Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của cơ quan điều tra thuộc lực lượng cảnh sát nhân dân (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh thanh hóa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.14 KB, 100 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

PHM NGC THNH

NGƯờI Có THẩM QUYềN TIếN HàNH Tố TụNG CủA
CƠ QUAN ĐIềU TRA THUộC LựC LƯợNG CảNH SáT NHÂN DÂN

(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thanh Hóa)

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2017




I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

PHM NGC THNH

NGƯờI Có THẩM QUYềN TIếN HàNH Tố TụNG CủA
CƠ QUAN ĐIềU TRA THUộC LựC LƯợNG CảNH SáT NHÂN DÂN

(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thanh Hóa)
Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s

Mó s: 60 38 01 04

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: PGS.TS NGUYN TT VIN

H NI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công

trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong khóa luận tốt nghiệp đảm
bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học
và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa LuậtĐại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Phạm Ngọc Thành


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NGƢỜI CÓ THẨM
QUYỀN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG CỦA CƠ QUAN ĐIỀU
TRA THUỘC LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN...............7
1.1.
Đặc điểm hoạt động điều tra của lực lƣợng cảnh sát trong

mô hình tố tụng hình sự xét hỏi........................................................ 7
1.2.
Khái niệm ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng, các quan
hệ pháp luật tố tụng hình sự của ngƣời có thẩm quyền tiến
hành tố tụng........................................................................................9
1.2.1. Khái niệm người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Cơ quan
điều tra thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân.........................................9
1.2.2. Các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh mối quan hệ
của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Cơ quan điều tra
thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân....................................................16
1.3.
Pháp luật tố tụng hình sự về ngƣời có thẩm quyền tiến hành

tố tụng của cơ quan điều tra ở một số quốc gia.............................26
1.3.1. Liên bang Nga.................................................................................... 26
1.3.2. Trung Quốc.........................................................................................31
Tiểu kết chƣơng 1.........................................................................................34
Chƣơng 2: CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGƢỜI CÓ THẨM
QUYỀN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG CỦA CƠ QUAN ĐIỀU
TRA THUỘC LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH THANH HÓA..................... 35
2.1.
Quy định về Cơ quan điều tra và ngƣời tiến hành tố tụng
của cơ quan điều tra trong lực lƣợng CSND theo quy định
của Bộ luật tố tụng hình sự 2003.....................................................35



2.1.1. Quy định về Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra thuộc
Cơ quan cảnh sát điều tra................................................................... 36
2.1.2. Quy định về Điều tra viên Cơ quan điều tra thuộc lực lượng
Cảnh sát nhân dân.............................................................................. 45
2.2.
Đội ngũ ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Cơ
quan điều tra thuộc lực lƣợng Cảnh sát nhân dân và thực
tiễn áp dụng tại tỉnh Thanh Hóa.....................................................52
2.2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa..........................52
2.2.2. Đội ngũ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của cơ quan

điều tra thuộc lực lượng cảnh sát nhân dân........................................53
2.2.3. Thực tiễn áp dụng các hoạt động tố tụng của những người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng tại tỉnh Thanh Hóa..............................56
Tiểu kết chƣơng 2......................................................................................... 67
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG
CỦA NGƢỜI CÓ THẨM QUYỀN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG
CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA THUỘC LỰC LƢỢNG CẢNH
SÁT NHÂN DÂN 68
3.1.
Những vƣớng mắc đã đƣợc Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015 khắc phục.................................................................................68
3.2.

Những kiến nghị từ thực tiễn hoạt động của ngƣời có thẩm
quyền tiến hành tố tụng của Cơ quan Cảnh sát điều tra tại
tỉnh Thanh Hóa.................................................................................71
3.2.1. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2015.......................................................................71
3.2.2. Giải pháp về tổ chức, thực hiện..........................................................75
Tiểu kết Chƣơng 3........................................................................................84
KẾT LUẬN....................................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................88


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


STT
1

BLTTHSBộ luật tố tụng hình sự

2CQĐT
3

CQTHTTCơ quan tiến hành tố tụng
4
5

6
7
8
9
10
11

12

VKSNDViện kiểm sát nhân dân



DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu
Bảng 2.1.

Bảng 2.2.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Đấu tranh phòng chống tội phạm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích Nhà
nước, quyền vàlơị ichh́ hơpp̣ pháp của các tổchức , công dân, bảo vệ chế độ

XHCN, giư vưng an ninh quốc gia , trâṭtư p̣an toan xa hôị, phục vụ sự nghiệp
̃ ̃

đổi mơi , xây dưngp̣ va bao vê T
p̣ ổquốc la m


quan trọng của Đang, Nhà nước và nhân dân ta . Trong viêcp̣ thưcp̣ hiêṇ nhiêm
vụ đó, công tac điều tra tôịpham la cơ

Viêṇ kiểm sát vàhoaṭđôngp̣ xét xử của Tòa án. Măcp̣ dùcơ quan điều tra không
có quyền quyết định một người có phải tội phạm và phải chịu hình phạt ,

nhưng có thẩm quyền luật định trong việc thực hiện hoạt động tư pháp hình
sự ở lĩnh vực điều tra đểchứng minh tôịpham , làm cơ sở cho hoạt động truy
tố, xét xử. Vì vậy, có thể coi hoạt động điều tra của CQĐT giữ vai trò đặc biệt
quan trongp̣ đối vơi ca tiến trinh tốtungp̣ [23, tr.15].


Trong nhưng năm vưa qua , tình hình tội phạm xảy ra khá phức tạp .
̃
Công tác đấu tranh phòng chống tôịpham của các cơ quan tư pháp nói chung ,
cơ quan điều tra nói riêng đa đ̃ aṭđươcp̣ nhiều kết quả , góp phần quan trongp̣
trong viêcp̣ giư vưng an ninh quốc gia , trâṭtư p̣an toan xa hôị, phục vụ tích cực
̃


cho công cuôcp̣
biến phưc tapp̣ ,

lươngp̣ công tác tư pháp nói chung , công tác điều tra tôịpham nói riêng còn
chưa ngang tầm với yêu cầu , đòi hỏi của người dân , còn nhiều trường hợp
bỏ lọt tội phạm , làm oan người vô tội , vi pham các quyền tự do, dân chủcủa
công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng , Nhà nước và các
cơ quan tư pháp [3, tr.5].
Do đó, viêcp̣ đổi mới tổchức vàhoaṭđôngp̣ của cơ quan tư pháp nói



1


chung, Cơ quan điều tra nói riêng luôn là vấn đềcấp thiết đươcp̣ Đảng vàNhà
nước quan tâm nhằm đáp ứng những yêu cầu của sư p̣nghiêpp̣ đổi mới đất nước .
Môṭtrong những vấn đềquan trongp̣ của Cơ quan điều tra làchếđinḥ pháp lý
vềnhững người có th ẩm quyền tiến hành tốtungp̣ của Cơ quan điều tra như :
Điều tra viên, Thủ trưởng Cơ quan điều tra , Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra ,
Trơ lp̣ ýđiều tra viên vit̀ hưcp̣ chất hoaṭđôngp̣ của Cơ quan điều tra đươcp̣ thông
qua hoaṭđôngp̣ cua nhưng ngươi có th ẩm quyền tiến hanh tốtungp̣ cua Cơ quan
̉


điều tra . Khác với các chức danh tư pháp khác như Kiểm sát viên
phán... đươcp̣ hinh̀ thành từ lâu thìchức danh Điều tra viên , Thủ trưởng Cơ
quan điều tra , Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra mới đươcp̣ chính th ức hinh̀
thành trong Bộ luật tố tụng hình sự 1988 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự
năm 1989, Pháp lệnh tổ chức điều tra 2004.
Tuy nhiên cho đến hiêṇ nay chưa cóvăn bản cu p̣thểnào cu p̣thểhóa
những quy đinḥ của pháp luâṭvềchức danh của những người có th ẩm quyền
tiến hanh tốtungp̣ trong cơ quan điều tra . Do đo, trên thưcp̣ tếviêcp̣ xac đinḥ đ ịa
̀

vị pháp lý cua nhưng ngươi có th
̉


điều tra cung
̃

vương mắc. Đểco cơ sơ ly luâṇ va thưcp̣ tiêñ cho viêcp̣ xac

quyền haṇ vànghiã vu p̣của những người có th ẩm quyền tiến hành tốtungp̣ của
Cơ quan điều tra, cũng như việc bảo đảm cơ chế đào tạo, bổnhiêm, chếđô p̣đaĩ
ngô p̣đối vơi nhưng ngươi nay , Học viên đã choṇ đềtai “ Ngươi có thẩm quyền

tiến hanh tốtungg̣ cua Cơ quan điều tra thuôcg̣ lưcg̣
̀


(Trên cơ sở thưcg̣ tiêñ địa bàn tỉnh Thanh Hóa)” lam luâṇ văn thacp̣ si.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong quá trình thực hiện Nghi quyếṭ số 08-NQ-TW ngày 2-1-2002
của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời
gian tới vàNghi quyếṭ số

49-NQ/TW ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về

2



Chiến lươcp̣ cải cách tư pháp đến năm 2020, đa ̃cómôṭsốcông trinh̀ nghiên
cứu khoa hocp̣ ởcác cấp đô p̣khác nhau vềvấn đềđổi mới tổchức vàhoaṭđôngp̣ của
Cơ quan điều tra và người có th ẩm quyền tiến hành tốtungp̣ của cơ quan điều
tra , trong đócóthểkểđến các công trình như : Bình luận khoa học
BLTTHS năm 2003 của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, NXB Chính trị
Quốc gia năm 2005, Chủ biên, TS Phạm Văn Lợi, đã có sự phân tích đầy đủ
về quyền, nghĩa vụ của những người tiến hành tố tụng trong giai đoạn điều
tra, trong đó có điều tra viên. Công trình của TSKH. GS. Lê Cảm“Hệ thống
tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền”, NXB Đại
học quốc gia Hà Nội, 2009 đã căn cứ mục tiêu và định hướng cải cách tư pháp
để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tư pháp hình sự, trong đó có
địa vị pháp lý của các chủ thể tiến hành tố tụng như điều tra viên, kiểm sát

viên, thẩm phán.... Đề tài khoa học đặc biệt cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, Mã
số QG.07.37 “Nâng cao hiệu quả của hệ thống tư pháp hình sự phục vụ
Chiến lược cải cách tư pháp” do TSKH.GS. Lê Văn Cảm làm Chủ nhiệm, bảo
vệ năm 2009 nghiên cứu về tổ chức, cơ cấu của hệ thống tư pháp hình sự và
vai trò của hệ thống đó trong cải cách tư pháp ở Việt Nam. Các tác giả đã làm
rõ hơn vai trò của điều tra viên trong tư pháp hình sự; đề xuất một số thay đổi
về pháp luật khi quy định địa vị pháp lý của điều tra viên, bảo đảm hiệu quả
của hệ thống tư pháp hình sự. Cuốn sách của TS. Ngũ Quang Hồng “Nghiên
cứu so sánh về điều tra trong luật tố tụng hình sự của Trung Quốc và Việt
Nam”, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2011 đã nêu bật những điểm tương đồng và
khác biệt giữa chế định điều tra viên của Trung quốc và Việt Nam, giúp làm rõ
hơn địa vị pháp lý của điều tra viên trong tố tụng hình sự của mỗi quốc gia.

Luận án Tiến sỹ của Nguyễn Duy Giảng “Các chủ thể tiến hành tố tụng trong
Luật Tố tụng hình sự Việt Nam”, bảo vệ tại Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà
Nội năm 2015 đã nghiên cứu đánh giá toàn diện việc thực hiện quy định về
các chủ thể tiến hành tố tụng trong thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự ở nước
ta, những

3


kết quả đã đạt được và những hạn chế, vướng mắc, qua đó làm rõ những hạn
chế trong quy định của BLTTHS hiện hành cần được xem xét sửa đổi, bổ sung
hoặc quy định mới. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về lý luận tổng kết thực

tiễn và làm rõ những yêu cầu của cải cách tư pháp trong lĩnh vực tố tụng
hình sự, Luận án đã đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung quy định về các
chủ thể tiến hành tố tụng hình sự nhằm góp phần giải quyết những bất cập,
vướng mắc trong các quy định liên quan đến địa vị pháp lý của điều tra
viê n. Bê n cạnh đó, còn có một số công trình như luâ ṇ văn thacp̣ si ̃luâ ṭhocp̣ , nă m 2002; Đề t ài “ Những người t iến hành tốtungg̣ t rong Cơ quan điều tra - Những vấn đềlýluâṇ vàthưcg̣ tiêñ ” của tác giả Nguyễ n Trọng Hải , luâ ṇ văn

thạc sĩ luật học, Khoa Luâṭ– Đaịhocp̣ quốc gia HàNôị; Đềtài “Điạ vi g̣pháp lý
của Điều tra viên trong tố tụng hình sự ở nước ta ” của tác giảPhùng Như
Thịnh, luâṇ văn thacp̣ si ̃luâṭhocp̣ , Trường Đaịhocp̣ LuâṭHàNôị , năm 2000.
Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành pháp luật về
điều tra viên trong tố tụng hình sự hiện nay.
Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu về mặt lý luận , thưcp̣ tiêñ

và đề xuất những giải pháp khoa học ở những cấp độ khác nhau nằm đảm bảo
nâng cao chất lươngp̣ điều tra cac vu p̣an hinh s

quyền tiến hành tốtungp̣ trong giai đoaṇ điều tra , giải pháp nhằm kiện toàn bộ
máy Cơ quan điều tra.
Kếthừa các công trinh̀ nghiên cứu trên , tác giả chọn đề tài nghiên cứu
để làm rõ thêm vấn đề vị trí, vai trò, quyền haṇ vànghiã vu p̣của những người
có thẩm quyền tiến hành tốtungp̣

của Cơ quan điều tra theo pháp luâṭhiêṇ

hành từ thực tiễn của Thanh Hóa, một tỉnh của Bắc Trung bộ, đất rộng, người

đông, địa hình đa dạng, có biên giới và miền núi, có biển và có đồng bằng,
nhiều dân tộc thiểu số sinh sống; tình hình tội phạm phức tạp; cuộc đấu tranh
chống tội phạm ngày càng cam go và quyết liệt.

4


Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là luận giải một cách khoa học các quy định của
Pháp luật về địa vị pháp lý , vị trí, vai trò, quyền haṇ vànghiã vu p̣của những
người có th ẩm quyền tiến hành tốtungp̣ của cơ quan điều tra thuôcp̣ l ực lượng
cảnh sát nhân dân . Trên cơ sởđóđềxuất đổi mới , bổsung các quy đinḥ pháp
luâṭvềquyền haṇ, nghĩa vụ của họ để nâng cao hiệu quả hoạt động của những
chủ thể này trên cơ sở thực tiễn điều tra tội phạm.
3.2. Nhiêṃ vu ̣nghiên cứu
Phân tichh́ dưới góc đô p̣lýluâṇ , thưcp̣ tiêñ vềnhâṇ thức vềngười có
thẩm quyền tiến hành tốtungp̣ của cơ quan điều tra thuôcp̣ lưcp̣ lươngp̣ cảnh sát
-

nhân dân. Trong đótâpp̣ trung nghiên cứu vềlicḥ sử hinh̀ thành , phát triển của

Cơ quan điều tra trong pháp luâṭtốtungp̣ hinh̀ sư V
p̣ iêṭNam , khái niệm, nhiêm
vụ, quyền haṇ của người có th ẩm quyền tiến hành tốtungp̣ , những quy đinḥ
của pháp luật hình sự về người có thẩm quyền tiến hành tốtungp̣ trong cơ quan
điều tra vàđiạ vi phạh́p lýcủa ho.p̣
-

Đềxuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế định pháp lý cũng như

tăng cương hiêụ qua hoaṭđôngp̣ cua nhưng ngươi có th
̀


tụng của Cơ quan điều tra thuôcp̣ lưcp̣ lươngp̣ canh sat nhân dân.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự về người tiến hành tố tụng của CQĐT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những quy định của BLTTHS năm 2003 có so sánh,
đối chiếu với các quy định pháp luật trước đó về vấn đề người tiến hành tố
tụng của CQĐT.


5


Đề tài nghiên cứu thực trạng người tiến hành tố tụng của CQĐT công
an tỉnh Thanh Hóa và thực tiễn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của những chủ
thể này tại tỉnh Thanh Hóa từ năm 2012 – 2016.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu Luận án là phép duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trong đó, sử dụng nguyên lý về sự phát
triển; quy luật lượng chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những
sự thay đổi về chất và ngược lại (quy luật lượng-chất), và một số cặp phạm trù

như cái chung và cái riêng, khả năng và hiện thực... để nghiên cứu, phân tích
các yếu tố tác động, các điều kiện đảm hoạt động của điều tra viên trong lực
lượng CSND có hiệu quả. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng
trong luận văn là: phương pháp hệ thống, phương pháp phân tich h́ vàtổng hơpp̣;
phương pháp so sánh, đối chiếu; hê p̣thống hóa; phương pháp quy napp̣...
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Trong khuôn khổmôṭluâṇ văn thacp̣ si ̃, luâṇ văn đa ̃góp ph ần làm sáng
tỏ những vấn đề lý luận cơ bản và thực thực tiễn về địa vị pháp lý của những
người có thẩm quyền tiến hành tốtungp̣ của Cơ quan điều tra thuôcp̣ lưcp̣ lươngp̣
cảnh sát nhân dân từ thực tiễn của một tỉnh Bắc Trung Bộ là Thanh Hóa.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu , kết luâṇ vàdanh mucp̣ tài liêụ tham khảo , luâṇ văn

đươcp̣ kết cấu thành 03 chương sau:
Chương 1: Môṭsốvấn đềlí luâṇ vềngười cóthẩm quyền tiến hành tố
tụng của Cơ quan điều tra thuôcp̣ lưcp̣ lươngp̣ cảnh sát nhân dân.
Chương 2: Pháp luật và thực tiễn hoạt động của người có th ẩm quyền
tiến hành tốtungp̣ của Cơ quan điều tra thuôcp̣ lưcp̣ lươngp̣ cảnh sát nhân dân taị
tỉnh Thanh Hóa.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của người có
thẩm quyền tiến hành tốtungp̣ của Cơ quan điều tra thuôcp̣ lưcp̣ lươngp̣ cảnh sát
nhân dân.

6



Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NGƢỜI CÓ THẨM QUYỀN TIẾN
HÀNH TỐ TỤNG CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA THUỘC LỰC LƢỢNG
CẢNH SÁT NHÂN DÂN
1.1. Đặc điểm hoạt động điều tra của lực lƣợng cảnh sát trong mô
hình tố tụng hình sự xét hỏi
Để có cơ sở làm rõ vị trí, vai trò, thẩm quyền của người tiến hành tố
tụng của cơ quan điều tra của lực lượng cảnh sát nhân dân, trước hết về cách
tiếp cận, cần đặt địa vị pháp lý của những người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng trong một mô hình tố tụng hình sự cụ thể. Trong mô hình tố tụng tranh
tụng, có sự phân chia quá trình giải quyết vụ án hình sự thành hai giai đoạn:

giai đoạn tiền xét xử và giai đoạn xét xử. Khác với mô hình tố tụng thẩm vấn,
hai giai đoạn này của mô hình tố tụng tranh tụng khá tách biệt với nhau do
không có sự hiện diện của một hồ sơ hình sự thống nhất làm cầu nối giữa hai
giai đoạn. Giai đoạn tiền xét xử thường bắt đầu từ khi khởi tố vụ án hoặc bắt
nghi can cho đến trước khi vụ án được đưa ra xét xử tại Tòa án. Các chủ thể
tham gia vào giai đoạn này bao gồm: Tòa án, Cơ quan điều tra, Cơ quan công
tố và Luật sư bào chữa cho người bị tình nghi. Cơ quan điều tra thường là cơ
quan đầu tiên phát hiện tội phạm, tiến hành điều tra ban đầu và ra quyết định
khởi tố. Trong giai đoạn điều tra, về cơ bản, cảnh sát có thẩm quyền tiến hành
hầu hết các hoạt động điều tra vụ án, cơ quan công có vai trò “tư vấn” cho
cảnh sát thông qua việc hướng dẫn cho cảnh sát tìm kiếm bằng chứng, hướng
dẫn thủ tục bắt giam khi có đề nghị từ phía cảnh sát [49, tr.25-32]. Theo mô

hình tố tụng tranh tụng thì cơ quan công tố không phải là cơ quan tiến hành tố
tụng mà được coi là một bên tham gia tranh tụng. Công tố viên cũng như Luật
sư bào chữa đóng vai trò chính trong việc thẩm vấn, đối đáp lẫn nhau.

7


Trong mô hình tố tụng tranh tụng không tồn tại một “Hồ sơ hình sự” theo
nghĩa như được sử dụng trong mô hình tố tụng thẩm vấn. Các quan toà hầu
như không có thông tin gì về vụ án trước khi xét xử, mà chỉ thông qua quá
trình tranh tụng giữa Công tố viên và Luật sư bào chữa họ mới có thông tin về
nội dung vụ án.

Còn ở mô hình tố tụng thẩm vấn (xét hỏi) Cảnh sát tư pháp và Cơ quan
công tố cùng được giao nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự. Trong mối quan hệ
này, Công tố viên được giao nhiệm vụ chỉ đạo quá trình điều tra, có toàn bộ
quyền hành trong giai đoạn điều tra, đưa ra các chỉ thị, hướng dẫn đối với
Cảnh sát (Pháp, Đức, Italia...). Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các hoạt động
điều tra cụ thể đều do Cảnh sát tư pháp thực hiện, chỉ những trường hợp ngoại
lệ hoặc đối với những vụ án đặc biệt thì Công tố viên mới trực tiếp điều tra.
Khi tiến hành điều tra, Cảnh sát thiết lập mối liên lạc rất sớm với Công tố viên
để nhận được các ý kiến tư vấn về chuyên môn cũng như các mệnh lệnh, chỉ
thị từ phía Công tố viên. Có thể thấy, hầu hết các hoạt động điều tra cụ thể do
Cảnh sát tư pháp đảm nhiệm, song trách nhiệm chính đối với hoạt động điều
tra và việc đánh giá độ tin cậy của chứng cứ lại được giao cho Công tố viên.

Phiên tòa là sự tiếp tục điều tra vụ án hình sự và giai đoạn xét xử là giai đoạn
tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án. Tại phiên tòa không có sự tranh luận
phản bác nhau giữa hai bên đối địch, mà toàn bộ vụ án được điều tra, thẩm
vấn một cách công khai.
Trong mô hình TTHS thẩm vấn, Tòa án có vai trò tích cực trong hoạt
động tố tụng, thâu tóm vào tay mình cả ba chức năng cơ bản của TTHS: vừa
buộc tội, vừa bào chữa, vừa xét xử. Hệ thống chứng cứ được xây dựng trên cơ
sở những quy định chặt chẽ về cách đánh giá chứng cứ theo những chuẩn mực
giá trị nhất định (đánh giá chứng cứ hình thức). Hệ thống chứng cứ này dù sao
cũng được nhìn nhận là một sự tiến bộ vì ý chí của pháp luật cũng đã thay

8



thế cho sự tùy tiện của Thẩm phán. Mô hình TTHS này tuyệt đối hóa lợi ích
nhà nước, đặt lợi ích Nhà nước lên trên hết và xem thân phận của bị can như
là phương tiện để đạt tới mục đích có ý nghĩa xã hội là chân lý của vụ án.
Nhưng lịch sử đã cho thấy chính sự chà đạp lên quyền con người của bị can
lại là yếu tố cản trở việc thực hiện mục đích đó và là nguyên nhân phổ biến
của những sai lầm tư pháp.
Từ những nghiên cứu trên có thể đưa ra khái niệm: Tố tụng hình sự
thẩm vấn là loại hình tố tụng hình sự huy động tối đa sự tham gia của các cơ
quan tố tụng chuyên nghiệp của Nhà nước vào quá trình xác định sự thật của
vụ án, phán quyết của Tòa án dựa trên hồ sơ vụ án kết hợp với việc tiếp tục

thẩm vấn tại phiên tòa.
1.2. Khái niệm ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng, các quan hệ
pháp luật tố tụng hình sự của ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng
1.2.1. Khái niệm người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Cơ
quan điều tra thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân
Quá trình tố tụng hình sự được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau
căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của mỗi giai đoạn tố tụng hình sự. Trong
mỗi giai đoạn, các chủ thể tiến hành tố tụng thực hiện các hoạt động tố tụng
theo thẩm quyền của mình. Trong mỗi cơ quan tiến hành tố tụng, pháp luật
quy định những người có thẩm quyền tiến hành các hành vi tố tụng trong một
giai đoạn tố tụng. Những người đó được gọi là người có thẩm quyền tiến hành
tố tụng.

Người tiến hành tố tụng là một trong các chủ thể của tố tụng hình sự, có
vai trò quan trọng mang tính quyết định trong quá trình chứng minh, giải
quyết vụ án hình sự. Những người tiến hành tố tụng có chức năng riêng,
nhưng hoạt động trong mối liên hệ mật thiết, thống nhất với nhau và đều có
trách nhiệm là nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh,
kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người

9


vô tội, bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân [36, tr.235].

Nếu như Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự là các pháp nhân công
quyền trong lĩnh vực tư pháp đại diện cho Nhà nước tiến hành các chức năng
buộc tội và chức năng xét xử trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thì
người tiến hành tố tụng trong các cơ quan có trách nhiệm thực thi các quyền
hạn, trách nhiệm để thực hiện chức năng của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Từ trước đến nay trong lý luận về tố tụng hình sự đều xác định rằng, người
tiến hành tố tụng là một trong các chủ thể của tố tụng hình sự, có vai trò quan
trọng mang tính quyết định trong quá trình chứng minh, giải quyết vụ án hình
sự, cũng như trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người [36, tr.239].
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là một trong ba nhóm chủ thể
của tố tụng hình sự và trên cơ sở phân loại theo các cơ quan tiến hành tố tụng
thì có: người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của CQĐT, người có thẩm

quyền tiến hành tố tụng của Viện kiểm sát, người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng của cơ quan Tòa án.
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong CQĐT nói chung trong đó
có người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Cơ quan điều tra trong lực
lượng Cảnh sát nhân dân gồm có: Điều tra viên, Thủ trưởng CQĐT và Phó
Thủ trưởng CQĐT. Luật TTHS năm 2003 quy định quyền hạn, trách nhiệm,
quyền lợi và nghĩa vụ đối với người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nói
chung và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong CQĐT thuộc lực lượng
Cảnh sát nhân dân nói riêng là cơ sở cho các hoạt động của họ trong quá trình
giải quyết vụ án hình sự.
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của CQĐT nói chung cũng như
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của CQĐT thuộc lực lượng Cảnh sát

nhân dân có đặc điểm riêng so với các loại chủ thể TTHS khác:

10


Thứ nhất, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của CQĐT thuộc lực lượng
Cảnh sát nhân dân được bổ nhiệm theo điều kiện và cách thức do luật định
Điều kiện và cách thức bổ nhiệm người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của
CQĐT nói chung và CQĐT trong lực lượng Cảnh sát ở mỗi nước là
khác nhau tùy theo quy định của Pháp luật tố tụng hình sự nước đó. Tuy
nhiên, thông thường đều quy định các điều kiện về: phẩm chất chính trị, trình
độ pháp luật, học vấn, năng lực chuyên môn. Ở Việt Nam, người tiến hành tố

tụng của CQĐT trong lực lượng Cảnh sát nhân dân do đặc thù nghề nghiệp
nên phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định về năng lực và phẩm chất như:
có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có trình độ đào tạo ở bậc
ngành Công an (Đại học An ninh, Đại học Cảnh sát) hoặc Đại học Luật; có
chứng chỉ nghiệp vụ điều tra; có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy
định…
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT là những người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng có vị trí đặc biệt của CQĐT nên về tiêu chuẩn, điều kiện có yêu
cầu cao hơn phải là ĐTV cao cấp hoặc ĐTV trung cấp; có năng lực tổ chức,
chỉ đạo hoạt động điều tra.
Để đảm bảo địa vị pháp lý, sự độc lập của các chức danh người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng thì những người này cần phải được bổ nhiệm theo thủ

tục chặt chẽ. Pháp luật TTHS quy định những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện
phải được thông qua Hội đồng tuyển chọn theo đúng quy định trước khi trình
cấp có thẩm quyền bổ nhiệm.
Hội đồng tuyển chọn ĐTV bao gồm các thành viên trong cùng ngành
và do lãnh đạo ngành làm Chủ tịch Hội đồng.
Việc bổ nhiệm ĐTV, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT được thể hiện
bằng quyết định của Thủ trưởng ngành và được cấp giấy chứng nhận ĐTV.
Trong khi đó, chức danh Kiểm sát viên trong ngành kiểm sát lại do Chủ tịch

11



nước bổ nhiệm đối với Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; do Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm đối với Kiểm sát viên Viện
kiểm sát nhân cấp tỉnh, huyện và Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự cấp
quân khu, khu vực. Chức danh Thẩm phán do Chủ tịch nước ký quyết định bổ
nhiệm đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; do Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao ký quyết định bổ nhiệm đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp
tỉnh, huyện và Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, khu vực.
Thứ hai, Pháp luật tố tụng hình sự quy định trong giai đoạn điều tra vụ
án hình sự, ĐTV chỉ có quyền tiến hành các biện pháp điều tra khi được phân
công điều tra vụ án hình sự.
ĐTV chỉ tham gia vào quá trình tố tụng hình sự với tư cách là người
tiến hành tố tụng khi họ được phân công điều tra vụ án. Những hành vi tố

tụng thông thường do ĐTV thực hiện trong giai đoạn điều tra bao gồm: hỏi
cung bị can; lấy lời khai người làm chứng, người bị hại; đối chất; nhận dạng;
khám xét; thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản; khám nghiệm hiện trường; khám
nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể; thực nghiệm điều tra; tham dự
giám định.
Trong quá trình điều tra một vụ án hình sự cụ thể, tùy thuộc vào các
tình tiết của vụ án và các giả thiết điều tra mà ĐTV được quyền lựa chọn tiến
hành những biện pháp điều tra nhất định, không nhất thiết phải tiến hành tất
cả các biện pháp điều tra thuộc thẩm quyền của mình (trừ một số biện pháp
điều tra bắt buộc phải thực hiện như hỏi cung bị can, khám nghiệm hiện
trường..). Khi tiến hành các biện pháp này sẽ làm phát sinh những quyền và
nghĩa vụ, trách nhiệm tố tụng buộc ĐTV phải thực hiện theo những quy định

của pháp luật về biện pháp điều tra đó[ 21, tr.42-47].
Đảm bảo hoạt động điều tra được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng thu
thập các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án cũng như việc ngăn chặn hành

12


vi

tội phạm có thể xảy ra thì CQĐT được quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các

biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật TTHS.

Các biện pháp ngăn chặn là những biện pháp cưỡng chế trong TTHS
được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với bị can, bị cáo, người bị
nghi thực hiện tội phạm để kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của họ, ngăn
chặn họ tiếp tục phạm tội cũng như không cho họ có những hành động cản trở
hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ,
các biện pháp ngăn chặn này được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật
TTHS.
Ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự, ĐTV trong phạm vi chức trách của
mình, trên cơ sở nghiên cứu các tình tiết và diễn biến của vụ án, các tài liệu,
chứng cứ thu thập được có quyền đề xuất ý kiến lên Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng CQĐT áp dụng, thay đổi hay hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn như bắt
người, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài

sản có giá trị để bảo đảm và cũng chính ĐTV có trách nhiệm thi hành các
lệnh, quyết định đó.
Về trách nhiệm, ĐTV có trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật
khi tiến hành tố tụng và phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về các
hành vi, quyết định của mình giống như những người tiến hành tố tụng khác.
Ngoài ra, ĐTV còn phải chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng CQĐT về các
hành vi, quyết định của mình.
Như vậy, khi thực hiện các biện pháp điều tra, biện pháp ngăn chặn
theo sự phân công, lệnh, quyết định của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT
và theo quy định của pháp luật TTHS thì đã làm phát sinh quyền và nghĩa vụ,
trách nhiệm của ĐTV. Tuy nhiên, do vị trí đặc thù của lực lượng điều tra tố
tụng hình sự nước ta (trực thuộc các cơ quan hành chính Nhà nước), nên khó

có thể quy định thẩm quyền (kể cả thẩm quyền tố tụng) cho một thành viên

13


nhiều hơn quyền của người đứng đầu tổ chức quản lý thành viên đó. Truyền
thống đẳng cấp và quan hệ hành chính không cho phép tồn tại xung đột thẩm
quyền giữa cấp trên và cấp dưới. Ngay cả thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm
ĐTV cũng do Thủ trưởng CQĐT đề xuất và quyết định cũng đã bao hàm tính
phụ thuộc của ĐTV và cơ quan quản lý họ [18, tr.163].
Thủ trưởng CQĐT là người đứng đầu CQĐT có những nhiệm vụ,
quyền hạn rất quan trọng:

Khi thực hiện chức năng quản lý hoạt động tố tụng của CQĐT, Thủ
trưởng CQĐT trực tiếp tổ chức, chỉ đạo hoạt động điều tra của CQĐT; Quyết
định phân công Phó thủ trưởng CQĐT và ĐTV trong việc điều tra vụ án hình
sự; Kiểm tra các hoạt động điều tra của Phó thủ trưởng CQĐT và ĐTV;
Quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái
pháp luật của Phó Thủ trưởng CQĐT, của ĐTV; Quyết định thay đổi ĐTV;
Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của CQĐT.
Khi thực hiện chức năng tiến hành tố tụng, Thủ trưởng CQĐT ra các
quyết định tố tụng: Quyết định khởi tố vụ án; khởi tố bị can; quyết định không
khởi tố vụ án; quyết định nhập hoặc tách vụ án; quyết định áp dụng, thay đổi,
hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định truy nã bị can, khám xét, thu giữ, tạm
giữ, kê biên tài sản, xử lý vật chứng; quyết định trưng cầu giám định, quyết

định khai quật tử thi; kết luận điều tra vụ án; quyết định đình chỉ điều tra, tạm
đình chỉ điều tra, quyết định phục hồi điều tra. Thủ trưởng CQĐT còn trực
tiếp tiến hành các biện pháp điều tra; cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào
chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm
quyền của CQĐT.
Về trách nhiệm của Thủ trưởng CQĐT; cũng như những người tiến
hành tố tụng khác, Thủ trưởng CQĐT có trách nhiệm tuân thủ các quy định
của pháp luật khi tiến hành tố tụng và phải chịu trách nhiệm cá nhân trước
pháp luật về các hành vi, quyết định của mình.

14



Phó Thủ trưởng CQĐT có quyền hạn, nghĩa vụ khác nhau khi là người
giúp việc, thay mặt Thủ trưởng và khi là một ĐTV.
Khi Thủ trưởng CQĐT vắng mặt, Phó Thủ trưởng CQĐT được Thủ
trưởng ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý hoạt động điều
tra của Thủ trưởng. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Thủ
trưởng CQĐT có những nhiệm vụ và quyền hạn giống như Thủ trưởng trong
việc thực hiện chức năng tiến hành tố tụng.
Về trách nhiệm, ngoài trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật khi
tiến hành tố tụng và phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về các
hành vi, quyết định của mình, Phó Thủ trưởng CQĐT còn phải chịu trách
nhiệm trước Thủ trưởng về nhiệm vụ được giao.

Thứ ba, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của CQĐT thuộc lực
lượng Cảnh sát nhân dân phải chịu trách nhiệm về các hành vi hoạt động của
mình theo quy định của pháp luật.
ĐTV là người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi được phân công
điều tra vụ án hình sự, mặt khác lại là nhân viên nhà nước chịu sự ràng buộc
về quản lý hành chính, nhất là sự chỉ huy, chỉ đạo của Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng CQĐT. Do vậy, ĐTV bị điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong
lĩnh vực tổ chức, hành chính như: Luật Công an nhân dân, Luật tổ chức cơ
quan điều tra hình sự, các văn bản quy phạm pháp luật và Điều lệnh của
ngành Công an.
Ngoài ra, trong quá trình điều tra vụ án, ĐTV vi phạm trình tự, thủ tục tố
tụng theo quy định của Pháp luật TTHS gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu

trách nhiệm hình sự. Nếu có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp
của cá nhân, tổ chức trong xã hội và gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi
thường theo quy định của Pháp luật dân sự và Luật bồi thường Nhà nước.

Với những phân tích về đặc điểm của người có thẩm quyền tiến hành tố

15


tụng của CQĐT có thể đưa ra khái niệm đầy đủ nhất về người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng của CQĐT:
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của CQĐT thuộc lực lượng

Cảnh sát nhân dân bao gồm Điều tra viên, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ
quan Cảnh sát điều tra, được bổ nhiệm và có những nhiệm vụ, quyền hạn xác
định theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt
động điều tra, tiến hành điều tra các vụ án hình sự theo quy định của pháp
luật, thu thập chứng cứ làm rõ tội phạm, tìm ra nguyên nhân và điều kiện
phạm tội, nhằm bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân.
1.2.2. Các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh mối quan hệ
của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Cơ quan điều tra thuộc lực
lượng Cảnh sát nhân dân
Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là các quan hệ xã hội phát sinh trong
quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, do pháp luật

tố tụng hình sự điều chỉnh và một trong số các bên tham gia quan hệ này là cơ
quan tiến hành tố tụng, hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, hoặc
người tham gia tố tụng. Một số quan hệ xã hội, tuy liên quan đến hoạt động
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, nhưng do chúng nằm
ngoài phạm vi điều chỉnh của pháp luật TTHS, hoặc do không có sự tham gia
của một chủ thể tố tụng cụ thể thì không được coi là quan hệ pháp luật tố tụng
hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế rất khó phân biệt rạch ròi quan hệ tố tụng với
các quan hệ khác không phải là quan hệ tố tụng. Chỉ riêng việc các quy định
của Bộ luật TTHS làm phát sinh quan hệ tố tụng và các quy định ngoài Bộ
luật TTHS liên quan đến hoạt động tố tụng cũng đang làm phức tạp thêm việc
nhận diện quan hệ tố tụng và quan hệ liên quan, đồng thời với chúng là chủ
thể của quan hệ tố tụng.


16


Có thể thấy, các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, điều chỉnh mối quan
hệ của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của cơ quan điều tra được biểu
hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, mối quan hệ trong lực lượng Cảnh sát nhân
dân * Mối quan hệ trong cùng một Cơ quan điều tra
Mối quan hệ giữa những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Cơ
quan điều tra khi giải quyết các vụ án hình sự là mối quan hệ giữa Thủ trưởng,
Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên.

Khi có vụ án xảy ra Thủ trưởng có quyền phân công Phó Thủ trưởng,
Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm, khởi tố vụ án và điều tra theo thẩm quyền. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng,
Điều tra viên phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật và
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi, quyết định của mình
trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình giải quyết vụ án
hình sự.
Khi vụ án ở giai đoạn điều tra, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng được Thủ
trưởng uỷ quyền có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo các hoạt động điều tra của
Cơ quan điều tra. Điều tra viên có trách nhiệm báo cáo trung thực, chính xác,
đầy đủ nội dung vụ việc, tiến độ giải quyết và đề xuất hướng xử lý bằng phiếu
đề xuất. Sau khi nghe Điều tra sát viên báo cáo đề xuất giải quyết vụ án, Thủ

trưởng, Phó thủ trưởng phải ghi rõ ý kiến chỉ đạo của mình vào phiếu đề xuất
của Điều tra viên. Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Điều tra viên thụ lý
giải quyết vụ án với lãnh đạo đơn vị hoặc giữa các đơn vị nghiệp vụ cùng cấp,
thì lãnh đạo đơn vị báo cáo Phó thủ trưởng xem xét, quyết định.
Một điều dễ nhận thấy là theo quy định của pháp luật và xuất phát từ
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của ngành công an nước ta là "tập trung
thống nhất" nên mặc dù là người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhưng Điều

17



×