Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh bình, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

HỒ THỊ THU HƯƠNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
HUYỆN THANH BÌNH - TỈNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

HỒ THỊ THU HƯƠNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
HUYỆN THANH BÌNH - TỈNH ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành: Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LẠI TIẾN DĨNH


TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi
nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp” là công trình nghiên cứu của chính tôi
dưới sự hướng dẫn của TS. Lại Tiến Dĩnh.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai


công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác .


Ngày 04 tháng 03 năm 2020
Tác giả

Hồ Thị Thu Hương


MỤC LỤC
TRANG BÌA
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT

ABSTRACT
Chương 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ........................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ....................................................2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng ................................................................3
1.4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp ..................................................................4
1.5. Ý nghĩa của đề tài ...............................................................................................4
1.6. Bố cục của luận văn............................................................................................4
Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................5


Chương 2. RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG
THÁP ......................................................................................................................... 6
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi
nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp ............................................................6
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ....................................................................6
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................................6
2.1.3. Các sản phẩm dịch vụ .......................................................................................8
2.1.4. Tình hình kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh
Đồng Tháp .................................................................................................................10
2.2. Biểu hiện của vấn đề nghiên cứu ....................................................................14
2.2.1. Biểu hiện về quy trình phê duyệt cấp tín dụng ...............................................14
2.2.2. Biểu hiện về con người ...................................................................................14

2.2.3. Biểu hiện về công tác kiểm tra, giám sát nợ vay ............................................14
Chương 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ CÁC
YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ............ 16
3.1. Cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng Ngân hàng ...............................................16
3.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ................................................................................16
3.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng ..................................................................................17
3.1.3. Khái niệm nợ quá hạn - nợ xấu .......................................................................21
3.1.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ................................................................22
3.1.5. Các chỉ tiêu xác định rủi ro tín dụng ...............................................................25
3.2. Một số mô hình đo lường rủi ro tín dụng ......................................................28
3.2.1. Mô hình Raroc.................................................................................................28
3.2.2. Mô hình 5C .....................................................................................................29
3.2.3. Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ ..................................................................31
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng .....................................................32
3.3.1. Khả năng tài chính của người vay...................................................................32


3.3.2. Tài sản đảm bảo ..............................................................................................32
3.3.3. Lĩnh vực ngành nghề chính để tạo ra thu nhập để trả nợ ................................32
3.3.4. Công tác kỉểm tra và giám sát nợ vay .............................................................32
3.3.5. Kinh nghiệm của nhân viên tín dụng ..............................................................33
3.3.6. Kinh nghiệm của ngưòi vay ............................................................................33
3.3.7. Sử dụng vốn vay..............................................................................................33
3.4. Các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài ...............................................34
3.4.1. Các nghiên cứu trong nước .............................................................................34
3.4.2. Các nghiên cứu nước ngoài .............................................................................36
3.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................40
3.5.1. Mô hình Binary Logistic .................................................................................40
3.5.2. Các kiểm định trong mô hình Binary Logistic ................................................40
Chương 4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH HUYỆN THANH BÌNH TỈNH ĐỒNG THÁP .................................... 42
4.1. Thực trạng rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT Chi
nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp ..........................................................42
4.1.1. Cho vay theo thời hạn .....................................................................................42
4.1.2. Cho vay theo sản phẩm ...................................................................................42
4.1.3. Thực trạng quản lý nợ xấu tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Thanh Bình,
tỉnh Đồng Tháp .........................................................................................................44
4.1.4. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank huyện
Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp ....................................................................................47
4.2. Các yếu tố tác động đến RRTD của KHCN tại NHNo&PTNT Chi nhánh
huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp......................................................................48
4.2.1. Khả năng tài chính của người vay...................................................................48
4.2.2. Đảm bảo nợ vay ..............................................................................................49
4.2.3. Lĩnh vực ngành nghề chính để tạo ra thu nhập trả nợ .....................................49


4.2.4. Kiểm tra giám sát nợ vay ................................................................................49
4.2.5. Kinh nghiệm của nhân viên tín dụng ..............................................................50
4.2.6. Kinh nghiệm của người vay ............................................................................50
4.2.7. Sử dụng vốn vay..............................................................................................50
4.3. Đo lường các yếu tố tác động đến RRTD của KHCN tại NHNo&PTNT Chi
nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp ..........................................................51
4.3.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................51
4.3.2. Mô tả và định nghĩa các biến trong mô hình...................................................51
4.3.3. Dữ liệu nghiên cứu ..........................................................................................54
4.3.4. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu .......................................55
4.3.5. Kết quả hồi quy mô hình Binary Logistic .......................................................60
4.3.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu .........................................................................62
4.4. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ....................................................................64

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .......................... 66
5.1. Kết luận .............................................................................................................66
5.2. Khuyến nghị chính sách ..................................................................................66
5.2.1. Các giải pháp từ phía Ngân hàng ....................................................................66
5.2.2. Các giải pháp từ phía khách hàng vay vốn .....................................................69
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU KHẢO SÁT


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBQLKH

Cán bộ quản lý khách hàng

CIC

Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng

DBNV

Đảm bảo nợ vay

EL

Tổn thất dự kiến

UL


Tổn thất ngoài dự kiến

HĐBT

Hội đồng bộ trưởng

HĐQT

Hội đồng quản trị

HTXHTDNB

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

KH

Khách hàng

KHCN

Khách hàng cá nhân

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

KNNVTD

Kinh nghiệm nhân viên tín dụng


KNKH

Kinh nghiệm khách hàng

KNTC

Khả năng tài chính

KTGS

Kiểm tra giám sát

NGANH

Ngành nghề kinh doanh chính

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHNo&PTNT

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NHTM


Ngân hàng thương mại

NQH

Nợ quá hạn

QTRRTD

Quản trị rủi ro tín dụng

RRTD

Rủi ro tín dụng


SDVV

Sử dụng vốn vay

SX

Sản xuất

TCTD

Tổ chức tín dụng

TDNH

Tín dụng ngân hàng


TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

TT

Thông tư

UBND

Ủy ban nhân dân

-2LL

-2 log likelihood


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Thanh Bình,
tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018 .....................................................................10
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng
Tháp giai đoạn 2016 - 2018 ......................................................................................12
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Thanh
Bình, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018 ...........................................................13
Bảng 3.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan ...........................................38

Bảng 4.1: Dư nợ cho vay KHCN theo thời hạn vay giai đoạn 2016 - 2018 .............42
Bảng 4.2: Dư nợ cho vay KHCN theo sản phẩm giai đoạn 2016 - 2018 ..................43
Bảng 4.3: Tình hình kiểm soát rủi ro cho vay KHCN giai đoạn 2016 - 2018 ..........44
Bảng 4.4: Nợ quá hạn theo ngành nghề của KHCN giai đoạn 2016 - 2018 .............45
Bảng 4.5: Nợ quá hạn KHCN theo thời hạn vay giai đoạn 2016 - 2018 ..................46
Bảng 4.6: Nợ xấu KHCN theo ngành nghề giai đoạn 2016 - 2018 ..........................46
Bảng 4.7: Nợ xấu KHCN theo thời hạn vay giai đoạn 2016 - 2018 .........................47
Bảng 4.8: Mô tả các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu ...................................52
Bảng 4.9: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo loại rủi ro ...................................................55
Bảng 4.10: Cơ cấu mẫu theo khả năng tài chính của người vay ...............................56
Bảng 4.11: Cơ cấu mẫu theo khả năng tài chính của người vay ...............................57
Bảng 4.12: Cơ cấu theo lĩnh vực ngành nghề chính để tạo ra thu nhập để trả nợ ....57
Bảng 4.13: Cơ cấu mẫu theo số lần kiểm tra, giám sát khoản vay ...........................58
Bảng 4.14: Cơ cấu mẫu theo số năm kinh nghiệm của cán bộ tín dụng ...................59
Bảng 4.15: Cơ cấu mẫu theo kinh nghiệm của người vay ........................................59
Bảng 4.16: Cơ cấu mẫu theo việc sử dụng vốn của khách hàng ...............................60
Bảng 4.17: Kết quả hồi quy yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ...........................61
Bảng 4.18: Tỷ số Odd của yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng .............................62
Bảng 4.19: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ...............................64


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Agribank Thanh Bình ........................................................7
Hình 3.1: Phân loại rủi ro tín dụng theo tính chất .....................................................19
Hình 3.2: Mô hình Raroc ..........................................................................................29


TÓM TẮT
Tên đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại
NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Lý do chọn đề tài: Tín dụng là một trong những hoạt động chính đem lại nguồn
thu lớn cho Ngân hàng, tuy nhiên hoạt động này cũng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Vấn đề: Không phải bất kỳ người đi vay nào cũng có tài sản đảm bảo hoặc có
ý thức trả nợ đầy đủ, đúng hạn nên khi cho khách hàng vay thì Ngân hàng phải luôn
đối mặt với nhiều rủi ro. Công tác quản lý rủi ro tín dụng luôn được NHNo&PTNT
Chi nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp đặt lên hàng đầu
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng và
phương pháp phân tích tổng hợp.
Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic để
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD đối với KHCN đang có quan hệ tín dụng
tại NHNo&PTNT huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Kết quả cho thấy các biến độc
lập trong mô hình giải thích được 69,4% sự biến thiên của biến phụ thuộc RRTD. Tỷ
lệ dự báo đúng của mô hình là rất cao là 96,43%. Có 4 yếu tố có ảnh hưởng được sắp
xếp theo mức độ ảnh hưởng từ lớn nhất đến thấp nhất gồm có: Khả năng tài chính
(hệ số hồi quy là -0,015), Kiểm tra giám sát nợ vay (hệ số hồi quy là -0,016), Kinh
nghiệm của nhân viên tín dụng (hệ số hồi quy là -0,048) và Sử dụng vốn vay (hệ số
hồi quy là -0,181). Trong giai đoạn 2016 - 2018 bên cạnh việc gia tăng dư nợ cho vay
thì giai đoạn này nợ xấu, nợ quá hạn của tăng theo.
Kết luận và khuyến nghị: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp từ phía Ngân hàng
gồm kiểm tra giám sát nợ vay và kinh nghiệm nhân viên tín dụng; Các giải pháp từ
phía khách hàng vay vốn gồm: Khả năng tài chính của khách hàng vay vốn; Sử dụng
vốn vay.
Từ khóa: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, rủi ro tín
dụng cá nhân, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.


ABSTRACT
Title: Factors affecting credit risk of individual customers at Vietnam Bank for
Agriculture and Rural Development (Agribank), Thanh Binh district branch, Dong
Thap province.

Reason for writing: Credit is one of the main activities that bring big income
to the Bank, but it also always potentially carries many risks.
Problem: Not all borrowers have collateral or a sense of full and timely
repayment of loans, so when lending to customers, the Bank always faces many risks.
Credit risk management is always the top priority at Agribank, Thanh Binh district
branch, Dong Thap province.
Methods: The study uses quantitative method and meta-analysis method.
Results: The study uses the Binary Logistic regression model to consider the
factors affecting credit risk for individual customers having credit relations at
Agribank, Thanh Binh district, Dong Thap province. The results showed that the
independent variables in the model explained 69.4% of the variation of the credit risk
dependent variable. The correct forecast rate of the model is very high, 96.43%. There
are 4 influential factors sorted by the level of influence from largest to lowest
including: Financial Capacity (regression coefficient is -0.015), Debt Monitoring
(regression coefficient is -0,016), Credit Officer Experience (regression coefficient is
-0.048) and Loan Capital Use (regression coefficient is -0.181). In the period of 2016
- 2018, besides increasing the loan outstanding balance, the bad debts and overdue
debts increased accordingly.
Conclusions and implications: The study proposes solutions: from the Bank,
including Debt Monitoring and Credit Officer Experience; from the customer,
including Financial Capacity of Borrowers, Loan Capital Use.
Keywords: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development (Agribank),
credit risk of individual customers, Thanh Binh district, Dong Thap province.


1

Chương 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Tín dụng là một trong những hoạt động chính đem lại nguồn thu lớn cho Ngân



hàng, tuy nhiên hoạt động này cũng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong bối cảnh hiện
nay, nhiều Ngân hàng đã thiết kế ra các sản phẩm tín dụng hấp dẫn, cùng nhiều chính
sách cho vay ưu đãi thì việc cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Không dừng lại đó,
Ngân hàng nhà nước (NHNN) cũng thường xuyên ban hành nhiều thông tư, quyết
định để kiểm soát hoạt động của các Ngân hàng mà đặc biệt là hoạt động tín dụng và
rủi ro tín dụng. Gần đây nhất, trong Thông tư số 40/2018/TT-NHNN do NHNN ban
hành ngày 28/12/2018, có hiệu lực từ ngày 12/02/2019 về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 của Thống đốc NHNN
quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài đã có những quy định mới chặt chẽ hơn về các hoạt động quản lý
rủi ro tín dụng tại Ngân hàng.


Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam là
một trong những hệ thống Ngân hàng lớn nhất trong cả nước, được thành lập lâu năm
và có nhiều kinh nghiệm trong ngành. Tuy nhiên, NHNo&PTNT Việt Nam cũng luôn
phải chịu áp lực quản lý nghiêm ngặt của NHNN không những về hiệu quả kinh
doanh mà còn về quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Mặc dù nhu cầu vay vốn


của khách hàng vẫn còn rất nhiều, tiềm năng rất lớn nhưng để tìm được khách hàng
tốt là điều vô cùng khó khăn. Không phải bất kỳ người đi vay nào cũng có tài sản
đảm bảo hoặc có ý thức trả nợ đầy đủ, đúng hạn nên khi cho khách hàng vay thì Ngân
hàng phải luôn đối mặt với nhiều rủi ro . Đây là một bài toán khó mà không chỉ riêng


NHNo&PTNT Việt Nam mà tất cả các Ngân hàng khác đều rất quan tâm và thường
xuyên nghiên cứu để tìm giải pháp.

Cùng chung những lo lắng đó thì công tác quản lý rủi ro tín dụng (RRTD) luôn


được NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp đặt lên hàng đầu.


2

Ngân hàng mong muốn xác định được các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến RRTD
cá nhân để tìm hướng giải pháp phòng ngừa , ngăn chặn giúp cho hoạt động tín dụng


của Ngân hàng luôn đảm bảo tính hiệu quả. Chính vì thế đề tài nghiên cứu: “Các yếu
tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp”
trở nên cấp thiết. Do đó, tác giả chọn đề tài này để nghiên cứu thực hiện luận văn thạc
sĩ đồng thời mong muốn ứng dụng những giải pháp, kiến nghị chính sách lên lãnh
đạo chi nhánh và Hội sở để có thể quản lý tốt RRTD tại Ngân hàng.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng quản lý RRTD cá nhân, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
RRTD cá nhân tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Từ


đó, đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng cá nhân tại
NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp .



1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài được thực hiện“nhằm đạt được các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng quản lý RRTD cá nhân tại NHNo&PTNT Chi
nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.


Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD cá nhân tại
NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
Mục tiêu 3 : Đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng cá
nhân tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.


1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
“Thực trạng quản lý RRTD cá nhân tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Thanh
Bình, tỉnh Đồng Tháp như thế nào?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến RRTD cá nhân tại NHNo&PTNT Chi nhánh
huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp?


3

Những giải pháp nào giúp tăng cường hiệu quả quản lý và giảm thiểu rủi ro
trong hoạt động tín dụng cá nhân tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Thanh Bình,
tỉnh Đồng Tháp?”

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
“Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là RRTD cá nhân tại
NHNo&PTNT.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: nghiên cứu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro
trong hoạt động tín dụng cá nhân tại tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Thanh Bình,
tỉnh Đồng Tháp.
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại Chi nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng
Tháp.
Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong giai
đoạn 3 năm, từ năm 2016 đến năm 2018. Số liệu được thu thập trong thời gian từ
tháng 08/2019 đến tháng 10/2019.”

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được áp dụng trong nghiên cứu là phương pháp định lượng


và phương pháp phân tích tổng hợp.
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình hồi quy nhị phân Logit để phân tích các



yếu tố ảnh hưởng đến RRTD trong hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT Chi
nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Đề tài sử dụng dữ liệu cho vay KHCN
trong năm 2018 của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
Dữ liệu được sàng lọc, mã hóa và xử lý bằng phần mềm Stata/SE 12.0.
Các kỹ thuật kiểm định mô hình hồi quy bội được sử dụng để đảm bảo độ tin
cậy của mô hình nhằm xác định mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD
trong hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh


4


Đồng Tháp.
Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng để mô tả các biến quan sát trong mô hình
nghiên cứu thông qua các giá trị như: trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá
trị nhỏ nhất.
Phương pháp so sánh: Sử dụng để phân tích sự tăng trưởng và kiểm soát RRTD
của KHCN tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp trong
giai đoạn 2016 - 2018.”
1.4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Sử dụng để phân tích và tổng hợp kết quả phân tích nghiên cứu định lượng để



chỉ ra mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến RRTD của KHCN, làm căn cứ đề xuất
các hàm ý chính sách nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực đến RRTD
của KHCN tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp trong
giai đoạn 2016 - 2018.”

1.5. Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu được kỳ vọng sẽ đánh giá được tình hình quản lý RRTD của KHCN



tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Xác định và phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của KHCN từ đó đề xuất các hàm ý chính sách
đến ban lãnh đạo Ngân hàng và Hội sở để giúp Ngân hàng quản lý RRTD tốt hơn.
Bên cạnh đó, nghiên cứu còn kỳ vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích về quản lý
RRTD cho các chi nhánh khác trong hệ thống NHNo&PTNT.”

1.6. Bố cục của luận văn



Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu. Trình bày các nội dung: Sự cần thiết

của nghiên cứu; Mục tiêu nghiên cứu; Câu hỏi nghiên cứu; Đối tượng, phạm vi nghiên
cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng. Trình bày các nội dung: Cơ sở lý
thuyết về RRTD; Cơ sở lý thuyết về khách hàng cá nhân; Các yếu tố ảnh hưởng đến
RRTD khách hàng cá nhân; Lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trình bày các nội dung: Khung phân tích;


5

Mô hình nghiên cứu; Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp phân tích dữ liệu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Trình bày các nội dung: Giới thiệu về
NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp; Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến RRTD trong cho vay KHCN tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện
Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị chính sách. Trình bày các nội dung: Kết
luận; Khuyến nghị chính sách; Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .


Tóm tắt chương 1
Chương 1 bao gồm các mục: Lý do chọn đề tài; Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi
nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Ý nghĩa
của đề tài; Bố cục của luận văn.


6


Chương 2. RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam Chi nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) được
thành lập theo Nghị định số 53-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay
là Chính phủ). Xuyên suốt 31 năm xây dựng và phát triển, Agribank luôn khẳng định
vị thế, vai trò của một trong những Ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
Agribank Thanh Bình có trụ sở tại: số 122, Quốc lộ 30, Khóm Tân Đông B, Thị



trấn Thanh Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
Năm 1991 Agribank Việt Nam đã chuyển sang ngân hàng thương mại hoạt động
theo pháp luật và quy định của Nhà nước. Trong thời gian đầu hoạt động ngân hàng
gặp không ít khó khăn nhưng ngân hàng đã đưa ra đường lối hoạt động đúng đắn
cùng với sự nổ lực cố gắng của toàn thể cán bộ viên chức trong đơn vị. Bên cạnh đó
còn thực hiện đúng các đường lối của Huyện Ủy, Ủy ban nhân dân Huyện Thanh
Bình, từ đó ngân hàng đã khắc phục được khó khăn và ngày càng phát triển.
Hiện nay Agribank Thanh Bình là ngân hàng thương mại Nhà nước, mục tiêu
của ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn hợp pháp cho các thành phần kinh tế trên địa bàn
huyện phục vụ sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội ngày càng
phát triển, nâng cao đời sống người dân trên địa bàn huyện. Ngoài ra còn có các hình
thức cho vay phục vụ đời sống của cán bộ viên chức các ngành trong huyện, đáp ứng
nhu cầu mua sắm nâng cao đời sống của cán bộ.”
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Thanh Bình được thành lập từ năm




2002, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn


7

tỉnh Đồng Tháp và hoạt động theo Luật tổ chức tín dụng và Điều lệ của NHNo&PTNT
Việt Nam. NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Thanh Bình là đơn vị thành
viên hạch toán phụ thuộc.”
Agribank Thanh Bình có cơ cấu tổ chức như sau gồm 35 cán bộ nhân viên được
phân bổ theo các phòng:

BAN GIÁM
ĐỐC
PHÒNG KẾ
HOẠCH KINH
DOANH

PHÒNG KẾ
TOÁN NGÂN
QUỸ

PHÒNG
TỔNG HỢP

PGD SỐ 1

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Agribank Thanh Bình
Nguồn : Agribank Thanh Bình

“ - Ban Giám Đốc: bao gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.
Giám đốc: là người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của ngân hàng và
chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và hoạt động cấp
tín dụng nói riêng trong phạm vi quyền hạn của mình. Được phép ủy quyền cho nhân
viên thay mình ký kết, điều hành hoạt động của Ngân hàng, thường là ủy quyền cho
phó giám đốc, các trưởng phòng.
Phó Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành giám sát các hoạt động của các
phòng ban trong Ngân hàng. Tham mưu cho giám đốc hoạch định hoặc thực hiện
những chiến lược kinh doanh của đơn vị.
- Phòng kế hoạch kinh doanh: gồm Trưởng phòng, 1 phó phòng và 7 nhân viên,
là nơi thực hiện các mục tiêu chiến lược của đơn vị. Hoạt động kinh doanh của
Agribank Thanh Bình chủ yếu dựa vào hoạt động cho vay, nguồn thu nhập từ hoạt
động cho vay hàng năm chiếm hơn 95% tổng thu nhập của ngân hàng. Nhiệm vụ của
phòng là nghiên cứu văn bản, thực hiện nghiệp vụ cho vay, đưa ra giải pháp mở rộng
tìm kiếm khách hàng để trực tiếp đầu tư cho vay, huy động vốn và phát triển một số


8

sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Chính vì vậy cần phải tìm hiểu khách hàng, giám
sát khách hàng thường xuyên có quan hệ với ngân hàng.
- Phòng Kế toán ngân quỹ: gồm Trưởng phòng, 2 phó phòng và 11 nhân viên,
thực hiện chức năng nghiệp vụ thanh toán, hạch toán kế toán theo qui định của
Agribank Việt Nam. Tổ chức hạch toán phân tích, hạch toán tổng hợp các loại tài
khoản về nguồn vốn, các tài khoản về sử dụng vốn của chi nhánh. Theo dõi tiền gửi,
tiền vay của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân có quan hệ giao dịch tại chi
nhánh. Thanh toán điện tử trong hệ thống, thanh toán bù trừ với các ngân hàng khác
trên địa bàn. Tổ chức thu chi tiền cho khách hàng theo qui định, quy chế của Agribank
Việt Nam. Thực hiện lập các báo cáo tài chính kế toán, lập kế hoạch tài chính hàng
tháng, quý, năm để làm cơ sở cho các bộ phận khác trong chi nhánh thực hiện và gửi

ngân hàng cấp trên theo qui định. Đồng thời trực tiếp tham gia công tác huy động
vốn, bảo quản, lưu trữ, quản lý tài sản của ngân hàng và triển khai các sản phẩm mới
của Chi nhánh.
- Phòng tổng hợp: gồm Phó phòng và 1 nhân viên, quản lý hành chánh và tham
mưu cho Ban giám đốc trong công tác quản lý tổ chức, nhân sự, quy hoạch đào tạo
và đề bạt cán bộ.
- Phòng giao dịch số 1: gồm 1 Giám đốc, 1 phó giám đốc và 4 nhân viên, đây là
phòng thực hiện nhiệm vụ chủ lực tại 5 xã địa bàn cù lao: Tân Hòa, Tân Huề, Tân
Quới, Tân Long, Tân Bình. Nhiệm vụ của Phòng là thực hiện các giao dịch của khách
hàng theo đúng quy trình nghiệp vụ, hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục, giải đáp
thắc mắc cho khách hàng, thực hiện nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, giải ngân, thu
nợ, thu lãi thu gửi tiết kiệm tại các xã có đặt phòng và điểm giao dịch cùng các vùng
lân cận.”
2.1.3. Các sản phẩm dịch vụ
“Huy động vốn:
Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác
dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác


9

trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy
động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của
NHNo&PTNT Việt Nam.
Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ khác
theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
Cho vay:
Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế
theo phân cấp ủy quyền.
Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành
phần kinh tế theo phân cấp ủy quyền.
Việc cho vay có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ khác
theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
Cung ứng các dịch vụ:
Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Cung ứng các phương tiện thanh toán; Thực
hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng; Thực hiện các dịch vụ thu
hộ và chi hộ; Thực hiện dịch vụ thu và chi tiền mặt cho khách hàng; Thực hiện các
dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của
NHNo&PTNT Việt Nam.
Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác. Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng
theo Luật các tổ chức tín dụng bao gồm: thu, chi tiền mặt; máy rút tiền tự động, dịch
vụ thẻ; két sắt, nhận bảo quản cất giữ, thẻ thanh toán, nhận ủy thác cho vay của các
tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; cho thuê tài chính
và các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam
cho phép.


10

Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối: Khi được Tổng giám đốc NHNo&PTNT
Việt Nam cho phép, ...”
2.1.4. Tình hình kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Thanh
Bình, tỉnh Đồng Tháp
2.1.4.1. Tình hình huy động
Trong giai đoạn 2016 - 2018 tình hình huy động vốn của Ngân hàng khá tốt,
doanh số huy động năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể kết quả huy động tại Bảng



2.1 như sau:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Thanh
Bình, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018
ĐVT: tỷ đồng
Stt
1

2

3

Khoản mục (năm)
Theo khách hàng
Dân cư
Tổ chức kinh tế
Theo kỳ hạn
Không kỳ hạn
Có kỳ hạn
Theo loại tiền
VND
Ngoại tệ

Năm 2016
Tỷ
Số tiền
trọng
338,8 100,00
139,2

41,1
199,6
58,9
338,8 100,00
32,3
9,5
306,5
90,5
338,8 100,00
334,4
98,7
4,4
1,3

Năm 2017
Tỷ
Số tiền
trọng
411,9 100,00
183,3
44,5
228,6
55,5
411,9 100,00
47,3
11,5
364,6
88,5
411,9 100,00
408,6

99,2
3,3
0,8

Năm 2018
Tỷ
Số tiền
trọng
488,5 100,00
196,4
40,2
292,1
59,8
488,5 100,00
41,0
8,4
447,5
91,6
488,5 100,00
482,6
98,8
5,9
1,2

Nguồn: NHNo&PTNT huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (2016, 2017, 2018)
Theo khách hàng thì năm 2016 tổng huy động là 338,8 tỷ đồng, trong đó huy
động từ dân cư là 139,2 tỷ đồng (chiếm 41,1%) và huy động từ tổ chức kinh tế là
199,6 tỷ đồng (chiếm 58,9%). Năm 2017 tổng huy động là 411,9 tỷ đồng, trong đó
huy động từ dân cư là 183,3 tỷ đồng (chiếm 44,5%) và huy động từ tổ chức kinh tế là
228,6 tỷ đồng (chiếm 55,5%). Năm 2018 tổng huy động là 488,5 tỷ đồng, trong đó

huy động từ dân cư là 196,4 tỷ đồng (chiếm 40,2%) và huy động từ tổ chức kinh tế là
292,1 tỷ đồng (chiếm 59,8%).


11

Theo kỳ hạn thì năm 2016 tổng huy động là 338,8 tỷ đồng, trong đó huy động
từ không kỳ hạn là 32,3 tỷ đồng (chiếm 9,5%) và huy động từ có kỳ hạn là 306,5 tỷ
đồng (chiếm 90,5%). Năm 2017 tổng huy động là 411,9 tỷ đồng, trong đó huy động
từ không kỳ hạn là 47,3 tỷ đồng (chiếm 11,5%) và huy động từ có kỳ hạn là 364,6 tỷ
đồng (chiếm 88,5%). Năm 2018 tổng huy động là 488,5 tỷ đồng, trong đó huy động
từ không kỳ hạn là 41,0 tỷ đồng (chiếm 8,4%) và huy động từ có kỳ hạn là 447,5 tỷ
đồng (chiếm 91,6%).
Theo loại tiền thì năm 2016 tổng huy động là 338,8 tỷ đồng, trong đó huy động
từ VND là 333,4 tỷ đồng (chiếm 98,7%) và huy động từ ngoại tệ là 4,4 tỷ đồng (chiếm
1,3%). Năm 2017 tổng huy động là 411,9 tỷ đồng, trong đó huy động từ VND là
408,6 tỷ đồng (chiếm 99,2%) và huy động từ ngoại tệ là 3,3 tỷ đồng (chiếm 0,8%).
Năm 2018 tổng huy động là 488,5 tỷ đồng, trong đó huy động từ VND là 482,6 tỷ
đồng (chiếm 98,8%) và huy động từ ngoại tệ là 5,9 tỷ đồng (chiếm 1,2%).


2.1.4.2. Tình hình cho vay
Tình hình tăng trưởng dư nợ của chi nhánh cũng có nhiều tiến triển, dư nợ liên tục



tăng qua các năm. Cụ thể tình hình dư nợ cho vay được thể hiện tại Bảng 2.2 như sau:
Dư nợ theo loại khách hàng trong năm 2016 là 1.040,5 tỷ đồng trong đó dư nợ
KHDN là 410,0 tỷ đồng (chiếm 39,4%) và dư nợ KHCN là 630,5 tỷ đồng (chiếm 60,6%).
Năm 2017 dư nợ là 1.200,5 tỷ đồng trong đó dư nợ KHDN là 487,4 tỷ đồng (chiếm

40,6%) và dư nợ KHCN là 713,1 tỷ đồng (chiếm 59,4%). Năm 2018 dư nợ là 1.281,5 tỷ
đồng trong đó dư nợ KHDN là 526,7 tỷ đồng (chiếm 41,1%) và dư nợ KHCN là 754,8
tỷ đồng (chiếm 58,9%).
Bên cạnh việc tăng trưởng dư nợ thì tình hình nợ quá hạn, nợ xấu cũng tăng theo
cụ thể trong năm 2016 nợ quá hạn là 48,2 tỷ đồng trong đó nợ nhóm 2 là 34,8 tỷ đồng
(chiếm 72,1%) và nợ xấu là 13,5 tỷ đồng (chiếm 27,9%). Năm 2017 nợ quá hạn là 65,4
tỷ đồng trong đó nợ nhóm 2 là 43,8 tỷ đồng (chiếm 67,0%) và nợ xấu là 21,6 tỷ đồng
(chiếm 33,0%). Năm 2018 nợ quá hạn là 67,2 tỷ đồng trong đó nợ nhóm 2 là 39,9 tỷ
đồng (chiếm 59,4%) và nợ xấu là 27,3 tỷ đồng (chiếm 40,6%).


12

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Thanh Bình, tỉnh
Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2018
ĐVT: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2016
Số tiền

1. Theo kỳ hạn
Ngắn hạn
Trung dài hạn
2. Theo loại khách hàng
KHDN
KHCN
3. Nợ quá hạn

Nợ nhóm II
Nợ xấu
4. Tỷ lệ nợ quá hạn (%)
5. Tỷ lệ nợ xấu (%)

1.040,5
712,9
327,6
1.040,5
410,0
630,5
48,2
34,8
13,5
4,6
1,3

Tỷ
trọng
100,0
68,5
31,5
100,0
39,4
60,6
100,0
72,1
27,9

Năm 2017

Số tiền
1.200,5
754,2
446,3
1.200,5
487,4
713,1
65,4
43,8
21,6
5,5
1,8

Tỷ
trọng
100,0
62,8
37,2
100,0
40,6
59,4
100,0
67,0
33,0

Năm 2018
Số tiền
1.281,5
697,5
584,0

1.281,5
526,7
754,8
67,2
39,9
27,3
5,2
2,1

Tỷ
trọng
100,0
54,4
45,6
100,0
41,1
58,9
100,0
59,4
40,6

Nguồn: NHNo&PTNT huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (2016, 2017, 2018)
Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2016 là 4,6%, năm 2017 là 5,5% và năm 2018 là 5,2%, tỷ lệ
này vượt quá mức cho phép là 5% cho thấy việc kiểm soát nợ quá hạn của chi nhánh
chưa hiệu quả. Tỷ lệ nợ xấu năm 2016 là 1,3%, năm 2017 là 1,8% và năm 2018 là 2,1%,
mặc dù tỷ lệ này nhỏ hơn mức cho phép là 3% nhưng lại có xu hướng tăng trong giai
đoạn 2016 - 2018 cho thấy việc kiểm soát và xử lý nợ xấu của chi nhánh chưa tốt, nợ cũ


chưa xử lý xong thì nợ ở các nhóm khác lại phát sinh nhảy nhóm và chuyển sang nợ xấu.

2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Tình hình thu nhập: tổng thu nhập năm 2016 là 109,3 tỷ đồng, năm 2017 là 121,0
tỷ đồng, tăng 10,8% (tăng 11,8 tỷ đồng), năm 2018 là 136,5 tỷ đồng, tăng 12,8% (tăng
15,5 tỷ đồng). Cụ thể thu nhập từ hoạt động tín dụng năm 2016 là 100,6 tỷ đồng, năm
2017 là 109,8 tỷ đồng tăng 9,2% (tương đương 9,2 tỷ đồng), năm 2018 là 122,9 tỷ đồng
tăng 11,9% (tương đương 13,1 tỷ đồng); thu nhập từ hoạt động dịch vụ năm 2016 là 2,2
tỷ đồng, năm 2017 là 2,5 tỷ đồng tăng 10,8% (tương đương 0,2 tỷ đồng), năm 2018 là


×