Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

De cuong khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa và kháng khuẩn của cao chiết hồng sim, đước đôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HÓA,
KHÁNG KHUẨN CỦA CAO CHIẾT
ETHANOL TỪ CÂY HỒNG SIM
(Rhodomyrtus tomentosa) VÀ ĐƯỚC ĐÔI
(Rhizophora apiculata) TẠI TỈNH KIÊN
GIANG

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành: Công nghệ sinh học
Mã số ngành: 7420201

Kiên Giang – năm 2020

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HÓA,
KHÁNG KHUẨN CỦA CAO CHIẾT
ETHANOL TỪ CÂY HỒNG SIM
(Rhodomyrtus tomentosa) VÀ ĐƯỚC ĐÔI
(Rhizophora apiculata) TẠI TỈNH KIÊN
GIANG
ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành: Công nghệ sinh học
Mã số ngành: 7420201



Kiên Giang – năm 2020

2


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1................................................................................................................................1
GIỚI THIỆU..............................................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...........................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung.........................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................................2
1.2.3 Nội dung nghiên cứu................................................................................................2
1.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................................................................2
2.1 TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT NGHIÊN CỨU..........................................................3
2.1.1 Cây Hồng sim (Rhodomytus tomentosa).................................................................3
2.1.1.1 Đặc điểm hình thái, phân bố.............................................................................3
2.1.1.2 Hoạt tính sinh học.............................................................................................5
2.1.1.3 Thành phần hóa học..........................................................................................6
2.1.2 Cây Đước đôi (Rhizophora apiculata)....................................................................7
2.1.2.1 Đặc điểm hình thái, phân bố............................................................................7
2.1.2.2 Hoạt tính sinh học và thành phần hóa học.....................................................9
2.2 TỔNG QUAN VỀ GỐC TỰ DO.................................................................................10
2.2.1 Khái niệm................................................................................................................10
2.2.2 Nguồn gốc phát sinh..............................................................................................11
2.2.3 Vai trò của gốc tự do..............................................................................................12
2.2.3.1 Lợi ích của gốc tự do......................................................................................12
2.2.3.2 Tác hại của gốc tự do......................................................................................12
2.3 CHẤT KHÁNG OXY HÓA.........................................................................................14

2.3.1 Khái niệm................................................................................................................14
2.3.2 Nguồn gốc................................................................................................................15
2.4.3 Cơ chế kháng oxy hóa............................................................................................19
2.4 TỔNG QUAN VỀ VI KHUẨN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU........20
2.4.1 Aeromonas hydrophila............................................................................................20
2.4.2 Aeromonas dhakensis.............................................................................................22
2.4.3 Edwardsiella ictaluri...............................................................................................23
2.4.4 Vibrio parahaemolyticus.........................................................................................23
2.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC....................................24
2.5.1 Nghiên cứu trong nước..........................................................................................24
2.5.2 Nghiên cứu ngoài nước..........................................................................................26
i


CHƯƠNG 3..............................................................................................................................29
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU.....................................................29
3.1 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU................................................................................29
3.1.1 Địa điểm và thời gian.............................................................................................29
3.1.2 Nguyên liệu.............................................................................................................29
3.1.3 Thiết bị thí nghiệm.................................................................................................29
3.1.4 Hóa chất..................................................................................................................30
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................30
3.2.1 Thu mẫu, định danh, điều chế cao chiết..............................................................30
3.2.2 Xác định hàm lượng polyphenol tổng, flavonoid tổng.......................................32
3.2.2.1 Xác định hàm lượng polyphenol tổng..........................................................32
3.2.2.2 Xác định hàm lượng flavonoid tổng.............................................................34
3.2.3 Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa in vitro..........................................................35
3.2.3.1 Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa bằng phương pháp DPPH..................35
3.2.3.2 Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa bằng phương pháp ABTS+..................38
3.2.4 Khảo sát khả năng kháng khuẩn của cao chiết..................................................41

3.3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KẾT QUẢ VÀ SỐ LIỆU.................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................43

ii


DANH SÁCH HÌNH
trang
Hình 2.1: Hồng sim (Rhodomytus tomentosa)................................................43
Hình 2.2: Cây Đước đôi (Rhizophora apiculata)............................................84
Hình 2.3: Gốc tự do...............................................................117
Hình 3.1: Sơ đồ điều chế cao chiết................................................................317
Hình 3.2 Phản ứng trung hòa gốc tự do DPPH..............................................362

iii


DANH SÁCH BẢNG

trang
Bảng 3.1: Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm........................................................29
Bảng 3.2 Hóa chất thí nghiệm.........................................................................30
Bảng 3.3 Nồng độ thử nghiệm dung dịch chuẩn acid Galic và cao tổng.........33
Bảng 3.4 Quy trình thử nghiệm chi tiết với Vitamin C....................................37
Bảng 3.5 Quy trình thử nghiệm chi tiết với cao tổng (H1)..............................37

iv


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

PROSEA

plant resources of Southeast Asia

ROS

reaction oxygen spieces

cAMP

Cyclic adenosine monophosphate

DNA

deoxiribonucleic acid

NADPO

nicotinamide adenine dinucleotide phoshate oxidase

NO

nitrous oxidase

XO

xanthine oxidase

SOD


superoxide dismutase

CAT

catalase

GPX

glutathione peroxidase

HAT

hydrogen atom transfer

SET-PT

single electron transfer followed by proton transfer

SPLET

sequential proton loss electron transfer

BDE

năng lượng phân ly liên kết

IP

năng lượng ion hóa


PDE

năng lượng tách proton

PA

ái lực proton

ETE

enthalpy trao đổi electron

ZPE

năng lượng điểm không (zero-point energy)

IEFPCM

Integral Equation Formalism Polarizable Continuum Model

TDH

thermostable direct hemolysin (hemolysin bền nhiệt)

TRH

TDH-related hemolysin

AHPND


Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome

v


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Stress oxy hóa và việc sản xuất quá nhiều gốc tự do trong cơ thể là
nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch, thoái hóa
thần kinh, xơ vữa động mạch, tiểu đường (Lee, 2004). Các hợp chất chống oxy
hóa như polyphenol và flavonoid có tác dụng loại bỏ gốc tự do và do đó ức
chế cơ chế oxy hóa dẫn đến các bệnh thoái hóa (Wu, 2011). Trong những năm
gần đây, có nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm ra các hợp chất từ tự
nhiên và tổng hợp có tác dụng kháng oxy hóa, ngăn chặn các bệnh do quá
trình oxy hóa gây ra đang được quan tâm và đẩy mạnh. Tuy nhiên, việc sử
dụng các chất từ tổng hợp cũng gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, việc sử
dụng các hợp chất chiết xuất từ tự nhiên có khả năng kháng oxy hóa không
gây tác dụng phụ cho sức khỏe là lựa chọn hàng đầu trong việc nâng cao chất
lượng thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm (Nguyễn Trọng Tuân, 2020).
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng, thực vật này thể hiện nhiều
hoạt tính sinh học như thúc đẩy sự tăng trưởng của tóc, kháng virus, kháng dị
ứng, chống động kinh, kháng khuẩn và nấm, kháng viêm (Jain, 2017). Cây sim
là loài cây ăn quả, mọc hoang thuộc họ cây bụi. Sim không chỉ mang lại giá trị
kinh tế từ quả (dùng ăn tươi, làm rượu, …) mà sim còn mang lại giá trị dược
liệu, dịch chiết lá và quả sim có khả năng kháng khuẩn gây bệnh hoại tử gan
tụy ở tôm (Đặng Thị Lụa, 2015) và ở lá chứa hàm lượng pholyphenol cao hơn
búp và quả, do đó lá cho hoạt tính kháng oxi hóa cao hơn (Hoàng Thị Yến,
2015). Cây đước là một loại thực vật rất quen thuộc ở vùng rừng ngâp mặn.
Từ lâu loại cây này đã được biết đến với tên gọi vệ sĩ bờ biển. Tuy nhiên,

ngoài tác dụng về mặt sinh thái thì loại cây này còn chứa nhiều thành phần có
dược tính tốt, đặc biệt là các khả năng kháng oxi hóa và kháng khuẩn cao của
tanin ngưng tụ (Suraya, 2011).
Ở các vùng địa lý khác nhau sẽ có hệ sinh thái khác nhau, đặc thù cho
vùng địa lý đó. Dẫn đến sự khác biệt về hệ thống động thực vật mà đặt biệt là
1


thành phần hóa học, hàm lượng dinh dưỡng. Nghiên cứu này nhằm khảo sát
khả năng kháng oxy hóa và kháng vi khuẩn của cao chiết từ lá cây Hồng sim
(Rhodomyrtus tomentosa) và vỏ cây Đước đôi (Rhizophora apiculata) được
thu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Xác định hoạt tính kháng oxy hóa và kháng vi khuẩn của cao chiết vỏ cây
đước và lá sim được thu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Định lượng hàm lượng polyphenol và flavonoid của lá cây Hồng sim
(Rhodomyrtus tomentosa) và vỏ cây Đước đôi (Rhizophora apiculata).
Xác định khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn của 2 loại cao chiết
1.2.3 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Điều chế cao chiết ethanol từ lá cây Hồng sim
(Rhodomyrtus tomentosa) và vỏ cây Đước đôi (Rhizophora apiculata). Định
lượng hàm lượng flavonoid và polyphenol của hai loại cao chiết.
Nội dung 2: Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá của cao chiết từ lá cây
Muồng trâu và cây Mai dương bằng phương pháp DPPH, ABTS+, khử sắt,
TAA.
Nội dung 3: Khảo sát khả năng kháng khuẩn gây bệnh trên động vật thủy
sản (Aeromonas hydrophilla, Aeromonas dhakensis, Edwardsiella ictaluri,

Vibrio parahaemolyticus).

1.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Thời gian: 15 tuần
Địa điểm nghiên cứu: tại phòng thí nghiệm, trung tâm thực hành thí
nghiệm, trường Đại học Kiên Giang.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT NGHIÊN CỨU
2.1.1 Cây Hồng sim (Rhodomytus tomentosa)
Bộ (ordo): Myrtales
Họ (familia): Myrtaceae
Chi (genus): Rhodomytus
Loài (Species): Rhodomytus tomentosa
Một số tên khác ở Việt Nam: Hồng sim, Đào kim phương, Dương lê, Co
nim (Thái), Mác nim (Tày), Piều ním (Dao), Trơ quân lương.
Tên nước ngoài: Rose myrtle, Hill guava, Downy rose myrtle, Hillgooseberry (Anh); Myrtle tomenteux (Pháp) (Đỗ Huy Bích, 2006).
2.1.1.1 Đặc điểm hình thái, phân bố
Cây bụi, cao 1-2m, vỏ màu nâu, nứt nẻ. Cành non mảnh, có nhiều lông
mềm, về sau hình trụ nhẵn. Lá mọc đối, hình trái xoan, dài 4-7cm, rộng 24cm, gốc thuôn, đầu tròn, mặt trên có nhiều lông mềm sau nhẵn, mặt dưới có
lông dày hơn màu trắng, mép lá nguyên hơi gặp xuoosnng, gân chính 3, chạy
song song với mép lá, cuống lá có lông. Hoa mọc riêng lẻ hoặc 3 cái một ở kẻ
lá, màu hồng tím, cuống hoa dài 1,5-2cm, có lông, lá bắc mọc đối; đài hoa có
ống dính vào bầu, 3-5 răng, có lông mềm; tràng hoa có 5 cánh, lúc đầu lõm
sau phẳng, mỏng và dể rụng; nhị rất nhiều, dính ở gốc thành một cột. Quả
mọng, nạc, mềm và thơm, màu tím đỏ sẩm, hạt xếp thành hai dãy trong mỗi ô.

Mua hoa: tháng 4-6, mùa quả: tháng 7-8 (Đỗ Huy Bích, 2006).
Rhodomyrtus là một chi nhỏ, gồm những loài cây bụi, phân bố chủ yếu ở châu Á,
Austraylia và một số đảo ở Thái Bình Dương. Sim mọc tự nhiên phổ biến ở vùng nhiệt dới và
cận nhiệt đới châu Á, bao gồm Indonesia, Philippin, Maylaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Campodia,
Lào, Việt Nam và một số tỉnh ở phía nam Trung Quốc. Ở Ấn Độ cây phân bố đến độ cao
1500m. Ở Việt Nam, sim là loài cây quen thuộc ở khắp các tỉnh vùng trung du và núi thấp.
Độ cao phân bố đôi khi đến 1000m. Cây đặc biệt ưa sáng và có khả năng chịu hạn tốt,
3


thường mọc rải rác hoặc tập trung trên các đồi cây bụi hây đồng cỏ, lẫn với mua, mua thấp
chồi xuể… tạo thành quần hệ cây bụi làm giảm bớt quá trình rửa trôi trên các đồi thấp vốn
rất cần cổi. Sim ra hoa quả nhiều hàng năm. Quả chín là thức ăn của các loài chim và gặm
nhấm, hạt giống từ đó được phát tán khắp nơi. Trong trường hợp hạt chỉ khu trú ở các vùng
rừng kín thường xanh thì cây mầm chỉ tồn tại được một thời gian ngắn do thiếu ánh sáng. Ở
Ấn Độ, người ta gieo hạt sim lúc còn tươi, khi cây nảy mầm cao khoảng 20cm mới đem đi
trồng. Sim là loài cây ăn quả, mọc hoang dại và ít được coi trọng. Tuy nhiên, cây lại được
đánh giá là loài có sức sông dai, tham gia vào quá trình diễn thế thứ sinh trên đất sau
nương rẫy. Thân và cành thường được khai thác làm củi đốt (Đỗ Huy Bích, 2006).

Hình 2.1 Hồng sim (Rhodomytus tomentosa)
Sim vốn là cây mọc hoang nhiều ở các vùng đồi trung du, đất chua, khô
cằn. Đôi khi cây còn được trồng để lấy quả ăn và làm cảnh vì có bộ lá xanh tốt
quanh năm, hoa đẹp, thân cành dể tạo dáng. Sim được gieo trồng bằng hạt vào
mùa xuân hoặc lấy cây con mọc tự nhiên về trồng. Cách trồng sim rất đơn
giản, nhưng để lấy quả cần bón phân, quả mới sai, to, thơm và ngọt. Trồng với
khoảng cách 1,5-2m. Cây ít bị sâu bệnh, sống khỏe, không cần chăm sóc (Đỗ
Huy Bích, 2006).
4



2.1.1.2 Hoạt tính sinh học
Theo kinh nghiệm của dân gian, các bộ phận của cây sim rừng, từ thân,
lá, rễ đến quả, hoa còn là những vị thuốc tốt đối với sức khoẻ. Cây sim chứa
chất ức chế testosteron 5  -reductase. Ngoài ra, dịch chiết cây sim cũng có
tính chất chống viêm, ức chế những enzyme như hyaluronidase,
hexosaminidase, elstase, phosphodiesterase, kích thích sự phát triển nguyên
bào sợi nên được dùng trong mỹ phẩm làm trắng da, thức ăn làm đẹp da. Hoa
sim dù tím hay trắng đều chứa nhiều chất tannin, axit nicotinic, riboflavin
(vitamin B2), flavonoid. Ngoài tác dụng sát khuẩn, các chất này còn có tác
dụng chống oxi hoá và trung hoà các gốc tự do trong cơ thể. Chính vì vậy hoa
sim ngâm nước có thể dùng để vệ sinh các vết loét (Miyake, 2006). Cây sim,
nhất là rễ cây có tính chất giảm đau được dùng hỗn hợp với nhiều cây khác để
chữa những chứng trong ngành phụ khoa, như chữa khí hư, kinh nguyệt không
đều, bất thường, viêm khung chậu, viêm nội mạc tử cung. Ngoài ra, sim còn là
thành phần có trong những liều thuốc chữa viêm kết tràng, viêm vị tràng, biệt
lỵ, thấp khớp, khó tiêu, chán ăn (Wu, 1998).
Búp và lá sim non được dùng để chữa đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ. Lá
còn là thuốc cầm máu, chữa vết thương chảy máu. Búp sim nấu nước sôi cô
đặc để rửa vết thương. Đặc biệt, lá sim được nhiều cơ sở nghiên cứu và sử
dụng làm thuốc chữa bỏng có kết quả tốt. Từ năm 1965, Bệnh viện Móng Cái
đã dùng cao lá sim để chữa bỏng và cầm máu trong cắt amidan. Đối với bỏng
độ 1,2,3 diện tích không quá 30% đều có kết quả. So với dầu cá và
syntomycin, cao lá sim có ưu điểm là tạo thành một màng mỏng bao bọc vết
thương làm vết bỏng sẽ nhanh chóng lên da non, ít tiết dịch, không có mũ,
không gây xót và giảm đau nhanh. Trong phẩu thuật cắt amidan, khoa tai mũi
họng đã dùng cao lá sim cầm máu cho 196 bệnh nhân có kết quả sau 10 máu
cầm hẳn, bệnh nhận ít khạc nhổ. Quả sim chín ăn được, dùng để chế rượu,
chữa thiếu máu lúc có mang, suy nhược khi mới ốm dậy, ù tai, di tinh, phụ nữ
băng huyết. Ngoài ra, còn chữ tiêu chảy, kiết lỵ. Rể sim chữa tử cung xuất

huyết cơ năng, đau xương, lưng gối yếu mỏi, viêm thấp khớp. Ở Trung Quốc,
5


rể sim còn được dùng chữa viêm gan, ngộ độc, trĩ, thoát vị bẹn (Đỗ Huy Bích,
2006).
2.1.1.3 Thành phần hóa học
Quả sim chứa các flavon-glucosid, malvidon-3-glucosid, các hợp chất
phenol, các acid amin, đường và acid hữu cơ. Thân và lá sim có nhiều hợp
chất triterpen như betulin, acid betulinic; taraxerol; 3β-acetoxy-11α-12αepoxyoleanan 28-13β oliod (Đỗ Huy Bích, 2006).
Các loài thuộc chi Rhodomyrtus chứa các hợp chất tannin, tecpenoit,
flavonoit, steroit... Các hợp chất này chủ yếu được nghiên cứu ở cây sim
(Rhodomyrtus tomentosa), những loài thuộc chi Rhodomyrtus còn lại chủ yếu
được nghiên cứu về thành phần hóa học của tinh dầu. Những nghiên cứu đầu
tiên về thành phần hoá học của cây sim là các chất sắc tố với mục đích dùng
trong thực phẩm. Xác định cấu trúc của các chất sắc tố này gồm có:
pelargonidin

biglucoside;

cyanidin-3-galactoside



delphinidin-3-O-

galactoside (He et al., 1998). Từ lá và rễ cây sim đã tách được các ellagi
tannin và C-glucoside tannin, thuỷ phân cho: tomentosin, pendunculagin,
casuariin, castalagin; các flavon glucoside: myricetin rhamnoside, myricetin
furanoarabinoside, myricetin glucoside và dẫn xuất hydroxy pen ta methoxy

flavon (combretol) đã tách được từ cây sim. Toàn thân cây sim chứa tanin.
Quả chứa protein, chất béo, glucid, vitamin A, thiamin (vitamin B 1), riboflavin
(vitamin B2), acid nicotinic. Hoa chứa acid stearic, quercitrin, axit ursolic,  amyrin axetat (Hou et al., 1999). Nghiên cứu dịch chiết ete dầu hoả cây sim
(Rhodomyrtus tomentosa) phân lập 2 triterpenoid mới: 3β-axetoxy-11α, 12αepoxyoleanan-28,13β-olide từ lá và 3β-axetoxy, 12α-hydroxyoleanan-28, 13βolide từ cành. Dịch chiết ethanol của lá chứa acid betulinic, acid ursolic, acid
aliphitolic và trong cành chứa các acid betulonic; acid betulinic và acid
oleanolic (Hui and Li, 1976).

6


2.1.2 Cây Đước đôi (Rhizophora apiculata)
Bộ (ordo): Malpighiales
Họ (familia): Rhizophoraceae
Chi (genus): Rhizophora
Loài (Species): Rhizophora apiculata
Một số tên khác ở Việt Nam: Đước bợp, Đước xanh.
Loài này có nguồn gố từ châu Á, phân bố ở vùng ông đới châu Á như
Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Nam Triều Tiên và các vùng nhiệt đới Châu
Á như Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Philippies và Indnesia (Đỗ Huy Bích,
2006).

2.1.2.1 Đặc điểm hình thái, phân bố
Đước đôi thuộc họ Đước (Rhizophoraceae), cây gỗ, cao 25-30 m, đường
kính 60-70 cm. Vỏ cây màu xám nhạt nứt dọc. Cành xù xì, gốc thân có nhiều
rễ chống hình nơm. Lá đơn mọc đối, dài 10-16 cm, rộng 2.5-6.0 cm, dày, cứng
hình ngọn giáo hoặc trái xoan, đầu nhọn, gốc hình nêm. Gân chính màu đỏ nổi
rõ ở mặt dưới lá, gân bên không rõ. Mặt dưới lá có nhiều chấm nhỏ màu đen.
Cuống lá thô dẹt, dài 1-3 cm. Lá kèm màu hồng hay hơi đỏ, dài 4-8 cm. Cụm
hoa xim có 2 hoa. Lá bắc hợp thành hình chén. Hoa màu vàng, không cuống.
Đài hợp xẻ 4 thùy hình tam giác dày, màu nâu vàng hoặc đỏ, còn lại ở quả.

Cánh tràng 4, mỏng, mép nguyên, không có lông. Nhị đực 8-12 chiếc. Chỉ nhị
rất ngắn, bao phấn dài. Bầu 4 ô, mỗi ô 2 noãn, đầu nhụy chẻ hai. Quả giống
quả lê, dài 2-2.5 cm màu nâu buông thỏng xuống, trụ mầm hình trụ màu lục,
phía dưới phình to, dài 15-20 cm, màu phớt hồng (Trần Hợp, 2002).
Chi Rhizophoraceae L. có 3 loại ở Việt Nam đều là những cây gỗ quan
trọng trong tổ thành thực vật rừng ngặp mặn ven biển. Cây đước phân bố ở
vùng bờ biển những nước nhiệt đới như Trung Quốc (đảo Hải Nam), Đài Loan, Campudia,
Thái Lan, Malaysia, Pakistan, Ấn Độ, Philippin, Indonesia, ở biển Đông Phi, Bắc Austraylia,
đảo Moris, Ceisel và Mangas, … Ở Việt Nam, đước phân bố ở hầu hết các tỉnh dọc bờ biển
từ Quảng Ninh đến Kiên Giang và đảo Phú Quốc. Cây thường mọc trên đất bùn nhão hoặc
mới được định hình ở các cửa sông. Loại bùn nhão này chính là đất phù sa, do nước sông
7


chuyển từ lục địa ra, sau được lắng đọng nhờ hệ thực vật ven biển. Để trụ vững trên nền
đất bùn nhão, thường xuyên bị ngập bởi thủy triều, đước (cũng như một vài loài thực vật
khác ở đây) có hệ thống rễ chống đặc biệt phát triển. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa
ẩm, sau khoảng 2 năm tuổi, bắt đầu có hoa quả lứa đầu. Quả đước có dạng hình trụ dài, khi
già tự rụng và đâm thẳng xuống lớp bùn, nhanh chóng mọc rể và nảy mầm. Đây cũng là hình
thực thích nghi cao của đước, để tồn tại và phát triển trong điều kiện ở vùng triều (Đỗ Huy
Bích, 2006).

Hình 2.2 Cây Đước đôi (Rhizophora apiculata)
Đước cùng một số loài thực vật khác ở vùng ven biển đã tạo nên một hệ
sinh thái đặc biệt gọi là hệ sinh thái rừng ngập mặn nhiệt đới (mangrove). Nhờ
có sự phát triển của hệ thực vật ở đây, lớp bùn nhão ngày một được bồi đấp,
nâng cao dần lên đồng thời cũng được mở rộng thêm về phía biển. Quá trình
này được coi là hình ảnh ban đầu sinh động của diễn thế nguyên sinh, nhằm
tạo ra các thảm thực vật nhiệt đới bền vững khác trong tương lai. Ngoài ra,
rừng ngập mặn còn là nơi cư trú của nhiều loài tôm cá, cua, bò sát, chim và

thú (khỉ). Song, gần đây, một số rừng đước ở Nam Bộ đã bị tàn phá để tạo nên
thủy vực nuôi trồng thủy sản. Việc bảo vệ và trồng thêm các khu rừng ngập
mặn ở Việt Nam là một vấn đề cần được ưu tiên (Đỗ Huy Bích, 2006).
2.1.2.2 Hoạt tính sinh học và thành phần hóa học

8


Đước mới được dùng trong phạm vi kinh nghiệm dân gian. Vỏ thân đước
được dùng chữa tiêu chảy, vết thương chảy máu, phụ nữ băng huyết, đái ra
máu, viêm họng. Ở Ấn Độ, vỏ thân đước được dùng chữa bệnh tiểu đường, tuy
gân đây thí nghiệm dược lý trên động vật thí nghiệm chứng minh vỏ đước
không có tác dụng hạ đường huyết. Ở Malaysia, nước sắc vỏ thân và lá đước
được dùng cho phụ nữ uống khi đẻ, đồng thời cho trẻ mới sinh uống một ít
nước sắc của rể. Ngoài công dụng chữa bệnh, vỏ thân đước còn được dùng
trong kỷ nghệ thuộc da và nhuộm lưới đánh cá. Ở Ấn Độ, nước ép từ quả đước
có thể dùng chế rượu vang nho. Chồi non cây đước dùng làm rau ăn. Gỗ làm
nguyên liệu trong xây dựng nhà cửa, làm trụ đở hầm mỏ (Đỗ Huy Bích, 2006).
Võ thân đước là nguồn cung cấp tanin ngưng tụ với hàm lượng cao hay
thấp tùy theo từng nước như Ân Độ 25-35%, Tangania 36,5%, Malaysia 3040%, Philippin 27,6%, Borneo 20%. Một tài liệu phân tích cao đặc vỏ thân và
gỗ đước thấy tanin chứa theo thứ tự: 60-65% và 55-62% không mang tanin
34,5-395% và 37,7-44,7%. Quả ăn được, dùng làm rượu vang. Lá quả chưa
chín và quả chín chưa tanin theo thứ tự 9,1-12,0 và 4,2%. Hoa là nguồn cho ta
mật ong. Có tài liệu cho biết mật ong này có độc tính (the Wealth of India
IX,1972).
Nghiên cứu tiềm năng kháng sinh và chống oxy hóa của 2 loài
Rhizophora apiculata và Rhizophora mucronata. Các chiết xuất thử nghiệm
cho thấy mức độ tiềm năng kháng sinh khác nhau chống lại các vi sinh vật thử
nghiệm. Những phát hiện đầy hứa hẹn này cho thấy có sự hiện diện của các
hợp chất hoạt tính sinh học chống lại mầm bệnh (Patra et al., 2011). Nghiên

cứu đầu tiên về cây Đước vòi được thực hiện vào năm 2007 do nhóm nghiên
cứu của Dong-Li Li (Trung Quốc). Trong báo cáo này họ đã phân lập và xác
định cấu trúc được 8 hợp chất flavanol từ thân và cành cây Đước vòi, trong đó
có 1 chất mới là 3,7-O-diacetyl (–)-epicatechin (5). Dịch chiết thô và các phân
đoạn dịch chiết EtOAc, n-BuOH đều có hoạt tính quét gốc tự do DPPH. Ngoại
trừ hợp chất 3,3,4,5,7 O-pentaacetyl (–)-epicatechin (6), 7 hợp chất còn lại bao
gồm (–)-epicatechin (3), 3 O-acetyl (–)-epicatechin (4), (+)-afzelechin (7), (+)catechin (8), cinchonain Ib (9), proanthocyanidin B2 (10) đều thể hiện hoạt
9


tính quét gốc tự do DPPH mạnh, đặc biệt hợp chất proanthocyanidin B2 có
IC50 = 4,3 µg/ml mạnh gấp bốn lần chất đối chứng dương butylated
hydroxytoluene có IC50 = 18,0 µg/ml (Dong-Li et al., 2007). Năm 2008 nhóm
của Dong-Li Li lại tiếp tục công bố 7 hợp chất triterpene khung oleanane từ
thân và cành cây Đước vòi, trong đó có 1 chất mới 3β-O-(E)-coumaroyl-15αhydroxy-β-amyrin (11). Còn lại là các hợp chất 15α-hydroxy-β amyrin (12),
3β-taraxerol (13), 3β-taraxerol formate (14), 3β-taraxerol acetate (15), 3β-O(E)-coumaroyl-taraxerol (16), 3β-O-(Z)-coumaroyl-taraxerol (17) (Dong-Li et
al., 2008).
2.2 TỔNG QUAN VỀ GỐC TỰ DO
2.2.1 Khái niệm
Một gốc tự do có thể được định nghĩa là một loại hóa chất sở hữu một
electron chưa bắt cặp. Nó cũng có thể được coi như là một mảnh của một phân
tử. Như vậy, các gốc tự do có thể được hình thành theo ba cách: (i) do sự phân
tách homolytic của một liên kết hóa trị của một phân tử bình thường, với mỗi
mảnh giữ lại một trong những electron cặp; (ii) bởi sự mất mát của một
electron duy nhất từ một phân tử bình thường; (iii) bằng cách bổ sung của một
electron vào một phân tử bình thường (Cheeseman, 1993).
Một nguyên tử sẽ được bao quanh bởi các electron xoay
quanh hạt nhân theo các lớp được gọi là vỏ. Mỗi lớp vỏ
electron cần được lấp đầy bởi số lượng điện tử thiết lập sẵn.
Khi electron xếp đầy một lớp vỏ, chúng sẽ bắt đầu xếp vào lớp

vỏ tiếp theo. Nếu một nguyên tử có lớp vỏ ngoài không đầy,
chúng có thể liên kết với một nguyên tử khác để lấy đi
electron và sắp xếp vào lớp vỏ ngoài cùng. Những nguyên tử
như vậy được gọi là gốc tự do (Zawn, 2017).

10


Hình 2.3: Gốc tự do
Các gốc tự do chứa oxy quan trọng nhất trong nhiều trạng thái bệnh là
gốc hydroxyl, gốc superoxide anion, hydro peroxide, oxy singlet,
hypochlorite, gốc oxit nitric và gốc peroxynitrite. Ngoài ra, hydro peroxide
(H2O2), ozone (O3), oxy nhóm đơn (O2), axit hypochlorous (HOCl), axit nitric
(HNO2), peroxynitrite (ONOO-), dinitrogen trioxide (N2O3), lipid peroxide
(LOOH), không phải là gốc tự do và nói chung được gọi là chất oxy hóa,
nhưng có thể dễ dàng dẫn đến các phản ứng gốc tự do trong các sinh vật sống.
Đây là những loài có khả năng phản ứng cao, có khả năng trong nhân và trong
màng tế bào gây tổn hại các phân tử có liên quan đến sinh học như DNA,
protein, carbohydrate và lipid. Các gốc tự do tấn công các đại phân tử quan
trọng dẫn đến tổn thương tế bào và phá vỡ cân bằng nội môi. Mục tiêu của các
gốc tự do bao gồm tất cả các loại phân tử trong cơ thể. Trong số đó, lipit, acid
nucleic và protein là mục tiêu chính (Lobo, 2010).
2.2.2 Nguồn gốc phát sinh
Trong cơ thể người các gốc tự do và ROS (reaction oxygen spieces) khác
có nguồn gốc từ các quá trình trao đổi chất thiết yếu thông thường trong cơ thể
người hoặc từ các nguồn bên ngoài như tiếp xúc với tia X, ozone, hút thuốc lá,
ô nhiễm không khí và hóa chất công nghiệp (Bangchi, 1998). Sự hình thành
gốc tự do xảy ra liên tục trong các tế bào là kết quả của cả hai phản ứng
enzyme và nonenzymatic. Các phản ứng enzyme, đóng vai trò là nguồn gốc
11



của các gốc tự do, bao gồm các phản ứng liên quan đến chuỗi hô hấp, thực
bào, tổng hợp tuyến tiền liệt và trong hệ thống cytochrom P-450 (Liu, 1999).
Các gốc tự do cũng có thể được hình thành trong các phản ứng không oxy hóa
với oxy các hợp chất hữu cơ cũng như các hợp chất được bắt đầu bằng các
phản ứng ion hóa (Lobo, 2010).
2.2.3 Vai trò của gốc tự do
2.2.3.1 Lợi ích của gốc tự do
Các gốc tự do là các phân tử phản ứng dễ dàng vơi các chất khác trong
cơ thể và điều này có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe trong một số trườn
hợp nhất định, thông qua các thiệt hại gây ra cho tế bào. Tuy nhiên, việc sản
xuất gốc tự do của ty thể tăng đóng vai trò không thể thiếu trng phản ứng
inotropic cấp tính adrenergic gây ra bởi các tế bào cơ tim. Tác dụng kích thích
này được điều hòa qua tín hiệu phụ thuộc cAMP PKA và phụ thuộc vào Ca 2+
(Daniel, 2011).
2.2.3.2 Tác hại của gốc tự do
“Streess oxy hóa” thuật ngữ này dùng để miêu tả tình trạng tổn thương
do kết quả của sự cân bằng giữa việc tạo gốc tự do và chống oxy hóa không
thuận lợi (Rock, 1996). Đây là quá trình có hại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến
một số cấu trúc tế bào, chẳng hạn như màng, lipid, protein, lipoprotein và
DNA (deoxiribonucleic acid).
a. Stress oxy hóa và các bệnh của con người
Trong trường hợp bình thường, các gốc tự do được tạo ra thông qua các
quá trình sinh học và đáp ứng với các kích thích ngoại sinh được kiểm soát bởi
các enzyme và chất chống oxy hóa khác nhau trong cơ thể. Stress oxy hóa
vượt quá khả năng bảo vệ chống lại chúng, có thể hình thành các vấn đề y tế
cấp tính như chấn thương mô sau chấn thương và các tình trạng mãn tính như
xơ vữa động mạch, tình trạng viêm, một số bệnh ung thư và quá trình lão hóa
(Rock, 1996). Hiện nay, stress oxy hóa được cho là có đóng góp đáng kể cho

tất cả các bệnh viêm nhiễm (viêm khớp, viêm mạch, viêm cầu thận, lupus ban
12


đỏ, hội chứng bệnh hô hấp ở người trưởng thành), bệnh thiếu máu cục bộ
(bệnh tim, đột quỵ, thiếu máu cục bộ đường ruột). ghép tạng, loét dạ dày, tăng
huyết áp và tiền sản giật, rối loạn thần kinh (bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson,
loạn dưỡng cơ), nghiện rượu, bệnh liên quan đến hút thuốc và nhiều bệnh
khác. Stress oxy hóa quá mức có thể dẫn đến quá trình oxy hóa lipid và protein
làm thay đổi cấu trúc và chức năng của chúng (Lobo, 2010).
Gốc tự do và lão hóa: Cơ thể con người đang trong cuộc chiến liên tục để
tránh bị lão hóa. Nghiên cứu cho thấy rằng tổn thương gốc tự do đối với các tế
bào dẫn đến những thay đổi bệnh lý liên quan đến lão hóa (Ashok, 1999). Lý
thuyết gốc tự do của lão hóa đề xuất rằng sự suy giảm hiệu suất sinh lý liên
quan đến lão hóa là do tác động bất lợi của các gốc tự do oxy (Juan Sastre,
1996). Cơ chế chính của các thuộc tính lão hóa đối với DNA hoặc tích lũy tổn
thương tế bào và chức năng. Giảm các gốc tự do hoặc giảm tốc độ sản xuất
của chúng có thể trì hoãn sự lão hóa. Một số chất chống oxy hóa dinh dưỡng
sẽ làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa bệnh tật (Lobo, 2010).
b. Thiệt hại oxy hóa protein và DNA
Protein có thể được biến đổi oxy hóa theo ba cách: biến đổi oxy hóa acid
amin cụ thể, phân cắt peptide trung gian gốc tự do và hình thành liên kết
ngang protein do phản ứng với các sản phẩm peroxid hóa lipid. Protein có
chứa các acid amin như methionine, cystein, arginine và histidine dường như
dễ bị oxy hóa nhất.
c. Peroxid hóa lipid
Stress oxy hóa và sửa đổi oxy hóa của các phân tử sinh học có liên quan
đến một số quá trình sinh lý và sinh lý bệnh như lão hóa, xơ cứng động mạch,
viêm và gây ung thư, và độc tính của thuốc. Peroxid hóa lipid là một quá trình
gốc tự do liên quan đến một nguồn gốc tự do thứ cấp, có thể đóng vai trò là

chất truyền tin thứ hai hoặc có thể phản ứng trực tiếp với các phân tử sinh học
khác, tăng cường các tổn thương sinh hóa. Sự peroxy hóa lipid xảy ra trên acid
béo không bão hòa nằm trên màng tế bào và nó tiếp tục tiến hành phản ứng
chuỗi gốc. Gốc hydroxyl được cho là khởi tạo ROS và loại bỏ nguyên tử
13


hydro, do đó tạo ra gốc lipid và tiếp tục chuyển thành liên hợp diene. Hơn nữa,
bằng cách thêm oxy, nó tạo thành gốc peroxyl; gốc phản ứng cao này tấn công
một axit béo khác tạo thành lipid hydroperoxide (LOOH) và một gốc mới. Do
đó peroxid hóa lipid được lan truyền. Do peroxy hóa lipid, một số hợp chất
được hình thành, ví dụ, ankan, malanoaldehyd và isoprotan. Các hợp chất này
được sử dụng làm chất đánh dấu trong xét nghiệm peroxid hóa lipid và đã
được xác minh trong nhiều bệnh như bệnh thần kinh, tổn thương tái tưới máu
thiếu máu cục bộ và tiểu đường (Lovell, 1995).
d. Thiệt hại oxy hóa cho DNA
Nhiều thí nghiệm cung cấp rõ ràng bằng chứng rằng DNA và RNA dễ bị
tổn thương oxy hóa. Nó đã được báo cáo rằng đặc biệt là ở lão hóa và ung thư,
DNA được coi là một mục tiêu quan trọng (Lobo, 2010).
2.3 CHẤT KHÁNG OXY HÓA
2.3.1 Khái niệm
Các chất kháng oxy hóa là các hợp chất có khả năng làm chậm lại, ngăn
cản hoặc đảo ngược quá trình oxy hóa các hợp chất có trong tế bào của cơ thể.
Các hợp chất kháng oxy hóa hoạt động thông qua cơ chế hóa học: chuyển
nguyên tử Hydro (HAT), chuyển điện tử đơn (SET) (Phạm Ngọc Khang,
2019).
Dựa trên nguyên tắc hoạt động, các chất chống oxy hóa được phân thành
hai loại: Các chất chống oxy hóa bậc một và các chất chống oxy hóa bậc hai.
Các chất chống oxy hóa bậc một khử hoặc kết hợp với các gốc tự do do đó
kìm hãm pha khởi phát hoặc bẻ gãy dây chuyền phản ứng của quá trình oxy

hóa. Các chất chống oxy hóa bậc hai kìm hãm sự tạo thành các gốc tự do (hấp
thụ các tia cực tím; tạo phức với các kim loại kích hoạt sự tạo thành gốc tự do
như đồng, sắt; vô hoạt oxy đơn) (Nguyễn Lý Thảo, 2017).
Ở mức độ tế bào, chất kháng oxy hóa có thể làm giảm gốc tự do bằng
cách làm sạch các hoạt động hoặc biểu hiện của các enzyme tạo ra gốc tự do
như nicotinamide adenine dinucleotide phoshate oxidase (NADPO), nitrous
oxidase (NOx) và xanthine oxidase (XO) hoặc bằng cách tăng cường các họat
14


động và biểu hiện của các enzyme kháng oxy hóa như superoxide dismutase
(SOD), catalase (CAT), và glutathione peroxidase (GPX). Tế bào động vật có
chứa enzyme catalase chuyển hóa H2O2 thành O2 (Phạm Ngọc Khang, 2019).
Chất chống oxy hóa có thể trực tiếp phản ứng với các gốc tự do hoạt
động để tạo ra những gốc tự do mới hoạt động kém hơn, từ đó có thể ngăn cản
chuỗi phản ứng di truyền được khơi mào bởi các gốc tự do. Chất chống oxy
hóa cũng có thể gián tiếp tạo phức hợp với các ion kim loại chuyển tiếp trong
phản ứng Fenton hoặc ức chế các enzyme xúc tác cho các quá trình sinh ra gốc
tự do nhằm ngăn cản sự hình thành gốc tự do (Nguyễn Ngọc Hồng, 2010).
2.3.2 Nguồn gốc
Hệ thống các chất chống oxy hóa của cơ thể người được cung cấp bởi hai
nguồn: Bên trong và bên ngoài. Các chất chống oxy hóa bên trong bao gồm
các protein (ferritin, transferrin, albumin, protein sốc nhiệt) và các enzym
chống oxy hóa (superoxyd dismutase, glutathion peroxidase, catalase). Các
chống oxy hóa bên ngoài là các cấu tử nhỏ được đưa vào cơ thể qua con
đường thức ăn bao gồm vitamin E, vitamin C, các carotenoid và các hợp chất
phenolic (Niki, 1995). Các chất này có nhiều trong rau và quả. Chúng được
coi là các chất chống oxy hóa tự nhiên. Việc sử dụng nhiều rau quả là con
đường đơn giản và hữu hiệu nhất để tăng cường hoạt động của hệ thống chống
oxy hóa và ngăn ngừa các bệnh có nguồn gốc stress oxy hóa (Nguyễn Lý

Thảo, 2017).
Chất kháng oxy hóa ngoại sinh rất đa dạng và phong phú. Chúng được
các nhà nghiên cứu quan tâm để tìm ra được các chất kháng oxy hóa dùng làm
dược liệu dể trị bệnh cũng như cĩa thiện sức khỏe cho con người ngày càng tốt
hơn dưới sự ảnh hưởng bất lợi của của môi trường xung quanh cũng như tụ
phát sinh bên trong cơ thể. Một số thực phẩm thông dụng cung cấp chất kháng
oxy hóa như (Phạm Ngọc Khang, 2019):
- Các loại hạt: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, các loại hạt là một
loại thực phẩm chống lão hóa tuyệt vời và cung cấp đầy đủ omega-3, các axit
béo thiết yếu cho cơ thể. Chúng cũng giúp giữ ổn định lượng cholesterol trong
15


máu, cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng cường miễn dịch nhờ hàm lượng
khoáng chất phong phú. Ngoài ra, một nghiên cứu hác cũng phát hiện ra rằng
mặc dù các loại hạt cung cấp một lượng kalo cao, nhiều chất béo nhưng lại
không hề khiến cơ thể tăng cân. Điều này là do khi ăn các loại hạt thì người ta
sẽ ăn ít thực phẩm hơn sau đó.
- Quả mọng: Quả mọng là những loại quả như dâu, dâu tây, nho, việt
quất... chúng chứa những hoạt chất giúp giảm viêm cho cơ thể, ngăn ngừa oxy
hóa và những bệnh khác do tuổi tác mang lại.
- Rau xanh: Những loại rau có màu xanh có chứa nhiều canxi, folate, các
chất dinh dưỡng khác giúp cơ thể cải thiện chất lượng của xương và thậm chí
là cả một số vấn đề về mắt do tuổi tác gây nên. Chế độ ăn giàu bắp cải, bông
cải xanh cũng giúp giảm nguy cơ gây ung thư và bệnh mất trí nhớ.
- Chocolate đen: Chocolate đen tập trung nhiều các chất chống oxy hóa
làm giảm tình trạng viêm của da do tiếp xúc với tia cực tím từ ánh sáng mặt
trời. Tiêu thụ chocolate đen có thể tiếp thêm sinh lực, cải thiện độ giữ ẩm của
da, giảm thiểu nếp nhắn và giúp da trông trẻ hơn.
- Đậu: Nhiều nghiên cứu cho thấy đậu là một loại thực phẩm hoàn hảo và

càng ăn nhiều càng tốt. Chúng cung cấp cho cơ thể một nguồn protein ít chất
béo và đặc biệt tốt cho những người ăn chay. Ngoài ra, nó cũng cung cấp
lượng chất xơ, giúp giảm cholesterol. Đậu còn mang tới cho cơ thể nhiều
vitamin, khoáng chất, giàu chất chống oxy hóa, kali, sắt và vitamin B.
- Ngũ cốc: Chất xơ, khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa, vitamin B
là những gì mà ngũ cốc nguyên hạt đem đến cho cơ thể giúp làm giảm các
bệnh như ung thư, tim mạch vì tuổi tác. Do tốc độ tiêu hóa chậm nên nó là
biện pháp hoàn hảo để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, huyết áp cao.
- Cá: Cá là loài hải sản rất giàu axit béo, omega-3 và có ảnh hưởng tới
thái độ, tâm trạng của con người. Omega-3 có nguồn gốc từ cá còn giúp tăng
cảm giác hạnh phúc ngay cả khi đã nhiều tuổi. Chúng còn có tác dụng chống
viêm rất tốt.
16


- Rượu vang đỏ/một số đồ uống khác: Các nghiên cứu trên thế giới đã
chứng minh rằng rượu vang đỏ có rất nhiều lợi ích. Nó chứa resveratrol, một
chất chống oxy hóa rất tốt, bảo vệ động mạch và chống viêm. Ngoài ra nghiên
cứu cũng cho biết chất này có thể bù đắp lượng tế bào chết trong máu và tim.
Tuy vậy, cần uống có liều lượng nhất định. Đối với người không uống rượu, cà
phê sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh parkinson, tiểu đương loại hai và các
bệnh về tim mạch.
- Dầu oliu: Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra dầu oliu có chứa
một lượng lớn chất béo không bão hòa ở dạng đơn thể, hay còn gọi là omega3, một loại chất béo rất tốt cho tim và cơ thể. Chúng cũng có nhiều tác dụng
khác chống lại sự lão hóa của cơ thể.
- Quả bơ: Không quan trọng việc bạn ăn quả bơ khi đã xay nhuyễn hay
làm salad hay chưa... thì bơ vẫn là một quả có chức năng chống lão hóa tuyệt
vời. Theo nhiều nghiên cứu, quả bơ rất giàu kali, vitamin E, các chất chống
oxy hóa và chất béo omegaa-3. Các khoáng chất và vitamin trong quả bơ đã
được chúng minh làm giảm cholesterol, giảm huyết áp, cải thiện và tốt cho làn

da. Trái cây giàu chất folate cũng giúp cơ thể chống lại nhồi máu cơ tìm, giảm
nguy cơ loãng xương.
- Cà chua: Có hai điều bạn cần nên biết về cà chua: màu đỏ là tốt nhất bởi vì chúng chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa lycopene; cà chua chế
biến cũng tốt như loại còn tươi nguyên - bởi vì nó giúp cơ thể hấp thụ
lycopene dễ dàng hơn. Nghiên cứu cho thấy rằng một chế độ ăn uống giàu
lycopene có thể làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang, phổi, tuyến tiền liệt,
da và dạ dày, cũng như giảm nguy cơ của bệnh động mạch vành. Cà chua cũng
giúp loại bỏ các nguyên tử tự do kích thích sự lão hóa da do tia cực tím gây ra.
"Nấu chín cà chua và cà chua sốt cà là tốt nhất" huấn luyện viên nổi tiếng
Gunnar Petersen đã nhận định như vậy.
- Rau Spinach: Mặc dầu nó là lá cây màu xanh, nhưng rau spinach nổi
tiếng là một thực phẩm xây dựng cơ bắp và cũng là loại thực phẩm tối ưu của
con người. Rau spinach có chứa rất nhiều khoáng chất cần thiết kali và magiê
17


và cũng là một trong những nguồn thực phẩm hàng đầu chứa lutein, một chất
chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch. Cùng với các
vitamin và chất dinh dưỡng, nó có thể giúp tăng cường mật độ chất khoáng
trong xương, tấn công tế bào ung thư ở tuyến tiền liệt, giảm nguy cơ bị các
khối u da, chống ung thư ruột kết, và, cuối cùng nhưng không kém phần quan
trọng, đó là nó giúp làm gia tăng lưu lượng máu đến dương vật.
- Trà xanh: Trà xanh cho ra catechin, một chất chống oxy hóa mà có khả
năng chống viêm nhiễm và chống ung thư. Nghiên cứu tìm thấy rằng uống từ
2 đến 6 tách một ngày không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh ung thư da mà cũng có
thể đảo ngược lại những thay đổi đã xuất hiện trên da do đã bi tác dụng của
ánh nắng mặt trời tổn hại.
- Nghệ: Curcumin là một polyphenol mà cung cấp cho nghệ màu sắc
vàng và hương vị đặc trưng của nó, có tác dụng chống ung thư, chống viêm
nhiễm, và các hoạt động chống khối u.

- Trái Táo: Một quả táo mỗi ngày sẽ làm giảm tất cả các loại viêm nhiễm.
Quercetin, một flavonoid cũng được tìm thấy trong da của củ hành đỏ.
Quercetin làm giảm nguy cơ dị ứng, đau tim, Alzheimer, Parkinson, ung thư
tuyến tiền liệt và ung thư phổi. Chúng chứa nhiều nhất chất chống oxy hóa và
chất kháng viêm.
- Cải Pak Choy Bok choy rất giàu canxi để giúp xây dựng xương, cũng
có nhiều vitamin A và C, folic axit, chất sắt, beta-carotene, và kali.
- Bông cải xanh: Bông cải xanh có chứa rất nhiều canxi, mangan, kali,
phốt pho, magiê và sắt. Nó cũng có rất nhiều vitamin A, C, K và phytonutrient
sulforaphane. Nghiên cứu tại Đại học Johns Hopkins nhận thấy nó có tính
chống ung thư mạnh mẽ.
- Dứa: Chứa nhiều hổn hợp mạnh của vitamin, chất chống oxy hóa, và
các enzym, đặc biệt là bromelain. Dứa là một hổn hợp chống viêm nhiễm toàn
cơ thể. Nó cũng bảo vệ chống lại ung thư ruột kết, viêm khớp và thoái hóa
điểm vàng.
18


×