Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CŨNG NHƯ THỰC TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU DI VĂN HÁN NÔM Ở ĐÌNH, CHÙA, MIẾU, ĐỀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA - ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.63 KB, 30 trang )

Mục lục
Trang
1. Đặt vấn đề .................................................................................................................... 2
2. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 3
2.1. Cách tiếp cận. ............................................................................................................. 3
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 3
3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................... 4
3.1. Lịch sử hình thành...................................................................................................... 4
3.1.1. Vùng đất .................................................................................................................. 4
3.1.2. Con người ............................................................................................................... 9
3.1.3. Sinh hoạt văn hóa cộng đồng ................................................................................ 16
3.2. Thực trạng và tình hình nghiên cứu di văn Hán Nôm trong các đình, chùa, miếu ở
Biên Hòa-Đồng Nai ....................................................................................................... 22
3.2.1. Thực trạng di văn Hán Nôm ở đình, chùa, miếu Biên Hòa- Đồng Nai ................ 22
3.2. 2. Tình hình nghiên cứu .......................................................................................... 25
4. Kết luận ...................................................................................................................... 29
Tài liệu tham khảo........................................................................................................... 30

1


LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CŨNG NHƯ THỰC TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU DI VĂN HÁN NÔM Ở ĐÌNH, CHÙA, MIẾU, ĐỀN THÀNH PHỐ
BIÊN HÒA - ĐỒNG NAI
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đã có nhiều công trình viết về lịch sử hình thành cũng như thực trạng và tình
hình nghiên cứu di văn Hán Nôm ở đình, chùa, miếu đền thuộc Biên Hòa- Đồng Nai.
Về lịch sử hình thành: các bộ lịch sử Việt đã có những chương, những mục,
những đoạn viết về vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai như: Phủ biên tạp lục của Lê Quý
Đôn (1776, Gia Định thành thông chí (1820), Trịnh Hoài Đức … viết về lịch sử Biên
Hòa - Đồng Nai. Ở địa phương (Đồng Nai) cũng đã có nhiều công trình, bài viết viết về


Biên Hòa - Đồng Nai. Điển hình, có Biên Hòa Sử Lược Toàn Biên- Tập I, Trấn Biên Cổ
Kính của Lương Văn Lựu (1972), Biên Hòa Sử Lược Toàn Biên- Tập II, Trấn Biên Cổ
Kính của Lương Văn Lựu (1973). Sau này, có công trình Lâm Hiếu Trung (Chủ biên)
(1998), Biên Hòa-Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, Nxb Đồng Nai, Sơn
Nam (2014), Lịch sử khai khẩn miền Nam, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh. Hay như
công trình Lê Tùng Hiếu, Nguyễn Văn Phúc (Biên dịch) (2014), Địa chí tỉnh Biên Hòa,
Nxb Đồng Nai. Cùng một số bài viết đăng trên các tạp chí như: Đức Thái, Toàn cảnh
Đồng Nai, Tạp chí Di sản văn hóa số 12 năm 2008. Hương Xuân, Đình Bình Quan, xã
Hiệp Hòa, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
- Về thực trạng: chưa thấy có công trình bài viết nào giới thiệu chi tiết, cụ thể về
thực trạng di văn Hán Nôm có trong các đình, chùa, miều ở Biên Hòa - Đồng Nai. Duy
nhất, thấy có bài viết Di sản Hán Nôm ở Đồng Nai của đồng tác giả Trịnh Văn Lý, Lê
Xuân Hậu in trong Thông tin khoa học, kỷ niệm 40 năm thành lập Bảo tàng Đồng Nai
(1976-2016). Bài viết chỉ giới thiệu chung chung, chưa thể hiện rõ các thể loại di văn
Hán Nôm có trong các đình, chùa, miếu, đền, với số lượng bao nhiêu. Và hiện được lưu
giữ như thế nào ?
- Về tình hình nghiên cứu: đã có một số công trình, bài viết tìm hiểu về di văn
Hán Nôm ở trong các đình chùa, miếu, đền thuộc Biên Hòa - Đồng Nai. Điển hình như
2


công trình: “Nghi và văn cúng chữ Hán ở thành phố Biên Hòa” Bảo tàng Đồng Nai
xuất bản năm 2013, Tập tư liệu sơ thảo“Di sản chữ Hán trong các đình, chùa, miếu
mạo, từ đường ở Biên Hòa, Đồng Nai” của tác giả Huỳnh Minh Đức thực hiện năm
1996. Cùng một số bài viết của các tác giả Huỳnh Văn Tới, Phan Đình Dũng, Lương
Thuý Nga, Nguyễn Tuyết Hồng, Hương Xuân đề cập đến di văn Hán Nôm ở một số
ngôi đình, chùa tiêu biểu. Bởi đã có những công trình nghiên cứu về lịch sử hình thành
Biên Hòa - Đồng Nai, vì vậy nhóm nghiên cứu chỉ lược sử về đất và người Đồng Nai
với mục đích làm đề dẫn để nghiên cứu vấn đề trọng tâm của đề tài. Về thực trạng và
tình hình nghiên cứu di văn Hán Nôm ở trong các đình, chùa, miếu, đền thuộc Bên Hòa

- Đồng Nai cũng đã có một số công trình, bài viết tìm hiểu, nghiên cứu, song chỉ mới
dừng lại ở một số thể loại di văn và một số điểm di tích có di văn Hán Nôm trên địa bàn
Biên Hòa, Đồng Nai. Lại chưa có chú thích hay rút ra giá trị. Đây chính là lý do để
nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện hiện chuyên đề “Lịch sử hình thành cũng như
thực trạng và tình hình nghiên cứu di văn Hán Nôm ở đình, chùa, miếu, đền thành
phố Biên Hòa -Đồng Nai” Thực hiện chuyên đề nhằm mục đích khái lược về lịch sử
hình thành đất và người Đồng Nai, về thực trạng cũng như tình hình nghiên cứu di
văn Hán Nôm trong các đình, chùa, miếu, đền thuộc Biên Hòa-Đồng Nai. Cũng là
chuyên đề làm đề dẫn để thực hiện các chuyên đề tiếp theo của phần nội dung chính
đề tài cần đạt.
2. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cách tiếp cận:
Tiếp cận theo hướng nghiên cứu liên ngành
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nội dung, nhóm nghiên cứu chủ yếu áp dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
Phương pháp điền dã: phỏng vấn sâu, sưu tầm tư liệu; phương pháp thống kê,
phân loại; phương pháp phân tích; phương pháp văn bản học Hán Nôm.

3


3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1. Lịch sử hình thành
3.1.1. Vùng đất
Khi nhắc đến Đồng Nai, người ta thường đặt câu hỏi địa danh “Đồng Nai” có từ
bao giờ ? Khảo cổ học Đồng Nai đoán định lưu vực sông Đồng Nai đã có con người cư
trú từ thời sơ kì đá cũ cách nay khoảng 700 ngàn đến 300 ngàn năm, song chưa có tư

liệu nào ghi vùng đất này thuở đó gọi là gì. Người Chơro – một trong những cư dân
bản địa từ xa xưa từng gọi địa điểm Biên Hòa ngày nay với cái tên là Bù Blih, song
người ta cũng không biết địa danh này có từ bao giờ mà chỉ cho rằng nó có từ khi Biên
Hòa chỉ một làng nhỏ như bất kì xóm làng nào của đồng bào các dân tộc ít người. Trong
Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (1776), ghi “ Đất Đồng Nai từ các cửa biển cần Giờ,
soi Rạp, cửa Đại, cửa Tiểu toàn là rừng rậm hàng mấy ngàn dặm…đất ấy nhiều ngòi
rạch, đường nước như mắc cửi, không tiện đi bộ. Người buôn có thuyền lớn thì tất đèo
thêm xuồng nhỏ để thông đi các kênh. Từ cửa biển đến đầu nguồn đi sáu, bảy ngày hết
thảy là đồng ruộng, nhìn bát ngát, nhìn phẳng như thế đấy, rất hợp trồng lúa nếp, lúa
tẻ, gạo đều trắng dẻo”. Trong Gia Định thành thông chí (1820), Trịnh Hoài Đức ghi:
“Bà Rịa ở đầu trấn Biên Hòa là đất có danh tiếng, nên các phủ phía Bắc có câu ngạn
rằng: cơm Nai Rịa, cá Rí Rang, ấy là xứ Đồng Nai và Bà Rịa đứng đầu mà bao gồm cả
Bến Nghé, Sài Gòn, Mỹ Tho, Long Hồ vậy”. Ở Đại Nam nhất thống chí của quốc sử
quán triều Nguyễn; Mục thị điểm (chợ quán viết: “Chợ Lộc Dã ở phía nam hạ lưu
Phước Long (sông Đồng Nai, Nv cú) huyện Phước Chánh, nguyên xưa là cánh đồng
hươu nai ở, nên đặt tên ấy, hoặc gọi Lộc động, tục danh chợ Đồng Nai cũng là chỗ này.
Xét sáu tỉnh Gia Định mà thông xưng là Đồng Nai, vì khi đầu khai thác từ chỗ Đồng
Nai trước hết, nên cứ chỗ gốc cũng gồm đủ chỗ ngọn”. Trong dịp kỉ niệm Biên Hòa

. Lâm Hiếu Trung (Chủ biên) (1998), Biên Hòa -Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, Nxb
Đồng Nai
.
Lâm Hiếu Trung (Chủ biên) (1998), Biên Hòa -Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, Nxb
Đồng Nai

4


Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, địa danh Đồng Nai cũng được đề cập, với
nhiều ý kiến thuyết phục bạn đọc, trong đó nổi lên ý kiến của tác gia tham luận “Nguồn

gốc, ý nghĩa và phát triển của địa danh Đồng Nai”, Tác giả Lê Trung Hoa cho rằng địa
danh Đồng Nai xuất hiện bằng chữ quốc ngữ lần đầu tiên trong một báo cáo của Giáo
hội Thiên Chúa về tình hình giáo dân ở Nam bộ năm 1747. Sau đó địa danh Đồng Nai
xuất hiện vừa bằng chữ Nôm, vừa bằng chữ quốc ngữ vào năm 1772 trong cuốn từ điển
An Nam –La Tinh của Pigneau de Béhaine.
Có thể nói rằng: có nhiều ý kiến nói về địa danh Đồng Nai, song chưa có ý kiến
nào khẳng định chính xác về thời gian xuất hiện địa danh Đồng Nai. Chỉ biết rằng địa
danh Đồng Nai đã có từ xa xưa và đã đi vào sử sách, đi vào ca dao cách nay hàng trăm
năm:
Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai đã từng.

Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

Đồng Nai gạo trắng như cò
Trốn cha, trốn mẹ, xuống đò theo anh.
Thật vậy, tên gọi Đồng Nai không biết từ bao giờ đã đi vào lịch sử, ca dao đất
Việt mà ngày nay khi nhắc đến Đồng Nai có lẽ ai cũng thuộc những câu ca dao này. Đã
có nhiều công trình, nhiều bài viết của nhiều tác giả nổi tiếng trong và ngoài nước nói
về địa danh Đồng Nai, vì vậy, ở đề tài nhóm nghiên cứu chỉ mạo muội khái lược sơ bộ
nhằm làm để dẫn để tìm hiều các phần tiếp theo của đề tài.
Địa phận Đồng Nai, kể từ khi Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý vùng đất phương
Nam (1698), lịch sử vùng đất Đồng Nai ngày nay đã nhiều lần thay đổi địa giới hành
chánh. Theo sách Biên Hòa- Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, trang 13, khi
vào kinh lý đất phương Nam, Nguyễn Hữu Cảnh đặt vùng đất Nam Bộ thành phủ Gia
5


Định gồm hai huyện: là huyện Tân Bình và huyện Phước Long, Đồng Nai thuộc huyện

Phước Long. Đến giữa thế kỷ XVIII, đất Gia Định được chia làm ba dinh: trấn Biên,
Phiên Trấn và Long Hồ. Đến 1808, nhà Nguyễn đổi phủ Gia Định thành Gia Định
thành, các Dinh đổi thành Trấn và vì vậy dinh Trấn Biên được đổi thành trấn Biên Hòa.
Năm 1832, trấn được đổi thành tỉnh và vì vậy trấn Biên Hòa được đổi thành tỉnh
Biên Hòa, gồm một phủ Phước Long và bốn huyện. Đến năm 1837, tỉnh Biên Hòa đặt
thêm phủ Phước Tuy. Như vậy đến năm 1837, tỉnh Biên Hòa gồm hai phủ là Phước
Long và Phước Tuy cùng các huyện Phước Chánh, Phước An, Bình An, Ngãi An, Long
Khánh và Long Thành.
Trong thời kì thuộc Pháp rồi đến chống Pháp và chống Mỹ đơn vị hành chánh
Đồng Nai đã được chia tách sáp nhập nhiều lần. Ngay cả khi hòa bình thống nhất đất
nước 30/4/1975, đơn vị hành chánh Đồng Nai cũng được chia tách sáp nhập nhiều lần.
Hiện nay, Đồng Nai là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, phía đông giáp tỉnh
Bình Thuận, phía đông bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây bắc giáp tỉnh Bình Dương và
tỉnh Bình Phước, phía nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía tây giáp Thành phố Hồ
Chí Minh. Đồng Nai có diện tích tự nhiên là 5.903.940 km2 ha, chiếm 1, 76% diện tích
tự nhiên cả nước và 25, 5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ. Theo số liệu thống
kê năm 2010, toàn tỉnh có trên 2.281.705 người; mật độ dân số 386.511 người/km2,
được phân thành 11 đơn vị hành chánh, với 1 Thành phố, 1 Thị xã và 9 Huyện là:
Thành phố Biên Hòa, Thị xã Long Khánh, 9 huyện (Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng
Bom, Thống Nhất, Định Quán, Vĩnh Cửu, Tân Phú, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ)
Đất đai Đồng Nai tương đối bằng phẳng, chuyển từ cao nguyên Nam Trung Bộ
đến đồng bằng Nam Bộ với 82% đất có độ dốc dưới 80; 10% đất có độ dốc 15 0 ; 8% đất
có độ dốc trên 150 , bao gồm một số loại đất như: đất phù sa, đất gley và đất cát có địa
hình bằng phẳng, cũng có nhiều nơi trũng ngập nước quanh năm. Đất đen, đất nâu, đất



. Đơn vị hành chánh có tính dân sự khác với tên gọi dinh Trấn Biên là chỗ trại quân gìn giữ bờ cõi

6



xám hầu hết có độ dốc dưới 80 ; đất đỏ có độ dốc dưới 150. Riêng đất tầng mỏng và đất
đá bọt có độ dốc cao.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Đồng Nai là 586.237 ha được chia thành 10 nhóm
chính. Đất xám chiếm 40.05%; đất đen 22,44%; đất đỏ 19,27%; đất gley (9,32%; đất
nâu 1,94%, đất tầng mỏng 0,54%, đất cát 0,1%, đất có tầng loang lổ 0,02% còn lại là
đất đá bọt. Trong tổng số đất tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp chiếm 49,1%, lâm
nghiệp 30,4%, đất chuyên dùng 2,1%, đất chưa sử dụng chiếm 5,4%. Với đặc điểm của
từng loại đất như đất xám, đất đen, đất đỏ, đất đai ở Đồng Nai phù hợp với phát triển
sản xuất nông nghiệp cây lúa, rau, màu cây ăn trái, cây công nghiệp lâu năm như điều,
cao su, cà phê…và với loại đất xám, tương đối rắn phù hợp để xây dựng kết cấu hạ tầng
ở Đồng Nai. Trong tổng số diện tích lâm nghiệp, ở Đồng Nai có hai loại rừng chủ yếu,
là rừng nguyên sinh và rừng trồng, tiêu biểu nhất là rừng Quốc Gia Nam Cát Tiên. Đất
đai ở Đồng Nai cũng tàng tích nhiều loại khóang sản như kim loại quý (vàng), kim loại
màu (bôxit), đá quý, nguyên liệu gốm sứ (cao lanh, sét bột màu), vật liệu xây dựng, phụ
gia xi măng, than bùn,… là những lợi thế để Đồng Nai khai thác phát triển kinh tế, xã
hội địa phương và khu vực.
Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới vùng Nam Bộ, Đồng Nai có đặc điểm
chung là nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm cao. Một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa
và mùa khô. Mùa khô, nắng nóng kéo dài từ cuối tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong
năm, nắng trung bình 2400-2500 giờ, thời gian nắng nhiều nhất là vào các tháng 2, 3, 4.
Mùa mưa, bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 10, lượng mưa trung bình khá cao, khoảng
1.700 đến 1.800mm/năm, mưa nhiều nhất là các tháng 7, 8, 9. Nhiệt độ trung bình ở
Đồng Nai dao động từ 20 đến 300c. Tùy mùa, nhiệt độ ở Đồng Nai có sự thay đổi từ
190c (tháng 12) đến 370c (tháng 4, 5) thậm chí lên tới 400c, nhưng sự thay đổi qua các
tháng không lớn, nhất là vào các tháng mùa khô, khi có gió mùa Tây Nam thổi mạnh ở
các vùng phía Bắc thì nhiệt độ có lúc giảm xuống dưới 200C. Sương mù vào đêm nhưng
ban ngày nắng khô đến 37, 380C. Song, trong những năm gần đây, do sự biến đổi về khí
hậu mà lượng mưa của các tháng trong năm có xu hướng giảm, ngược lại các tháng

7


nắng nóng, khô hạn trong năm có chiều hướng gia tăng hoặc có nhiều khi bất thường,
không theo mùa. Tuy nhiên, đây cũng là tình hình chung của cả nước và thế giới. Nói
chung, khí hậu ở Đồng Nai tương đối ôn hòa, ít thiên tai, bão lụt.
Mạng lưới sông suối ở Đồng Nai tương đối thuận lợi, với nhiều sông suối chảy
qua tiêu biểu như là sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Ray, sông Xoài, sông Thị Vải
và nhiều nhánh sống, hồ chứa, suối rạch nhỏ khác rất thuận lợi cho việc lấy nước phục
vụ sản xuất nông, công nghiệp và sinh hoạt của bà con trong tỉnh cũng như giao thông
đường thủy. Song mật độ sông suối ở Đông Nai phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở
phía bắc và dọc theo sông Đồng Nai về hướng tây Nam.
Mạng lưới giao thông đường bộ ở Đồng Nai rất thuận lợi với nhiều tuyến đường
huyết mạch Quốc gia chạy qua như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, Quốc lộ 51, tuyến đường
sắt Bắc – Nam và gồm nhiều tuyến đường liên tỉnh, các cảng Long Bình Tân, Gò Dầu,
Phú Mỹ… lại gần với cảng Sài Gòn, sân bay Tân Sân Nhất rất thuận lợi cho việc đi lại
của người dân và hoạt động giao thương phát triển kinh tế của tỉnh, khu vực phía Nam
và cả nước. Hơn nữa vùng đất Đồng Nai có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, lại có
nhiều tuyến điểm du lịch đã và đang được hình thành như: tuyến du lịch sông Đồng
Nai, -Cù Lao phố-Bửu Long; tuyến du lịch sông Mây –Trị An, tuyến thác Mai-Suối
Mơ…
Với đặc điểm là địa phương có lịch sử - văn hóa truyền thống lâu đời, địa hình
đất đai phù hợp phát triển nông, công nghiệp, lại giàu tài nguyên khoáng sản, được
thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh đẹp, thuận lợi giao thông đường thủy, bộ tạo cho
Đồng Nai một diện mạo hết sức hấp dẫn hội đủ thiên thời, địa lợi để phát triển kinh tế,
xã hội. Và trên thực tế, Đồng Nai đã tận dụng được những lợi thế này để phát triển về
công nghiệp hình thành nên những cụm, khu công nghiệp ở Biên Hòa, Nhơn Trạch,
Long Thành và nhiều địa phương khác trong tỉnh. Phát triển nông nghiệp với nhiều loại
cây ăn trái, cây hoa màu, cây lúa và cây công nghiệp dài ngày cùng kết hợp chăn nuôi
gia súc gia cầm… phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ với các tuyến du lịch trong tỉnh

ngoài tỉnh và cả nuớc đã được nối kết, phát triển đem lại hiệu quả cao. Nhìn chung, với
8


lợi thế về địa hình đất đai và với bề dày truyền thống về lịch sử -văn hóa Đồng Nai đã
khai thác phát triển kinh tế, xã hội thật đa dạng và phong phú.
3.1.2. Con người
Đồng Nai nói riêng và Đông Nam Bộ nói chung, từ lâu đã có người cư trú. Theo
sách Biên Hòa –Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, trang 50, ở một số địa
phương trong tỉnh Đồng Nai như: Dầu Giây, An Lộc, Hàng Gòn, Cảm Tiểm, Bình Lộc,
Núi Đất, Phú Quý… đã phát hiện những công cụ lao động của người cổ Đồng Nai thuộc
sơ kì đá cũ như rìu tay, mũi nhọn, hòn ném, nạo, mảnh tước… được làm từ đá Bazan
loại chất liệu rất phong phú ở Đồng Nai. Đây là những bằng chứng xác thực được khảo
cổ học Đồng Nai chứng minh và cho rằng ở thời đá cũ đã có con người sinh sống trên
đất Đồng Nai. Đại diện cho người Đồng Nai cổ đó chính là các dân tộc như Xtiêng, Mạ,
Chơro, Kơho, M,nông. Qua những công cụ tìm thấy, cho biết người Đồng Nai ở buổi
ban đầu chủ yếu sống bằng nghề săn bắt hái lượm. Dần dần người cổ Đồng Nai biết
sáng chế cuốc đá, rìu mài nhẵn, dao đá… để phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi (tiền
nông nghiệp) thay thế săn bắt và hái lượm trước đó cũng là giai đoạn chuyển dần sang
thời đá mới, rồi đồ sắt…. Cùng với đó là sự phát triển về dân số của người Đồng Nai cổ
để rồi họ đã dần định cư theo làng và bắt đầu có sự phân công lao động. Tuy nhiên, cư
dân Đồng Nai ở giai đoạn này cũng mới chỉ là các dân tộc đã kể trên mà chưa có sự di
cư từ nơi khác tới. Cho đến thế kỷ XVI, dân số nơi đây vẫn còn thưa thớt, ngoài các dân
tộc bản địa nói trên, ở Đồng Nai lúc này còn có sự hiện diện của người Khmer sinh
sống rải rác trong một vài sóc nhỏ, nằm heo hút trên các giống đất cao chưa có người
cai quản.
Khoảng đến cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII, người dân từ các tỉnh miền
Bắc, miền Trung, với muôn hoàn cảnh và lý do, họ lần lượt kéo nhau về đây làm ăn
sinh sống và tạo dựng cuộc sống mới. Những cuộc di dân này diễn ra lẻ tẻ, với những lý
do bỏ quê hương đi tìm cuộc sống mới chứ chưa có sự can thiệp của chính quyền nhà



. Lâm Hiếu Trung (Chủ biên) Biên Hòa- Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, Nxb Đồng Nai,
1998
9


Nguyễn, bởi lẽ lúc này cũng là thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. Miền ác địa Thủy Chân
Lạp vẫn còn vô chủ, mặc nhiên được xem như vùng trái độn giữa hai biên giới Việt và
Miên. Vì vậy bất kỳ dân tộc nào có gan dạ, có sức, có lực… ai ai muốn đến chiếm cứ
khai phá vùng này lấy đất sinh sống đều được tự do, không bị cản trở, cấm đoán. Khi
chính quyền nhà Nguyễn tạo được ảnh hưởng của mình trên vùng đất Đồng Nai –Gia
Định và mạnh lên từ cuối thế kỷ XVII, điều đó đã khuyến khích làn sóng di cư của
người Việt đến vùng đất mới này ngày một đông. Lịch sử đã ghi chép, khoảng cuối thế
kỷ XVI đến đầu thể kỷ XVII cư dân người Việt từ vùng Ngũ Quảng đã lũ lượt kéo nhau
tới vùng đất phía Nam để sinh cơ lập nghiệp, tạo dựng cuộc sống mới với muôn hoàn
cảnh và lý do khác nhau. Điểm dừng chân đầu tiên của người Việt là vùng Mô Xoài
(còn gọi là Mỗi Xuy tức Bà Rịa) địa đầu của vùng đất mới nằm trên trục giao thông
đường bộ từ Bình Thuận vào Nam, lại nằm trên đường biển có vịnh biển Ô Trạm rất
thuận lợi cho tàu thuyền cập bến. Đây là một vùng rộng lớn từ Long Hương, Phước Lễ
đến đất đỏ ngày nay. Theo Trịnh Hoài Đức “Gia Định thành thông chí” thì lưu dân Việt
Nam đã vào Mô Xoài từ các đời chúa Nguyễn Hoàng (1558-1613), chúa Nguyễn Phúc
Nguyên (1613-1635) chúa Nguyễn Phúc Lan (1635-1648) chứ không phải họ theo đạo
quân của Nguyễn Phúc yên vào Mô Xoài năm 1658. Đến sau nữa thế kỉ XVII số di dân
người Việt đến vùng này đã khá đông, trong đó có những di dân Thiên Chúa Giáo trốn
chạy việc cấm đạo.
Từ Mô Xoài, Bà Rịa, các thế hệ di dân tự do người Việt với phương tiện di
chuyển chủ yếu là thuyền, ghe, xuồng theo thủy triều ngược dòng Đồng Nai và cả đi bộ
dọc theo sông tiến dần vào vùng Đồng Nai. Các điểm định cư sớm nhất của họ ở khu
vực Đồng Nai ngày nay là Nhơn Trạch, Long Thành, An Hòa, Bến Gỗ, Bàn Lân, cù lao

Phố, cù lao Tân Chánh, cù lao Ngô, cù lao Kinh, cù lao Tân Triều …rồi đến Biên Hòa,
Vĩnh Cửu vì những vùng này ghe thuyền dễ cập bến và là nơi sẵn nước ngọt phục vụ


. Lâm Hiếu Trung (Chủ biên) Biên Hòa- Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, Nxb Đồng Nai,
1998

10


cho sinh hoạt và trồng tỉa. Song song với đó, các vùng ven núi như núi Thiết Khâu (tục
danh núi Lò Thổi), núi Ký (tục danh núi Bà Ký), núi Nữ Tăng (tục dang núi Bà Vãi ở
địa phận huyện Long Thành), núi Sa Trúc (tục danh Núi Nứa)… cũng là nơi được lưu
dân người Việt chọn làm nơi định cư, bởi nơi đây có điều kiện khai thác các nguồn lợi
lâm sản như: săn bắt, khai thác gỗ, nứa, khai thác mỏ, ….Vùng giồng cao ven biển, nhất
là có vùng hoặc cửa sông tốt cũng là một trong những nơi định cư làm ăn đầu tiên của
người Việt. Họ sống bằng săn bắn, bằng nghề chài lưới, làm mắm, làm ruộng … trồng
tỉa. Việc chọn đất khai khẩn, lập làng ấp của lưu dân người Việt diễn ra theo kinh
nghiệm cuộc sống từ quê hương vùng Ngũ Quảng là hoàn toàn tự do theo sở thích riêng
của từng nhóm hoặc từng gia đình dòng họ, ai muốn ở đâu, lập làng ấp chỗ nào tùy theo
ý thích mà chưa có sự quản lý về mặt hành chánh nhà nước. Người Việt đến nơi này
cùng với người Khmer và các dân tộc bản địa khai khẩn một vùng đất rộng lớn. Đến
cuối thế kỷ thứ XVII cũng là lúc nhà Nguyễn đã tạo được uy thế của mình ở vùng đất
phương Nam, triều đình nhà nguyễn đã tổ chức di dân vào vùng đất phía Nam và từng
bước thiết lập hành chánh cho vùng đất này. Tiến trình nhập cư của lưu dân người Việt
vào đất Đồng Nai - Sài Gòn đã diễn ra liên tục trong suất gần một thế kỷ. Theo sánh
Biên Hòa Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển có thể nhìn nhận với một lược đồ
như sau:
Vùng Mỗi Xuy – Bà Rịa là nơi khai thác sớm nhất, khu vực Long Hưng, Phước
Lễ, đất đỏ đã có đông người Việt đến định cư khai thác vào cuối thế kỉ XVI.

Từ đầu thế kỷ XVII và đến giữa thế kỷ này các vùng dọc ven sông Phước Long
như Nhơn Trạch lên Long Thành đến Biên Hòa, Vĩnh Cửu lần lượt được người Việt đến
khai khẩn lập làng và với những cánh đồng ruộng vườn trù phú.
Nhìn chung, những lưu dân Việt thuộc lớp tiên phong đi vào vùng đất mới Đồng
Nai-Gia Định lập nghiệp làm nhiều đợt trước cả thời Trịnh-Nguyễn phân tranh nhưng
dâng lên thành làn sóng và mạnh mẽ hơn là vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Phần
đông họ chọn phương tiện tự động đi lẻ tẻ, hoặc cả gia đình, hoặc người khỏe mạnh đi
trước tạo dựng cơ sở rồi đón gia đình đến sau, hoặc một vài gia đình cùng làng xóm kết
11


nhóm cùng đi với nhau. Phần lớn họ chọn thuyền buồm hay ghe bầu làm phương tiện di
chuyển chính, bởi lúc bấy giờ việc di chuyển giữa các phủ miền Trung với vùng Đồng
Nai-Gia Định chủ yếu là đường biển. Dĩ nhiên lúc bấy giờ có nhiều người không có
được ghe thuyền, đành phải chấp nhận mạo hiểm trèo đèo lội suối đi theo đường bộ, đi
dần từng chặng một, đến mỗi địa phương ở lại một thời gian, thấy trụ được thì ở lại lập
nghiệp, bằng không thì đi tiếp lần hồi cũng vào tới vùng đất mới Đồng Nai.
Cùng với việc di cư tự do và có sự can thiệp của chính quyền nhà Nguyễn, một
bộ phận người Hoa (1679) vì ý đồ “phản Thanh phục Minh” không thành nên đã đến
Đại Việt xin chúa Nguyễn cho phép vào miền Nam Việt Nam cùng với cư dân người
Việt khai hoang mở mang bờ cỏi. Được nhà Nguyễn chấp thuận, dưới sự hướng dẫn của
tướng lĩnh Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch, người Hoa đã có mặt ở các tỉnh
Nam Bộ và Tây Nam Bộ; từ Sài Gòn – Gia Định, Đồng Nai, Bình Dương cho đến một
số tỉnh Tây Nam Bộ. Họ đi đến đâu thì cùng với người Việt khai hoang sản xuất lập
làng, lập phố xá đến đó.
Đến năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh của chúa Nguyễn Phúc Chu vào
kinh lược, thiết lập hệ thống quản lý hành chính, tổ chức việc khai thác đất đai và ổn
định trật tự xã hội thì vùng đất Đồng Nai đã hơn 40.000 hộ, với dân số khoảng 200.000
người.
Công cuộc khai hoang và sản xuất của lưu dân người Việt cùng với các dân tộc

bản địa trong thế kỷ XVII đã làm biến đổi bộ mặt kinh tế Đồng Nai. Nơi đây vốn là
rừng hoang nê địa trở thành những cánh đồng lúa và hoa màu tốt tươi. Song việc khai
hoang và sản xuất của lưu dân Việt không thể diễn ra một cách đơn độc, bởi vùng đất
Đồng Nai lúc này còn quá hoang vu, khí hậu độc, gây nhiều bệnh tật lại đầy dẫy những
thú dữ và rắn rếp. Hơn nữa sản xuất nông nghiệp vốn dĩ cần một lực lượng lao động dồi
dào để làm cho kịp thời vụ, vì vậy đã buộc họ phải liên kết với nhau, sống cận kề nhau


. Lâm Hiếu Trung (Chủ biên) Biên Hòa- Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, Nxb Đồng
Nai, 1998

12


thành từng xóm, làng như quê hương họ đã từng sống để tương trợ nhau khi cần và vì
vậy xóm làng đã từng bước được hình thành. Khi dân số đông lên do sinh đẻ tự nhiên,
do các đợt di cư sau bổ sung, xóm được mở rộng thành ấp, thành thôn, thành xã rồi tách
ra thành thôn, xã mới. Việc sản xuất nông nghiệp ngày càng cao phát triển có của ăn
của để, các nông sản ngày càng phong phú nên người dân đã dần tính đến trao đổi nông
sản để làm phong phú bữa ăn. Bên cạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, người dân bắt
đầu nghĩ đến việc hình thành các ngành nghề thủ công khác như mộc, gốm, gạch ngói,
nung vôi, dệt chiếu, vải, đúc đồng … để rồi dần hình thành nên nghề buôn bán. Trong
khi đó ở Đồng Nai, với Cù Lao Phố có hê thống sông bao quanh, giao thông thuận tiện
với đường thủy từ Bắc xuống Nam, lên Cao Miên và xuống miền Tây Nam Bộ. Những
điều kiện này giúp cho nông nghiệp và thương nghiệp ở Đồng Nai sớm hình thành và
phát triển. Bộ phận lưu dân người Hoa đến đất Đồng Nai sinh sống, nông nghiệp không
phải là thế mạnh của họ mà chỉ là kế sinh nhai tạm thời. Họ đến Đồng Nai đốn chặt cây
cối, phát cỏ rậm xung quanh khu vực định cư, khai thông nguồn nước, mở mang đường
ngõ và phát triển thương nghiêp. Thấy được những lợi thế mà Cù Lao Phố mang lại,
người Hoa đã thu nạp thương nhân người Hoa và một số địa phương khác để rồi cùng

người Việt từng bước hình thành nên thương cảng Cù Lao Phố sầm uất mang tầm cở
quốc tế thời bấy giờ.
Trên cơ sở của những lực lượng di dân, khai khẩn vùng đất phương Nam này
năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu đã cử Lễ Thanh Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh
lược vùng đất này. Và ông đã lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long dựng dinh Trấn
Biên, lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình dựng dinh phiên Trấn… “tại” mỗi dinh đặt
chức lưu thủ, cai bộ và kỷ lụật để quản trị, nha thuộc có hai ty xá –lại để làm việc; quân
binh thì có cơ, đội, thuyền, thủy bộ tinh binh và thuộc binh để hậu vệ. Bên cạnh đó ông
cũng thành lập xã, thôn, ấp, phường, chia đặt địa giới, khai khẩn ruộng đất, định lệ thuế,
tô và dung, lập sổ đinh, sổ điền…
Dưới thời nhà Nguyễn, với nhiều chính sách dễ dãi như cho mua bán nô ti để
phục vụ cho công cuộc khai khẩn; cho mượn hoặc cung cấp nông cụ, giống cây trồng,
13


không giới hạn diện tích canh tác, hộ gia đình chưa có đất canh tác thì được chính
quyền cấp, cấp cả trâu bò để cày cấy… với nhiều chính sách ưu ái nên đã chiêu mộ
được nhiều tầng lớp nhân dân về đây sinh cơ lập nghiệp và vì vậy, diện tích đất đai
được khai hoang mở rộng.
Đến năm 1920, nhiều Công ty đất đỏ và Đông Dương của tư bản Pháp đứng ra
xin khai khẩn đất khắp các vùng đông Bắc xứ Đồng Nai để lập thành đồ điền cao su,
mỗi sở rộng lớn, choáng hàng vạn mẫu Tây. Do đó phát xuất phong trào tuyển mộ mỗi
năm hàng ngàn dân di cư từ Bắc Việt đưa đến khai thác các đồn điền, lập phân thành
từng làng trong các sở lớn, có chợ, bến xá, trường học nhà thờ, chùa, được trang bị hệ
thống điện nước… Việc tuyển dụng tuy có khế ước, song khi vào một số nhân công ban
đầu không chịu được phong lam chướng khí xa lạ, mang chứng sốt rét nên đã trốn khỏi
đồn điền. Lần về sau tình trạng này được cải thiện, bồi dưỡng nên công nhân vựng thêm
ý chí tiếp tục làm việc, gây phong phú cho nguồn lợi kỹ nghệ Biên Hòa.
Đến cuối năm 1954, sau Hiệp định Geneve, Đồng Nai lại tiếp nhận trên 60.000
đồng bào miền Bắc đến định cư lập nghiệp trên miền Đồng Nai nước ngọt. Sau đó vào

năm 1965, Đồng Nai đón nhận sự chuyển cư từ Phước Thành và các tỉnh bạn đến lập
thành ấp An Bình tại xã Trảng Bom và nhiều đơn vị thuộc lực lượng đồng minh đến
đồn trú rải rác khắp trong tỉnh. Các đơn vị đã khai hoang phá rừng, mở thêm diện tích
thương trường, lập nhiều khu quân sự kiên cố ở khắp mọi nơi, giúp thêm công việc làm
ăn cho giới công nhân tạo phú túc cho ngành doanh thương, công, kỷ, tô điểm thị thành,
đem lại phồn thạnh chung cho xứ sở Biên Hòa.
Thời kỳ Mỹ xâm lược, chúng đã nhiều lần chia tách sáp nhập, thay đổi địa giới
hành chánh nhằm để kìm kẹp và bình định. Sau khi hòa bình lập lại 30/4/1975, rồi đến
năm 1976, tỉnh Đồng Nai được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 tỉnh: Biên Hòa, Bà Rịa Long Khánh, Tân Phú. Từ năm 1978 đến nay thêm nhiều lần điều chỉnh đơn vị hành
chính cấp huyện. Kết quả của sự hội tụ cư dân ấy, ngày nay trên địa bàn Đồng Nai có


. Lương Văn Lựu (1976), Biên Hòa Sử Lược Toàn Biên- Tập I, Trấn Biên Cổ Kính

14


hơn 30 tộc người cùng chung sống. Bên cạnh dân tộc Kinh và dân tộc Hoa chiếm đa
số, các dân tộc: Stiêng, Chro, Mạ, Kơho... được xem là dân tộc bản địa cùng chung lưng
đấu cật với nhau ra sức sản xuất tạo dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp như ngày hôm
nay.
Một thời khai phá, thế hệ di dân ở Đồng Nai đã để lại dấu ấn lịch sử của mình. Sử
sách của triều Nguyễn như Đại Nam nhất thống chí khi đề cập đến tỉnh Biên Hòa rộng
lớn trước đây, có nhắc nhiều những di tích mà có thể kể ở đây là:
Cổ Thành Biên Hòa ngày nay còn lại những dấu tích một vách tường thành bằng
đá ong tại phường Quang Vinh, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Cổ Thành được
xây dựng thời Minh Mạng (khoảng năm 1834). Cổ Thành đóng góp rất quan trọng trong
việc bố phòng, trấn an vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai. Cùng với một số đền miếu như
đàn Xã Tắc, đàn Tiên Nông, đền Trung Tiết đều được xây dựng thời Minh Mệnh.
Văn miếu Trấn Biên ở địa phận Thôn Tân lại xây dựng (1715), cùng với đó là

đình Tân Lại; miếu Hội Đồng và miếu Thành Hoàng... Song song đó còn có các đền thờ
(đình thần ) ghi dấu những bậc tiền nhân như: đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, đền thờ
Nguyễn Tri Phương, đền thờ Đoàn Văn Cự, đền thờ Trần Thượng Xuyên. Lại còn cả
những ngôi chùa cổ thường gắn liền với những chuyện tích lịch sử, truyền tích về
những vua chúa, vị quan quân, những chư Tăng hay chuyện tích về Phật Pháp như:
chùa Đại Giác, chùa Bửu Phong, chùa Long Thiền, chùa Hội Quốc... và chùa ÔngNgôi chùa của di dân người Hòa trên đất Biên Hòa - Đồng Nai.
Dấu ấn ấy còn là cả một hệ thống đình làng ở Đồng Nai tọa lạc hầu khắp các
huyện thị và Thành phố Biên Hòa, nhưng nhiều nhất là xã Hiệp Hòa (trên 10 ngôi đình),
huyện Vịnh Cửu, xã An Hòa, Thành phố Biên Hòa và huyên Nhơn Trạch, Long Thành,
Đồng Nai cũng là những điạ phương có nhiều cơ sở tín ngưỡng.



. Theo số liệu thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai thực hiện năm 2014
. Dẫn theo Lâm Hiếu Trung (Chủ biên) Biên Hòa- Đồng Nai 300 năm hình thành

Đồng Nai, 1998

15

và phát triển, Nxb


Với thời gian dâu bể, những công trình kiến trúc xưa chỉ còn là dấu tích, kí ức.
Một số di tích tồn tại với kiến trúc có nhiều đổi thay, gắn với sự kiện lịch sư-văn hóa,
kiến trúc được nhà nước liệt hạng di tích.
Có thể nói, trải qua các thời kỳ lịch sử đấu tranh để dựng nước và giữ nước, vùng
Đồng Nai đã hội tụ biết bao cộng đồng cư dân từ khắp nơi, với bao thế hệ tiếp nối nhau
về đây cùng chung lưng đấu cật, cùng nhau cải tạo thiên nhiên và đấu tranh chống ngoại
xâm để tồn tại và phát triển. Ở họ mang trong mình nhiều luồng văn hóa khác nhau

nhưng khi được cùng chung sống với nhau trong cùng một cộng đồng người, những nét
văn hóa đó đều được tiếp thu, hòa nhập và giao thoa với văn hóa những cộng đồng dân
cư trên vùng đất mới tạo nên thiết chế văn hóa phù hợp với cộng đồng dân cư mới được
hình thành và phát triển trong qúa trình khai hoang, lập làng xây dựng quê hương mới.
Do đó, trong cộng đồng dân cư Đồng Nai đã hình thành tâm lý tín ngưỡng cũng như
những nghi thức vừa phong phú, thiết thực mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền
thống của người Việt như tín ngưỡng thờ thần, Phật, tổ tiên và một số tôn giáo khác
như Công giáo, Tin lành (Thiên Chúa giáo), Cao đài, Hòa hảo … Đó là tín ngưỡng
được kế thừa, gìn giữ từ thuở mở đất lập làng, với lòng tưởng nhớ quê hương, những
người đi trước, những bậc “tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ”. Rất nhiều đình, chùa,
đền, miếu, đền thờ, nhà thờ … là những chứng tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng được xây
dựng từ hơn trăm năm về trước vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Đặc biệt là một số di
tích như: đình (đền) Bình Kính, đình Tân Lân, đình Nguyễn Tri Phương, đình An Hòa,
chùa Đại Giác, chùa Ông, chùa Long Thiền… là những di tích được xây dựng từ thuở
mở đất lập làng, thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, những vị có công lao với nhân dân, đất
nước và các đấng, bậc đã phù hộ cho con dân được an cư lạc nghiệp, mùa màng bội thu,
cuộc sống yên ôn và ngày một phát triển đi lên.
3.1.3. Sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Qua mục tìm hiểu đất và người Đồng Nai cho thấy cư dân Đồng Nai gồm ba
nhóm chính đó là nhóm dân tộc Kinh (chiếm phần đông), nhóm dân tộc Hoa và nhóm
các dân tộc khác. Ở mỗi nhóm cư dân có hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng
16


có những đặc trưng riêng. Chẳng hạn, đối với các dân tộc anh em, ở mỗi dân tộc lại có
những lễ nghi truyền thống khác nhau như dân tộc Chơho có lễ hội Sa yang va, dân tộc
Mạ có lễ hội Sa Yang Koi ... Ở dân tộc Kinh có ba hình thức sinh hoạt chính là sinh
hoạt văn hóa cộng đồng ở đình, chùa, đền, miếu, sinh hoạt văn hóa ở nhà thờ họ (dòng
họ), sinh hoạt văn hóa ở nhà thờ (nhóm di dân theo đạo Công giáo, Tin lành (Thiên
Chúa giáo) Hòa hảo). Đối với dân tộc Hoa thì ở miếu, chùa, đền, bang hội ... Đó là

những nét sinh hoạt văn hóa được kế thừa từ quê hương xứ sở của họ mang theo.
Sinh hoạt văn hóa cộng đồng của dân tộc Kinh (Việt)
Như đã nói ở trên, với nhiều giai đoạn lịch sử cận, hiện đại người Việt đến vùng
đất Biên Hòa -Đồng Nai sinh cơ lập nghiệp, họ đã từng bước khẳng định sự tồn tại của
cộng đồng bằng việc ra sức xây dựng một cuộc sống ổn định, phồn vinh và phát triển
như ngày hôm nay. Trong đời sống tinh thần, người Việt đã hình thành nên những cơ sở
tín ngưỡng sinh hoạt văn hóa gắn kết cộng đồng, thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Đó chính
là hệ thống đình, chùa, đền, miếu. Ở Biên Hòa-Đồng Nai có rất nhiều cơ sở tin ngưỡng
từ đình, chùa, đền, miếu... điển hình nhất là đình và chùa. Đình làng là một dấu ấn xác
định sự hình thành của cộng đồng người Việt trên vùng đất mới (Biên Hòa- Đồng Nai).
Khi nhà nước chưa quản lý, những người di dân tự do đến vùng đất mới gắn kết nhau
trong làng qua hình thức cộng đồng chung trong tín ngưỡng thờ cúng mà ngôi đình là
cơ sở tiêu biểu cho sự gắn kết đó. Thông thường, mỗi làng người Việt đều có một ngôi
Đình. Tên gọi các ngôi đình gắn liền với tên gọi đầu tiên của làng khi mới thành lập, vì
vậy người Việt quen gọi là đình làng. Mặc dù cho đến nay, nhiều địa phương có sự thay
đổi về tên gọi, nhưng tên gọi của đình vẫn giữ nguyên. Đình là chỗ thờ thần Thành
Hoàng, nơi dân làng hội họp, nơi tổ chức sinh hoạt hội hè định kỳ, thường xuyên. Có
những giai đoạn đình ở Nam Bộ còn là trụ sở hành chánh của chính quyền địa phương.
Tính chất đa chức năng của đình làng Nam Bộ là một trong những nét cơ bản thể hiện
sự phát triển truyền thống vốn có của ngôi đình Việt Nam mà người Việt trong quá trình

17


khai khẩn đã mang theo từ miền ngoài vào. Nhưng có thể nói, trước khi đình trở thành
đa chức năng thì có lẽ đình phải là một cơ sở tín ngưỡng của những người dân cùng một
địa bàn cư trú tạo nên để thờ thần bảo hộ của địa bàn đó. Hệ thống đình ở Biên HòaĐồng Nai trải qua quá trình lịch sử đã không còn giữ được nguyên trạng như lúc ban
đầu mới xây dựng. Song với các thành tố kiến trúc như: cổng đình, bình phong, võ ca,
tiền đình, chánh điện, hậu điện, nhà túc cùng đối tượng thờ và hình thức tổ chức lễ hội ở
đình, đặc biệt là loại hình văn tự Hán Nôm được thiết trí ở đình thì đình vẫn còn đó

những nét văn hóa truyền thống của người Việt. Mà khi tìm về đình làng ta như được
sống trong bâu không khí của những nét xưa đang hiện hữu ở nay.
Ở đình làng có nhiều lễ hội như: lễ Nguyên đán, lễ Khai hạ, lễ Thượng nguyên, lễ
Lập xuân, Đại lễ Kỳ yên. Tục nước ta là nông nghiệp lúa nước nên phần nhiều lễ nghi ở
đình làng người Việt liên quan đến nông nghiệp. Trong số các lễ kể trên, đáng chú ý
nhất là Đại lễ Kỳ yên. Tùy thuộc vào mỗi đình mà việc tổ chức lễ Kỳ yên có sự khác
nhau, có đình thì được tổ chức theo định kỳ hàng năm cũng có những đình ba năm mới
đáo lễ một lần. Lễ kỳ yên là lễ lớn, thu hút nhiều người dân địa phương tham gia gồm
có các phần nghi lễ như: nghi thức Thượng Thần kì (treo cờ); nghi thức Thỉnh sắc (rước
sắc Thần hoặc khai sắc); nghi thức lễ Túc yết (ra mắt thần- trình khấn những việc tổ
chức lễ cho thần Hoàng biết); nghi thức lễ Tỉnh sanh (trình với thần về con vật hiến tế
thần); nghi thức lễ Đàn cả (lễ chính của đại lễ kỳ yên); nghi lễ tế Tiền hiền, Hậu hiền;
nghi thức lễ Hồi sắc; nghi thức đưa khách. Cũng tùy thuộc vào mỗi đình ở mỗi địa
phương mà việc tổ chức lễ Kỳ yên có phần khác nhau về thời gian và các phần nghi lễ
được tiến hành trong lễ.
Bênh cạnh hệ thống đình làng, miếu cũng là một trong những cơ sở tín ngưỡng
dân gian tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Việt. Miếu ở Biên Hòa- Đồng
Nai có hai loại chính: miếu thờ gắn liền trong phạm vi đình làng và miếu thờ độc lập
gắn với vườn nhà, ruộng ấp, khu dân cư. Tên gọi của miếu thường gắn với đối tượng


. Huỳnh Quốc Thắng, Lễ hội dân gian ở Nam Bộ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003

18


thờ ở miếu như miếu Bà, miếu Ông, song cũng có một số miếu tên gọi gắn liền với tên
gọi cụ thể đối tượng thờ như: Ngũ Hành Nương nương, miếu Bà Chúa Xứ, miếu Thổ
thần, miếu Ông cọp, miếu Thần Hổ... cũng có miến mà tên gọi gắn với đối tượng thờ và
địa danh làng, ấp như: miếu Bà Bầu Hanh, miếu Bà Tam Hiệp, miếu Đắc Phước ... Kiến

trúc và cách bài trí của miếu đơn giản hơn nhiều so với đình, thường ở dạng hình vuông
hoặc chữ nhật, với bộ khung làm băng cây gỗ, mái lợp ngói hoặc tôn, tường gạch... Có
một cửa chính ra vào, hai bên cửa tùy theo đối tượng thờ trong miếu mà có câu đối khác
nhau, thường bằng chữ Hán.
Tuy vào đối tượng thờ của mỗi miếu mà trong năm ở miếu có những ngày cúng
khác nhau. Thông thường các ngày Sóc (mùng một), ngày Vọng (Rằm) trong tháng,
ngày tết ... các miếu được mở cửa cúng bằng nhang, đèn, bông, bánh trái. Ngày vía Bà –
thường có liên quan đến Ngũ Hành. Còn ở vị Thổ thần, miếu Ông, Sơn quân... thì được
vía, cúng trong dịp lễ kỳ yên theo lệ. Trong lệ cúng ở những miếu Ông đá có tín chất tín
niệm là thần của làng thì lễ Cầu an tổ chức như ở đình. Ở những miếu thờ bà thì có Lễ
hội Bóng rỗi-Địa nàng là nghi thức diễn xương tổng hợp, vừa mang tính nghi lễ vừa để
giải trí. Lễ hội Bóng rỗi- Địa nàng có những nghi thức như: Khai tràng (khai mạc cuộc
hát), do dàn nhạc diễn tấu gồm chiêng, trống, đàn nhị, kèn, sánh cái.; Chầu mời – Thỉnh
tổ (mời Bà và các đối tượng được tùng tự về tham dự cuộc lễ cúng); Chặp địa- Nàng
(hát bội). Cuộc hát chỉ có hai nhân vật (Địa và Nàng) theo cốt truyện đơn giản: tiên nữ
hằng nga vâng lệnh Tây Vương Mẫu xuống trần để hái lộc cầu an cho dân chúng, nhờ
Thổ địa (Địa) dẫn đi đến Huê Viên để “ Khai mạch giếng tưới cây huê”. Địa được dịp
làm khó, vòi vĩnh, đùa giỡn với tiên nữ. Lối diễn vừa theo bài bản vừa ứng tác, hát nói,
kể kết hợp với nhạc và vũ đạo tuồng; Múa bóng; thỉnh lộc và chúc lộc.
Trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Việt còn có lễ Phật, lễ ở nhà thờ
dòng họ, ở nhà thờ theo đạo Công giáo, Thiên Chúa giáo... Sự hội tụ của nhiều luồng cư
dân ở Biên Hòa-Đồng Nai từ thời khai phá cho đến nay cũng đã hình thành nên ở Biên
Hòa những ngôi chùa cổ mang nhiều giá trị lịch sử - văn hóa. Song song đó còn có cả
những ngôi thánh đường theo chân của những di dân bị cấm cách đạo ở quê hương thời
19


nhà Nguyễn cũng được dựng lên để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh của bà con giáo
dân nơi vùng đất mới. Chùa và Thánh đường là các cơ sở tôn giáo, chùa là nơi để con
người xuất gia tu tập cũng là nơi mà mọi người nếu có lòng mến mộ đến lễ Phật, hoặc

vãn cảnh. Trong năm có một số ngày lễ liên quan đến Phật giáo mà người dân theo Phật
thường hay đến để khấn vái, cầu xin cho tập thể cá nhân được bình an, may mắm, nhà
nhà được ấm no hạnh phúc, đất nước thái bình thịnh vượng như ngày Rằm trong tháng,
ngày Cúng sao, ngày lễ Phật đản, ngày lễ Vu lan. Thánh đường là nơi người dân theo
đạo hàng ngày đến để đọc kinh, dâng lễ cầu nguyện cho cá nhân, gia đình, dòng họ, đất
nước và cả thế giới được hòa bình thịnh vượng. Tuy nhiên ở chùa và nhà thờ hình sức
sinh hoạt văn hóa mang tích chất tôn giáo nhiều hơn là sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Sinh hoạt văn hóa cộng đồng của dân tộc Hoa
Do nhiều biến động của xã hội, nhiều dân tộc từ các nơi khác đã tìm đến vùng đất
Đồng Nai sinh sống qua nhiều thời kì lịch sử. Sự cộng cư nhiều thành phần dân tộc nói
chung, trong đó có cộng đồng người Hoa nói riêng đã góp phần làm đa dạng sắc thái
dân tộc người, sự phong phú về văn hóa của Đông Nai nói chung và Biên Hòa nói
riêng. Với hơn ba thế kỷ, kể từ đợt di dân đầu tiên đến Đồng Nai Từ cuối thế kỷ thứ
XVII, cộng đồng người Hoa đã có những đóng góp đáng kể trên vùng đất mới mà họ
chọn làm nơi sinh sống, cư trú. Trải qua bao thăng trầm, biến động của xã hội, những
thế hệ người Hoa đã kề vai sát cánh với các dân tộc cộng cư trên đất Đồng Nai ra sức
xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống văn
hóa tinh thần cũng được cộng đồng người Hoa ở Biên Hòa – Đồng Nai chăm lo xây
dựng đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng mà vốn dĩ đã có từ quê hương của họ. Chứng tích cho
nhu cầu ấy chính là các chùa, đền, miếu lần lượt được họ xây dựng trên đất Đồng Nai
và những phong tục, lễ nghi mà họ thực hành nơi những chùa, đền, miếu ấy. Trong số
các chùa, miếu, đền của người Hoa ở Biên Hòa- Đồng Nai, nổi lên có miếu Thiên hậu,
miếu Quan Thánh Đế còn gọi miếu Ông hay chùa Ông, đền thờ Trần Thượng Xuyên
(nguyên thủy miếu Tân Lân) được xây dựng từ lâu đời. Việc tổ chức lễ hội ở những di
tích này cũng được tổ chức khá quy mô, thu hút nhiều người dân tham gia.
20


Trong số những lễ hội người Hoa tổ chức nơi chùa, miếu, đền, nổi lên có lễ hội
cúng vía Quan Thánh được tổ chức vào ngày 24 tháng 6 Âm lịch hàng năm với sự tham

gia của đông đảo thành viên trong cộng đồng. Lễ hội gồm nhiều phần lễ và hội khác
nhau như: Khai lễ cầu an, chánh lễ cầu an, đấu giá lồng đèn, múa lân sư rồng, hát
tuồng…
Trước ngày lễ chính, các đạo sĩ lập trai đàn trước bàn thờ Quan Công gồm các
hương án Tam Thanh, Lữ Đồng Tân hệ bát tiên của Đạo giáo. Lễ vật gồm những thức
ăn chay như đậu hũ, trái cây, hương hoa, nhang đèn hai mâm bánh trái đào hình tháp,
hai ổ bánh bò lớn màu đỏ, giấy tiền vàng mã… Đạo sĩ khai kinh, tấu sở cầu an cho bá
tánh vào buổi chiều đến tối. Mở đầu các đạo sĩ làm phép tẩy uế không gian cúng lễ và lễ
vật cúng. Sau đó phụ tế dẫn đoàn bá tánh đến dâng hương tại các hương án trong miếu.
Tiếp theo các pháp sư, đạo sĩ thực hiện nghi thức cúng sao, giải hạn cho các bá tánh
đăng ký danh sách. Mục đích là cầu cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình yên, làm ăn
phát đạt. Đến khuya, khoảng từ 23 giờ, các pháp sư tiếp tục hành lễ cầu siêu, cúng cô
hồn, chiến sĩ trận vong trước hương án lập riêng ngoài sân, đại diện bang hội quỳ dâng
sớ nghe pháp sư tụng kinh Phật giáo. Lễ vật cúng là những món đồ chay, giấy tiền vàng
bạc.
Sáng ngày 24/6 âm lịch Ban Tổ chức sửa soạn các mâm cúng mặn để làm nghi
thức cầu an gồm nhiều heo quay, vịt, gà mái, xôi, rượu, trà, hai mâm bánh đào, hai mâm
bánh bò, trái cây, hương đăng, giấy tiền vàng mã…. Ngoài ra còn có lễ vật của bá tánh
đến cúng, cúng xong đem về hoặc có thể chia lại cho miếu. Nghi thức đầu tiên là thầy
pháp sư khai quan điểm nhãn cho các tượng thờ, lồng đèn, tụng cung cầu an cho bá tánh
trong năm mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt. Trồng khai, Ban tế lễ mời người lớn tuổi
đọc sớ, rồi các phụ tế dâng rượu, trà cho Quan Đế. Kết thúc lễ là phần đốt chúc văn
cùng giấy tiền vàng mã…Sau phần lễ, bá tánh tự do vào khấn Ông cũng như cầu an cho
gia đình mình.
Nhìn chung qua tìm hiểu nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng dân cư ở Biên HòaĐồng Nai là hết sức phong phú và đa dạng, thể hiện văn hóa truyền thống dân tộc được
21


kế thừa và phát huy trên vùng đất Biên Hoa-Đồng Nai. Song cũng không làm mất đi
những nét văn hóa riêng của từng tộc người ở Đồng Nai nói chung và Biên Hòa nói

riêng. Sự thể hiện văn hóa truyền thống dân tộc chưa dừng lại ở đó, bởi hầu hết các
điểm (di tích) để tổ chức lễ hội ở Biên Hòa- Đồng Nai đều có hoành phi câu đối bằng
chữ Hán Nôm. Văn hóa Hán Nôm là một bộ phận cấu thành văn hóa tân tộc, tìm hiểu
văn hóa Hán Nôm nơi di tích là tìm hiểu về văn hóa truyền thống dân tộc.
3.2. Thực trạng và tình hình nghiên cứu di văn Hán Nôm trong các đình, chùa, miếu ở
Biên Hòa-Đồng Nai.
3.2.1. Thực trạng di văn Hán Nôm ở đình, chùa, miếu Biên Hòa- Đồng Nai
Qua quá trình dựng và giữ nước người dân Biên Hòa - Đồng Nai đã tạo dựng nên
một hệ thống các cơ sở tín ngưỡng hết sức phong phú và đa dạng đình, chùa, đền, miếu
và các cơ sở thờ tự khác như nhà cổ, nhà thờ họ, mộ cổ. Theo thống kê của Bảo tàng
tỉnh Đồng Nai, hiện trên địa bàn thành phố Biên Hòa- Đồng Nai có trên 200 cơ sở thờ
tự có khắc ghi hoành phi câu đối Hán Nôm và một số thể loại khác cũng được ghi bằng
chữ Hán Nôm như: sắc phong, nghi và văn cúng, văn bia, chữ thờ, bảng biểu.... Trong
khuôn khổ đề tài chúng tôi chỉ tìm hiểu trong phạm vi 24 với hơn 200 cơ sở đình, chùa
các loại. Nhìn tổng thể, đình và chùa là những nơi có khắc ghi hoành phi câu đối nhiều
nhất. Những đình và chùa được xây dựng hàng trăm năm tuổi và có số lượng thành tố
Hán Nôm nhiều là đình Tân Lân (P. Hòa Hình, Tp. Biên Hòa), đình Bình Thiền
(P.Quang Vinh, Tp. Biên Hòa), đình Bình Kính (Nguyễn Hữu Cảnh), đình Tân Giám
(xã Hiệp Hòa, Tp. Biên Hòa), đình An Hòa (xã An Hòa, Tp. Biên Hòa), đình Mỹ Khánh
(Nguyễn Tri Phương), P. Bửu Hòa, Tp. Biên Hòa); chùa Ông, chùa Đại Giác (xã Hiệp
Hòa, Tp. Biên Hòa), chùa Long Thiền, chùa Thanh Lương (P. Bửu Hòa, Tp. Biên Hòa)
đều là những ngôi đình và chùa có số lượng hoành phi câu đối nhiều nhất và có niên đại
xây dựng lâu đời.
Ở thể loại sắc phong, hiện Đồng Nai có 37 ngôi đình có sắc phong, chủ yếu là sắc
Tự Đức ngũ niên (1852), phong cho Thành Hoàng bổn cảnh. Trong số 37 sắc phong,
phần nhiều là sắc phong ở các đình thuộc thành phố Biên Hòa-Đồng Nai, tuy nhiên ở
22


một số đình thuộc các huyện thị như huyện Nhơn Trạch, huyện Vĩnh Cửu, huyện Long

Thành cũng có một số ngôi đình có Sắc phong. Các sắc phong hầu hết được lưu giữ tại
đình, vào dịp lễ Kỳ yên người dân mới tổ chức khai sắc.
Thể loại nghi và văn cúng ở địa bàn Thành phố Biên Hòa- Đồng Nai là nghi và
cúng chữ Hán, chúng tôi không phát hiện nghi và văn cúng bằng chữ Nôm. Thể loại
nghi và văn cúng ở Biên Hòa - Đồng Nai đã được Bảo tàng Đồng Nai sưu tập và xuất
bản thành sách, với tựa đề “ Nghi và văn cúng chữ Hán ở Thành phố Biên Hòa”, Nxb
Đồng Nai, năm 2013. Sách gồm 590 trang, với bốn phần chính là phần Mở đầu, phần
Nghi cúng, phần Văn cúng và phần Chú giải. Sách đã được phát hành ở các đình trên
địa bàn thành phố Biên Hòa- Đồng Nai, vì vậy, nhóm nghiên cứu không đề cập thể loại
này trong đề tài. Tuy nhiên, cũng xin được khái lược như sau: các bài văn cúng, văn tế
ở đình, miếu thuộc Biên Hòa- Đồng Nai thường được viết bằng chữ Hán vào giấy hồng
đơn, giấy vàng, giấy khổ A0, kích cỡ khoảng 60m x 90 cm. Vào mỗi dịp cúng kỳ yên ở
các đình hoặc vía Bà ở các miếu, Ban nghi lễ đình, miếu dùng để thực hành các nghi
thức cúng tế, sau khi cúng xong sẽ được hóa chúc (đốt). Tuy nhiên, hiện nay ở một số
đình, miếu sau khi nhờ người viết văn cúng tế xong thì mang đi photo và lưu lại một
bản để sang năm dùng tiếp; các đình, miếu khác viết năm nào thì dùng cho năm đó. Về
văn cúng thì chủ yếu là văn tế: văn thỉnh sắc thần, văn đàn cả, túc yết, tiền hiền hậu
hiền, Văn cúng miếu Bà, Văn giỗ Vua Hùng. Về nghi cúng thì có nghi Thỉnh sắc, nghi
Tỉnh sanh, nghi Tiền hiền, nghi Kỳ yên, nghi Tống sắc hồi miếu…
Nội dung các bản văn cúng, tế thần, tiền hiền, hậu hiền, văn cúng miếu… là biểu
hiện tấm lòng của hậu thế đối với các bậc tiền nhân có công khai khẩn, mở mang vùng
đất, phù hộ cho quốc thái dân an. Nội dung một bài văn cúng, văn tế gồm: phần đầu
(lòng văn): nêu giờ, ngày, tháng, năm, nơi tổ chức lễ, nơi chốn tọa lạc của ngôi đình:
thôn, xã, tổng, huyện; thành phần Ban tế tự gồm những ai, cung kính dâng lên thần
những phẩm vật gì. Một số bản văn cúng soạn sau này thường đề: xã (phường), huyện,
thị xã, thành phố, tỉnh, nước Việt Nam. Phần hai (lòng linh): liệt kê danh mục những vị
thần được thờ tại đình mời đến chứng lễ. Danh mục các vị thần này nhiều ít phụ thuộc
23



vào mỗi đình. Phần ba (lòng văn): là những lời tán tụng, tinh biểu công đức của Thần.
Ghi uy danh đức độ của Thần ủng hộ xóm làng, sĩ, nông, công, thương được vẹn vẻ
mười mươi. Sau đó bày tỏ lòng biết ơn của nhân dân đối với thần trong việc che chở,
giúp đỡ nhân dân trong suốt thời gian qua, đồng thời cầu xin Thần ban cho phước huệ,
an bình, mưa thuận gió hòa, khang ninh thịnh trị trong năm tới. Câu kết của lòng văn là
một câu cảm ơn Thần.
Thể loại Bài kể trong các chùa ở Biên Hòa-Đồng Nai có số lượng không nhiều,
chủ yếu ở các chùa có niên đại sớm như: chùa Thanh Lương, chùa Long Thiền (P. Bửu
Hòa, Tp. Biên Hòa) … Bài kệ thường được khảm vào gỗ hoặc viết lên tường là một thể
loại đặc thù trong kinh văn. Về nguồn gốc, kệ là những bài văn vần thường là bốn câu,
có khi tám câu với nhiệm vụ thâu tóm một cách cô đọng lời kinh bằng văn xuôi đã
giảng thuyết. Kệ còn là lời răn dạy đệ tử, hoặc lời trối trăng của các thiền sư trước lúc
lâm chung. Có khi đó còn là bài kệ được thi vị hóa, có thể gọi là thơ triết lý bởi lẽ về
hình thức, những bài này dùng thể thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn với ngôn ngữ lung linh,
đầy hình ảnh đẹp, giàu chất thơ, ẩn tàng triết lý nhiệm màu của nhà Phật.
Thể loại văn bia viết bằng chữ Hán ở các đình, chùa, đền, miếu thuộc Biên Hòa –
Đồng Nai cũng không nhiều. Văn bia ở đình Tân Lân (P. Hòa Bình, Biên Hòa- Đông
Nai) tuy được viết bằng chữ Hán, nhưng có niên đại sau này. Ở đình Bình Thiền (P .
Quang Vinh, Tp. Biên Hòa), đình Tân Giám (xã Hiệp Hòa, Tp. Biên Hòa) tuy có thể
văn bằng chữ Hán và được khắc lên đá và gỗ, song đó là bàn vọng ghi công đức của
những người đóng góp trùng tu đình. Về hình thức và chất liệu thể hiện bàn vọng có
một số nét tương đồng với văn bia, vì vậy chúng tôi liệt kê loại này vào loại văn bia.
Ngoài ra, ở Biên Hòa- Đồng Nai, được biết trong dân gian vẫn còn lưu giữ một
số sách viết bằng chữ Hán Nôm như văn cúng văn tế, sách dạy làm người, sách y dược,
sách dạy chữ Hán, sách xem tướng số, xem ngày giờ làm nhà, hôn nhân, tang ma... Tuy
nhiên, với số lượng là bao nhiêu và được lưu giữ ở cá nhân (gia đình, dòng họ) hay tập


. Trịnh Văn Lý, Lê Xuân Hậu, Di sản Hán Nôm ở Đồng Nai, Thông tin khoa học, kỷ niệm 40 năm
thành lập Bảo tàng Đồng Nai (1976-2016)

24


thể nào ? thì hoàn toàn không rõ, bởi những thông tin mà nhóm nghiên cứu có được là
do Bảo tàng Đồng Nai cung cấp. Nhóm chưa có điều kiện để đi khảo sát, thống kê thực
tế, hơn nữa trong phạm vị nghiên cứu của đề tài nhóm nghiên cứu chỉ dừng lại ở điều
tra khảo sát di văn Hán Nôm ở một số đình, chùa, đền miếu trên địa bàn Thành phố
Biên Hòa- Đồng Nai. Nhân đây, nhóm nghiên cứu xin được điểm qua để những ai quan
tâm về lĩnh vực này và có điều kiện đi điều tra khảo sát một cách chính xác và cụ thể
hơn góp phần nghiên cứu về di văn Hán Nôm ở Biên Hòa- Đồng Nai một cách thấu đáo
hơn.
Qua khảo sát 24 trên tổng số hơn 200 đình, chùa, miếu, đền trên địa bàn Thành
phố Biên Hòa, nhóm nghiên cứu được biết di văn Hán Nôm ở 24 di tích này cũng tương
đối phong phú và đa dạng về thể loại như: sắc phong, văn bia, kệ, hoành phi, câu đối,
chữ thờ, bài vị, biểu... nghi và văn cúng, nhưng nhiều nhất vẫn là hoành phi câu đối.
Điểm đặc biệt là di văn Hán Nôm ở những cơ sở này hoàn toàn được viết (khắc, ghi )
bằng chữ Hán không có chữ Nôm và có niên đại trên dưới trăm năm. Song cũng có một
số di văn Hán Nôm mới được làm sau này như một số câu đối ở đình Bình Trước (p.
Thông Nhất. Tp. Biên Hòa) và một số đình, chùa, miếu khác. Riêng đối với chữ Nôm
nếu có thì cũng là những chữ Nôm đọc trại từ chữ Hán và phần nhiều là tên riêng của
đình, chùa, miếu ví như: chữ trước (tên riêng đình Bình Trước) đọc trại từ chữ trúc
trong chữ Hán, chữ thiền (tên riêng đình Bình Thiền) đọc trại từ chữ Thành trong chữ
Hán, chữ nại đọc trại thành chữ Nai trong từ Đồng Nai (câu đối ở cổng đình Mỹ Khánh,
P. Bửu Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai). Nhóm nghiên cứu hoàn toàn không thấy một thể loại
nào được viết bằng chữ Hán Nôm trên (văn bản giấy) ngoài sắc phong, hay nghi và văn
cúng ở đình, chùa, đền, miếu. Việc tìm hiểu, nghiên cứu di văn Hán Nôm trong các
đình, chùa, đền, miếu trên địa bàn Thành phố Biên Hòa nói chung và 24 di tích đề cập ở
trên nói riêng cũng đã được Bảo tàng Đồng Nai quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu hơn 40
năm nay và đã có một số công trình, bài viết của một số tác giả phát hành công bố.
3.2.2. Tình hình nghiên cứu


25


×