BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN
TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN THEO QUY
ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Tp. Hồ Chí Minh – Năm…..
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN
TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành
Mã số
: Luật Kinh tế
:
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS TS………
2. TS ……….
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2020
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................................ ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................................... 1
TÓM TẮT LUẬN VĂN ..................................................................................................................... 1
TỪ KHÓA .............................................................................................................................................. 1
ABSTRACT ........................................................................................................................................... 1
KEY WORD........................................................................................................................................... 1
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................................................ 1
2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................................. 2
2.1. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................................... 2
2.2. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................................. 2
3. Tình hình nghiên cứu ................................................................................................................................... 2
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3
4.1 Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................... 4
4.2 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................. 4
4.3 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................. 5
Về không gian :….......................................................................................................................... 5
Về thời gian :…............................................................................................................................... 5
5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết ........................................................... 5
5.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 5
5.2. Khung lý thuyết ......................................................................................................................... 5
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài ............................................................................... 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN VIỆT NAM .......................................................................................... 5
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM QUYỀN TÁC GIẢ ............................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và mục đích bảo hộ quyền tác giả......................................................... 7
1.1.1.1. Khái niệm quyền tác giả ............................................................................................... 7
1.1.1.2. Đặc điểm quyền tác giả ................................................................................................. 9
1.1.1.3. Mục đích bảo hộ quyền tác giả ........... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm về quyền nhân thân trong quyền tác giảError! Bookmark
not defined.
1.1.2.1. Khái niệm về quyền nhân thân trong quyền tác giả ....................... Error!
Bookmark not defined.
1.1.2.2. Đặc điểm về quyền nhân thân trong quyền tác giả ......................... Error!
Bookmark not defined.
1.1.3. Khái niệm và đặc điểm về quyền tài sản trong quyền tác giảError! Bookmark not
defined.
1.1.3.1. Khái niệm về quyền tài sản trong quyền tác giả..... Error! Bookmark
not defined.
1.1.3.2. Đặc điểm về quyền tài sản trong quyền tác giả ...... Error! Bookmark
not defined.
1.1.4. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả Error! Bookmark not defined.
1.2. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN
TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN VIỆT NAM .................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm về giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Việt NamError!
Bookmark
not defined.
1.2.1.1. Khái niệm về tranh chấp quyền tác giả tại Việt Nam .................... Error!
Bookmark not defined.
1.2.1.2. Khái niệm về giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Việt Nam
....................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Phân loại các tranh chấp về quyền tác giả ................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2.1. Các tranh chấp về quyền tác giả liên quan đến quyền nhân thân
....................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2.2. Các tranh chấp về quyền tác giả liên quan đến quyền tài sản... Error!
Bookmark not defined.
1.2.3. Đặc điểm của giải quyết các tranh chấp về quyền tác giả tại Tòa án Việt Nam Error!
Bookmark not defined.
1.2.3.1. Đặc điểm về thẩm quyền xét xử của Tòa án.... Error! Bookmark not
defined.
1.2.3.2. Đặc điểm về chứng cứ chứng minh quyền tác giả. Error! Bookmark
not defined.
1.2.3.3. Đặc điểm về các yêu cầu Tòa án trong giải quyết các tranh chấp
....................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN Error!
Bookmark not defined.
1.3.1. Nguyên tắc chứng minh tác phẩm tranh chấp thuộc sở hữu tác giả .................... Error!
Bookmark not defined.
1.3.1.1. Nghĩa vụ chứng minh ai là tác giả của tác phẩm tranh chấp .... Error!
Bookmark not defined.
1.3.1.2. Các chứng cứ chứng minh ai là tác giả của tác phẩm tranh chấp
....................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Nguyên tắc áp dụng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền tác giả
tại Tòa án .............................................................................................. Error! Bookmark not defined.
1.3.2.1. Nguyên tắc áp dụng các văn bản pháp luật Việt Nam trong giải
quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án ......... Error! Bookmark not defined.
1.3.2.2. Nguyên tắc áp dụng các điều ước quốc tế và Việt Nam có tham gia
trong giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án ....... Error! Bookmark not
defined.
1.3.3. Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh trong giải quyết tranh chấp
quyền tác giả ....................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.3.1. Cung cấp chứng cứ trong giải quyết tranh chấp quyền tác giả Error!
Bookmark not defined.
1.3.3.2. Nghĩa vụ chứng minh trong giải quyết tranh chấp quyền tác giả
....................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ TẠI
TÒA ÁN.............................................................................................Error! Bookmark not defined.
2.1. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC TRANH CHẤP QUYỀN TÁC
GIẢ.................................................................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các tranh chấp quyền tác giả theo quan
hệ dân sự .............................................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các tranh chấp quyền tác giả theo quan
hệ quyền tác giả ................................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2. CÁC VỤ ÁN THỰC TẾ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ ĐƯỢC GIẢI
QUYẾT TẠI TÒA ÁN............................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Các vụ án giải quyết tranh chấp quyền tác giả được giải quyết tại Tòa án Việt Nam
................................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Các vụ án giải quyết tranh chấp quyền tác giả được giải quyết tại Tòa án Hoa Kỳ
................................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. So sánh sự khác biệt giữa giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án Viêt Nam
và Hoa Kỳ.............................................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.3. NHỮNG ĐIỂM CÒN HẠN CHẾ TRONG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN VIỆT NAM .... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Thời gian xét xử trong các vụ án tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án Việt Nam
................................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Các hình thức chế tài, xử phạt trong các phán quyết của Tòa án Việt Nam....... Error!
Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: ĐÓNG GÓP Ý KIẾN HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
ĐỂ VIỆC THỰC HIỆN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN
...............................................................................................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN.......................................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC VAN BẢ N QUY PHẠ M PHAP LUẠ TError!
Bookmark
not
defined.
PHỤ LỤC 1......................................................................Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC 2......................................................................Error! Bookmark not defined.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là –là học viên lớp Cao học Khóa 08 - 2chuyên ngành Luật kinh
tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận
văn thạc sĩ luật học với đề tài “………………….” (Sau đây gọi tắt là “Luận
văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này
là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người
hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan
điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn
cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng
trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực.
Học viên thực hiện
Chữ ký
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
QTG
Quyền tác giả
SHTT
Sở hữu trí tuệ
§
Điều
Nhà ở HTTTL
Nhà ở hình thành trong tương lai
TSBĐ
Tài sản bảo đảm
UBND
Ủy Ban Nhân Dân
TÓM TẮT LUẬN VĂN
(Phần tóm tắt ngắn gọn tối thiểu 100 và tối đa 300 từ)
TỪ KHÓA
(Tối thiểu 5 từ khóa)
ABSTRACT
(Abstract should be from 100 to 300 word)
KEY WORD
(At least 5 key words)
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước thì vấn đề sở hữu trí tuệ
nói chung và quyền tác giả nói riêng luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta
quan tâm và hoàn thiện thông qua các hoạt động quản lý nhà nước về vấn đề
này. Những quy định của Luật sở hữu trí tuệ nước ta đã công nhận và bảo hộ
quyền tác giả nhằm đáp ứng với yêu cầu trong lĩnh vực này. Bằng các quy định
cụ thể của Luật Sở hữu trí tuệ ở nước ta cơ bản đã từng bước góp phần hoàn
thiện hơn quy định về quyền tác giả, từ đó, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ thể có liên quan.
Ở nước ta hiện nay thì bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng thể hiện rõ
nét là công cụ phát triển kinh tế hiệu quả ở Việt Nam. Cùng với sự phát triển
đất nước thì nước ta cũng cần dần bắt nhịp với thế giới trong giai đoạn mới.
Đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, hoạt động bảo vệ quyền SHTT nói chung và
quyền tác giả nói riêng đã được quan tâm và bước đầu sử dụng, khai thác hiệu
quả, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua. Thông
qua hoạt động về biểu diễn ở nước ta trong giai đoạn mới thì tại Việt NamCác
quyền tác giả được pháp luật bảo hộ, bao gồm quyền nhân thân và quyền tài
sản.
Trong bối cảnh thế giới đang diễn biến phức tạp, nền kinh tế - xã hội
trong nước tiếp tục đối mặt với những khó khăn, do đó, hoạt động về bảo vệ
quyền tác giả đã có nhiều chuyển biến mới từ đó bắt buộc đất nước ta có những
quy định pháp lý nhằm bảo vệ quyền tác giả để đáp ứng với quá trình hội nhập
và phát triểnín dụng của Việt Nam. Trong khi các hoạt động về bảo vệ sở hữu
trí tuệ và quyền tác giả đã góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về vấn đề trên. Từ
đó, tạo nên sự ổn định và phát triển của vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ từ
những yếu tố cấu thành như quyền tác giả nói chung. Giải quyết tranh chấp dân
sự về quyền tác giả (một loại tranh chấp dân sự về quyền SHTT) tại Tòa án là
phương thức bảo vệ quyền tác giả hữu hiệu và phổ biến nhất trên thế giới hiện
nay. Pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều quy định về thủ tục khởi kiện
và các biện pháp chế tài dân sự mà Tòa án có thể áp dụng để bảo vệ quyền tác
giả. Theo quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân
sự (BLTTDS) năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì khi quyền tác
giả của một chủ thể bị xâm phạm, chủ thể đó có quyền khởi kiện đến Tòa án có
thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Thực tiễn
trong những năm qua cho thấy, các tranh chấp về quyền tác giả ngày càng
nhiều và nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân
tối cao (TANDTC) và tại một số tòa án ở địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng và
thành phố Hồ Chí Minh thông qua một số các vụ án tranh chấp về quyền tác
i
giả được các Tòa án thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự còn rất hạn
chế. Hơn nữa, ngay cả trong số rất ít các vụ án tranh chấp về quyền tác giả đã
được giải quyết tại Tòa án thì cũng có không ít vụ án đã bị hủy nhiều lần để xét
xử lại theo thủ tục chung, gây thiệt hại cho các đương sự
Trên thế giới thì vấn đề bảo vệ quyền tác giả đã được diễn ra nhiều với
những quy định chặt chẽ, cụ thể. Thông qua việc bảo vệ quyền tác giả đã góp
phần trong việc bảo hộ quyền tác giả và góp phần nâng cao giá trị tác phẩm.
Tuy nhiên, trong thực tế tình trạng vi phạm các quy định về quyền tác giả vẫn
còn diễn ra thường xuyên, ảnh hưởng đến lợi ích của tác giả. Thực tiễn ban
hành và áp dụng quy định về quyền tác giả bên cạnh những kết quả đạt được
thì còn những khó khăn, vướng mắc. Trong xu thế các quy định về quyền cuả
tác giả càng cần thiết phải được bảo vệ thì hoạt động này trong thực tiễn áp
dụng còn nhiều vướng mắc, bất cập như: quá trình áp dụng trong thực tế chưa
đạt hiệu quả cao, các quy định về vấn đề này còn nhiều thiếu sót và hạn chế bởi
tác động của các nhân tố khách quan lẫn chủ quan. Với vai trò quan trọng đó
thì việc nghiên cứu các quy định về vấn đề này là điều vô cùng cần thiết. Do
đó, lựa chọn đề tài: Giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án theo qu y
định của pháp luật Việt Nam làm luận văn tốt nghiệp. Thông qua việc tìm hiểu
một cách cụ thể, chi tiết những vấn đề lý luận pháp luật và thực tiễn liên quan
hiệu quả áp dụng các quy định về quyền tác giả trong thực tế ở nước ta hiện
nay.
2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu
2.1. Giả thuyết nghiên cứu
Quyền tác giả là một trong những quyền quan trọng trong quá trình xây
dựng và bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Quyền tác giả và giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại tòa án được đặt trong
giả thiết quá trình hội nhập và phát triển nền kinh tế và hoạt động thương mại
điện tử, cách mạng 4.0 trong giai đoạn mới. Giả thiết nghiên cứu là việc áp
dụng các quy định của BLTTDS 2015 và yêu cầu về đảm bảo quyền và lợi ích
của các tác giả khi xảy ra các tranh chấp.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm làm rõ các câu hỏi nghiên cứu :
Thứ nhất: Các cơ sở lý luận của về các tranh chấp quyền tác giả cần
được giải quyết bởi Tòa án?
Thứ hai: Tại sao chưa có nhiều tranh chấp về quyền tác giả được giải
quyết bởi Tòa án tại Việt Nam?
Thứ ba: Những yếu tố nào cần thiết trong pháp luật Việt Nam cần có để
việc giải quyết tranh chấp quyền tác giả được giải quyết tốt hơn bởi Tòa án?
3. Tình hình nghiên cứu
Giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án là lĩnh vực được nghiên
cứu rất lâu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Qua quá trình tìm kiếm, thu
thập tài liệu, tác giả nhận thấy vấn đề xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả
trong môi trường kỹ thuật số tại Việt Nam còn tương đối mới. Vì vậy, các công
trình nghiên cứu chuyên sâu vấn đề này còn hạn chế. Có thể kể đến một số
công trình sau đây:
“Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ” của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh xuất bản năm 2017 cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về
các hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Sách chuyên khảo “Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số
theo Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Phương Lan,
xuất bản năm 2018.
Ngoài ra, một trong những tài liệu tham khảo bổ ích với vai trò cung cấp
thực tiễn xét xử tại Toà án là sách chuyên khảo “Luật bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng – Bản án và bình luận bản án” của tác giả Đỗ Văn Đại xuất
bản năm 2016. Trong quyển sách này, tác giả đã phân tích và bình luận các bản
án có liên quan đến biện pháp bảo vệ quyền tác giả do xâm phạm quyền SHTT.
Bên cạnh tài liệu có giá trị nêu trên thì còn có nguồn cung cấp thực tiễn
không thể kém phần quan trọng là “Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt
Nam” năm 2016 của nhóm tác giả Nguyễn Hồ Bích Hằng, Nguyễn Ngọc Hồng
Phượng và Nguyễn Phương Thảo.
Sách chuyên khảo “Quyền tác giả trong không gian ảo” xuất bản năm
2015 của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung, công trình này đã khái quát chung
về quyền tác giả và mạng không gian ảo.
Liên quan đến quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, tác giả Nguyễn
Thị Hải Vân cũng đã đề cập vấn đề này trong bài viết “Bảo hộ quyền tác giả
trong môi trường kỹ thuật số: nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng luật Hadopi của
Cộng hòa Pháp”.
Ngoài ra, còn có các công trình khác như “Những thách thức về mặt
pháp lý trong việc bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet” của TS. Lê
Thị Nam Giang (2015) tại Hội thảo khoa học quốc gia về thực thi cam kết pháp
lý của Việt Nam trong các Hiệp định thương mại tự do (FTAs).
Công trình “Về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet” của ThS.
Đỗ Khắc Chiến (2014) chủ yếu tập trung phân tích về bản sao tạm thời theo
pháp luật quốc tế, mặc dù có đề cập quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề
nay nhưng nhìn chung còn hạnchế và chưa được nghiên cứu chuyên sâu dưới
góc độ thực tiễn cũng như quy định pháp luật.
“Một số vấn đề về quyền tác giả trong thời đại kỹ thuật số theo Hiệp ước
WIPO về quyền tác giả”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 1/2013, Dương Bảo
(2013): Bài viết nghiên cứu về một số nội dung của Hiệp ước WCT liên quan
đến khía cạnh quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, và một sống đóp góp
vào nỗ lực tham gia WCT của Việt Nam trong tươnglai.
Mặt khác, tác giả Nguyễn Phương Thảo thể hiện quan điểm của mình qua
bài viết: “Bình luận án: Hành vi xâm phạm quyền tác giả” đăng trên Tạp chí
Khoa học pháp lý số 05 năm 2018 của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí
Minh.
Luận văn thạc sĩ “Bảo hộquyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số” của
tác giả Phạm Hồng Hải (2016). Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn của vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số
theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh các công trình trong nước thì hiện nay trên thế giới cũng có một
số công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến vấn đề này. “Advanced
copyright issues on the Internet”, Texas intellectual property law journal, Vol
7, David L. Hayes, (1998), công trình này nghiên cứu về nhiều lĩnh vực mà
trong đó có liên quan vấn đề bản quyền trong môi trường Internet. Công trình
còn thảo luận về quyền tác giả có liên quan đến việc sao chép, truyền tải, sử
dụng tác phẩm trên Internet, đồng thời phân tích bổ sung các quy định về
quyền tác giả đối với các hoạt động trên Internet…
Hombal, S G; Prasad. (2012). Digital copyright protection: issues in the
digital library environment. Bài viết được đăng trên tạp chí Journal of Library
and Information Technology, số 32 (3) trình bày những vấn đề liên quan đến
bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số.
Qua việc khảo sát tình hình nghiên cứu, tác giả nhận thấy đây là những
nguồn tài liệu tham khảo có giá trị nhưng cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa
có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, cụ thể, toàn diện về xác định
hoạt động giải quyết tranh chấp về quyền tác giả tại tòa án. Vì vậy, việc nghiên
cứu một cách toàn diện và chuyên sâu vấn đề xác định hành vi xâm phạm
quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số là cần thiết trong thời đại công
nghiệp 4.0 hiện nay.
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu về giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án trên cơ sở
tập trung phân tích khái niệm, bản chất pháp lý theo quy định của pháp luật
Việt Nam; đồng thời tham khảo kinh nghiệm lập pháp của Hoa Kỳ, từ đó có sự
so sánh đối chiếu với pháp luật Việt Nam hiện hành.
- Đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án. Trên
cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của
pháp luật hiện hành và nâng cao hiệu quả của hoạt động giải quyết tranh chấp
quyền tác giả tại Tòa án ở nước ta hiện nay.
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Giải quyết tranh chấp quyền tác
giả tại Tòa án
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian :Việt Nam
Về thời gian : Nghiên cứu trong thời gian 04 năm gần đây (từ năm 2016 đến
năm 2019).
5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết
5.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sử dụng phương pháp này để
nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến giải quyết tranh chấp quyền
tác giả tại Tòa án; các đề tài khoa học, chương trình, dự án, các bài báo đăng
trên các tạp chí khoa học chuyên ngành.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp này để
nêu lên cơ sở lý thuyết về giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án và
đánh giá, khái quát thành những quan điểm, luận điểm làm nền tảng lý luận cho
luận văn.
- Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu ở
chương 2 của luận văn, các số liệu thu thập, điều tra được tổng hợp, phân tích
làm cơ sở đánh giá thực trạng qua đó đánh giá về thành tựu, hạn chế để đưa ra
những giải pháp giải quyết vấn đề một cách cụ thể.
5.2. Khung lý thuyết
Quyền tác giả xuất phát là quyền dân sự của cá nhân nhưng lại có thể
được chuyển giao cho cá nhân hoặc pháp nhân khác một phần. Quyền tác giả
ban đầu xuất phát từ việc bảo vệ các tác phẩm của một người được bảo vệ toàn
vẹn và bảo vệ quyền thương mại của tác phẩm cho tác giả nhưng vẫn đảm bảo
tác phẩm được công chúng sử dụng. Từ đó, các phát sinh tranh chấp trong
quyền tác giả mang tính chất tranh chấp dân sự nhưng trong nhiều trường hợp
lại mang tính chất của tranh chấp quyền tác giả. Làm rõ các tính chất các loại
tranh chấp của quyền tác giả kết hợp với thực tiễn xét xử tại Tòa án của các
tranh chấp quyền tác giả kết hợp với các quy định pháp luật Việt Nam cũng
như những điều ước quốc tế Việt Nam tham gia, chúng ta tìm ra những vấn đề
tại sao các tranh chấp về quyền tác giả được giải quyết bằng Tòa án chưa được
thực hiện nhiều tại Việt Nam. Sau các nghiên cứu đó, có thể rút ra được những
yếu tố còn thiếu sót hoặc chưa phù hợp trong các quy định pháp luật khiến cho
việc giải quyết các tranh chấp quyền tác giả bằng Tòa án chưa được hiệu quả từ
đó đóng góp các ý kiến để hoàn thiện hơn các quy định pháp luật.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn,
tạo một cái nhìn sâu hơn, rộng hơn về hoạt động giải quyết tranh chấp quyền
tác giả tại Tòa án nhân dân đáp ứng với yêu cầu trong công cuộc cải cách tư pháp
ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, thông qua quá trình nghiên cứu và những kết quả đã đạt
được thì luận văn có ý nghĩa trong việc làm sáng tỏ cả về phương diện lý luận
và thực tiễn, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về giải quyết tranh
chấp quyền tác giả tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật cũng như
những chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra.
Đồng thời, điểm mới của luận văn chính là trên cơ sở nghiên cứu, tham
khảo các công trình khoa học, bài viết nghiên cứu có liên quan thì luận văn đã
tiến hành phân tích, tổng hợp, đưa ra dẫn chứng từ đó rút ra kết luận về sự phù
hợp của các quy định pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền tác giả tại
Tòa án nhân dân hiện tại cũng như tương lai. Đối với các nhà hoạch định chính
sách, các nhà ban hành pháp luật, các cơ quan thực thi pháp luật, phát hiện của
đề tài của những tồn tại của pháp luật, những vướng mắc trong quá trình thực
thi cũng như các kiến nghị nêu ra có thể được xem là sự đánh giá, là ý kiến
đóng góp được cân nhắc kĩ lưỡng, góp phần không nhỏ tạo điều kiện cho họ
trong công tác chuyên môn trong công tác giải quyết tranh chấp quyền tác giả
tại Tòa án nhân dân nói riêng và cả nước nói chung trong giai đoạn hiện nay.
Đặc biệt, đối với sinh viên nghiên cứu, kết quả của đề tài là nguồn tài
liệu có giá trị tham khảo khi học tập, nghiên cứu, nhất là khi hoàn thành các
báo cáo khoa học cấp khoa, cấp trường trong công tác nghiên cứu về giải quyết
tranh chấp quyền tác giả tại Tòa án nhân dân ở nước ta trong lĩnh vực tố tụng
dân sự. Ngoài ra, đề tài còn có ý nghĩa thiết thực đối với một số đối tượng khác
quan tâm đến lĩnh vực này ở nước ta hiện nay.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phân mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì luận văn gồm 02
chương, cụ thể:
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TÒA ÁN VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM QUYỀN TÁC GIẢ
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và mục đích bảo hộ quyền tác giả
1.1.1.1. Khái niệm quyền tác giả
Hiện nay khái niệm tác giả được nhìn nhận dưới các góc độ khác nhau.
Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu quan niệm rằng: ác giả là người trực
tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa
học. Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng dùng thuật ngữ tác giả được
hiểu theo nghĩa như trên xét dưới góc độ nghiên cứu và pháp lý là không chính
xác. Như vậy, từ đó có thể nhận thấy khái niệm về tác giả được quan tâm và
thực hiện nhằm phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới hòa chung
trong sự cần thiết phải bảo vệ quyền SHTT xét theo nghĩa.
Xét dưới góc độ ngôn ngữ: theo từ điển Tiếng Việt thì ghi nhận: tác giả là
người sáng tạo nên tác phẩm để đưa ra công chúng. Những cách hiểu về tác giả
như trên có đặc điểm chung là xem xét tác giả là những người sáng tạo ra các
tác phẩm do con người thực hiện. Theo cách hiểu thông thường thì khái niệm
về tác giả đã có những tác động đó giữa vai trò như thế nào đối với sự phát
triển của xã hội hiện nay? Từ đó đưa ra một định nghĩa mang tính chất tương
đối về tác giả nói chung. Tuy nhiên, với định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt
không chỉ quan tâm đến bản chất của tác giả mà còn ghi nhận khái niệm này
một cách tổng quan mà còn quan tâm đến tác động của nó đến quá trình phát
triển và vai trò trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta. Như vậy, dưới
một góc độ nào đó thì việc định hình một cách cơ bản khái niệm về tác giả là
điều hoàn toàn cần thiết, để từ đó, có thể áp dụng vào các quy định của pháp
luật nhằm thực hiện mục tiêu là quản lý một cách có hiệu quả từ phía các cơ
quan có thẩm quyền ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Tác giả là người sáng tạo ra các tác phẩm viết như sách hoặc kịch, và
được xem xét là nhà văn. Nói một cách chính xác hơn, một tác giả "là người đã
tạo ra hoặc ban sự sống cho một thứ gì đó" và có trách nhiệm đối với thứ đó 1
Theo từ điển Luật học ghi nhận: Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra
toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Những người
sau đây cũng được công nhận là tác giả:
1) Người dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác là tác giả
của tác phẩm dịch đó;
2) Người phóng tác từ tác phẩm đã có, người cải biên, chuyển thể tác
phẩm từ loại hình này sang loại hình khác là tác giả của tác phẩm phóng tác,
cải biên, chuyển thể;
3) Người biên soạn, chú giải, tuyển chọn tác phẩm của người khác có tính
sáng tạo là tác giả của tác phẩm biên soạn, chú giải. Nhiều người cùng trực tiếp
sáng fạo tác phẩm là các đồng tác giả của tác phẩm đó. 2
Theo đó thì luật pháp trong và ngoài ngước đã lần đầu đưa ra một định
nghĩa nhằm tạo nền tảng cho việc hình thành một khái niệm cơ bản về tác giả
trong Liên hợp quốc. Từ định nghĩa trên thì việc pháp điển hóa thành các quy
định của mỗi quốc gia là khác nhau nhằm phù hợp với sự nhìn nhận, văn hóa,
sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đó nói chung.
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật
sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác
giả, quyền liên quan có hiệu lực thi hành từ ngày 10/04/2018 thì khái niệm tác
giả, đồng tác giả được quy định cụ thể như sau:
- Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm
văn học, nghệ thuật và khoa học.
- Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc
toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
1
Magill, Frank N. (1974). Cyclopedia of World Authors. vols. I, II, III . Inglewood Cliffs, New Jersey:
Salem Press. tr. 1–1973. [A compilation of the bibliographies and short biographies of notable authors
up to 1974.]
2 Từ điển Luật học (2010) Nhà xuất bản Bách Khoa
- Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo
ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả3.
Với quy định như trên thì Luật sở hữu trí tuệ 2005,sửa đổi bổ sung trong
thực tế đã điều chỉnh một cách tương đối hợp lý các vấn đề liên quan đến pháp
luật sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm về
tác giả của các nhà nghiên cứu thì pháp luật Việt Nam đã đưa ra một khái niệm
về tác giả một cách hoàn thiện phù hợp với thực tiễn áp dụng tại Việt Nam.
Tạo ra nền tảng pháp lý cơ sở cho các hoạt động quản lý của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ sở hữu trí tuệ,
phòng chống các hành vi vi phạm về pháp luật về SHTT nói chung, tác giả nói
riêng ở nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế - quốc tế.
1.1.1.2. Đặc điểm quyền tác giả
Quyền: Khái niệm này được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tuy nhiên
dưới góc độ giải thích quyền làm mẹ thì quyền được hiểu theo nghĩa là: “Điều
mà tự nhiên, luật pháp, xã hội, phong tục hay lẽ phải cho phép hưởng thụ, vận
dụng, thi
Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ
sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan có hiệu lực thi hành từ ngày 10/04/2018
3
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 54209
DOWNLOAD:
Hoặc :
+ Link tải: tailieumau.vn
+ ZALO: 0932091562