Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

cho vay học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội – chi nhánh thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 99 trang )

iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ, TỪ VIẾT TẮT ........................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: ......................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu ..............................................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................5
6. Kết cấu luận văn ......................................................................................................5
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY HỌC SINH SINH VIÊN ..........6
1.1. Những vấn đề cơ bản về cho vay học sinh sinh viên ...........................................6
1.1.1. Khái niệm về cho vay học sinh sinh viên ..........................................................6
1.1.2. Sự cần thiết của cho vay học sinh, sinh viên .....................................................9
1.1.3. Đặc điểm cho vay học sinh sinh viên ..............................................................15
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay học sinh, sinh viên ..............................17
1.2.1. Chỉ tiêu định tính .............................................................................................17
1.2.2. Các chỉ tiêu định lượng ....................................................................................17
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay học sinh, sinh viên ..................19
1.3.1 .Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức cho vay .........................................................19
1.3.2. Năng lực nhận thức của HSSV ........................................................................21
1.3.3. Nhóm nhân tố khác..........................................................................................21
1.4. Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm về cho vay HSSV của một số nƣớc trên
thế giới .......................................................................................................................22



iv

1.4.1. Kinh nghiệm về cho vay HSSV ........................................................................22
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................................23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................25
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HSSV TẠI NGÂN
HÀNG CSXH VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP HÀ NỘI ....................................26
2.1. Khái quát về Ngân hàng CSXH Việt Nam – Chi nhánh TP Hà Nội .................26
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh TP
Hà Nội .......................................................................................................................26
2.1.2. Kết quả hoạt động Ngân hàng CSXH Việt Nam – Chi nhánh TP Hà Nội ......29
2.2. Thƣc trạng cho vay HSSV tại NHCSXH Việt Nam – CN Tp Hà Nội ....................39
2.2.1. Quy định về cho vay HSSV của NHCSXH Việt Nam – CN Tp Hà Nội ...........39
2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay HSSV tại NHCSXH Việt Nam – CN Hà Nội. .46
2.3. Đánh giá thực trạng cho vay HSSV tại Ngân hàng CSXH Chi nhánh TP. Hà
Nội .............................................................................................................................61
2.3.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................61
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ......................................................................63
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................69
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CHO VAY HSSV TẠI NGÂN
HÀNG CSXH VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP HÀ NỘI ....................................70
3.1. Định hƣớng hoạt động cho vay HSSV của NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh Tp
Hà Nội .......................................................................................................................70
3.1.1. Định hướng cho vay HSSV của Ngân hàng CSXH Việt Nam .........................70
3.1.2. Định hướng cho vay HSSV của NHCSXH Chi nhánh Tp Hà Nội...................70
3.2. Giải pháp tăng cƣờng cho vay HSSV tại Ngân hàng CSXH Việt Nam – Chi
nhánh TP Hà Nội .......................................................................................................72
3.2.1. Đa dạng hóa nguồn vốn hoạt động, mở rộng đối tượng vay vốn, tăng quy mô
tín dụng ......................................................................................................................72

3.2.2. Điều chỉnh thời hạn, mức cho vay và lãi suất cho vay ...................................73
3.2.3. Tiếp tục cải cách thủ tục vay vốn, phương thức giải ngân .............................74


v

3.2.4. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền ..................................................75
3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .............................................................75
3.2.6. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ giao dịch lưu động .....78
3.2.7. Tăng cường củng cố chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV ....................79
3.2.8. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát .........................................................80
3.2.9. Tăng cường sự phối kết hợp với chính quyền và các ngành, đoàn thể trong
hoạt động cho vay HSSV ...........................................................................................81
3.3. Kiến nghị ............................................................................................................82
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ ...........................................................................82
3.2.2. Kiến nghị đối với các Bộ, ngành .....................................................................83
3.3.4. Kiến nghị đối với NHCSXH Việt Nam ............................................................85
3.3.5. Kiến nghị đối với Ban đại diện – chính quyền các cấp...................................86
3.3.6. Kiến nghị đối với tổ chức CTXH nhận ủy thác ...............................................86
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..........................................................................................88
KẾT LUẬN ..............................................................................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Phần chi tiêu công cộng cho giáo dục đƣợc nhận bởi các nhóm có địa vị
KTXH khác nhau theo vùng – Số liệu năm 1980 .....................................................12
Bảng 2.1: Tổng hợp nguồn vốn qua các năm từ 2013-2017 ....................................30

Bảng 2.2 – Công tác sử dụng nguồn vốn giai đoạn 2013-2017 ................................34
Bảng 2.3 – Tình hình dƣ nợ theo chƣơng trình cho vay giai đoạn 2013-2017 .........35
Bảng 2.4 – Cơ cấu dƣ nợ theo chƣơng trình cho vay năm 2013 và 2017 .................36
Bảng 2.5 - Cơ cấu dƣ nợ theo hình thức cho vay năm 2016-2017 ...........................38
Bảng 2.6. Nguồn vốn tín dụng HSSV .......................................................................47
Bảng 2.7: Tỷ trọng dƣ nợ cho vay HSSV từ năm 2013 – 2017 ................................48
Bảng 2.8. Dƣ nợ tín dụng HSSV theo phƣơng thức ủy thác qua tổ chức CTXH .....49
Bảng 2.9: Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ bình quân một HSSV......................................50
Bảng 2.10. Số lƣợng, tỷ lệ HSSV thuộc đối tƣợng vay vốn .....................................51
Bảng 2.11: Dƣ nợ HSSV theo đối tƣợng thụ hƣởng .................................................52
Bảng 2.12: Phân tích số lƣợng và dƣ nợ HSSV theo đối tƣợng đào tạo ...................55
Bảng 2.13: Phƣơng thức cho vay HSSV từ năm 2013 – năm 2017 ..........................57
Bảng 2.14. Doanh số cho vay, thu nợ .......................................................................58
Bảng 2.15: Bảng số liệu nợ quá hạn, nợ gia hạn nợ..................................................60


vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội .........................27
Biểu đồ 2.1. – Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2013 - 2017 ..........................................31
Biểu đồ 2.2. Tăng trƣởng nguồn vốn giai đoạn 2013 - 2017 ....................................31
Biểu đồ 2.3 – Cơ cấu vay vốn theo hệ đào tạo giai đoạn 2013 - 2017 .....................56
Biểu đồ 2.4. – Doanh số cho vay, thu nợ năm 2013 - 2017 ......................................59


viii

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ, TỪ VIẾT TẮT
ASXH


An sinh xã hội

BĐD

Ban đại diện

HĐQT

Hội đồng quản trị

HSSV

Học sinh sinh viên

HCKK

Hoàn cảnh khó khăn

NHNo&PTNT

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách xã hội

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc


NHTM

Ngân hàng Thƣơng mại

NSNN

Ngân sách Nhà nƣớc

TCTD

Tổ chức tín dụng

TK&VV

Tiết kiệm và vay vốn

UBND

Ủy ban nhân dân

UBMTTQ

Ủy ban Mặt trận tổ quốc

HCCB

Hội Cựu chiến binh

HND


Hội Nông dân

HPN

Hội Phụ nữ

Tp

Thành phố

NV

Nguồn vốn

CV

Cho vay

KFW

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

GQVL

Giải quyết việc làm

NSVSMT

Nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng


XKLĐ

Xuất khẩu lao động

SXKD

Sản xuất kinh doanh

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

NQH

Nợ quá hạn

GHN

Gia hạn nợ

CNY

Nhân dân tệ


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Cho vay học sinh sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn của Ngân hàng
Chính sách xã hội Việt Nam là một chủ trƣơng đúng đắn, chính sách quan trọng của
Đảng và Nhà nƣớc đầu tƣ cho nền kinh tế tri thức đƣợc khởi động ở Việt Nam từ
02/03/1998 với Quyết định số 51/1998/QĐ – TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Đến
ngày 27/09/2007 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 157/2007/QĐTTg hƣớng dẫn về cho vay HSSV. Chƣơng trình cho vay này đã mang lại hiệu quả
xã hội thiết thực, nguồn vốn đƣợc phân bổ tới toàn bộ 63 chi nhánh NHCSXH tỉnh,
thành phố. Đến cuối năm 2017 cả nƣớc đã có trên 4 triệu lƣợt HSSV có hoàn cảnh
khó khăn đƣợc vay vốn. Nguồn vốn tín dụng này đã góp phần quan trọng vào thực
hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà Nƣớc, đã tạo ra nguồn cần thiết về tài
chính cho một bộ phận không nhỏ HSSV để họ có thể theo học trong các cơ sở đào
tạo trong nƣớc, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật tham gia vào thị
trƣờng lao động và để đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát
triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.
Cùng với thành quả chung của cả nƣớc, tại Hà Nội, trong những năm qua
Ngân hàng CSXH Chi nhánh TP Hà Nội đã phối kết hợp tốt với cấp ủy, chính
quyền địa phƣơng triển khai sâu rộng cho vay HSSV tại các quận huyện trong thành
phố. Nhờ đó, đã tạo điều kiện cho hàng trăm ngàn HSSV thuộc diện hộ nghèo, cận
nghèo, khó khăn đƣợc vay vốn đi học tại các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, giúp các
em sau này có đƣợc một nghề chuyên môn kỹ thuật để lập nghiệp. Những thành quả
trên rất đáng khích lệ, nó không chỉ tạo động lực cho sự phát triển nhân lực mà còn
tạo dựng niềm tin của ngƣời dân trong xã hội đối với đƣờng lối, chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, quá trình hoạt động cho vay
HSSV của cả nƣớc nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng vẫn còn không ít những
hạn chế, thách thức. Đó là: quy mô tín dụng chƣa tƣơng xứng với nhu cầu; tỷ lệ nợ
quá hạn cao; dƣ nợ cho vay đang giảm mạnh qua từng năm; thực tế nhu cầu chi phí


2


của sinh viên ngày càng lớn trong đó mức cho vay chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu
cầu học tập; thủ tục vay vốn còn nhiều bất cập;… Do vậy, tác giả chọn đề tài nghiên
cứu: “Cho vay học sinh sinh viên tại Ngân hàng CSXH – Chi nhánh TP Hà Nội”.
Thông qua luận văn thạc sỹ này nhằm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm
thúc đẩy hoạt động cho vay HSSV của Ngân hàng CSXH Chi nhánh Tp Hà Nội nói
riêng và NHCSXH Việt Nam nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu
Trên thực tế tính đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động
cho vay học sinh sinh viên. Tác giả đã sƣu tầm và nghiên cứu một số công trình
trong và ngoài nƣớc sau đây:
2.1. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài:
(1) Nghiên cứu của Maureen Woodhall – “Student Loans: Potential,
Problems and Lessons from International Experience”(Vay nợ sinh viên: triển
vọng, vấn đề và những bài học kinh nghiệm quốc tế) cho rằng có rất nhiều mô hình
cho sinh viên vay vốn và những hỗ trợ tài chính cho sinh viên nhƣng không có mô
hình nào thích hợp với tất cả các quốc gia trên thế giới. Chính phủ các nƣớc thƣờng
không hài lòng và có rất nhiều ý kiến bi quan về chƣơng trình này. Nhƣng theo tác
giả, những chƣơng trình này có đóng góp lớn đến quá trình đa dạng hóa thu nhập và
chia sẻ khó khăn cho sinh viên. Điều quan trọng là nâng cao hiệu quả và ảnh hƣởng
của chƣơng trình này.
(2) Nghiên cứu của Hua Shen – “Student Loans Repayment and Recovery:
International Comparisons” (Mức phải trả và khả năng thu hồi từ những khoản vay
sinh viên: so sánh quốc tế): Nghiên cứu 44 chƣơng trình cho vay HSSV của 39
nƣớc cho thấy các chƣơng trình này chủ yếu đƣợc hỗ trợ của Nhà nƣớc, tỷ lệ phải
trả từ sinh viên chỉ khoảng 40% nhƣng tỷ lệ thu hồi vốn còn thấp hơn cả con số này.
2.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc:
(1) Bài viết của Nguyễn Thị Thu Thảo (tạp chí Ngân hàng số 9 năm 2005) –
“Ngân hàng chính sách xã hội với sự nghiệp hóa giáo dục và đào tạo”. Bài viết đề
cập đến vai trò và sự cần thiết của chƣơng trình cho vay HSSV trong nền kinh tế thị



3

trƣờng, đánh giá thực trạng tín dụng HSSV, đề xuất kiến nghị với Ngân hàng CSXH
Việt Nam. Tác giả đã đƣa ra những lý luận về con số chi tiết về chƣơng trình cho
vay HSSV thời điểm trƣớc đây nên những đề xuất và kiến nghị không còn phù hợp
với hiện tại.
(2) Ngọc Thái, báo điện tử Công An Nghệ An. Bài viết “Sinh viên chật vật
hoàn trả vốn vay sau khi ra trường” - />
[ngày

truy cập 01/02/2018]. Bài viết nói về tình trạng HSSV sau khi ra trƣờng không có
việc làm nên việc hoàn trả vốn gặp nhiều khó khăn.
(3) Nhật Minh, báo điện tử thông tin pháp luật dân sự. Bài viết “Về tín dụng
học sinh sinh viên” - />truy cập 01/02/2018]. Bài viết nói về tầm quan trọng của cho vay HSSV, mức cho
vay và phƣơng án trả nợ của HSSV sau khi ra trƣờng.
(4) Luận văn thạc sỹ của Phạm Thị Thanh An (Học viện Ngân hàng – 2013)
– “Giải pháp phát triển tín dụng đối với HSSV tại Ngân hàng CSXH Việt Nam”.
Luận văn nghiên cứu đƣa ra giải pháp để hoạt động tín dụng ƣu đãi đối với HSSV
tại NHCSXH Việt Nam ngày càng có chất lƣợng hơn. Trong đó tác giả luận văn
phân tích tập trung chủ yếu vào phân tích hiệu quả tín dụng HSSV nói chung trên
toàn hệ thống chƣa đi vào cụ thể chi nhánh nào.
(5) Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Vân Hà (Đại học Kinh tế Quốc dân) –
“Nâng cao chất lượng cho vay HSSV tại Chi nhánh Ngân hàng CSXH TP Hà Nội”.
Tác giả luận văn cho rằng chính sách cho vay HSSV là một chính sách mang lại lợi
ích kinh tế xã hội to lớn. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thực hiện vẫn còn
khá nhiều khó khăn vƣớng mắc cần đƣợc tháo gỡ nhƣ: nguồn vốn cho vay hạn hẹp,
chủ yếu là nguồn vốn do Ngân sách Nhà nƣớc cấp hàng năm nên vẫn còn chậm và
thiếu, thủ tục cho vay còn nhiều bất cập, khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng khó
khăn,… tác giả đã nêu ra đƣợc những bất cập, khó khăn và hạn chế của chƣơng

trình cho vay HSSV và đƣa ra những giải pháp để nâng cao chất lƣợng chƣơng
trình. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở việc nêu ra những khó khăn, tồn tại trong


4

quá trình triển khai chƣơng trình cho vay HSSV của NHCSXH trong giai đoạn dƣ
nợ chƣơng trình đang tăng trƣởng mạnh qua từng năm, nhu cầu về vốn đang tăng
cao, cùng với đó là tác giả chƣa phân tích kỹ để chỉ ra đƣợc đâu là nguyên nhân dẫn
đến những tồn tại, khó khăn đó, chƣa có giải pháp đột phá. Hiện nay, sau 10 năm
thực hiện tín dụng đối với HSSV theo hƣớng tạo điều kiện hơn cho các đối tƣợng là
HSSV có HCKK, tuy vậy dƣ nợ của chƣơng trình đang giảm mạnh từ năm 2014,
các món vay đến hạn nhiều, nguy cơ tỷ lệ quá hạn cao, vẫn còn nhiều bất cập trong
việc quản lý, đảm bảo an toàn cho các giao dịch, công nghệ, kỹ thuật áp dụng để
giảm bớt khó khăn cho cán bộ ngân hàng, tại điều kiện thuận lợi hơn cho đối tƣợng
vay vốn. Cùng với đó, do đặc thù kinh tế, văn hóa, xã hội,… của mỗi địa phƣơng
mà việc triển khai chƣơng trình HSSV có hiệu quả khác nhau. Đề tài nghiên cứu
đƣợc tác giả thực hiện với mong muốn đƣa ra các giải pháp, kiến nghị mang tính
đột phá, đồng bộ, khả thi nhằm tăng cƣờng công tác cho vay HSSV của Chi nhánh
NHCSXH TP Hà Nội nói riêng và NHCSXH Việt Nam nói chung.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp để tăng cƣờng cho vay HSSV tại Ngân hàng CSXH
Việt Nam – Chi nhánh TP Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về cho vay HSSV. Xây
dựng khung lý thuyết đánh giá hoạt động cho vay HSSV tại NHCSXH.
- Phân tích đánh giá thực trạng cho vay HSSV tại Ngân hàng CSXH Việt
Nam – Chi nhánh TP Hà Nội từ năm 2013 – 2017, chỉ ra thành tựu, hạn chế và
nguyên nhân hạn chế.

- Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp và kiến nghị để tăng cƣờng
cho vay HSSV tại Ngân hàng CSXH Việt Nam – Chi nhánh TP Hà Nội, góp phần
vào mục tiêu chung của Ngân hàng CSXH là xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo An sinh
xã hội, nâng cao trình độ dân trí cho ngƣời dân.


5

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về hoạt động cho vay học sinh sinh viên tại Ngân hàng
CSXH Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cho vay HSSV
- Phạm vi không gian: Hoạt động cho vay HSSV tại Ngân hàng CSXH Việt
Nam - chi nhánh TP Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng cho vay HSSV trong giai đoạn
2013 – 2017 và đề xuất giải pháp, kiến nghị cho đến năm 2022.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng nghiên cứu theo phƣơng pháp tổng hợp lý luận, kết hợp
với thực tiễn, phân tích, thống kê có chọn lọc kết hợp với phƣơng pháp so sánh trên
cơ sở vận dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trong quá trình
phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn cũng nhƣ đánh giá khả thi của các giải
pháp luận văn còn sử dụng các công thức toán học, bảng biểu và đồ thị minh họa để
làm tăng tính trực quan và sức thuyết phục của đề tài.
- Phƣơng pháp thu thập số liệu: đƣợc thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích
và tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu, thông tin liên quan có chọn lọc. Các số liệu
đƣợc sử dụng trong luận văn đƣợc lấy từ báo cáo kết quả hoạt động của Ngân hàng
CSXH Chi nhánh TP Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017.
6. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn còn đƣợc kết cấu thành 03 chƣơng chínhnhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về cho vay học sinh sinh viên
Chƣơng 2: Thực trạng cho vay HSSV tại Ngân hàng CSXH Việt Nam - Chi
nhánh TP Hà Nội
Chƣơng 3: Giải pháp tăng cƣờng cho vay HSSV tại Ngân hàng CSXH Việt
Nam - chi nhánh TP Hà Nội


6

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY HỌC SINH SINH VIÊN
1.1. Những vấn đề cơ bản về cho vay học sinh sinh viên
1.1.1. Khái niệm về cho vay học sinh sinh viên
Học tập là một yêu cầu quan trọng đối với mọi ngƣời dân ở mỗi quốc gia
nhằm cập nhật kiến thức, xây dựng kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp và đạo đức để
có thể theo đuổi một công việc để nuôi sống bản thân, gia đình đồng thời đóng góp
phần vào sự phát triển chung của cộng đồng, đất nƣớc và thế giới. Đối tƣợng đi học
thƣờng là những ngƣời trẻ tuổi chƣa có công ăn việc làm, sống phụ thuộc vào bố mẹ
và ngƣời thân. Bên cạnh đó, chi phí cho việc học tập là không nhỏ, vì vậy, đối với
một số HSSV và cả gia đình họ để có đƣợc nguồn lực tài chính để đi học là rất khó
khăn, thậm chí là không thể. Trong khi đó, rất nhiều ngƣời trong số họ có năng lực
học tập, nếu đƣợc học hành sau này họ sẽ đóng góp cho xã hội và bù đắp đƣợc các
nguồn chi phí học tập trƣớc đây. Trong điều kiện hiện nay, khi còn thiếu lao động
có tay nghề cao thì việc để số HSSV này phải dừng việc học tập của mình là một sự
lãng phí nguồn nhân lực. Do đó, vấn đề cấp bách là cần một biện pháp để hỗ trợ cho
họ tiếp tục con đƣờng học tập của mình, một trong những biện pháp đó chính là cấp
tín dụng cho học sinh sinh viên. Trong một số trƣờng hợp, việc cho vay này còn có
ý nghĩa xã hội, dân tộc, tôn giáo từ đó đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội haì

hòa cho đất nƣớc. Tuy nhiên, việc cho những đối tƣợng này vay vốn cũng rất rủi ro
vì xác xuất ngƣời vay không trả đƣợc nợ lớn và nếu trả đƣợc nợ thì phải rất lâu sau
khi ngƣời vay ra trƣờng, có việc làm và có cuộc sống tƣơng đối ổn định thì lúc đó
việc trả nợ mới có thể thực hiện tốt đƣợc. Xuất phát từ nguyên nhân trên hầu hết các
quốc gia đều có những chính sách cấp tín dụng hay cho ngƣời có nhu cầu học tập
vay vốn để khuyến khích học tập.
Cấp tín dụng cho học sinh, sinh viên để hỗ trợ cho học sinh sinh viên học tập
vì vậy đây là một chủ trƣơng lớn mà bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng đều thực
hiện nhằm hỗ trợ những ngƣời có năng lực học tập để họ có thể theo đuổi ƣớc mơ
học tập của mình, qua đó, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lƣợng


7

nguồn nhân lực cũng nhƣ thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên,
tùy vào hoàn cảnh, điều kiện của mỗi quốc gia mà mỗi quốc gia có chính sách,
chƣơng trình và cách tổ chức cho vay cụ thể đối với học sinh sinh viên.
Theo một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, lịch sử của vấn đề cấp tín dụng
cho HSSV vay bắt nguồn từ cuối những năm 1940, khi một thanh niên trẻ ngƣời
Colombia tên là Gabriel Betancourt có ƣớc mơ vào đại học nhƣng gia đình anh rất
nghèo. Anh ta đã phải thuyết phục ông chủ của công ty nơi anh làm việc cho anh
vay tiền để trang trải chi phí học tập ở nƣớc ngoài. Sau khi tốt nghiệp, anh nhận
thấy mình đã đạt đƣợc nhiều thứ từ khoản vay học tập này nên đã quyết định tìm
cách để chế hóa khoản vay nhƣ vậy. Sau đó anh đã thành công cho việc thuyết phục
chính phủ Colombia vào năm 1950, Chính phủ Colombia thành lập Viện cho sinh
viên vay tiền Colombia (Colombian Student Loan Institute, ICETEX), đây là việc
không chỉ có đầu tiên ở Colombia mà còn đầu tiên trên thế giới. Đến nay trên thế
giới có hơn 70 quốc gia đang có cơ chế ngày càng đề cao việc cho sinh viên vay
tiền học tập.
Theo trang web Bách khoa toàn thƣ mở (phiên bản tiếng Anh), cho vay

HSSV là việc giúp sinh viên trả học phí, tiền sách vở và chi phí sinh hoạt. Cho vay
sinh viên có nhiều hình thức với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất thông thƣờng và
việc trả nợ có thể gia hạn khi ngƣời vay còn đi học. Đối với những quốc gia khác
nhau thì luật pháp cũng khác nhau về việc cho vay và tình trạng không trả đƣợc nợ.
Định nghĩa này cho thấy đối tƣợng vay là bất kỳ sinh viên nào có nhu cầu.
Tại Mỹ, Chính phủ Mỹ cung cấp 2 loại hình cho vay đối với sinh viên: Vay
liên bang (federal loans) do chính phủ Liên bang tài trợ và vay cá nhân sinh viên
(private student loans). Vay liên bang có thể đƣợc trợ cấp và không trợ cấp. Lãi suất
sẽ không bị cộng dồn hay tăng đối với những khoản vay đƣợc trợ cấp khi sinh viên
đang học. Những khoản vay này thƣờng đƣợc thực hiện trong một tổng thể hỗ trợ
tài chính của Chính phủ Liên bang Mỹ, còn có thể bao gồm học bổng, cơ hội làm
việc khi đi học… Định nghĩa này cũng không phân biệt sinh viên khó khăn mới
đƣợc đi vay.


8

Ở Việt Nam, theo Quyết định số 157/2007/QĐ – TTg ngày 27/09/2007 của
Thủ tƣớng chính phủ về tín dụng đối với HSSV thì: “chính sách tín dụng đối với
HSSV là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do nhà nƣớc huy động đƣợc để cho
các hộ có con em là HSSV có hoàn cảnh khó khăn về tài chính đang theo học tại các
trƣờng đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp để trang trải một phần chi phí
cho việc học tập và nghiên cứu của các em, giúp các em yên tâm hơn trong quá
trình học tập của mình, góp phần thực hiện chƣơng trình về mục tiêu quốc gia cải
thiện chất lƣợng nguồn nhân lực.” Do nguồn lực của Việt Nam còn hạn chế, nên
cho vay HSSV ở Việt Nam đƣợc giới hạn tới những sinh viên có hoàn cảnh khó
khăn mà thôi.
Qua đó, tác giả cho rằng: “cho vay HSSV là hình thức cho vay tiêu dùng,
theo đó các tổ chức cho vay cấp cho HSSV một khoản tiền nhất định trên nguyên
tắc có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định nhằm hỗ trợ HSSV có

thêm nguồn tài chính để đóng học phí, chi trả các khoản sinh hoạt phí, tiền mua tài
liệu trong quá trình học tập.”
Có thể thấy, về bản chất của cho vay HSSV:
Thứ nhất, cho vay HSSV là“việc sử dụng các nguồn lực tài chính do nhà
nƣớc huy động để cho HSSV vay vốn trong đó chú trọng đến những HSSV có hoàn
cảnh khó khăn, đang theo học tại các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề nhằm trang trải một phần chi phí học tập, sinh
hoạt của HSSV trong thời gian theo học tại trƣờng bao gồm: học phí, chi phí mua
sách vở, phƣơng tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại.”Họ không có quyền sử dụng
khoản vay này cho các hoạt động khác. Vì vậy, giám sát việc sử dụng khoản vay
này là trách nhiệm của các chủ thể có liên quan.
Thứ hai, việc hoàn trả vốn vay theo nguyên tắc phải bảo toàn về giá trị và giá
trị tăng thêm. Xét về mặt hình thức thì việc cho vay này giống với các quan hệ tín
dụng khác là khi cho vay tiền đều phải thu lãi, có vay, có trả. Nhƣng về bản chất thì
cho vay HSSV không chỉ vì mục đích thu lãi mà còn chủ yếu thỏa mãn nhu cầu vay


9

vốn của HSSV để học tập, nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm, nâng cao năng suất
lao động, tăng thu nhập, thoát nghèo một cách bền vững.
Vậy cho vay HSSV phải thực hiện đƣợc hai mục tiêu: Một là công cụ xúc
tiến sự công bằng trong giáo dục, an sinh xã hội, góp phần phát triển nguồn nhân
lực chất lƣợng cao; hai là tổ chức tài chính để có thể tiếp tục hoạt động một cách
bền vững.
1.1.2. Sự cần thiết của cho vay học sinh, sinh viên
Chính sách tín dụng HSSV hiện nay đã đƣợc thực hiện hơn 70 quốc gia trên
thế giới và đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Theo Tilak (1992) cho rằng
“chƣơng trình tín dụng HSSV sẽ trút đƣợc gánh nặng đầu tƣ vào giáo dục đại học từ
thế hệ hiện tại cho một thế hệ tƣơng lai và cho vay học sinh đƣợc ủng hộ trên cơ sở:

tiềm năng tài nguyên, tính công bằng trong việc chia sẻ chi phí giáo dục đại học và
hiệu quả bằng cách làm cho HSSV cảm thấy quan trọng hơn đối với giáo dục và
nghề nghiệp của mình.”
Ở các nƣớc đang phát triển mức sống nói chung đều thấp đối với đại đa số
dân chúng. Mức sống thấp đƣợc biểu thị cả về lƣợng lẫn chất dƣới dạng thu nhập
thấp, thiếu nhà ở, sức khỏe kém, không đƣợc hoặc ít đƣợc học hành.
Về sự phân bố sản phẩm xã hội: khoảng 83% tổng thu nhập thế giới đƣợc
phân bổ trong những khu vực kinh tế phát triển, nơi chƣa đƣợc ¼ dân số thế giới.
Còn lại ¾ dân số thế giới thuộc các nƣớc đang phát triển chủ nhận đƣợc 17% tổng
sản phẩm của toàn thế giới. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu ngƣời của các nƣớc
đang phát triển tính trung bình ít hơn 1/16 thu nhập bình quân của các nƣớc phát
triển. Các nhà kinh tế trên thế giới thƣờng lấy mức 2.000 USD/ngƣời làm mốc phản
ánh khả năng giải quyết đƣợc những nhu cầu cơ bản của con ngƣời, đạt đƣợc mức
độ này phản ánh sự biến đổi về chất lƣợng trong hoạt động kinh tế và đời sống xã
hội. Hiện nay có khoảng 100 quốc gia đang phát triển có mức thu nhập bình quân
dƣới 2.000 USD/ngƣời, trong đó có khoảng 40 quốc gia có nhu nhập bình quân
dƣới 600USD/ngƣời. Điều này phản ánh khả năng hạn chế của các nƣớc đang phát
triển trong việc giải quyết các nhu cầu cơ bản của con ngƣời.


10

Ngoài việc mức thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp, các nƣớc đang phát triển
còn có tốc độ tăng trƣởng GNP chậm hơn các nƣớc đang phát triển.
Hiện nay, trên thế giới tất cả các quốc gia đều có mức bất bình đẳng nhất
định. Tuy nhiên khoảng cách giàu nghèo ở các nƣớc đang phát triển thƣờng lớn hơn
ở cácnƣớc phát triển. Các nƣớc đang phát triển có một vài đặc trƣng nhƣ: “tỷ lệ
ngƣời biết chữ thấp, tỷ lệ ngƣời bỏ học giữa chừng cao, học trình và các phƣơng
tiện giáo dục không đầy đủ và thƣờng không phù hợp, năng suất lao động thấp.Có
thể giải thíchbằng tình trạng không có hoặc thiếu trầm trọng các đầu vào bổ sung

nhƣ vốn, cơ sở vật chất hoặc đội ngũ quản lý có kinh nghiệm. Mức sống thấp, mức
độ nghèo đói lan rộng, sức khỏe kém, tích lũy thấp.” Chúng ta đều biết để phát triển
phải có nguồn vốn, mà để có nguồn vốn tích lũy thì phải hy sinh tiêu dùng. Nhƣng
khó khăn ở chỗ, đối với các nƣớc đang phát triển nhất là những nƣớc có thu nhập
thấp, đã gần nhƣ chỉ có mức sống tối thiểu, vì vậy, việc giảm tiêu dùng là rất khó
khăn. Tích lũy thấp dẫn đến thiếu vốn đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng, công nghệ khoa học
kỹ thuật để phục vụ sản xuất.
Do kém hiểu biết nên các nƣớc kém phát triển luôn có tốc độ tăng dân số cao
và gánh nặng ngƣời ăn theo. Mức thất nghiệp và bán thất nghiệp cũng tính đến
những ngƣời về hình thức là làm trọn ngày công nhƣng năng suất lao động của họ
thấp đến mức mà có giảm số giờ lao động đi thì tổng số lƣợng cũng chịu tác động
không đáng kể, phụ thuộc đáng kể vào sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu hàng sơ
chế, lệ thuộc vào xuất khẩu, sự thống trị, phụ thuộc và tính dễ bị tổn thƣơng trong
quan hệ quốc tế.
Với đặc điểm riêng của các nƣớc đang phát triển, những con số thống kê và
các công trình nghiên cứu về nguồn tăng trƣởng kinh tế ở phƣơng Tây đã chỉ ra
rằng, không phải sự tăng của nguồn vốn hiện vật mà là sự tăng của “vốn con ngƣời”
đã là nguồn chính của tiến bộ kinh tế ở các quốc gia phát triển. Đó chính là nguyên
nhân mà các quốc gia đều đang quan tâm đến vấn đề giáo dục để nâng cao trình độ
cho ngƣời dân trong xã hội.


11

Việc đầu tƣ vào giáo dục là nhằm tạo ra một lực lƣợng lao động có năng suất
cao hơn, có những hiểu biết và kỹ năng cao hơn, tạo ra nhiều việc làm và những cơ
hội kiếm đƣợc thu nhập cao, tạo ra 1 tầng lớp lao động có học vấn, trình độ, qua đó
lại thúc đẩy nhu cầu đào tạo và giáo dục rộng rãi hơn đến mọi thành phần xã hội.
Đáng chú ý là các nƣớc đang phát triển, những chi phí các nhân, đặc biệt là
chi phí cơ hội của sức lao động ở những học sinh của những gia đình nghèo là cao

hơn đối với những học sinh trong những gia đình giàu có. Nghĩa là chi phí phải bỏ
ra cao hơn những lợi ích mang lại của việc đi học lại thấp hơn đối với những ngƣời
nghèo, có nghĩa là tỷ suất sinh lãi trong việc đầu tƣ cho con đi học đối với những
gia đình nghèo là thấp hơn so với những gia đình giàu có. Vì vậy, xảy ra tình trạng
là những ngƣời nghèo trong năm đầu đi học dễ bỏ học hơn.
Trong chi phí cơ hội của sức lao động đối với những gia đình nghèo còn bao
gồm trong vài năm đầu đi học không phải mất tiền học phí thì gia đình vẫn phải chịu
những phí tổn do những học sinh đi học không làm đƣợc những công việc đồng áng
cho gia đình, mà thƣờng lại đúng vào thời gian mà chúng cần phải đến trƣờng. Nếu
một đứa trẻ không thể làm việc vì nó đang phải ở trƣờng thì gia đình nó sẽ hoặc chịu
mất một lƣợng sản phẩm để sinh sống hoặc là phải thuê một lao động khác để thay
thế cho đứa trẻ vắng mặt. Trong mọi trƣờng hợp đó là một khoản phí tổn thực sự đối
với một gia đình nghèo vì có một ngƣời đi học trong khi vẫn còn những công việc
phải làm ngoài đồng ruộng, một loại phí tổn không đƣợc thể hiện trong học phí
nhƣng nó lại đáng quan tâm hơn nhiều đối với những gia đình có thu nhập cao.
Do những chi phí cơ hội cao hơn này nên số học sinh đi học và đang học tập
của con em các gia đình nghèo có xu thế thấp hơn nhiều so với con em của những
gia đình tƣơng đối giàu. Nhƣ vậy, mặc dù có hệ thống giáo dục tiểu học phổ cập và
không mất tiền ở các nƣớc đang phát triển, con em của các gia đình nghèo, đặc biệt
là vùng nông thôn, ít khi có thể học hết đƣợc mấy năm học đầu tiên. Chất lƣợng học
hành tƣơng đối kém đó có thể không liên quan đến sụ thiếu khả năng nhận thức.
Trong thực tế không ít học sinh nghèo ở nông thôn đã đạt đƣợc những kết quả rất


12

tốt trong các kỳ thi hoặc kiểm tra. Ngƣợc lại điều đó chỉ có thể đơn thuần phản ánh
những hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Bảng 1.1. Phần chi tiêu công cộng cho giáo dục đƣợc nhận bởi các nhóm có địa
vị KTXH khác nhau theo vùng – Số liệu năm 1980

% Dân số
Vùng

% tiền cho giáo
dục công cộng

Tỷ số giữa % tiền/
% dân số

Thủ
Thủ
công
công
Nông

Công Nông
và Công Nông
dân buôn chức dân buôn chức dân
bán
bán

Thủ
công

buôn
bán

Công
chức


Châu Phi

76

18

6

56

21

23

0.73

1.19

3.78

Châu Á

58

32

10

34


38

28

0.59

1.19

2.79

ChâuMỹ
Latinh

36

49

15

18

51

31

0.49

1.04

2.03


Trung đông 42

48

10

25

46

0.6

0.35

2.87

(Nguồn: Emnanucl Jimener)
Vấn đề tài chính này đã loại bỏ bớt những ngƣời tƣơng đối nghèo trong vài
năm đầu đi học của họ lại thƣờng kết hợp với tiền học phí khá đáng kể tại cấp trung
học. Ở rất nhiều nƣớc đang phát triển, tiền học phí này trong một năm rất cao, do đó
đã ngăn cản những gia đình có thu nhập thấp. Điều này đã tạo nên một hệ thống lựa
chọn và vƣơn lên trong học tập nhƣng không dựa trên một tiêu chuẩn nào về tƣ chất
mà thuần túy dựa vào mức thu nhập của gia đình.
Có thể thấy mỗi sinh viên khi bƣớc chân vào cánh cổng trƣờng ĐH, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp hay dạy nghề gần nhƣ là bƣớc vào một “thế giới”
mới. Trong “thế giới” đó họ có rất nhiều sự thay đổi, từ cách ăn mặc trong môi
trƣờng mới, chi tiêu khi xa gia đình, đặc biệt là sự thay đổi khá lớn về chi tiêu cho
học tập (tiền học phí, mua sách vở, tài liệu tham khảo …). Tất cả sự thay đổi đó đều
đòi hỏi một khả năng tài chính tốt. Điều này không phải là gia đình nào cũng có thể



13

đáp ứng đƣợc số tiền dành cho việc học tập đó, đặc biệt những hộ gia đình khu vực
nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tất yếu sẽ có rất nhiều học sinh sinh viên không thể
đi học hoặc tiếp tục theo học các trƣờng nhƣ mong muốn. Theo thống kê của Bộ
GD&ĐT, hàng năm số lƣợng sinh viên theo học tại các trƣờngĐH, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp phải nghỉ học giữa chừng vì lý do không đủ tài chính là gần
1.000 sinh viên.
Trong điều kiện hiện nay, khi còn thiếu lao động tay nghề cao thì việc để số
lƣợng sinh viên đó phải ngừng việc học tập của mình là một sự lãng phí nguồn nhân
lực. Do đó, vấn đề cấp bách là chúng ta cần một biện pháp để hỗ trợ cho họ tiếp tục
con đƣờng học tập của mình, một trong những biện pháp đó chính là tín dụng
HSSV.
Trong khi đó, điều kiện cơ sở vật chất tại giảng đƣờng còn thiếu thốn và
chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập.
Vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa là nơi tập trung nhiều HSSV có hoàn
cảnh khó khăn nhất tại nƣớc ta. Mặt khác, điều kiện tại các trƣờng tại khu vực này
còn thiếu thốn và không có nhiều phòng thực hành nhƣ: tin học, hóa học … Tại khu
giảng đƣờng của các trƣờng đào tạo cũng cũ nát, không đủ chỗ cho HSSV theo học
do số lƣợng tuyển đầu vào ngày càng tăng.
Trong vài năm trở lại đây, Chính phủ đã tập trung đầu tƣ rất nhiều vào giáo
dục nhƣ cải thiện trang thiết bị dạy học, xây dựng mở rộng các trƣờng ĐH, CĐ…
Ngân sách chi cho giáo dục quá lớn nên trực tiếp HSSV phải chịu mức học phí
tăngthƣờng xuyên. Đối với các sinh viên thuộc diện đối tƣợng chính sách và HCKK
thì điều này có ảnh hƣởng không nhỏ.
Tín dụng HSSVđƣợc áp dụng để: “hỗ trợ cho HSSV có HCKK để theo học
đại học, cao đẳng và dạy nghề là một chính sách có ý nghĩa cho chính gia đình và
HSSV, có ý nghĩa cả về kinh tế và CT - XH nhằm đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực

cho các vùng nông thôn và vùng khó khăn.” Cụ thể tín dụng HSSV có các vai trò
sau đây:


14

- Xét về góc độ gia đình và cá nhân HSSV có HCKK:
Cho vay HSSV có HCKK giúp“HSSV giải quyết đƣợc những khó khăn
trong thời gian học tập tại trƣờng để tiếp tục theo học, giải quyết những khó khăn
cho cha mẹ HSSV. Giúp HSSV và gia đình HSSV xác định rõ trách nhiệm của
mình trong quan hệ vay mƣợn, khuyến khích ngƣời vay sử dụng vốn vào mục đích
học tập tốt để sau này ra trƣờng có việc làm tạo thu nhập để trả nợ Ngân hàng.”
Với việc hỗ trợ kịp thời về tài chính với lãi suất ƣu đãi cho đối tƣợng HSSV
có HCKK tiếp tục đi học đã giúp cho gia đình HSSV không phải đi vay nặng lãi
hoặc bán những tài sản quý giá của gia đình để lo cho con em mình đi học.
- Xét trên góc độ kinh tế:
Việc chỗ trợ HSSV có HCKK đã góp phần“nâng cao chất lƣợng nguồn nhân
lực, nâng cao năng suất lao động cho các doanh nghiệp đồng thời góp phần vào sự
phát triển chung của đất nƣớc ngày càng giàu mạnh hơn.
Nhờ tiếp cận nguồn vốn ƣu đãi này đã giúp cho nhiều HSSV có HCKK có
nguy cơ bỏ học đƣợc tiếp tục học nghề, tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao phục vụ
cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng và đất nƣớc.”
- Xét trên góc độ chính trị - xã hội:
Cho vay HSSV đã góp phần tạo đƣợc niềm tin của nhân dân với Đảng và
Nhà nƣớc. Cho vay HSSV có HCKK giúp cho mọi HSSV đều có cơ hội ngang nhau
trong sự nghiệp học tập để lập nghiệp, góp phần giảm tỷ lệ thất học, phục vụ cho sự
phát triển nền kinh tế tri thức, đào tạo những tài năng cho đất nƣớc, tạo điều kiện
phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nƣớ; góp phần cân đối đào tạo cho các vùng miền và các đối tƣợng là ngƣời học có
HCKK vƣơn lên; giảm bớt sự thiếu hụt cán bộ, rút dần khoảng cách chênh lệch về

dân trí giữa các vùng miền, tạo ra khả năng đáp ứng yêu cầu xây dựng bảo vệ đất
nƣớc trong giai đoạn mới, cải thiện đời sống một bộ phận HSSV, góp phần bảo đảm
an ninh trật tự, hạn chế đƣợc những mặt tiêu cực.
Từ kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới và nghiên cứu tình hình
thực tế tại Việt Nam. Chính phủ đã có nhiều quyết sách đầu tƣ cho giáo dục. Một


15

trong những chính sách cốt lõi trong đầu tƣ giáo dục là hỗ trợ HSSV có HCKK. Có
thể nói đây là định hƣớng hiệu quả, chính sách cần thiết và đi đúng chủ trƣơng của
Đảng và Nhà nƣớc.
1.1.3. Đặc điểm cho vay học sinh sinh viên
1.1.3.1. Nguồn vốn sử dụng để cho vay
Nguồn vốn dùng để cho vay HSSV đƣợc tạo ra từ các nguồn sau:
- Nguồn vốn từ Ngân sách nhà nƣớc bao gồm: Vốn điều lệ, hàng năm UBND
các cấp đƣợc trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp mình để
tăng nguồn vốn cho vay, nguồn vốn ODA đƣợc Chính phủ giao.
- Nguồn vốn huy động: Tiền gửi có trả lãi, tiền gửi tự nguyện không lấy lãi
của tổ chức cá nhân trong và ngoài nƣớc; phát hành trái phiếu Chính phủ, chứng chỉ
tiền gửi và các giấy tờ có giá khác.
- Vốn đi vay: Vay các tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nƣớc.
- Vốn khác: Vốn nhận ủy thác cho vay ƣu đãi của chính quyển địa phƣơng,
các tổ chức, cá nhân,…
1.1.3.2. Hoạt động cho vay
Chƣơng trình cho vay HSSVcó tính xã hội hóa cao, liên quan đến nhiều cấp,
nhiều ngành, nhiều tổ chức, cá nhân từ Trung ƣơng đến địa phƣơng tham gia thực
hiện, từ việc tổ chức huy động vốn đến việc tổ chức cho vay, thu hồinợ.
Phƣơng thức cho vay chủ yếu thông qua hộ gia đình, vì vậy ngƣời vay không
phải là ngƣời trực tiếp sử dụng vốn vay (trừ HSSV mồ côi đƣợc và trực tiếp).

Cho vay HSSV thực chất là “cho vay tiêu dùng (vay để trang trải chi phí cho
việc học tập, sinh hoạt của HSSV trong thời gian theo học tại trƣờng bao gồm: tiền
học phí, chi phí mua sắm sách vở, phƣơng tiện, đồ dùng học tập, chi phí ăn, ở, đi
lại… phục vụ cho mục đích học tập).” Nguồn trả nợ là nguồn thu nhập tổng hợp của
gia đình HSSV, trong đó nguồn thu nhập từ HSSV ra trƣờng có việc làm là quan
trọng. Thời hạn cho vay dài, vốn quay vòng chậm, bình quân từ 6, 7 năm mới quay
vòng đƣợc vốn vay.


16

Mức cho vay cao hơn so với chƣơng trình tín dụng khác mà không phải thực
hiện biện pháp bảo đảm tiền vay.
(a) Đối tượng vay vốn
HSSV có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trƣờng đại học (hoặc
tƣơng đƣơng đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo
nghề đƣợc thành lập và hoạt đông theo quy định pháp luật, bao gồm:
- HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhƣng ngƣời còn
lại không có khả năng lao động;
- HSSV là con em hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo theo quy định của pháp
luật;
- HSSV là con em hộ gia đình có mức thu nhập bình quân tối đa bằng 150%
thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.
- HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai,
hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học.
(b)Thời hạn cho vay
Là khoảng thời gian đƣợc tính từ ngày ngƣời vay nhận món vay đầu tiên cho
đên ngày trả hết nợ gốc và lãi đƣợc thỏa thuận trong hồ sơ vay vốn. Thời hạn cho
vay bao gồm: thời hạn phát tiền vay, thời gian ân hạn (nếu có) và thời hạn trả nợ.
- Thời hạn phát tiền vay: đƣợc tính từ ngày ngƣời vay nhận món vay đầu tiên

cho đến ngày HSSV kết thúc khóa học.
- Thời gian ân hạn: đƣợc tính từ ngày HSSV kết thúc khóa học cho đến khi
HSSV có thu nhập nhƣng tối đa không quá 12 tháng.
- Thời hạn trả nợ: Là khoảng thời gian đƣợc tính từ ngày ngƣời vay trả món
nợ đầu tiên đến ngày trả hết gốc và lãi.
(c) Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay do: Thủ tƣớng Chính phủ quy định theo từng thời kỳ. Các
khoản cho vay trƣớc ngày thay đổi lãi suất còn dƣ nợ vẫn đƣợc áp dụng lãi suất cho
vay đã ghi trên hợp đồng tín dụng hoặc Khế ƣớc nhận nợ cho đến khi thu hồi hết nợ.


17

1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay học sinh, sinh viên
1.2.1. Chỉ tiêu định tính
1.2.1.1. Cho vay đúng đối tượng thụ hưởng
Tổ chức cho vay phục vụ những khách hàng theo chỉ định của Chính phủ,
không đƣợc cho vay các đối tƣợng ngƣời quy định của Chính phủ. Việc chọn đúng
đối tƣợng vay vốn HSSV có HCKK không phải dễ đối với tổ chức cấp tín dụng chính
sách, với các điều kiện vay vốn ƣu đãi thì tiêu cực trong việc chọn đúng đối tƣợng
vay là rất dễ xảy ra. Bởi vậy, việc cho vay đúng đối tƣợng thụ hƣởng đƣợc cho là một
trong những tiêu chí đánh giá quan trọng đánh giá chất lƣợng hoạt động cho vay
HSSV có HCKK.
1.2.1.2. Khả năng HSSV có HCKK tiếp cận với vốn tín dụng chính sách
Chỉ tiêu này phản ánh số HSSV có HCKK tiếp cận đến vốn tín dụng chính
sách. Đa số gia đình HSSV có HCKK thƣờng bị hạn chế về thông tin và sự hiểu biết
về vốn tín dụng chính sách. Do vậy, để các đối tƣợng vay vốn dễ dàng tiếp cận với
nguồn vay thì cần phải có chƣơng trình giới thiệu qua kênh thông tin đại chúng, các
hình thức tuyên truyền, giới thiệu phù hợp với từng địa bàn, từng vùng, tổ chức mạng
lƣới giao dịch theo hƣớng thuận tiện.

1.2.2. Các chỉ tiêu định lượng
1.2.2.1. Quy mô cho vay HSSV và dư nợ bình quân một sinh viên
Chỉ tiêu này đánh giá lƣợng vốn mà tổ chức tín dụng dành phục vụ cho vay
HSSV. Lƣợng vốn càng lớn thì đáp ứng càng nhiều nhu cầu của HSSV, tạo điều kiện
cho họ có chi phí đi học mà không phải bỏ học, tạo đƣợc nhiều việc làm, tăng sự tìm
tòi học hỏi, tăng thu nhập và giúp ngƣời vay vƣơn lên thoát nghèo. Nếu số vốn ít thì
chỉ đáp ứng đƣợc một số nhu cầu của HSSV, số vốn đầu tƣ sẽ dàn trải dẫn đến hiệu
quả sử dụng đồng vốn không cao. Sinh viên khó tiếp cận vốn và không có điều kiện
cải thiện đời sống gia đình, khả năng thoát nghèo thấp.
Dƣ nợ bình quân trên một sinh viên: thể hiện một sinh viên đƣợc đầu tƣ bao
nhiêu vốn để sử dụng chi phí đi học. Nếu dƣ nợ bình quân cho một ngƣời càng nhiều
sẽ giúp ngƣời vay bớt gánh nặng về kinh tế, khả năng cải thiện đời sống gia đình cao,


18

có khả năng nâng cao mức thu nhập và thoát nghèo bền vững. Nếu nguồn dƣ nợ bình
quân cho một ngƣời thấp thì không đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn, ngƣời vay chỉ
thực hiện đƣợc một phần chi phí nào đó trong học tập thì gánh nặng kinh tế cho gia
đình càng nhiều từ đó khó có thể cải thiện đời sống gia đình và vƣơn lên thoát nghèo.
Chỉ tiêu này đánh giá mức đầu tƣ cho một hộ ngày càng tăng lên hay giảm
xuống, điều đó chứng tỏ việc cho vay có đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế của các hộ
vay không.
Dư nợ đến thời điểm báo cáo

Dư nợ bình quân/01
sinh viên

=


Tổng số HSSV còn dư nợ đến thời điểm báo cáo

1.2.2.2. Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với HSSV
Tỷ trọng dư nợ tín
dụng đối với HSSV (%)

Dư nợ tín dụng HSSV
=

Tổng dư nợ tín dụng

x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tín dụng đối với HSSV của tổ chức cho vay so
sánh với việc cho vay các đối tƣợng chính sách khác. Nếu chỉ tiêu này phản ánh việc
tổ chức cho vay có tập trung vào cho vay đối với HSSV.
1.2.2.3. Tỷ lệ HSSV có HCKK được vay vốn
Tỷ lệ HSSV được
vay vốn (%)

Tổng số HSSV được vay vốn Ngân hàng
=

Tổng số HSSV thuộc diện vay vốn

x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đáp ứng về nguồn vốn của chƣơng trình so với
nhu cầu vay của HSSV, phản ánh mức độ quan tâm của HSSV tới những lợi ích của
chƣơng trình, khả năng thu thút khách hàng của tổ chức cho vay. Mặc dù là nguồn

vốn ƣu đãi với lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài tuy nhiên không phải tất cả đối tƣợng
vay vốn đều có nhu cầu vay vốn. Điều này bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau,
trong đó có cả yếu tố từ phía tổ chức cho vay.
1.2.2.4. Tỷ lệ thu hồi nợ
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả của công tác tín dụng đối với
HSSV. Doanh số thu nợ cao chứng tỏ HSSV ra trƣờng có việc làm ổn định, hoàn


19

thành nghĩa vụ trả nợ với tổ chức cho vay càng lớn. Số lƣợng sinh viên có việc làm
thu nhập ổn định trả nợ đánh giá hiệu quả của nguồn vốn cho vay để đầu tƣ cho vay
HSSV. Số lƣợng HSSV có việc làm thu nhập ổn định càng nhiều chuwngss tỏ đòng
vốn cho vay HSSV mang lại hiệu quả, hộ vay cải thiện đƣợc đời sống và thoát nghèo.
Doanh số thu nợ

Tỷ lệ thu nợ HSSV

=

Tổng dư nợ

x 100%

1.2.2.5. Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn (%)

Nợ quá hạn

=


Tổng dư nợ

x100%

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại tổ chức cho vay, đồng thời phản
ánh khả năng quản lý tín dụng của tổ chức cho vay trong khâu cho vay. Đây là chỉ
tiêu rất quan trọng để đo lƣờng, đánh giá chất lƣợng hoạt động tín dụng của tổ chức
cho vay, chỉ số này càng thấp thì chất lƣợng tín dụng càng cao và ngƣợc lại.
1.2.2.6. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%)

(Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước)
=

Dư nợ năm trước

x 100%

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng qua các năm để
đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá thực trạng tín dụng của
tổ chức cho vay. Chỉ tiêu này cũng phản ánh nỗ lực của tổ chức cho vay trong việc
chuyển tải vốn tới HSSV.
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay học sinh, sinh viên
1.3.1 .Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức cho vay
Đây là những nhân tố thuộc về bản thân của tổ chức cho vay bao gồm một số
nhân tố chủ yếu sau:
- Nguồn vốn cho chương trình: Đây là yếu tố quan trọng cần phải đảm bảo
để thực hiện cho vay đƣợc hiệu quả. Khi tổ chức cho vay chủ động đƣợc nguồn
vốn, có đủ vốn để đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn của HSSV có HCKK



×