Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận quản trị kinh doanh phân tích đạo đức và văn hóa trong kinh doanh của tập đoàn aeon việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.39 KB, 17 trang )

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: Phân tích đạo đức và văn hóa

trong kinh doanh của Tập đoàn Aeon
Việt Nam

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm 2020

1


GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: Phân tích đạo đức và văn hóa

trong kinh doanh của Tập đoàn Aeon
Việt Nam
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Tôn Thất Hoàng Hải
Sinh viên thực hiện: Nhóm 8
ĐẶNG VÕ THÙY TRANG
LA THỊ NGỌC THẢO
TỐNG THỊ MỸ HỒNG
HỒ TRUNG TÍN


Tp.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm 2020

2


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ....................................................................................
1. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP: ..................................................................

1.1.Tổng quan: ............................................................

1.3.Giới thiệu tập đoàn ...............................................
2. TRIẾT LÝ, TẦM NHÌN VÀ KHẨU HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP ...............

2.1.Triết lý...................................................................
Quan điểm “Khách hàng là trên hết” được Aeon thực hiện với tinh thần cải tiến
không ngừng. ........................................................................................................
2.3. Khẩu hiệu: ......................................................................................................
AEON MALL giúp khách hàng nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách đưa ra
những ý tưởng mới thông qua việc tạo ra những cộng đồng sôi động và phát triển
các trung tâm thương mại để làm tăng sự phấn khích và cảm giác vui vẻ của
khách hàng. Đó là sứ mệnh của chúng tôi. Chúng tôi muốn các trung tâm mua
sắm của chúng tôi trở thành điểm nhấn trong cộng đồng. Đó là lý do tại sao mọi
trung tâm thương mại mà chúng tôi phát triển và vận hành đều bắt nguồn từ cộng
đồng và được thiết kế như một nơi đầy niềm vui và sự thú vị để nâng tầm việc
hưởng thụ cuộc sống. ............................................................................................
CHƯƠNG 2. ĐẠO ĐỨC VÀ VĂN HÓA TRONG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP AEON ....................................................................................
1. ĐỊNH NGHĨA ......................................................................................................
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC .............................................................

1. KẾT LUẬN ........................................................................................................
3


TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................ 17

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP:
1.1. Tổng quan:

AEON MALL là một nhà phát triển trung tâm thương mại chuyên biệt. Với
phương châm “Khách hàng là trên hết”, chúng tôi đã nỗ lực tạo ra các trung tâm
thương mại nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, khuyến khích các hoạt động kinh
tế ở địa phương, và đóng góp vào cuộc sống, văn hoá cộng đồng. Ngoài ra, AEON
MALL còn hợp tác trong việc xây dựng các cộng đồng năng động và thú vị. Chúng
tôi sẽ sử dụng khả năng và kinh nghiệm của mình để tiếp tục mang đến những giá
trị mới nhằm thu hút khách hàng, cộng đồng và xã hội.
1.2. Khái quát về Aeon Việt Nam
Tên công ty: Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam
Trụ sở chính: Tầng 3, Văn phòng phía Đông, AEON MALL Long Biên, Số 27
đường Cổ Linh, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
TEL: (024)-3944-9815

FAX: (024)-3944-9816

Người đại diện: Tổng Giám đốc: Nakagawa Tetsuyuki
Ngày thành lập: Tháng 1 năm 2013
Vốn điều lệ: 6.452.665.197.700 đồng
Hoạt động kinh doanh: Phát triển trung tâm thương mại quy mô lớn, cho thuê và
vận hành/ quản lý trung tâm thương mại

Số lượng trung tâm thương mại: 5
4


Quy mô công ty: 300 nhân viên (tính đến tháng 1 năm 2020)
Văn phòng: [Chi nhánh TP Hồ Chí Minh]: Tầng 15, Tòa nhà LIM Tower 3, số
29A Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
1.3. Giới thiệu tập đoàn
Là tập đoàn bán lẻ lớn nhất Nhật Bản, AEON hoạt động trên 10 mảng kinh
doanh chính và phát triển cân bằng dưới cơ cấu tập đoàn. AEON MALL là công ty
chủ chốt của Tập đoàn AEON chịu trách nhiệm về kinh doanh bất động sản thương
mại.

2. TRIẾT LÝ, TẦM NHÌN VÀ KHẨU HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Triết lý

Quan điểm “Khách hàng là trên hết” được Aeon thực hiện với tinh thần cải
tiến không ngừng.
5


Hòa bình: Mọi sự vận hành trong tập đoàn Aeon Mall đều nhắm đến mục tiêu
theo đuổi nền hòa bình trên mọi phương tiện.
Con người: Aeon Mall là tập đoàn luôn trân quý nhân phẩm và mối quan hệ giữa
người với người.
Cộng đồng: Aeon Mall là tập đoàn bắt nguồn từ cuộc sống của cộng đồng địa
phương và đóng góp cho sự phát triển không ngừng của cộng đồng.
Với tinh thần sáng tạo không ngừng, và đây là những nguyên tắc cơ bản dựa trên
triết lý kinh doanh mà công ty luôn hướng đến đó là “ Khách hàng là trên hết “.
2.2. Tầm nhìn

Trở thành một doanh nghiệp có thể làm lay động trái tim của 5 tỷ khách hàng
trên toàn Châu Á.
 Cuối cùng, thách thức của chúng tôi là sự nhất quán trong quá trình bản địa

hóa để làm nổi bật các khía cạnh hấp dẫn của từng khu vực bằng cách làm
việc với đối tác.
6


 Với tư cách là một nhà phát triển trong việc Thiết kế Cuộc sống, chúng tôi

vượt xa khỏi bối cảnh thương mại thông thường và giữ cho công ty phát triển
bằng việc mở thêm cơ hội kinh doanh.
 Chúng tôi sẽ củng cố và mở rộng nền tảng tài chính và kinh doanh bằng cách

tận dụng tài nguyên và khả năng tăng trưởng không ngừng của công ty.
 Chúng tôi là một doanh nghiệp với các chuyên gia liên tục có ý tưởng cách

tân, đổi mới.
 Chúng tôi nhìn nhận và xem xét cuộc sống từ góc độ quan điểm của khách

hàng để có thể chia sẻ những khoảnh khắc đẹp nhất, đáng nhớ nhất của cuộc
sống với những khách hàng đó.
2.3. Khẩu hiệu
Aeon Mall giúp khách hàng nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách đưa ra
những ý tưởng mới thông qua việc tạo ra những cộng đồng sôi động và phát triển
các trung tâm thương mại để làm tăng sự phấn khích và cảm giác vui vẻ của khách
hàng. Đó là sứ mệnh của chúng tôi. Chúng tôi muốn các trung tâm mua sắm của
chúng tôi trở thành điểm nhấn trong cộng đồng. Đó là lý do tại sao mọi trung tâm
thương mại mà chúng tôi phát triển và vận hành đều bắt nguồn từ cộng đồng và

được thiết kế như một nơi đầy niềm vui và sự thú vị để nâng tầm việc hưởng thụ
cuộc sống.
2.4. Văn hóa doanh nghiệp
Aeon Mall chú trọng xây dựng xây dựng môi trường làm việc thân thiện,
chuyên nghiệp và kỷ luật. Thông qua bộ qui tắc ứng xử Aeon Mall, công ty đã đưa
ra những chuẩn mực trong cách giao tiếp, tác phong công việc và các mối quan hệ
với đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng.
Tại Aeon Mall đào tạo nhân viên được xem là khởi đầu cho một dịch vụ tốt.
Công ty đã thành lập bộ phận chuyên trách về đào tạo, lên kế hoạch sắp xếp, tổ chức
một cách bài bản các chương trình đào tạo định kỳ nhằm nâng cao năng lực, trình
độ chuyên môn cho người lao động, đáp ứng các yêu cầu công việc tốt nhất.
7


Ngoài ra tạo chuyên môn, nhân viên tại Aeon Mall còn được tham gia vào các
lớp đào tạo về kỹ năng sống, các lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp từ cách cười,
chào hỏi, cảm ơn,…theo đúng phong cách phục vụ Nhật. Đó cũng là nền tảng để
toàn bộ nhân viên luôn duy trì và phát triển văn hóa công ty hòa đồng, tinh thần
đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển giữa những đồng nghiệp, sẵn sàng chia sẻ
những kinh nghiệm trong công việc, bài học từ sự thất bại và cả thành công.
Ban lãnh đạo Aeon Mall là những người tài năng, giàu kinh nghiệm và đóng vai
trò truyền lửa cho nhân viên trong mọi hoạt động. Công ty luôn tôn trọng những ý
kiến đóng góp của cán bộ nhân viên, hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện để họ
phát huy sự sáng tạo, đóng góp vào thành công chung của tập thể.
Bên cạnh đó, công ty cũng đưa các chính sách động viên, ghi nhận và khen
thưởng xứng đáng cho những sáng kiến đóng góp tích cực bằng nhiều hình thức:
thưởng tiền, trao bằng khen, cơ hội thăng tiến,...
2.

PHÂN TÍCH


2.1. Định nghĩa
Đạo đức kinh doanh
Là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá,
hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Là phạm trù đạo đức
được vận dụng vào hoạt động kinh doanh. Đạo đức không phải mơ hồ, nó thực sự
gắn liền với lợi ích kinh doanh.
Văn hoá kinh doanh
Là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do chủ thể kinh doanh sáng tạo và
tích lũy qua quá trình hoạt động kinh doanh, trong sự tương tác giữa chủ thể kinh
doanh với môi trường kinh doanh.
2.2. Bộ qui tắc của tập đoàn Aeon Việt Nam dành cho đối tác
2.2.1. Luật và những quy định
8


Phải tuân thủ tất cả pháp lệnh, điều luật và quy định được áp dụng tại quốc
gia và khu vực tiến hành hoạt động kinh doanh. Hơn nữa tuân thủ các pháp lệnh,
điều luật, quy định nhà nước sở tại.
2.2.2. Lao động trẻ em
Không sử dụng hoặc ủng hộ việc sử dụng trẻ em chưa đến 15 tuổi hoặc dưới
độ tuổi lao động cho phép theo pháp luật của quốc gia đó. Với những cá nhân chưa
đến 18 tuổi, hoặc nằm trong độ tuổi cho phép lao động theo pháp luật tại nước sở
tại, nếu là đối tượng của Luật giáo dục bắt buộc thì phải ưu tiên việc đi học, và
không được cho tiếp xúc với môi trường độc hại làm ảnh hưởng đến sự phát triển
sức khỏe thể chất và tinh thần.
2.2.3. Lao động cưỡng bức
Trong quá trình thuê mướn và tuyển dụng, không cưỡng chế hoặc đồng lõa
cho việc cưỡng chế lao động cũng như tuyển dụng trái với ý muốn của người lao
động bằng các biện pháp bạo hành, hăm dọa, giam cầm hoặc ép buộc không thỏa

đáng sự tự do về tinh thần, thể chất và hoạt động.
2.2.4. Thời gian làm việc
Phải tuân thủ pháp luật và các tiêu chuẩn ngành nghề liên quan đến thời gian
lao động, giờ nghỉ và ngày nghỉ. Làm việc ngoài giờ phải là tự nguyện, và không
được yêu cầu một cách định kỳ. Đối với lao động đã vượt quá thời gian lao động
theo pháp luật quy định, phải chi trả tiền trợ cấp ngoài thời gian theo quy định.
2.2.5. Tiền lương và chế độ phúc lợi
Phải tuân thủ pháp luật liên quan đến tiền lương và chế độ phúc lợi của nước
sở tại. Tiền công và các chế độ phúc lợi phải chi trả và khấu trừ theo quy định pháp
luật liên quan và phải ghi chép lại. Tiền lương phải từ mức đáp ứng được các nhu
cầu cơ bản của nhân viên trở lên. Nội dung tiền lương đã chi trả bao gồm cả tiền trợ
cấp trả thêm ngoài giờ, và phải được mô tả một cách rõ ràng theo cách thức mà
nhân viên có thể hiểu được.
9


2.2.6. Bạo hành và quấy rối
Không thực hiện, tham gia hoặc đồng lõa thực hiện các hành vi xâm phạm về
thể xác, cưỡng chế về tinh thần và thể xác, bạo hành bằng lời nói đối với nhân viên.
Trong tất cả các trường hợp hoạt động kinh doanh, bất kỳ hành vi quấy rối nào, bao
gồm cử chỉ, ngôn ngữ, tiếp xúc thân thể đều không được chấp nhận.
2.2.7. Phân biệt đối xử
Không phân biệt đối xử hoặc đồng lõa với việc phân biệt đối xử trong sử
dụng lao động liên quan đến tuyển dụng, tiền công, thăng chức, huấn luyện, từ chức
hay thôi việc. Vì những lý do như chủng tộc, quốc tịch, dân tộc, giới tính, tuổi tác,
nơi xuất thân, tôn giáo, trình độ học vấn, khuyết tật về thể chất và tinh thần, xu
hướng tính dục và nhận thức giới tính, v.v... Tất cả các quyết định liên quan đến
việc sử dụng lao động phải dựa trên các tiêu chí liên quan khả năng hoàn thành các
công việc cần thiết.
2.2.8. Quyền tự do lập hội và thương lượng tập thể

Đối với nhân viên, phải tôn trọng quyền thành lập, gia nhập, điều hành Công
đoàn lao động theo sự lựa chọn của bản thân nhân viên và quyền tiến hành thương
lượng tập thể với tư cách là đại diện cho nhân viên. Trường hợp quyền tự do lập hội
và thương lượng tập thể bị hạn chế theo pháp luật, thì để thay thế, phải thiết lập chế
độ xử lý các khiếu nại được gửi tới các tầng lớp quản lý hoặc người đại diện của
nhân viên và giải quyết các khiếu nại này một cách thực sự.
2.2.9. An toàn vệ sinh
Tạo cho nhân viên một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh theo pháp
luật và quy tắc được áp dụng, áp dụng các biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa bệnh
tật bao gồm tai nạn, thương tích và tổn hại về tinh thần liên quan đến vấn đề an toàn
và vệ sinh tiềm ẩn. Đối với ký túc xá và nhà ăn đang cung cấp cho nhân viên cũng
tương tự, phải được áp dụng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh.

10


2.2.10. Môi trường
Không chỉ tuân thủ tất cả pháp luật liên quan đến môi trường của quốc gia và
khu vực nơi tiến hành sản xuất, mà còn phải xem xét tối đa việc bảo vệ môi trường.
Phải xác nhận các nguyên vật liệu và linh kiện được sử dụng phù hợp với pháp luật
và quy định của quốc gia và khu vực nơi chúng được thu mua, phù hợp với các điều
ước và nghị định thư quốc tế, đáp ứng chính sách về môi trường do Aeon Mall quy
định.
2.2.11. Giao dịch thương mại
Tuân thủ pháp luật liên quan đến giao dịch thương mại của các nước xuất xứ
và khu vực xuất khẩu của sản phẩm cuối cùng và các bộ phận cấu thành sản phẩm
đó.
2.2.12. Thành thật và minh bạch
Trong tất cả hoạt động kinh doanh, tuyệt đối không được thực hiện các hành
vi trái đạo đức chẳng hạn như hành vi đưa và nhận quà hối lộ, làm giả, khai man và


che giấu hồ sơ, vật chứng, lời khai, v.v... Thông tin về hoạt động kinh doanh phải
được công khai chính xác theo các quy định được áp dụng và tập quán nghiệp vụ
chung.
2.2.13. Cam kết
Phải đưa các nội dung yêu cầu trong “Quy tắc ứng xử” vào hệ thống quản lý
của Aeon Mall, nỗ lực thực hiện trong toàn bộ tổ chức nhằm hướng đến việc giải
quyết các vấn đề mang tính xã hội.
2.3. Sơ lược bộ nguyên tắc ứng xử
2.3.1. Cam kết với khách hàng
 Đảm bảo khách hàng luôn được an toàn tại cửa hàng của mình
 Đảm bảo mọi lời hứa của khách hàng sẽ được thực hiện đúng
 Cung cấp những sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt với giá cả hợp lý
11


 Cung cấp sản phẩm và dịch vụ của mình trong sự chào đón ấm cúng và nụ

cười thân thiện
 Trân trọng những ý kiến đóng góp của khách hàng, và cố gắng để đáp ứng

được mọi mong muốn của khách hàng trong các lĩnh vực kinh doanh của
mình.
2.3.2. Cam kết đối với cộng đồng địa phương
 Thúc đẩy các hoạt động quản lý, từng bước tiếp cận với cộng đông địa

phương
 Đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng địa phương, mang đến một môi trường

thoải mái, tiện nghi để mọi người có thể đến cùng nhau.

 Phối hợp với cộng đồng địa phương để thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi

trường
 Chủ động hỗ trợ các hoạt động tình nguyện cùng với cư dân địa phương
 Trân trọng văn hóa và truyền thống của cộng đồng địa phươn, sẵn sàng hỗ trợ

mọi lúc mọi nơi.
2.3.3. Cam kết đối với đối tác kinh doanh
 Hợp tác với các đối tác kinh doanh để cùng nhau phát triển, cải tiến mô hình

kinh doanh, mở ra cánh cửa bước vào kỳ nguyên mới.
 Ký kết thỏa thuận rõ ràng với đối tác, và nghiêm túc chấp hành những thỏa

thuận đó.
 Trân trọng những đối tác đặt sự an toàn và đảm bảo của khách hàng lên hàng

đầu
 Yêu cầu đối tác tuân thủ đúng qui định và tinh thần của các tiêu chuẩn quốc

tế và thực hiện một cách đầy đủ
 Không nhận quà, tiền hay bất cứ ưu đãi nào từ đối tác.

12


2.4. Nội dung bài báo
Trong ngày mưa bão, khi giao thông tắc nghẽn, người dân không thể về nhà,
trung tâm thương mại Aeon Mall Bình Tân đã mở cửa suốt đêm để người dân có nơi
trú ngụ tránh bão.
Bão số 9 đã qua gây thiệt hại và ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và sinh hoạt

của người dân tại tp.hcm. Hàng loạt con đường ngập trong biển nước, cây cối đổ
rạp, giao thông trở nên tắc nghẽn và nguy hiểm hơn bao giờ hết. Trong hoàn cảnh
đó, việc cấp thiết nhất của người dân là tìm tạm được một nơi trú ngụ an toàn đợi
tan bão.
Trong cơn bão lớn, tại một trung tâm thương mại lớn tại tp. hcm tinh thần tương
thân, tương ái lại sáng bừng lên khiến bao con người cảm thấy ấm lòng. Đó chính là
nét đẹp của một tinh thần văn hóa Việt ngàn đời nay.
Trong một nhóm kín trên mạng xã hội, một người dân chia sẻ:
“Chuyện là vầy…
22h đêm 25/9 cơn bão số 9 đổ bộ mạnh vào Sài Gòn làm cho khắp các tuyến
đường ngập sâu gần 1m, các phương tiện hầu như chết máy dẫn bộ. Tại thời điểm
này TTTM Aeon Mall quận Bình Tân cũng đã đến giờ đóng cửa, lượng khách đổ
dồn xuống tầng trệt để ra về, tuy nhiên họ không thể nào đón xe được (các app
Grab, taxi đều off) vì các tuyến đường đều ngập, họ không di chuyển được.
Thấy vậy Ban quản lý TTTM Aeon Mall cùng toàn bộ nhân viên đã xuống sắp
xếp di chuyển toàn bộ khách lên tầng 3 của trung tâm, họ đã phát mềm, gối chăn,
bánh, nước.. (toàn đồ mới trong siêu thị) đem phát cho từng người, đặc biệt trong số
lượng khách đó có đông em bé nên họ cũng phát tã và sữa cho các bé và kèm những
lời động viên trấn an tinh thần, bà con cô bác ở đây rất cảm kích và đồng loạt vỗ tay
hoan nghênh tấm lòng của Ban quản lý Aeon Mall.

13


Sáng nay nước đã rút mọi người đã về đến nhà an toàn, ai cũng cảm thấy ấm
lòng trước cách cử xử đầy tính nhân văn của Ban quản lý TTTM Aeon Mall quận
Bình Tân.
Câu chuyện thật ấm lòng giữa đêm bão”.
Câu chuyện đã nhận được rất nhiều lượt yêu thích và chia sẻ của cộng đồng
mạng. Bởi người ta thấy ở đó là tinh thần đoàn kết, tình yêu thương dành cho

nhau.
Rất nhiều tài khoản facebook cũng đồng cảm với tác giả bài viết, họ chia sẻ:
“Tình cảm giữa con người với nhau thật sự lớn lao. Từ nay về sau sẽ ủng hộ thật
nhiệt thành cho trung tâm thương mại này”.
(Nguồn: />2.5. Hình ảnh minh họa

14


(Nguồn: />
2.6. Nhận xét
Việc trung tâm thương mại cho khách hàng không về nhà được vào trú ngụ
tránh bão số 9 Usagi và cung cấp nhu yếu phẩm cho họ. Điều đó chứng tỏ tập đoàn
AEON với những tuyên bố không chỉ là những lời lí thuyết suông mà chính tập
đoàn Aeon đã thực hiện được bộ quy tắc ứng xử trong cam kết với khách hàng là
đảm bảo khách hàng luôn được an toàn tại cửa hàng Aeon. Đồng thời, thực hiện
đúng cam kết với cộng đồng xã hội(địa phương) là chủ động hỗ trợ cư dân địa
phương mọi lúc khi gặp khó khăn. Cũng như trân trọng văn hóa và truyền thống
Việt Nam “Lá lành đùm lá rách” hay “Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác
giống nhưng chung một giàn.”.
Điều đó đã mang lại những hình ảnh thực tế ngập tràn tình người, chúng ta kinh
doanh không phải chỉ nghĩ đến lợi nhuận mà chính sự tình người mới mang đến sự
thành công
Qua đó, nhóm nhận thấy Aeon Bình Tân nói riêng và tập đoàn Aeon nói chung
đã thực hiện được giá trị cốt lỗi của họ là “Trân trọng con người, đóng góp có ích
cộng đồng và luôn đặt công ty vào vị trí của khách hàng”.
Chính những điều nhỏ nhặt đó đã làm nên 1 thương hiệu mang tính gợi nhớ chứ
không phải bất kì poster hay quảng cáo nào.
Điều đó còn xuất phát từ chính những người lãnh đạo của tập đoàn những người
quyết định hướng đi, những người mang lại lợi nhuận to lớn nhưng vào chính

khoảnh khắc ấy họ đã bỏ quên mất sự mệt mõi cũng bỏ quên mất những đồng tiền
với muôn vàn chức năng ngoài cơn bão ấy.
3. KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC

15


3.1. Kết luận
Qua bài báo trên bên cạnh việc kinh doanh để thu lợi nhuận thì còn có một
Aeon lại tràn ngập và ấm áp tình người. Tình cảm giữ con người với nhau thật to
lớn, mà ai khi đọc cũng cảm thấy ấm lòng. Bởi ở đây không chỉ đơn giản là trú ngụ
lúc mưa bão kéo về, mà còn là tinh thần đoàn kết, tình yêu thương mà họ dành cho
nhau, sự đùm bọc lẫn nhau trong lúc hoạn nạn.
Đem lại cho khách hàng có cái nhìn thiện cảm với Aeon, giúp cho Aeon thu hút
được lượng khách hàng nhiều hơn.
3.2. Bài học
Kinh doanh mang lại lợi nhuận nó đều là mục đích chung mà các doanh
nghiệp đều hướng đến nhưng trước khi tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp thì doanh
nghiệp phải tạo được giá trị cho riêng mình. Mang lại lợi ích cho khách hàng thì
khách hàng cũng là mang lại lợi ích cho doanh nghiệp
Trong môn học, ta thấy ra được đạo đức kinh doanh của Aeon đã thể hiện 1 cách
đẹp đẽ nhất, tốt nhất và quí báu đối với khách hàng đến mua sắm. Không những thế,
qua những hành động tác động tích cực đến khách hàng như thế cũng đã thể hiện
đươc Aeon đã đạt đến mức nhân văn của thá CSR và chắc chắn rằng, khoảng thời
gian sắp tới mọi người sẽ tin dùng, an tâm khi nhắc đến Aeon Việt Nam.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Slide bài giảng Văn hóa và đạo đức trong kinh doanh , 2020
2. www.aeonvietnam.com.vn
3. www.

17



×