:
Các trò chơi ngôn ngữ không chỉ giúp thay đổi không khí trong tiết học
thêm sôi nổi, hảo hứng và làm cho các bài học bớt căng thẳng mà còn giúp học
sinh dễ nhớ và tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc.
Tâm lý của học sinh là rất ngại nói Tiếng Anh, và thường thì chỉ nói khi
bắt buộc phải nói. Nhưng nếu được tham gia vào các trò chơi thì các em sẽ quên
đi mọi rào cản về ngôn ngữ mà chơi một cách hăng say bằng hết khả năng để
giành lấy phần thắng. Và đó cũng là lúc mà các em tự bộc lộ được hết khả năng
nói Tiếng Anh của mình.
Thực tế cho thấy với các lớp giáo viên tổ chức trò chơi tiếng Anh thì học
sinh rất hứng thú khi đến giờ học, hiểu bài sâu hơn và tự nhiên hơn, bớt đi
những rụt rè vốn có. Với một số lớp, giáo viên không đưa trò chơi vào trong các
giờ học thì học sinh có thể sẽ ngại nói, kiến thức không sâu, e ngại khi đến giờ
học, không thật sự hứng thú về môn học.
Các trò chơi giúp học sinh vừa chơi, vừa học không chỉ ở trên lớp mà còn
ở mọi nơi, mọi chỗ, đồng thời vừa ôn luyện từ vựng một cách hiệu quả. Các trò
chơi thu hút học sinh tham gia bài học, đặc biệt là các bài ôn luyện, hội thoại để
giới thiệu chủ đề.
Tôi đã tiến hành khảo sát tại các lớp dạy vào tháng 10 năm học 2019 - 2020.
Mức độ đề khảo sát đưa ra tương đương với đề khảo sát đầu năm học trước, kết quả
khảo sát như sau:
Bài khảo sát tổng hợp về kĩ năng giao tiếp tiếng Anh.

Tổng số
học sinh

Hoàn thành
tốt
SL
TL %

ST
T

Lớp

1

3

30

11

2

4

31

3

5


24

Hoàn thành

Chưa
hoàn thành
SL
TL %

SL

TL %

36,7%

19

63,3%

0

0

13

41,9%

18


58,1%

0

0

8

33,3%

16

66,7%

0

0

Tổng số
85
32
37,6%
53
62,4%
0
0
Kết quả đạt được khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tính đến thời điểm
tháng 10 năm học 2019 - 2020 vừa qua cụ thể như sau:
18



+) Số lượng học sinh hoàn thành tốt tăng lên rõ rệt.
+) Số lượng học sinh hoàn thành tăng cao.
+) Không còn học sinh chưa hoàn thành.
Dựa vào kết quả khảo sát, tôi nhận thấy học sinh đã có kết quả tốt hơn so với
năm học trước. Các em có hứng thú học môn Tiếng Anh, tự tin hơn trong giao tiếp và
đặc biệt các em không còn “ sợ ” khi vào học các tiết học môn Tiếng Anh.
Năm học 2019 – 2020:
+ Thời gian khảo sát thực tế và thực hiện tại trường tiểu học Lệnh Khanh tôi
nhận thấy khi áp dụng trò chơi trong dạy học đã có kết quả tiến bộ rõ rệt ở học sinh.
Học sinh hứng thú hơn với bộ môn Tiếng Anh. Số lượng học sinh tham gia dự thi câu
lạc bộ tiếng Anh cấp cụm chuyên môn tăng lên so với năm học trước (Mặc dù kết quả
chưa cao nhưng sự tự tin về giao tiếp, sử dụng tiếng Anh đã tốt hơn). Học sinh có
nhiều thay đổi tích cực, tiến bộ về năng lực ngôn ngữ của các em.
+ Thời gian từ tháng 12/2019 tôi được cấp trên chuyển đến công tác tại trường
Tiểu học Đan Thượng. Do thời gian ngắn nên tôi chưa khảo sát thực tế học sinh và tôi
đã mạnh dạnh áp dụng sử dụng trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh tại cở sở. Mặc dù
thời gian giảng dạy ngắn (do nghỉ dịch cúm Covid - 19 trong nhiều tháng) nhưng tôi
nhận thấy kết quả thay đổi rất rõ rệt. Học sinh hứng thú và yêu thích môn Tiếng Anh
hơn trước, các em rất hồ hởi, vui vẻ mỗi khi có tiết Tiếng Anh. Kết quả đạt được sau
hơn một tháng tôi giảng dạy là 5/5 học sinh tham gia kì thi IOE cấp huyện đều đạt giải
( 02 giải nhì, 02 giải 3, 01 giải khuyến khích) trong khi kì thi IOE cấp trường (Ngày
thi 01/12/2019) các em chỉ đạt từ 300 đến 1130 điểm. Thời gian nghỉ dịch Covid - 19
học sinh các lớp tham gia làm bài tập trên wibside OLM.vn tích cực và kết quả tốt,
80% số lượng học sinh tham gia học trực tuyến trên Zoom.
Sáng kiến kinh nghiệm có thể là một tài liệu tham khảo dành cho giáo viên dạy
Tiếng Anh cho mọi đối tượng học sinh trong toàn huyện. Ngoài ra, ta có thể áp dụng
trong các chương trình ngoại khóa, câu lạc bộ tiếng Anh, hoặc khuyến khích học
sinh luyện tập theo nhóm. Các trò chơi cũng rèn luyện cho các em khả năng
phán đoán, sáng tạo, rèn luyện sự phản xạ nhanh nhạy, dứt khoát, tính tự tin, tạo

không khí vui tươi, thân mật và đặc biệt nâng cao được năng lực giao tiếp của
mỗi em
IV. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để thực hiện tốt sáng kiến kinh nghiệm tại cơ sở, tôi có một số giải pháp
sau:
- Chú trọng việc xây dựng kế hoạch thực hiện sáng kiến kinh nghiệm
trong đơn vị.
19


- Nâng cao nhận thức trong việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong
dạy học, tự tin thể hiện những ý tưởng, mạnh dạn áp dụng những sáng kiến của
mình trong quá trình nghiên cứu thực hiện và dạy học.
+ Tích cực làm đồ dùng học tập, áp dụng công nghệ thông tin trong dạy
học. (Đặc biệt, giáo viên khai thác thật tốt các nội dung trên trang
trong giảng dạy vì có đầy đủ nội dung sách giáo khoa,
trò chơi, bài tập củng cố, tranh ảnh, đề thi tham khảo và phần nghe)
- Tổ chức nhiều sân chơi tiếng Anh trong và ngoài lớp học để giúp học
sinh tăng khả năng sử dụng tiếng Anh và tự tin trong giao tiếp như: Tạo điều
kiện các em tham gia thi các trương trình thi tiếng Anh trên mạng như
Violympic, IOE…vv, hoặc tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh, nhóm học tiếng
Anh….vv.
- Cần tích cực dự giờ, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp để cải thiện
các phương pháp dạy học đã thực hiện và xây dựng thêm các phương pháp mới
để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh.
- Tích cực tổ chức kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực học
sinh.
Chương III
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT/ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Năng lực ngôn ngữ là năng lực mang đậm tính người mà em nào cũng có,
là tiềm năng của học sinh, chỉ cần biết cách khơi dậy là tự nó có thể phát triển
được. Tiếng Anh là môn học thực hành bộc lộ rõ nhất năng lực ngôn ngữ, cần
phải đổi mới cách dạy-học theo hướng thoát khỏi sự ràng buộc của các khuôn
hình khô cứng để đến với sự sáng tạo vốn có của nó. Người giáo viên cần nắm
được điều đó để chủ động khơi dậy khả năng tự phát triển của học sinh nhằm
phát triển tốt nhất năng lực ngôn ngữ cho các em học sinh. Đồng thời làm tăng
động cơ học tập, khiến các em tham gia tích cực vào các hoạt động học tập.
Các trò chơi ngôn ngữ rất có ích đối với người học, đặc biệt là các em học
sinh tiểu học với vốn từ vựng còn ít ỏi. Trò chơi này giúp chữa lỗi và phát triển
các yếu tố ngôn ngữ như phát âm, đánh vần,…cho học sinh. Những yếu tố này
rất quan trọng đối với học sinh trước khi thực hành các kỹ năng giao tiếp. Tổ
chức tốt trò chơi ngôn ngữ không chỉ tạo các em hứng thú hơn trong học tập mà
còn giúp các em tự tin hơn. Có cơ hội tự khẳng định mình và đánh giá nhau
trong học tập.
20


Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học Tiếng Anh là vô cùng cần thiết.
Song không nên quá lạm dụng phương pháp này. Một trong những khó khăn mà
hầu hết các giáo viên dạy ngoại ngữ nói chung, và dạy tiếng Anh nói riêng gặp
phải trong khi sử dụng trò chơi, đó là thời gian thực hiện trò chơi. Thông thường
các trò chơi tổ chức trên lớp không mất nhiều thời gian, chỉ tốn từ 5 phút đến 10
phút. Với đặc điểm lớp học ở Việt Nam thường rất đông học sinh, sử dụng trò
chơi theo nhóm hay theo cặp là rất phù hợp và hiệu quả vì tất cả học sinh trong
lớp đều có cơ hội thực hành ngôn ngữ. Điều này cho thấy, việc lựa chọn trò chơi
phù hợp là rất quan trọng, chúng ta cần phải dựa vào nội dung bài học, vào điều
kiện cơ sở vật chất của trường và thời gian trong từng tiết học để thiết kế trò

chơi phù hợp.
Tóm lại, để việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ mang lại hiệu quả cao
trong dạy và học tiếng Anh, giáo viên nên xem việc sử dụng trò chơi là một phần
không thể thiếu trong giờ học, liên tục tổ chức các trò chơi để học sinh tham gia
trên lớp, tạo bầu không khí học tiếng Anh vui vẻ, thư giãn, nhiệt huyết, và mang
tính hợp tác. Ngoài ra, để tạo được hứng thú học tập cho học sinh thì việc lựa
chọn phương pháp giảng dạy rất quan trọng. Phương pháp sử dụng trò chơi
trong giảng dạy tiếng Anh có tác dụng tích cực trong việc tạo hứng thú học tập
cho học sinh. Tuy nhiên, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp
giảng dạy khác nhau nhằm khai thác tối đa tiềm năng học tập của các em.
II. ĐỀ XUẤT/ KIẾN NGHỊ

1. Đối với giáo viên
Trước khi thực hiện sáng kiến này, giáo viên cần nghiên cứu kĩ các nguồn tài
liệu có liên quan đến từng đơn vị kiến thức cần sử dụng.
Tuỳ theo mức độ nhận thức của từng đối tượng học sinh và nội dung bài học
mà giáo viên lựa chọn các phương pháp dạy học sao cho phù hợp và đạt hiệu quả
cao nhất.
Tích cực làm đồ dùng học tập và tăng cường nghiên cứu và áp dụng công
nghệ thông tin vào dạy học.
Tích cực nghiên cứu phương pháp, trau dồi kiến thức, trình độ chuyên
môn của bản thân và trao đổi với đồng nghiệp để hoàn thiện hơn sáng kiến kinh
nghiệm để từ đó áp dụng sáng kiến kinh nghiệm mới đạt được hiệu quả như
mong muốn.
2. Đối với nhà trường
Tạo điều kiện về thời gian, không gian, và đặc biệt tăng cường về cơ sở
vật chất tổ chức các hoạt động dạy, học tiếng Anh và tổ chức được các sân chơi
tiếng Anh cho học sinh trong trường.
21



3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
Tổ chức các chuyên đề về vấn đề nghiên cứu (Áp dụng trò chơi trong dạy
học Tiếng Anh) để giáo viên được dự giờ, nghiên cứu trao đổi học hỏi các đồng
nghiệp, cùng tìm ra các biện pháp hay.
Trên đây là một số kinh nghiệm về “Áp dụng trò chơi trong dạy học tiếng
anh để nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học”. Từ việc việc phân
tích các ví dụ cụ thể, với sáng kiến này tôi hy vọng giúp đồng nghiệp một phần nhỏ
trong quá trình giảng dạy. Sáng kiến không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong
muốn nhận được những đề nghị, góp ý bổ ích từ các đồng nghiệp và các cấp lãnh
đạo giúp đỡ, bổ sung cho tôi để sáng kiến được đầy đủ, khoa học hơn để có thể vận
dụng được tốt hơn và nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học trong những năm học
tiếp theo.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Đan Thượng, ngày ….. tháng …. năm 2020
Tác giả sáng kiến

Nguyễn Đức Thắng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách em học giỏi Tiếng Anh 3 , 4, 5 - Đại Lợi – NXB Đại học quốc gia
Hà Nội
- Sách bài tập Tiếng Anh 3, 4, 5 - Hoàng Văn Vân ( Tổng chủ biên)
NXB giáo dục.
- Sách giáo khoa tiếng Anh 3, 4, 5 - Hoàng Văn Vân ( Tổng chủ biên)
NXB giáo dục.
- Các Website tham khảo
( Đăng nhập tài khoản giáo viên)
/> />
/> /> />22



/> /> />

/>
23


×