Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng ở huyện cát tiên, tỉnh lm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.02 KB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ NGỌC DŨNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN

RỪNG Ở HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ NGỌC DŨNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN

RỪNG Ở HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 08 34 04 03



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HUY HOÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới
sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Huy Hoàng.
Các số liệu, dữ liệu được trình bày trong luận văn này là chính xác, trung
thực, khách quan, có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Luận văn được trình bày theo đúng hướng
dẫn của Học viên Hành chính Quốc gia về cách thức trình bày luận văn.

Tác giả luận văn

Lê Ngọc Dũng


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn cao học này, tôi luận nhận
được sự giúp đỡ của Quý Thầy Cô, các Anh, Chị vì vậy, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến:
Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, các giảng viên đã giảng dạy
và giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành quá trình học tập tại Học viện Hành chính
Quốc gia Phân viện tại Tp. Hồ Chí Minh.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Huy Hoàng, người
hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng, UBND
huyện Cát Tiên, Hạt Kiểm lâm huyện Cát Tiên, Phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn huyện Cát Tiên đã tạo điều kiện hỗ trợ cung cấp số liệu, các thông tin
cũng như giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cùng với sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học và sự nỗ lực của bản
thân, tôi đã hoàn thành luận văn theo đúng quy định của Học viện Hành chính
Quốc gia. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu ngắn và năng lực nghiên cứu còn hạn
chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả luận văn mong
muốn nhận được những ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô để luận văn và bản thân
tôi hoàn thiện hơn trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và làm việc sau
này.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Lê Ngọc Dũng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cụm từ đầy đủ
Bảo vệ
Phát triển
Cán bộ, công chức
Cơ quan nhà nước
Quản lý nhà nước
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn................................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài................................................................. 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................... 6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 7
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn..........................8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.................................................................. 8
7. Kết cấu của luận văn.............................................................................................................. 9
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
1.1. Tổng quan về bảo vệ và phát triển rừng.................................................................. 10
1.1.1. Khái niệm....................................................................................................................... 10
1.1.2. Đặc điểm......................................................................................................................... 12
1.1.3. Nguyên tắc..................................................................................................................... 12
1.2. Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng ở cấp huyện.......................13
1.2.1. Khái niệm........................................................................................................................ 13
1.2.2. Sự cần thiết..................................................................................................................... 14
1.2.3. Nguyên tắc...................................................................................................................... 16
1.2.4. Nội dung.......................................................................................................................... 18
1.2.5. Bộ máy QLNN về bảo vệ và phát triển rừng….......................................... 25


1.3. Kinh nghiệm của các địa phương trong quản lý nhà về bảo vệ và phát triển

rừng.............................................................................................................................................................. 28
1.3.1 Kinh nghiệm của các địa phương......................................................................... 28
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đúc kết................................................................................. 32
Tiểu kết chƣơng 1...................................................................................................................... 35
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT

TRIỂN RỪNG Ở HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
2.1.Các nhân tố tác động đến hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ và phát
triển rừng trên địa bàn huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.................................................. 36
2.2. Hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn
huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.................................................................................................... 39
2.2.1. Tổ chức chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng................................................................................................................................................. 39
2.2.2. Tổ chức xây dựng quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ và phát triển rừng
41
2.2.3. Tổ chức điều tra, thống kê, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài
nguyên rừng........................................................................................................................................... 45
2.2.4. Việc tổ chức giao rừng, cho thuê rừng và đất rừng.................................. 46
2.2.5. Xây dựng tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý nhà nước về bảo vệ và
phát triển rừng...................................................................................................................................... 50
2.2.6. Tuyên truyền, phổ biến quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng
55
2.2.7. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo quản lý nhà nước về
bảo vệ và phát triển rừng................................................................................................................ 59
2.2.8. Về ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo vệ và phát triển rừng 64
2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển
rừng trên địa bàn huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.............................................................. 65
2.3.1. Những ưu điểm........................................................................................................... 65
2.3.2. Hạn chế............................................................................................................................ 68



2.3.3. Nguyên nhân................................................................................................................. 70
Tiểu kết chƣơng 2...................................................................................................................... 77
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG Ở HUYỆN CÁT TIÊN,
TỈNH LÂM ĐỒNG
3.1. Quan điểm, định hướng và dự báo về bảo vệ và phát triển rừng...............78
3.2. Những nhiệm vụ cần giải quyết trong quản lý nhà nước về bảo vệ và phát
triển rừng................................................................................................................................................... 82
3.3. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng ở
huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm đồng..................................................................................................... 83
3.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình bảo vệ và phát triển rừng
phù hợp với thực tiễn địa phương.............................................................................................. 83
3.3.2. Sớm đổi mới việc tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển
rừng............................................................................................................................................................ 86
3.3.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý bảo vệ và phát triển rừng
trên địa bàn huyện Cát Tiên.......................................................................................................... 88
3.3.4. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm về bảo vệ và
phát triển rừng trên địa bàn........................................................................................................... 92
3.3.5. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến............................................... 94
3.3.6. Nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ công chức,....................98
3.4. Một số kiến nghị……………………………………………………...101
Tiểu kết chƣơng 3………………………………………………………..103
KẾT LUẬN………………………………………………………………104
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Phần mở đầu
1.


Lý do chọn đề tài

Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong
mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan
trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn
gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng
trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất,
đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người… Rừng là lá phổi xanh
của trái đất. Sự quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ
hữu cơ. Không có một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan
trọng của rừng trong cuộc sống. Trong luật Bảo vệ và phát triển rừng nước ta có
ghi: “Rừng là một trong những tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ưu ái ban
tặng cho nước ta, rừng có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng với môi
trường sinh thái, đóng góp giá trị to lớn với nền kinh tế quốc gia, gắn liền với
đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc”[15].
Nhận thức được tầm quan trọng của rừng nên Đảng và Nhà nước ta luôn
chú trọng công tác bảo vệ và phát triển rừng. Bảo vệ rừng là trách nhiệm của
mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Nhà nước có chính sách đầu tư cho
việc bảo vệ và phát triển rừng gắn liền, đồng bộ với các chính sách kinh tế - xã
hội khác, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, định
canh định cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi. Nhà nước ta đã
xác định bảo vệ rừng như bảo vệ một hệ sinh thái luôn phát triển, vừa bảo đảm
khả năng tái tạo và sử dụng rừng một cách tối ưu. Coi trọng công tác tuyên
truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và nhân dân về các chính
sách pháp luật bảo vệ rừng, kiên quyết và xử lý nghiêm các hành vi phá hoại gây
hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, tài sản nhà nước. Phát triển các dịch vụ
sinh thái rừng và tăng cường áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ sinh thái rừng, đảm
bảo lợi ích cho cả người sử dụng và người cung cấp dịch vụ sinh thái. Hoạt động
1



bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội,
môi trường, quốc phòng, an ninh.
Tuy nhiên thực tế hiện nay thực trạng rừng đang bị tàn phá và khai thác
một cách bừa bãi. Điều này gây ra nhiều hậu quả cho nền kinh tế xã hội cũng
như môi trường. Đứng trước những hạn chế này đòi hỏi nhà nước phải tăng
cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
Cát Tiên là một huyện vùng sâu vùng xa phía tây nam của tỉnh Lâm Đồng.
Trong thời gian qua, tình hình kinh tế - xã hội đã được địa phương quan tâm và
có những bước phát triển vượt bậc. Cùng với đó công tác bảo vệ và phát triển tài
nguyên và môi trường được chú trọng. Tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn
huyện Cát Tiên (gồm rừng tự nhiên, rừng trồng): 27.665,64 ha, mật độ che phủ
rừng trên địa bàn huyện chiếm 62,8% tổng diện tích tự nhiên, đóng vai trò là lá
phổi xanh của tỉnh Lâm Đồng và các vùng phụ cận. Uỷ ban nhân dân huyện Cát
Tiên luôn chú trọng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng đã được chú trọng, bộ máy QLNN cũng từng bước được hoàn thiện. Tuy
nhiên công tác QLNN về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện cũng tồn
tại những bất cập nhất định như nhiều quy định pháp lý còn chồng chéo. Việc
phối hợp giữa các cơ quan QLNN về lĩnh vực này chưa được nhịp nhàng, đồng
bộ. Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến chưa tiến hành thường xuyên. Tình trạng
chặt phá rừng, lấn chiếm rừng còn diễn ra. QLNN về bảo vệ và phát triển rừng
đang là vấn đề được đặt ra đối với huyện Cát Tiên đòi hỏi huyện phải có những
bước đi và giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả QLNN về công tác này.
Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà
nƣớc về bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng” làm
luận văn thạc sĩ Quản lý công.

2



2.

Tình hình nghiên cứu

Bảo vệ và phát triển rừng cũng như quản lý nhà nước về bảo vệ và phát
triển rừng là một nội dung quan trọng. Nên hiện nay có nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề này. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau đây:
1)“6 giải pháp tăng cƣờng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng” năm
2017 của tác giả của tác giả Nguyễn Nam. Công trình này đã chỉ ra một số hạn
chế trong hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và chỉ ra những nguyên
nhân. Trên cơ sở đó tác giả đã chỉ ra 6 giải pháp nhằm tăng cường quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến; nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; rà soát, kiểm tra, đánh giá công tác quy
hoạch; Đẩy nhanh tiến độ điều tra, đo đạc, xây dựng hồ sơ; thu hút sự tham gia
của các chủ thể; đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Tuy nhiên công trình này chưa đi sâu
nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
2)“Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự Việt Nam” năm 2014
của tác giả Bạch Xuân Hoà. Công trình nghiên cứu này được kết cấu thành 3
chương. Trong đó làm rõ các quy định pháp lý về các tội phạm vi phạm các quy
định về bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời làm rõ thực tiễn về tình trạng vi
phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng, chủ yếu dưới góc độ tội phạm.
Trên cơ sở đó công trình nghiên cứu đã đề xuất các biện pháp xử lý cũng như
các biện pháp ngăn chặn các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Tuy
nhiên công trình nghiên cứu này thiên về lĩnh vực tư pháp, chưa gắn nhiều với
công tác quản lý hành chính nhà nước.
3)“Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam hiện
nay” năm 2012 của Nguyễn Thanh Hiền. Công trình nghiên cứu này tập trung
nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn các quy định pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng. Trên cơ sở đánh giá những hạn chế của các quy định pháp luật về bảo

vệ và phát triển rừng ở Việt Nam, công trình nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp
hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên
3


công trình nghiên cứu này chủ yếu tiếp cận từ góc độ pháp lý, các quy định pháp
luật mà chưa đi sâu nghiên cứu thực tiễn tổ chức triển khai thực hiện các quy
định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời công trình nghiên cứu
này cũng chưa tiếp cận các nội dung quản lý nhà nước khác như xây dựng, ban
hành chính sách, kế hoạch về bảo vệ và phát triển rừng, tổ chức bộ máy làm
công tác quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
4)“Quản lý nhà nƣớc về xã hội hoá bảo vệ và phát triển rừng ở Tây
Nguyên” năm 2015 của tác giả Lê Văn Từ [19]. Công trình nghiên cứu này đã
khái quát được các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này, làm rõ
khái niệm quản lý nhà nước về xã hội hoá bảo vệ và phát triển rừng, phân tích
thực trạng và đề xuất được các giải pháp phù hợp. Các giải pháp mà tác giả đề
cập trong công trình nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào việc hoàn thiện các
văn bản pháp lý về quản lý nhà nước về xã hội hoá bảo vệ và phát triển rừng.
Tuy nhiên công trình nghiên cứu này chủ yếu tiếp cận dưới góc độ xã hội hoá
hoạt động bảo vệ và phát triển rừng – một nội dung trong bảo vệ và phát triển
rừng. Đồng thời công trình này chủ yếu tiếp cận các nội dung bảo vệ và phát
triển rừng mà chưa tiếp cận theo các nội dung quản lý nhà nước theo quy định
của Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
5)

Nghiên cứu QLNN về BV&PTR theo hướng tiếp cận QLNN bằng pháp

luật, Luận án “Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở
Việt Nam hiện nay” của tác giả Hà Công Tuấn (2005) [20], đã nghiên cứu cơ sở
lý luận QLNN về bảo vệ rừng, khẳng định vai trò quan trọng không thể thiếu

của công cụ pháp luật đối với QLNN về bảo vệ rừng, chỉ ra những nội dung của
phương thức QLNN bằng pháp luật, đánh giá những thành tựu và hạn chế trong
việc thực hiện quản lý bảo vệ rừng bằng pháp luật, từ đó đề xuất các giải pháp
QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam. Tuy nhiên, quản
lý rừng là một vấn đề phức tạp, để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong quản lý bảo
vệ rừng phải áp dụng đồng bộ nhiều phương thức và công cụ quản lý.
4


6) Nghiên cứu trên phương diện quản lý hành chính nhà nước về BV&PT
rừng, Luận án “Các giải pháp quản lý hành chính nhà nước nhằm bảo vệ và phát
triển bền vững rừng Tây Nguyên” [9] của tác giả Nguyễn Huy Hoàng (2009) đã tập
trung nghiên cứu lý luận quản lý hành chính nhà nước về BV&PT rừng bền vững,
phân tích hạn chế và thách thức trong công tác BV&PTR bền vững ở Tây Nguyên, đề
xuất các giải pháp quản lý hành chính nhà nước để BV&PTR Tây Nguyên.

7)“Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà
Giang” năm 2015 của tác giả Hoàng Văn Tuấn [21]. Công trình nghiên cứu này
đã chỉ ra cơ sở lý luận về QLNN đối với hoạt động này, tiếp cận được thực trạng
công tác này trên địa bàn tỉnh Hà Giang và đề xuất các giải pháp nhằm tăng
cường hiệu quả công tác QLNN đối với lĩnh vực này. Tuy nhiên trong phần cơ
sở lý luận, công trình này chưa làm rõ và phân tích kỹ các nội dung QLNN, vì
vậy việc tiếp cận thực trạng và đề xuất các giải pháp còn mang tính chung
chung. Bên cạnh đó công trình này chỉ tiếp cận góc độ bảo vệ rừng và chưa tiếp
cận khía cạnh phát triển rừng.
8)“Xây dựng mô hình quản lý rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng dân tộc
thiểu số Jrai và Bahnar, tỉnh Gia Lai” của tác giả Bảo Huy. Tác giả đã phân tích vấn
đề quản lý rừng tự nhiên bền vững sau khi giao và đề xuất các giải pháp xác lập cơ chế
hưởng lợi từ rừng tự nhiên cho đối tượng là cộng đồng. Trên cơ sở đó đề xuất hoàn
thiện chính sách, thể chế và tổ chức. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu chủ yếu tập

trung vào các biện pháp kỹ thuật mà chưa đề cập đến vai trò hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm
tra, giám sát của các cơ quan QLNN trong quá trình quản lý rừng, quyền, lợi ích của
cộng đồng tham gia quản lý rừng, mối quan hệ giữa các bên tham gia.
9)

“Nghiên cứu liên quan đến giao đất, giao rừng” các tác giả Đinh Hữu

Hoàng và Đặng Kim Sơn, trong bài viết “Giao đất giao rừng ở Việt Nam Chính sách và thực tiễn”, đã phân tích xu hướng của thế giới về phi tập trung
hóa ngành lâm nghiệp và quan điểm, chính sách của Việt Nam về giao đất, giao
rừng; tổng kết những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và những vấn đề
nảy sinh trong 5


thực thi chính sách giao đất lâm nghiệp; đưa ra những nguyên nhân, bài học, đề xuất
các giải pháp về tích tụ đất và rút ra các bài học cho chính sách đất nông nghiệp.
10)

“Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng ở tỉnh Tây

Ninh”. Công trình nghiên cứu này làm rõ cơ sở lý luận của QLNN về BV và PT
rừng đặc dụng, trong đó làm rõ các hoạt động cơ bản trong QLNN về BV và PT
rừng đặc dụng cũng như các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động QLNN về BV
và PT rừng đặc dụng. Mặc dù công trình nghiên cứu này chỉ tiếp cận một loại
rừng cụ thể là rừng đặc dụng, tuy nhiên luận văn của tác giả cũng đã kế thừa
những lý luận chung về rừng, BV và PT rừng cũng như QLNN về BV và PT
rừng trong công trình nghiên cứu này.
Các công trình nghiên cứu, các ấn phẩm khoa học nêu trên nghiên cứu về
vấn đề quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng với nhiều góc độ khác
nhau, từ lý luận pháp lý và thực tiễn. Các công trình nghiên cứu (sách chuyên
khảo, luận án, đề tài khoa học và bài báo) trong thời gian qua đã góp phần làm

sáng tỏ một số vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn quan trọng của QLNN về bảo
vệ và phát triển rừng ở Việt Nam.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chủ yếu tiếp cận từ góc độ bảo vệ và
phát triển rừng mà chưa đi sâu nghiên cứu nhiều từ góc độ QLNN đối với hoạt
động này. Nghiên cứu từ góc độ QLNN thì chủ yếu nghiên cứu đi sâu về một nội
dung quản lý nhà nước cụ thể như: những quy định pháp lý, công tác thanh tra,
kiểm tra mà chưa nghiên cứu công tác QLNN về ATGTĐB một cách có hệ
thống. Đối với địa bàn huyện Cát Tiên tính đến nay chưa có công trình nghiên
cứu nào về nội dung này một cách toàn diện. Theo đó, vấn đề Luận văn hướng
đến cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ và không có sự trùng lắp.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
6


Mục đích cơ bản của luận văn là dựa trên cơ sở lý luận và pháp lý của quản
lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng và thực trạng quản lý nhà nước về bảo
vệ và phát triển rừng ở huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng, luận văn đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng ở huyện
Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nêu trên, luận văn tập trung thực hiện nhiệm vụ
dưới đây:
-

Hệ thống hoá cơ sở khoa học và pháp lý của quản lý nhà nước về bảo vệ


và phát triển rừng.
-

Tiến hành đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển

rừng ở huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng, phân tích nguyên nhân của những hạn
chế.
-

Làm rõ các quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn

thiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm
Đồng.
4.

Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển
rừng ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Trong đó nghiên cứu về tổ chức thực
hiện thể chế, chính sách; công tác quy hoạch, kế hoạch; tổ chức bộ máy; công
tác thanh tra, kiểm tra về quản lý và bảo vệ rừng, …
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Không gian nghiên cứu: Trên địa bàn huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng

-

Thời gian nghiên cứu: từ năm 2014 đến năm 2019


7


5.

Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Phƣơng pháp luận
Đề tài lấy chủ nghĩa Mác – Lê Nin; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
Đảng về nhà nước và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng làm cơ sở phương
pháp luận.
5.2. Các phƣơng pháp cụ thể
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp
-

Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích các tài liệu nghiên cứu

có liên quan đến hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Các tài liệu nghiên cứu
chủ yếu là:
-

Các công trình nghiên cứu khoa học

-

Các báo cáo của UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Tài nguyên và Môi trường,

Ủy ban nhân dân huyện Cát Tiên, Hạt Kiểm lâm huyện Cát Tiên.
Từ những phân tích tài liệu thứ cấp sẽ cung cấp những số liệu, những

đánh giá tổng quan phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn. Phương pháp phân
tích tài liệu thứ cấp cung cấp những luận cứ, luận điểm cả về mặt lý luận và thực
tiễn.
5.2.2. Các phương pháp khác
Bên cạnh việc sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp; phỏng vấn
sâu, luận văn cũng sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp so
sánh, đối chiếu; phương pháp tổng hợp,...
6.

Đóng góp của đề tài

6.1. Đóng góp về lý luận
Luận văn giúp hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước
về bảo vệ và phát triển rừng.

8


6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Luận văn xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về
bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Các giải pháp có thể
áp dụng và mang lại hiệu quả trên thực tế.
Mặc dù luận văn chỉ nghiên cứu ở phạm vi huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm
Đồng, tuy nhiên ở những nơi có đặc điểm tương đồng thì các giải pháp luận văn
đưa ra vẫn có thể áp dụng và đem lại hiệu quả.
Luận văn là nguồn tài liệu cung cấp cho việc nghiên cứu về quản lý nhà
nước về bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian tới.
7.

Kết cấu đề tài


Luận văn ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo thì
được thiết kế thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học và pháp lý của quản lý nhà nước về bảo vệ và
phát triển rừng.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng ở
huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo
vệ và phát triển rừng ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.

9


Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

1.1. Khái quát chung về bảo vệ và phát triển rừng
1.1.1. Khái niệm về bảo vệ và phát triển rừng
“Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng,
vi

sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre

nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng
từ 0,1 trở lên”[15]. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản
xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
a)

Khái niệm về phát triển rừng


Để duy trì và phát triển rừng đòi hỏi phải thực hiện các biện pháp BV và
PT rừng. BV và PT rừng là thuật ngữ được sử dụng và lý giải trong Luật BV và
PT rừng năm 2004, cụ thể :
“Phát triển rừng là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác,
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng
các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa
dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị
khác của rừng”[15].
b)

Khái niệm về bảo vệ rừng

“Bảo vệ rừng là hoạt động của các chủ thể trong xã hội nhằm bảo đảm
tính đa dạng sinh học của rừng, duy trì tính tự nhiên của rừng. Bảo vệ rừng là
các hoạt động nhằm ngặn chặn và phòng ngừa các hành vi xâm phạm đến rừng
như hành vi phá rừng, xâm hại rừng, …”[19]
“Bảo vệ rừng cũng có thể được hiểu là tổng thể các hoạt động của tổ chức và
cá nhân tác động vào rừng nhằm phòng, chống những tác động tiêu cực đến rừng để

10


duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng, sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi
trường khác; bảo tồn đa dạng sinh học và giữ gìn cảnh quan môi trường sinh
thái”[21].
Khái niệm bảo vệ và phát triển rừng

c)


“Bảo vệ và phát triển rừng là tổng thể các hoạt động của tổ chức và cá
nhân tác động vào rừng nhằm phòng, chống những tác động tiêu cực đến rừng
để duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng, sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố
môi trường khác; bảo tồn đa dạng sinh học và giữ gìn cảnh quan môi trường
sinh thái, đồng thời thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào
rừng để nâng cao diện tích và chất lượng rừng, tính giá trị đa dạng sinh học,
khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng
thông qua việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khi khai thác, khoanh nuôi
xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo”[19]
BV và PT rừng được thực hiện thông qua nhiều biện pháp khác nhau, có
thể kể đến như:
-

Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phai có kế hoạch và biện

pháp về: định canh, định cư, phòng chống cháy rừng, chăn nuôi gia súc;
-

Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng và sản xuất trên đất rừng khi

được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép, phải tuân theo các quy định về bảo vệ
và phát triển rừng;
-

Biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng: thông qua các biện pháp bảo vệ,

chăm sóc, gieo trồng bổ sung để thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên, phục hồi rừng
có giá trị;
- Các hoạt động liên quan đến phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi xâm hại


rừng như: Phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm đất rừng, gây ô nhiễm môi trường rừng, phá

hoại cảnh quan rừng; khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép, săn bắt
động vật rừng trái quy định của pháp luật;
11


-

Các hoạt động liên quan đến phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu

bệnh hại rừng, các hoạt động cứu hộ động vật hoang dã;
-

Các hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm các quy

định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý, BV&PTR;
Có kế hoạch trồng và phát triển rừng.

-

1.1.2. Đặc điểm bảo vệ và phát triển rừng
Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng có những đặc điểm cơ bản sau đây:
a)

Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng do nhiều chủ thể khác nhau trong xã

hội thực hiện như các CQNN, CBCC, các chủ rừng, các cá nhân, tổ chức khác
trong xã hội. Nghị quyết của Đảng khẳng định “Bảo vệ và phát triển rừng là
trách nhiệm của cả hệ thống chính trị”.

b)

Bảo vệ và phát triển rừng phải được thực hiện thường xuyên và liên tục.

Nếu như các hoạt động khác có thể thực hiện một lần thì hoạt động bảo vệ và
phát triển rừng phải tiến hành thường xuyên và liên tục. Nếu để chậm trễ có thể
gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
c)

Bảo vệ và phát triển rừng được thực hiện thông qua nhiều hoạt động

khác nhau như tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng,
xây dựng kế hoạch trồng rừng, kế hoạch phòng cháy rừng,…
1.1.3. Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng
Để hoạt động bảo vệ và phát triển rừng thực hiện đúng các quy định pháp
luật cũng như đạt được các mục tiêu đề ra đòi hỏi hoạt động này phải tuân thủ
các nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc này sẽ định hướng cho hoạt động bảo
vệ và phát triển rừng. Các nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng được quy định
tại Điều 9 Luật Bảo vệ và phát triển rừng, bao gồm:
a)

Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền vững

về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát
12


triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế
quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định.

b)

Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá

nhân. Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm nguyên tắc quản lý
rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát
huy hiệu quả tài nguyên rừng; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái
sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm
nghiệp với nông nghiệp và ngư nghiệp; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế gắn với
phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm rừng.
c)

Việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất. Việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất phải
tuân theo các quy định của Luật này, Luật đất đai và các quy định khác của pháp
luật có liên quan, bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội hoá nghề rừng.
d)

Bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích kinh tế

của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên; giữa
lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho người làm nghề rừng sống chủ
yếu bằng nghề rừng.
e)

Chủ rừng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng

rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật, không làm
tổn hại đến lợi ích chính đáng của chủ rừng khác.

Trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng đòi hỏi các cơ quan nhà nước, các
cá nhân, tổ chức phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc này.
1.2. Quản lý nhà nƣớc về bảo vệ và phát triển rừng ở cấp huyện
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về bảo vệ và phát triển rừng
a)

Khái niệm quản lý nhà nƣớc

13


Theo giáo trình Luật hành chính Việt Nam, QLNN được hiểu theo hai
phạm vi: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
QLNN hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ mọi hoạt động của nhà nước nói
chung, mọi hoạt động mang tính chất nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ,
chức năng của nhà nước[5], với cách hiểu này thì chủ thể của QLNN bao gồm
cả 3 hệ thống cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
QLNN hiểu theo nghĩa hẹp là hoạt động chấp hành hiến pháp, luật và điều
hành trên cơ sở hiến pháp và các luật đó[5], với cách hiểu này thì chủ thể
QLNN chỉ bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước.
Theo giáo trình Lý luận hành chính nhà nước, QLNN được hiểu “là một
dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp
luật, chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt
của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện nhằm
phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội”[12].
QLNN được hiểu “là một dạng quản lý đặc biệt, do các cơ quan trong bộ
máy nhà nước thực hiện thông qua hệ thống các công cụ luật pháp và chính
sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức nhằm duy trì sự ổn định và
phát triển bền vững toàn xã hội”[13].
b)


Quản lý nhà nƣớc về BV và PT rừng trên địa bàn cấp huyện

Từ cách tiếp cận về QLNN và hoạt động bảo vệ và phát triển rừng nói
chung, có thể hiểu QLNN về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn cấp huyện là
sự tác động của các cơ quan QLNN, các cán bộ công chức có thẩm quyền lên
các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng thông qua hệ thống các công cụ luật
pháp và chính sách nhằm giúp cho hoạt động này diễn ra đúng quy định pháp
luật, góp phần bảo vệ và phát triển rừng.
1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc về bảo vệ và phát triển rừng
ở cấp huyện
14


Rừng giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng
như đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy việc quản lý nhà nước đối với
bảo vệ và phát triển rừng là vấn đề cấp thiết, đóng vai trò hết sức quan trọng.
Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với bảo vệ và phát triển rừng được
thể hiện ở các phương diện sau đây:
a)

Đây là chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu của xã hội đối với các cơ

quan nhà nƣớc ở cấp huyện
Việc nhà nước quản lý bảo vệ và phát triển rừng phát từ nhu cầu của các cơ
quan nhà nước. Quản lý nhà nước đối với bảo vệ và phát triển rừng góp phần
đảm bảo cho các quy định của nhà nước đối với bảo vệ và phát triển rừng được
thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc. Nhà nước bảo vệ và phát triển rừng
nhằm đảm bảo ý thức chấp hành pháp luật của các cá nhân, tổ chức trong xã hội
liên quan đến lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng. Nhà nước quản lý hoạt động

này cũng nhằm đưa ra các định hướng cho xã hội liên quan đến bảo vệ và phát
triển rừng. Thông qua công tác quản lý nhà nước, các cơ quan nhà nước phát
hiện các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng để
ngăn chặn và xử lý kịp thời. Việc quản lý nhà nước đối với bảo vệ và phát triển
rừng cùng với các lĩnh vực góp phần đảm bảo xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
b)

QLNN về bảo vệ và phát triển rừng góp phần phát triển kinh tế - xã

hội ở cấp huyện
QLNN về bảo vệ và phát triển rừng là phương thức quản lý hiệu quả nhất
nhằm phát huy tối đa vai trò của rừng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Bảo vệ và phát triển rừng là yếu tố hàng đầu góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng và nâng cao hiệu quả của nên kinh tế quốc dân. Rừng là một nguồn lực
cho phát triển kinh tế, đồng thời nó là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh tế.
Bảo vệ và phát triển rừng chính là bảo vệ và phát triển đời sống kinh tế - xã hội
15


QLNN về bảo vệ và phát triển rừng góp phần đảm bảo bảo vệ và phát triển
rừng, phát triển kinh tế - xã hội. QLNN về bảo vệ và phát triển rừng góp phần
xây dựng một mạng lưới rừng, là tiền đề, điều kiện cho sự phân bổ hợp lý lực
lượng sản xuất trên lãnh thổ đất nước, đảm bảo cho sự phát triển tổng hợp của
các vùng kinh tế, nhất là những vùng kinh tế còn nghèo và lạc hậu.
c)

Quản lý nhà nƣớc nhằm giải quyết những mâu thuẫn xã hội trên

địa bàn có rừng

Rừng đem lại nhiều giá trị kinh tế - xã hội, vì vậy đối với các địa phương
có rừng cũng có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên bên
cạnh đó cũng đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết như nạn phá rừng, cháy rừng,
… Để giải quyết những vấn đề này đòi hỏi nhà nước phải tăng cường công tác
QLNN về BV và PT rừng. QLNN về BV và PT góp phần giải quyết những mâu
thuận, xung đột xã hội tại những địa phương có rừng. QLNN về BV và PT rừng
góp phần bảo vệ trật tự, an toàn xã hội tại địa bàn có rừng. Thực tế hiện nay
những địa phương có rừng đều là những vùng trọng điểm về an ninh chính trị.
Do đó đòi hỏi nhà nước phải tăng cường QLNN về BV và PT rừng.
1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về bảo vệ và phát triển rừng
Để QLNN đối với quá trình bảo vệ và phát triển rừng muốn có hiệu lực,
hiệu quả phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc quản lý và tổ chức hoạt động
chung của nhà nước cũng như những nguyên tắc cụ thể, đặc thù của QLNN đối
với quá trình bảo vệ và phát triển rừng ở cấp huyện.
1.2.3.1. Nguyên tắc chung
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân tham gia vào quản lý và giám
sát; kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ; tuân thủ pháp luật, pháp chế; phân
biệt QLNN với quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ công; công khai, minh
bạch; đảm bảo rừng được bảo vệ và phát triển.

16


1.2.3.2. Những nguyên tắc đặc thù
a)

Nguyên tắc phân cấp cho chính quyền địa phương: cụ thể là phân cấp

đến từng xã. BV và PT rừng gắn liền với ổn định xã hội và sinh kế người dân miền
núi, các hoạt động BV và PT rừng chủ yếu diễn ra ở vùng vùng sâu, vùng xa. Vì vậy,

phân cấp nhiều hơn cho địa phương sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động quản lý, giúp cho
địa phương tăng tính chủ động, nâng cao năng lực quản lý, kịp thời ra những quyết
định phù hợp và sát với thực tiễn, mở rộng và phát huy được các nguồn lực tại địa
phương; tạo cơ hội mở rộng sự tham gia của nhân dân, cộng đồng trong quá trình ra
quyết định quản lý của các cơ quan QLNN. Chính quyền Trung ương phải phân cấp
nhiều hơn cho chính quyền địa phương liên quan tới quyết định phân chia, sử dụng,
quản lý và phát triển rừng ở địa phương; quyền sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động
BV và PT rừng phải được trao trực tiếp cho người thực hiện.
b)

Nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia: Nhà nước

phải có các chính sách, cơ chế hưởng lợi và điều tiết lợi ích giữa các bên tham
gia, trong đó, đặc biệt quan tâm hỗ trợ các đối tượng là những người nghèo,
người dân tộc ít người trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên rừng, tiếp cận về
vốn và kỹ thuật; rừng phải đem lại sinh kế ổn định và lợi ích ngày một nhiều
hơn cho người dân.
c)

Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc trên địa bàn quản lý rừng:

Trong quá trình triển khai bảo vệ và phát triển rừng, nhà nước cần phải có các
chính sách ưu tiên việc tuyển dụng con em đồng bào dân tộc ít người làm việc
trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp lâm nghiệp; có chính sách ưu đãi
về đào tạo nguồn nhân lực là người dân tộc ít người; có sự ưu đãi trong GĐGR,
đất ở, đất sản xuất nông nghiệp và các ưu đãi khác; đồng thời, đầu tư xây dựng
nhiều hơn các công trình cơ sở hạ tầng ở vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
d)

Nguyên tắc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và phát triển bền vững tài


nguyên rừng: Đây là nguyên tắc cơ bản, bao trùm nhất trong các nguyên tắc
QLNN về bảo vệ và phát triển rừng. Trong bối cảnh nguồn tài nguyên rừng đang
17


×