Tải bản đầy đủ (.docx) (261 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích nho học việt nam (trường hợp văn miếu quốc tử giám, hà nội và văn miếu mao điền, hải dương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.04 MB, 261 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Văn Tú

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH NHO HỌC VIỆT
NAM (Trường hợp Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội và Văn miếu
Mao Điền, Hải Dương)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Văn Tú

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH NHO HỌC VIỆT
NAM (Trường hợp Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội và Văn miếu
Mao Điền, Hải Dương)

Chuyên ngành: Quản lý văn hoá
Mã số: 9319042
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS Phạm Hồng Toàn


PGS.TS Phạm Thị Thu Hương

Hà Nội - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Luận án tiến sỹ: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nho học Việt Nam
(Trường hợp Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội và Văn miếu Mao Điền, Hải
Dương) là do tôi viết và chưa công bố. Các trích dẫn, số liệu, kết quả nêu
trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả

Nguyễn Văn Tú


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................... iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, MÔ HÌNH, BẢNG TRONG LUẬN ÁN..........................v
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
Chương 1.............................................................................................................. 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH NHO
HỌC VÀ TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH NHO HỌC..............................................9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu....................................................................9

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị di tích...............9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy di tích Nho học Việt Nam
................................................................................................................................. 14
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị di tích Văn Miếu- Quốc
Tử Giám và Văn miếu Mao Điền......................................................................... 17

1.2. Cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy giá trị di tích......................................22
1.2.1. Một số khái niệm....................................................................................... 22
1.2.2. Quan điểm lý thuyết luận án áp dụng........................................................ 30
1.2.3. Khung phân tích hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nho học...34
1.3. Hệ thống di tích Nho học Việt Nam.............................................................38
1.3.1. Quá trình hình thành hệ thống di tích Nho học Việt Nam.......................... 38
1.3.2. Hiện trạng hệ thống di tích Nho học Việt Nam.......................................... 42
1.3.3. Phân loại di tích Nho học Việt Nam.......................................................... 44
1.3.4. Đặc điểm hệ thống di tích Nho học Việt Nam............................................ 48
1.3.5. Vai trò và giá trị của di tích Nho học Việt Nam hiện nay.......................... 51
1.3.6. Lịch sử di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Văn miếu Mao Điền..........59
Tiểu kết................................................................................................................ 63
Chương 2............................................................................................................. 65
THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH...................... 65
VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM VÀ VĂN MIẾU MAO ĐIỀN.......................65
2.1. Giá trị của di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Văn miếu Mao Điền.......65
2.1.1. Giá trị của Văn Miếu-Quốc Tử Giám hiện nay......................................... 65
2.1.2. Giá trị di tích Văn miếu Mao Điền............................................................ 73
2.2. Thực trạng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám

và Văn miếu Mao Điền........................................................................................ 78
2.2.1. Bảo vệ di tích về mặt pháp lý và khoa học................................................ 78
2.2.2. Bảo vệ di tích về mặt vật chất và kỹ thuật................................................. 93
2.2.3. Hoạt động phát huy giá trị di tích........................................................... 100

2.3. Nhận xét chung..........................................................................................115
2.3.1. Ưu điểm và bài học kinh nghiệm............................................................. 115


iii

2.3.2. Bất cập và những vấn đề đặt ra............................................................... 121
Tiểu kết............................................................................................................. 126
Chương 3........................................................................................................... 128
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH NHO HỌC HIỆN NAY........128
3.1. Cơ sở của việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nho học Việt Nam.......128
3.1.1. Chính sách và quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị di sản...................128
3.1.2. Những vấn đề cần quan tâm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích
Nho học............................................................................................................. 130
3.2. Giải pháp chung nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích
Nho học Việt Nam............................................................................................132
3.2.1. Định hướng và mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nho học......132
3.2.2. Nguyên tắc bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nho học.......................... 134
3.2.3. Một số giải pháp chung........................................................................... 136
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di
tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám........................................................................150
3.3.1. Giải pháp trong hoạt động bảo vệ về pháp lý, khoa học......................... 150
3.3.2. Giải pháp trong hoạt động tu bổ, tôn tạo................................................ 153
3.3.3. Giải pháp trong hoạt động phát huy giá trị di tích.................................. 157
3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di
tích Văn miếu Mao Điền...................................................................................161
3.4.1. Giải pháp trong bảo vệ về pháp lý, khoa học.......................................... 161
3.4.2. Giải pháp trong hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích..................................... 162
3.4.3. Giải pháp trong hoạt động phát huy giá trị di tích.................................. 163

Tiểu kết............................................................................................................. 165
KẾT LUẬN....................................................................................................... 167
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 171
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ...............170
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 185


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTPH

: Bảo tồn và phát huy

DSVH

: Di sản văn hóa

DTNH

: Di tích Nho học

LATS

: Luận án tiến sĩ

LSVH

: Lịch sử - văn hóa


NCS

: Nghiên cứu sinh

NXB

: Nhà xuất bản



: Quyết định

VHTT

: Văn hóa và Thể thao

Tp

: Thành phố

Tr.

: Trang

TS

: Tiến sỹ

UBND


: Ủy ban nhân dân

UNESCO

: United Nations Educational, Scientific
and Cultural Organization (Tổ chức Văn hóa,
Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc)

VHKH

:Văn hóa khoa học

VHTT&DL

: Văn hóa – Thể thao và Du lịch

VMQTG

: Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)

VMMĐ

: Văn Miếu Mao Điền (Hải Dương)


v

DANH MỤC SƠ ĐỒ, MÔ HÌNH, BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Tên sơ đồ
Sơ đồ 2.1. Kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám hiện nay

Sơ đồ 2.1. Kiến trúc Văn miếu Mao Điền hiện nay
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ Cơ cấu tổ chức Trung tâm hoạt động VHKH
VMQTG
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức BQL di tích huyện Cẩm
Giàng
Sơ đồ 3.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm Hoạt động VHKH
VMQTG NCS đề xuất
Tên mô hình
Mô hình 1.2. Mô hình lý thuyết quản lý Di sản
Mô hình 3.2. Mô hình mạng lưới liên kết các di tích Nho học

Tên bảng
Bảng 2.1. Lượt khách và giá trị thu phí tham quan ở Văn Miếu
– Quốc Tử Giám
Bảng 2.1. Số lượng đoàn và tổng số lượt khách được đón tiếp ở
VMMĐ
Bảng 2.2 Số đoàn khách tham quan VMQGT được thuyết minh


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nho giáo du nhập vào Việt Nam khoảng đầu công nguyên cho đến thời
kỳ độc lập tự chủ thì đã xác lập được chỗ đứng trong đời sống văn hóa – xã
hội của người Việt. Với sự kiện thành lập Văn Miếu, sau đó là Quốc Tử Giám
vào các năm 1070 và 1076 ở thời Lý, cùng với các khoa thi liên tiếp được mở
ra sau đó, trên đất nước Việt Nam đã dần dần hình thành và phát triển một nền
giáo dục Nho học – khoa cử mà trong suốt hơn 8 thế kỷ đã góp phần đào tạo
nên một đội ngũ trí thức – quan lại Nho học có những đóng góp tích cực cho

sự phát triển chung của đất nước.
Nho giáo và nền giáo dục - khoa cử Nho học cũng đã để lại một di sản
văn hóa vật thể và phi vật thể đồ sộ, đó là kho tàng thư tịch Hán Nôm đồ sộ;
là hệ thống Văn miếu, Văn từ, Văn chỉ - nơi thờ các bậc Tiên thánh, Tiên hiền,
danh Nho và tôn vinh, ngưỡng vọng những người hiếu học, học giỏi, đỗ cao;
các trường học từ trung ương đến địa phương cùng các hiện vật liên quan như:
bia đá, bảng vàng, sắc phong, thần phả, gia phả, nhà thờ các vị đỗ đại khoa;
những hiện vật của các vị khoa bảng như: nhà cửa, phương tiện học hành
(sách, bút, nghiên mực, gánh sách…). Hệ thống di tích Nho học ở Việt Nam
chiếm một vị trí quan trọng trong di sản Nho học và trong hệ thống di tích lịch
sử văn hóa toàn quốc. Trải qua chiến tranh cũng như những thăng trầm của
lịch sử, hệ thống di tích Nho học ở Việt Nam đã bị hư hại xuống cấp nhiều.
Trong số các di tích Nho học hiện còn, đáng chú ý có các Văn miếu cấp trung
ương như Văn Miếu-Quốc Tử Giám Hà Nội (VMQGT), Văn miếu Huế, các
Văn Miếu cấp địa phương (cấp tỉnh) như Văn miếu Mao Điền Hải Dương
(VMMĐ), Văn Miếu Xích Đằng (Hưng Yên), Văn miếu Bắc Ninh (Bắc
Ninh). Việc bảo tồn, tôn tạo và tổ chức các hoạt động nhằm phát huy giá


2

trị những di tích này trong công cuộc xây dựng nền văn hóa và giáo dục hiện
nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của nhà nước, nhiều di
tích đã được quan tâm đầu tư, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị. Hoạt động bảo
tồn và phát huy giá trị đã đạt được những thành tựu to lớn không chỉ góp phần
vào công cuộc bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng nền văn
hóa mới, mà còn có ý nghĩa lớn về xã hội và kinh tế. Đặc biệt DTNH gắn với
nền giáo dục khoa cử Việt Nam, là biểu tượng, minh chứng cho truyền thống
hiếu học, khoa bảng của dân tộc. Việc phát huy giá trị của di tích nhằm giáo

dục truyền thống hiếu học, bồi dưỡng nhân cách con người góp phần to lớn
vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo nhân tài cho đất nước, tạo nguồn lực cho việc
xây dựng đất nước hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
hiện nay.
Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2020 đã chỉ rõ: “Đầu tư đồng bộ
bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu trở thành những di sản
có chất lượng cao về khoa học bảo tồn và môi trường văn hoá, phục vụ giáo
dục truyền thống” [107].
Tuy nhiên, công tác BTPH giá trị của di tích hiện nay vẫn còn nhiều bất
cập, chưa đồng bộ. Ngoài di tích có điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch
như VMQTG Hà Nội, hầu hết các di tích khác chỉ có thể phát huy giá trị trong
các dịp đặc biệt như tết cổ truyền hoặc đầu năm học. Công tác tu bổ, tôn tạo di
tích, việc tổ chức hoạt động nhằm phát huy giá trị của các di tích hiện chưa
xứng với tiềm năng và giá trị của di tích. Ngay cả ở những nơi có hoạt động
tích cực, hiệu quả như VMQTG, thì việc tổ chức các hoạt động này còn mang
nhiều tính tự phát, giải pháp tình thế của đơn vị quản lý di tích, các hoạt động
chưa được tổ chức thành hệ thống, dựa trên những cơ sở lý luận khoa học, và
chưa tổng kết, đánh giá được hiệu quả của hoạt động.


3

Một thực tế đáng lưu tâm hiện nay là, việc tu bổ, tôn tạo các di tích Nho
học, như Văn miếu hàng tỉnh, hàng huyện hay Văn từ, Văn chỉ không chỉ gặp
khó khăn trong việc huy động kinh phí, thống nhất về chủ trương đầu tư, mà
còn gặp phải những vấn đề có tính chất lý luận như: DTNH có vai trò, giá trị
thế nào đối với văn hóa, giáo dục, kinh tế, có cần thiết phải tiếp tục tu bổ, tôn
tạo DTNH trong giai đoạn hiện nay không? Việc bảo tồn và phát huy giá trị
DTNH hiện nay thực hiện theo định hướng như thế nào? Có hay không sự
khác biệt trong việc bảo tồn và phát huy giá trị DTNH và các di tích khác?

Giải pháp nào cho nhà quản lý các DTNH để bảo tồn và phát huy giá trị
DTNH hiệu quả, góp phần thực hiện thành công chiến lược xây dựng xã hội
học tập, xây dựng nền kinh tế trí thức trong xã hội hiện đại?
Vấn đề này cần được nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đúc kết để đưa ra
định hướng và giải pháp cho hoạt động BTPH giá trị phù hợp vừa mang tính
khoa học, vừa được thực tiễn chấp nhận. Cho đến nay, chưa có một công trình
nghiên cứu đầy đủ nền tảng lý luận và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn quá
trình BTPH giá trị của DTNH trong giai đoạn vừa qua.
Từ những vấn đề trên, NCS lựa chọn đề tài: Bảo tồn và phát huy giá trị
di tích Nho học Việt Nam (Trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội;
Văn miếu Mao Điền,Hải Dương) làm đề tài cho luận án, với mong muốn
nghiên cứu để giải quyết các vấn đề còn bất cập trong hoạt động bảo tồn và
phát huy giá trị các di tích Nho học, góp phần giúp các nhà quản lý văn hóa có
định hướng và giải pháp để bảo tồn, tôn tạo DTNH bền vững, hiệu quả, góp
phần phát triển nền giáo dục, đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát triển
bền vững di tích trong bối cảnh hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu


4

Nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DTNH ở
Việt Nam qua trường hợp VMQTG, VMMĐ; chỉ ra ưu điểm và bất cập trong
hoạt động này, để từ đó đề ra định hướng và giải pháp tăng cường hiệu quả
hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DTNH nói chung, các di tích VMQTG
và VMMĐ nói riêng, một cách hiệu quả và bền vững.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-


Hệ thống cơ sở lý luận, quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị di tích và

xây dựng khung lý thuyết áp dụng cho luận án;
-

Nghiên cứu giá trị tiêu biểu, đặc thù của hệ thống DTNH nói chung và

của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Văn Miếu Mao Điền, làm cơ sở cho hoạt
động phát huy giá trị di tích;
-

Nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích

VMQTG và VMMĐ; đánh giá ưu điểm, hạn chế của công tác này;
-

Đề xuất định hướng và giải pháp tăng cường hiệu quả bảo tồn và phát

huy giá trị cho các di tích này trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3. 1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động BTPH giá trị di tích
VMQTG và VMMĐ.
Đây là hai DTNH tiêu biểu, đặc thù nhất trong hệ thống DTNH Việt
Nam. Trước hết, Văn miếu là loại hình di tích mang nét đặc trưng, tiêu biểu
nhất của di tích Nho học, thể hiện được bản chất của di tích Nho học: là nơi
thờ tự, tôn vinh và giáo dục Nho học; Thứ hai, đây là hai di tích đại diện cho
hai mức độ, cấp độ quan trọng khác nhau trong hệ thống DTNH, đó là:
VMQTG là Văn miếu cấp quốc gia, do triều đình quản lý, còn VMMĐ là Văn
miếu cấp tỉnh, vùng, có ảnh hưởng một vùng, một địa phương, do địa phương

quản lý; Thứ ba, đây là hai di tích được bảo tồn, bảo vệ thuộc loại nguyên vẹn


5

nhất cho đến thời điểm nghiên cứu; Thứ tư, đây là hai di tích được bảo vệ, tôn
tạo và phát huy giá trị hiệu quả nhất trong số các di tích còn lại hiện nay.
Trong quá trình triển khai, NCS còn so sánh với hoạt động BTPH giá trị
tại DTNH khác để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tập trung vào Văn Miếu-Quốc Tử Giám và Văn miếu
- Phạm vi thời gian: từ 1986 đến nay, tập trung giai đoạn 2015 đến nay.
-

Nội dung nghiên cứu: Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích

VMQTG và VMMĐ.
4.

Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

4.1. Câu hỏi nghiên cứu
1.

Di tích Nho học nói chung, di tích VMQTG, VMMĐ có giá trị và vai

trò gì trong việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa, giáo dục Việt Nam?
2.

Hoạt động BTPH giá trị của DTNH tại VMQTG và VMMĐ đã thực


sự hiệu quả, phát huy hết giá trị của di tích trong bối cảnh hiện nay?
3.

Định hướng và những giải pháp nào để khắc phục và nâng cao hiệu

quả hoạt động BTPH giá trị DTNH nói chung, di tích VMQTG, VMMĐ?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
DTNH nói chung, VMQTG và VMMĐ nói riêng có vai trò quan trọng,
giá trị đặc biệt với việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa, giáo dục, với phát
triển kinh tế gắn với du lịch hiện nay, nếu được bảo tồn và phát huy giá trị
đúng hướng, khoa học và phù hợp với quan điểm quản lý DSVH hiện đại.
Xây dựng DTNH thành một trung tâm văn hóa, khoa học, giáo dục truyền
thống của quốc gia, tỉnh, vùng tùy theo quy mô, vai trò cụ thể của di tích bằng
những giải pháp BTPH thích hợp sẽ đưa DTNH vào phục vụ đời sống cộng
đồng đem lại hiệu quả tích cực cho nền giáo dục và văn hóa, kinh tế.


6

Trên cơ sở khung lý thuyết nghiên cứu hoạt động BTPH giá trị DTNH,
NCS nghiên cứu thực trạng hoạt động BTPH giá trị di tích VMQTG và VMMĐ,
đề ra định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả BTPH giá trị DTNH nói chung,
di tích VMQTG, VMMĐ nói riêng trong bối cảnh hiện nay.

5.

Đóng góp mới của đề tài

5.1. Đóng góp khoa học

-

Bổ sung thêm cơ sở lý luận cho chuyên ngành quản lý văn hóa cơ sở

lý luận về quản lý DTNH, cụ thể là khung lý thuyết nghiên cứu BTPH giá trị
DTNH nói chung và VMQTG, VMMĐ, chỉ ra ưu điểm, tồn tại của hoạt động
BTPH phát huy giá trị của DTNH.
-

Chỉ ra vai trò, giá trị đặc biệt của hệ thống di tích Nho học trong nền

nền văn hóa và đối với văn hóa, giáo dục hiện nay, làm cơ sở để triển khai các
giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị DTNH hiệu quả, bền vững trong giai
đoạn hiện nay.
5.2. Đóng góp thực tiễn
Đánh giá thực trạng BTPH giá trị DTNH nói chung, di tích VMQTG,
VMMĐ một cách khoa học, khách quan, từ đó chỉ ra ưu điểm, tồn tại của hoạt
động BTPH phát huy giá trị VMQTG và VMMĐ, làm cơ sở chỉ ra định
hướng, mục tiêu, giải pháp BTPH giá trị DTNH nói chung, đề ra giải pháp
BTPH hiệu quả di tích VMQTG, VMMĐ hiện nay nói riêng. Các nhà quản lý
có thể tham khảo để quản lý DTNH bền vững, tạo động lực cho việc phát
triển kinh tế, đào tạo, phát triển con người trong nền kinh tế trí thức, nguồn
nhân lực cho một xã hội công nghiệp hiện đại, bảo tồn văn hóa truyền thống
của dân tộc, góp phần đảm bảo cho việc hội nhập văn hóa thành công.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Văn hóa học, Quản lý văn
hóa, Sử học, xã hội học... dùng để nghiên cứu lịch sử hình thành di tích Nho


7


học, lịch sử tu bổ, tồn tạo di tích tại chương 1; việc tìm hiểu đánh giá của
người sử dụng di tích, quản lý di tích trong chương 2, chương 3;
6.2. Phương pháp so sánh
Nghiên cứu, so sánh các luận điểm của các nhà nghiên cứu về bảo tồn di
tích để tổng hợp, đề xuất ra khung lý thuyết nghiên cứu của luận án, định
hướng, quan điểm, giải pháp về BTPH giá trị di tích Nho học. Phương pháp
này được sử dụng nhiều ở chương 1 và chương 3, khi cần đưa ra những nhận
định, luận giải những quan điểm, đề xuất định hướng, giải pháp.
6.3. Phương pháp điền dã, khảo sát thực địa
Điền dã, khảo sát thực địa, quan sát, thu thập tài liệu bằng chụp ảnh, ghi
chép, phỏng vấn, tham dự các sự kiện tại di tích VMQTG, VMMĐ để tìm
hiểu thực trạng hoạt động BTPH giá trị di tích, từ đó đánh giá ưu điểm, tìm ra
những vấn đề còn hạn chế. Phương pháp này được sử dụng ở chương 2, khi
nghiên cứu thực trạng hoạt động BTPH của Di tích VMQTG, VMMĐ và một
số DTNH khác.
6.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu
Sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm thu thập dữ liệu, tổng hợp,
phân tích tài liệu liên quan đến hoạt động BTPH giá trị DTNH, xác định giá
trị, vai trò của di tích Nho học xưa và nay. Phương pháp này được sử dụng
chủ yếu trong chương 1, chương 2 để tìm hiểu, nghiên cứu về các khái niệm,
lý thuyết, luận điểm của các nhà nghiên cứu trong việc bảo tồn và phát huy
giá trị di tích nói chung, di tích Nho học nói riêng. Nghiên cứu vai trò, giá trị
của các di tích Nho học trong bối cảnh hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu (08 trang), Kết luận (04 trang), Phụlục (50
trang), Tài liệu tham khảo (14 trang), phần chính văn luận án trình bày trong
03 chương:



8

Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nho học
và tổng quan về di tích Nho học .
Chương 2. Thực trạng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích Văn
Miếu – Quốc Tử Giám và Văn miếu Mao Điền.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chât lượng và hiệu quả
việc bảo tồn phát huy giá trị di tích Nho học Việt Nam hiện nay.


9

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH
NHO HỌC VÀ TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH NHO HỌC
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị di
tích
Di sản văn hóa là vấn đề đã được quan tâm nhiều, đặc biệt trong những
năm gần đây, khi việc BTPH giá trị của DSVH không chỉ là vấn đề của riêng
ngành văn hóa, của các nhà quản lý, mà còn là mối quan tâm của nhiều ngành
khác nhau, từ kinh tế, du lịch, bảo vệ môi trường. Các công trình nghiên cứu
về BTPH giá trị DSVH đã đề cập đến các quan điểm, nguyên tắc cũng như
giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị DSVH áp dụng cho nhiều loại hình
DSVH khác nhau, trong đó có DSVH vật thể, mà cụ thể là các di tích LSVH
và danh lam thắng cảnh.
Bảo tồn và phát huy giá trị DSVH đã được các nhà nghiên cứu thế giới
quan tâm từ khá sớm. Trong nhiều nghiên cứu, khi đề cập tới hai vấn đề
BTPH giá trị di tích, các tác giả tập trung triển khai, cụ thể hóa các nguyên
tắc, quan điểm quản lý di tích trong các công ước, hiến chương của UNESCO,

phát triển các quan điểm này, như: Heritage Studies: Methods and
Approaches (Nghiên cứu di sản: Các phương pháp và cách tiếp cận) của tác
giả John Carman & Marie Louise Stig Sorensen (2009) [144]; Cultural
Heritage Management (Quản lý DSVH ) của PM Massenger and GS Smith
(2010) [146]; Để phát huy giá trị DSVH, các tác giả nghiên cứu giải pháp
khai thác các giá trị nhằm phát triển du lịch, tìm hiểu mối tương quan giữa di
sản và du lịch như trong Heritage, Tourism and Society (Di sản, Du lịch và
cộng đồng) của tác giả Herbert, D.T (1995) [145]; Tourism and heritage
Management (Quản lý di sản và Du lịch) của Nuryanti W (1997)[147];
Managing heritage tourism (Quản lý du lịch di sản) của tác giả Brian Garrod,


10

Alan Fyall (2000) [141]; Cultural Tourism: the Partnership between Tourism
and Cultural Heritage Management (Du lịch văn hóa: Sự tương tác giữa du
lịch và quản lý DSVH) của tác giả B McKercher, H Cross, and RB
McKercher

(2002)[142];

Heritage

Indentification,

Conservation

and

Management của G Aplin(2002) (Xác định, bảo tồn và quản lý di sản)[143];

hoặc Cultural Heritage and Tourism (DSVH và du lịch) của tác giả Timothy,
D. J. (2011) [150], (Bản sách điện tử Kindle); Nhìn chung, các tác giả đề cập
đến nội dung và các vấn đề đặt ra trong BTPH giá trị DSVH, đưa ra một số
nguyên tắc, kinh nghiệm về bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với với hoạt
động phát triển du lịch.
Trong các nghiên cứu của mình, các tác giả cho rằng, vấn đề cân bằng
giữa hai lĩnh vực bảo tồn và phát triển thế nào cho hợp lý luôn là bài toán khó
với các nhà quản lý. Peter Howard (2002) trong Heritage: Management,
Interpretation, Identity (Di sản: quản lý, diễn giải và bản sắc) cho rằng, các
nhà quản lý luôn phải đặt ra câu hỏi: chúng ta cần bảo tồn cái gì, tại sao và
cho ai? Việc bảo tồn nhằm gìn giữ lại tối đa những giá trị của di sản, làm cơ
sở để khai thác, phát huy các giá trị đó trong đời sống. Việc khai thác, phát
huy giá trị là điều cần, làm cho di sản thực sự trở thành một bộ phận của cuộc
sống hiện tại. Tuy nhiên, các nghiên cứu lưu ý rằng, việc khai thác cần quan
tâm đến vấn đề phát triển bền vững, tránh tình trạng khai thác quá mức dẫn tới
những ảnh hưởng không tốt đến bản thân giá trị của các di sản đó [149].
Tại Việt Nam, đã có rất nhiều các bài viết, nghiên cứu mang tính vĩ mô
liên quan đến việc bảo tồn DSVH vật thể. Các tác giả đã đề cập tới các quan
điểm, khái niệm về quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị DSVH, thực trạng việc
bảo tồn, phát huy giá trị DSVH vật thể, đồng thời đề xuất một số nhóm quan
điểm và giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị DSVH vật thể, trong đó chủ yếu
là di tích LSVH. Thực tế quản lý các DSVH vật thể, mọi hoạt động quản lý


11

đều hướng tới mục đích quan trọng nhất đó là duy trì sự tồn tại của các di sản
ở trạng thái tốt nhất, từ đó có thể khai thác, phát huy phục vụ cho cộng đồng
xã hội. Một số công trình đã nghiên cứu hiện trạng quản lý DSVH vật thể
trong những năm qua, từ đó chỉ rõ giải pháp nhằm BTPH giá trị DSVH vật

thể, chủ yếu là các di tích LSVH.
Trong bài “Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn DSVH”,
tác giả Đặng Văn Bài (2002) đã đưa ra một số nội dung chủ yếu của công tác
quản lý nhà nước đối với DSVH, coi đây là các vấn đề then chốt, cần quan
tâm, trong đó việc phân cấp quản lý di tích; Hệ thống tổ chức ngành bảo tồn bảo tàng và đầu tư ngân sách cho các cơ quan quản lý di tích - là yếu tố có
tính chất quyết định nhằm tăng cường hiệu quả quản lý [4, tr.11-13].
Trong bài “Mấy vấn đề về hoạt động tu bổ, phục hồi di tích LSVH” tác
giả Lưu Trần Tiêu (2011) cho rằng, hoạt động bảo tồn di tích thể hiện ở 3 mặt
cụ thể là: bảo vệ di tích về mặt pháp lý và khoa học, bảo vệ di tích về mặt vật
chất kỹ thuật, cuối cùng là sử dụng di tích phục vụ nhu cầu hiện tại của xã hội.
Tác giả nhấn mạnh: các di tích LSVH chỉ có thể được bảo vệ và phát huy cao
nhất giá trị văn hóa khi thực hiện một cách đồng bộ 3 mặt hoạt động này [112,
tr. 3 -7]. Như vậy, có thể thấy hoạt động bảo tồn bao gồm các hoạt động:
nghiên cứu khoa học và lập hồ sơ di tích, công nhận di tích để có căn cứ pháp
lý, khoa học bảo vệ di tích, sau đó tiến hành tu bổ, tôn tạo nhằm bảo vệ sự tồn
tại lâu dài của di tích, cuối cùng là phát huy giá trị di tích. Như vậy, bảo tồn di
tích bản thân đã bao gồm hoạt động phát huy giá trị di tích.
Hai tác giả Phan Hồng Giang và Bùi Hoài Sơn (đồng chủ biên-2012)
trong cuốn Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập
quốc tế đã đề cập đến nhiều lĩnh vực cụ thể của hoạt động quản lý DSVH,
trong đó có thực trạng quản lý di tích LSVH, bảo tàng và DSVH phi vật thể.
Từ thực trạng này các tác giả đã đề ra những giải pháp cụ thể cho từng lĩnh


12

vực của di tích như: đầu tư đồng bộ trong bảo tồn, tôn tạo, triển khai việc quy
hoạch chi tiết đối với các di tích để giải quyết hợp lý, hài hòa bền vững [38,
tr.486].
Tác giả Hà Văn Tấn (2005) trong bài viết “Bảo vệ di tích LSVH trong

bối cảnh công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước” cho rằng: “Các di tích
LSVH đang trong tình trạng SOS khẩn cấp... Nếu chúng ta không có những
chính sách bảo tồn thì ngay cả các di tích quý giá ấy cũng sẽ bị mất đi, mà
một dân tộc đánh mất đi di tích LSVH là một dân tộc đánh mất trí nhớ…” [98,
tr.44-54]. Trong bài “Tầm nhìn tương lai đối với DSVH và hệ thống bảo vệ di
tích ở nước ta” của tác giả Nguyễn Quốc Hùng đã chỉ ra những tác động của
CNH, ĐTH làm tổn hại tới hệ thống di tích LSVH; nguyên nhân dẫn đến tình
trạng hiện nay. Tác giả đã phân tích khá kỹ ba nhóm giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả của công tác quản lý, BTPH giá trị DSVH trong điều kiện CNH,
ĐHT hiện nay [47, tr.4-5].
Đề tài nghiên cứu Bảo vệ và phát huy các giá trị DSVH trong quá trình
phát triển kinh tế -xã hội và hội nhập quốc tế [51] của Cục DSVH do Nguyễn
Thế Hùng làm chủ nhiệm đã nghiên cứu về thực trạng hoạt động bảo vệ, phát
huy DSVH vật thể và phi vật thể trên phạm vi cả nước, chỉ ra những thành tựu
và hạn chế trong hoạt động này. Tác giả cũng đề xuất 6 nhóm giải pháp chính
nhằm đẩy mạnh việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH là: tăng cường công tác
quản lý nhà nước; củng cố hoàn thiện bộ máy ngành; chính sách đầu tư; xã
hội hóa; đào tạo nguồn lực con người; tăng cường hợp tác quốc tế…
Tác giả Phạm Thị Thu Hương (2013) trong đề tàì nghiên cứu khoa học
cấp bộ Nghiên cứu thực trạng và giải pháp bảo tồn DSVH tại các vùng đang
trong quá trình CNH, ĐTH ở đồng bằng sông Hồng, [52] nghiên cứu thực
trạng bảo vệ DSVH vật thể và phi vật thể ở một số địa phương vùng đồng
bằng sông Hồng trong quá trình CNH, ĐTH. Sau khi chỉ ra tác động cả tích


13

cực và tiêu cực của quá trình CNH, ĐTH đến DSVH, tác giả đã đề ra những
giải pháp bảo tồn DSVH.
Công trình Văn hóa Việt Nam, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn năm

(2006) [19] của tác giả Nguyễn Chí Bền và BTPH giá trị DSVH vật thể Thăng
Long Hà Nội (2010) [20] do tác giả Nguyễn Chí Bền chủ biên đã trình bày,
phân tích khá rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn cùng những kinh nghiệm
bảo tồn, phát huy giá trị của DSVH vật thể Thăng Long - Hà Nội, tiếp thu
những quan điểm mới về quản lý di sản của nhiều nước trên thế giới để có thể
áp dụng vào thực tiễn ở nước ta. Công trình đã đề xuất các nhóm khuyến nghị
để BTPH giá trị của các DSVH vật thể của thủ đô. Thực chất, đây chính là
những đề xuất cho công tác quản lý di tích LSVH của thủ đô Hà Nội nói
riêng, và cả nước hiện nay.
Một số tài liệu, giáo trình được viết để giảng dạy những nội dung cơ
bản về quản lý DSVH cho sinh viên trong nhà trường như: Quản lý DSVH với
phát triển du lịch do PGS.TS Lê Hồng Lý chủ biên [72], Hoàng Sơn Cường
(1998) với Lược sử quản lý văn hóa ở Việt Nam [29]; Nguyễn Thị Kim Loan
(chủ biên) và Nguyễn Trường Tân trong giáo trình Quản lý DSVH [62]; Trịnh
Minh Đức (chủ biên), Phạm Thu Hương (2007) trong Bảo tồn di tích LSVH
[37]… đã đưa ra một số khái niệm cơ bản về DSVH, quản lý DSVH, các
nguyên tắc và nội dung của công tác quản lý DSVH, vai trò của di sản đối với
sự phát triển du lịch hiện nay, thực chất đó là các mặt hoạt động bảo tồn
DSVH.
Ngoài những công trình nghiên cứu đã nêu trên, một số khá lớn các bài
viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như DSVH, Văn hóa Nghệ thuật, Văn
hóa học, Nghiên cứu văn hóa... bàn luận vấn đề BTPH giá trị DSVH ở nước ta.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các bài viết trên đề cập đến
những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc bảo tồn, phát huy giá trị của DSVH


14

trong bối cảnh hiện nay theo các quan điểm, cách nhìn cá nhân rất đa dạng,

trong đó đáng chú ý, hoạt động bảo tồn DSVH, di tích nói riêng được khuôn
thành 3 vấn đề: bảo vệ di tích về mặt pháp lý và khoa học, bảo vệ di tích về
mặt vật chất kỹ thuật, và sử dụng di tích phục vụ nhu cầu hiện của xã hội, hay
phát huy giá trị di tích cho xã hội. Đây là gợi ý về cơ sở lý luận để NCS kế
thừa, áp dụng vào trong nghiên cứu của mình
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy di tích Nho
học Việt Nam
Nho giáo, Nho học gắn liền với chế độ quân chủ, phong kiến, có ảnh
hưởng sâu rộng đến văn hóa, giáo dục của Việt Nam. Nguồn gốc của các
DTNH gắn liền với sự thịnh suy của chế độ quân chủ, và nền giáo dục theo
Nho học. Khi thế giới, nhất là các nước châu Á vốn ảnh hưởng bởi nền giáo
dục Nho học dần làm quen, tiếp xúc với nền văn hóa, giáo dục phương tây thì
cũng là lúc nền giáo dục Nho học mất vị trí, vai trò trong xã hội. Các cơ sở
của Nho giáo, Nho học không còn đảm nhiệm chức năng ban đầu của mình,
dần chuyển thành di tích thì cũng là lúc chúng bị lãng quên, cùng với sự lãng
quên của Nho giáo và Nho học, sau khi chế độ phong kiến chấm dứt.
Di tích Nho học gần đây được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và có
những công trình có giá trị trong việc nhận diện, đánh giá giá trị của loại hình
di tích này, đồng thời đưa ra giải pháp BTPH giá trị của chúng. Các công trình
về DTNH có thể phân thành hai nhóm:
Nhóm thứ nhất, khảo sát hiện trạng di tích, thống kê di tích của địa
phương, trong đó phần nhiều mô tả lịch sử hình thành, hiện trạng, trên cơ sở
đó đánh giá giá trị của chúng về mặt văn hóa, xã hội. Trong số này có một số
công trình đề cập đến hệ thống di tích Nho học ở địa phương như Lê Viết Nga
(chủ biên) (2012),) trong DSVH về truyền thống hiếu học tỉnh Bắc Ninh [73]
hay Nguyễn Hữu Mùi (2011) trong Truyền thống hiếu học và hệ thống Văn


15


Miếu, Văn từ, văn chỉ ở Vĩnh Phúc [71], Trần Thị Xuyến (2012) trong Văn
hóa Làng khoa bảng Quan Tử [133], Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (2013) với
DTNH và Khoa bảng tỉnh Hưng Yên [14]...
Nhóm thứ hai, nghiên cứu bảo tồn, phát huy DTNH đã chỉ ra giải pháp
BTPH giá trị của di tích Nho học, ngoài việc mô tả, hệ thống hóa về DTNH
Việt Nam, có đưa ra một số giải pháp quản lý, sử dụng DTNH. Đề tài khoa
học: Cơ sở và giải pháp nghiên cứu bảo tồn DTNH Việt Nam (1998) của Sở
Khoa học Công Nghệ và Môi trường và Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội thực
hiện [92] bước đầu đánh giá hiện trạng hệ thống DTNH Việt Nam trong thời
gian những năm 1990, có tổng kết, thống kê các DTNH ở Việt Nam, mô tả
hiện trạng một số di tích Nho học tiêu biểu ở các địa phương như Nam Định,
Ninh Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên. Đề tài cũng đưa ra nhóm giải
pháp mang tính vĩ mô nhằm quản lý hệ thống DTNH trong phần tổng luận.
Tuy nhiên, đề tài chưa chỉ rõ cơ sở lý luận, hệ thống các quan điểm quản lý,
bảo tồn DTNH còn chưa rõ ràng. Ngoài ra, đề tài còn chưa đề cập đến định
hướng cũng như giải pháp BTPH giá trị từng di tích nói riêng, hoặc các di tích
tiêu biểu như các Văn miếu, chưa đề xuất được các hoạt động cụ thể nhằm
bảo vệ trực tiếp di tích; Một số hội thảo khoa học do Trung tâm hoạt động
VHKH VMQTG tổ chức với sự tham gia của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý
văn hóa như: VMQTG và hệ thống DTNH Việt Nam (2008) [116] hay: Kỷ yếu
Hội nghị khoa học các đơn vị Quản lý DTNHViệt Nam (2010) [118] … Các
tham luận về các vấn đề trong việc quản lý các DTNH nói chung, tại địa
phương nói riêng như: “Những giải pháp BTPH giá trị DTNH ở Bắc Ninh”
của tác giả Nguyễn Hữu Mạo [68]; “Những giải pháp BTPH giá trị DTNH ở
Ninh Bình” của tác giả Nguyễn Xuân Khang [60]; “Gìn giữ truyền thống hiếu
học tại các DTNH ở Hưng Yên” của Đào Mạnh Huân [42]… Tuy nhiên, các
công trình này chủ yếu mô tả việc tu bổ di tích, phát huy giá trị di tích trên


16


phương diện khai thác phục vụ du lịch, xuất phát từ tình hình thực tế, hay là
những giải pháp mang tính tình thế giải quyết những một vấn đề nào đó của
thực tế, mà chưa tổng kết, chưa đưa ra được đánh giá điểm được, chưa được
trong công tác BTPH giá trị DTNH, từ đó chỉ ra giải pháp BTPH hiệu quả các
DTNH, chưa đặt trong một chiến lược, kế hoạch tổng thể BTPH giá trị di tích
cụ thể, từ đó có giải pháp cụ thể đẩy mạnh phát huy giá trị cho từng DTNH
trên cơ sở những quan điểm quản lý hiện đại, hoặc xuất phát từ đặc điểm đặc
thù của di tích Nho học.
Tác giả Dương Văn Sáu (2014) trong công trình Hệ thống DTNH Việt
Nam và các Văn Miếu tiêu biểu ở Bắc bộ [88] đã hệ thống hóa về DTNH Việt
Nam, mô tả, khắc họa lại một số Văn miếu tiêu biểu ở đồng bằng Bắc bộ như
Văn miếu Xích Đằng – Hưng Yên, Văn miếu Bắc Ninh, VMMĐ và VMQTG.
Đây là công trình công phu, khắc họa lại tương đối rõ nét về hệ thống DTNH
xưa và nay, đưa ra một số hướng quản lý di tích Văn miếu trong thời gian tới.
Tuy nhiên, tác giả không đề cập đến vấn đề tu bổ, tôn tạo các di tích này sao
cho hiệu quả hiện nay như thế nào.
Các bài viết về quản lý DSVH Nho học của tác giả Nguyễn Quốc Hùng
(2009) trong “Bảo vệ và phát huy giá trị DTNH thời hội nhập”[49] và
Nguyễn Quốc Hùng (2017), “Bàn về quản lý DSVH Nho học ở nước ta hiện
nay”[50] đã đánh giá thành quả cũng như chỉ ra tồn tại trong việc bảo tồn,
phát huy giá trị DTNH trong giai đoạn hiện nay, đồng thời đưa ra nhiều giải
pháp tổng thể cho việc phát huy giá trị của DTNH, tuy nhiên tác giả chưa đi
sâu nghiên cứu việc tu bổ, tôn tạo DTNH cụ thể, từ đó chỉ ra giải pháp cụ thể
cho việc quản lý từng di tích. Cũng vì vậy mà tác giả đã đề xuất “cần phải có
sự tổng kết, đánh giá công tác quản lý nhằm đưa ra được mô hình, giải pháp
phù hợp” để BTPH giá trị DTNH [50]. Những công trình trên sẽ là nguồn tư
liệu, cơ sở để tác giả nghiên cứu bổ sung cho việc nghiên cứu trường hợp hai



17

di tích được bàn đến trong luận án này. Cụ thể, những định hướng, giải pháp
phát huy giá trị DTNH của các tác giả sẽ là gợi ý cho những giải pháp phát
huy hiệu quả di tích VMQTG và VMMĐ.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị di
tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám và Văn miếu Mao Điền
Những công trình nghiên cứu về di tích Nho học, về Nho giáo thường
đề cập đến di tích VMQTG, và ngược lại, nghiên cứu về VMQTG không thể
không đề cập đến Nho giáo và giáo dục Nho học. Tuy nhiên, mức độ đề cập
đến VMQTG có khác nhau ở từng công trình, nhất là những công trình, tài
liệu về quản lý di tích VMQTG.
Đáng chú ý có đề tài nghiên cứu khoa học: VMQTG – Trung tâm văn
hóa giáo dục Nho giáo Việt Nam (1992) do Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội
thực hiện [93]. Đề tài đã nghiên cứu lịch sử VMQTG, đánh giá vai trò lịch sử
của VMQTG. Trên cơ sở đề tài đó, của hai tác giả tham gia đề tài là Nguyễn
Quang Lộc và Phạm Thị Thúy Hằng (2009) đã công bố sách VMQTG Thăng
Long – Hà Nội [65]. Cuốn sách là công trình khảo tả khá đầy đủ và toàn diện
về nền giáo dục Nho học và lịch sử di tích VMQTG, được coi là tài liệu hữu
ích cho công chúng hiểu rõ về di tích VMQTG. Bên cạnh đó, có những công
trình chuyên biệt, nghiên cứu sâu về DSVH tại di tích VMQTG như: Văn bia
tiến sĩ VMQTG Thăng Long của Ngô Đức Thọ [105], đã khảo cứu về lịch sử
di tích VMQTG và nghiên cứu khá toàn diện về bia tiến sĩ tại VMQTG, biên
dịch toàn bộ 82 bài văn bia sang tiếng Việt. Cùng với chủ đề, thể loại này còn
có các công trình khác của các tác giả như: Văn bia Quốc Tử Giám Thăng
Long của Đỗ Văn Ninh [80]; Trung tâm hoạt động VHKH VMQTG xuất bản
cuốn Văn khắc Hán Nôm [117], sưu tầm toàn bộ hệ thống văn khắc Hán Nôm
tại di tích VMQTG bao gồm văn bia, câu đối, hoành phi, minh chuông; Tác
giả Phan Văn Các, Trần Ngọc Vương tập hợp tất cả các tác phẩm văn thơ xưa



18

của các nhà Nho, của các học quan của Quốc Tử Giám viết về và liên quan
đến VMQTG trong cuốn Di sản văn chương VMQTG [24], tác giả Đào Thị
Thúy Anh (2007) với bài viết “Kiến trúc VMQTG dưới góc nhìn văn hóa”[2]
hay “Vẻ đẹp tạo hình của VMQTG” [3]... Có thể nói, viết về di tích VMQTG
rất đầy đủ, phong phú. Rất tiếc, các công trình trên phần nhiều mô tả, liệt kê
những giá trị, công trình liên quan, về di tích VMQTG, mới chỉ là một việc
trong số những việc mà hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di tích yêu cầu, vì
thế, chưa đủ, không chỉ rõ, việc BTPH giá trị di tích VMQTG hiện nay như
thế nào để đáp ứng yêu cầu, nhu cầu của hiện tại.
Trong các hội thảo khoa học do Trung tâm hoạt động VHKH VMQTG
thực hiện trong những năm qua đã có nhiều tham luận riêng cho các mặt hoạt
động nhằm phát huy giá trị di tích. Có thể kể ra nhiều tham luận về các lĩnh
vực, hoạt động nhằm quản lý, phát huy di tích như: Đặng Kim Ngọc với tham
luận: “Những bài học kinh nghiệm về công tác BTPH giá trị của Di tích
VMQTG”[76], tác giả Phạm Thị Xuân với tham luận: “Bảo vệ cảnh quan, môi
trường và hệ sinh thái của di tích VMQTG Hà Nội”; tác giả Lê Thu Hương
với tham luận: “Từ quá trình dựng bia Tiến sĩ tại VMQTG đến việc tu bổ, tôn
tạo DTNH hiện nay”,... các tác giả đề ra những giải pháp cho công tác BTPH
giá trị di tích VMQTG, như Lê Thu Hương nghiên cứu lịch sử dựng bia Tiến
sĩ để rút ra một số gợi ý cho việc tu bổ, tôn tạo di tích, đặc biệt là về việc tu
bổ, phục dựng, tôn tạo hệ thống bia tiến sĩ, bia ghi danh khoa bảng ở các
DTNH. Những đề xuất của tác giả tuy không căn cứ trên cơ sở lý thuyết nào
nhưng lại khá gần với quan điểm quản lý di sản Bảo tồn phát triển của các nhà
nghiên cứu hiện nay. Ngoài ra, một số luận văn thạc sĩ có đề cập về VMQTG
và việc quản lý di tích Nho học, trong đó có di tích VMQTG như: Nguyễn
Liên Hương (2014), Quản lý khu Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc
Tử Giám, thực trạng và giải pháp; hay Nguyễn Thị Mai (2017), Quản



×