Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

NGUYỄN THÙY TRANG PHÂN TÍCH DANH mục THUỐC sử DỤNG tại BỆNH VIỆN đa KHOA hợp lực, TỈNH THANH hóa năm 2017 LUẬN văn dược sỹ CHUYÊN KHOA i hà nội 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 78 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THÙY TRANG

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HỢP LỰC, TỈNH THANH HÓA NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA I

HÀ NỘI 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THÙY TRANG

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HỢP LỰC, TỈNH THANH HÓA NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA I
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ: CK 60720412
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà
Thời gian thực hiện: 15/6/2018 – 15/10/2018

HÀ NỘI 2019


LỜI CẢM ƠN


Để hồn thành luận văn này tơi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy
cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân.
Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà - cô giáo mẫu mực và là tấm gương sáng cho
tôi từ ngày học đại học, đồng thời là người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình và truyền đạt những kinh nghiệm nghiên cứu q báu cho tơi trong suốt
q trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà
Nội đã dạy dỗ và tạo điều kiện cho tôi được học tập và rèn luyện trong suốt
những năm qua.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, Trường
Cao Đẳng Y Dược Hợp Lực nơi tôi đang công tác và thực hiện đề tài đã tạo
điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt q trình cơng tác, học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã ln sát cánh, tạo động lực và niềm tin để tôi yên tâm học tập và
hoàn thành đề tài.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2018

Nguyễn Thùy Trang


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT

Nội dung đầy đủ

Chữ viết tắt

1


BV

Bệnh viện

2

BHYT

Bảo hiểm y tế

3

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

4

BYT

Bộ Y Tế

5

DMT

Danh mục thuốc

6


GTSD

Giá trị sử dụng

7

Generic

Tên chung quốc tế

8

HĐT & ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

9

KST, CNK

Ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

10

MHBT

Mơ hình bệnh tật

11


SKM

Số khoản mục

12

TDDL

Tác dụng dược lý

13

TGN, HTT & TC

Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất

14

TT

Thông tư

15

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1.

Ma trận ABC/VEN

8

Bảng 1.2.

Mơ hình bệnh tật của BVĐK Hợp Lực tỉnh Thanh

15

Hóa năm 2017
Bảng 2.3.

Nhóm biến số mô tả về cơ cấu danh mục thuốc sử

19 - 20

dụng theo một số chỉ tiêu
Bảng 2.4.

Nhóm biến số mô tả về cơ cấu danh mục thuốc sử


21

dụng theo phương pháp ABC/VEN
Bảng 3.5.

Thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

Bảng 3.6.

Thuốc sử dụng theo phân nhóm tác dụng dược lý của

27 - 28
30

nhóm điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn
Bảng 3.7.

Thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ

31

Bảng 3.8.

Thuốc tân dược nhập khẩu so với danh mục Thông tư

32

10/2016/TT-BYT
Bảng 3.9.


Thuốc sử dụng theo phân loại thuốc đơn thành phần,

32

đa thành phần
Bảng 3.10. Thuốc sử dụng theo biệt dược gốc và thuốc generic

33

Bảng 3.11. Thuốc sử dụng theo đường dùng

34

Bảng 3.12. Thuốc sử dụng cần quản lý đặc biệt

35

Bảng 3.13. Thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC

36

Bảng 3.14. Thuốc hạng A theo tác dụng dược lý

37

Bảng 3.15. 10 thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất trong danh mục

39



thuốc sử dụng
Bảng 3.16. Thuốc sử dụng theo phân tích VEN

40

Bảng 3.17. Thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN

42

Bảng 3.18. Thuốc sử dụng theo mức độ cần giám sát trong ma

42

trận ABC/VEN
Bảng 3.19

Tiểu nhóm AE theo tác dụng dược lý

44

Bảng 3.20

Tiểu nhóm AN theo tác dụng dược lý

45

Bảng 3.21. Các thuốc trong tiểu nhóm AN

45



DANH MỤC CÁC HÌNH
STT hình
Hình 1.1.

Tên hình
Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu

Trang
18


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN ...................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về danh mục thuốc bệnh viện ....................................................... 3
1.1.1. Khái niệm về danh mục thuốc bệnh viện ..................................................... 3
1.1.2. Các căn cứ pháp lý để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện ....................... 3
1.2. Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc ................................................ 4
1.2.1. Phương pháp phân tích sử dụng thuốc theo nhóm điều trị .......................... 4
1.2.2. Phương pháp phân tích ABC ....................................................................... 5
1.2.3. Phân tích VEN.............................................................................................. 6
1.2.4. Phương pháp phân tích ma trận ABC/VEN ................................................. 8
1.3. Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam ............................... 8
1.3.1. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc .......................................................................... 8
1.3.2. Phân tích ABC, VEN tại một số bệnh viện ở Việt Nam ............................ 12
1.4. Một vài nét về bệnh viện đa khoa Hợp Lực, tỉnh Thanh Hóa và thực trạng
về vấn đề sử dụng thuốc tại bệnh viện ................................................................. 13
1.4.1. Giới thiệu về bệnh viện đa khoa Hợp Lực, tỉnh Thanh Hóa ...................... 13
1.4.2. Mơ hình bệnh tật của Bệnh viện đa khoa Hợp Lực tỉnh Thanh Hóa năm

2017 ...................................................................................................................... 14
1.4.3. Một vài nét về sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Hợp lực tỉnh Thanh
Hóa ....................................................................................................................... 16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 17
2.1. Đối tượng, phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................ 17
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 17
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.............................................................. 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 17
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 17
2.2.2. Tóm tắt thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 17


2.2.3. Các biến số nghiên cứu .............................................................................. 19
2.3. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 21
2.3.1. Nguồn thu thập ........................................................................................... 21
2.3.2. Phương pháp thu thập ................................................................................ 21
2.4. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................................. 23
2.4.1. Xử lý số liệu ............................................................................................... 23
2.4.2. Phương pháp phân tích............................................................................... 24
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 27
3.1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực
tỉnh Thanh Hóa năm 2017 theo một số chỉ tiêu. .................................................. 27
3.1.1. Thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý .............................................. 27
3.1.2. Thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ ..................................................... 30
3.1.3. Thuốc sử dụng đơn thành phần, đa thành phần ......................................... 32
3.1.4. Thuốc sử dụng theo biệt dược gốc và thuốc generic ................................. 33
3.1.5. Thuốc sử dụng theo đường dùng................................................................ 34
3.1.6. Thuốc sử dụng cần quản lý đặc biệt ........................................................... 34
3.2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa Hợp Lực, tỉnh
Thanh Hóa năm 2017 theo phương pháp phân tích ABC/VEN .......................... 35

3.2.1. Thuốc sử dụng theo phân tích ABC ........................................................... 36
3.2.2. Thuốc sử dụng theo phân tích VEN ........................................................... 40
3.2.3. Thuốc sử dụng theo phân tích ma trận ABC/VEN .................................... 41
Chương 4. BÀN LUẬN ....................................................................................... 47
4.1. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực tỉnh
Thanh Hóa năm 2017 theo một số chỉ tiêu. ......................................................... 47
4.1.1. Về thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý ......................................... 47
4.1.2. Về thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ................................................ 49
4.1.3. Về thuốc sử dụng đơn thành phần, đa thành phần ..................................... 50
4.1.4. Về thuốc sử dụng theo biệt dược gốc và thuốc generic ............................. 51


4.1.5. Về thuốc sử dụng theo đường dùng ........................................................... 52
4.1.6. Về thuốc sử dụng cần quản lý đặc biệt ...................................................... 53
4.2. Về phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa Hợp Lực,
tỉnh Thanh Hóa năm 2017 theo phương pháp phân tích ABC/VEN ................... 55
4.2.1. Về thuốc sử dụng theo phân tích ABC ...................................................... 55
4.2.2. Về thuốc sử dụng theo phân tích VEN ...................................................... 57
4.2.3. Về thuốc sử dụng theo phân tích ma trận ABC/VEN và cơ cấu thuốc
AN, AE theo tác dụng dược lý ............................................................................. 57
4.3. Một số hạn chế của đề tài .............................................................................. 59
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................. 60


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh và là một trong những nhân tố
quan trọng nhất trong hệ thống y tế nhằm hoàn thành mục tiêu chăm sóc sức
khỏe tồn dân. Để thực hiện được mục tiêu này thì cơng tác sử dụng thuốc
hợp lý, an tồn và tiết kiệm tại bệnh viện đóng vai trò rất quan trọng.
Cùng với sự phát triển nền kinh tế của nước ta những năm gần đây thì

thị trường dược phẩm cũng ngày càng phong phú cả về chủng loại lẫn nhà
cung cấp. Điều này đã góp phần đảm bảo việc cung ứng thuốc có chất lượng
với giá cả ổn định. Tuy nhiên nó cũng gây khó khăn cho việc lựa chọn thuốc
sử dụng phù hợp tại các cơ sở y tế. Thực tế là hiện nay có rất nhiều bất cập
vẫn đang tồn tại trong sử dụng thuốc tại bệnh viện như lạm dụng kháng sinh,
ưu tiên thuốc ngoại nhập, sử dụng thuốc đắt tiền… Đặc biệt trong giai đoạn
hiện nay các bệnh viện chuẩn bị bước sang giai đoạn tự chủ hồn tồn, do đó
việc sử dụng thuốc càng phải được quan tâm nhằm làm giảm chi phí y tế cho
bệnh viện.
Bệnh viện đa khoa Hợp Lực tỉnh Thanh Hóa được thành lập từ năm
2005, là một bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh ngồi cơng lập với quy mơ 800
giường bệnh. Bệnh viện được đánh giá là bệnh viện ngồi cơng lập có quy mơ
và chất lượng tốt nhất khu vực Bắc - Miền Trung thực hiện chức năng khám
chữa bệnh tương đương bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Với quy mơ và
chức năng quan trọng, cùng với nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của
người dân nhưng công tác lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện vẫn gặp
nhiều khó khăn. Hơn nữa cho đến nay bệnh viện chưa có nhiều nghiên cứu về
danh mục thuốc, cụ thể năm 2015 đề tài “Phân tích tình hình sử dụng thuốc
tại bệnh viện Đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa năm 2014” của DSCK I Nguyễn
Ngọc Hương mới chỉ đề cập đến cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh
viện, chưa triển khai phân tích VEN hay ma trận ABC/VEN. Từ đó đến nay
bệnh viện chưa thực hiện thêm nghiên cứu nào về phân tích danh mục thuốc.

1


Chính vì vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình lập kế hoạch
cung ứng thuốc và quản lý sử dụng thuốc của bệnh viện, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa
khoa Hợp Lực, tỉnh Thanh Hóa năm 2017” với 2 mục tiêu:

1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa Hợp
Lực tỉnh Thanh Hóa năm 2017 theo một số chỉ tiêu.
2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực
tỉnh Thanh Hóa năm 2017 theo phương pháp phân tích ABC và VEN.
Từ các kết quả nghiên cứu, nhằm đưa ra các kiến nghị để tăng cường
việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả trong Bệnh viện.

2


Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về danh mục thuốc bệnh viện
1.1.1. Khái niệm về danh mục thuốc bệnh viện
Danh mục thuốc sử dụng là kết quả của các hoạt động trong chu trình
cung ứng thuốc.
Hoạt động sử dụng thuốc trong bệnh viện là một trong những bốn bước
của chu trình cung ứng thuốc - một chu trình khép kín gồm 4 hoạt động chính
là chẩn đốn, kê đơn, cấp phát và tuân thủ điều trị. Cả 4 hoạt động nói trên
đều có vai trị quan trọng, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau, hoạt động
trước là tiền đề cho hoạt động sau phát triển. Đảm bảo hoạt động sử dụng
thuốc tại bệnh viện là triển khai thực hiện tốt bốn khâu trên của chu trình sử
dụng thuốc [1].
DMT có nhiều khái niệm khác nhau. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới
(WHO): DMT bệnh viện là một danh sách các thuốc đã được lựa chọn và phê
duyệt để sử dụng trong bệnh viện [22].
Một danh mục thuốc bệnh viện được xây dựng tốt sẽ mang lại những
lợi ích sau đây:
- Loại bỏ được các thuốc khơng an tồn và kém hiệu quả.
- Lựa chọn các thuốc có
chất lượng, giá cả hợp lý

- Giảm chi phí do giảm số lượng thuốc mua sắm
- Cung cấp thông tin thuốc tập trung và có trọng tâm dựa trên cơ sở
danh mục thuốc bệnh viện [25].
1.1.2. Các căn cứ pháp lý để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
- Danh mục thuốc được ban hành kèm Thông tư số 40/2014/TT-BYT
ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng BYT về việc ban hành và hướng dẫn
thực hiện DMT tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế [8].

3


- Danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần thứ VI được ban hành theo
thông tư số 45/2013/TT-BYT ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y
tế. Danh mục này gồm 466 thuốc hay hoạt chất dưới tên chung quốc tế, không
đưa tên riêng chế phẩm, được sắp xếp thành 29 nhóm tác dụng chính [6].
- Thơng tư số 01-2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/01/2012 của Bộ Y tế
về việc hướng dẫn một số nội dung trong đấu thầu mua sắm thuốc tại các đơn
vị có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, quỹ BHYT và các
nguồn thu hợp pháp [3].
- Thông tư số 10/2016/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc
sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu điều trị. Danh mục được xây dựng trên
nguyên tắc các thuốc sản xuất tại các đơn vị trong nước đáp ứng tiêu chí kỹ
thuật, giá cả hợp lý và có khả năng đảm bảo cung cấp cho các cơ sở điều trị
trên cả nước. Thông tư quy định 146 hoạt chất mà các cở sở trong nước đã
đáp ứng tiêu chí trên vì vậy đối với các hoạt chất này đơn vị khám chữa bệnh
nên ưu tiên sử dụng nhóm hàng sản xuất trong nước [10].
1.2. Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc
Một số công cụ để đánh giá thực trạng vấn đề sử dụng thuốc trong bệnh
viện hiện nay là phương pháp phân tích sử dụng thuốc theo nhóm điều trị,
phân tích ABC, phân tích VEN. Từ đó HĐT & ĐT xác định các vấn đề,

nguyên nhân liên quan đến sử dụng thuốc và lựa chọn các giải pháp can thiệp
phù hợp [5].
1.2.1. Phương pháp phân tích sử dụng thuốc theo nhóm điều trị
- Ý nghĩa: Phương pháp phân tích nhóm điều trị giúp:
+ Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi
phí nhiều nhất.
+ Trên cơ sở thơng tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử
dụng thuốc bất hợp lý.

4


+ Xác định những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu
thụ khơng mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể.
+ HĐT & ĐT lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong
các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế.
Kết quả một số ít nhóm thuốc điều trị có chi phí cao, chiếm phần lớn
chi phí sử dụng. Có thể tiến hành các phân tích cụ thể hơn cho mỗi nhóm điều
trị có chi phí cao để xác định những thuốc đắt tiền và liệu pháp điều trị thay
thế có chi phí hiệu quả cao [5].
1.2.2. Phương pháp phân tích ABC
- Khái niệm: Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan
lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí phân định ra những thuốc nào chiếm
tỷ lệ lớn nhất trong chi phí dành cho mua thuốc bệnh viện [5].
- Các bước tiến hành phân tích ABC:
1. Liệt kê các sản phẩm thuốc.
2. Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc:
a) Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu
sản phẩm có giá thay đổi theo thời gian);
b) Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại BV.

3. Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng
sản phẩm. Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm thuốc.
4. Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của
mỗi sản phẩm thuốc chia cho tổng số tiền.
5. Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần.
6. Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm; bắt
đầu với sản phẩm số 1, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.
7. Phân hạng sản phẩm như sau:
a) Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 - 80 % tổng giá trị tiền;
b) Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 - 20 % tổng giá trị tiền;

5


c) Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 - 10 % tổng giá trị tiền.
8. Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 - 20% tổng số sản phẩm,
hạng B chiếm 10 - 20% và còn lại là hạng C chiếm 60 - 80%.
9. Kết quả thu được có thể trình bày dưới dạng đồ thị bằng cách đánh
dấu phần trăm của tổng giá trị tích lũy vào cột dọc hay trục tung của đồ thị và
số sản phẩm (tương đương giá trị tích lũy này) trên cột ngang hay trục hoành
của đồ thị [5].
- Mục đích của phân tích ABC: Phân tích ABC có thể ứng dụng các
số liệu tiêu thụ cho chu kỳ trên 1 năm hoặc ngắn hơn. Từ kết quả thu được
bằng phân tích ABC có thể:
+ Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà có chi
phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường. Thơng tin này được sử
dụng để: lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn, tìm ra
những liệu pháp điều trị thay thế, thương lượng với nhà cung cấp để mua
được thuốc với giá thấp hơn.
+ Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức

khỏe của cộng đồng và từ đó phát hiện những vấn đề chưa hợp lý trong sử
dụng thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với MHBT.
+ Xác định phương thức mua các thuốc khơng có trong danh mục thuốc
thiết yếu của BV.
Tóm lại ưu điểm chính của phân tích ABC là giúp xác định phần lớn
ngân sách được chi trả cho những thuốc nào, nhược điểm chính của phương
pháp này là không cung cấp được thông tin để so sánh những thuốc có hiệu
lực khác nhau [22].
1.2.3. Phân tích VEN
- Khái niệm: Là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua
sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí khơng đủ để mua
toàn bộ các loại thuốc như mong muốn.

6


- Trong phân tích ABC thuốc được phân thành 3 hạng mục cụ thể:
+ Thuốc V (Vital drugs)
+ Thuốc E (Essential drugs)
+ Thuốc N (Non - Essential drugs)
- Các bước thực hiện phân tích VEN:
1. Từng thành viên Hội đồng sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại V, E và N
2. Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống nhất, sau
đó, Hội đồng sẽ:
3. Lựa chọn và loại bỏ những phương án điều trị trùng lặp.
4. Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại bỏ
những thuốc này trong trường hợp không còn nhu cầu điều trị.
5. Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E trước
nhóm N và bảo đảm thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an tồn.
6. Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ

hơn nhóm N [5].
- Ý nghĩa của phương pháp phân tích VEN:
Phương pháp phân tích VEN giúp cho việc lựa chọn những thuốc cần
ưu tiên việc lựa chọn mua thuốc và sử dụng trong hệ thống, quản lý hàng tồn
kho và xác định sử dụng thuốc với giá cả phù hợp cụ thể.
+ Việc lựa chọn thuốc: Các thuốc V và E nên được đưa ra ưu tiên lựa
chọn, đặc biệt khi ngân sách hạn hẹp.
+ Về mua sắm thuốc: Các thuốc V và E cần phải được kiểm soát
thường xuyên khi đặt hàng và dự trữ thường xuyên các thuốc này và giảm dự
trữ những thuốc khơng cần thiết. Nếu ngân sách khơng hạn hẹp thì việc sử
dụng phân tích VEN được đảm bảo số lượng các thuốc V và E phải được mua
đủ trước tiên. Sau khi tiến hành phân tích thì sẽ phải lựa chọn nhà cung cấp
đáng tin cậy để mua các thuốc thiết yếu. Đối với nhà cung cấp mới thì có thể
thử bằng cách ký kết hợp đồng các thuốc không thiết yếu [22].

7


1.2.4. Phương pháp phân tích ma trận ABC/VEN
Khi phân tích VEN đã được thực hiện thì nên kết hợp với phân tích
ABC để xác định mối quan hệ giữa các thuốc chi phí cao nhưng có mức độ ưu
tiên thấp. Đặc biệt là hạn chế hoặc xóa bỏ các thuốc nhóm N, nhưng lại có chi
phí cao ở nhóm A. Trong phân tích ABC sự kết hợp phân tích VEN và ABC
sẽ tạo thành ma trận ABC/VEN.
Ma trận phân tích ABC/VEN được mô tả trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Ma trận ABC/VEN
Nhóm

A


B

C

V

AV

BV

CV

E

AE

BE

CE

N

AN

BN

CN

Phân loại thành 3 nhóm: Nhóm I: AV, BV, CV, AE, AN; Nhóm II: BE,
CE, BN; Nhóm III: CN. Các nhóm được yêu cầu giám sát với mức độ khác

nhau. Nhóm I giám sát với mức độ cao hơn, thuốc nhóm II mức độ giám sát
thấp hơn. Đặc biệt đối với thuốc khơng thiết yếu nhưng có chi phí cao (AN)
thì cần hạn chế hoặc xóa bỏ khỏi DMT [23].
1.3. Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam
1.3.1. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc
1.3.1.1. Về cơ cấu nhóm tác dụng
Thuốc là một trong những thành phần không thể thiếu trong hoạt động
khám chữa bệnh tại các bệnh viện. Thuốc được sử dụng phù hợp với chẩn
đoán và điều trị là một trong những yêu cầu quan trọng trong hoạt động của
các cơ sở y tế. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có sự mất cân đối trong sử dụng
các thuốc kháng sinh và các thuốc hỗ trợ, điều trị triệu chứng.
Hiện nay BYT đã ban hành Thông tư 40/TT-BYT ngày 17/11/2014 về
DMT tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT làm nền tảng để các
cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng DMT sử dụng đa dạng về nhóm thuốc.

8


Khảo sát tại một số BVĐK tuyến tỉnh, DMT sử dụng rất đa dạng về
nhóm TDDL. Cụ thể, theo Nguyễn Thị Thanh Huyền và cộng sự tại BVĐK
tỉnh Bắc Giang năm 2016 thì DMT tân dược gồm 473 khoản mục chia 25/27
nhóm TDDL. Trong đó nhóm điều trị KST, CNK có giá trị sử dụng lớn nhất,
chiếm 25,7% tổng GTSD và cũng là nhóm có SKM lớn nhất (18,2%) [15].
Cũng theo khảo sát của Đinh Thị Huyền Trang và cộng sự tại BVĐK tỉnh Lạng
Sơn năm 2016 thì DMT tân dược gồm 408 khoản mục (235 hoạt chất), phân
thành 21/27 nhóm thuốc điều trị, trong đó nhóm thuốc điều trị KST, CNK là
nhóm thuốc nhiều nhất về cả số lượng khoản mục (21,0%) và giá trị (28,2%)
[20]. Kết quả trên cũng tương đồng với nghiên cứu của Bùi Hoàng Dương tại
BVĐK tỉnh Hà Tĩnh năm 2016, DMT gồm 888 khoản mục thuốc tương ứng
với 26 nhóm TDDL và nhóm điều trị KST, CNK có giá trị sử dụng lớn nhất,

chiếm 39,88% tổng GTSD và nhóm có SKM lớn nhất (18,47%) [12].
Có thể thấy phần lớn các kết quả nghiên cứu tại BVĐK tuyến tỉnh thì
những năm gần đây cho thấy các BV sử dụng rất đa dạng các thuốc điều trị,
tuy nhiên có một điểm chung là nhóm thuốc điều trị KST, CNK là ln có số
lượng và giá trị sử dụng lớn nhất. Kết quả trên có thể phản ánh xu hướng bệnh
nhiễm khuẩn vẫn đang chiếm ưu thế, tuy nhiên việc sử dụng nhiều nhóm
thuốc, nhiều kháng sinh như vậy đòi hỏi các nhà quản lý phải có giải pháp để
quản lý sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
1.3.1.2. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc
Năm 2012, Cục Quản lý Dược đã tổ chức diễn đàn “Người Việt Nam
ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” giai đoạn 2012 - 2020. Đây là một trong những
giải pháp quan trọng hỗ trợ nghành Dược phát triển bền vững, đảm bảo nguồn
cung ứng thuốc cho nhân dân và không bị lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu [4].
Giá thuốc nhập khẩu cao là hàng rào lớn cho bệnh nhân trong việc tiếp cận
thuốc để điều trị và nâng cao sức khỏe. Trong khi đó thuốc sản xuất trong nước
đã ngày càng đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu điều trị với hơn 500 hoạt chất [9].

9


Ở Việt Nam, các kết quả phân tích cho thấy thuốc nhập khẩu thường
chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu tiền thuốc sử dụng. Cụ thể, tại BVĐK
tỉnh Bắc Giang năm 2016, thuốc sản xuất trong nước được sử dụng chiếm
40,2% về khoản mục nhưng GTSD chỉ chiếm 26,2%; thuốc nhập khẩu chiếm
59,8% về khoản mục tương ứng 73,8% về giá trị [15]. Tại BVĐK tỉnh Lạng
Sơn năm 2016, thuốc nhập khẩu chiếm 53,9% SKM và tương ứng chiếm
68,8% về giá trị [20]. Kết quả trên cũng tương đồng với nghiên cứu về DMT
tại BVĐK tỉnh Thanh Hóa năm 2015 của Trần Lê Thu và cộng sự, thuốc nhập
khẩu chiếm tới 67,8% SKM và tương ứng với 69,6% GTSD [18].
Nguyên nhân của việc thuốc nhập khẩu vẫn đang chiếm tỷ trọng cao

trong DMT tại các bệnh viện tuyến tỉnh bởi vì phần lớn người dân và thầy
thuốc ở những tuyến y tế cao vẫn có thói quen dùng thuốc ngoại đắt tiền để
chữa bệnh. Trong khi đó thuốc sản xuất tại Việt Nam có giá thành rẻ hơn
nhưng chưa được quan tâm đúng mức.
1.3.1.3. Cơ cấu thuốc đơn thành phần - đa thành phần
Thông tư 21/2013/TT-BYT của BYT quy định ưu tiên sử dụng thuốc
dạng đơn chất. Đối với thuốc dạng phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài
liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên
một quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu
quả, tính an tồn hoặc tiện dụng so với dạng đơn chất.
Khảo sát tại một số BV thấy tỷ lệ thuốc đơn thành phần có số lượng và
giá trị chiếm tỷ lệ cao trong DMT sử dụng. Cụ thể, tại BV Đa khoa tỉnh Lạng
Sơn năm 2016, thuốc đơn thành phần chiếm 82,1% số khoản mục và 79,6%
giá trị sử dụng [20]. Các bệnh viện khác cũng cho kết quả tương tự như
BVĐK II Lâm Đồng năm 2016, thuốc đơn thành phần chiếm 78,03% SKM
tương ứng 60,05% giá trị [13]. Tại BVĐK tỉnh Thanh Hóa năm 2015 kết quả
tỷ lệ thuốc đơn thành phần thậm chí còn cao hơn cả về số lượng và GTSD,

10


KM chiếm 90,1%, GTSD chiếm 94,4% [18]. Điều này cho thấy các BV đã
quan tâm đến việc ưu tiên sử dụng thuốc dạng đơn chất.
1.3.1.4. Cơ cấu thuốc sử dụng theo biệt dược gốc và thuốc generic
Thuốc biệt dược gốc là những thuốc đã có bằng chứng về chất lượng,
an toàn và hiệu quả điều trị, được Bộ Y tế ban hành trong “DMT biệt dược
gốc”. Thuốc generic có giá thành rẻ hơn so với các thuốc biệt dược gốc vì vậy
tại Thơng tư 21/2013/TT-BYT của BYT quy định ưu tiên sử dụng thuốc
generic [5]. Do đó, việc tăng cường sử dụng thuốc generic được khuyến khích
trong trường hợp có thể thay thế cho một mục đích điều trị với điều kiện

tương đương sinh học.
Theo nghiên cứu của Đinh Thị Huyền Trang năm 2016 tại BVĐK tỉnh
Lạng Sơn danh mục thuốc của bệnh viện chủ yếu là các thuốc generic chiếm
93.1% SKM và 94.7% tổng GTSD [20].
Kết quả này khá tương đồng với kết quả nghiên cứu ở một số bệnh viện
đa khoa tỉnh khác như BVĐK Bà Rịa năm 2015, thuốc generic chiếm 82.1%
về số lượng và 73,54% GTSD [14]. Bệnh viện II Lâm Đồng năm 2016, thuốc
generic chiếm tỷ lệ 84,73% SKM và 74, 05% GTSD [13].
Các kết quả này cho thấy các BV tuyến tỉnh đã ưu tiên lựa chọn thuốc
generic phù hợp với tiêu chí mà BYT đưa ra trong việc lựa chọn thuốc sử
dụng tại bệnh viện.
1.3.1.5. Tình hình sử dụng thuốc theo đường dùng
BYT ban hành thông tư 23/2011/TT-BYT quy định hướng dẫn sử dụng
thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh. Theo đó, BV căn cứ vào tình trạng
người bệnh, mức độ bệnh lý để lựa chọn đường dùng thuốc thích hợp. Bệnh
nhân chỉ dùng đường tiêm khi không uống được hoặc khi sử dụng thuốc theo
đường uống không đáp ứng yêu cầu điều trị [2].
Nghiên cứu phân tích danh mục thuốc của Lương Quốc Tuấn và cộng
sự tại BV Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An năm 2016, thuốc đường tiêm truyền

11


được dùng nhiều nhất, chiếm tới 41,35% SKM và 77,98% chi phí sử dụng
thuốc [19]. Tại BVĐK tỉnh Bắc Giang năm 2016 thuốc sử dụng đường
tiêm/tiêm truyền chiếm tỷ lệ cao nhất tương ứng 49,3% SKM và 64,7%
GTSD [15]. Ở BVĐK tỉnh Lạng Sơn cũng kết quả SKM thuốc đường
tiêm/tiêm truyền mặc dù có số loại thuốc ít hơn nhóm thuốc đường uống
nhưng lại chiếm GTSD lớn nhất lên tới 60.5% [20]. Như vậy, thực trạng
chung ở các BV tuyến tỉnh tỷ lệ thuốc sử dụng đường tiêm truyền còn rất cao.

1.3.2. Phân tích ABC, VEN tại một số bệnh viện ở Việt Nam
Tại Việt Nam việc phân tích ABC đã được quy định tại thông tư số
21/2013/TT-BYT, là một trong những phương pháp phân tích để phát hiện
vấn đề sử dụng thuốc, cung cấp dữ liệu quan trọng để HĐT & ĐT xây dựng
DMT của BV. Hiện nay việc áp dụng phân tích ABC/VEN khơng chỉ tập
trung ở các BV tuyến trung ương nữa mà còn được áp dụng ở nhiều BV tuyến
huyện. Tuy vậy việc áp dụng ABC/VEN tại các bệnh viện vẫn còn nhiều hạn
chế. Trong khi đó, việc thực hiện phân tích ABC, VEN đã cung cấp một mức
độ tin cậy về tính khách quan trong việc phân tích các chi tiêu về cung cấp
thuốc, giúp giảm thiểu và loại bỏ các vấn đề đã phát sinh trước đó trong q
trình mua sắm.
Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự đã nhận thấy các
BV đã mua sắm tương đối tập trung vào các thuốc được sử dụng nhiều nhất
trong điều trị (sử dụng 70% tổng kinh phí để mua sắm 11,2% - 13,1% SKM
thuốc). Đây là các thuốc có giá trị và số lượng sử dụng lớn trong BV. Chính
vì thế cần ưu tiên trong mua sắm đồng thời quản lý chặt chẽ các thuốc thuộc
nhóm A này [17].
Năm 2012, Huỳnh Hiền Trung đã dùng phân tích ABC/VEN là một
tiêu chí để đánh giá sự cải thiện trong can thiệp cải thiện chất lượng DMT tại
bệnh viện 115. Theo đó số lượng thuốc, nhóm I (AV, AE, AN, BV, CV) là
nhóm cần đặc biệt quan tâm vì sử dụng nhiều ngân sách hoặc cần cho điều trị,

12


đã thay đổi từ 14.8% trước can thiệp xuống còn 9.1% sau khi can thiệp.
Nhóm III ít quan trọng nhưng chiếm tỷ lệ 27.9% theo số lượng, sau can thiệp
còn 5% và có 82 hoạt chất được loại khỏi DMT [21].
Năm 2016 nhóm chuyên gia của dự án giz (Hợp tác phát triển Việt
Nam - Cộng hoà Đức) đã tiến hành phân tích ABC, phân tích VEN để phân

tích thuốc đã sử dụng năm 2015 tại 04 bệnh viện huyện Tiền Hải, Đơng Hưng
tỉnh Thái Bình và bệnh viện huyện Nga Sơn, Bá Thước tỉnh Thanh Hoá. Kết
quả đánh giá cho thấy cơ cấu thuốc V, E, N của bốn bệnh viện chưa hợp lý
gồm: Thuốc N chiếm 26,10% - quá nhiều; Tiền thuốc N có trong tốp 5 thuốc
có chi phí cao nhất tại bệnh viện quá cao - chiếm 34,7% chi phí cho tốp 5
thuốc. Chi phí cho thuốc VA, EA, NA chưa hợp lý. Nhóm thuốc NA còn
chiếm tỉ lệ cao 22,91% - điều này cho thấy lựa chọn và sử dụng thuốc còn quá
bất hợp lý tại BV [11].
Vấn đề sử dụng thuốc trong các bệnh viện nước ta đang tồn tại nhiều vấn
đề bất cập cần có những biện pháp can thiệp. Để khắc phục điều này, BYT đã
ban hành thông tư hướng dẫn sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế có giường bệnh
[2]. Cùng với thông tư 21/2013/BYT về Tổ chức hoạt động của HĐT & ĐT đã
trở thành những căn cứ pháp lý quan trọng để các bệnh viện phân tích sử dụng
thuốc nhằm điều chỉnh quá trình sử dụng thuốc được hợp lý hơn.
1.4. Một vài nét về bệnh viện đa khoa Hợp Lực, tỉnh Thanh Hóa
và thực trạng về vấn đề sử dụng thuốc tại bệnh viện
1.4.1. Giới thiệu về bệnh viện đa khoa Hợp Lực, tỉnh Thanh Hóa
Bệnh viện đa khoa Hợp lực tỉnh Thanh Hóa là bệnh viện ngồi cơng lập
đầu tiên tại Thanh Hóa, được thành lập năm 2005 với quy mô ban đầu 200
giường bệnh. Trải qua 4 lần tăng giường, hiện nay bệnh viện ổn định với 800
giường bệnh. Công suất sử dụng đạt 120 - 150%. Thơng tư 40/2015/TT-BYT
(Thơng tư 40) có hiệu lực từ 1/1/2016 (thay thế Thông tư số 37/2014), quy
định rõ về các cơ sở KCB BHYT ban đầu của 4 tuyến y tế thì Bệnh viện đa

13


khoa Hợp Lực được công nhận là bệnh viện đa khoa hạng II tuyến tỉnh, là cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến cuối của tỉnh.
Bệnh viện đa khoa Hợp lực tỉnh Thanh Hóa gồm 14 khoa lâm sàng

gồm: Khoa khám bệnh; Hồi sức cấp cứu; Thận lọc máu; Nội 1- nội tiết, cơ,
thận, khớp; Nội 2 - hô hấp, tiêu hóa, truyền nhiễm; Ngoại chấn thương sọ não;
Ngoại ổ bụng tổng hợp; Sản phụ khoa; Gây mê - phẫu thuật; Mắt; Răng hàm
mặt; Tai mũi họng; Thần kinh - phục hồi chức năng; Đông y. Cùng với 5 khoa
cận lâm sàng và 4 phòng chức năng. Năm 2017 BVĐK Hợp Lực đã trở thành
BV vệ tinh trong lĩnh vực ngoại khoa của BV Việt Đức. Tháng 8/2018 khoa
ung bướu của BV sẽ chính thức khánh thành và đi vào hoạt động với chỉ tiêu
quy mô giường bệnh được giao giai đoạn một là 100 giường. Ngồi ra theo lộ
trình thì đến cuối năm 2018 BVĐK Hợp Lực sẽ đưa vào hoạt động BVĐK
Quốc Tế tại khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa, dự kiến số giường bệnh là
300. BVĐK Hợp Lực hiện là BV tư nhân lớn nhất khu vực bắc miền trung, là
cơ sở khám chữa bệnh uy tín cho nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
1.4.2. Mô hình bệnh tật của Bệnh viện đa khoa Hợp Lực tỉnh
Thanh Hóa năm 2017
MHBT của bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, tỉnh Thanh Hóa năm 2017
được sử dụng theo phân loại theo ICD 10 (International Classification
Diseases - Hệ thống phân loại các bệnh tật theo quốc tế), đây là cơ sở quan
trọng cho HĐT & ĐT xây dựng phác đồ điều trị, lựa chọn và xây dựng DMT
bệnh viện. MHBT của BV đựợc trình bày trong Bảng 1.2.

14


Bảng 1.2 Mơ hình bệnh tật của BVĐK Hợp Lực tỉnh Thanh Hóa năm 2017
STT

Nhóm bệnh

Tần suất


Tỷ lệ %

1

Chương XIII: Bệnh cơ - xương và mô liên kết

29.278

12,64

2

Chương XV: Chửa, đẻ và sau đẻ

28.913

12,48

3

Chương X: Bệnh hệ hô hấp

24.351

10,51

4

Chương XI: Bệnh hệ tiêu hoá


23.834

10,29

5

Chương XIX: Chấn thương, ngộ độc và một số
hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài

22.375

9,66

6

Chương VI: Bệnh hệ thần kinh

16.680

7,20

7

Chương IX: Bệnh hệ tuần hoàn

16.024

6,92

8


Chương XXI: Yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng
sức khoẻ và việc tiếp xúc với cơ quan y tế

14.710

6,35

9

Chương XIV: Bệnh hệ tiết niệu - sinh dục

11.735

5,07

10

Chương XVI: Một số bệnh xuất phát trong thời
kì chu sinh

8.880

3,83

11

Chương I: Bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh vật

6.815


2,94

12

Chương IV: Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và
chuyển hoá

5.621

2,43

13

Chương VIII: Bệnh tai và xương chũm

4.902

2,12

14

Chương V: Rối loạn tâm thần và hành vi

4.185

1,81

15


Chương II: Khối u

3.771

1,63

16

Chương XII: Bệnh da và mô dưới da

3.107

1,34

17

Chương VII: Bệnh mắt và phần phụ
Các nhóm bệnh khác (4 chương)
Tổng cộng

2.939
3.502

1,27
1,51

231.622

100,00


MHBT của BVĐK Hợp Lực, tỉnh Thanh Hóa trong năm 2017 rất đa
dạng, phù hợp với mơ hình khám chữa bệnh của một BVĐK tuyến tỉnh.
Trong đó 5 nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là bệnh cơ - xương và mô liên kết
(12,64%); Chửa, đẻ và sau đẻ (12,48%); Bệnh hệ hô hấp (10,51%); Bệnh hệ

15


×