Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

HỒ THỊ cúc PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG kê đơn THUỐC CHO BỆNH NHÂN điều TRỊ NGOẠI TRÚ tại BỆNH VIỆN đa KHOA QUỲNH lưu TỈNH NGHỆ AN năm 2017 LUẬN văn dược sĩ CHUYÊN KHOA cấp i hà nội 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.27 KB, 85 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HỒ THỊ CÚC

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
CHO BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỲNH LƯU - TỈNH
NGHỆ AN NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HỒ THỊ CÚC

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
CHO BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỲNH LƯU - TỈNH
NGHỆ AN NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ: CK 60720412
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà
Thời gian thực hiện: 07/2018 - 11/2018

HÀ NỘI 2019




LỜI CẢM ƠN

Để được hoàn thành luận văn tốt nghiệp dược sỹ chuyên khoa cấp I, tôi
đã được Ban Giám hiệu nhà trường, các Thầy, Cô giáo trường Đại học Dược Hà
Nội tận tình giảng dạy và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trước hết, với lịng kính trọng nhiệt thành, em xin bày tỏ sự biết ơn sâu
sắc đến: PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà, đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức
cho em trong thời gian học tập.
Xin trân trọng cảm ơn, Ban Giám hiệu, phòng Sau Đại học, q Thầy
Cơ của trường Đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy tận tình và tạo điều kiện
cho em được học tập, nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp,
khoa Dược, phịng Kế tốn tài vụ, khoa khám bệnh, Bệnh viện đa khoa huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện cho tơi tham gia khóa học, cung
cấp số liệu và đóng góp các ý kiến quý báu cho tơi trong suốt q trình thực
hiện và hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp và những người thân đã luôn chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi
trong cuộc sống cũng như trong học tập!
Hà Nội, tháng 11 năm 2018
Học viên

HỒ THỊ CÚC


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................... 3

1.1. Quy chế kê đơn thuốc ngoại trú............................................................3
1.1.1. Một vài nét về hình thành Quy chế kê đơn thuốc................................3
1.1.2. Một số nguyên tắc khi kê đơn............................................................3
1.1.3. Quy định về hình thức kê đơn thuốc..................................................5
1.1.4. Quy định về nội dung kê đơn thuốc..................................................6
1.1.5. Một số chỉ số sử dụng thuốc...............................................................8
1.2. Thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú........................................................8
1.3. Một vài nét về Bệnh viện đa khoa Quỳnh Lưu và thực trạng kê đơn thuốc
ngoại trú.....................................................................................................12
1.3.1. Đặc điểm tình hình..........................................................................12
1.3.2. Mơ hình bệnh tật tại BVĐK Quỳnh Lưu năm 2017..........................13
1.3.3. Một vài nét về thực trạng kê đơn tại BVĐK Quỳnh Lưu .................14
1.4. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........16
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................ 16
2.2.

Phương pháp nghiên cứu.......................................................................16

2.2.1.Tóm tắt nội dung nghiên cứu.............................................................16
2.2.2.Các biến số nghiên cứu.....................................................................18
2.2.3.Mẫu nghiên cứu ................................................................................25
2.2.4.Phương pháp thu thập số liệu...........................................................27
2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..............................................27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................36
3.1. Khảo sát thực trạng thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú tại BVĐK
Quỳnh Lưu, Nghệ An...............................................................................36
3.1.1. Kết quả ghi thơng tin liên quan đến thủ tục hành chính của bệnh



Nhân........................................................................................................36
3.1.2. Thực hiện quy định ghi các thông tin liên quan đến bác sỹ kê đơn.....37
3.1.3.Thực hiện quy định ghi các thông tin liên quan đến thuốc và cách sử
dụng thuốc......................................................................................................38
3.2. Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú BHYT tại Bệnh viện
đa khoa Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.............................................................39
3.2.1. Phân bố nhóm bệnh theo ICD.10..........................................................39
3.2.2. Cơ cấu thuốc được kê...........................................................................41
3.2.3. Các chỉ số kê đơn cơ bản.....................................................................44
3.2.4. Số chẩn đốn trung bình trong đơn thuốc............................................45
3.2.5. Về sử dụng thuốc kháng sinh và vitamin.............................................46
3.2.6. Tỷ lệ phần trăm đơn có kê thuốc tiêm (trừ insulin).............................46
3.2.7Số kháng sinh trung bình trong 1 đơn thuốc có kê kháng sinh và tỷ lệ
phần trăm đơn kê có khán..............................................................................47
3.2.8. Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện.....................................................49
3.2.9. Tương tác, mức độ tương tác thuốc trong đơn....................................50
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Về thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa
Quỳnh Lưu, Nghệ An...................................................................................51
4.2. Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú tại
bệnh viện đa khoa Quỳnh Lưu, Nghệ An........................................55
4.3. Tương tác thuốc trong đơn
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU

Viết tắt


Tiếng Anh

Tiếng Việt

BHYT

Bảo hiểm Y tế

BN

Bệnh nhân

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

BYT

Bộ Y tế

DMT

Danh mục thuốc

DMTTY

Danh mục thuốc thiết yếu

ICD


International

Phân loại mã bệnh quốc tế

Classification of
Diseases
INN

International

Tên chung quốc tế không

Nonproprietary

được đăng ký bản quyền

Name
Kháng sinh

KS
SD

Standard deviation

Độ lệch chuẩn

SL

Số lượng


TB

Trung bình

TG
BVĐK

Bệnh viện Đa khoa

VNĐ

Việt Nam đồng

WHO

World Health
Organization

Tổ chức Y tê Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
TÊN BẢNG
Bảng 1.1. Cơ cấu bệnh tật tại Bệnh viện đa khoa huyện Quỳnh

TRANG
13

Lưu năm 2017

Bảng 2.2: Biến số của việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại

18

trú
Bảng 2.3: Các biến số về chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú

22

Bảng 2.4: Chỉ tiếu nghiên cứu trong thực hiện qui chế kê đơn
thuốc ngoại trú
Bảng 2.5. Chỉ tiêu về phân tích đơn thuốc ngoại trú

27

ảng 3.6. Ghi thông tin bệnh nhân
Bảng 3.7. Ghi các thông tin về ngày kê, đánh số khoản, gạch

33
36
37

phần đơn trắng, sửa chữa và ký tên bác sỹ kê đơn
Bảng 3.8: Thuốc tân dược đơn thành phần ghi tên thuốc theo TT

37

05
Bảng 3.9: Ghi hướng dẫn sử dụng theo lượt thuốc


38

Bảng 3.10: Ghi nồng độ/hàm lượng, số lượng thuốc theo lượt

39

thuốc
Bảng 3.11: Sự phân bố các nhóm bệnh theo ICD.10

39

Bảng 3.12. Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý

41

Bảng 3.13. Tỷ lệ thuốc nội, thuốc ngoại trong đơn
Bảng 3.14. Tỷ lệ thuốc được kê theo đường dùng

42
43


Bảng 3.15. Cơ cấu danh mục thuốc được kê theo dạng dùng

43

Bảng 3.16. Số lượng thuốc được kê và số thuốc trung bình trong

44


1 đơn thuốc
Bảng 3.17. Số chẩn đốn trung bình

45

Bảng 3.18. Tỷ lệ đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh, vitamin

46

Bảng 3.19. Tỷ lệ sử dụng thuốc tiêm

46

Bảng 3.20. Số kháng sinh trung bình trong 1 đơn thuốc có kê

47

kháng sinh
Bảng 3.21. Tỷ lệ kê thuốc trong DMTBV, thuốc thiết yếu

48

Bảng 3.22. Chi phí trung bình của một đơn thuốc

49

Bảng 3.23. Tỷ lệ chi phí đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh,

49


vitamin
ảng 3.24. Tỷ lệ kê đơn có tương tác

50


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
HÌNH

TÊN HÌNH, SƠ ĐỒ

TRANG

Hình 2.1 Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu

16

Hình 3.2. Biểu đồ phân bố số lượt chẩn đốn theo ICD.10

40

Hình 3.3. Biểu đồ về số kháng sinh trong 1 đơn

47


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Bảo vệ chăm sóc sức khỏe
nhân dân là bổn phận của mỗi người dân, gia đình, xã hội là trách nhiệm của
các cấp ủy Đảng, cơ quan mặt trận Tổ quốc, mang tính cấp thiết của mỗi quốc

gia, ngành y tế đóng vai trị chủ chốt. Trong đó, thuốc là nguồn thiết yếu trong
công tác chữa bệnh và nâng cao sức khỏe người dân. Trong nền kinh tế thị
trường như hiện nay, số lượng và chủng loại thuốc ngày càng phong phú, đa
dạng góp phần đảm bảo thuốc có chất lượng cho nhu cầu điều trị.
Việc sử dụng thuốc hợp lý đang trở thành một vấn đề toàn cầu. Việc kê
đơn thuốc không đúng quy chế, kê quá nhiều thuốc trong một đơn, lạm dụng
kháng sinh, vitamin, kê đơn khơng phải thuốc thiết yếu mà là thuốc có tính
thương mại cao đang có nguy cơ phát triển và khó kiểm soát tại nhiều cơ sở
điều trị. Ở các nước đang phát triển ít hơn 40% bệnh nhân được điều trị theo
các hướng dẫn điều trị chuẩn [24]. Việc kê đơn không đúng dẫn đến việc điều
trị không hiệu quả và khơng an tồn, bệnh khơng khỏi hoặc kéo dài, làm cho
bệnh nhân lo lắng, chưa kể đến chi phí điều trị cao.
Sử dụng thuốc hợp lý cũng là một trong những mục tiêu quan trọng
trong Chính sách quốc gia về thuốc ở Việt Nam [16]. Cùng với sự phát triển
của nền kinh tế thị trường, thị trường dược phẩm Việt Nam đã và đang không
ngừng biến đổi. Người dân được đáp ứng nhu cầu về thuốc và tiếp cận với các
dịch vụ y tế cơ bản có chất lượng. Chi y tế bình qn đầu người khơng ngừng
tăng từ 1,579 triệu đồng năm 2010 lên 2,184 triệu đồng năm 2012 [17]. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được vẫn còn những tồn tại đáng chú ý,
đặc biệt việc kê đơn sử dụng thuốc không hợp lý diễn ra phổ biến ở nhiều nơi.
Nhằm đánh giá cũng như giám sát hoạt động kê đơn thuốc trong bệnh
viện, ngồi thơng tư 05/2016/TT-BYT, Bộ Y tế cũng đã ban hành nhiều văn

1


bản khác về các hoạt động kê đơn thuốc trong bệnh viện như: Thông tư
23/2011/TT-BYT hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường
bệnh; Thơng tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của Hội
đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện.

Bệnh viện Đa khoa Quỳnh Lưu dưới sự quản lý của Sở Y tế Nghệ An
với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân huyện Quỳnh Lưu và một số
huyện lân cận. Hàng năm, bệnh viện đã thực hiện khám chữa bệnh cho hàng
nghìn người bệnh BHYT, dịch vụ kể cả nội trú và ngoại trú.
Trong những năm gần đây, Bệnh viện đa khoa huyện Quỳnh Lưu
thường xuyên có các hoạt động nhằm kiểm soát việc kê đơn, sử dụng thuốc
hợp lý, an tồn, hiệu quả, kinh tế. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về kê
đơn thuốc ngoại trú cũng như thực trạng triển khai thông tư 05/2016/TT-BYT
quy định về kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú tại BVĐK Quỳnh Lưu,
nhằm phân tích tình hình kê đơn ngoại trú tại Bệnh viện, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Phân tích thực trạng kê đơn thuốc cho bệnh nhân điều
trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Quỳnh Lưu - Tỉnh Nghệ An năm
2017 ” với 2 mục tiêu:
- Khảo sát thực trạng việc thực hiện Quy chế kê đơn thuốc cho bệnh
nhân điều trị ngoại trú tại BVĐK huyện Quỳnh Lưu năm 2017.
- Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú
tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Lưu năm 2017.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng
việc thực hiện quy chế kê đơn hướng tới việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn,
hiệu quả.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Quy chế kê đơn thuốc ngoại trú
1.1.1. Một vài nét về hình thành Quy chế kê đơn thuốc.
Thực trạng bệnh nhân sử dụng thuốc tùy ý, tự mua thuốc điều trị, dùng
thuốc không đúng liều, không theo hướng dẫn của thầy thuốc, đặc biệt là sử
dụng thuốc kháng sinh, corticoid, vitamin... Đã gây ra tình trạng lạm dụng

thuốc, gây kháng thuốc, lãng phí dẫn đến những tác hại cho sức khỏe của
nhân dân, gây khó khăn cho cơng tác điều trị. Chính vì lý do đó, việc kê đơn
thuốc an toàn, hợp lý trở thành nhiệm vụ cấp bách của tồn ngành y tế nói
chung và cơng tác dược bệnh viện nói riêng. Năm 2016, Bộ Y tế ban hành
Thông tư số 05/2016/TT-BYT, ngày 29 tháng 02 năm 2016 Quy định về kê
đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.Thơng tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5
năm 2016. Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ngày 01 tháng 02 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú hết
hiệu lực kể từ ngày Thơng tư này có hiệu lực.
1.1.2. Một số nguyên tắc khi kê đơn
Việc kê đơn thuốc phải thực hiện đúng quy chế kê đơn và dựa trên những
nguyên tắc sau đây:
- Khi thật cần thiết phải dùng đến thuốc;
- Đúng mẫu đơn quy định;
- Thuốc phải ghi theo tên gốc với thuốc đơn chất;
- Kê những thuốc tối thiểu cần thiết và phải có đầy đủ thông tin về
thuốc;
- Chọn thuốc hợp lý cho người bệnh cụ thể, hợp lý về giá và hiệu quả;
- Chú ý thận trọng với từng cơ địa, trạng thái bệnh lý của người bệnh;
- Liều hợp lý;

3


- Chỉ định dùng thuốc đúng: Thời gian, khoảng cách giữa các lần dùng
thuốc;
- Hạn chế, thận trọng trong các phối hợp nhiều thuốc hoặc dùng thuốc
hỗn hợp nhiều thành phần.
- Thận trọng với các phản ứng có hại của thuốc [3].
Trên thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quá trình kê đơn thuốc

của bác sỹ. Bệnh nhân và gia đình bệnh nhân cũng có một số ảnh hưởng nhất
định. Bệnh nhân có BHYT hay khơng có cũng ảnh hưởng tới q trình kê đơn
thuốc vì có ràng buộc với các quy định về thanh toán chi phí trong điều trị.
Vai trị của quảng cáo, tác động của các hãng dược phẩm, các chính sách
marketing cũng ảnh hưởng tới việc kê đơn của bác sỹ.
Hoạt động lựa chọn thuốc là một q trình mà trong đó các nhân viên y
tế của một tổ chức làm việc thông qua HĐT & ĐT. Đánh giá và lựa chọn từ
rất nhiều các sản phẩm thuốc có sẵn những thuốc được coi là hiệu quả nhất,
an tồn nhất và chi phí hợp lý nhất. Kết quả của quá trình lựa chọn thuốc là
một danh mục thuốc. Danh mục thuốc có chứa tất cả các loại thuốc đã được
phê duyệt cho mua sắm và sử dụng trong các cơ sở y tế nhất định. Ngày
26/12/2013 Bộ y tế ban hành Thông tư số 45/2013/TT – BYT về Danh mục
thuốc thiết yếu tân dược lần thứ VI, bao gồm 29 nhóm thuốc điều trị với 466
tên thuốc tân dược [7].
Thuốc chủ yếu là thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị trong cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh phù hợp với cơ cấu bệnh tật ở Việt Nam được quy định tại
DMTCY sử dụng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y
tế ban hành. DMTCY được Bộ Y tế ban hành xây dựng trên cơ sở DMTTY
của Việt nam và Tổ chức Y tế hiện hành. Đây là cơ sở để các cơ sở khám
chữa bệnh lựa chọn, đảm bảo nhu cầu điều trị và thanh toán cho các đối tượng
người bệnh, bao gồm cả người bệnh có thẻ BHYT. Thông tư 31/2011/TT4


BYT ngày 11/7/2011 gồm 900 thuốc (hay hoạt chất) tân dược 57 thuốc phóng
xạ và hợp chất đánh dấu [9]. Đây là cơ sở quan trọng để các bệnh viện xây
dựng danh mục thuốc sử dụng phù hợp với mô hình bệnh tật, trình độ kỹ thuật
cũng như khả năng tài chính của bệnh viện.
DMTCY có vai trị rất quan trọng trong chu trình quản lý thuốc trong
bệnh viện. Căn cứ vào DMTTT, DMTCY và các quy định về sử dụng danh
mục do Bộ y tế ban hành, đồng thời căn cứ vào mơ hìnhs bệnh tật và kinh phí

của bệnh viện, HĐT & ĐT có nhiệm vụ giúp Giám đốc bệnh viện lựa chọn,
xây dựng danh mục thuốc bệnh viện. Danh mục thuôc bệnh viện là cơ sở để
đảm bảo cung ứng thuốc chủ động có kế hoạch nhằm phục vụ cho nhu cầu
điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả. Danh mục thuốc được xây dựng hàng năm
và có thể bổ sung hoặc loại bỏ thuốc trong các kỳ họp của HĐT & ĐT [18].
1.1.3. Quy định về hình thức kê đơn thuốc [2]
1.1.3.1. Kê đơn thuốc đối với người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh:
Người kê đơn thuốc thực hiện kê đơn thuốc cho người bệnh vào Đơn thuốc
theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 hoặc Sổ khám bệnh theo mẫu quy định
tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này và ghi tên thuốc, hàm
lượng, số lượng, số ngày sử dụng vào Sổ khám bệnh của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh.
1.1.3.2. Kê đơn thuốc đối với người bệnh Điều trị ngoại trú:
Người kê đơn thuốc ra chỉ định Điều trị bằng thuốc vào bệnh án Điều trị
ngoại trú của người bệnh đồng thời kê đơn (sao chỉ định Điều trị) vào Sổ
khám bệnh của người bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 hoặc Sổ Điều
trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục
số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

5


1.1.3.3. Kê đơn thuốc đối với người bệnh tiếp tục phải Điều trị ngoại trú
ngay sau khi kết thúc việc Điều trị nội trú:
a) Trường hợp người kê đơn thuốc tiên lượng người bệnh chỉ cần tiếp
tục sử dụng thuốc từ 01 (một) đến 07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc (chỉ định
Điều trị) tiếp vào Bệnh án Điều trị nội trú đồng thời kê đơn (sao chỉ định Điều
trị) vào Sổ khám bệnh hoặc Sổ Điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người
bệnh.

b) Trường hợp người kê đơn thuốc tiên lượng người bệnh cần tiếp tục
Điều trị trên 07 (bảy) ngày thì phải chuyển sang Điều trị ngoại trú (làm bệnh
án Điều trị ngoại trú) ngay sau ngày kết thúc Điều trị nội trú
1.1.4. Quy định về nội dung kê đơn thuốc
Kê đơn là hoạt động của bác sỹ xác định xem người bệnh cần dùng
những thuốc gì, liều dùng cùng với liệu trình điều trị phù hợp. Trên thế giới,
WHO và Hội y khoa các nước đã ban hành và áp dụng “Hướng dẫn kê đơn
tốt”. Để thực hành kê đơn thuốc tốt, người thầy thuốc cần phải tuân thủ quá
trình thực hiện kê đơn, điều trị hợp lý gồm 6 bước:
1. Xác định vấn đề bệnh lý của bệnh nhân
2. Xác định mục tiêu điều trị: Muốn đạt được gì sau điều trị
3. Xác định tính phù hợp của phương pháp điều trị riêng cho bệnh
nhân: Kiểm tra tính hiệu quả và antồn
4. Kê đơn thuốc
5. Cung cấp thông tin,hướng dẫn và cảnh báo
6. Theo dõi (và dừng) điều trị [18].
Kê đơn hợp lý thông qua việc kê những thuốc hiệu quả an toàn cho
bệnh nhân khơng những giúp cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe bệnh
nhân tại các cơ sở y tế mà cịn góp phần giảm chi phí điều trị. Trái lại, nếu kê

6


đơn không hợp lý sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn
sức khỏe.
Theo điều 6, thông tư 05/2016/TT-BYT ngày 29/02/2016 của Bộ y tế
về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú yêu cầu chung với nội dung kê
đơn thuốc như sau [2]:
1. Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các Mục in trong Đơn thuốc hoặc trong Sổ
khám bệnh hoặc Sổ Điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh.

2. Ghi chính xác địa chỉ nơi người bệnh đang thường trú hoặc tạm trú: số nhà,
đường phố, tổ dân phố hoặc thôn, ấp, bản, xã, phường, thị trấn.
3. Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc
mẹ của trẻ.
4. Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic) trừ trường hợp thuốc
có nhiều hoạt chất. Trường hợp ghi thêm tên thuốc theo tên thương mại phải
ghi tên thương mại trong ngoặc đơn sau tên chung quốc tế.
Ví dụ: đối với thuốc Paracetamol
- Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế: Paracetamol 500mg.
- Trường hợp ghi tên thuốc theo tên thương mại: Paracetamol 500mg
(Hapacol hoặc Biragan hoặc Efferalgan hoặc Panadol,...)
5. Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng, liều dùng, đường dùng, thời
Điểm dùng của mỗi loại thuốc.
6. Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
7. Số lượng thuốc: viết thêm số 0 phía trước nếu số lượng chỉ có một chữ số
(nhỏ hơn 10).
8. Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội
dung sửa.

7


9. Gạch chéo phần giấy cịn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên
chữ ký của người kê đơn; ký, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn.
1.1.5. Một số chỉ số sử dụng thuốc
Các chỉ số sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú được ban hành kèm
theo thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế [1]
Các chỉ số kê đơn
- Số thuốc kê trung bình trong một đơn;
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic hoặc tên chung quốc tế

(INN);
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh;
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm;
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin;
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu
do Bộ Y tế ban hành.
Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị khơng dùng thuốc;
- Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn;
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh;
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm;
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin;
1.2. Thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú
1.2.1 Trên thế giới
Trong những năm gần đây nhu cầu thuốc trên thị trường thế giới có sự
gia tăng mạnh mẽ do sự phát triển của dân số thế giới và sự gia tăng tuổi
thọ,nhu cầu dùng thuốc nhiều, dùng các loại thuốc có tỷ trọng chất xám cao
nên thường đắt. Trong vấn đề sử dụng thuốc tồn tại một số vấn đề, đó là:

8


Chi phí chi dùng cho mua thuốc cao. Khoảng 75% lượng thuốc ở thị
trường dược phẩm thế giới là thuộc về các nước dẫn đầu về kinh tế như Mỹ,
Nhật, Pháp, Đức, Ý, Anh, Tây ban nha, Bỉ...[23]. Chi phí chi cho thuốc khám
chữa bệnh cao,đặc biệt thuốc biệt dược gốc [22]. Một số nghiên cứu năm
2017 của Mattiol F và cộng sự [23] thấy rằng mặc dù các đối tượng nhận thức
rõ về sự tồn tại của thuốc generic song có tới gần 40% vẫn khơng sử dụng
chúng; lý do chủ yếu là nghi ngờ về hiệu quả và cho rằng các loại thuốc rẻ
hơn dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp hơn về hiệu quả, an toàn và khả năng

dung nạp.Tác giả đưa ra lời khuyên rằng chính sách giáo dục mới đối với
thuốc generic là cần thiết. Các nước ASEAN có tỷ lệ thuốc thơng dụng chiếm
thị phần bình qn khoảng 40%, trong đó Singapore thấp nhất là 9%,Việt
Nam cao nhất là 70%(theo đánh giá của IMS), thuốc generic chiếm một tỷ
trọng cao hơn các nước có thu nhập cao. Người dân các nước có thu nhập
thấp ưu tiên lựa chọn thuốc generic mỗi khi sử dụng thuốc. Thuốc generic là
một thị trường tiềm năng đồng thời là một giải pháp lựa chọn để người dân
các nước đang phát triển có khả năng tiếp cận với thiết yếu theo chính sách
của WHO [22].
1.2.2. Thực trạng kê đơn thuốc tại Việt Nam
Kê đơn thuốc là một trong những quy định mà Bộ Y Tế yêu cầu nghiêm
ngặt nhất đối với thầy thuốc. Thế nhưng trên thực tế, một trong những lỗi
thường gặp nhất ở thầy thuốc lại vẫn liên quan đến kê đơn thuốc. Kê đơn
thuốc không đúng yêu cầu chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp là hiện tượng
không hiếm gặp ở một số thầy thuốc. Những lỗi thường gặp của thầy thuốc
khi kê đó là viết nhầm tên thuốc,thiếu hiểu biết về thuốc, nhầm lẫn về kiều
lượng,đặt nhầm dấu thập phân ở hàm lượng thuốc,không nhận định đúng về
dạng hàm lượng thuốc,nhầm lẫn về tần suất dùng thuốc trong ngày,viết chữ
q khó đọc,q xấu, khơng thận trọng khi dùng các chữ viết tắt, không quan

9


tâm đến tiền sử dụng bệnh của người dùng thuốc, không chú ý điều chỉnh liều
lượng [14]. Thị trường thuốc Việt Nam trong cơ chế thị trường đã và đang
cạnh tranh ngày càng quyết liệt,đại bộ phận tiền thuốc do dân phải tự chi
trả.Hệ thống bảo hiểm y tế còn nhiều bất cập. Nguồn thuốc đảm bảo cho sử
dụng chủ yếu là nhập khẩu,theo số liệu được cung cấp bởi Bộ Y Tế, doanh
thu thị trường của ngành dược phẩm năm 2013 đạt 2775 triệu USD (trong đó
chỉ có 1300 triệu USD là thuốc được sản xuất trong nước).

Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về thực trạng kê đơn tại
các bệnh viện. Hiệsn tượng các bác sỹ kê đơn thuốc theo tên biệt đang diễn ra
phổ biến. Tỷ lệ được kê theo tên gốc tại các bệnh viện cũng rất khác nhau.
Tuy nhiên, hầu hết các bệnh viện đều không đạt tỷ lệ 10,0% theo khuyến cáo
của WHO . Theo WHO chỉ đánh giá việc thuốc được kê đơn có nằm trong
danh mục thuốc thiết yếu hay không và khuyến cáo là thuốc phải đạt 100%.
Tuy nhiên thực tế hiện nay khi xây dựng danh mục thuốc của bệnh viện thì lại
khơng dựa trên danh mục này mà dựa vào danh mục thuốc được bảo hiểm y tế
chi trả. Vì vậy, rất nhiều nghiên cứu đã đánh giá tiêu chí thuốc kê đơn thuộc
danh mục thuốc được bảo hiểm y tế chi trả ( trước đây danh mục thuốc chủ
yếu) và thuốc kê đơn thuộc danh mục thuốc của bệnh viện hoặc trung tâm.
Hiện nay các trung tâm đều xây dựng quy trình lựa chọn thuốc riêng cho từng
đơn vị. Tuy nhiên, qua một số nghiên cứu cho thấy công tác lựa chọn thuốc
chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm, số liệu sử dụng thuốc năm trước, kinh phí
thuốc của năm hiện tại và dự báo nhu cầu thuốc do các khoa phòng lâm sàng
đề nghị. Yếu tố về mơ hình bệnh tật và xây dựng thuốc phải dựa trên phác đồ
điều trị chuẩn vẫn chưa được chú trọng [13] [14], [15].
Một số vấn đề nổi cộm trong thực trạng kê đơn thuốc tại Việt Nam như
sau:

10


Tại Việt Nam, các nghiên cứu sử dụng chỉ số đánh giá sử dụng thuốc
cũng cho thấy một thực trạng đáng báo động. Lạm dụng kháng sinh trong các
đơn thuốc đã làm cho tình trạng kháng sinh trở nên ngày càng nghiêm trọng.
Vitamin cũng đượckê nhiều trong các đơn thuốc làm cho chi phí điều trị tăng
lên đáng kể. Tương tác thuốc trong đơn còn nhiều cho thấy sư bất cập trong
công tác dược lâm sàng ở các bệnh viện.
Kháng sinh được sử dụng phổ biến có thể cịn do các bác sỹ kê đơn theo

kinh nghiệm và đôi khi kê đơn kháng sinh nhằm mục đích phịng bệnh, điều
trị theo kiểu bao vây. Kê đơn kháng sinh thực tế phải dựa vào kết quả kháng
sinh đồ, đây là một nghiệm không được dùng phổ biến tại Việt Nam do tốn
kém và thời gian có kết quả lâu( khoảng 3-5 ngày). Chính điều này đã tạo thói
qn kê thuốc kháng sinh phổ rộng, phối hợp nhiều thuốc kháng sinh cho một
bệnh nhận hoặc thay đổi kháng sinh trong một đợt điều trị. Kết quả nghiên
cứu tại một số bệnh viện hoặc trung tâm y tế ở trên cho thấy tỷ lệ kê đơn
kháng sing cao. Nghiên cứu tại các bệnh viện Kỳ Sơn, Nghệ An cho thấy tỷ lệ
sử dụng kháng sinh là rất cao 78,3%. Tỷ lệ đơn thuốc có sử dụng kết hợp 2
kháng sinh cho bênh nhận ngoại trú khơng cao 4,5%. Đơn thuốc có kháng
sinh nhiều nhất là bệnh lý đường tiêu hóa chiểm 31%; thấp nhất là bệnh lý
huyết áp, tim mạch chiếm 1,9% [15].
Viatmin cũng là một nhóm thuốc thường được bác sỹ kê đơn như là
thuốc bổ trợ. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy tỷ lệ kê đơn vitamin tại các
bệnh viện có sự khác nhau: có những trung tâm kê với tỷ lệ thấp nhưng có
những bệnh viện cịn lạm dụng kê đơn thuốc vitamin nhiều trên 50,0%.
Nghiên cứu của Phan Hữu Hợi [15] tỷ lệ đơn thuốc có sử dụng vitamin chiếm
77%, Theo Nguyễn Thanh Thủy (2016), 17,3% đơn có kê vitamin và vitamin
chiếm 7,9% tổng chi phí tiền thuốc [13].

11


Tỷ lệ sử dụng thuốc tiêm còn nhiều. Thuốc tiêm là dạng thuốc khó dùng,
khơng phải ai cũng có thể dùng được mà địi hỏi phải có nhân viên y tế có kỹ
thuật tiêm truyền đã được đào tạo (ít nhất là điều dưỡng), khi thực hiện phải
tuân theo chỉ định và dưới sự giám sát của nhận viên y tế có trình độ chun
mơn nghiệp vụ (ít nhất là y sỹ) hoặc phải là các dạng bút tiêm chuyên dụng
như bút tiêm insulin chi phí đắt đỏ. Vì vậy, việc hạn chế kê đơn thuốc tiêm sẽ
tạo thuận lợi cho bệnh nhân.

Tương tác thuốc trong đơn cũng là một trong những vấn đề quan trọng
cần bác sỹ và người bệnh phải biết để sự dụng thuốc an toàn, hợp lý. Kết quả
nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Sơn, Nghệ An (năm 2015) có
7,8% số đơn thuốc có tương tác, trong đó chủ yếu là tương tác thuốc ở mức
độ trung bình(70,9%) [15]. Cơng tác kiểm tra tương tác thuốc trong đơn cần
được thực hiện tại các bệnh viện thường xuyên. Bác sỹ, dược sỹ không
thường xuyên cập nhập thông tin mới sử dụng thuốc.
1.3. Một vài nét về thực trạng kê đơn thuốc tại bệnh viện
1.3.1. Đặc điểm tình hình
Bệnh viện đa khoa huyện Quỳnh Lưu tiền thân là Trung tâm y tế huyện
Quỳnh Lưu, có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn
huyện.Trong những năm năm qua, cùng với sự phát triển của ngành Y tế Việt
Nam và ngành Y tế huyện Quỳnh Lưu nói riêng, Bệnh viện đa khoa huyện
Quỳnh lưu cũng khẳng định vị trí của mình trong nền Y tế tỉnh nhà. Trong
quá trình phát triển bệnh viện ln nhận được sự quan tâm của Đảng, chính
quyền các cấp, ngày nay bệnh viện đã được công nhận bênh viện hạng 2 với
quy mô theo kế hoạch 280 giường bệnh, thực kê là 393 giường bệnh. Những
năm gần đây, dưới sự hỗ trợ của các dự án bệnh viện đã được đầu tư cơ sở hạ
tầng, trang thiết bị y tế, nguồn nhân lực phát triển chuyên môn và cải tiến chất

12


lượng bệnh viện. Vì vậy, bệnh viện đã và đang là một địa chỉ tin cậy của nhân
dân huyện Quỳnh Lưu và các vùng lân cận.
1.3.2. Mơ hình bệnh tật tại BVĐK Quỳnh Lưu năm 2017
Mơ hình bệnh tật tại BVĐK Quỳnh Lưu là cơ sở quan trọng cho Hội
đồng thuốc và điều trị xây dựng phác đồ điều trị, được sắp xếp theo mã
ICD.10. Qua đó hỗ trợ khoa Dược trong việc xây dựng danh mục thuốc bệnh
viện và đánh giá sự phù hợp của các thuốc sử dụng.

Bảng 1.1. Cơ cấu bệnh tật tại Bệnh viện đa khoa huyện Quỳnh Lưu năm
2017
STT

Nhóm bệnh theo mã ICD.10

Số lượt chẩn

Tỷ lệ

1

Các bệnh của bộ máy hơ hấp

đốn
132

%
26,1

2

Các bệnh của bộ máy tiêu hóa

96

19

3


Bệnh xương khớp và các mơ liên kết

58

11,5

4

Bệnh tai và xương chũm

43

8,5

5

Các loại bệnh của hệ tuần hoàn

18

3,6

6

Bệnh về mắt và phần phụ

20

4


7

Các bệnh cơ quan sinh dục, tiết niệu

18

3,6

8

Bệnh thần kinh và các giác quan

23

4,6

9

Các bệnh nội tiết, miễn dịch, dinh dưỡng

28

5,5

10

Bệnh da và tế bào dưới da

21


4,2

11

Chấn thương, vết thương, ngộ độc

13

2,6

12

Chửa, đẻ và sau đẻ

18

3,6

13

Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng

17

3,4

Tổng số lượt chấn đoán

505


Tổng số đơn khảo sát

400

13


Mơ hình bệnh tật của BVĐK huyện Quỳnh Lưu trong năm 2017 rất đa
dạng, phù hợp với mơ hình khám chữa bệnh của một bệnh viện đa khoa.
Trong đó bệnh về bộ máy hô hấp chiếm tỉ lệ cao nhất với tỉ lệ 26,1%, tiếp đó
là bệnh về bộ máy tiêu hóa chiếm 19%, bệnh về xương khớp và các mơ liên
kết chiếm 11.5%. Với mơ hình bệnh tật đa dạng đòi hỏi phải phân bố chuyên
khoa đầy đủ, số lượng bác sỹ phù hợp và có kiến thức chuyên môn tốt.
1.3.3. Một vài nét về thực trạng kê đơn thuốc tại BVĐK Quỳnh Lưu
Việc kê đơn thuốc tại Bệnh viên đa khoa Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ
An năm 2017 được thực hiện bằng máy tính, thuốc được kê đơn bằng điện tử
cho bệnh nhân ngoại trú nên việc quản lý đơn thuốc cũng thuận lợi. Tuy
nhiên100% theo quy chế kê đơn là khơng tránh khỏi những sai sót như: thiếu
chữ ký bác sỹ kê đơn, thiếu ghi tên bố, mẹ đối với trẻ em dưới 72 tháng tuổi,
kê đơn chưa đúng theo chẩn đoán, thiếu hướng dẫn sử dụng cụ thể, kê sai tên
thuốc quá nhiều ...Tình trạng này không những là không đúng với quy định
chuyên môn mà cịn làm ảnh hưởng tới cơng tác quản lý và điều trị cho người
bệnh. Việc kê thuốc được các bác sỹ kê những thuốc thuộc danh mục thuốc
bệnh viện, được quỹ BHYT chi trả theo thông tư 40/2014/TT-BYT và theo
danh mục trúng thầu của Sở Y tế. Tuy nhiên chi phí tiền thuốc tăng cao so với
cùng kỳ năm 2016 lên tới 1,4%. Đặc biệt là chi phí tiền thuốc kháng sinh và
vitamin. Nguyên nhân có thể là do giá thuốc tăng, do bệnh nhân tăng cũng có
thể là do lạm dụng khi kê đơn, kê quá nhiều thuốc trong 1 đơn. Thực trạng
này làm tăng chi phí điều trị, tăng ADR…. Tình trạng điều trị thuốc tồn bao
vây chứ không theo phác đồ điều trị, chưa chú ý tới tương tác, không điều

chỉnh liều, không quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng của thức ăn nước uống
khi hướng dẫn dùng thuốc cho bệnh nhân... Đó là những vẫn đề cịn tồn tại và
gây nên tình trạng khơng tốt tới việc thực hiện theo quy chế chuyên môn, gây
ảnh hưởng tới quá trình quản lý và điều trị cho người bệnh.

14


1.4. Tính cấp thiết của đề tài
Sử dụng thuốc khơng an toàn, hợp lý đã và đang gây một áp lực
khơng nhỏ lên y tế thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Kê đơn của
bác sỹ là một trong những hoạt động đóng vai trị quan trọng góp phần vào
việc đảm bảo sử dụng thuốc an tồn hợp lý. Kê đơn là một khâu quan trọng
trong chu trình sử dụng thuốc. Hiện nay đã diễn ra như thế nào? Đã đáp
ứng được tính an tồn và hợp lý trong sử dụng thuốc hay chưa? Tại BVĐK
Quỳnh Lưu chưa có một đề tài nghiên cứu nào tiến hành phân tích, đánh
giá hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú bảo hiểm. Vì vậy chúng tơi tiến hành
thực hiện đề tài nghiên cứu: “Phân tích thực trạng kê đơn thuốc cho
bệnh nhân điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Quỳnh Lưu - Tỉnh
Nghệ An năm 2017”.

15


CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đơn thuốc ngoại trú được lưu tại khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quỳnh
Lưu.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu: Đơn thuốc ngoại trú BHYT của bệnh nhân

khám bệnh từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày 31/12/ 2017
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu: Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quỳnh
Lưu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Tóm tắt nội dung nghiên cứu
Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu:
Phân tích thực trạng kê đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú
tại bệnh viện đa khoa Quỳnh Lưu - Tỉnh Nghệ An năm 2017

Mục tiêu 1: Khảo sát

Mục tiêu 2: Phân tích một số chỉ

thực trạng việc thực hiện Quy chế

số kê đơn thuốc cho bệnh nhân

kê đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị

điều trị ngoại trú tại Bệnh viện

ngoại trú tại BVĐK huyện Quỳnh

Đa khoa huyện Quỳnh Lưu năm

Lưu năm 2017.

2017.
PP mô tả
cắt ngang


16

PP mô tả
cắt ngang


×