Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.14 KB, 14 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
a. Thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập các báo cáo, thống kê của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ,
tổ chức chuyên ngành và của hệ thống siêu thị Co.op mart về nội dung liên quan
trực tiếp đến đề tài và thu thập thông tin trên Internet, sách, báo, luận văn,
chuyên đề về vấn đề quảng bá hay thương hiệu, chính sách pháp luật của nhà
nước về quảng bá, tài liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của siêu thị, các kế
hoạch quảng bá trong marketing của siêu thị Co.op mart.
b. Thu thập thông tin sơ cấp
Phỏng vấn chuyên sâu và quán sát: tiến hành phỏng vấn chuyên sâu các
nhân viên trong siêu thị trong các gian hàng khác nhau về vấn đề cấp thiết đang
đặt ra cho siêu thị thông qua danh mục các câu hỏi phỏng vấn. Đồng thời, nhóm
nghiên cứu cũng tiến hành đi khảo sát thực tế tại siêu thị và tiếp xúc, phỏng vấn
trực tiếp với các khách hàng của siêu thị về chất lượng cũng như những vấn đề
về thương hiệu sản phẩm như:
+ Quý khách biết đến siêu thị qua hình thức nào?
+ Nếu được khuyến mại thì quý khách thích được khuyến mại bằng hình
thức nào?
+ Những hình thức quảng bá nào của siêu thị thu hút được sự chú ý của
khách hàng?
+ Cảm nhận của quí khách về thái độ phục vụ của nhân viên trong siêu
thị?...
Điều tra bằng câu hỏi: trên cơ sở các thông tin đã thu thập được qua các
câu hỏi định tính, phát hiện ra vấn đề cấp thiết đối với siêu thị, đó là vấn đề về
quảng bá thương hiệu tại điểm bán, nhóm nghiên cứu tiến hành bảng câu hỏi
điều tra phỏng vấn các nhân viên trong siêu thị để thu thập các thông tin định
lượng cần thiết, Việc xây dựng bảng câu hỏi và điều tra hỗ trợ trực tiếp trong
phân tích tình hình và phát triển quảng bá thương hiệu tại điểm của siêu thị một
cách hiệu quả.


Quy mô mẫu điều tra: 40 phiếu
Thiết kế mẫu phiếu điều tra (phụ lục 1): Phiếu điều tra được thiết kế rõ
ràng, dễ hiểu, dễ phỏng vấn. Phiếu điều tra được thiết kế bằng các câu hỏi với
ngôn ngữ phổ thông, ít sử dụng các thuật ngữ chuyên môn, do đó các thành viên
dễ dàng hiểu đúng nội dung chỉ tiêu điều tra.
Phiếu điều tra sử dụng ba loại câu hỏi: câu hỏi đóng là câu hỏi có các câu
trả lời đã được mã hóa sẵn; câu hỏi mở là câu hỏi không có câu trả lời trước và
loại câu hỏi vừa đóng vừa mở.
Công tác điều tra tại địa bàn: Mỗi thành viên được giao một khu vực và
tiến hành điều tra bắt đầu từ ngày 17/02/2010. Mỗi thành viên phải đưa tận tay
phiếu điều tra cho các đối tượng.
3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
a. Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp
- Phương pháp tổng hợp dữ liệu: sử dụng những dữ liệu thu thập được trong
quá trình phỏng vấn. Từ những kết quả thu thập được nhóm nghiên cứu tiến
hành tổng hợp để có thể nhận xét, đánh giá và đi đến những kết luận đúng đắn
về bản chất sự việc.
- Xử lý dữ liệu: Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các kỹ năng tiếp cận tổng
hợp, tập hợp các dữ liệu thu thập được và xử lý trên phần mềm Exel.
b. Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp
- Phương pháp so sánh: được sử dụng chủ yếu trong việc nghiên cứu tài
liệu: nhóm nghiên cứu thực hiện so sánh giữa các đề tài về khái niệm và cách
hiểu về quảng bá, thương hiệu…Từ đó nếu có thấy sự khác nhau thì so sánh để
quyết định cách tiếp cận nào phù hợp với vấn đề cần nghiên cứu nhất và đi đến
hệ thống lý luận hợp lý nhất làm nền tảng cho hoạt động nghiên cứu của nhóm.
- Phương pháp tổng hợp dữ liệu: từ những dữ liệu thứ cấp thu thập được từ
các nguồn khác nhau, nhóm nghiên cứu tiến hành tổng hợp lại để đi đến có thể
đi đến những kết luận đúng đắn về vấn đề nghiên cứu để đưa ra kết luận và cách
giải quyết vấn đề nghiên cứu để không bị đưa ra kết luận và cách giải quyết vấn
đề phiến diện từ một nguồn cung cấp nào

3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến
vấn đề nghiên cứu
3.2.1. Tổng quan về liên hiệp Hợp Tác Xã TP.HCM ( Saigon Co.op)
a. Quá trình hình thành và phát triển của Saigon Co.op và hệ thống siêu
thị Co.op Mart
Sau đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế bao
cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Trong bối cảnh mô
hình kinh tế HTX kiểu cũ không còn phù hợp, ngày 12/5/1989 UBND Thành
phố Hồ Chí Minh có chủ trương chuyển đổi Ban Quản lý HTX Mua Bán Thành
phố trở thành Liên hiệp HTX Mua bán Thành phố Hồ Chí Minh – Saigon Co.op
với 2 chức năng trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX.
Đặc biệt vào ngày 09/02/1996 khai trương Siêu thị đầu tiên của hệ thống
Co.opMart là Co.opMart Cống Quỳnh là một sự kiện nổi bật của Saigon Co.op.
Từ đây các Siêu thị Co.opMart lần lượt ra đời đánh dấu một giai đoạn phát triển
quan trọng : hình thành chuỗi Siêu thị mang thương hiệu Co.op Mart và tính đến
nay hệ thống Co.opMart đã có 50 siêu thị trên khắp cả nước.
Trong quá trình phát triển của mình Co.op mart đã đạt được không ít các
thành tựu đáng ghi nhận như:
Tháng 8/2000 : Nhận danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới
Tháng 05/2002 : Saigon Co.op vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng
Nhất
Năm 02/2004 : Saigon Co.op nhận chứng chỉ ISO 9001-2000….
Đồng thời trong 7 năm liên tiếp Co.op mart giữ vững vị trí nhà bán lẻ
hàng đầu Việt Nam và nằm trong Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á- Thái
Bình Dương theo Tạp chí bán lẻ Châu Á (Retail Asia)
b. Tình hình hoạt động kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của hệ thống Co.op Mart là hoạt động
thương mại bán lẻ với hệ thống rộng khắp và đa dạng. Co.op Mart kinh doanh
gần 30.000 mặt hàng, bao gồm: thực phẩm công nghệ, tươi sống, chế biến nấu
chín, thực phẩm đông lạnh; hóa mỹ phẩm, đồ dùng gia đình; may mặc thời

trang; điện gia dụng và nhiều mặt hàng phong phú khác phục vụ người tiêu
dùng.
Hệ thống siêu thị Co.opMart đang phát triển không ngừng về số lượng lẫn
chất lượng phục vụ. Ngoài việc kinh doanh và phục vụ khách hàng tại những
điểm cố định, hệ thống Co.opMart liên tục tổ chức những hoạt động bán hàng
tại những khu vực vùng sâu, vùng xa..., góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân.
Từ cửa hàng chuyên doanh thực phẩm Co.op Food đầu tiên ra đời vào năm
2008, trong năm 2009 và 2010 mô hình cửa hàng Co.op Food tiếp tục được
nhân rộng trên toàn địa bàn TP HCM và trên khắp các tỉnh thành trong cả nước
đây là một loại hình mới của siêu thị và rất được người tiêu dùng quan tâm.
Năm 2010, lần đầu tiên, đơn vị này đã hoàn thành mục tiêu khai trương 10 siêu
thị Coop Mart mới, nâng tổng số siêu thị hiện có lên 50, doanh thu tăng trưởng
gần 40% và lợi nhuận tăng 32,7% so với năm 2009. Dự kiến trong năm 2011
đơn vị sẽ mở thêm 10 siêu thị Coop Mart và 30 cửa hàng Coop Food và đạt
mốc 150 siêu thị trong năm 2015.
Nổi bật trong hoạt động thương mại bán lẻ là việc hưởng ứng tích cực của
Saigon Co.op đối với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam”. Cao điểm của cuộc vận động là tháng khuyến mãi “Tự hào hàng Việt”
với sự tham gia của những nhà cung cấp nội địa đã góp phần nâng cao uy tín và
gia tăng sức mua của các mặt hàng sản xuất tại Việt Nam. Với tỷ trọng chiếm
đến 90% số lượng mặt hàng, chiếm 95% doanh thu trong hệ thống, hàng Việt
đang ngày càng chiếm ưu thế tại chuỗi siêu thị Co.opMart, Co.op Food và cửa
hàng Co.op.
Ngoài các hình thức bán lẻ đang có Co.op mart còn đưa ra thêm 3 mô hình
mới: chợ kết hợp siêu thị, Co-opmart ở chung cư, nhân rộng cửa hàng Co-
opmart đang có lên vài trăm điểm theo phương thức nhượng quyền thương mại
cho các hộ kinh doanh cá thể. Đối với hệ thống Coop Food sẽ tập trung tại khu
vực nội thành và các khu chế xuất, khu công nghiệp. Mục tiêu tăng trưởng của
Saigon Coop trong năm 2011 là 35% so với cùng kỳ năm trước . Riêng với hình

thức Franchise cửa hàng, điều kiện của Co-opmart là cửa hàng phải có diện tích
khoảng 50 - 300m2, Sài Gòn Co-op chuẩn hoá các thiết kế, cách trưng bày, dịch
vụ bán hàng... cung cấp cho người được nhận quyền kinh doanh. Đồng thời,
chịu trách nhiệm cung cấp hàng hoá và bảo đảm nguồn hàng.
Khu vực trên lầu siêu thị Co-opmart trước đây không khai thác hiệu quả,
sẽ chuyển thành siêu thị bách hoá, bán hàng theo hình thức tự chọn. Doanh
nghiệp cũng đã mạnh dạn phát triển hình thức kinh doanh theo hướng trung tâm
thương mại kết hợp nhiều loại hình mua sắm, giải trí hiện đại, đây cũng là một
nét mới nhằm mang đến cho khách hàng thêm nhiều loại hình mua sắm, vui
chơi, thư giãn.
Ngoài ra, với chiến lược đa dạng hóa loại hình kinh doanh, Saigon Co.op
còn đầu tư vào những lĩnh vực khác như: kinh doanh bất động sản thương mại,
xuất nhập khẩu - phân phối, sản xuất, liên doanh liên kết ... Bên cạnh kinh
doanh, Saigon Co.op còn đặc biệt chú trọng đến cộng đồng xã hội qua các
chuyến bán hàng phục vụ người nghèo, hiến máu nhân đạo, tham gia bảo vệ
môi trường…
c. Sơ lược về Sài Gòn Co.op Mart tại thị trường Hà Nội
Ngày 28/04/2010 siêu thị Co.op mart chính thức gia nhập thị trường bán lẻ
miền bắc với tên Sài Gòn Co.op mart tại km10 – Nguyễn Trãi – Hà Đông – Hà
Nội. Đây là sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của
Co.opMart. Có vốn đầu tư 74 tỷ đồng, được xây dựng cấu trúc 1 trệt 2 lầu với
diện tích 7.500m2, Co.opMart Sài Gòn kinh doanh trên 20.000 mặt hàng, trong
đó 90% là hàng sản xuất tại Việt Nam thuộc các ngành hàng thực phẩm công

×