Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Quan chế thời hậu lê những nội dung cơ bản và giá trị kế thừa trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.89 KB, 109 trang )

VŨ THI HẰNG

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

*

VŨ THI HẰNG

LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

QUAN CHẾ THỜI HẬU LÊ – NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN
VÀ GIÁ TRỊ KẾ THỪA TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM
HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

*

HÀ NỘI - 2014

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VŨ THỊ HẰNG

QUAN CHẾ THỜI HẬU LÊ – NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN


VÀ GIÁ TRỊ KẾ THỪA TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM
HIỆN NAY

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và
trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các
nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo
vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Vũ Thị Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: QUAN CHẾ THỜI HẬU LÊ: NHẬN DIỆN TỪ KHÍA CẠNH
LỊCH SỬ..................................................................................................................................... 10
1.1 Bối cảnh lịch sử Việt Nam triều Hậu Lê.............................................................. 10
1.1.1 Tổ chức chính quyền............................................................................................ 11
1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội - tư tưởng.............................................................. 11
1.1.3 Pháp luật.................................................................................................................. 16
1.1.4 Tổ chức quân đội................................................................................................... 17
1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Quan chế thời Hậu Lê..............................17
1.2.1 Khái niệm Quan chế............................................................................................ 17
1.2.2 Đặc điểm của Quan chế thời Hậu Lê ở Việt Nam.................................... 20
1.2.3 Vai trò của quan lại trong TKPK Hậu Lê.................................................... 23
1.3 Chủ trương, chính sách xây dựng đội ngũ quan lại thời Hậu Lê................26
1.3.1 Một số chủ trương trong xây dựng, quản lý và sử dụng quan lại thời
Hậu Lê.................................................................................................................................. 26
1.3.2 Chính sách xây dựng đội ngũ quan lại thời Hậu Lê................................ 27
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUAN CHẾ THỜI HẬU LÊ.........31
2.1 Chế độ đào tạo............................................................................................................... 31
2.1.1 Chính sách đào tạo............................................................................................... 31
2.1.2 Hệ thống cơ sở đào tạo....................................................................................... 32
2.1.3 Nội dung đào tạo và hoạt động thi cử........................................................... 34
2.2 Tuyển dụng quan lại.................................................................................................... 39
2.2.1 Tiêu chuẩn tuyển dụng........................................................................................ 39
2.2.2 Phương thức tuyển chọn quan lại................................................................... 42
2.2.3 Thể lệ, quy trình tuyển chọn quan lại............................................................ 46


2.3 Sử dụng quan lại........................................................................................................... 47
2.3.1 Trách nhiệm công vụ của quan lại................................................................. 48
2.3.2 Chế độ điều chuyển quan lại............................................................................ 50
2.3.3 Đãi ngộ, khen thưởng, xử phạt quan lại....................................................... 54

2.3.4 Kiểm tra, giám sát quan lại............................................................................... 58
2.4 Phòng, chống tham nhũng, trong sạch hóa đội ngũ quan lại.......................61
2.5 Đánh giá chung về CĐQL thời Hậu Lê................................................................ 64
2.5.1 Những mặt tích cực.............................................................................................. 64
2.5.2 Những mặt hạn chế.............................................................................................. 66
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ ĐƯƠNG ĐẠI CỦA QUAN CHẾ THỜI HẬU LÊ VÀ
ĐỊNH HƯỚNG KẾ THỪA CÁC GIÁ TRỊ ĐÓ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY
DỰNG NNPQ VIỆT NAM HIỆN NAY......................................................................... 68
3.1 Nhận diện giá trị đương đại của chế độ quan chế thời Hậu Lê...................68
3.2 Định hướng kế thừa các giá trị đương đại của Quan chế thời Hậu Lê
trong quá trình xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay............................................. 79
3.2.1 Yêu cầu của NNPQ Việt Nam đối với việc xây dựng và sử dụng đội
ngũ cán bộ, công chức……………………………………………..79
3.2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay……. 81
3.2.3 Quan điểm kế thừa các giá trị đương đại của CĐQL trong TKPK ở
Việt Nam............................................................................................................................... 85
3.3 Một số kiến nghị nhằm kế thừa các giá trị đương đại của quan chế thời
Hậu Lê trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện
nay.............................................................................................................................................. 88
3.3.1 Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu nhằm nhận diện đầy đủ
các giá trị đương đại của quan chế thời Hậu Lê................................................. 88


3.3.2 Tăng cường nhận thức trong Đảng, NN và các bộ phận nhân dân về
vai trò của truyền thống đối với hiện tại và tính tất yếu của việc kế thừa,
phát huy những giá trị đương đại của truyền thống........................................... 89
3.3.3 Hoàn thiện pháp luật về công chức, công vụ theo hướng tiếp nhận
một số kinh nghiệm điều chỉnh PL của NNPK nói chung đối với đội ngũ
quan lại................................................................................................................................ 90
3.3.4 Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức công vụ

cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở Việt Nam hiện nay....................92
3.3.5 Nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức ở Việt Nam hiện nay.................................................................................... 92
3.3.6 Áp dụng thử nghiệm một số yếu tố thuộc nội dung của quan chế thời
Hậu Lê trong xây dựng đội ngũ thực thi công vụ hiện nay.............................. 93
KẾT LUẬN................................................................................................................................ 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CĐQL

Chế độ quan lại

CĐPK

Chế độ phong kiến

NN

Nhà nước

NNPQ

Nhà nước pháp quyền

NNPK

Nhà nước phong kiến


XHCN

Xã hội chủ nghĩa

XHPK

Xã hội phong kiến

PL

Pháp luật

TĐPK

Triều đại phong kiến

TKPK

Thời kỳ phong kiến


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có đổi mới hệ thống chính trị, cải
cách và hoàn thiện Nhà nước (NN) và pháp luật (PL), đẩy mạnh xây dựng Nhà
nước pháp quyền (NNPQ) xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách nhất
của sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta trong giai đoạn hiện nay.
Đó lại là một công việc hết sức hệ trọng nhưng vô cùng khó khăn, phức tạp,

đòi hỏi phải được tiến hành với một tinh thần trách nhiệm rất cao và phải được
đặt trên những cơ sở khoa học. Một trong những cơ sở đó là phải hiểu thấu đáo
những đặc điểm truyền thống dân tộc, phải nắm chắc được những yếu tố thuộc
về sức mạnh nội sinh, phải thấy được những điểm mạnh cũng như những hạn
chế mà lịch sử có thể để lại và tiếp tục gây ảnh hưởng trong hiện tại nhằm hình
thành định hướng đúng để từ đó xây dựng một mô hình chính trị phù hợp, vừa
chứa đựng trong nó bản sắc của lịch sử dân tộc, những di sản tốt đẹp của
truyền thống, vừa mang những giá trị của thời đại.
Thực tế đã chỉ ra rằng, lịch sử Việt Nam từng có những giai đoạn, những
triều đại phát triển cực thịnh, nhất là trong thời kỳ xã hội phong kiến (XHPK)
quân chủ tập quyền. Trong nhiều yếu tố đưa các giai đoạn, các triều đại này
phát triển lên tới mức cực thịnh, có nhãn quan chính trị của những người cầm
quyền và vai trò của đội ngũ quan lại. Mặc dù không thể tránh khỏi những
nhận thức và hành động cục bộ, hạn hẹp do bị hạn chế bởi lợi ích giai cấp và
điều kiện lịch sử cụ thể, nhưng trong các quan điểm chính trị - pháp lý của ông
vua nọ hay vị chúa kia, cũng như trong hành động thực tiễn của đội ngũ quan
lại, chúng ta vẫn có thể tìm thấy những nét tương đồng giữa lợi ích của giai cấp
thống trị, thậm chí một tập đoàn trong giai cấp thống trị với lợi ích của các giai
cấp khác và của cả dân tộc, từ đó thấy được những gì là tiến bộ,
1


phản ánh và phù hợp với lợi ích phổ biến, có khả năng trở thành động lực
mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội - đó là di sản chung của dân tộc, là những giá
trị cần kế thừa. Trong ý nghĩa đó, mỗi giai đoạn, mỗi triều đại trong lịch sử đều
có phần đóng góp của mình vào tiến trình phát triển của xã hội Việt Nam, vào
những bước thăng trầm, hào hùng, bi ai của lịch sử, để lại những dấu ấn ở
những mức độ khác nhau, tạo thành dòng chảy liên tục của lịch sử văn hóa
chính trị - pháp lý Việt Nam.
Thực tiễn cũng xác nhận rằng công chức là yếu tố quyết định chất lượng

của nền hành chính NN, quyết định hiệu quả hoạt động của bộ máy NN ở nước
ta hiện nay. Khi đánh giá về vai trò cán bộ, trong đó có công chức, Chủ tịch Hồ
Chí Minh khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "công việc
thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém" [24.Tr.5]. Đây cũng là
quan điểm của Đảng ta về tầm quan trọng của nhân tố con người xuyên suốt
quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Trong quá trình đổi mới, Đảng ta
tiếp tục khẳng định cán bộ, công chức là "nhân tố quyết định sự thành bại của
cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ" [11].
Gần đây, điều đó lại một lần nữa được thể hiện trong các văn kiện Đại hội XI
của Đảng trong yêu cầu: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có
năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình mới" [15.Tr.54]
Trong nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, việc đi sâu
nghiên cứu chế độ quan lại (CĐQL) trong thời kỳ phong kiến (TKPK) Việt
Nam với mục đích “ôn cố tri tân”, đang thực sự trở thành một nhu cầu cần
thiết. Chủ đề nghiên cứu này sẽ góp phần nhận diện đầy đủ quá trình hình
thành và phát triển CĐQL trong TKPK, bổ sung cơ sở lý giải tính quy luật
trong kế thừa và phát triển các yếu tố lịch sử, đồng thời giúp chỉ ra những giá

2


trị đương đại của CĐQL phong kiến và phương án kế thừa các giá trị đương
đại đó trong quá trình xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay.
Nhận thức nói trên chính là xuất phát điểm để xác định chủ đề và thực
hiện việc nghiên cứu chủ đề “Quan chế thời Hậu Lê – những nội dung cơ bản
và giá trị kế thừa trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam
hiện nay” trong phạm vi quy mô của một luận văn Thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu chung về chế độ phong kiến (CĐPK)

và mô hình Nhà nước phong kiến (NNPK) Việt Nam.
Nghiên cứu về CĐQL trong TKPK ở Việt Nam trước hết phải đề cập tới
các công trình nghiên cứu chung về CĐPK và mô hình (NNPK) Việt Nam.
Trong nhóm này có rất nhiều công trình nghiên cứu, có thể sơ lược một số
công trình tiêu biểu như: Đào Duy Anh, Lịch sử Việt Nam – Từ nguồn gốc đến
cuối thế kỷ XIX (1956), Hà Nội; Bùi Xuân Đính, NN và PL thời phong kiến
Việt Nam (2005), Nxb. Tư pháp, Hà Nội; Giáo trình Lịch sử NN và PL Việt
Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Minh Tuấn, Tổ chức chính quyền
TKPK ở Việt Nam (2006), Nxb. Tư pháp, Hà Nội…Các công trình nghiên cứu
mang những giá trị khoa học và giá trị lịch sử to lớn. Về giá trị lịch sử, các
công trình nghiên cứu đã thể hiện rõ ràng và đầy đủ về lịch sử phát triển các
triều đại phong kiến (TĐPK) Việt Nam, mô tả rõ nét về mô hình NNPK, những
quy định pháp luật trong các lĩnh vực, cách thức cai quản, trị vì của các TĐPK,
các CĐPK đặc biệt là CĐQL...Đây là nguồn tư liệu quan trọng mang lại những
kiến thức cần thiết cho đề tài của tác giả về CĐPK nói chung và mô hình
NNPK Việt Nam vì từ đó mới làm sáng tỏ được CĐQL trong TKPK ở Việt
Nam. Về giá trị khoa học, các công trình đã có sự lý giải sâu sắc về nguồn gốc,
bản chất, đặc trưng, hoàn cảnh, điều kiện…của CĐPK, các giai đoạn phát triển,
các mô hình NNPK Việt Nam, từ đó đưa ra những
3


đánh giá khoa học về CĐPK và mô hình NNPK Việt Nam. Tiếp thu những kết
quả nghiên cứu của các công trình trên tác giả sẽ có sự lý giải và đánh giá sát
thực về CĐQL, những giá trị đương đại mà CĐQL đóng góp cho sự phát triển
của các NNPK Việt Nam.
2.2 Nhóm các công trình nghiên cứu trực diện về CĐQL trong TKPK Việt
Nam và quan chế thời Hậu Lê
Nghiên cứu về CĐQL trong TKPK ở Việt Nam có rất nhiều công trình
nghiên cứu khác nhau, ở các mức độ khác nhau. Có thể liệt kê một số công

trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: Trần Văn Giáp, Lược khảo chế độ khoa cử
Việt Nam từ thời khởi thủy đến khoa Mậu Ngọ (1818); Nguyễn Văn Khánh,
Các vua nhà Nguyễn với việc đào tạo và sử dụng nhân tài - Những vấn đề văn
hóa xã hội thời Nguyễn (1995), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội; Nguyễn Minh
Tường, Cải cách hành chính dưới thời Minh Mệnh (1996), Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội; Ngô Đức Thọ, Các nhà khoa bảng Việt Nam; Nguyễn Hoàng An,
Cải cách hệ thống quan lại địa phương dưới thời Lê Thánh Tông (1977),
Trường Đại học KHXH&NV; PTS Lê Thị Thanh Hòa, Việc đào tạo và sử dụng
quan lại của triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1884 (1998); Lê Thị Sơn,
Quốc triều hình luật - quá trình hình thành, nội dung và những giá trị đương
đại; TS Bùi Huy Khiên, Những bài học từ hai cuộc cải cách hành chính dưới
triều vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mệnh; Trần Hồng Nhung (Luận văn thạc
sỹ) (2010), Tham nhũng và phòng chống tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn
1802 – 1884; Lương Đức Tự (Luận văn thạc sỹ) (1996), Chế độ công chức Việt
Nam, những vấn đề lý luận cơ bản; Cùng với rất nhiều các bài viết khoa học
đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành có nội dung về chế độ khoa cử, đào
tạo và sử dụng quan lại, quan chế…trong lịch sử Việt Nam. Tất cả các công
trình đó đã góp phần làm sáng tỏ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ
quan lại, các chính sách về đào tạo, sử dụng quan lại
4


trong TKPK Việt Nam nói chung, quan chế thời Hậu Lê nói riêng. Các công
trình khoa học đó, ở các mức độ khác nhau cũng đã đưa ra những đánh giá
khoa học về các giá trị của quan chế thời Hậu Lê trong việc quản trị và phát
triển đất nước.
2.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về thực trạng và nhu cầu xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ Việt Nam hiện
nay
Có thể nói, số lượng và chiều sâu của các công trình nghiên cứu thuộc

nhóm này ngày càng gia tăng, trong đó có đề cập khá nhiều tới nhu cầu tiếp thu
các giá trị truyền thống trong xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay. Có thể kể
đến một số công trình tiêu biểu sau: Mã số KX.04.09, TS. Thang Văn Phúc
(chủ nhiệm), (Đề tài cấp NN), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng
đòi hỏi của NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân; Đề tài cấp độc lập cấp NN,
Quan điểm, phương hướng và các giải pháp hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt
Nam; Mã số ĐTĐL - 2004/25, PGS.TS. Phạm Hồng Thái (chủ nhiệm), Nghiên
cứu cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt Nam; Học viện Hành
chính quốc gia, Về cải cách bộ máy hành chính NN và xây dựng đội ngũ công
chức hành chính NN (1991), Nxb. Sự thật, Hà Nội; TS. Thang Văn Phúc, TS.
Nguyễn Minh Phương, Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức (2005), Nxb. Chính trị quốc gia; PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung,
Công chức và cải cách bộ máy hành chính NN, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
số 9/2006; Ths. Lương Thanh Cường, Xây dựng các nguyên tắc của hoạt động
công vụ trong NNPQ Việt Nam XHCN, Tạp chí Dân chủ và PL, số 7/2006;
Ths.Trần Quốc Hải: Về hoàn thiện thể chế công vụ và công chức ở n-uớc ta
hiện nay, Tạp chí Tổ chức NN, số 6/2005; Ths. Tạ Ngọc Hải, Công vụ và cải
cách thể chế công vụ NN, Tạp chí NN và PL, số 11/2006; Tạ Ngọc Hải, (Luận
án tiến sĩ), (2011), Hoàn thiện PL công chức, công vụ đáp ứng yêu cầu
5


cải cách hành chính NN, Hà Nội...
Các công trình nghiên cứu nói trên đã tạo lập nền tảng lý luận cơ bản về
công chức, công vụ và về nhu cầu, khả năng tiếp thu các giá trị, kinh nghiệm
lịch sử trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức phúc đáp yêu cầu xây dựng
NNPQ Việt Nam hiện nay. Đó là những tiền đề nhận thức cần được tiếp thu, kế
thừa trong bản luận văn này. Tuy nhiên, liên quan đến chủ đề của luận văn, các
công trình nghiên cứu nêu trên mới chỉ đề cập một hoặc một số khía cạnh khác
nhau trong tổng thể nhiều vấn đề cần được nghiên cứu và luận giải. Chưa có

công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về CĐQL thời Hậu Lê, hướng
tới mục tiêu đánh giá nội dung và những giá trị tích cực mang ý nghĩa đương
đại của CĐQL cũng như khả năng tiếp thu những giá trị đó trong quá trình xây
dựng NNPQ Việt Nam hiện nay. Sự thiếu hụt trong hoạt động nghiên cứu – do
vậy, cũng chính là một trong những lý do để tác giả mạnh dạn triển khai nghiên
cứu chủ đề này.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của việc nghiên cứu đề tài là nhận diện nội dung cơ
bản và xác định những giá trị kế thừa của CĐQL thời Hậu Lê ở Việt Nam. Trên
cơ sở đó, luận chứng về nhu cầu, khả năng và giải pháp tiếp thu, kế thừa các
giá trị của quan chế thời Hậu Lê trong sự nghiệp xây dựng NNPQ Việt Nam
hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu khái lược về TKPK Hậu Lê về mô hình tổ chức và hoạt động
của NNPK Hậu Lê;
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng, các chính sách, PL và thực tiễn xây
dựng đội ngũ quan lại Việt Nam trong thời Hậu Lê;

6


Nhận diện nội dung quan chế thời Hậu Lê trên các phương diện đào tạo,
tuyển dụng và sử dụng quan lại;
Chỉ ra những yếu tố tích cực, hạn chế của quan chế thời Hậu Lê. Xác
định những giá trị tiến bộ, phù hợp với mục tiêu xây dựng NNPQ Việt Nam
hiện nay;
Luận giải về nhu cầu, khả năng, phương án và các giải pháp cụ thể
trong việc kế thừa các giá trị của quan chế thời Hậu Lê trong quá trình xây
dựng NNPQ Việt Nam hiện nay.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quan điểm, chính sách, PL và các
biện pháp thực tế của NNPK Việt Nam thời Hậu Lê nhằm xây dựng đội ngũ
quan lại.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn cũng bao gồm những hoạt động cụ thể
của quan lại phản ánh vai trò của đội ngũ này trong thời kỳ NNPK Hậu Lê.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian của việc nghiên cứu đề tài là các yếu tố hợp thành
CĐQL trong thời kỳ Hậu Lê ở Việt Nam.
Phạm vi thời gian của việc nghiên cứu đề tài là thời kỳ Hậu Lê trong
CĐPK Việt Nam (1428 -1788).
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Cách tiếp cận và phương pháp luận
Đề tài được tiếp cận dưới góc độ của khoa học pháp lý nhằm làm sáng tỏ
một phạm trù quan trọng của đời sống NN và PL.
Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài đòi hỏi phải vận dụng triệt để
cách tiếp cận liên ngành pháp lý – lịch sử. Những vấn đề liên quan đến CĐQL
7


được xem xét trong mối liên hệ với điều kiện lịch sử cụ thể của diễn trình
TKPK Việt Nam, trước hết là với mô hình tổ chức và hoạt động của NNPK
thời Hậu Lê ở Việt Nam.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và NN ta về kế thừa
tinh hoa văn hoá của dân tộc, về vai trò và tính tất yếu của nhiệm vụ xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức NN đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động
của bộ máy NN, hướng tới hoàn thành mục tiêu xây dựng NNPQ xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu phổ biến của khoa học pháp lý và khoa học lịch sử trong sự kết hợp
giữa chúng với nhau.
Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để giải quyết các vấn đề
đặt ra trong cả ba chương của luận văn.
Phương pháp thống kê tư liệu và phương pháp phán đoán khoa học được
sử dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 2 của luận văn nhằm khôi phục các
dữ kiện lịch sử, làm cơ sở để nhận diện đối tượng của luận văn.
Phương pháp lịch đại và phương pháp luật học so sánh được sử dụng chủ
yếu trong chương 1 và chương 3 để làm sáng tỏ bản chất của các hiện tượng,
sự kiện liên quan đến CĐQL trong thời kỳ Hậu lê, đồng thời nhằm phát hiện
những điểm tương đồng và khác biệt trong các giai đoạn của lịch sử, trực tiếp
phục vụ cho việc xác định những giá trị kế thừa của CĐQL trong thời kỳ Hậu
Lê ở Việt Nam.
6. Đóng góp về khoa học của luận văn
Góp phần nhận diện đầy đủ hơn về CĐQL thời Hậu Lê trên các phương
diện: khái niệm, nội dung cơ bản, vai trò;
8


Góp phần làm sáng tỏ chính sách, PL của các triều đại Hậu Lê trong đào
tạo, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ quan lại;
Chỉ ra những yếu tố tích cực, tiến bộ mang ý nghĩa đương đại đối với
quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trước yêu cầu tăng cường năng
lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy NN ta hiện nay;
Đề xuất các giải pháp tiếp thu, kế thừa các giá trị tiến bộ của CĐQL
thời Hậu Lê trong quá trình xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Nâng cao nhận thức lý luận về các giá trị của lịch sử, về tính tất yếu của

mối liên hệ giữa lịch sử và hiện tại trong đời sống NN và PL;
Tăng cường hiểu biết về CĐPK Việt Nam nói chung, về CĐQL thời
Hậu Lê nói riêng. Qua đó, góp phần tạo dựng nhận thức đầy đủ về diện mạo
của đời sống NN và PL Việt Nam trong lịch sử;
Các luận điểm khoa học và kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị
tham khảo đối với những người làm công tác nghiên cứu, các nhà lập pháp và
quản lý, các học viên, sinh viên chuyên ngành luật và các cơ quan, tổ chức, cá
nhân khác trong quá trình hoạch định chính sách, PL và các biện pháp cụ thể
nhằm xây dựng và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn bao gồm 03 chương. Cụ thể:
Chương 1: Quan chế thời Hậu Lê: nhận diện từ khía cạnh lịch sử;
Chương 2: Nội dung cơ bản của Quan chế thời Hậu Lê;
Chương 3: Giá trị đương đại của Quan chế thời Hậu Lê và định hướng kế
thừa các giá trị đó trong quá trình xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay.

9


CHƯƠNG 1
QUAN CHẾ THỜI HẬU LÊ: NHẬN DIỆN TỪ KHÍA CẠNH LỊCH SỬ 1.1
Bối cảnh lịch sử Việt Nam triều Hậu Lê
Có thể nói, cuộc xâm lược và thống trị của quân Minh (1407 – 1427) là
thời kỳ đen tối trong lịch sử Việt Nam. Do có ý định thủ tiêu nền độc lập dân
tộc và biến nước ta thành quận, huyện của mình nên nhà Minh đã ra sức bóc
lột, vơ vét của cải, khủng bố, tàn sát dã man những cuộc nổi dậy của nông dân
và thi hành các chính sách thuế nặng nề, hà khắc. Bên cạnh đó, vì mục đích
đồng hóa thâm độc, muốn hủy diệt nền văn hóa Đại Việt nên chúng bắt nhân
dân ta phải từ bỏ những phong tục, tập quán truyền thống và tuân theo phong

tục tập quán Trung Hoa. Không chịu khuất phục trước những chính sách đô hộ
tàn bạo trên, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của các nhà
quân sự và tướng giỏi như Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân...đã liên tiếp nổ ra
nhằm đập tan ách thống trị của quân thù và đòi lại chủ quyền dân tộc. Song, do
nổi dậy tự phát và không có chiến lược lâu dài nên các cuộc khởi nghĩa hầu hết
đều bị thất bại.
Căm phẫn quân thù sâu sắc, Lê Lợi – người con của đất Thọ Xuân –
Thanh Hóa đã tập hợp lực lượng, chỉ huy nghĩa quân, tiến hành cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn. Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn đã đập tan ách đô hộ của
chính quyền phong kiến nhà Minh trên đất Việt và từ đây một NN độc lập tự
chủ mới đã ra đời. Ngày 29 tháng 4 năm 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi
Hoàng Đế ở Đông Kinh (Thăng Long), khôi phục tên nước là Đại Việt, mở đầu
triều đại nhà Hậu Lê. Trải qua mấy trăm năm phát triển cùng các triều vua Thái
Tổ (1428 – 1433), Thái Tông (1434 – 1442), Nhân Tông (1443 – 1459), Thánh
Tông (1406 – 1497)…đất nước Đại Việt dần dần được phục hồi và phát triển
lên một đỉnh cao mới về tất cả các mặt kinh tế - chính trị - xã hội.

10


1.1.1 Tổ chức chính quyền
Sau khi lên ngôi Hoàng Đế, Lê Lợi đã xây dựng vương triều của mình
dựa trên sự mô phỏng mô hình chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập
quyền của Trung Quốc với tôn chỉ: tất cả quyền bính nằm trong tay hoàng đế
- “Thiên tử thay trời trị dân” cùng một hệ thống chính quyền đứng đầu là vua,

rồi đến các chức Tả, Hữu tướng quốc, Tam thái, Tam thiếu, Tam tư, Bộc xạ…
tiếp đến là hai ban Văn và Võ. Sau đó, ông chia nước làm 5 đạo: Đông, Tây,
Nam, Bắc và Hải Tây. Đứng đầu mỗi đạo có chức hành khiển, bên cạnh có
tổng quản chỉ huy các vệ quân trong đạo. Dưới đạo là trấn, lộ, huyện, châu. Ở

trấn có trấn phủ sứ, tổng quản; ở phủ có tri phủ, đồng tri phủ; ở huyện có
chuyện vận sứ; ở châu có phòng ngự sứ, chiêu thảo sứ; miền núi có tri châu và
đại tri châu. Đơn vị hành chính cơ sở là xã, gồm 3 loại: xã lớn; xã vừa; xã nhỏ,
đứng đầu là các xã quan. Dưới cấp xã là thôn.
Đến thời Lê Thánh Tông, bộ máy NN từ Trung ương đến địa phương đã
có sự thay đổi. Năm 1466, Lê Thánh Tông chia nước thành 12 đạo. Năm 1471,
Lê Thánh Tông lập thêm thừa tuyên thứ 13. Năm 1490, triều đình định bản đồ
trong cả nước, quy định các khu vực hành chính thuộc 13 đạo thừa tuyên. Năm
1490 và quy định lại các đơn vị hành chính cấp xã…
Có thể nói, bộ máy NNPK thời Lê tương đối cồng kềnh. Các quan lại theo
thứ bậc cao thấp được hưởng đặc quyền theo NN quy định như cấp ruộng thế
nghiệp, lộc điền…Ngoài ra còn quy định về cách ăn mặc, màu sắc quần áo…
của các cấp quan mà dân thường không được áp dụng.
1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội – tư tưởng
1.1.2.1 Tình hình kinh tế
Về nông nghiệp. Sau giải phóng triều Lê khẩn trương tiến hành tịch thu
ruộng đất của quân Minh và bọn tay sai, điền trang thái ấp của các quý tộc đã
chết cùng ruộng bỏ hoang làm ruộng đất công để ban cấp cho quý tộc, quan
11


lại làm lộc điền và chia cho dân cày theo chế độ quân điền. Chính sách quân
điền được triều Lê thi hành từ thời Lê Lợi đến thời Lê Thánh Tông, theo đó
ruộng đất công làng xã được chia theo định kỳ 6 năm một lần, nông dân sử
dụng đất phải nộp tô thuế cho NN. Thực hiện chế độ quân điền là một bước
chuyển quan trọng trong sự phát triển của CĐPK Việt Nam. Ở thế kỷ XV, nó
đã góp phần ổn định kinh tế tiểu nông, hạn chế sự phân hóa xã hội. Bên cạnh
đó, để đảm bảo an toàn cho sản xuất, NN tiến hành lập sổ ruộng đất và chủ
động phân phối. Ruộng đất được phân phối làm 3 bộ phận chính: ruộng đất
thuộc sở hữu NN; ruộng đất công làng xã; ruộng đất tư hữu.

Bằng những nỗ lực nhằm phục hồi và phát triển kinh tế như ổn định tình
hình ruộng đất, giảm sưu thuế cho dân, mặt khác, NN đặc biệt quan tâm đến
việc bảo vệ và khuyến khích nông nghiệp như tích cực khai hoang, mở rộng
diện tích canh tác, đồng thời chăm lo đến thuỷ lợi, đê điều nên nhìn chung đời
sống nông dân tương đối ổn định, ấm no, thanh bình.
Về công – thương nghiệp. Hoà bình lập lại, nhu cầu phục hồi và phát triển
nông nghiệp, xóm làng, xây dựng lại kinh thành, trấn lị đã thúc đẩy sự phục hồi
và phát triển nhanh chóng của các nghề thủ công. Các ngành, nghề truyền
thống như kéo tơ, dệt lụa, đan, rèn sắt, dệt chiếu, làm nón, đúc đồng ngày càng
phát triển ở các làng. Những làng thủ công chuyên nghiệp lớn nổi lên như Bát
Tràng, Nghĩa Đô, Huê Cầu, Hương Canh, Mao Điền, Bất Bế...Thăng Long là
nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công của cả nước, bấy giờ được chia thành
36 phường.
Góp phần vào sự phát triển của thủ công nghiệp, các công xưởng của
AN được thành lập với tên gọi chung là cục Bách tác. Cục này chuyên đúc

tiền, chế tạo vũ khí, đóng thuyền, đồ trang sức.

12


Để tiện cho việc buôn bán, trao đổi, nhà Lê bỏ tiền giấy thời Hồ, đúc tiền
đồng mới và quy định rõ: 1 quan bằng 10 tiền, 1 tiền bằng 60 đồng. Các đơn vị
đo lường cũng được thống nhất.
Trên cơ sở của sự phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp, việc lưu
thông buôn bán cũng hồi phục và ngày càng mở rộng. Các chợ địa phương
mọc lên ở các làng, liên làng. Chợ họp theo phiên và lần lượt từ chợ này sang
chợ khác, rải đều trong tuần. Hàng hóa chủ yếu là nông phẩm hoặc các sản
phẩm thủ công địa phương.
Về ngoại thương. Thuyền bè các nước láng giềng vẫn qua lại trao đổi

nhưng nhìn chung thưa thớt do nhiều năm liền NN thực hiện chính sách ức
thương. Vân Đồn, Vạn Ninh (thuộc Quảng Ninh), Càn Hải, Hội Thống (thuộc
Nghệ An), một số địa điểm ở Lạng Sơn, Tuyên Quang...vẫn là những khu chợ
trao đổi hàng. Các sản phẩm sành, sứ, vải lụa, lâm sản quý vẫn là những thứ
hàng hóa mà thương nhân nước ngoài ham thích. Tuy nhiên, để giữ vững an
ninh, NN đặt các trạm kiểm soát ở cảng khẩu.
1.1.2.2 Xã hội
Sự biến thiên lớn về chính trị, kinh tế đã làm thay đổi ít nhiều cơ cấu giai
cấp trong xã hội. Hai giai cấp chính là địa chủ phong kiến và nông dân, ngày
càng xác lập. Giai cấp địa chủ phong kiến được chia thành hai tầng lớp chính:
quý tộc, quan chức trung, cao cấp và địa chủ thường dần dần trở thành những
người làm chủ về mọi mặt. Giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số cư dân,
sống chủ yếu ở các làng xã, bao gồm nông dân tư hữu, tá điền và một ít nông
nô. Phần lớn nông dân được chia ruộng công, cày cấy sinh sống, làm nghĩa vụ
cho NN và ít nhiều được học hành. Tầng lớp thợ thủ công và thương nhân ngày
càng đông hơn nhưng chưa trở thành một lực lượng lớn mạnh. Nô tì vẫn còn là
một tầng lớp đáng kể trong xã hội. Số đông trong họ là người Hoa hoặc các
dân tộc ít người.
13


Nhờ sự nỗ lực của nhân dân và NN, nền kinh tế nhanh chóng được phục
hồi rồi phát triển. Dân số ngày càng tăng, NN đã cho phép các làng có trên 500
hộ có thể tách ra, thành lập thêm làng mới. Cuộc sống của nhân dân nói chung
ổn định, thanh bình. Nền độc lập và thống nhất của nước Đại Việt được củng
cố và có thể nói, bấy giờ Đại Việt là nước cường thịnh nhất của cả khu vực
nam Trung Quốc.
1.1.2.3 Cơ sở tư tưởng
Từ cuối thời Trần, Nho giáo đã lấn át Phật giáo. Ở thời Hậu Lê, Nho giáo
chiếm địa vị độc tôn. Do vậy, nó đã chi phối ở nhiều lĩnh vực, nhất là trong hệ

thống giáo dục từ địa phương đến triều đình. Lê Quý Đôn viết: “Khoảng niên
hiệu Hồng Đức (1470 – 1471) hằng năm ban phát sách công cho các phủ thư
như Tứ thư, Ngũ kinh…Học quan do đấy để giảng dạy, khoa cử do đấy để lấy
nhân tài”.
Nhìn chung, ở thời Lê, sự lựa chọn Nho giáo là có ý thức của giai cấp
thống trị phong kiến. Tư tưởng Nho giáo bảo vệ sự liên kết gia đình, dòng họ,
xung quanh một triều đình và giữ gìn sự phân chia đẳng cấp xã hội phức tạp
theo danh phận. Nhưng nó biết “dung hợp sự phân chia và liên kết này trên
nền tảng đạo đức, luân lý và chính trị trên cơ sở quan niệm và hoạt động lễ và
pháp hòa lẫn vào nhau được thần thánh hóa là trung hiếu, tam cương phục vụ
cho yêu cầu của giai cấp thống trị phong kiến”. Chính ý thức hệ tư tưởng này
lại góp phần tích cực củng cố NNPK tập quyền quan liêu, củng cố nền thống
nhất của xã hội nông nghiệp tạo ra một kỷ cương xã hội theo lễ và pháp.
Để củng cố và tăng cường bộ máy NN, lập lại trật tự, kỷ cương xã hội,
giai cấp phong kiến Việt Nam không thể không tìm đến đạo tu - tề - trị - bình
cùng lý thuyết Chính danh định phận và Lễ trị của Nho giáo. Do vậy, các
TĐPK Việt Nam nói chung và nhà Hậu Lê nói riêng đã đề cao Nho giáo và
14


coi Nho giáo như một lợi khí sắc bén trên mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực
chính trị tư tưởng. Nho giáo đã trở thành nền tảng cho việc tổ chức bộ máy
AN và các hoạt động khác của đất nước. Với sự lựa chọn có ý thức, tiếp nối

những cơ cở Nho giáo, Nho học được gây dựng từ thời Lý – Trần – Hồ, Lê
Thánh Tông đã lấy những quan điểm của Nho giáo làm hệ tư tưởng chỉ đạo
việc biên soạn, ban hành pháp luật, nhằm thể chế hóa NNPK Đại Việt với
truyển thống nhân nghĩa và lấy dân làm gốc.
Cùng với đó, Nho giáo luôn là khuôn vàng thước ngọc, là phương tiện cơ
bản nhất để đào tạo, tuyển chọn và sử dụng quan lại. Bởi vượt hơn hẳn những

ý thức hệ khác, Nho giáo yêu cầu đội ngũ quan lại phải có những tố chất như:
khả năng tham chính – trung thành và thanh liêm. Nội dung chính trị bao trùm
lên học thuyết Nho giáo là hướng con người vào triết lý sống: “Tu thân – tề gia
– trị quốc – bình thiên hạ” mà ở đó, đội ngũ giai cấp cầm quyền giữ vai trò tiên
phong.
Quan lại được coi là cột xương sống của bộ máy chính quyền Nhà nước
phong kiến, mà nho sĩ và khoa cử là vườn ươm của quan chức. Bởi thế, Lê
Thánh Tông – vị vua đa tài nhất trong số các vị vua nước Việt thường xuyên
trăn trở về vai trò, trách nhiệm và tiêu chuẩn trong việc xây dựng đội ngũ quan
lại – rường cột của Nhà nước quan liêu. Nhận thức về vai trò đặc biêt quan
trọng của quan lại là nhận thức bao trùm và chỉ đạo mọi nỗ lực xây dựng đội
ngũ quan lại trong suốt cuộc đời làm vua của mình. Cũng giống như nhiều ông
vua lấy Nho giáo làm cơ sở tư tưởng bình và trị thiên hạ, ông hiểu rằng: “Trăm
quan là gốc của trị, loạn”, đồng thời ông triển khai rộng hơn: “Một nước hay
hay dở là do ở vua và quan giỏi hay dở…”.
Như vậy, có thể thấy được vai trò chủ đạo của Nho giáo đối với công cuộc
bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước của các TĐPK Việt Nam nói
15


chung và đặc biệt là nhà Hậu Lê nói riêng. Sự thống trị của Nho giáo đã ảnh
hưởng sâu sắc đến sự hình thành, phát triển và những vấn đề liên quan của hệ
thống quan chế triều Hậu Lê cũng như các triều đại sau đó.
1.1.3 Pháp luật
Thế kỷ XV là dấu mốc hết sức quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt
Nam nhằm xác định ý chí của giai cấp thống trị và bảo vệ nền chuyên chính
của giai cấp phong kiến. Với tôn chỉ “PL là phép công của NN, vua cùng quan
đều phải theo”, Lê Thánh Tông đã ban hành Bộ luật Hồng Đức hay còn gọi là
Quốc triều hình luật cùng với nhiều văn bản pháp lý khác. Quốc triều hình luật
gồm 722 Điều, chia thành 16 Chương là Bộ luật có giá trị quan trọng trong lịch

sử PL Việt Nam. Luật Hồng Đức nói riêng và hệ thống PL nhà Hậu Lê nói
chung thể hiện rõ nét ý thức giai cấp của NN trong các mối quan hệ xã hội
đồng thời cũng phản ánh khá đậm nét tính dân tộc. Thông qua hệ thống PL quy
củ, NN tập trung bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của nhà vua, hoàng tộc cùng các
quan lại, quý tộc và giai cấp địa chủ phong kiến về mặt chính trị - kinh tế. Đặc
biệt, PL thời kỳ này đã quan tâm, bảo vệ tư liệu và sức lao động cho sản xuất
nông nghiệp, khuyến khích phát triển kinh tế, hạn chế ức kiếp, sách nhiễu của
bọn cường hào cùng đội ngũ quan lại đối với nhân dân, có nhiều biện pháp
trừng trị nghiêm minh quan lại vi phạm kỷ cương NN. Điều đặc biệt nhất thể
hiện sự tiến bộ mang đậm chất nhân văn của PL triều Hậu Lê đó là sự bảo vệ
những người yếu thế trong xã hội như người già, trẻ em và phụ nữ - những
thân phận trong xã hội phong kiến chỉ là “con số không” theo quan niệm “nhất
nam viết hữu thập nữ viết vô”…Nhìn chung, Bộ luật Hồng Đức đánh dấu một
trình độ phát triển cao của tư tưởng pháp lý của dân tộc Đại Việt, khá hoàn
chỉnh, do đó được sử dụng suốt trong 4 thế kỷ triều Hậu Lê (thế kỉ XV- XVIII).

16


1.1.4 Tổ chức quân đội
Cùng với việc phân định khu vực hành chính, triều đình nhà Lê tổ chức
quân đội cả nước làm ba cấp: cấp quân triều đình; quân các đạo và quân các lộ,
trấn. Chế độ luyện tập của các cấp quân đội rất nghiêm ngặt, quy củ. Để xây
dựng lực lượng vũ trang phòng giữ đất nước, NN còn chú trọng việc lập hộ
tịch, kiểm kê nhân đinh và quản lý chặt số đinh tráng trong cả nước. Theo chế
độ tuyển quân, cứ ba đinh lấy một lính thường trực và một lính trù bị. Bên
cạnh đó, triều Lê còn chú trọng tổ chức các loại quân: thủy, bộ, tượng kỵ.
1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Quan chế thời Hậu Lê
1.2.1 Khái niệm Quan chế
Quan chế là một khái niệm có nội hàm được tạo thành từ hai thành tố:

Quan và Lại.
Quan là người có chức, giữ một trọng trách trong bộ máy chính quyền,
chịu trách nhiệm về một khâu nào đó trong hoạt động NN. Quan cũng đồng
thời là người có phẩm hàm, có tư và có thể có tước.
Phẩm hàm (còn được gọi là Phẩm trật – trật tự phẩm hàm) là danh tính
của quan, xác định vị trí cao thấp của một viên quan trong quan trường, là cơ
sở để tính lương. Phẩm hàm của hệ thống quan lại Việt Nam trong TKPK là sự
mô phỏng hệ thống phẩm hàm trong mô hình quan chế đời Đường, Tống ở
Trung Quốc gồm 9 bậc cao thấp (cửu phẩm), mỗi bậc lại chia làm hai: Chánh
và Tòng. Như vậy trên thực tế, phẩm hàm chia làm 18 bậc. Thông thường chức
vụ của quan lại đi đôi với phẩm hàm và tương xứng với nhau. Tuy nhiên, cũng
có trường hợp, phẩm hàm cao mà chức vụ thấp hoặc không có chức vụ và
ngược lại.
Tư (tư cách, đạo đức) là đức độ của quan, là loại tước vị bổ trợ cho phẩm
hàm, tương xứng với phẩm hàm. Những người làm quan có phẩm, có tước là
đương nhiên có tư. Tư có 24 bậc và được định sẵn cho từng bậc phẩm, tước
17


theo quy ước hơn kém nhau một bậc. Việc ban Tư xuất hiện lần đầu tiên ở
nước ta vào thời Lê Sơ.
Tước là danh vọng tôn quý của quan. Tước gồm có 6 bậc theo thứ tự cao
thấp (Vương, Công, Hầu, Bá, Tử, Nam). Tước thường chỉ được vua ban cho họ
hàng hay những người có quan hệ hôn nhân với nhà vua hoặc những người có
công lao đặc biệt to lớn với vua với nước. Đối tượng được phong tước vị
không nhiều và ngày càng có xu hướng thu hẹp. Tước Vương thường chỉ được
phong tặng cho các hoàng tử, thậm chí nhà Nguyễn chỉ truy tặng tước Vương
sau khi đối tượng được phong tặng đã chết.
Trong xã hội phong kiến (XHPK) Việt Nam, Quan có thể xuất thân từ quý
tộc hoặc từ bình dân. Tuy nhiên, việc xác định loại Quan không căn cứ vào

nguồn gốc xuất thân mà chủ yếu dựa vào vị trí công việc đảm trách hay địa bàn
làm việc. Vì vậy, nếu căn cứ vào vị trí công việc đảm trách thì Quan được chia
làm bốn ngạch: Quan văn; Quan võ; Tăng quan; Nội quan. Nếu căn cứ vào địa
bàn làm việc, Quan được chia làm hai loại: Quan ở triều đình (Quan trong);
Quan ở các địa phương (Quan ngoài). Riêng ở cấp xã từ năm 1466 Xã trưởng
do dân bầu, không được xếp vào ngạch quan.
Lại (Thuộc lại) là người giúp việc cho các Quan trong các cơ quan NN từ
cấp huyện trở lên. Thuộc lại thường không có phẩm hàm nhưng phải đáp ứng
một số tiêu chuẩn nhất định khi tuyển chọn và được hưởng lương theo vị trí
công việc đảm trách. Về cơ bản, Thuộc lại được phân làm ba loại: Lại dịch
– là người làm những công việc phục vụ thông thường trong các cơ quan NN
từ cấp huyện trở lên; Lại điển – là người làm các công việc văn thư trong các
cơ quan NN quan trọng ở triều đình (các Bộ, Khoa, Cơ mật viện...); Lại mục –
là nhân viên trực tiếp giúp tri huyện giải quyết các công việc NN và trong số
các Thuộc lại thì bộ phận này thường được phong phẩm hàm.

18


×