Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá giá trị ngưỡng cắt ước lượng trọng lượng thai nhi ở mức bách phân vị thứ ba so với tuổi thai trong chẩn đoán, tiên lượng kết cục thai kỳ thai kém phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.88 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 16(02),
14(01), 41
XX-XX,
- 47,2016
2018

ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ NGƯỠNG CẮT ƯỚC LƯỢNG
TRỌNG LƯỢNG THAI NHI Ở MỨC BÁCH PHÂN VỊ
THỨ BA SO VỚI TUỔI THAI TRONG CHẨN ĐOÁN,
TIÊN LƯỢNG KẾT CỤC THAI KỲ THAI KÉM PHÁT TRIỂN
Nguyễn Trần Thảo Nguyên, Võ Văn Đức, Cao Ngọc Thành
Đại học Y Dược Huế

Mục tiêu: Xác định giá trị ngưỡng cắt ước lượng trọng lượng thai nhi
ở mức bách phân vị thứ 3 so với tuổi thai trong chẩn đoán và tiên lượng
thai kém phát triển.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
trên 74 sản phụ có tuần thai ≥ 28 tuần được chẩn đoán thai kém phát
triển có trọng lượng thai nhỏ hơn bách phân vị thứ 10 so với tuổi thai,
điều trị tại Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế từ 05/2016
đến 05/2017.
Kết quả: Nhóm có ước lượng trọng lượng thai nhi < 3rd tăng tần suất
rối loạn tăng huyết áp thai kỳ so với nhóm ước lượng trọng lượng thai nhi
từ 3rd – 10th . Thai phụ có thiếu máu, có tiếp xúc hút thuốc lá thụ động
sẽ tăng nguy cơ thai có trọng lượng dưới bách phân vị thứ ba lần lượt
là 1,18 lần (RR = 1,18, 95% CI (0,58 – 2,38), p = 0.036) và 1,46 ( RR
= 1,46, 95% CI 1,24 – 1,71); Nhóm có ước lượng trọng lượng thai nhi <
3rd tăng nguy cơ bất thường động mạch rốn, ống tĩnh mạch so với nhóm
có ước lượng trọng lượng thai nhi từ 3rd – 10th với RR lần lượt là 1,61 và
1,58. Nhóm có ước lượng trọng lượng thai nhi < 3rd có MPI cao hơn so
với nhóm có ước lượng trọng lượng thai nhi 3rd - 10th ( 0,66 ± 0,30 so với


0,51 ± 0,12). Nhóm có ước lượng trọng lượng thai nhi < 3rd percentile đều
tăng nguy cơ kết cục thai kỳ bất lợi so với nhóm có ước lượng trọng lượng
thai nhi từ 3rd - 10th percentile, bao gồm tăng nguy cơ chỉ số APGAR <
7 ở phút thứ nhất, tăng nguy cơ chỉ số APGAR < 7 ở phút thứ năm, tăng
nguy cơ chết tiền sinh so với nhóm có ước lượng trọng lượng thai nhi từ
3rd – 10th percentile với RR lần lượt là 2,02, 2,25 và 2,31.
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy có những biến đối về mặt lâm sàng
cũng như kết cục thai kỳ ở ngưỡng cắt ước lượng trọng lượng thai nhi
ngang mức bách phân vị thứ 3 sơ với tuổi thai. Điều này sẽ giúp các bác
sĩ lâm sàng có những tư vấn và quản lý thai kỳ nhóm thai có trọng lượng
< 10th percentile thích hợp hơn.
Từ khóa: thai nhẹ cân, thai kém phát triển, bách phân vị.

Tập 16, số 02
Tháng 08-2018

Tác giả liên hệ (Corresponding author):
Nguyễn Trần Thảo Nguyên,
email:
Ngày nhận bài (received): 08/06/2018
Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised):
25/06/2018
Ngày bài báo được chấp nhận đăng
(accepted): 29/06/2018

Tóm tắt

Tập 14, số 04
Tháng 05-2016


Từ khóa: thai nhẹ cân, thai
kém phát triển, bách phân vị.
Keywords: small-gestational
age, intrauterine growth
restriction, percentile.

41


SẢN KHOA – SƠ SINH

NGUYỄN TRẦN THẢO NGUYÊN, VÕ VĂN ĐỨC, CAO NGỌC THÀNH

Abstract

ASSESSMENT OF THE CUT - OFF VALUES OF SONOGRAPHIC ESTIMATED
FETAL WEIGHT AT 3rd PERCENTILE IN DIAGNOSIS AND PROGNOSIS
INTRAUTERINE GROWTH RESTRICTION

Objectives: To identify the value of cut-off sonographic-estimated fetal weight at 3rd percentile in
diagnosis and prognosis in pregnancies complicated by fetal growth restriction.
Materials & Methods: A cross-sectional study was conducted on 74 cases of intrauterine growth
restriction with an estimated fetal weight less than 10th percentile, at Departement of Obstetric and
Gynecology of Hue University of Medicine and Pharmacy from 05/2016 – 05/2017.
Results: Fetuses with estimated fetal weight below the 3rd had higher rates of hypertensive
disorders of pregnancy; anemia (RR = 1,18, 95% CI (0.58 – 2.38)); secondhand smoke (RR = 1.46,
95% CI (.24 – 1.71)); abnormal umbilical artery Doppler wareforms (RR = 1.61); abnormal ductus
venous Doppler wareforms ( RR = 1.58). MPI was higher at the group of fetuses had estimated fetal
below the 3rd percentile ( 0.66 ± 0.30 so với 0.51 ± 0.12). Fetuses with estimated fetal weight below
the 3rd had higher rates of Apgar scores of less than 7 at 1 minute ( RR = 2.02 ); Apgar scores of less

than 7 at 5 minutes ( RR = 2.25 ); prenatal death (RR = 2.31).
Conclusions: Studies show that there were differences about clinical and pregnancy outcomes at
cut-off of sonographic-estimated fetal weight at 3rd percentile. This will help clinicians in counseling
and management of pregnancy with sonographic-estimated fetal weight below 10th percentile.
Key words: small-gestational age, intrauterine growth restriction, percentile

Tập 16, số 02
Tháng 08-2018

1. Đặt vấn đề

42

Thai chậm phát triển trong tử cung là tình trạng
thai nhi thiếu dinh dưỡng xảy ra từ khi còn bào
thai. Tỷ lệ thai chậm phát triển khoảng 5-10% trên
tổng số thai kỳ. Đây là nguyên nhân đưa đến nhiều
kết cục chu sinh bất lợi, thậm chí ảnh hưởng đến
thời kỳ trưởng thành của thai nhi. Thai kém phát
triển có các dạng biểu hiện lâm sàng: thai kém
phát triển, thai nhẹ cân [3], [5], [13]. Trên y văn
cũng như trong những hướng dẫn của các Hiệp hội
sản phụ khoa, ngưỡng cắt ước lượng trọng lượng
thai nhi < 10th percentile được sử dụng để chẩn
đoán thai nhẹ cân và thai kém phát triển [4], [10].
Tuy nhiên, những nghiên cứu cũng như những
bài tổng quan trong những năm gần đây cho thấy
rằng cần có sự phân biệt giữa thai nhẹ cân và thai
kém phát triển, vì trong nhóm thai có ước lượng
trọng lượng < 10th vẫn có những thai nhi chỉ nhẹ cân


đơn thuần, không kèm theo những biến đổi bệnh lý
[6], [12], [15]. Điều này đặt ra câu hỏi cho những
nhà nghiên cứu cũng như bác sĩ sản khoa trong
nhận dạng thai kém phát triển. Để tiệm cận hơn
với nhóm thai kém phát triển thật sự là nhóm thai
có tình trạng hạn chế tăng trưởng kèm những biến
đổi trên doppler cho thấy có sự tái phân bố tuần
hoàn đáp ứng lại với tình trạng suy dinh dưỡng,
thiếu oxy cũng như những biến đổi bệnh lý của bánh
nhau hay trong những trường hợp có yếu tố nguy
cơ kèm theo như bệnh lý tiền sản giật, ngưỡng cắt
ước lượng trọng lượng thai nhi < 3rd được đưa vào
nghiên cứu và những bài tổng quan cập nhật về
thai kém phát triển [3], [6]. Việc chẩn đoán thai
kém phát triển không thể chỉ dựa vào một tiêu chuẩn
hoặc cân nặng hoặc biến đổi doppler động mạch
rốn, động mạch não giữa hay chỉ số não nhau mà
cần có sự kết hợp giữa những tiêu chuẩn này. Ở Việt
Nam, chưa có nghiên cứu đánh giá ý nghĩa ngưỡng


3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Một số đặc điểm và yếu tố nguy
cơ mẹ có thai kém phát triển
Bảng 3.1. So sánh đặc điểm của mẹ và một số yếu tố nguy cơ
< 3th
3th - 10th
Đặc điểm

percentile
percentile
Tuổi
27,7 ± 5,3 26,3 ± 4,7
BMI trước khi có thai
20,2 ± 2,9 19,7 ± 2,3
Tăng cân trong thai kỳ
10,8 ± 3,7 10,5 ± 4,6
Chiều cao trung bình của mẹ (cm) 150,5 ± 5,5 152,6 ± 5,2
Chiều cao trung bình của bố (cm) 164,3 ± 10,0 164,5 ± 6,0
27
15
Thai con so
24
8
16 (31,37%) 6 (26,08%)
Rối loạn tăng Có
huyết áp
không
35 (68,63%) 17 (73,92%)
15 (29,41%) 8 (34,78%)
Hút thuốc thụ Có
động
không
36 (70,59%) 15 (65,22%)
8 (15,68%) 1 (4,35%)
TS có thai kém Có
phát triển
không
43 (84,31%) 22 (95,65%)

Thiếu máu
3
0
Hb < 10 g/dL
Không thiếu máu
49
22

RR 95% CI

0,86
1,19
1,18
1,34
1,45

0,631,16
0,55 –
2,6
0,58 –
2,38
1,00 –
1,80
1,24 –
1,71

p

0,57
0,65

0,036
0,3

Không có sự khác biệt về trung bình tuổi mẹ
và BMI trước mang thai ở nhóm ước lượng trọng
lượng thai nhi nhỏ hơn BPV thứ 3 và nhóm BPV
3rd – 10th (27,7 ± 5,3 vs 26,3 ± 4,7 và 20,2 ± 2,9
vs 19,7 ± 2,3).

Tập 16, số 02
Tháng 08-2018

2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
74 sản phụ mang thai đơn thai ≥ 28 tuần có ước
lượng trọng lượng thai nhi trên siêu âm dưới bách
phân vị thứ 10 theo tuổi thai nhập viện và điều trị
tại khoa Phụ Sản - Bệnh viện trường Đại học Y Dược
Huế từ tháng 5/2016 đến tháng 5 năm 2017.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Đa thai
- Sau sinh có trọng lượng trên bách phân vị thứ
10 so với tuổi thai
- Mất dấu trong quá trình theo dõi
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang
- Các bước tiến hành

+ Thu thập thông tin bệnh sử và tiền sử: Số
lần mang thai, tiền sử mang thai kém phát triển,
cân nặng trước khi mang thai, tăng cân trong thai

kỳ, hút thuốc thụ động.

+ Khám lâm sàng: Xác định tuổi mẹ, chiều
cao, cân nặng mẹ, chỉ số BMI, cân nặng bố, đo huyết
áp, xét nghiệm công thức máu xác định chỉ số HGB;
xác định tuổi thai ngày đầu kỳ kinh nguyệt nếu kinh
nguyệt đều hoặc theo siêu âm trong ba tháng đầu.

+ Thực hiện test không đã kích: Xác định
kết quả NST bình thường, nghi ngờ hay bất thường
theo tiêu chuẩn của FIGO [1].

+ Siêu âm hai chiều:

Tiến hành đo các thông số sinh
trắc học của thai nhi: đường kính lưỡng đỉnh, chu
vi đầu, chu vi bụng và xương đùi

Trọng lượng thai nhi được tính
theo công thức Hadlock dựa trên các thông số sinh
trắc học thai nhi. Ghi nhận chỉ số cân nặng và

Tập 14, số 04
Tháng 05-2016

2. Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu

xác định bách phân vị thai nhi ≤ 3rd percentile,
từ 3rd – 10th theo tiêu chuẩn biểu đồ phát triển

INTERGROWTH-21st [10].
Xác định chỉ số AFI: Cạn ối nếu AFI < 2 cm,
Thiếu ối nếu 2 cm < AFI < 5cm; Nước ối bình
thường: 5 cm < AFI < 25 cm.

+ Siêu âm doppler: doppler động mạch
rốn, động mạch não giữa, ống tĩnh mạch, chỉ
số hiệu suất cơ tim (MPI); xác định chỉ số PI của
doppler động mạch rốn, động mạch não giữa và
ống tĩnh mạch; xác định hình thái bất thường của
doppler động mạch rốn, ống tĩnh mạch

+ Theo dõi và ghi nhận kết cục thai kỳ:
tuần thai kết thúc thai kỳ; Phương pháp sinh: sinh
đường âm đạo, sinh mổ chủ động, mổ cấp cứu;
Trọng lượng thai nhi; Chỉ số Apgar sau sinh ở phút
thứ 1 và phút thứ 5; Tình trạng thai nhi: Sống, chết
tiền sinh trong buồng tử cung, chết thời kỳ sơ sinh;
Nhập viện điều trị tại đơn vị sơ sinh.
2.3. Xử lý số liệu: Phân tích số liệu bằng
phần mềm IBM SPSS Statistic 20.0

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 16(02),
14(01), 41
XX-XX,
- 47,2016
2018

cắt ước lượng trọng lượng thai nhi < 3th trong nhận
dạng thai kém phát triển, lí do nghiên cứu chúng

tôi lựa chọn ngưỡng cắt 3th percentile để thực hiện
nghiên cứu “Đánh giá giá trị ngưỡng cắt ước lượng
trọng lượng thai nhi ở bách phân vị thứ ba trong
chẩn đoán và tiên lượng kết cục thai kỳ thai kém
phát triển” với mục tiêu: Xác định ý nghĩa giá trị
ngưỡng cắt ước lượng trọng lượng thai nhi ở mức
bách phân vị thứ 3 so với tuổi thai trong chẩn đoán
và tiên lượng thai kém phát triển

43


SẢN KHOA – SƠ SINH

NGUYỄN TRẦN THẢO NGUYÊN, VÕ VĂN ĐỨC, CAO NGỌC THÀNH

Chúng tôi nhận thấy ở nhóm ước lượng trọng
lượng thai nhi < 3rd percentile, tỷ lệ mẹ có rối loạn
tăng huyết áp, tiếp xúc thuốc lá thụ động, tiền sử
thai kém phát triển và có tình trạng thiếu máu thai
kỳ cao hơn nhóm ước lượng trọng thai nhi có BPV
3rd – 10th. Thai phụ có thiếu máu, có tiếp xúc hút
thuốc lá thụ động sẽ tăng nguy cơ thai có trọng
lượng dưới bách phân vị thứ ba lần lượt là 1,18 lần
(RR = 1,18 (0,58 – 2,38)) và 1,46 lần ( RR = 1,46
(1,24 – 1,71)).
3.2. Một số đặc điểm thai kỳ và siêu
âm doppler

Tập 16, số 02

Tháng 08-2018

Bảng 3.2. So sánh một số đặc điểm thai kỳ trên CTG và siêu âm
Một số đặc điểm thai kỳ trên lâm
< 3th
3th - 10th
sàng và siêu âm trước sinh
percentile
percentile
Bình thường
5 (9,81%) 8 (34,78%)
NST
Nghi ngờ/ Bất thường 46 (90,19%) 15 (65,22%)
Bình thường
36 (70,59%) 17 (73,91%)
Nước ối
Thiểu ối/Cạn ối
15 (29,41%) 6 (26,09%)
PI
1,18 ± 0,49 1,00 ± 0,23
Bình thường
26 (50,98%) 16 (69,56%)
Động mạch Bất thường Tăng trở
rốn
kháng/Mất sóng tâm
25 (49,02%) 7 (30,43%)
trương/ Đảo ngược
sóng tâm trương
ĐM não giữa PI
1,53 ± 0,51 1,69 ± 0,40

Bình thường
44 (86,27%) 21 (91,30%)
Ống tĩnh Mất sóng a / Đảo
7 (13,72%) 2 (8,70%)
ngược sóng a
mạch
PI
0,77 ± 0,51 0,80 ± 0,30
MPI
0,66 ± 0,30 0,51 ± 0,12

44

RR 95% CI p
1,01 –
0,02
1,89
0,50 –
0,76
1,12
2,53
1,38

0,81 –
0,21
1,61
3,72

1,58


0,35 –
0,05
7,02

Có sự khác biệt về tần suất test không đả kích
nghi ngờ hoặc bất thường ở nhóm ước lượng trọng
lượng thai nhi < 3rd so với nhóm có trọng lượng
thai từ 3th - 10th ( 90.19% so với 65,22%, p <
0.05). Nhóm có ước lượng trọng lượng thai nhi
< 3rd tăng nguy cơ bất thường NST gấp 1,38
lần so với nhóm có ước lượng trọng lượng thai
3rd - 10th ( RR = 1,38, 95% CI 1, động mạch rốn
của nhóm có ước lượng trọng lượng thai nhi < 3rd
cao hơn so với nhóm có ước lượng trọng lượng
01 – 1,89, p < 0.02). PI trung bình thai nhi từ
3rd - 10th ( 1,18 ± 0,49 so với 1,00 ± 0,23); tần
suất bất thường doppler động mạch rốn cũng cao
hơn so với nhóm ước lượng trọng lượng thai nhi
từ 3rd – 10th (49,02% so với 30,43%); nhóm có
ước lượng trọng lượng thai nhi < 3rd tăng nguy cơ
bất thường động mạch rốn gấp 1,61 lần so với
nhóm có ước lượng trọng lượng thai nhi từ 3rd –
10th (RR = 1,61, 95% CI (0,81 – 3,72), p = 0,21).

PI trung bình động mạch não giữa nhóm có ước
lượng trọng lượng thai nhi < 3th thấp hơn so với
nhóm có ước lượng trọng lượng thai nhi 3rd – 10th.
Tần suất bất thường doppler ống tĩnh mạch (mất
sóng a hoặc đảo ngược sóng a) cao ở nhóm có
ước lượng trọng lượng thai nhi < 3rd với ước lượng

trọng lượng thai nhi < 3rd tăng nguy cơ bất thường
doppler ống tĩnh mạch gấp 1,58 lần so với nhóm
có ước lượng trọng lượng thai nhi từ 3rd – 10th,
95% CI (0,35 – 7,02). Không có sự khác biệt về
chỉ số PI trung bình ống tĩnh mạch giữa hai nhóm
(0,77 ± 0,51 so với 0,80 ± 0,30). Có sự khác biệt
về chỉ số MPI giữa hai nhóm, nhóm có ước lượng
trọng lượng thai nhi < 3rd có MPI cao hơn so với
nhóm có ước lượng trọng lượng thai nhi 3rd - 10th
(0,66 ± 0,30 so với 0,51 ± 0,12)
3.3. Kết cục thai kỳ thai kém phát triển
Bảng 3.3. So sánh kết cục thai kỳ
Kết cục thai kỳ
Tuần thai
Trọng lượng thai (gr)
Sinh AD
Phương pháp
Mổ chủ động/Mổ
sinh
cấp cưu
< 7 điểm
IA phút thứ 1
>= 7 điểm
IA ở phút < 7 điểm
thứ 5
>= 7 điểm
Nhập viện Có
khoa sơ sinh không

Chết tiền sinh

Không

< 3th
3th - 10th
percentile
percentile
38,51 ± 2,35 37,65 ± 1,80
2155 ± 470 2330 ± 304
18 (35,29%) 12 (52,17%)

95% CI

p

33 (64,70%) 11 (47,83%)

1,35 (0,84
0,26
– 2,17)

18 (35,29%)
33 (64,71%)
5 (9,80%)
46 (90,20%)
25 (49,02%
26(50,98%)
2 (3,92%)
49 (96,08%)

2,02 (0,77

0,19
– 5,32)
2,25 (0,27
0,17
– 18,22)
1,25 (0,70
– 2,24)
2,31 (0,12
– 46,24)

4 (17,39%)
19 (82,60%)
1(4,35%)
22 (95,65%)
9 (39,13%)
14 (60,87%)
0 (0,00%)
23 (100%)

Không có sự khác biệt giữa hai nhóm ở tuần
thai kết thúc thai kỳ ( 38,51 ± 2,35 so với 37,65
± 1,80). Có sự khác biệt về phương pháp sinh
giữa hai nhóm: nhóm có ước lượng trọng lượng
thai nhi < 3rd tăng nguy cơ mổ lấy thai gấp 1,35
lần so với nhóm có ước lượng trọng lượng từ 3rd
- 10th ( RR = 1,35, 95% CI (0,84 – 2,17), p =
0,26). Nhóm có ước lượng trọng lượng thai nhi
< 3rd tăng nguy cơ có chỉ sô IA < 7 ở phút thứ 1
và chỉ số IA < 7 ở phút thứ 5 so với nhóm có ước
lượng trọng lượng thai nhi 3rd – 10th với RR lần lượt

là 2,02 và 2,25. Nhóm có ước lượng trọng lượng
thai nhi < 3rd tăng nguy cơ nhập viện điều trị khoa
sơ sinh và tăng nguy cơ chết tiền sinh so với nhóm
có ước lượng trọng lượng thai nhi từ 3rd – 10th với
RR lần lượt là 1,25 và 2,31.


Tác giả

Năm Loại nghiên
n
nghiên cứu cứu

Malgorzata
Mlynarczyk
và cs [7]

2017

ZhangRutledge
Kathy và cs
[14]

2017

Đặc điểm chung của mẹ

Tuổi trung bình của mẹ:
< 5th: 26,8 ± 5,9; 5th - 9th: 26,5 ± 5,9;
Hồi cứu

BMI trước khi có thai:
28,7 ± 8,5 so với 27,8 ± 9,0
So sánh nhóm <5th và nhóm 5-10th: Tuổi
trung bình của mẹ:
Hồi cứu 254 27,8 ± 5,6 so với 28,2 ± 5,4;
BMI trung bình:
27,3 ± 7,5 so với 26,4 ± 6,3

Khi đánh giá những yếu tố nguy cơ khác, sự khác
biệt có ý nghĩa giữa nhóm có ước lượng trọng lượng
thai < 3rd percentile và nhóm từ 3rd – 10th về rối loạn
tăng huyết áp, hút thuốc thụ động, tiền sử thai kém
phát triển và thiếu máu với Hb < 10 g/dL (bảng 3.1).
Những yếu tố nguy cơ như thiếu máu trong thai kỳ,
rối loạn tăng huyết áp, hút thuốc lá thụ động hay tiền
sử thai kém phát triển sẽ làm trầm trọng nguy cơ thai
nhẹ cân trên sản phụ tuổi lớn, chiều cao bố mẹ thấp,
có thể đưa đến thai kém phát triển thật sự.
So sánh với một số nghiên cứu khác:
Tác giả
Năm Loại nghiên cứu n
Yếu tố nguy cơ
Kathy ZhangSo sánh nhóm ước lượng trọng lượng thai <
Rutledge và 2017
Hồi cứu 254 5th và nhóm từ 5th – 10th:
Rối loạn tăng huyết áp: RR = 1,79
cs [14]
So sánh nhóm ước lượng trọng lượng thai <
Malgorzata
5th và nhóm từ 5th – 9th:

Mlynarczyk 2017
Hồi cứu 834
Rối loạn tăng huyết áp: OR = 1,78; Tiền sử
và cs [7]
sinh thai nhẹ cân: OR: 1,02

Tập 16, số 02
Tháng 08-2018

4.2. Một số đặc điểm thai kỳ trên lâm
sàng và siêu âm trước sinh khi so sánh
nhóm có ước lượng trọng lượng thai nhi

Tập 14, số 04
Tháng 05-2016

4.1. Đặc điểm mẹ và một số yếu tố
nguy cơ
Liên quan các đặc điểm của mẹ: Khi so với
nhóm có ước lượng trọng lượng thai nhi từ 3rd –
10th, nhóm có ước lượng trọng lượng thai nhi <
3rd không có sự khác biệt về tuổi trung bình của
mẹ, BMI trước khi có thai, tăng cân trong thai kỳ
cũng như chiều cao trung bình của bố và mẹ (bảng
3.1). Trên y văn và những nghiên cứu khác, đây là
những yếu tố nguy cơ của thai nhẹ cân và thai kém
phát triển nói chung. Một số nghiên cứu khác khi so
sánh các đặc điểm này giữa nhóm có trọng lượng
< 5th và nhóm có ước lượng trọng lượng thai nhi từ
5th – 10th không có sự khác biệt [8].


TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 16(02),
14(01), 41
XX-XX,
- 47,2016
2018

4. Bàn luận

dưới 3th percentile và nhóm có ước lượng
trọng lượng thai nhi từ 3rd percentile 10th percentile
Với ngưỡng cắt ước lượng trọng lượng thai
nhi < 3rd percentile, bảng 3.2 cho thấy có sự
khác biệt về một số đặc điểm trên NST, nước
ối cũng như biến đổi doppler động mạch rốn,
động mạch não giữa, ống tính mạch và chỉ số
MPI. Với ngưỡng cắt ước lượng trọng lượng <
3rd percentile, nhóm < 3rd percentile cho thấy các
yếu tố trên lâm sàng có xu hướng trầm trọng hơn
khi so với nhóm có ước lượng trọng lượng thai nhi
từ 3rd – 10th percentile.
90,19% các trường hợp có ước lượng trọng
lượng thai nhi < 3rd percentile có NST nghi ngờ
hoặc bất thường. Nhóm ước lượng trọng lượng
thai <3rd percentile tăng nguy cơ bất thường NST
gấp 1.38 lần so với nhóm có ước lượng trọng
lượng thai nhi 3rd – 10th percentile (RR = 1,38,
95% CI (1,01 – 1,89), p = 0,02). Liên quan đến
chỉ số nước ối, nhóm có ước lượng trọng lượng <
3rd tăng nguy cơ bất thường nước ối gấp 1.12 lần

so với nhóm 3rd – 10th (RR = 1,12, 95% CI (0,50
– 2,53), p = 0,76). NST và chỉ số nước ối là hai
yếu tố trên lâm sàng ảnh hưởng rất nhiều đến thái
độ xử trí của các nhà lâm sàng đối với thai kỳ nói
chung và thai kém phát triển nói riêng. Bất thường
NST và/hoặc bất thường nước ối là biểu hiện tình
trạng biến đổi bệnh lý của thai kém phát triển giai
đoạn muộn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy đây là hai thông số có giá trị để kết hợp với
yếu tố trọng lượng trong chẩn đoán và xử trí thai
kém phát triển thật sự.
Các biến đổi doppler động mạch rốn và động
mạch não giữa phù hợp với quá trình biến đổi hệ
tuần hoàn của thai kém phát triển đáp ứng với
tình trạng suy dưỡng, thiếu oxy. Nhóm có trọng
lượng < 3rd percentile tăng PI trung bình doppler
động mạch rốn, giảm PI trung bình doppler
động mạch não giữa so với nhóm có ước lượng
trọng lượng thai nhi từ 3rd – 10th percentile. Liên
quan doppler ống tĩnh mạch, đây là một trong
những vị trí doppler được sử dụng để đánh giá
thay đổi cấp tính tình trạng suy sụp của thai nhi
[11]. Tỷ lệ bất thường về mặt hình thái doppler
ống tĩnh mạch cao ở nhóm có ước lượng trọng
lượng thai nhi < 3rd khi so với nhóm có ước lượng

45


Tập 16, số 02

Tháng 08-2018

SẢN KHOA – SƠ SINH

NGUYỄN TRẦN THẢO NGUYÊN, VÕ VĂN ĐỨC, CAO NGỌC THÀNH

46

trọng lượng từ 3rd – 10th percentile. Nhóm có
ước lượng trọng lượng thai nhi< 3th, tăng nguy cơ
bất thường hình thái doppler ống tĩnh mạch gấp
1.58 lần so với nhóm có ước lượng trọng lượng từ
3rd – 10th percentile ( RR = 1,58, 95% CI (0,35 –
7,02), p = 0,05). Tuy nhiên, chỉ số PI trung bình
của hai nhóm không có sự khác biệt đáng kể (
0,77 ± 0,51 so với 0,80 ± 0.30 )
Một chỉ số doppler được nghiên cứu trong
một vài năm gần đây trong nhóm thai kỳ nguy
cơ cao như song thai, đái thao đường thai kỳ…
trong đó có thai kém phát triển là chỉ số MPI [2].
Trong nghiên cứu chúng tôi, MPI trung bình cao
hơn ở nhóm có ước lượng trọng lượng thai nhi <
3rd khi so với nhóm có ước lượng thai nhi từ 3rd 10th (0,66 ± 0,30 so với 0,51 ± 0,12). Giá trị MPI
trung bình ở hai nhóm đều cao hơn giá trị MPI
trung bình khoảng 0,36 ở thai kỳ bình thường đã
được ghi nhận trong các nghiên cứu, tương tự so
với một số nghiên cứu khác [2].
Với những ghi nhận được trong nghiên cứu
của chúng tôi, có thể dựa vào chỉ số PI, biến đổi
hình thái doppler động mạch rốn, PI động mạch

não giữa, biến đổi hình thái doppler ống tĩnh
mạch và chỉ số MPI trong nhận dạng chẩn đoán
thai kém phát triển. Cần có số liệu nghiên cứu
thêm về PI doppler ống tĩnh mạch và các chỉ số
khác của doppler ống tĩnh mạch trong nhóm thai
kém phát triển.
4.3. Kết cục thai kỳ khi so sánh nhóm
có ước lượng trọng lượng thai nhi dưới
bách phân vị thứ ba và nhóm có ước
lượng trọng lượng thai nhi từ bách phân vị
thứ ba đến bách phân vị thứ 10
Kết cục thai kỳ được thể hiện ở bảng 3.3. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi cho với nhóm có
ước lượng trọng lượng thai nhi < 3rd percentile đều
tăng nguy cơ kết cục thai kỳ bất lợi so với nhóm
có ước lượng trọng lượng thai nhi từ 3rd - 10th
percentile. Nhóm có ước lượng trọng lượng thai
nhi < 3rd percentile tăng nguy cơ chỉ số APGAR <
7 ở phút thứ nhất, tăng nguy cơ chỉ số APGAR <
7 ở phút thứ năm, tăng nguy cơ chết tiền sinh so
với nhóm có ước lượng trọng lượng thai nhi từ 3rd

– 10th percentile với RR lần lượt là 2,02, 2,25 và
2,31. Ngoài ra, nhóm có ước lượng trọng lượng
thai nhi < 3th tăng nguy cơ mổ lấy thai, nguy cơ
nhập viện điều trị khoa sơ sinh.
Tác giả

Năm Loại nghiên
nghiên cứu cứu


n

Kết cục thai kỳ
So sánh nhóm có ước lượng trọng
lượng thai nhi < 5 th và nhóm
5-10: APGAR < 7 ở phút thứ 5:
OR = 1,58;
Chết sơ sinh : OR = 4,05
So sánh nhóm có ước lượng trọng
lượng < 5 và nhóm từ 5 – 10:
APGAR < 7 ở phút thứ nhất: OR =
2,05; APGAR < 7 ở phút thứ 5: OR
= 1,78; nhập viện sơ sinh: 1,73;
chết sơ sinh: 3,68.
Có mối liên quan giữa kết cục thai
kỳ bất lợi với trọng lượng ước lượng
thai nhi < 3rd centile

Malgorzata
Mlynarczyk
và cs [7]

2017

Hồi cứu

834

ZhangRutledge

Kathy và cs
[14]

2017

Hồi cứu

254

Julia
Unterscheiter
và cs [12]

2013

Tiến cứu đa
trung tâm

1116

Savchev và
cs [9]

2012

Nhóm chứng:
So sánh nhóm EFW < 3rd với nhóm
Nghiên
132;
từ 3rd – 10th: tỷ lệ mổ lấy thai:

cứu bệnh
Nhóm bệnh
30,0% sơ với 15,3%;
chứng
132

Mặc dù những nghiên cứu khác có sự khác
biệt về mặt phương pháp nghiên cứu so với
nghiên cứu chúng tôi, tuy nhiên kết quả ghi nhận
được cho thấy với những thai kỳ có trọng lượng
càng thấp càng có khuynh hướng biến đổi những
thông số trên lâm sàng xấu đi cũng như kết cục
thai kỳ bất lợi hơn.
Với kết quả ghi nhận được, đặc biệt là tỷ lệ
chết tiền sinh cao ở nhóm có ước lượng trọng
lượng thai nhi dưới 3rd percentile, là yếu tố quan
trọng để cân nhắc hướng xử trí cũng như tư vấn
cho sản phụ trong những trường hợp này.

5. Kết luận

Với ước lượng trọng lượng thai nhi ở ngưỡng
cắt 3th percentile, nghiên cứu cho thấy có những
biến đối về mặt lâm sàng cũng như kết cục thai
kỳ khi so với nhóm từ 3th – 10th percentile. Điều
này sẽ giúp các bác sĩ lâm sàng có những tư vấn
và quản lý thai kỳ nhóm thai có trọng lượng <
10th percentile thích hợp hơn. Cần đặc biệt cân
nhắc đối với nhóm có ước lượng trọng lượng thai
nhi < 3rd percentile.



8. Olusanya B. O.Intrauterine growth restriction in a low-income country:
Risk factors, adverse perinatal outcomes and correlation with current WHO
Multicenter Growth Reference.Early Hum Dev 2010; 86(7):439-44.
9. Savchev S. et al.Estimated weight centile as a predictor of perinatal
outcome in small-for-gestational-age pregnancies with normal fetal and
maternal Doppler indices. Ultrasound Obstet Gynecol 2012; 39(3):299-303.
10. Stirnemann J. et al. International estimated fetal weight standards
of the INTERGROWTH-21(st) Project. Ultrasound Obstet Gynecol
2017;49(4):478-486.
11. Thanooja S. et al.Correlation between Doppler and Perinatal Outcome
in IUGR Babies. Journal of Medical Science And clinical Research
2017;(03):19599-19607.
12. Unterscheider J. et al. Optimizing the definition of intrauterine growth
restriction: the multicenter prospective PORTO Study. Am J Obstet Gynecol
2013; 208(4):290 e1-6.
13. Unterscheider J., K. O’Donoghue, F. D. Malone. Guidelines on fetal
growth restriction: a comparison of recent national publications. Am J
Perinatol 2015; 32(4):307-16.
14. Zhang-Rutledge K. et al. Significance and Outcomes of Fetal Growth
Restriction Below the 5th Percentile Compared to the 5th to 10th Percentiles
on Midgestation Growth Ultrasonography. J Ultrasound Med 2018.
15. Zhang J. et al. Defining normal and abnormal fetal growth: promises
and challenges”, Am J Obstet Gynecol 2010; 202(6):522-8.

Tập 16, số 02
Tháng 08-2018

Tập 14, số 04

Tháng 05-2016

1. Ayres-de-Campos D., Arulkumaran S., Figo Intrapartum Fetal Monitoring
Expert Consensus Panel. FIGO consensus guidelines on intrapartum
fetal monitoring: Physiology of fetal oxygenation and the main goals of
intrapartum fetal monitoring, Int J Gynaecol Obstet 2015; 131(11):5-8.
2. Cruz-Martinez R. et al. Changes in myocardial performance index and
aortic isthmus and ductus venosus Doppler in term, small-for-gestational
age fetuses with normal umbilical artery pulsatility index. Ultrasound Obstet
Gynecol 2011;38(4):400-5.
3. Figueras F., E. Gratacos. Update on the diagnosis and classification
of fetal growth restriction and proposal of a stage-based management
protocol. Fetal Diagn Ther 2014; 36(2):86-98.
4. Figueras F., E. Gratacos.An integrated approach to fetal growth
restriction. Best Pract Res Clin Obstet Gynaecol 2017;38:48-58.
5. Kiserud T. et al. The World Health Organization fetal growth charts:
concept, findings, interpretation, and application. Am J Obstet Gynecol
2018; 218(2S): S619-S629.
6. McCowan L. M., F. Figueras, N. H. Anderson. Evidence-based national
guidelines for the management of suspected fetal growth restriction:
comparison, consensus, and controversy.Am J Obstet Gynecol 2018;
218(2S):S855-S868.
7. Mlynarczyk M. et al. The clinical significance of an estimated fetal weight
below the 10th percentile: a comparison of outcomes of <5th vs 5th-9th
percentile. Am J Obstet Gynecol 2017; 217(2): 198 e1-198 e11.

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 16(02),
14(01), 41
XX-XX,
- 47,2016

2018

Tài liệu tham khảo

47



×