Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của bộ luật hình sự trong luật hình sự việt nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.08 KB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VŨ NGỌC SINH

QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT NHẸ HƠN
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN
ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VŨ NGỌC SINH

QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT NHẸ HƠN
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN
ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Tiến Việt

HÀ NỘI - 2015

2


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu,
ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo
độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những
kết luận khoa học của luận văn ch-a từng đ-ợc
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Vũ Ngọc Sinh

3


MỞ ĐẦU
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
1


MỞ ĐẦU

Chương 1: NHỮNG VẤN

ĐỀ CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH

PHẠT NHẸ HƠN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

9


1.1.

Khái niệm và ý nghĩa của quyết địn

định của Bộ luật hình sự trong luật h
1.1.1.

Khái niệm và ý nghĩa của quyết địn

1.1.2.

Khái niệm và ý nghĩa của quyết địn
định của Bộ luật hình sự Việt Nam

1.2.

Những nguyên tắc của quyết định h
của Bộ Luật hình sự Việt Nam


1.2.1.

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ ngh

1.2.2.

Nguyên tắc công bằng

1.2.3.

Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ ngh

1.2.4.

Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt

1.3.

Khái quát lịch sử hình thành và phá

quyết định hình phạt nhẹ hơn quy đ
trong luật hình sự Việt Nam từ năm
1.3.1.

Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật h
1985 đến năm 1999

1.3.2.


Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật h
1999 đến nay

1.4.

Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy đ

trong pháp luật hình sự một số nước


1.4.1.

Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy đ
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

1.4.2.

Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy đ
Liên bang Nga

1.4.3.

Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy đ
Nhật Bản

1.4.4.

Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy đ
Thụy Điển


Chương 2: QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT

DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TH

2.1.

Căn cứ quyết định hình phạt nhẹ hơ
hình sự Việt Nam

2.1.1.

Căn cứ vào tính chất và mức độ ngu
phạm đã thực hiện

2.1.2.

Căn cứ vào nhân thân người phạm t

2.1.3.

Căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ và
hình sự

2.1.4.

Căn cứ vào các quy định về quyết đ
định của Bộ luật hình sự

2.2.


Nội dung quyết định hình phạt nhẹ h
hình sự

2.2.1.

Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy đ

đối với người chưa thành niên phạm
2.2.2.

Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy đ
đối vơi cac giai đoạn phạm tội và đồ
́ ́

2.3.

Thực tiễn quyết định hình phạt nhẹ

hình sự Việt Nam trên địa bàn thành
2.3.1.

Khái quát tình hình chính trị, kinh tế
thành phố Hải Phòng

5


2.3.2.


Tình hình áp dụng quyết định hình p

Bộ luật hình sự trên địa bàn thành p
2.4.

Một số tồn tại, hạn chế và các nguy

2.4.1.

Một số tồn tại, hạn chế

2.4.2.

Nguyên nhân

Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

ĐỊNH HÌNH PHẠT NHẸ H

LUẬT HÌNH SỰ VÀ NHỮN
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG

3.1.

Sự cần thiết của việc hoàn thiện và

quy định về quyết định hình phạt nh
luật hình sự
3.1.1.


Về mặt thực tiễn

3.1.2.

Về mặt lý luận

3.1.3.

Về mặt lập pháp

3.2.

Hoàn thiện quy định về quyết định h
định của Bộ luật hình sự Việt Nam

3.2.1.

Nhận xét chung

3.2.2.

Nội dung sửa đổi, bổ sung

3.3.

Những giải pháp nâng cao hiệu quả

định hình phạt nhẹ hơn quy định củ
3.3.1.


Giải pháp nâng cao năng lực, chất lư

3.3.2.

Giải pháp nâng cao trình độ chuyên
ngũ Hội thẩm nhân dân

3.3.3.

Giải pháp tăng cường vai trò kiểm s

định hình phạt nhẹ hơn quy định củ
3.3.4.

Giải pháp về bồi dưỡng, tập huấn, h

quyết định hình phạt nhẹ hơn quy đ
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

9
5
98

6


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

2.1

Bảng tổng hợp số

về xét xử sơ thẩm,

án nhân dân thành
2.2

Bảng tổng hợp số

về áp dụng Điều 4

của Tòa án nhân d
2.3

Bảng tổng hợp số

về áp dụng Điều 4

thành niên, trường
đạt, đồng phạm
2.4

Bảng tổng hợp số

về áp dụng Điều 4

cải tạo không giam


hình phạt tù không
3.1

Bảng kiến nghị sử
nhẹ hơn quy định

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật hình sự là cơ sở pháp lý chủ yếu và quan trọng nhất của Nhà
nước pháp quyền Việt Nam - con đường mới, đúng đắn, tất yếu và có tính quy
luật cho sự phát triển của xã hội Việt Nam trong thế kỷ XXI đã được khởi
xướng tại Đại hội Đảng lần thứ VIII (năm 1996) và tiếp tục được khẳng định
tại Đại hội Đảng lần thứ IX (năm 2001) để đấu tranh phòng ngừa và chống tội
phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; duy trì trật tự an
toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế; tích cực loại bỏ những yếu tố gây cản trở
cho tiến trình đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, bảo đảm cho mọi
người được sống trong môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh,
mang tính nhân văn cao.
Pháp luật và chính sách hình sự của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam còn hướng tới bảo đảm sự hài hòa và tương quan, đồng thuận và
công bằng trong đánh giá hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình
tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự; giữa việc cần thiết hay không
cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt nghiêm khắc
với việc cần thiết hay không cần thiết áp dụng hình phạt nhẹ hơn quy định mà

vẫn bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, cũng như công
tác giáo dục, cải tạo người phạm tội; giữa những chế tài pháp lý hình sự với các
biện pháp tác động xã hội; giữa yêu cầu bảo đảm tính hướng thiện, nhân đạo
trong xử lý người phạm tội với sự lên án, phê phán của dư luận xã hội.

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nhân thân người phạm
tội là những yếu tố phản ánh khả năng cải tạo của người phạm tội để tìm ra

1


biện pháp xử lý về hình sự có thể trong giới hạn đủ cần thiết vừa đạt được
mục đích của hình phạt là nhằm cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành
người có ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ pháp luật, các quy tắc của cuộc
sống chung. Theo ýnghĩa này, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải
là những tình tiết phản ánh khả năng cải tạo tốt của người phạm tội thể hiện
thông qua thái độ thành thực hối lỗi về việc thực hiện tội phạm, có quan hệ tốt
với cộng đồng, gia đình, có ý thức lao động, tinh thần sẵn sàng chịu trách
nhiệm, quyết tâm cải tạo phục thiện, v.v… Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự phản ánh mức độ thực hiện tội phạm chưa trọn vẹn do nguyên nhân
khách quan hoặc do sự tự nguyện của người phạm tội; tác hại của tội phạm
gây ra không lớn hoặc đã được khắc phục, mức độ lỗi hạn chế do người phạm
tội là người có bệnh bị hạn chế về khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi, là người phạm tội trong tình trạng tinh thần bị kích động vì
hành vi trái pháp luật của người khác, là người chưa thành niên… Đó là
những tình tiết có khả năng làm giảm đi mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội.
Khi quy định hình phạt trong khâu lập pháp và nhất là khi Tòa án
quyết định hình phạt, cần tính đến để có biện pháp hạn chế đến mức có thể
những hậu quả phụ của hình phạt đối với những người không gây ra hành vi

phạm tội nhưng vì lẽ này hay lẽ khác có mối liên hệ với người phạm tội chính
là cơ sở mà pháp luật hình sự Việt Nam quy định tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự vì lý do nhân đạo.
Việc cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm để
quy định khung hình phạt đối với các nhà làm luật bao giờ cũng mang tính khái
quát và không thể có điều kiện để tính hết và quy định hết tất cả các trường hợp
phạm tội khác nhau để quy định những hình phạt tương ứng đối với từng trường
hợp phạm tội có thể xảy ra trên thực tế. Để tăng khả năng lựa chọn của Tòa án
khi quyết định hình phạt đối với những trường hợp phạm tội cụ thể

2


khác nhau và nhằm bảo đảm sự công bằng và mục đích của hình phạt
"nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết
phục", pháp luật hình sự Việt Nam quy định về quyết định hình phạt nhẹ hơn
quy định của Bộ luật hình sự.
Với những lý do nêu trên, học viên quyết định lựa chọn đề tài: "Quyết
định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự trong luật hình sự
Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hải Phòng" làm
Luận văn thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự là một
trường hợp quyết định hình phạt đặc biệt có ảnh hưởng rất quan trọng đến
chính sách xử lý hình sự, ảnh hưởng đến cơ quan Tòa án áp dụng và cá nhân
người phạm tội. Một số quy định của Bộ luật hình sự nói chung cũng như quy
định tại Điều 47 Bộ luật hình sự vẫn còn một số bất cập, hạn chế, làm ảnh
hưởng đến sự thống nhất, hiệu quả áp dụng quy định pháp luật và chưa đảm
bảo mục đích hình phạt đối với người phạm tội.
Do quyết định hình phạt có vị trí, vai trò quan trọng trong luật hình sự,

nên có nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở những mức độ khác nhau,
những khía cạnh, phương diện khác nhau về quyết định hình phạt và trách
nhiệm hình sự, trong đó có quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật
hình sự trong luật hình sự Việt Nam, cụ thể như sau:
*

Dưới góc độ sách chuyên khảo, tham khảo, giáo trình có một số công

trình như: 1) PGS.TS. Trịnh Quốc Toản: Chương XVI - Quyết định hình phạt,
Trong sách: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2001, tái bản năm 2003, 2007 (GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên);
2)

PGS.TS. Lê Văn Đệ: Định tội danh và quyết định hình phạt trong luật hình

sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2010; 3) PGS.TS. Dương Tuyết
Miên: Định tội danh và quyết định hình phạt, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội,

3


2007; 4) ThS. Đinh Văn Quế: Tìm hiểu về hình phạt và quyết định hình phạt
trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000; v.v...
*

Dưới góc độ khóa luận, luận văn, luận án tiến sĩ luật học có một số

công trình như: 1) Trần Thị Thu Hà: Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định
của Bộ luật hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp,
Hà Nội, 2005; 2) Lê Xuân Lục: Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của

Bộ luật hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học,
2013, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
*

Một số bài viết trên các tạp chí khoa học pháp lý như: 1) GS.TSKH.

Lê Văn Cảm, GS.TS. Võ Khánh Vinh: Quyết định hình phạt nhẹ hơn khung
hình phạt đối với một tội - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, số 1+2/1988; 2) TS. Phạm Mạnh Hùng: Vấn đề quyết định
hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3/2001;
3)

TS. Lê Đăng Doanh: Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật

hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 12/2003; 4) TS. Trần Thị Quang Vinh:
Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của pháp luật hình sự, Tạp chí Khoa
học pháp lý, số 2/2000; 5) ThS. Phạm Văn Báu: Quyết định hình phạt nhẹ
hơn quy định của Bộ luật, những bất cập và phương hướng hoàn thiện, Tạp
chí Tòa án nhân dân, số 18/2008; v.v…
Như vậy, nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên đây đều đưa ra
một số quan điểm phản ánh những bất cập của quy định quyết định hình phạt
nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, nhưng vẫn thiếu dẫn chứng thực trạng
cụ thể áp dụng quy định này trên địa phương nhất định để đề cập những
vướng mắc, khó khăn thực tế cần kiến nghị, khắc phục. Đây cũng chính là
một lý do để học viên muốn đóng góp quan điểm của riêng mình khi bàn về
vấn đề trên.
Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu các quy định của Bô ̣luật hình sự Việt
Nam hiện hành về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự

4



trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng áp dụng quy định này tại địa bàn thành
phố Hải Phòng để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra giải pháp hoàn thiện
pháp luật, nâng cao hiệu quả của việc áp dụng những quy định đó không chỉ
có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và pháp lý quan trọng mà còn là lý do luận chứng
cho sự cần thiết để học viên lựa chọn đề tài "Quyết định hình phạt nhẹ hơn
quy định của Bộ luật hình sự trong luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp
dụng trên địa bàn thành phố Hải Phòng" làm luận văn thạc sĩ luật học, góp
phần đáp ứng sự cần thiết trong nghiên cứu khoa học pháp lý và đòi hỏi khách
quan trong thực tiễn áp dụng quy định của Bô ̣luâṭhinh̀ sư. ̣
3.

Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn

3.1.

Mục đích nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống về các vấn đề lý
luận và thực tiễn về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự
trong luật hình sự Việt Nam; đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng
quy định quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự trong giai đoạn
8 năm (2007-2014). Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra một số vướng mắc, tồn tại trong
thực tiễn, từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật và những
giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định này của Bộ luật hình sự.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ
yếu sau:

-

Làm rõ các đặc điểm chung của quy định về quyết định hình phạt,

đặc điểm cơ bản của quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình
sự, từ đó làm sáng tỏ khái niệm và ý nghĩa của việc quy định về quyết định
hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự trong luật hình sự Việt Nam.
-

Hệ thống hóa lịch sử hình thành và phát triển của quy định về quyết

định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự trong luật hình sự Việt
Nam từ năm 1985 đến nay.

5


-

Phân tích các quy định về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của

Bộ luật hình sự Việt Nam, qua đó, phân biệt quy định này với quy định về
quyết định hình phạt.
-

Nghiên cứu quy định về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của

Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới để rút ra nhận xét, đánh giá.
-


Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định về quyết định hình

phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng
trong giai đoạn 08 năm (2007-2014).
-

Luận chứng sự cần thiết phải hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp

dụng quy định quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự,
qua đó, đề xuất hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng quy định này của Bộ luật hình sự.
3.3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu quy định về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy
định của Bộ luật hình sự trong luật hình sự Việt Nam, kết hợp với việc nghiên
cứu đánh giá tình hình áp dụng quy định trong thực tiễn xét xử của Tòa án
nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố Hải Phòng và các nguyên nhân của
những tồn tại, hạn chế để kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật và những
giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định này.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định quyết
định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự trên địa bàn thành phố
Hải Phòng trong giai đoạn 08 năm (2007-2014).
4. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà
nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước
pháp quyền, về chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp được thể hiện
trong các Nghị quyết của Đại hội Đảng X, XI và các Nghị quyết số 08-NQ/TW

6



ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 26/5/2005 về Chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị.
Quá trình nghiên cứu đề tài, luận văn cũng bám sát việc sử dụng các
phương pháp nghiên cứuchính của khoa học luật hình sự để thấy rõmức đô
̣hiêụ quả của quy đinḥ quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình
sự, đólà: phương pháp xa h ̃ ôịhoc ̣, phương pháp lôgić hinh̀ thức, phương pháp
luâṭ học - lịch sử, phương pháp luâṭhoc ̣ - so sánh và phương pháp biện chứng.
Ngoài ra, luâṇ văn còn sử dung ̣ các phương pháp phân tích, tổng hợp,
thống kê, quy nạp để phân tich ́ cu ̣thểhơn thưc ̣ trang ̣ áp dung ̣ quyết định hình
phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự trên điạ bàn thành phốHải Phòng ,
cũng như nhằm làm rõ n hững nguyên nhân cơ bản của các bất câp ̣, tồn taị
trong thưc ̣ tiêñ áp dung ̣.
5.

Những đóng góp mới của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương
diện lý luận và thực tiễn, trong đó giải quyết nhiều vấn đề quan trọng liên
quan tới quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự trong luật
hình sự Việt Nam. Một số điểm mới cơ bản của luận văn là:
-

Xây dựng khái niệm quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ

luật hình sự trong luật hình sự Việt Nam, bảo đảm lý luận khoa học, thống
nhất, đồng thời chỉ ra các đặc điểm cơ bản của nó.
-

Nghiên cứu chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của quá trình quy định


quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự trong luật hình sự
Việt Nam từ năm 1985 cho đến nay.
-

Nghiên cứu, đánh giá làm sáng tỏ bức tranh về tình hình áp dụng quy

định quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự của Tòa án
nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố Hải Phòng; nguyên nhân cơ bản và
những tồn tại, hạn chế của thực tiễn áp dụng quy định này.

7


-

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất

sự cần thiết và việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng áp dụng quy định
quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự trong giai đoạn
xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp hiện nay ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, luận văn được mong muốn sẽ là một tài liệu nghiên cứu,
tham khảo đóng góp trong công tác nghiên cứu khoa học pháp lý hình sự nói
chung, góp phần thiết thực đối với các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và
Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên trong quá trình xét xử các vụ án hình sự,
đảm bảo việc tuyên bản án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và
đạt hiệu quả của mục đích hình phạt đối với người phạm tội.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy
định của Bộ luật hình sự.
Chương 2: Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự
Việt Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về quyết định hình
phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự và những giải pháp nâng cao hiệu
quả áp dụng.

8


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT NHẸ HƠN
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT NHẸ
HƠN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của quyết định hình phạt
Người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự
quy định là tội phạm thì phải chịu hậu quả pháp lý thể hiện trong việc Tòa án
nhân dân nhân danh Nhà nước kết án người đã bị coi là có lỗi trong việc thực
hiện tội phạm đó, còn người bị kết án phải chịu sự tác động về mặt pháp lý hình
sự theo một trình tự, tố tụng riêng. Tuy nhiên, mục đích của hình phạt không chỉ
nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã
hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hôịchủnghia, ̃
ngăn ngừa họ phạm tội mới. Đồng thời, góp phần tác động lớn đối với xã hội
thông qua tác dụng tuyên truyền, phổ biến các quy định luật hình sự, tính nghiêm
minh các phán quyết của Tòa án; từ đó tạo nên lòng tin của công dân đối với sự
nghiêm minh của pháp chế, tính minh bạch và sự bình đẳng của pháp luật, sức
mạnh và uy tín của cơ quan tư pháp, tính nhân đạo và dân chủ của Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa và sự tuân thủ, ý thức chấp hành pháp luật của
người dân, cũng như chủ động cảnh giác, phòng ngừa các hành vi nguy hiểm cho
xã hội. Nói một cách khác, đúng như PGS.TS. Trịnh Quốc Toản đã viết: "Hình
phạt là sự thống nhất giữa trừng trị và cải tạo, giáo dục… Chúng ta chỉ nói đến
hình phạt khi có sự tồn tại của hai yếu tố đó" [41, tr. 28-29].

Trong Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của Khoa Luật,
Đại học Quốc gia Hà Nội thì: "Quyết định hình phạt là việc Tòa án lựa chọn
loại hình phạt cụ thể (bao gồm hình phạt chính và có thể cả hình phạt bổ sung)
với mức độ cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội"
[15, tr. 317].

9


Trong Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà
Nội và theo PGS. TS. Lê Văn Đệ trong bài Định tội danh và quyết định hình
phạt trong luật hình sự Việt Nam thì: "Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại
hình phạt và xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp
dụng đối với người phạm tội cụ thể" [10, tr. 161], [43, tr. 201].
Các khái niệm nêu trên đều thể hiện quyết định hình phạt là việc Tòa án
lựa chọn loại hình phạt (bao gồm hình phạt chính và có thể cả hình phạt bổ sung)
và mức hình phạt cụ thể theo quy định luật hình sự để áp dụng đối với người đã
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và có lỗi trong việc phạm tội. Quyết định
hình phạt đối với hình phạt chính chỉ đặt ra trong trường hợp Tòa án phán quyết
đối với người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự và cần thiết phải áp dụng
hình phạt nhằm trừng trị, cải tạo và giáo dục họ; đồng thời, Tòa án có thể lựa
chọn loại và mức hình phạt cụ thể; cũng có thể chỉ là việc Tòa án chọn loại hoặc
chọn mức hình phạt cụ thể trong trường hợp khung hình phạt quy định loại hình
phạt nhất định. Quyết định hình phạt đối với hình phạt bổ sung là việc lựa chọn

hình phạt bổ sung (có thể là một hoặc nhiều loại) và xác định mức hình phạt đã
được quy định nhằm hỗ trợ cho hình phạt chính mới bảo đảm đầy đủ mục đích
hình phạt đối với người phạm tội. Với
ý

nghĩa đó, quyết định hình phạt chính được coi là nội dung cơ bản của quyết

định hình phạt và quyết định bản chất của khái niệm quyết định hình phạt.
Tuy nhiên, quyết định hình phạt trong Giáo trình Luật hình sự Việt Nam
của Trường Đại học Luật Hà Nội còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn đó là:

Quyết định hình phạt là tổng hợp các hoạt động của Tòa án
trong việc xác định người phạm tội có được miễn trách nhiệm hình
sự hay miễn hình phạt hay không, xác định khung hình phạt, loại và
mức hình phạt cụ thể trong phạm vi khung hình phạt cụ thể hoặc
dưới đó [43, tr. 201-202].
Trong Giáo trình kỹ năng xét xử vụ án hình sự của Học viện Tư pháp
định nghĩa:

10


Quyết định hình phạt là một giai đoạn, một nội dung của áp
dụng pháp luật hình sự thể hiện ở việc Tòa án lựa chọn loại và mức
hình phạt cụ thể được quy định trong điều luật (khoản điều luật)
theo một thủ tục nhất định để áp dụng đối với người phạm tội thể
hiện trong bản án buộc tội [14, tr. 42].
Quyết định hình phạt là hoạt động tư duy của Hội đồng xét xử ngay sau
khi đã xác định tội danh đối với hành vi phạm tội, nếu định tội là tiền đề, là cơ sở
cho việc quyết định hình phạt, thì quyết định hình phạt là kết quả cuối cùng của

hoạt động xét xử. Quyết định hình phạt chính xác có ý nghĩa rất quan trọng đối
với hoạt động xét xử của Tòa án. Để quyết định hình phạt chính xác, đúng pháp
luật, ngoài việc định tội chính xác, Tòa án còn phải tuân theo những nguyên tắc,
những căn cứ về quyết định hình phạt đã được quy định trong Bộ luật hình sự.
Ngoài ra, Tòa án còn phải xem xét cân nhắc đến tình hình chính trị, kinh tế, xã
hội của từng địa phương, yêu cầu của việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội
phạm và các yếu tố khác có liên quan đến việc quyết định hình phạt.

Tóm lại, từ những phân tích nêu trên, theo học viên có thể đưa ra khái
niệm đang nghiên cứu như sau: Quyết định hình phạt là hoạt động thực tiễn
áp dụng pháp luật của Tòa án do Hội đồng xét xử thực hiện căn cứ vào các
quy định của pháp luật hình sự và dựa trên những nguyên tắc nhất định, được
thực hiện tùy thuộc vào từng trường hợp để xác định loại hình phạt và mức
hình phạt cụ thể áp dụng cho bị cáo phạm tội cụ thể hoặc miễn hình phạt cho
người đó theo quy định của Bộ luật hình sự phù hợp với tính chất, mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam có những đặc điểm
cơ bản và ý nghĩa như sau:
Thứ nhất, quyết định hình phạt có căn cứ, đúng pháp luật, công minh
là tiền đề, điều kiện để đạt được mục đích của hình phạt được quy định tại
Điều 27 Bộ luật hình sự:

11


Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn
giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo
pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa
họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn
trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm [23].

Khi quyết định hình phạt, Tòa án phải hướng tới mục đích của hình
phạt mà mình đã tuyên trong bản án phải đảm bảo hiệu quả và hài hòa giữa
"trừng trị" và "cải tạo, giáo dục", nếu hình phạt được áp đặt cho một trong
những mục đích nào đó sẽ làm ảnh hưởng các mục đích khác, sẽ ảnh hưởng
tiêu cực đến hiệu quả và mục đích đầy đủ của hình phạt. Trường hợp coi nhẹ
tính trừng trị của hình phạt thì có thể dẫn đến hình phạt quá nhẹ, không tương
xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, làm giảm tính
răn đe, giáo dục đối với người phạm tội, làm lung lay niềm tin của người dân
và của phần lớn những người trực tiếp tham gia công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm. Ngược lại, nếu coi nhẹ tính nhân đạo, tính giáo dục sẽ tạo ra
quyết định hình phạt nghiêm khắc dẫn đến tâm lý tiêu cực, phản giáo dục và
khó cải tạo đối với người phạm tội. Do vậy, bản án của Tòa án quyết định
hình phạt đảm bảo tính nhân đạo, công minh và đúng pháp luật sẽ đạt được
mục đích của hình phạt đối với người phạm tội.
Thứ hai, quyết định hình phạt đúng đắn sẽ có ý nghĩa nâng cao hiệu
quả của hình phạt vì hậu quả tiêu cực do quyết định hình phạt tạo ra càng nhỏ
thì hiệu quả của hình phạt càng cao, ngược lại quyết định hình phạt đưa đến
hậu quả tiêu cực thì hiệu quả của hình phạt càng thấp. Mục đích của hình phạt
đảm bảo hiệu quả nếu Tòa án quyết định hình phạt có thể tiết kiệm đến mức
thấp nhất yếu tố trấn áp về hình sự khi sử dụng các biện pháp cưỡng chế của
Nhà nước được quy định trong pháp luật hình sự.
Thứ ba, quyết định hình phạt là một hoạt động tư duy mang tính pháp
lý nghiêm minh, chặt chẽ nhưng nhân văn của Hội đồng xét xử trên cơ sở xem

12


xét toàn diện, đầy đủ những chứng cứ, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự, điều kiện, hoàn cảnh và nhân thân của người phạm tội, cũng
như điều kiện kinh tế - chính trị và xã hội và yêu cầu đấu tranh phòng chống

tội phạm của mỗi địa phương...
Hiệu quả cao của pháp luật hình sự đạt được không phải là bằng sự
mở rộng phạm vi áp dụng hoặc tăng nặng hình phạt, mà phải bằng việc phân
hóa tối đa trách nhiệm hình sự và bảo đảm hoàn toàn nguyên tắc không tránh
khỏi trách nhiệm hình sự. Tội phạm hóa những hành vi nguy hiểm cho xã hội
và quyết định hình phạt đối với những người gây ra tội phạm cũng làm ảnh
hưởng tiêu cực nhiều đối với Nhà nước về nhiều mặt, do vậy, rất cần thiết
phải giảm nhẹ sự trấn áp về hình sự đối với bị cáo, cũng như sự cần thiết của
việc kết hợp với tính nhân văn và nguyên tắc xa h ̃ ôịchủnghiã.
1.1.2. Khái niệm và ý nghĩa của quyết định hình phạt nhẹ hơn quy
định của Bộ luật hình sự Việt Nam
Khi quyết định hình phạt đối với bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ,
mặc dù Tòa án có thể tuyên cho người phạm tội ở mức thấp nhất của khung
hình phạt nhưng xét về mức độ tương xứng giữa tội phạm và hình phạt thì
hình phạt đó vẫn nghiêm khắc, chưa đạt được mục đích, hiệu quả của hình
phạt, vì vậy, luật hình sự cho phép Tòa án quyết định hình phạt dưới mức thấp
nhất của khung hình phạt hoặc chuyển hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.
Việc cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội trong mỗi khung hình phạt tuy đảm bảo tương đối tính khoa học,
tính hợp lý và tính khái quát cao; nhưng phán quyết của Tòa án đối với người
phạm tội ảnh hưởng tiêu cực đối với con người cụ thể, trực tiếp hạn chế một
phần quyền con người, quyền công dân, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, ý thức
cải tạo của người chấp hành án, ảnh hưởng đến hoạt động của gia đình, ý thức
của đa số người thân cũng như những người dân sống trên địa bàn của người
đó. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự nhằm tạo cho
Tòa án khả năng lựa chọn trong giai đoạn quyết định hình phạt đối với từng

13



trường hợp cụ thể khác nhau bảo đảm mục đích và hiệu quả của hình phạt,
đồng thời cũng quy định chặt chẽ nhằm tránh việc vận dụng không đúng.
Có nhiều quan điểm khoa học khác nhau về quyết định hình phạt nhẹ
hơn quy định của Bộ luật hình sự nhưng vẫn chưa thống nhất và chưa bảo
đảm tính hệ thống, tính chặt chẽ, tính phù hợp, kỹ thuật xây dựng văn bản.
Nhiều quan điểm khoa học mới chỉ dừng lại ở việc giải thích nội dung của
quy phạm pháp luật về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật
hình sự mà chưa đưa ra đầy đủ những tiêu chí và tiêu chuẩn quan trọng đánh
giá khách quan và chính xác quy phạm pháp luật đó. Cụ thể:
Tại Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của Khoa Luật
Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng:
Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất mà điều luật đã
quy định tức là áp dụng hình phạt đó với mức thấp hơn mức thấp
nhất của khung hình phạt mà điều luật quy định đối với tội phạm bị
xét xử; còn chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn
nghĩa là thay thế loại hình phạt được quy định trong điều luật về tội
phạm bị xét xử bằng một loại hình phạt khác nhẹ hơn không được
quy định trong điều luật [15, tr. 332].
Theo quan điểm của ThS. Đinh Văn Quế trong bài Tìm hiểu về hình phạt
và quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam thì: "Quyết định hình phạt
nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự là trường hợp Tòa án có thể áp dụng mức
hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định hoặc
chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn" [19, tr. 220].

Trên cơ sở khái niệm quyết định hình phạt nêu trên, đồng thời phân
tích toàn diện ngoài những đặc điểm chung của quyết định hình phạt, quyết
định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự còn bao gồm những đặc
điểm cơ bản được thừa nhận chung đó là:
vi


Là sự phản ứng, lên án của Nhà nước và xã hội đối với người có hành

phạm tội thể hiện thông qua việc phải chịu trách nhiệm hình sự của người đó.

14


- Phản

ánh chính sách phân hóa tội phạm và người phạm tội, thể hiện

nguyên tắc "nghiêm trị kết hợp với khoan hồng", "trừng trị kết hợp với giáo
dục, thuyết phục, cải tạo" và nguyên tắc nhân đạo xa ̃hôịchủnghiã trong lu ật
hình sự Việt Nam.
-

Phải tuân thủ những điều kiện nhất định theo quy định của Bộ luật

hình sự.
- Việc

áp dụng chỉ do duy nhất một cơ quan áp dụng là Tòa án và chỉ

được tiến hành sau khi định tội danh đối với cá nhân người phạm tội.
- Hình

phạt do Tòa án quyết định đối với người bị kết án trong trường

hợp quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự không nằm
trong khung hình phạt mà Viện kiểm sát đã truy tố và Tòa án đã quyết định

đưa ra xét xử, nhưng phải nằm trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn hoặc
loại hình phạt khác nhẹ hơn.
- Phải

được thể hiện bằng bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của

Tòa án tuyên áp dụng quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình
sự đối với người bị kết án.
Tóm lại, từ những phân tích nêu trên, theo học viên có thể đưa ra khái
niệm đang nghiên cứu như sau: Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của
Bộ luật hình sự là hoạt động thực tiễn do Hội đồng xét xử áp dụng các quy
định của pháp luật hình sự dựa trên những nguyên tắc nhất định và được
thực hiện tùy thuộc vào từng trường hợp để quyết định một mức hình phạt nhẹ
hơn thuộc cùng một loại hình phạt được quy định trong khung hình phạt tại
điều luật cụ thể hoặc chuyển sang một loại hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn
khung hình phạt tại điều luật cụ thể của Phần các tội phạm Bộ luật hình sự
mà bị cáo đã thực hiện và bị Tòa án đưa ra xét xử.
Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự có những
ý

nghĩa đó là:
- Hiện

thực hóa nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa nhưng vẫn đảm

bảo các nguyên tắc khác như: pháp chế xã hội chủ nghĩa, công bằng và cá thể

15



hóa hình phạt nhằm động viên người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự được hưởng chính sách khoan hồng, nhân đạo và làm
giảm đáng kể tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tạo những
chuyển biến tích cực ảnh hưởng trong việc khắc phục hậu quả của tội phạm
gây ra, tố giác những đồng phạm khác trong vụ án…, qua đó, bảo đảm mục
đích và hiệu quả hình phạt của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam cải tạo,
giáo dục người phạm tội trở thành người công dân hòa nhập với xã hội với ý
thức, tôn trọng pháp chế xã hội chủ nghĩa.
-

Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự tạo ra sự

linh hoạt đối với Tòa án khi quyết định hình phạt, nên có ý nghĩa quan trọng
giúp cho Tòa án giải quyết đúng đắn mỗi cá nhân người phạm tội trong từng
trường hợp phạm tội khác nhau trong mỗi khung hình phạt mà cơ quan lập
pháp không thể khái quát, bao quát, dự liệu hết được.
-

Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự có ý

nghĩa quan trọng giúp cho Tòa án trong một số trường hợp đưa ra được phán
quyết hợp pháp, hợp lý và công bằng, góp phần tăng cường hiệu quả của
quyết định hình phạt và đạt được các mục đích của hình phạt đó, góp phần
đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
1.2. NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT NHẸ HƠN
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Với tuyên bố quyết tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền "của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân", Nhà nước ta đã thực hiện các tư tưởng
pháp lý tiến bộ được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại ngay từ khi

pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 cho đến nay
thể hiện ở các mức độ khác nhau thông qua mười nguyên tắc của hoạt động
tư pháp hình sự được GS.TSKH. Lê Văn Cảm chỉ ra là: Pháp chế, công minh,
nhân đạo, dân chủ, bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, trách nhiệm
hình sự do lỗi, trách nhiệm hình sự cá nhân, suy đoán vô tội, tiết

16


kiệm tối đa các biện pháp trấn áp về hình sự và bảo đảm sự tôn trọng các
quyền và tự do của con người trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi
hành án hình sự [4, tr. 78-79].
Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự trong luật
hình sự Việt Nam là một trường hợp đặc biệt của quyết định hình phạt nên
nguyên tắc của quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự
phải tuân theo các nguyên tắc nhất định của quyết định hình phạt, có nghĩa là
tổng thể các nguyên tắc thống nhất được rút ra từ các quy định của pháp luật
hình sự và là những tư tưởng xuất phát điểm có tính chất chỉ đạo, định hướng
cho hoạt động của Tòa án khi áp dụng chế tài hình sự đối với người bị coi là
có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự
quy định là tội phạm.
Tuân thủ triệt để những nguyên tắc này, hình phạt do Tòa án quyết
định đảm bảo được mục đích của hình phạt và hiệu quả công tác đấu tranh
phòng ngừa và chống tội phạm.
Các nguyên tắc quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật
hình sự phù hợp với các nguyên tắc chung của luật hình sự và mang tính đặc
thù riêng của hoạt động quyết định hình phạt; được đúc rút ra từ các quy định
của Bộ luật hình sự, từ chính sách hình sự của nhà nước; tạo thành hệ thống
logic biện chứng và thống nhất giữa các yếu tố chủ quan và khách quan tác
động hoạt động của Tòa án khi quyết định hình phạt đối với bị cáo. Hệ thống

các nguyên tắc đó được thừa nhận chung bao gồm:
-

Nguyên tắc pháp chế xã hôịchủnghiã;

-

Nguyên tắc công bằng;

-

Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa;

-

Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt [51, tr. 162-163].

1.2.1. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Tiếp thu tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại trong hai văn bản quốc
tế về nhân quyền của Liên Hợp quốc mà Việt Nam đã ký kết tham gia, cam

17


×