Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Xây dựng phương pháp làm sách truyện xúc giác hỗ trợ giờ học kể chuyện của học sinh khiếm thị mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.97 KB, 11 trang )

Năm học 2008 – 2009

XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP LÀM SÁCH TRUYỆN XÚC GIÁC
HỖ TRỢ GIỜ HỌC KỂ CHUYỆN
CỦA HỌC SINH KHIẾM THỊ MẦM NON.
Đinh Lan Phương
Sinh viên năm 4, Khoa GDĐB
GVHD: ThS. Hoàng Thị Nga
1. Phần mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Cũng như mọi trẻ em, để có thể phát triển hết khả năng của mình thì trẻ
khiếm thị phải được tiếp cận với phương pháp dạy học, đồ dùng, dụng cụ phù
hợp với việc học của trẻ. Với trẻ sáng, truyện tranh là phương tiện hỗ trợ đắc lực
cho học sinh và giáo viên trong giờ kể chuyện. Tuy nhiên, loại sách truyện này
lại không thể sử dụng được cho học sinh khiếm thị, đặc biệt là học sinh mù.
Qua quá trình thực tế tại một số trường khiếm thị chuyên biệt, thấy rằng,
giáo viên vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp đọc, kể bằng lời và giải thích, minh
họa bằng một số mô hình, vật thật cho câu chuyện thêm sinh động. Cách làm này
cũng là một phương pháp dạy học nhưng sẽ làm học sinh rất khó ghi nhớ nếu
không được trực tiếp sờ, trực tiếp cảm nhận bằng xúc giác toàn bộ câu chuyện.
Để khắc phục tình trạng trên trường Nguyễn Đình Chiểu đã làm sách truyện
nổi nhưng phương pháp làm những cuốn truyện này chỉ đơn giản là giáo viên tự
chọn một số truyện tranh của trẻ sáng rồi chuyển thành những tranh hình nổi. Về
mặt lý thuyết, những cuốn sách này sẽ có hiệu quả giáo dục tốt hơn, phục vụ đắc
lực hơn cho giờ kể chuyện của học sinh mầm non. Nhưng hiệu quả thực sự của
những cuốn sách truyện tranh này như thế nào vẫn chưa được đo lường, kiểm
chứng. Ngoài ra, việc làm sách truyện nổi chỉ đơn giản bằng cách tự giáo viên
chọn sách truyện, rồi tự ý chuyển tranh hình phẳng thành tranh hình nổi cũng
chưa phải là một phương pháp tối ưu.
Thấu hiểu được những khó khăn đó, người nghiên cứu đi sâu tìm hiểu vấn
đề và giới thiệu một phương pháp làm sách truyện xúc giác mới, khác với


phương pháp hiện nay của giáo viên qua đề tài “Xây dựng phương pháp làm sách
truyện xúc giác hỗ trợ giờ học kể chuyện của học sinh khiếm thị mầm non”.
1.2 Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu

34


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

1.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
a. Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết để tìm hiểu lịch
sử cũng như cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
b. Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc trong nghiên cứu khoa học giáo
dục để xác định nội hàm của các khái niệm: Trẻ khiếm thị mầm non, phương
pháp, sách truyện xúc giác.
1.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
c. Phỏng vấn: Xác định rõ nhu cầu và một số cơ sở thực tiễn cho đề tài
nghiên cứu .
d. Thực nghiệm sư phạm: Xây dựng phương pháp làm sách truyện xúc giác
hỗ trợ giờ kể chuyện của học sinh khiếm thị mầm non.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Do những hạn chế về mặt thời gian và nhân lực, đề tài chỉ chọn mẫu nghiên
cứu tại cơ sở có số học sinh khiếm thị mầm non đông nhất hiện nay là trường
PTĐB Nguyễn Đình Chiểu.
2. Nội dung
2.1. Sách truyện xúc giác
Sách truyện xúc giác là loại sách truyện làm từ các chất liệu mang lại cảm
giác xúc giác khác biệt khi sờ đọc bằng tay.
Sách truyện xúc giác ra đời từ nhu cầu học tập của trẻ khiếm thị. Sách
truyện xúc giác có thể sử dụng nội dung của sách truyện tranh dành cho trẻ sáng

cùng độ tuổi. Sau đó, dựa trên các sự vật, sự kiện và nhân vật được đề cập trong
truyện, nhà sản xuất lựa chọn các chất liệu có thể là minh họa xúc giác phù hợp
giúp trẻ khiếm thị sờ, nhận biết, nhớ và hiểu nội dung câu chuyện.
Dựa trên mức độ phát triển của học sinh, minh họa xúc giác có thể là vật
thật, trùng khớp với sự vật được nhắc đến trong truyện chẳng hạn như: cái thìa,
cái bát, chiếc đồng hồ, cây bút,… hoặc một phần của sự vật được nhắc đến như:
tay áo thay cho cả chiếc áo, viên ngói thay cho cả ngôi nhà, chuôi dao thay cho
cả con dao,… hoặc hoàn toàn chỉ là biểu tượng nhưng biểu tượng ấy mô tả được
đặc điểm đặc trưng nhất của sự vật, đồ vật, giúp trẻ dễ liên tưởng, ví dụ: miếng
khổ qua tượng trưng cho con cá sấu, miếng lông mềm tượng trưng cho con thỏ,
miếng vải cứng tượng trưng cho con sói, …

35


Năm học 2008 – 2009

Sách truyện xúc giác thường không có bán trên thị trường mà do tự làm là
chủ yếu. Phụ huynh và giáo viên của trẻ khiếm thị có thể tự làm những cuốn
truyện như vậy để phục vụ nhu cầu học tập của con em mình. Tuy nhiên, những
quyển sách như vậy hiện vẫn còn rất hiếm hoi. Kể cả những trường khiếm thị lớn
ở nước ta như trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu, loại sách này cũng chỉ đếm
trên đầu ngón tay.
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực tiễn
2.2.1.Vài nét về khách thể nghiên cứu
Nơi thực hiện nghiên cứu
Khách thể: 20 học sinh mầm non, thuộc khối mẫu giáo của trường PTĐB
Nguyễn Đình Chiểu.

- Lớp MG2: 10 học sinh, tuổi từ 5-9 tuổi.

+ Gồm 2 học sinh nhìn kém và 8 học sinh mù hoàn toàn.
+ Trình độ: 6 trẻ có trình độ phát triển ở lứa tuổi 5-6 tuổi
2 trẻ có trình độ phát triển ở lứa tuổi 4-5 tuổi.
2 trẻ có trình độ phát triển ở lứa tuổi dưới 3 tuổi.

- Lớp MG3: 10 học sinh, tuổi từ 4 -7 tuổi.
+ Gồm 4 học sinh nhìn kém và 6 học sinh mù hoàn toàn.
+ Trình độ: 4 trẻ có trình độ phát triển ở lứa tuổi 5-6 tuổi.
6 trẻ có độ tuổi phát triển ở lứa tuổi 4-5 tuổi.

- Sự hợp tác của học sinh tương đối tốt, đa số học sinh có ý thức nghe lời
người thực nghiệm, tinh thần học tập tốt.
- Sự hỗ trợ của giáo viên: Giáo viên bước đầu nhận ra ưu điểm của phương
pháp mới nên sẵn sàng hợp tác.
2.2.2. Tổ chức thực hiện
 Mục đích thử nghiệm
Thử nghiệm để kiểm chứng giá trị thực tiễn, tính khả thi và mức độ hiệu
quả của phương pháp làm sách truyện xúc giác đã xây dựng, từ đó, tính đến việc
khắc phục những điểm còn hạn chế nhằm hoàn thiện phương pháp.

36


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

 Nội dung thực hiện
- Khảo sát nhu cầu xây dựng phương pháp làm sách truyện xúc giác hỗ trợ
giờ học kể chuyện của học sinh khiếm thị mầm non, trường PTĐB Nguyễn Đình
Chiểu.
- Dự thảo các bước làm sách truyện xúc giác hỗ trợ giờ học kể chuyện của

học sinh khiếm thị mầm non từ 3 đến 6 tuổi.
+ Chọn truyện để đọc/kể
+ Phân chia cảnh
+ Chuẩn bị nguyên vật liệu
+ Tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung câu chuyện
+ Tổ chức cho học sinh lựa chọn biểu tượng xúc giác minh họa cho nhân
vật và ngữ cảnh.
+ Thiết kế bối cảnh sao cho phù hợp với đặc điểm tri giác bằng hình ảnh
của trẻ khiếm thị và trẻ sáng.
+ Trình bày các biểu tượng xúc giác cho phù hợp ngữ cảnh và nội dung
+ Đóng và hoàn thiện sách
+ Tổ chức cho học sinh sờ vào các minh họa xúc giác để kể lại câu
chuyện.
- Chọn mẫu nghiên cứu
- Tiến hành thử nghiệm
- Xử lý kết quả
 Phương pháp thực hiện
- Phỏng vấn giáo viên.
- Dùng phiếu điều tra.
- Giảng dạy trên lớp.
- Tọa đàm, chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm.
 Thời gian

37


Năm học 2008 – 2009

THỜI GIAN


CÔNG VIỆC CỤ THỂ
- Soạn bảng câu hỏi phỏng vấn
5/11/2008 đến
- Phỏng vấn giáo viên
30/11/2008
- Xử lý kết quả phỏng vấn
- Sưu tầm tài liệu
01/12/2008
- Đọc, phân tích, chọn lọc và tổng hợp thông tin.
đến
- Dự thảo các bước làm sách truyện xúc giác hỗ trợ giờ học kể
02/02/2009
chuyện của học sinh khiếm thị mầm non từ 3 đến 6 tuổi.
03/02/2009 - Tìm hiểu đối tượng nghiên cứu tại trường Nguyễn Đình
đến
Chiểu.
21/03/2009 - Chọn mẫu ngẫu nhiên (học sinh khiếm thị từ 3-6 tuổi)
22/03/2009
- Chọn truyện, dự kiến các nguyên vật liệu cần thiết
đến
- Gặp gỡ giáo viên, học sinh trước khi thực nghiệm
22/04/2009
23/04/2009
đến
29/04/2009

- Tiến hành giảng dạy trên 2 lớp MG2 và MG3 tại trường
PTĐB Nguyễn Đình Chiểu
- Dùng phiếu điều tra thu kết quả sau các tiết thực nghiệm
- Tọa đàm, chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm.


04/05/2009
đến
12/05/2009
13/05/2009
đến
15/05/2009

- Giáo viên tại lớp MG2 và MG3 áp dụng phương pháp vào tiết
dạy trên lớp.
- Góp ý, nhận xét về phương pháp
- Thu kết quả, xử lý kết quả
- Hoàn thiện phương pháp
- Bảo vệ đề tài

 Tiến hành thử nghiệm tại 2 lớp MG2 và MG3 (Trường PTĐB Nguyễn
Đình Chiểu)
Người thực nghiệm: Đinh Lan Phương
Người dự giờ: Hoàng Thị Lương
Trần Thụy Như Hòa
Bài giảng Truyện “Chú Dê Đen”
Chuẩn bị
- Thuộc nội dung câu chuyện.
- Dự kiến nguyên vật liệu:

38


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH


+ Da thuộc có lông mềm màu trắng, bông (lông Dê Trắng)
+ Ống hút, cành cây nhỏ (sừng Dê Trắng)
+ Vỏ(mềm) chai nước, giấy bìa cứng cắt khổ 1x10cm (móng Dê Trắng)
+ Bong bóng, giấy (tim Dê Trắng)
+ Râu bắp, len, chỉ trắng (râu Dê)
+ Keo đốt (sừng Dê Đen)
+ Nắp chai nước (móng Dê Đen)
+ Nhôm mỏng (tim Dê Đen)
+ Khăn lông màu đen, mút (lông Dê Đen)
+ Vải xù màu tím đen (lông Sói)
+ Keo (để trẻ dán)
+ Bìa cứng (để làm nên cho bối cảnh)
 Tiến hành
- Tiết 1: (Ngày 23/04/2009)
+ Kể toàn bộ câu chuyện cho học sinh nghe lần một và nêu 2 câu hỏi đơn
giản: tên câu chuyện là gì và tên tác giả của chuyện là ai?
+ Kể chuyện câu chuyện lần 2 và giải nghĩa từ khó, từ mới cho học sinh
hiểu: quát, gây sự, chuồn thẳng…
+ Kể chuyện lần 3, đặt 4 câu hỏi trong nội dung bài học để học sinh trả lời:
 Tên truyện là gì? Tác giả của câu chuyện là ai?
 Trong truyện có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?
 Dê Trắng bị Sói làm gì?
 Sói có ăn thịt được Dê Đen không? (Giải thích: Sói không ăn thịt được
Dê Đen vì Dê Đen hơn Dê trăng ở chỗ nó rất dũng cảm, chứ không
phải vì nó có móng đồng, sừng kim cương và tim thép)
+ Củng cố và kết thúc tiết một.
- Tiết 2: (Ngày 24/04/2009)

39



Năm học 2008 – 2009

 Nêu yêu cầu của tiết 2: Chọn các chất liệu tượng trưng cho các nhân vật
trong truyện
 Kể câu chuyện từ một đến hai lần cho học sinh nhớ lại.
 Chọn biểu tượng xúc giác cho dê đen và dê trắng:
 Phát nguyên vật liệu theo từng cặp cho từng học sinh
Lông mềm màu trắng, khăn vải xù xì màu đen
Hỏi: Các con chọn chất liệu nào làm lông dê trắng, chất liệu nào làm
lông dê đen?
Học sinh: Tất cả chọn lông mềm màu trắng làm lông dê trắng và khăn
xù xì màu đen làm lông dê đen.
 Phát cho học sinh các chất liệu có thể chọn làm móng của dê đen và
yêu cầu các em chọn. Giáo viên chọn chất liệu được học sinh chọn nhiều
nhất.
 Tương tự: cho học sinh chọn các chất liệu làm sừng và tim của dê
trắng và dê đen
 Học sinh chọn biểu tượng làm râu dê: Râu bắp, len, chỉ trắng
 Chọn biểu tượng cho Sói: Vải xù màu tím đen
 Gọi học sinh nêu nhân vật và sự kiện trong truyện “Chú Dê Đen”.
 Giáo viên đặt câu hỏi về Dê Trắng, Dê Đen và Sói:
 Sói đã làm gì Dê Trắng?
 Dê Đen đã làm gì để Sói không ăn thịt mình? (Thông qua câu trả lời
của học sinh, giáo dục các em về lòng can đảm, không bắt nạt bạn bè,
ai mà bắt nạt bạn bè thì phải can đảm chống lại không được yếu ớt như
Dê Trắng)
 Giáo viên cung cấp nguyên vật liệu để học sinh lựa chọn biểu tượng xúc
giác cho nhân vật và ngữ cảnh trong câu chuyện.
 Học sinh chọn:

 Dê Trắng: da thuộc có lông mềm màu trắng (lông), vỏ (mềm) chai
nước (móng), bong bóng (tim), ống hút (sừng),

40


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

 Dê Đen: khăn lông mềm màu đen (lông), nắp chai nước (móng), nhôm
mỏng (tim), keo đốt (sừng).
 Sói: vải xù tím đen (lông).
 Râu Dê: râu bắp.
 Thống nhất ý tưởng của các học sinh, phát các tấm bìa cứng và keo,
hướng dẫn cho học sinh tự dán các nguyên vật liệu trên giấy ngay trong tiết.
 Giáo viên thu lại các sản phẩm của học sinh lại.
 Củng cố (nhắc lại và cho học sinh sờ các phần đã dán để học sinh nhớ)
các nguyên vật liệu dùng để làm nhân vật Dê Trắng, Dê Đen và Sói, kết lại câu
chuyện và kết thúc tiết 2.
Dựa trên ý tưởng của học sinh, GV gia công thêm và hoàn thành sản phẩm.
- Tiết 3: (Ngày 29/04/2009)
 Nêu yêu cầu của tiết học.
 Giáo viên vừa kể chuyện vừa cho học sinh sờ vào sách truyện nổi.
 Học sinh sờ và tự kể lại toàn bộ câu chuyện.
 Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra mức độ hiểu của học sinh.
Lớp MG3:
Người thực nghiệm: Đinh Lan Phương
Người dự giờ: Nguyễn Thanh Loan
Nguyễn Thị Cẩm Loan
Bài giảng truyện “Chú Thỏ tinh khôn”
Chuẩn bị:

- Nội dung câu chuyện.
- Nguyên vật liệu dự kiến:
+ Chỉ trắng, khăn mặt, da thuộc có lông mềm màu trắng (lông Thỏ)
+ Túi ni-lon (suối)
+ Cỏ khô, cỏ giả bằng nhựa (cỏ)
+ Vỏ quả vải phơi khô, khổ qua phơi khô (da Cá Sấu)

41


Năm học 2008 – 2009

+ Keo (để trẻ dán)
+ Bìa cứng (để làm nên cho bối cảnh)
Tiến hành:
- Tiết 1: (Ngày 23/04/2009)
+ Kể toàn bộ câu chuyện cho học sinh nghe lần một và nêu 2 câu hỏi đơn
giản: tên câu chuyện là gì và tên tác giả của chuyện là ai?
+ Kể chuyện câu chuyện lần 2 và giải nghĩa từ khó, từ mới cho học sinh
hiểu:bứt ngọn cỏ non, nhai ngốn ngấu, nằm im, đớp, nhảy phốc…
+ Kể chuyện lần 3, đặt 4 đến 5 câu hỏi trong nội dung bài học để học sinh
trả lời:
 Tên truyện là gì? Tác giả của câu chuyện là ai?
 Trong truyện có mấy nhân vật? Tên chúng là gì?
 Thỏ nhảy phốc là nhảy như thế nào?
 Có bạn nào biết Cá Sấu và Thỏ sống ở đâu?
+ Củng cố và kết thúc tiết một.
- Tiết 2: (Ngày 24/04/2009)
 Kể lại câu chuyện từ 1 đến 2 lần cho học sinh nhớ lại.
 Giới thiệu, cho học sinh sờ vào các nguyên vật liệu giáo viên đã chuẩn

bị sẵn và nêu tên của chúng.
 Lông Thỏ: Chỉ trắng, khăn mặt, da thuộc có lông mềm màu trắng
 Cá Sấu: Vỏ quả vải phơi khô, khổ qua phơi khô
 Cỏ: cỏ thật phơi khô, cỏ giả.
 Suối: bao ni-lông
 Gọi học sinh nêu nhân vật và sự kiện trong truyện “Chú Thỏ tinh khôn”.
 Giáo viên đặt câu hỏi về 2 nhân vật Thỏ và Cá Sấu:
 Thỏ và Cá Sấu, ai thích Thỏ, ai thích Cá Sấu? Tại sao?
 Tại sao Thỏ có thể trốn thoát và không bị Cá Sấu ăn thịt?

42


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

 Giáo viên cung cấp nguyên vật liệu để học sinh lựa chọn biểu tượng xúc
giác cho nhân vật và ngữ cảnh trong câu chuyện.
 Học sinh chọn:
 Thỏ: da thuộc có lông mềm màu trắng.
 Cá Sấu: vỏ quả khổ qua làm da, gai mít làm đuôi
 Cỏ: cỏ thật phơi khô.
 Suối: túi ni-lôn.
 Thống nhất ý tưởng của các học sinh, phát các tấm bìa cứng và keo,
hướng dẫn cho học sinh tự dán các nguyên vật liệu trên giấy ngay trong tiết.
 Giáo viên thu lại các sản phẩm của học sinh lại.
 Củng cố (nhắc lại và cho học sinh sờ các phần đã dán để học sinh nhớ)
các nguyên vật liệu dùng để làm nhân vật Thỏ và Cá Sấu, kết lại câu chuyện và
kết thúc tiết 2.
Ngoài giờ lên lớp GV gia công lại, dựa trên ý tưởng của học sinh, giáo viên
gia công thêm và hoàn thành sản phẩm.

- Tiết 3: (Ngày 29/04/2009)
 Giáo viên vừa kể lại truyện vừa cho học sinh sờ vào các sách truyện nổi
 Giáo viên gọi học sinh lên, phát truyện nổi cho các em và đề nghị học
sinh vừa sờ vừa kể lại chuyện.
 Khi học sinh kết thúc câu chuyện, giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra mức
độ hiểu của học sinh
Các sản phẩm đã hoàn thiện được để ở góc văn học trong lớp (để bất cứ
lúc nào học sinh cũng có thế mở sách ra đọc).
3. Kết luận
Qua bước đầu thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng phương pháp trên là
một phương pháp tốt có thể đưa vào tiết kể chuyện, nhằm mang lại cho trẻ khiếm
thị sự hứng thú, hăng hái khi tham gia vào tiết dạy, đồng thời giúp các em phát
triển các kĩ năng sờ, kĩ năng định vị… và giúp các em phát triển trí nhớ.
Trẻ thực hiện các yêu cầu sờ và lựa chọn các chất liệu một cách hứng thú.
Tuy lúc đầu trẻ có vẻ hơi ngại ngùng và chưa hiểu tại sao lại được sờ vào những

43


Năm học 2008 – 2009

chất liệu này trong giờ học nhưng khi được giải thích và chỉ dẫn trẻ tham gia vào
tiết học rất nhiệt tình, kể cả những em bị đa tật, chúng cũng muốn được sờ vào
các nguyên vật liệu lâu hơn.
Việc sử dụng những chất liệu thường thấy trong cuộc sống vào tiết học
không những tạo điều kiện cho trẻ khiếm thị liên hệ với môi trường và cuộc sống
xung quanh mà còn giúp các em có những kiến thức mới đồng thời ôn lại những
kiến thức cũ.
Sau mỗi lần các nguyên vật liệu mới xuất hiện thì khả năng khám phá, lựa
chọn của trẻ nhanh hơn, hợp lý hơn. Điều này giúp trẻ tham gia vào tiết học một

cách dễ dàng, hứng thú và không bị nhàm chán.

44



×