Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích nho học việt nam (trường hợp văn miếu quốc tử giám, hà nội và văn miếu mao điền, hải dương) tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.64 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Văn Tú

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH
NHO HỌC VIỆT NAM
(Trường hợp Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội và
Văn miếu Mao Điền, Hải Dương)

Chuyên ngành: Quản lý Văn hóa
Mã số: 9319042

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Hà Nội – 2020


Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Hồng Toàn
PGS.TS Phạm Thị Thu Hương

Phản biện1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện
Họp tại: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
Số 32, phố Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội
Vào hồi , ngày



tháng

năm 20 .

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam;
- Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nho giáo du nhập vào Việt Nam đã góp phần đào tạo nên một
đội ngũ trí thức – quan lại Nho học có những đóng góp tích cực cho
sự phát triển chung của đất nước.
Nho giáo và nền giáo dục - khoa cử Nho học cũng đã để lại một
di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đồ sộ, trong đó hệ thống di tích
Nho học ở Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng trong di sản Nho
học và trong hệ thống di tích LSVH toàn quốc. Trải qua chiến tranh
cũng như những thăng trầm của lịch sử, hệ thống di tích Nho học ở
Việt Nam đã bị hư hại xuống cấp nhiều. Việc bảo tồn, tôn tạo và tổ
chức các hoạt động nhằm phát huy giá trị những di tích này trong
công cuộc xây dựng nền văn hóa và giáo dục hiện nay có ý nghĩa vô
cùng quan trọng.
Trong những năm gần đây, nhiều di tích đã được quan tâm đầu
tư, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị. Hoạt động bảo tồn và phát huy
giá trị đã đạt được những thành tựu to lớn, mà còn có ý nghĩa lớn về
xã hội và kinh tế. Đặc biệt DTNH gắn với nền giáo dục khoa cử Việt
Nam, là biểu tượng, minh chứng cho truyền thống hiếu học, khoa

bảng của dân tộc. Việc phát huy giá trị của di tích nhằm giáo dục
truyền thống hiếu học, bồi dưỡng nhân cách con người góp phần to
lớn vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo nhân tài cho đất nước, tạo nguồn
lực cho việc xây dựng đất nước hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế hiện nay.
Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2020 đã chỉ rõ: “Đầu tư
đồng bộ bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu trở
thành những di sản có chất lượng cao về khoa học bảo tồn và môi
trường văn hoá, phục vụ giáo dục truyền thống” [107].


2
Tuy nhiên, công tác BTPH giá trị của di tích hiện nay vẫn còn
nhiều bất cập, chưa đồng bộ, chưa xứng với tiềm năng và giá trị của
di tích. Các hoạt động BTPH chưa được tổ chức thành hệ thống, dựa
trên những cơ sở lý luận khoa học, và chưa tổng kết, đánh giá được
hiệu quả của hoạt động.
Việc tu bổ, tôn tạo các di tích Nho học, không chỉ gặp khó khăn
trong việc huy động kinh phí, thống nhất về chủ trương đầu tư, mà
còn gặp phải những vấn đề có tính chất lý luận như: DTNH có vai
trò, giá trị thế nào đối với văn hóa, giáo dục, kinh tế, có cần thiết
phải tiếp tục tu bổ, tôn tạo DTNH trong giai đoạn hiện nay không?
Việc bảo tồn và phát huy giá trị DTNH hiện nay thực hiện theo định
hướng như thế nào? Có hay không sự khác biệt trong việc bảo tồn và
phát huy giá trị DTNH và các di tích khác? Giải pháp nào cho nhà
quản lý các DTNH để bảo tồn và phát huy giá trị DTNH hiệu quả,
góp phần thực hiện thành công chiến lược xây dựng xã hội học tập,
xây dựng nền kinh tế trí thức trong xã hội hiện đại?
Vấn đề này cần được nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đúc kết để
đưa ra định hướng và giải pháp. Cho đến nay, chưa có một công trình

nghiên cứu đầy đủ nền tảng lý luận và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn
quá trình BTPH giá trị của DTNH trong giai đoạn vừa qua.
Đề tài: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nho học Việt Nam
(Trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội; Văn miếu Mao
Điền, Hải Dương) nghiên cứu để giải quyết các vấn đề còn bất cập
trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích Nho học, góp
phần giúp các nhà quản lý văn hóa có định hướng và giải pháp để
bảo tồn, tôn tạo DTNH bền vững, hiệu quả,
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu


3
Nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị
DTNH ở Việt Nam qua trường hợp VMQTG, VMMĐ; chỉ ra ưu
điểm và bất cập trong hoạt động này, để từ đó đề ra định hướng và
giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị
DTNH nói chung, các di tích VMQTG và VMMĐ nói riêng, một
cách hiệu quả và bền vững.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở lý luận, quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị
di tích và xây dựng khung lý thuyết áp dụng cho luận án;
- Nghiên cứu giá trị tiêu biểu, đặc thù của hệ thống DTNH nói
chung và của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Văn Miếu Mao Điền, làm
cơ sở cho hoạt động phát huy giá trị di tích;
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động BTPH giá trị di tích
VMQTG và VMMĐ; đánh giá ưu điểm, hạn chế của công tác này;
- Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu
quả BTPH giá trị cho các di tích này trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3. 1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động BTPH giá trị di
tích VMQTG và VMMĐ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tập trung vào Văn Miếu-Quốc Tử Giám và
Văn miếu Mao Điền.
- Phạm vi thời gian: từ 1986 đến nay, tập trung giai đoạn 2015
đến nay.
- Nội dung nghiên cứu: Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di
tích VMQTG và VMMĐ.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu


4
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
1. Di tích Nho học nói chung, di tích VMQTG, VMMĐ có giá
trị và vai trò gì trong việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa, giáo dục
Việt Nam?
2. Hoạt động BTPH giá trị của DTNH tại VMQTG và VMMĐ
đã thực sự hiệu quả, phát huy hết giá trị của di tích trong bối cảnh
hiện nay?
3. Định hướng và những giải pháp nào để khắc phục và nâng
cao hiệu quả hoạt động BTPH giá trị DTNH nói chung, di tích
VMQTG, VMMĐ?
4.1. Giả thuyết nghiên cứu
DTNH nói chung, VMQTG và VMMĐ nói riêng có vai trò
quan trọng, giá trị đặc biệt với việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa,
giáo dục, với phát triển kinh tế gắn với du lịch hiện nay, nếu được
bảo tồn và phát huy giá trị đúng hướng, khoa học và phù hợp với
quan điểm quản lý DSVH hiện đại. Xây dựng DTNH thành một

trung tâm văn hóa, khoa học, giáo dục truyền thống của quốc gia,
tỉnh, vùng tùy theo quy mô, vai trò cụ thể của di tích bằng những giải
pháp BTPH thích hợp sẽ đưa DTNH vào phục vụ đời sống cộng
đồng đem lại hiệu quả tích cực cho nền giáo dục và văn hóa, kinh tế.
5. Đóng góp mới của đề tài
5.1. Đóng góp khoa học
- Bổ sung thêm cơ sở lý luận cho chuyên ngành quản lý văn hóa
cơ sở lý luận về quản lý DTNH, cụ thể là khung lý thuyết nghiên cứu
BTPH giá trị DTNH nói chung và VMQTG, VMMĐ, chỉ ra ưu điểm,
tồn tại của hoạt động BTPH phát huy giá trị của DTNH.
- Chỉ ra vai trò, giá trị đặc biệt của hệ thống di tích Nho học
trong nền nền văn hóa và đối với văn hóa, giáo dục hiện nay, làm cơ


5
sở để triển khai các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị DTNH hiệu
quả, bền vững trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá thực trạng BTPH giá trị DTNH nói chung, di tích
VMQTG, VMMĐ một cách khoa học, khách quan, từ đó chỉ ra ưu
điểm, tồn tại của hoạt động BTPH phát huy giá trị VMQTG và
VMMĐ, làm cơ sở chỉ ra định hướng, mục tiêu, giải pháp BTPH giá
trị DTNH nói chung, đề ra giải pháp BTPH hiệu quả di tích
VMQTG, VMMĐ hiện nay nói riêng. Các nhà quản lý có thể tham
khảo để quản lý DTNH bền vững, tạo động lực cho việc phát triển
kinh tế, đào tạo, phát triển con người trong nền kinh tế trí thức,
nguồn nhân lực cho một xã hội công nghiệp hiện đại, bảo tồn văn
hóa truyền thống của dân tộc, góp phần đảm bảo cho việc hội nhập
văn hóa thành công.
5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Văn hóa học, Quản
lý văn hóa, Sử học, xã hội học... như nghiên cứu lịch sử hình thành di
tích Nho học, lịch sử tu bổ, tôn tạo di tích tại chương 1; việc tìm hiểu
đánh giá của người sử dụng di tích, quản lý di tích trong chương 2,
chương 3;
5.2. Phương pháp so sánh, tổng hợp
Nghiên cứu, so sánh các luận điểm của các nhà nghiên cứu về
quản lý di sản, bảo tồn di tích để tổng hợp, đề xuất ra khung lý thuyết
nghiên cứu của luận án, định hướng, quan điểm, giải pháp về BTPH
giá trị di tích Nho học. Phương pháp này được sử dụng nhiều ở
chương 1 và chương 3, khi cần đưa ra những nhận định, luận giải
những quan điểm, đề xuất định hướng, giải pháp.
5.3. Phương pháp điền dã, khảo sát thực địa


6
Điền dã, khảo sát thực địa, quan sát, thu thập tài liệu bằng chụp
ảnh, ghi chép, tham dự các sự kiện tại di tích VMQTG, VMMĐ để
tìm hiểu thực trạng hoạt động BTPH giá trị di tích, từ đó đánh giá ưu
điểm, tìm ra những vấn đề còn hạn chế. Phương pháp này được sử
dụng ở chương 2, khi nghiên cứu thực trạng hoạt động BTPH của Di
tích VMQTG, VMMĐ và một số DTNH khác.
5.4. Phương pháp thống kê, phân tích tài liệu
Sử dụng trong quá trình nghiên cứu, nhằm thống kê, phân tích
tài liệu liên quan đến hoạt động BTPH giá trị DTNH, xác định giá trị,
vai trò của di tích Nho học xưa và nay. Phương pháp này được sử
dụng chủ yếu trong chương 1, chương 2, khi tìm hiểu, nghiên cứu về
các khái niệm, lý thuyết, luận điểm của các nhà nghiên cứu trong
việc quản lý di tích nói chung, di tích Nho học nói riêng. Nghiên cứu
vai trò, giá trị của các di tích Nho học trong bối cảnh hiện nay.

6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu (08 trang), Kết luận (04 trang), Phụ lục (50
trang), Tài liệu tham khảo (14 trang), phần chính văn luận án trình
bày trong 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy giá trị di tích
Nho học và tổng quan về di tích Nho học (54 trang).
Chương 2. Thực trạng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di
tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Văn miếu Mao Điền (61 trang).
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng và
hiệu quả hoạt động bảo tồn phát huy giá trị di tích Nho học hiện nay
(39 trang).
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI
TÍCH NHO HỌC VÀ TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH NHO HỌC


7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá
trị di tích
Các công trình nghiên cứu về BTPH giá trị DSVH đã đề cập
đến các quan điểm, nguyên tắc cũng như giải pháp bảo tồn và phát
huy giá trị DSVH áp dụng DSVH vật thể.
Các công trình nghiên cứu đề cập đến những vấn đề lý luận và
thực tiễn của việc bảo tồn, phát huy giá trị của DSVH theo các quan
điểm, cách nhìn cá nhân rất đa dạng, trong đó đáng chú ý, hoạt động
bảo tồn DSVH, di tích nói riêng được khuôn thành 3 vấn đề: bảo vệ
di tích về mặt pháp lý và khoa học, bảo vệ di tích về mặt vật chất kỹ
thuật, và sử dụng di tích phục vụ nhu cầu hiện của xã hội, hay phát
huy giá trị di tích cho xã hội. Đây là gợi ý về cơ sở lý luận để NCS

kế thừa, áp dụng vào trong nghiên cứu của mình
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy di
tích Nho học Việt Nam
Các công trình về DTNH có thể phân thành hai nhóm: 1) khảo
sát hiện trạng di tích, thống kê di tích của địa phương; và 2) nghiên
cứu bảo tồn, phát huy DTNH: đưa ra một số giải pháp quản lý, sử
dụng DTNH.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá
trị di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám và Văn miếu Mao Điền
Những công trình nghiên cứu về di tích Nho học, về Nho giáo
thường đề cập đến di tích VMQTG, VMMĐ và ngược lại, nghiên
cứu về VMQTG, VMMĐ không thể không đề cập đến Nho giáo và
giáo dục Nho học.
Tổng quan về lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài cho thấy
DSVH vật thể mà cụ thể là các di tích LSVH đã được đông đảo giới


8
học giả trong và ngoài nước quan tâm từ rất sớm. Các công trình về
DSVH vật thể hiện nay tập trung đến vấn đề quản lý, BTPH giá trị
của các DSVH nhưng chưa có công trình chuyên biệt nghiên cứu
BTPH DTNH. Đó là khoảng trống định hướng, quan điểm lý thuyết
cần được bổ sung mà NCS cố gắng thực hiện trong đề tài này.
1.2. Cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nho
học
1.2.1. Các khái niệm
1.2.1.1. Di sản, di sản văn hóa
1.2.1.2. Di tích, Di tích Nho học
1.2.1.3. Bảo vệ, bảo tồn di tích
1.2.1.4. Giá trị, phát huy giá trị

1.2.2. Quan điểm lý thuyết luận án áp dụng
Quan điểm Bảo tồn phát triển được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Quan điểm này, theo Ashworth, được bắt đầu từ mô hình quan niệm
sau:

Quan điểm này không bận tâm tới việc bảo tồn y nguyên như
thế nào, nên kế thừa cái gì từ quá khứ, mà đặt trọng tâm vào việc làm
thế nào để di sản sống và phát huy được tác dụng trong đời sống
đương đại.


9
Có thể có nhiều mục đích khác nhau, thậm chí trái ngược nhau
trong việc bảo tồn di sản và mục đích được áp dụng phù hợp với
từng đối tượng di sản nhất định. Nguồn lực cho việc bảo tồn được
tạo ra bởi nhu cầu của thị trường sản phẩm. Bởi vậy các tiêu chí
được lựa chọn để bảo tồn cũng phụ thuộc vào sự lựa chọn của thị
trường. Cho nên, chiến lược bảo tồn của quan điểm này coi di sản là
một chức năng nên là một sự lựa chọn cho phát triển. Không có sự
mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Kế hoạch bảo tồn di sản không
tách rời khỏi các chiến lược bảo tồn di sản khác [100, tr. 178-185].
Quan điểm này dựa trên cơ sở DSVH hiển nhiên đang tồn tại song
hành với xã hội của chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần có những biện
pháp vận hành di sản một cách thích hợp với những yêu cầu của thời
đại hiện nay.
Theo quan điểm này, khi thực hiện công tác BTPH giá trị di
tích, cần đặt trọng tâm vào việc làm thế nào để di tích sống và phát
huy được các giá trị của nó trong đời sống đương đại.
1.2.3. Khung phân tích hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị
di tích Nho học

1.2.3.1. Nội dung Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nho học
NCS đưa ra khung lý thuyết làm công cụ nghiên cứu hoạt động
BTPH giá trị DTNH như sau:
Hoạt động bảo tồn DTNH bao gồm:
1) Bảo vệ DTNH về mặt pháp lý và khoa học, bao gồm các văn
bản pháp luật, thành lập các thiết chế văn hóa bảo vệ di tích; xây dựng
hồ sơ, công nhận di tích; hoạt động khoa học như nghiên cứu, nhận
diện giá trị di tích;
2) Bảo vệ DSVH về mặt vật chất và kỹ thuật, đó là hoạt động tu
bổ, tôn tạo, trùng tu di tích và các công trình, di vật trong di tích.


10
3) Hoạt động phát huy giá trị di tích: Hoạt động phát huy giá trị
DTNH bao gồm các hoạt động cụ thể sau:
+ Thông tin, giới thiệu quảng bá DTNH, những giá trị đặc trưng
của DTNH đối với đời sống xã hội hiện nay.
+ Tổ chức các hoạt động văn hóa, khoa học phù hợp với tính
chất, đặc trưng của di tích phục vụ công chúng.
+ Tổ chức các sản phẩm, dịch vụ du lịch phục vụ khách tham
quan, vừa tạo nguồn thu nhằm phát triển kinh tế, vừa bảo tồn di tích.
Quan điểm Bảo tồn phát triển hướng đến, triển khai theo mục
đích sử dụng di sản, vì thế khi thực hiện BTPH, cần chú ý đến mục
tiêu sử dụng di tích Nho học. DTNH có đặc thù, nguồn gốc hình thành
là Nho giáo, Nho học, thì nay không còn, vì vậy, cũng là nguyên nhân
thời gian trước, ít được quan tâm, nguy cơ bị mai một, hủy hoại luôn
hiện hữu, nếu không có ý thức, nhận thức đúng về giá trị, vai trò của di
tích, cũng là mục tiêu, hiệu quả của việc sử dụng di tích.
Do quan điểm bảo tồn phát triển không chú trọng đến việc bảo
tồn nguyên trạng, bảo tồn kế thừa thế nào, mà quan tâm đến việc sử

dụng những di tích đó thế nào, nên trong chiến lược BTPH giá trị
DTNH, vẫn phải tuân thủ, thực hiện nguyên tắc của bảo tồn DTLS,
phải phục vụ mục tiêu chuyển giao dưới dạng nguyên gốc cho thế hệ
sau. Vì vậy, hoạt động bảo tồn di tích vẫn sẽ bao gồm hai hoạt động
cơ bản đối với DTLS là: Bảo vệ DTNH về mặt pháp lý và khoa học,
và 2) Bảo vệ DSVH về mặt vật chất và kỹ thuật. Hai hoạt động này
nhằm bảo vệ, gìn giữ tối đa yếu tố gốc, tính nguyên vẹn của di sản
vật thể. Tuy nhiên, cần phát huy giá trị phi vật thể tiêu biểu của
DTNH là truyền thống hiếu học, trọng nhân tài, tôn sư trọng đạo,
tính thiêng, khuyến học, để phục vụ tốt nhất cho đời sống xã hội hiện
nay, tức phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, nghiên cứu khoa


11
học, phát triển kinh tế. Bảo tồn không mâu thuẫn với phát triển di
tích.
1.3. Tổng quan về di tích Nho học Việt Nam
1.3.1. Quá trình hình thành hệ thống di tích Nho học Việt
Nam
1.3.1.1. Di tích Nho học trước thời Bắc thuộc, Đinh, Tiền Lê
1.3.1.2. Di tích Nho học thời Lý - Trần
1.3.3.3. Di tích Nho học thời Hậu Lê - Tây Sơn
1.3.1.4. Di tích Nho học thời Nguyễn (1802-1919)
1.3.2. Hiện trạng hệ thống di tích Nho học Việt Nam
13.2.1. Di tích Nho học còn khá nguyên vẹn, được quan tâm tu
bổ, tôn tạo
1.3.2.2 Di tích Nho học bị hủy hoại gần hết, được trùng tu tôn tạo
1.3.2.3.Di tích Nho học bị hủy hoại, chỉ còn tên hoặc ghi chép
trong sử sách, bia ký
1.3.3. Phân loại di tích Nho học Việt Nam

1.3.32.1. Văn miếu
1.3.3.2. Văn từ, Văn chỉ, từ vũ, nhà thờ khoa bảng....
1.3.3.3. Trường học, trường thi và những di sản liên quan đến
danh nhân khoa bảng
1.3.4. Đặc điểm hệ thống di tích Nho học Việt Nam
1.3.4.1.Di tích Nho học xuất hiện và phát triển gắn liền với quá
trình du nhập và truyền bá Nho giáo và Nho học
1.3.4.2. Di tích Nho học vốn vừa là thiết chế chính trị- tinh
thần, vừa là thiết chế văn hóa - xã hội
1.3.4.3. Di tích Nho học là nơi tôn vinh đạo học, có di vật đặc
trưng là bia đề danh khoa bảng


12
1.3.4.4. Di tích Nho học Việt Nam được kiến lập ở gần trung
tâm chính trị, văn hóa, nơi có nhiều thành tựu khoa bảng
1.3.5. Vai trò và giá trị tiêu biểu của hệ thống di tích Nho học
Việt Nam
1.3.5.1. Di tích Nho học là một bộ phận quan trọng của DSVH
vật thể trong kho tàng DSVH Việt Nam.
1.3.5.2. Di tích Nho học – Di sản về nền giáo dục truyền thống
Việt Nam
1.3.5.3. Di tích Nho học góp phần khuyến học, duy trì thuần
phong mỹ tục của Việt Nam
1.3.5.3. Di tích Nho học – Nguồn tài nguyên vô giá để phát
triển kinh tế, văn hóa, giáo dục
1.3.6. Lịch sử di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Văn miếu
Mao Điền
1.3.6.1. Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám
1.3.6.2. Lịch sử Văn miếu Mao Điền

Tiểu kết
Các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động BTPH giá
trị di tích nói chung, DTNH nói riêng đề cập đến nhiều mặt hoạt
động của bảo vệ và phát huy giá trị của di tích. Các nghiên cứu về
DTNH đã đặt cơ sở cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về một hệ thống di
tích được hình thành trong quá trình tiếp nhận và Việt hóa một hệ tư
tưởng được du nhập từ bên ngoài vào, đó là hệ thống DTNH Việt
Nam. NCS tổng kết và đề ra khung nghiên cứu hoạt động BTPH giá
trị DTNH. Đối với DTNH việc phát huy giá trị phi vật thể gắn di tích
đóng vai trò quan trọng, phù hợp với quan điểm Bảo tồn phát triển.
Sử dụng quan điểm Bảo tồn phát triển và khung nghiên cứu
BTPH giá trị DTNH nêu trên, NCS tìm hiểu thực trạng hoạt động


13
BTPH giá trị DTNH tại hai di tích tiêu biểu là VMQTG và VMMĐ ở
chương hai.
Chương 2
THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH
VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM VÀ VĂN MIẾU MAO ĐIỀN
2.1. Giá trị của di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Văn miếu
Mao Điền
2.1.1. Giá trị của Văn Miếu-Quốc Tử Giám hiện nay
2.1.1.1. Giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu
2.1.1.2. Giá trị đặc biệt về kiến trúc, nghệ thuật
2.1.1.3. Giá trị về kinh tế, du lịch
2.1.1.4. Các giá trị văn hóa phi vật thể gắn với di tích

Sơ đồ: 2.1. Kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám hiện nay
Năm


Lượt khách tham quan

Giá trị thu phí tham quan (VNĐ)

2016

1.483.700

41.146.500.000

2017

1.640.800

46.185.000.000

2018

1.596.500

45.618,000,000

2019

1.677.800

47.367.000.000

Bảng 2.1: Lượt khách và giá trị thu phí tham quan hàng năm [134]

2.1.2. Giá trị di tích Văn miếu Mao Điền


14
2.1.2.1. Văn miếu Mao Điền – Di tích quốc gia đặc biệt

Sơ đồ 2.1. Mặt bằng kiến trúc VMMĐ hiện nay
2.1.2.1. Giá trị lịch sử, văn hóa
2.1.2.2. Giá trị về kiến trúc, nghệ thuật
2.1.2.3. Giá trị về kinh tế, du lịch
Năm

Số đoàn tham quan

Lượt khách tham quan

2016

151

10.300

2017

176

19.100

2018


210

37.200

2019

220

41.400

Bảng 2.1. Số lượng đoàn và tổng số lượt khách được đón tiếp [12]
2.1.2.4. Các giá trị văn hóa phi vật thể gắn với di tích
2.2. Thực trạng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích
Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Văn miếu Mao Điền
2.2.1. Bảo vệ di tích về mặt pháp lý và khoa học
2.2.1.1. Các văn bản pháp lý về bảo tồn và phát huy giá trị di
tích


15
2.2.1.2. Thành lập các thiết chế bảo tồn và phát huy giá trị di
tích

2.2.1.3. Công tác nghiên cứu khoa học, lập hồ sơ di tích
Hoạt động nghiên cứu khoa học
Hoạt động xây dựng hồ sơ khoa học, công nhận di tích; di sản
tư liệu thế giới, bảo vật quốc gia
2.2.2. Bảo vệ di tích về mặt vật chất và kỹ thuật
2.2.2.1. Hoạt động tu bổ, tôn tạo phục hồi di tích
2.2.2.2. Hoạt động bảo quản di vật

2.2.3. Hoạt động phát huy giá trị di tích
2.2.3.1. Tuyên truyền, quảng bá giới thiệu di tích
2.2.4.2. Tổ chức hoạt động văn hóa, khoa học phục vụ công
chúng
1) Dâng hương tại VMQTG, coi đó là hoạt động truyền thống,
2) Tổ chức Hội thảo, hội nghị khoa học, Lễ kỷ niệm danh nhân.
Hàng trăm hội nghị khoa học trong nước và quốc tế,


16
3) Thường xuyên phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức
trưng bày, triển lãm mỹ thuật và các thành tựu văn hóa, khoa học, kỹ
thuật, tổ chức Hội sách…
4) Tổ chức các hoạt động văn hoá dân gian văn hóa truyền
thống thường niên phục vụ nhân dân các ngày lễ lớn, ngày tết.
VMMĐ Phục dựng và tổ chức lễ hội xuân năm 2005:
Mùa xuân năm 2005, lần đầu tiên Lễ hội văn hóa VMMĐ được
phục dựng, sau được tổ chức thường niên. Ngoài ra còn tổ chức các
hoạt động văn hóa vào các dịp trong năm.
2.2.4.3. Xây dựng sản phẩm, dịch vụ phục vụ du lịch
Lượng khách tham quan đến VMQTG trong các năm
Tổng số
Năm

đoàn cấp

Đoàn nguyên Đoàn cấp cao Đoàn khách du

cao


thủ

khác

lịch

2016

64

2

62

320

2017

74

7

67

350

2018

66


8

48

330

Tổng

204

17

187

1000

Bảng 2.2. Số đoàn khách tham quan VMQGT được thuyết minh [123]
2.3. Nhận xét chung
2.3.1. Ưu điểm và bài học kinh nghiệm
Công tác BTPH giá trị DTNH VMMĐ và VMQTG đã tốt và
phát huy hiệu quả giá trị của hai DTNH tiêu biểu, trở thành trung tâm
văn hóa và là điểm đến hấp dẫn của công chúng và du khách trong và
ngoài nước. VMQTG thu qua du lịch hơn 40 tỷ đồng mỗi năm.
2.3.2. Bất cập và những vấn đề đặt ra


17
2.3.2.1. Đối với di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám
1. Vấn đề quản lý ranh giới giữa theo hồ sơ và thực tế
2. Di tích bị ngăn cách, phân chia

3. Khó khăn trong thủ tục thực hiện tu bổ, tôn tạo di tích
4. Vấn đề nhân lực: Bộ phận thực hiện, triển khai các dự án bảo
tồn, tôn tạo di tích còn mỏng, trình độ chuyên môn còn hạn chế
5. Hoạt động khai thác giá trị di tích dựa vào du lịch, chủ yếu là
tham quan những công trình kiến trúc cổ.
6. Công tác quảng bá, giới thiệu tại di tích còn hạn chế.
7. Vẫn còn sự mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển.
8. Việc phân cấp quản lý còn chưa thực sự triệt để, phù hợp
2.3.2.2. Đối với di tích Văn miếu Mao Điền
1. VMMĐ vốn là trung tâm văn hóa, giáo dục, tế lễ của trấn Hải
Dương thời xưa. Quá trình bảo tồn, trùng tu di tích VMMĐ từ năm
2006 đến nay của VMMĐ chưa tạo đủ để tổ chức các hoạt động lớn
trong các dịp lễ hội…
2. Hoạt động phát huy giá trị tại di tích chưa thường xuyên,
chưa thực sự là điểm đến, tham quan của đông đảo du khách.
3. Công tác thông tin, truyền thông còn chưa rộng rãi, chưa thu
hút được đông đảo du khách trong nước và quốc tế.
Tiểu kết
VMQTG và VMMĐ là hai di tích quốc gia đặc biệt ở khu vực
Bắc Bộ, với nhiều giá trị tiêu biểu, đặc trưng của DTNH Việt Nam.
VMQTG và VMMĐ trở thành một khu không chỉ là Trung tâm văn
hóa, khoa học của vùng, mà còn nổi tiếng cả nước. Tuy nhiên, vị trí,
vai trò, điều kiện khác nhau, nên hiệu quả BTPH cũng khác nhau..


18
Hiện nay, VMQTG cũng như VMMĐ đối mặt với khó khăn,
thách thức nhất định trong công tác BTPH giá trị di tích cần được
khắc phục để hoạt động BTPH giá trị hiệu quả hơn.
Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VÀ HIỆU QUẢ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH
NHO HỌC HIỆN NAY
3.1. Cơ sở của việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nho
học Việt Nam
3.1.1. Chính sách và quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị di
sản
Ở Việt Nam, đường lối, chủ trương của Đảng chính sách của
nhà nước coi trọng DSVH, tạo điều kiện BTPH giá trị di sản, góp
phần phát triển đời sống văn hóa, xã hội và phát triển văn hóa mới.
3.1.2. Những vấn đề cần quan tâm trong việc bảo tồn và phát
huy giá trị di tích Nho học
3.1.2.1. Nhận thức về di tích Nho học Việt Nam
3.1.2.1. Tính đặc thù, khác biệt của Di tích Nho học hệ thống di
tích lịch sử văn hóa Việt Nam
3.2. Một số giải pháp chung tăng cường hiệu quả công tác
bảo tồn, phát huy giá trị di tích Nho học Việt Nam
3.2.1. Định hướng và mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di
tích Nho học
3.1.2.1. Định hướng bảo tồn và phát huy giá trị
Xây dựng các DTNH thành các Trung tâm văn hóa của địa
phương, bảo tồn các giá trị văn hóa giáo dục truyền thống, phát huy
giá trị của DTNH trong đời sống đương đại.


19
3.1.2.2. Mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nho học
Thứ nhất, Đảm bảo phát triển bền vững di tích,
Thứ hai, di tích được sử dụng, phát huy trong cuộc sống hiện tại
3.2.2. Nguyên tắc bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nho học

1. Tuân thủ những quy định của pháp luật
2. Việc BTPH giá trị di tích phải đảm bảo tính trung thực của
lịch sử.
3. Công tác BTPH giá trị di tích phải gắn với cộng đồng, vì
cộng đồng.
4. Củng cố, tăng cường mối liên kết giữa các DTNH, giữa các
đơn vị quản lý di sản.
5. Đảm bảo hài hòa quyền lợi của nhà nước, cộng đồng dân cư,
và chủ sở hữu di tích
3.2.3. Một số giải pháp chung
3.2.3.1. Tăng cường bảo vệ về pháp lý, khoa học
1. Tăng cường nhận thức pháp luật về BTPH giá trị đối với
người bảo vệ và cộng đồng thụ hưởng di tích.
2. Phân công người, thành lập pháp nhân, củng cố và nâng cao
năng lực, trách nhiệm bảo vệ di tích:
3.2.3.2. Tăng cường hiệu quả công tác tu bổ, tôn tạo di tích
Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải được xây dựng
1) Bảo quản, tu bổ và tôn tạo các hạng mục công trình di tích,
bảo vệ tối đa các hạng mục kiến trúc gốc hiện còn tại di tích và các
hiện vật tại di tích.
2)Nghiên cứu bổ sung các hạng mục công trình phụ trợ,
3)Định hướng tổ chức các không gian kiến trúc, cảnh quan cho
tổng thể di tích
4) Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, xây dựng các dự án bảo tồn,


20
tu bổ thành phần, bảo tồn, tu bổ định kỳ..
5)Định hướng tôn tạo, cải tạo khuôn viên cảnh quan, môi
trường sinh thái tự nhiên khu vực di tích và khu vực lân cận di tích,

3.2.3.3. Tăng cường hoạt động phát huy giá trị di tích
Tổ chức hoạt động phát huy giá trị DTNH được thực hiện căn
cứ vào các giá trị của di tích, đồng thời dựa trên mục đích sử dụng di
tích.1. Tăng cường thông tin, truyền thông về di tích
2. Tổ chức các hoạt động VHKH phù hợp điều kiện cụ thể.
3.Tăng cường phát triển du lịch dựa vào khai thác giá trị
DTNH.
Đối với những DTNH chưa có điều kiện, chưa có khách du lịch
cần thực hiện một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách, có
thể là: 1)Tăng cường quảng bá, giới thiệu trên các phương tiện thông
tin đại chúng về giá trị di tích,
2)Phối hợp với các công ty lữ hành, xây dựng các tour, tuyến du
lịch kết nối di tích với các địa danh du lịch khác của Hà Nội
Đối với các di tích đã có khách tham quan, du lịch, cần nâng
cao chất lượng cũng như số lượng sự kiện hoạt động tại di tích,
3.2.3.4. Tăng cường nguồn lực cho bảo tồn và phát huy giá trị
di tích Nho học
1. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn phù hợp
cho đội ngũ hoạt động BTPH giá trị DTNH
2. Tăng đầu tư, bố trí ngân sách cho các hoạt động phát huy giá
trị di tích, để BQL có khả năng thực hiện nghiệp vụ
3. Củng cố, tăng cường mối liên kết giữa các DTNH,. Theo đó,
mô hình liên kết có dạng:


21

3.3. Các giải pháp tăng cường hoạt động bảo tồn và phát
huy với di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám
3.3.1. Giải pháp trong hoạt động bảo vệ về pháp lý, khoa học


Sơ đồ 3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Trung tâm Hoạt động VHKH VMQTG NCS đề xuất
3.3.2. Giải pháp trong hoạt động tu bổ, tôn tạo
1. Thực hiện các dự án chống xuống cấp cho công trình di tích,
bảo tồn di vật trong di tích thường xuyên
2. Nghiên cứu và thực hiện giải pháp quản lý khu vực vỉa hè.
3. Bổ sung nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ
cán bộ làm công tác duy tu, duy trì di tích,
3.3.3. Giải pháp trong hoạt động phát huy giá trị di tích
1. Đẩy mạnh, mở rộng quảng bá, tuyên truyền, nâng cao hình
ảnh di tích thông qua các hoạt động tuyên truyền phi truyền thống,
2. Tăng cường số lượng, chất lượng, đa dạng hoạt động, dịch vụ
phục vụ du lịch.
3. Tiếp tục hoạt động nghiên cứu khoa học chuyên sâu về di
tích, nền giáo dục Nho học xưa
4. Nghiên cứu sản phẩm mới để khai thác về đêm, có thể áp
dụng khoa học công nghệ để tạo sản phẩm.


22
5. Nghiên cứu phục dựng, tổ chức lễ hội Văn miếu theo hình
thức truyền thống
6. Cần có giải pháp giãn cách, kiểm soát tình trạng quá tải trong
một số dịp trong năm như tết, trước ngày thi.
7. Trung tâm cần chủ động tạo ra mạng lưới liên kết với các đơn
vị quản lý DTNH khác
8. Tăng cường liên kết với quốc tế.
3.4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động bảo tồn và phát huy với di tích Văn miếu Mao Điền

3.4.1. Giải pháp trong bảo vệ về pháp lý, khoa học
Tăng cường thông tin về pháp luật cũng như giá trị di tích tới
người dân và du khách, học sinh tại di tích, bổ sung nhân lực cho bộ
máy BQL
3.4.2. Giải pháp trọng hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích
1. Tiếp tục thực hiện quy hoạch đã được duyệt
2. Bảo tồn, duy trì các công trình hiện có thường xuyên đảm
bảo chúng không bị xuống cấp, biến dạng.
3.4.3. Nâng cao chất lượng hoạt động phát huy giá trị di tích
1. Tăng cường thông tin, nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa
phương về giá trị di tích.
2. Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, khoa học
3. Tăng cường tuyên truyền quảng bá về di tích trên phương
tiện thông tin đại chúng, website, fanpage hấp dẫn hơn
4. Nghiên cứu, xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa, tạo ra sự
kiện thường niên có chủ đề
5. Tích cực tham gia hoạt động giao lưu với các DTNH khác
6. Cuối cùng, bổ sung số lượng và nâng cao trình độ của cán bộ
BQL di tích. Nghiên cứu thu phí tham quan di tích phù hợp.


23
KẾT LUẬN
1. Nho giáo và nền giáo dục theo Nho giáo du nhập vào Việt
Nam để lại một DSVH đồ sộ, trong đó có hệ thống DTNH ở Việt
Nam chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống di tích LSVH toàn
quốc. DTNH Việt Nam có giá trị về LSVH - khoa học, là biểu tượng
của văn hiến, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, trọng hiền tài
của dân tộc. DTNH lưu giữ trong mình những DSVH vô cùng quý
giá, là một nguồn lực có thể khai thác phục vụ cho việc phát triển

kinh tế xã hội, văn hóa, giáo dục.
Do nhiều nguyên nhân, hệ thống DTNH Việt Nam đã bị hư hại,
xuống cấp nghiêm trọng, nhưng những năm gần đây, các DTNH Việt
Nam được BTPH, đem lại hiệu quả to lớn đối với sự phát triển văn
hóa, xã hội, giáo dục và kinh tế cho đất nước. Tuy nhiên, hoạt động
BTPH giá trị DTNH còn nhiều bất cập cần được nghiên cứu, tổng kết
để có định hướng và giải pháp BTPH giá trị của hệ thống di tích này.
2. NCS nghiên cứu khung lý thuyết để nghiên cứu hoạt động
BTPH giá trị DTNH. Quan điểm lý thuyết bảo tồn phát triển nhấn
mạnh đến việc phát huy giá trị di tích cả về vật thể và phi vật thể,
phải đưa di tích vào trong cuộc sống, phục vụ đời sống. Đối với
DTNH việc phát huy giá trị phi vật thể gắn di tích đóng vai trò quan
trọng, phù hợp với quan điểm Bảo tồn phát triển.
3. Sử dụng khung nghiên cứu hoạt động BTPH giá trị DTNH
NCS tìm hiểu thực trạng hoạt động BTPH giá trị DTNH tại VMQTG
và VMMĐ. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, cả hai di tích đều
được BTPH giá trị hiệu quả, không chỉ gìn giữ được những giá trị về
lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc truyền thống, mà những giá trị
văn hóa phi vật thể cũng được bảo tồn và phát huy.
4. VMQTG là niềm tự hào của dân tộc, đất nước, là điểm đến


×