Tải bản đầy đủ (.pdf) (234 trang)

(Luận án tiến sĩ) Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng ca cao ở tỉnh Bến Tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 234 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN HỮU TÂM

CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ
NGÀNH HÀNG CA CAO Ở TỈNH BẾN TRE

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 62 62 01 15

Cần Thơ, 10-2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN HỮU TÂM

CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ
NGÀNH HÀNG CA CAO Ở TỈNH BẾN TRE

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 62 62 01 15

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI

Cần Thơ, 10-2016




LỜI CẢM TẠ
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả thành viên trong gia
đình, Thầy, Cô, bạn bè, Anh, Chị, Em trong các sở ban ngành tỉnh Bến Tre, tất
cả các đáp viên, các chuyên gia trong lĩnh vực ca cao. Tôi xin chân thành cảm
ơn sự hướng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ tận tình của PGS.TS Lưu Thanh Đức
Hải. Thầy đã hướng dẫn, chỉ dạy và định hướng đầy đủ, chi tiết cho tôi hoàn
thành luận án. Chính thầy đã giúp tôi vượt qua những bước ngoặc, giai đoạn
khó khăn về kiến thức để đi đúng hướng và hoàn thành luận án này. Tôi xin
cảm ơn tất cả quý thầy, cô Trường Đại học Cần Thơ đã cung cấp kiến thức
quý giá trong suốt thời gian tôi học tại trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành
cảm ơn PGS. TS Võ Thị Thanh Lộc, PGS. TS Nguyễn Phú Son và quý Thầy,
Cô Khoa Kinh tế đã giúp tôi có đủ kiến thức quan trọng để hoàn thành luận án.
Tôi cũng xin cám ơn dự án AGROPOP (Đan Mạch) đã giúp tôi tạo
dựng mối quan hệ với các sở ban ngành tỉnh Bến Tre nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho việc thu thập số liệu. Tôi đặc biệt cám ơn Giáo sư Henrik Hansen,
Giáo sư Niels Fold, PGS.TS Mai Văn Nam, PGS.TS Võ Thành Danh,
PGS.TS Phạm Lê Thông, PGS.TS Trương Đông Lộc đã chỉ dẫn, góp ý cho
quá trình học và làm luận án này.
Những nông hộ sản xuất ca cao tại tỉnh Bến Tre, người thu gom-sơ chế,
công ty, cơ sở sản xuất, người bán lẻ, các chuyên gia là những người quan
trọng nhất, đóng góp thiết thực nhất vào kết quả của luận án. Xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến tất cả nông hộ, người thu gom-sơ chế, lãnh đạo công ty, cơ
sở sản xuất, người bán lẻ, các chuyên gia đã nhiệt tình cung cấp thông tin quý
giá cho tôi hoàn thành luận án. Cảm ơn chính quyền địa phương các cấp của
tỉnh Bến Tre đã có những tư vấn cần thiết giúp tôi hoàn thành luận án này.
Cảm ơn anh Phan Văn Khổng – Giám Đốc Trung tâm khuyến nông khuyến
ngư tỉnh Bến Tre, anh Đỗ Văn Công – Trưởng phòng kỹ thuật, sở Nông
nghiệp và phát triển nông thông tỉnh Bến Tre, các Anh, Chị là khuyến nông

viên, chuyên viên ở các xã của tỉnh Bến Tre đã cung cấp tài liệu, đóng góp ý
kiến, chia sẻ kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành luận án.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả những người bạn đã chia sẻ kinh
nghiệm, đóng góp ý kiến quý giá trong khi tôi làm luận án.
Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2016
Người thực hiện
Nguyễn Hữu Tâm

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận án cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2016

Người thực hiện

Nguyễn Hữu Tâm

ii


TÓM TẮT
Đề tài chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng ca cao ở tỉnh Bến

Tre được thực hiện với mục tiêu là đề xuất các chiến lược, giải pháp chiến
lược và các hoạt động nhằm nâng cao lợi nhuận và thu nhập cho các tác nhân
tham gia trong chuỗi. Để có cơ sở đề ra các chiến lược, giải pháp chiến lược
và các hoạt động tác giả đã tiến hành phân tích tình hình sản xuất và thị trường
ca cao trong và ngoài nước, phân tích hiệu quả sản xuất ca cao, phân tích
chuỗi giá trị ngành hàng ca cao tỉnh bến Tre, và khảo sát ý kiến của các
chuyên gia trong lĩnh vực này.
Số liệu sử dụng trong luận án được thực hiện thông qua cuộc khảo sát
367 tác nhân tham gia chuỗi giá trị bao gồm nông hộ trồng ca cao, điểm thu
gom – sơ chế, công ty thu mua hạt, công ty xuất khẩu, công ty chế biến xuất
khẩu, cơ sở sản xuất bánh kẹo, điểm bán lẻ hay siêu thị, và các chuyên gia
trong lĩnh vực này tại 4 huyện Châu Thành, Mỏ cày Nam, Mỏ cày Bắc, Giồng
Trôm của tỉnh Bến Tre. Đây là 4 huyện có diện tích ca cao chiếm gần 90%
diện tích ca cao toàn tỉnh và sản lượng chiếm hơn 94% sản lượng ca cao của
toàn tỉnh.
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở sử dụng phương pháp thống kê
mô tả, phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA), phương pháp phân tích hồi
qui tuyến tính, phương pháp phân tích chuỗi giá trị dựa vào cách tiếp cận
chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001), đặc biệt tác giả tập trung vào
việc vận dụng lý thuyết “Liên kết chuỗi giá trị - ValueLinks” của Eschborn
GTZ (2007) và “Thị trường cho người nghèo – công cụ phân tích chuỗi giá
trị” M4P (2007). Kết quả nghiên cứu chính của luận án cho thấy:
Tính đến cuối năm 2013 diện tích ca cao của thế giới khoảng 10 triệu
hecta với sản lượng khoảng 4,59 triệu tấn hạt, diện tích ca cao của Việt nam
khoảng 22.110 hecta với sản lượng khoảng 2.890 tấn hạt, diện tích ca cao của
tỉnh Bến Tre là 5.211 ha và sản lượng ca cao thu hoạch năm 2013 là 20.631
tấn trái tương ứng với 1.875.545 tấn hạt. Diện tích trồng ca cao của tỉnh Bến
tre tăng liên tục từ năm 2010 đến năm 2012 nhưng từ giữa 2012 đến giữa năm
2013 diện tích ca cao giảm gần phân nữa do giá cả xuống thấp, trong khi giá
cây trồng xen khác như bưởi da xanh, chanh tăng cao, thêm vào đó tình hình

sâu bệnh gia tăng và giống hiện trồng có dấu hiệu không kháng được sâu bệnh
dẫn đến nông hộ đốn bỏ cây ca cao để trồng xen cây khác.
Chuỗi giá trị của ngành hàng ca cao tỉnh Bến tre có 5 kênh phân phối
trong đó có 3 kênh xuất khẩu và 2 kênh nội địa. Kênh xuất khẩu chủ yếu là
xuất khẩu hạt (chiếm 89,28%). Đối với kênh tiêu dùng nội địa, ca cao hầu như
được dùng để sản xuất bơ socola, socola, bột socola là nguyên liệu đầu vào
iii


cho ngành hàng bánh kẹo. Qua phân tích cho thấy kênh nội địa mang lại giá trị
gia tăng và giá trị gia tăng thuần nhiều hơn gấp đôi so với kênh xuất khẩu.
Phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi hiện theo hướng có lợi cho
công ty xuất khẩu, công ty chế biến và xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn có những
điểm để cải thiện hiện trạng phân phối lợi nhuận này giữa các tác nhân theo
hướng gia tăng lợi nhuận cho toàn chuỗi.
Qua phân tích tình hình sản xuất và thị trường ca cao trong và ngoài
nước, phân tích hiệu quả sản xuất ca cao, phân tích chuỗi giá trị hiện tại, phân
tích SWOT toàn ngành hàng ca cao, bốn chiến lược nâng cấp chuỗi được đề
xuất là (i) chiến lược cắt giảm chi phí, (ii) chiến lược nâng cao chất lượng, (iii)
chiến lược đầu tư công nghệ (iv) chiến lược tổ chức lại hệ thống phân phối.
Bên cạnh đó, chín giải pháp chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng ca
cao ở tỉnh Bến tre cũng được đề xuất thuộc bốn chiến lược trên, bao gồm: (i)
Duy trì, mở rộng diện tích, qui mô trồng ca cao nhằm tận dụng lợi thế về qui
mô; (ii) Thay đổi tập quán canh tác, giảm các yếu tố nhập lượng (iii) tăng
cường áp dụng kỹ thuật sản xuất mới để tăng năng suất và giảm chi phí sản
xuất; (iv) tăng cường liên kết giữa nông dân với nhau để giảm chi phí đầu vào;
(v) nâng cao chất lượng ca cao thông qua việc trồng theo các tiêu chuẩn; (vi)
xây dựng liên kết ngang giữa các điểm thu gom - sơ chế, liên kết dọc giữa các
công ty với điểm thu - gom sơ chế nhằm nâng cao chất lượng; (vii) tận dụng
sự hỗ trợ của địa phương và công ty để đầu tư công nghệ, nâng cao năng lực

sơ chế; (viii) lai tạo các loại giống thích ứng với xâm nhập mặn, chống chịu
sâu bệnh; (ix) tổ chức lại hệ thống phân phối.
Luận án cũng đề xuất mười tám hoạt động nhằm thực hiện chín giải
pháp chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng ca cao ở tỉnh Bến tre là: (i)
rà soát và xây dựng lại chương trình phát triển ca cao của tỉnh, (ii) cũng cố vai
trò của hội nông dân, câu lạc bộ ca cao, (iii) tổ chức các lớp tập huấn, (iv)
tham quan học hỏi, (v) lựa chọn địa bàn canh tác, (vi) giảm các yếu tố đầu vào
trong sản xuất, (vii) tập huấn kỹ thuật sản xuất mới (viii) tận dụng vỏ ca cao
để sản xuất phân hữu cơ, (ix) cắt giảm chi phí mua vật tư, (x) khuyến khích
nông hộ trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ, hữu cơ, (xi) tạo sự khác biệt giữa
ca cao có áp dụng tiêu chuẩn và ca cao không áp dụng tiêu chuẩn, (xii) liên kết
các điểm thu gom – sơ chế với nhau, (xiii) kiểm tra chất lượng ca cao (xiv) cải
tiến công nghệ trồng trọt để tăng sản lượng và bảo đảm chất lượng ca cao, (xv)
cải tiến công nghệ trong khâu sơ chế, (xvi) nâng cấp công nghệ chế biến để đa
dạng hóa và phát triển sản phẩm mới, (xvii) lai tạo giống, (xviii) tổ chức lại hệ
thống phân phối
Từ khóa: chuỗi giá trị, ca cao, chiến lược nâng cấp, Bến tre

iv


ABSTRACT

The study is conducted to analyze the production and marketing of
cocoa in domestic and export markets in Ben Tre province, and hence, to
propose strategic solutions in order to enhance profitability and income of
various actors in the cocoa value chain.
The research data was collected from 367 actors involved in the value
chain including cocoa farmers, collectors and primary processors, cocoa bean
procurement companies, export companies, the processing and exporting

company, confectionery manufacturing plants, retailers and experts related in
this field. The survey was conducted in four districts in Ben Tre Province
including Chau Thanh, Mo Cay Bac, Mo Cay Nam and Giong Trom. These
four districts are core of cocoa production in Ben Tre, accounting for nearly
90% cocoa area and more than 94% cocoa production of the province.
The descriptive statistics, data envelopment analysis, linear regression
analysis, value chain analysis method based on the theory of value chain
approach of Kaplinsky and Morris (2001), the application of theory
ValueLinks of Eschborn GTZ (2007) and "market for the poor - a tool to
analyze the value chain" M4P (2007) were used in the dissertation. The main
findings of the thesis showed that:
As of late 2013, the area of cocoa in the world was about 10 million
hectares with approximately 4,59 million tonnes of cocoa bean. The cocoa
area in Vietnam was about 22,110 hectares with the production of about 2,890
tons of cocoa bean. The cocoa area in Ben Tre province was 5,211 hectares
and the production was 20,631 tonnes of pod in 2013 (1,876 tons cocoa bean).
The Cocoa area in Ben Tre province continuously increased from 2010 to
2012. However, from mid-2012 to mid-2013, the cocoa area fell down by
nearly half due to low prices, while prices of other crops such as green
pomelos, lemon increased. Furthermore, cocoa plants were seriously attacked
by pest incidence while varieties were unlikely to be pest-resistant. These led
the farmers to cut down cocoa and shift to other plants.
There are five marketing channels in the value chain of cocoa industry
in Ben Tre province including 3 channels for export and 2 channels for
domestic consumption. The export channels account for 89,28% of
production. Cocoa is used to mainly produce butter, power and chocolate bar
in the domestic channel. It is estimated that the value added and net value
added from the domestic channels are as much as double of those from the rest
channels. Income distribution is in favor of export companies, exporting and
v



processing companies. However, there is a room for improvement of this
income distribution by increasing net value added of the whole chain.
From findings of the study, there are four strategies that are proposed to
upgrade the value chain of cocoa industry including (i) cost-cutting strategy;
(ii) quality - improving strategy; (iii) technology- investing strategy; (iv)
distribution system reorganizing - strategy. Besides, there are nine solutions
that are proposed from these strategies (i) maintaining, expanding area and
scale of the cocoa growing to achieve economies of scale; (ii) Changing
farming practices to reduce input use, (iii) strengthening the application of
new production techniques to increase productivity and reducing production
costs; (iv) promoting collaboration among farmers to reduce input costs; (v)
enhancing the quality of cocoa by growing following standards (UTZ, organic
...); (vi) constructing the horizontal linkages between collectors and
preliminary processing; the vertical linkages between companies and
collectors-preliminary processing aiming to control the quality; (vii) taking
full advantage of the support of the local and companies in order to invest in
technology that have aimed to improve primary processing capacity; (viii)
crossbreeding which adapted to saline intrusion and tolerance management of
pests and diseases; (ix) reorganizing of the distribution systems.
From nine solutions, there are eighteen activities which are suggested
to upgrade the value chain of the cocoa industry in Ben Tre province as (i)
reviewing and reconstructing the development program for cocoa in the
province, (ii) enhancing the role of farmer association and cocoa club, (iii)
organizing the training courses, (iv) implementing field trips (v) selecting the
farming locations (vi) reducing inputs in production, (vii) training new
production techniques (viii) making use of cocoa skin to produce organic
fertilizers; (ix) cutting the input costs; (x) encouraging farmers to cultivate
cocoa according to UTZ or organic standards, (xi) making distinetion between

cocoa of applying standards and cocoa product which did not apply standards
(xii) linking the collector- preliminary processing together; (xiii) inspecting
towards the quality of cocoa, (xiv) improving technology to increase crop
yields and ensure the quality of cocoa, (xv) improving technology in
preliminary-processing of cocoa, (xvi) upgrading the processing technology to
diversify and develop new products, (xvii) Crossbreeding; (xviii) reorganizing
of the distribution systems.

Keywords: cocoa, value chain, upgrading strategy, Ben Tre.
Title: Upgrading strategy of cocoa value chain in Ben Tre province
vi


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... ii
TÓM TẮT ...............................................................................................................iii
ABSTRACT ............................................................................................................. v
Chương 1: GIỚI THIỆU......................................................................................... 1
1.1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU .................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................. 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 3
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................ 3
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................... 3
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 4
1.4.1. Phạm vi về không gian ................................................................................. 4
1.4.2. Phạm vi về thời gian ..................................................................................... 4

1.4.3 Phạm vi về nội dung ...................................................................................... 4
1.5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................. 4
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 6
2.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NÔNG
NGHIỆP ................................................................................................................... 6
2.1.1 Lĩnh vực trồng trọt ......................................................................................... 6
2.1.2 Lĩnh vực chăn nuôi ...................................................................................... 15
2.1.4 Các nghiên cứu về hiệu quả sản xuất và chuỗi giá trị ca cao ...................... 19
2.2 TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ CHUỖI GIÁ
TRỊ VÀ Ý KIẾN THẢO LUẬN ........................................................................... 23
2.3 KHE HỔNG TRONG NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ ........................... 25
2.4 TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 26
Chương 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 28
3.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ 28
3.1.1 Lịch sử hình thành chuỗi giá trị ................................................................... 28
3.1.2 Khái niệm chuỗi giá trị ................................................................................ 28
3.1.3 Sơ đồ chuỗi giá trị........................................................................................ 32

vii


3.1.4 Tác nhân trong chuỗi giá trị ......................................................................... 32
3.1.5 Người hỗ trợ chuỗi ...................................................................................... 32
3.1.6 Nâng cao chuỗi giá trị .................................................................................. 32
3.1.7 Kênh phân phối ............................................................................................ 33
3.1.8 Liên kết dọc và liên kết ngang ..................................................................... 33
3.1.9 Khái niệm về hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả chi phí ... 33
3.1.10 Phân tích kinh tế chuỗi .............................................................................. 34
3.1.11 Phương pháp thống kê mô tả ..................................................................... 35
3.1.12 Phân tích rủi ro chuỗi cung ứng................................................................. 37

3.1.13 Phân tích SWOT chuỗi ngành hàng .......................................................... 38
3.1.14 Chiến lược nâng cấp chuỗi ........................................................................ 39
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 41
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 41
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu.................................................................... 42
3.2.3 Khung nghiên cứu........................................................................................ 47
Chương 4: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH
PHÁT TRIỂN CA CAO Ở BẾN TRE ................................................................. 48
4.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH BẾN TRE .............................................................. 48
4.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ............................................................ 48
4.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội tỉnh Bến tre .................................................... 50
4.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CA CAO TỈNH BẾN TRE ............................. 52
4.2.1 Nguồn gốc cây ca cao .................................................................................. 52
4.2.2 Công dụng cây ca cao .................................................................................. 52
4.2.3 Đặc điểm quả và hạt .................................................................................... 53
4.2.4 Giống ca cao ................................................................................................ 55
4.2.5 Các vấn đề sâu, bệnh trên cây ca cao .......................................................... 56
4.2.6 Các tiêu chuẩn chứng nhận và tiêu chí lựa chọn ......................................... 57
Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 62
5.1 TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG CA CAO TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ....... 62
5.1.1 Tình hình sản xuất và thị trường ca cao thế giới ......................................... 62
5.1.2 Tình hình sản xuất và thị trường ca cao Việt Nam ...................................... 65
5.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CA CAO VÀ TIÊU THỤ CA CAO Ở TỈNH
BẾN TRE ................................................................................................................ 66
5.2.1 Thực trạng sản xuất ca cao .......................................................................... 66

viii


5.2.2 Tiêu thụ ca cao ở Bến tre ............................................................................. 70

5.3 SƠ ĐỒ CHUỖI VÀ MÔ TẢ CHUỖI GIÁ TRỊ CA CAO BẾN TRE......... 72
5.3.1 Sơ đồ chuỗi giá trị ca cao ............................................................................ 72
5.3.2 Mô tả sơ đồ chuỗi ........................................................................................ 74
5.4 PHÂN TÍCH KINH TẾ CHUỖI GIÁ TRỊ CA CAO Ở TỈNH BẾN TRE . 78
5.4.1 Phân tích kinh tế chuỗi của từng tác nhân tham gia .................................... 78
5.4.2 Phân tích giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của chuỗi giá trị .............. 108
5.4.3 Phân phối giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần giữa các tác nhân ........... 113
5.4.4 Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi giá trị ca cao ......................................... 117
5.5 MỐI QUAN HỆ LIÊN KẾT TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ .......................... 124
5.5.1 Liên kết ngang ........................................................................................... 124
5.5.2 Liên kết dọc ............................................................................................... 125
5.6 PHÂN TÍCH RỦI RO CHUỖI GIÁ TRỊ CA CAO VÀ CÁC CHÍNH
SÁCH CÓ LIÊN QUAN ..................................................................................... 125
5.6.1 Phân tích rủi ro chuỗi giá trị ...................................................................... 125
5.6.2 Phân tích các chính sách có liên quan đến chuỗi giá trị ca cao ................. 128
Chương 6: CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG
CA CAO TỈNH BẾN TRE .................................................................................. 129
6.1 PHÂN TÍCH SWOT...................................................................................... 129
6.1.1 Điểm mạnh (S)........................................................................................... 129
6.1.2 Điểm yếu (W) ............................................................................................ 129
6.1.3 Cơ hội (O) .................................................................................................. 130
6.1.4 Thách thức ................................................................................................. 131
6.2 CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ CA CAO Ở BẾN TRE... 134
6.2.1 Tầm nhìn và chiến lược ............................................................................. 134
6.2.2 Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị .............................................................. 134
Chương 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 143
7.1. KẾT LUẬN ................................................................................................... 143
7.2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 146
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 155


ix


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tổng hợp các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu chuỗi giá trị .. 23
Bảng 3.1 Các loại rủi ro trong chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp ............. 37
Bảng 3.2 Ma trận SWOT và các chiến lược ....................................................... 39
Bảng 3.3 Phân phối các đối tượng khảo sát ........................................................ 41
Bảng 3.4 kỳ vọng dấu của các yếu tố nguồn lực ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả chi phí của nông hộ trồng ca cao ............................................ 46
Bảng 4.1 So sánh các yêu cầu cơ bản của 3 tiêu chuẩn ca cao chứng nhận ....... 59
Bảng 5.1 Diện tích ca cao ở một số quốc gia trên thế giới năm 2013 ................ 63
Bảng 5.2 Năng suất và sản lượng ca cao một số khu vực trên thế giới năm 2013 .. 64

Bảng 5.3 Tình hình thị trường ca cao trên thế giới giai đoạn 2005-2013 .......... 64
Bảng 5.4 Diện tích trồng ca cao tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010-2013 .................. 67
Bảng 5.5 Diện tích thu hoạch ca cao tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010-2013 ........... 68
Bảng 5.6 Sản lượng ca cao tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010-2013 .......................... 69
Bảng 5.7 Năng suất ca cao tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010-2013 .......................... 69
Bảng 5.8 Các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị ca cao ................................ 74
Bảng 5.9 Thông tin cơ bản của nông hộ trồng ca cao ........................................ 79
Bảng 5.10 Chi phí sản xuất của nông hộ ............................................................ 82
Bảng 5.11 Phân phối số hộ theo giá trị hiệu quả sản xuất ca cao của nông hộ
tỉnh Bến Tre ........................................................................................................ 84
Bảng 5.12 Lượng đầu vào theo thực tế khảo sát và theo kết quả đề xuất từ mô
hình DEA cho nông hộ trồng ca cao ................................................................... 86
Bảng 5.13 Hiệu quả sản xuất theo qui mô của nông hộ trồng ca cao ................. 87
Bảng 5.14 Tác động của nguồn lực sản xuất đến hiệu quã kỹ thuật của nông hộ

trồng ca cao ......................................................................................................... 87
Bảng 5.15 Tác động của nguồn lực sx đến hiệu quả chi phí của nông hộ.......... 89
Bảng 5.16 Hiệu quả tài chính của nông hộ trồng ca cao .................................... 90
Bảng 5.17 Hiệu quả tài chính của nông hộ trồng ca cao tính trên 1 kg hạt khô . 91
Bảng 5.18 Chi phí thu gom-sơ chế ..................................................................... 92
Bảng 5.19 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của thu gom - sơ chế ......................... 93
Bảng 5.20 Tiêu chuẩn xác định chất lượng hạt ca cao ....................................... 95
x


Bảng 5.21 Chi phí công ty xuất khẩu ................................................................. 96
Bảng 5.22 Hiệu quả kinh doanh của công ty xuất khẩu ..................................... 96
Bảng 5.23 Chi phí công ty thu mua hạt .............................................................. 97
Bảng 5.24 Hiệu quả kinh doanh của công ty thu mua hạt .................................. 98
Bảng 5.25 Các sản phẩm chính của công ty chế biến và xuất khẩu ................. 100
Bảng 5.26 Chi phí công ty chế biến và xuất khẩu ............................................ 101
Bảng 5.27 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty chế biến và xuất khẩu .. 102
Bảng 5.28 Chi phí cơ sở bánh kẹo tính trên kg ca cao nhão ............................ 103
Bảng 5.29 Chi phí sản xuất bánh kẹo tính trên kg hạt ca cao ........................... 104
Bảng 5.30 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở bánh kẹo ......................... 105
Bảng 5.31 Chi phí điểm bán lẻ tính trên kg ca cao nhão .................................. 106
Bảng 5.32 Chi phí điểm bán lẻ tính trên kg hạt ............................................... 107
Bảng 5.33 Hiệu quả kinh doanh điểm bán lẻ .................................................... 107
Bảng 5.34 Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của các tác nhân .................. 108
Bảng 5.35 Phân bổ giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của các tác nhân ..... 113
Bảng 5.36 So sánh GTGT và GTGT thuần giữa các tác nhân trong chuỗi ...... 117
Bảng 5.37 phân tích kinh tế của các tác nhân theo từng kênh phân phối ......... 118
Bảng 5.38 Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi giá trị ca cao ............................... 122
Bảng 5.39 Tỷ suất lợi nhuận theo kênh thị trường ........................................... 124
Bảng 5.40 Rủi ro và quản lý rủi ro trong chuỗi giá trị ca cao .......................... 126

Bảng 6.1 Ma trận SWOT cho ngành hàng ca cao ở tỉnh Bến Tre .................... 132
Bảng 6.2 Bảng tổng hợp các kết quả nghiên cứu và đề xuất chiến lược .......... 133
Bảng 6.3 Đề xuất lượng điều chỉnh các yếu tố đầu vào đối với hộ trồng ca cao .. 136

xi


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ chuỗi giá trị theo cách tiếp cận của GTZ .................................. 31
Hình 3.2 Minh họa hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả chi phí . 44
Hình 3.3 Khung nghiên cứu tổng quát ................................................................ 47
Hình 4.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre .......................................................... 48
Hình 4.2 Hình quả ca cao.................................................................................... 54
Hình 4.3 Hình hạt ca cao .................................................................................... 55
Hình 5.1 Diện tích trồng ca cao trên thế giới năm 2013 theo các vùng địa lý ........ 62

Hình 5.2 Diễn biến diện tích trồng ca cao thế giới giai đoạn 2005 – 2013 ........ 63
Hình 5.3 Giá ca cao trung bình hàng tháng giai đoạn 2005 – 2014 ................... 65
Hình 5.4 Sơ đồ chuỗi giá trị ca cao tỉnh Bến Tre ............................................... 73
Hình 5.5 Lý do nông hộ trồng ca cao ................................................................. 80
Hình 5.6 Các loại sâu bệnh gây hại trên ca cao .................................................. 81

xii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
ATTP


An toàn thực phẩm

BVTV

Bảo vệ thực vật

CLB

Câu lạc bộ

GTGT

Giá trị gia tăng

HTX

Hợp tác xã

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

VTNN

Vật tư nông nghiệp

Tiếng Anh
ACDI/VOCA

Agricultural Cooperative Development International and

Volunteers in Overseas Cooperative Assistance - Hợp tác
phát triển nông nghiệp và trợ giúp quốc tế - một tổ chức
phi lợi nhuận của Mỹ

APCC

Asian and Pacific Coconut Community - Hiệp hội Dừa
Châu Á - Thái Bình Dương

DEA

Data Envelopment Analysis - Phân tích bao dữ liệu

FAO

Food and Agriculture Organization of the United NationsTổ chức Lương Thực và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc

ICCO

International Cocoa Organization – Tổ chức ca cao thế
giới

GCC

Global Commodity Chains- Chuỗi hàng hóa toàn cầu

GTZ:

Deutsche Gesellschaft für Technische ZusammenarbeitTổ chức hợp tác quốc tế hoạt động trên phạm vi toàn cầu
hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của Đức


KIP

key Information Panel – phỏng vấn chuyên gia, những
người am hiểu về ca cao

M4P

Making Markets Work better for the Poor – Nâng cao
hiệu quả thị trường cho người nghèo

SCP

Structure Conduct Performance- cấu trúc, sự vận hành và
cách thực hiện của thị trường

xiii


SCM

Supply Chain Management- lý thuyết quản lý chuỗi cung
ứng

SWOT

Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm
yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức)

UTZ


UTZ CERTIFIED Good Inside - Chứng nhận sản phẩm
tốt

USDA

United States Department of Agriculture - Bộ nông
nghiệp Hoa kỳ

VCC

Vietnam Cocoa Committee –Ban điều phối ca cao quốc
gia

xiv


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU:
Theo thống kê của cơ quan chuyên môn, hàng năm sản lượng ca cao
cung cấp cho thị trường thế giới khoảng 3,5 triệu tấn hạt, nhu cầu tiêu thụ hàng
năm tăng từ 3-5% (Sở NN&PTNT Bến Tre, 2011). Trong năm 2010 do bất ổn
chính trị ở Châu Phi và đốn bỏ ca cao để trồng cọ lấy dầu ở Malaysia đã làm
cho sản lượng ca cao giảm đáng kể. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ ca cao trên
thế giới cao, đặc biệt các nước ở châu Á (Bộ NN&PTNT, 2014). Theo ICCO
(2015) dự báo, sản lượng ca cao thế giới đến năm 2020 có thể thâm hụt lên
đến 200.000 tấn do nhu cầu tăng cộng với sự sụt giảm về sản lượng của các
nước có thế mạnh như Bờ Biển Ngà, Ghana và các nước trồng ca cao ở châu

Á, đặc biệt là Indonesia. Theo ước tính của các chuyên gia, chỉ riêng Trung
Quốc, Ấn Độ, Indonesia đã chiếm 2,8 tỉ người và sức tiêu thụ sô cô la của
riêng 3 nước này bình quân 0,06 kg/người/năm. Đó là chưa kể Nhật Bản, nước
tiêu thụ sô cô la lớn nhất châu Á với mức 1,8 kg/người/năm. Châu Á sẽ dần
trở thành thị trường lớn nhất tiêu thụ sô cô la trong tương lai (D.Anh, 2014).
Đây là cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu ca cao ra thị trường thế giới.
Xác định được nhu cầu thị trường về ca cao ngày càng tăng, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã quy hoạch đến năm 2020, cả nước trồng
mới 50.000 ha, trong đó diện tích ca cao cho trái tăng lên 38.500 ha, sản lượng
tăng lên 45.700 tấn hạt ca cao khô ủ lên men, với tổng giá trị xuất khẩu đạt từ
60 đến 70 triệu USD (Bộ NN&PTNT, 2012). Trong đó địa bàn phát triển trọng
tâm là Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Ban điều phối ca cao quốc gia đã phối hợp với Cục Trồng trọt xây dựng, đề
xuất với Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trình Chính phủ một số chính
sách như hỗ trợ trồng xen ca cao với một số cây trồng khác; lộ trình áp dụng
mức thuế xuất nhập khẩu hạt và các sản phẩm ca cao phù hợp với các cam kết
của khu vực; xây dựng tiêu chuẩn chất lượng hạt ca cao khô; chính sách
khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ chế biến, đa dạng hoá sản phẩm để
nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng nhằm phát triển ca cao ở Việt Nam bền
vững (Bộ NN&PTNT, 2014).
Đồng Bằng Sông Cửu Long là nơi tập trung rất nhiều loại đặc sản cây ăn
trái, nhất là ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long nhưng diện tích đất
trồng ngày càng giảm do nhu cầu xã hội như xây dựng nhà ở, đường xá, cầu
cống… từ đó mô hình trồng xen cây ăn trái với các cây khác để đảm bảo thu
nhập người dân tăng bắt đầu xuất hiện. Trong đó cây thích hợp để trồng xen
nhất đó là cây ca cao bởi vì cây này là loại thực vật thích bóng râm (Phạm
Hồng Đức Phước, 2009) nên thích hợp trồng dưới những tán lá dừa.
1



Bến tre là một trong các tỉnh có diện tích trồng dừa lớn nhất Đồng Bằng
Sông Cửu Long và tập trung nhiều ở 4 huyện: Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ
Cày Bắc và Mỏ Cày Nam. Cây dừa từ lâu đã được xem là cây của cuộc sống
của người dân quê hương Đồng Khởi nói riêng và người dân Bến Tre nói
chung. Tuy nhiên, giá trị kinh tế hiện nay của cây dừa vẫn còn bấp bênh do
khâu đầu ra của các sản phẩm làm từ dừa có giá trị kinh tế còn thấp, phần lớn
chỉ tiêu thụ sản phẩm thô hoặc qua sơ chế có giá trị thấp. Từ khi các chế phẩm
và sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa đưa dừa Bến Tre vượt biên giới thì thu
nhập người dân nơi đây có chút cải thiện. Ngoài ra, nông dân nơi đây còn
trồng xen, nuôi xen để tăng thêm thu nhập. Dừa xen cây có múi, dừa xen chuối
và cách nay đúng 16 năm, ca cao xen dừa trở thành mô hình mẫu và trồng tại
Bến Tre. Chỉ với 190 ha đầu tiên trồng thử nghiệm tại xã An Khánh (Châu
Thành) vào năm 2000 thì đến năm 2007, Bến Tre lập hẳn dự án phát triển
10.000 ha ca cao phục vụ xuất khẩu. Đến cuối năm 2012 diện tích ca cao trồng
xen của tỉnh đã đạt con số 8.243 ha (Cục thống kê tỉnh Bến Tre, 2013), tập
trung nhiều ở các huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày
Nam. Tuy nhiên, năm 2013 diện tích ca cao của toàn tỉnh giảm xuống còn
5.211 ha (Cục thống kê tỉnh Bến Tre, 2014), tức giảm 3.032 ha (tương ứng
giảm 37%) so với năm 2012 đó là vấn đề báo động cần quan tâm tìm hiểu
nguyên nhân của nó. Việc trồng cây ca cao xen với một số loại cây trồng khác
nhất là xen trong vườn dừa thì rất lý tưởng, góp phần tăng thu nhập trên cùng
một đơn vị diện tích, góp phần giải quyết ngày công lao động nhàn rỗi ở nông
thôn và tạo nguồn nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Được sự hỗ trợ của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, trường Đại
Học Nông Lâm TPHCM, sự quan tâm của các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và
thu mua sản phẩm, với các đề tài nghiên cứu từ các trường đại học trên khắp cả
nước, Bến Tre đã đạt được sự thành công trong việc áp dụng mô hình trồng ca
cao trên đất vườn dừa và vườn cây ăn trái, chất lượng ca cao được các nhà phân
tích nước ngoài đánh giá khá cao trên thế giới. Đây chỉ là sự thành công bước
đầu xây dựng, người dân Bến Tre đang đối mặc với nhiều khó khăn có thể trực

tiếp gây ảnh hưởng đến thương hiệu ca cao Việt Nam, các nhân tố tự nhiên từ
sự biến đổi khí hậu, tình hình sâu bệnh hại, sự nắm bắt hiểu biết về khoa học kỹ
thuật của nông hộ còn hạn chế, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, giá cả thì không ổn
định, sự cạnh tranh chạy theo lợi nhuận của các công ty thu mua ca cao dẫn đến
nông hộ cung cấp trái tươi chưa đủ độ chín là các vấn đề cần đặc biệt quan tâm
để có thể xây dựng dự án trồng ca cao một cách bền vững.
Tuy nhiên, để phát triển một ngành hàng ca cao, chúng ta không thể chỉ
đơn thuần tìm hiểu một hoặc một vài đối tượng trong ngành hàng mà phải tìm
hiểu cả một hệ thống chuỗi giá trị của nó. Trong đó tác nhân quan trọng nhất
2


trong chuỗi phải kể đến là người trồng ca cao. Bởi vì họ là người tạo ra sản
phẩm chính trong chuỗi. Để ngành hàng này vượt qua những trở ngại nhằm
vươn đến sự phát triển bền vững, góp phần vào tăng thêm thu nhập cho nông
hộ để từ đó nông hộ tiếp tục giữ nguyên diện tích hoặc mở rộng sản xuất nên
cần thiết phải nghiên cứu các tác nhân trong chuỗi từ khâu trồng trọt, đến
người thu mua, nhà máy chế biến, công ty sản xuất và xuất khẩu...Thông qua
đó, ta biết được phân phối chi phí và lợi ích của từng tác nhân trong chuỗi, từ
đó tìm ra những giải pháp, chiến lược phù hợp nhằm nâng cao chuỗi giá trị
ngành hàng ca cao ở Bến tre. Do đó, thực hiện đề tài “Chiến lược nâng cấp
chuỗi giá trị ngành hàng ca cao tỉnh Bến Tre” là hết sức cần thiết.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1 Mục tiêu chung: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng ca cao, phân
tích hiệu quả sản xuất ca cao và đề xuất các chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị
ngành hàng ca cao ở Bến Tre.
1.2.2 Mục Tiêu Cụ thể:
Mục tiêu 1: Phân tích thị trường ca cao trong và ngoài nước.
Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ ca cao ở Bến Tre.
Mục tiêu 3: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng ca cao tỉnh Bến Tre.

Mục tiêu 4: Đề xuất các chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng
ca cao ở Bến Tre nhằm gia tăng thu nhập cho các tác nhân tham gia chuỗi.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu
-Tình hình sản xuất và thị trường ca cao trong và ngoài nước như thế
nào?
- Dòng chảy xuôi của sản phẩm ca cao như thế nào? Tác nhân nào tham
gia trong chuỗi giá trị ca cao? Vai trò và chức năng của họ ra sao?
- Kinh tế chuỗi giá trị ra sao?
- Phân phối lợi ích giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị như thế
nào?
- Cần có chiến lược gì để nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng ca cao tỉnh
Bến Tre?
1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu:
- Phân phối GTGT không có sự khác biệt giữa các tác nhân tham gia
trong chuỗi.
3


- Phân phối GTGT thuần (lợi nhuận) không có sự khác biệt giữa các tác
nhân tham gia trong chuỗi.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.4.1 Phạm vi về không gian:
- Địa bàn nghiên cứu được chọn theo hai tiêu chí là diện tích và sản
lượng. Theo số liệu từ Cục thống kê tỉnh Bến Tre (2014) đến hết năm 2013
diện tích ca cao toàn tỉnh Bến Tre là 5.211 ha và sản lượng ca cao thu hoạch
năm 2013 là 20.631 tấn. Trong đó 4 huyện có diện tích và sản lượng ca cao
nhiều nhất tính đến năm 2013 được chọn nghiên cứu là Châu Thành (diện tích
1.659ha, sản lượng 10.468 tấn), Giồng Trôm (diện tích 615ha, sản lượng 3.493
tấn), Mỏ Cày Nam (diện tích 1.216ha, sản lượng 3.265 tấn) và Mỏ Cày Bắc

(diện tích 1.027ha, sản lượng 2.170 tấn). Đây là 4 huyện có diện tích ca cao
chiếm gần 90% diện tích ca cao toàn tỉnh và sản lượng chiếm hơn 94% sản
lượng ca cao của toàn tỉnh.
1.4.2 Phạm vi về thời gian:
- Số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2011 đến 2013.
- Số liệu sơ cấp sử dụng trong đề tài là số liệu phỏng vấn trực tiếp các tác nhân
và các nhà hỗ trợ chuỗi, các chuyên gia năm 2014.
- Đề tài được thực hiện từ tháng 11/2011 đến 10/2016.
1.4.3 Phạm vi về nội dung:
Đề tài sẽ nghiên cứu các tác nhân liên quan từ sản xuất đến tiêu thụ ca
cao ở Bến Tre, tập trung vào phân tích kinh tế chuỗi và các chiến lược nâng
cấp chuỗi. Trong phân tích chuỗi giá trị đề tài chưa tiến hành phân tích lợi thế
cạnh tranh vì không có thông tin về đối thủ cạnh tranh.
1.5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Mục tiêu 1: Phân tích thị trường ca cao trong và ngoài nước.
• Mô tả tình hình sản xuất và thị trường ca cao trên thế giới
• Mô tả tình hình sản xuất và thị trường ca cao ở Việt Nam
Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ ca cao ở Bến Tre
• Mô tả thực trạng sản xuất ca cao ở Bến Tre
• Mô tả tình hình tiêu thụ ca cao ở Bến Tre.
Mục tiêu 3: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng ca cao ở Bến Tre
• Vẽ sơ đồ chuỗi giá trị ca cao ở Bến Tre.
4


• Mô tả các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ca cao ở Bến Tre
• Phân tích hoạt động và chức năng của các tác nhân trong chuỗi.
• Phân tích kinh tế chuỗi giá trị ca cao ở Bến Tre, hiệu quả sản xuất ca
cao ở Bến Tre
• Phân tích GTGT, GTGT thuần của các tác nhân trong chuỗi.

• Phân tích phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi.
• Phân tích mối quan hệ liên kết trong chuỗi giá trị
• Phân tích rủi ro chuỗi và các chính sách có liên quan đến chuỗi giá
trị ca cao ở Bến Tre.
Mục tiêu 4: Đề xuất các chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng ca
cao ở Bến Tre nhằm gia tăng thu nhập cho các tác nhân tham gia chuỗi.
• Phân tích SWOT của toàn chuỗi ngành hàng ca cao ở Bến Tre.
• Đề xuất các chiến lược, giải pháp chiến lược và các hoạt động để
nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng ca cao ở tỉnh Bến Tre.

5


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHUỔI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NÔNG
NGHIỆP
Việc nghiên cứu chuỗi giá trị nông sản có vai trò rất quan trọng trong
việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Thông qua việc nghiên cứu chuỗi giá trị,
nhà nghiên cứu đã chỉ ra được vai trò và chức năng của các tác nhân tham gia
chuỗi, từ đó đề ra các chiến lược, giải pháp chiến lược nâng cấp chuỗi một
cách tốt nhất. Sau đây tác giả sẽ lần lượt tìm hiểu các công trình nghiên cứu về
chuỗi giá trị và các chiến lược, giải pháp chiến lược nâng cấp chuỗi thuộc lĩnh
vực trồng trọt và chăn nuôi của các nghiên cứu trong và ngoài nước.
2.1.1 Lĩnh vực trồng trọt
Có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu chuỗi giá trị trong lĩnh vực trồng trọt
trước hết phải kể đến Anic và Nusinovic (2005), trong nghiên cứu chuỗi giá trị
táo ở Croatia, phương pháp phân tích SWOT cũng như áp dụng các phương
pháp của FAO, lý thuyết quản lý chuỗi cung ứng SCM (Supply Chain

Management) được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy
chuỗi giá trị táo ở Croatia đã không hiệu quả, đầu tư vào các ngành công
nghiệp chế biến táo và cơ sở hạ tầng có thể làm tăng giá trị gia tăng, khả thi
chỉ khi công nghệ và thiết bị tiên tiến được sử dụng và các sản phẩm có giá trị
cao được sản xuất. Còn Barry (2006), thực hiện nghiên cứu chuỗi giá trị của
chôm chôm ở Sri Lank; lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky and Morris
(2001) được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị gia
tăng thấp và chủ yếu được tạo ra thông qua giao thông. Thực tiễn quản lý
không phù hợp dẫn đến sản xuất không hiệu quả, chất lượng cây trồng thấp,
lãng phí đất. Tỷ lệ từ chối của quốc tế đối với chôm chôm ở Sri Lanka là rất
cao do chất lượng kém. Bao bì không đầy đủ, vận chuyển và xử lý sau thu
hoạch của chôm chôm cũng dẫn đến thất thoát sau thu hoạch rất lớn. Nguồn
cung cấp đáng tin cậy của chôm chôm sẽ khuyến khích phát triển xuất khẩu,
đó là một chiến lược dài hạn cho sản phẩm này. Việc thiếu tiếp cận nguồn vốn
tài chính và sự vắng mặt của tín dụng và các chương trình trợ cấp cho sản xuất
và xuất khẩu đã hạn chế sự phát triển của phân ngành này. Chất lượng và số
lượng của vật liệu trồng và dịch vụ khuyến nông đều hạn chế và thường chỉ có
sẵn cho một số lượng hạn chế của nông dân trồng với quy mô lớn. Chi phí
phân bón cao buộc người nông dân phải nghỉ cách để thay thế bằng phân hữu
cơ như phân trộn thực vật, phân bón và chất thải hộ gia đình. Nỗ lực nghiên
cứu và phát triển sản xuất mùa nghịch và công nghệ chế biến trái cây chôm
6


chôm trong nước còn hạn chế. Nghiên cứu cũng đã xác định một số vấn đề
trong tiếp thị chôm chôm. Vấn đề tiếp thị đầu tiên là sản phẩm ngắn hạn sử
dụng kết hợp với tiếp cận thị trường thấp. Thứ hai là thiếu thông tin thị trường.
Luồng thông tin không được phối hợp trong chuỗi ngăn chặn sự phát triển của
chiến lược tiếp thị xuất khẩu dài hạn. Vấn đề thứ ba là thiếu kỹ năng chuyên
môn và quản lý của cán bộ khuyến nông cần thiết để cải thiện việc tiếp thị của

chôm chôm và tập trung mạnh mẽ của mình trên các cây trồng khác.
Theo nghiên cứu trong lĩnh vực trồng trọt của Trần Công Thắng và
cộng sự (2006) trong nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng chè Việt Nam,

các tác giả đã sử dụng phương pháp liên kết chuỗi, chuỗi giá trị cho
người nghèo M4P; kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống thu mua còn
nhiều điều không rõ ràng là nguyên nhân khiến giá thu mua chè luôn ở mức
thấp, ảnh hưởng tiêu cực đến những nông trường viên nghèo bởi vì nguồn thu
nhập chính của họ là từ trồng chè để đề ra giải pháp chiến lược tái phân
phối đó là Công ty nên kiểm tra, giám sát lại hệ thống thu mua và hoàn thiện
thành một hệ thống minh bạch hơn. Silva và Trienekens (2007) đã thực hiện
việc phân tích chuỗi giá trị rau tươi tại Thái Lan, lý thuyết quản lý chuỗi cung
ứng SCM (Supply Chain Management) được sử dụng trong nghiên cứu; kết
quả nghiên cứu cho thấy có khoảng 250 nhà cung cấp rau dễ hư hỏng đến siêu
thị ít nhất ba lần một tuần. Thời gian di chuyển giữa các trang trại và các kệ
siêu thị lên đến 60 giờ do thiếu phương tiện dẫn đến tổn thất sau thu hoạch;
năm 2002 các bước cải thiện sau đây được thực hiện: một phương pháp tiếp
cận nhà cung cấp ưa thích, trong đó số lượng nhỏ nhà cung cấp được lựa chọn
để có quan hệ chiến lược, giảm tổng số nhà cung cấp từ 250 xuống còn 60 sau
khi xem xét chất lượng (thực hành nông nghiệp tốt – GAP), hiệu suất của họ
và tiềm năng phát triển của họ. Một trung tâm phân phối (thế giới tươi) được
xây dựng mà còn thực hiện chức năng sản xuất như kiểm soát chất lượng
(GMP, HACCP), rửa, đóng gói và chế biến. Phục vụ 24/24. Một chương trình
giảm thời gian vận chuyển giữa trang trại và trung tâm thế giới tươi, giữa
trung tâm thế giới tươi và các cửa hàng. Các tác giả Melle et al (2007), thực
hiện nghiên cứu chuỗi giá trị xoài ở Benin, lý thuyết chuỗi giá trị của
Kaplinksy, 2000, 2001 và khái niệm chuỗi hàng hóa toàn cầu (GCC-Global
Commodity Chains), tiếp cận dựa trên cấu trúc, sự vận hành và cách thực hiện
của thị trường (SCP- Structure Conduct Performance) được sử dụng trong
nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy Benin sản xuất với khối lượng lớn

xoài, được thương mại hóa trên toàn quốc và khu vực (Niger). Chủ yếu là phụ
nữ có liên quan đến thương mại của xoài. Các khu vực có cây xoài được ước
tính là 2.300 ha với sản lượng hàng năm khoảng 12.000 tấn vào năm 1998
(FAOSTAT). Hiện tại, chuỗi xoài trong Benin đang có nhiều khó khăn liên
7


quan đến sản xuất, chất lượng sản phẩm và tiếp thị. Khối lượng sản xuất thực
tế được dựa trên các ước tính và không được hỗ trợ bởi dữ liệu đáng tin cậy,
nhưng kết quả sơ bộ từ việc phân tích chuỗi giá trị cho thấy độ bão hòa của thị
trường địa phương và quốc gia hàng đầu đến chất thải và giảm giá tại trang
trại và mức độ bán lẻ. Theo cách tiếp cận SCP, nghiên cứu đã chỉ ra trước hết,
chất lượng xoài là một trở ngại chính. Năng lực của các nhà xuất khẩu Benin
để cạnh tranh và tiếp cận thị trường nước ngoài phụ thuộc chủ yếu vào khả
năng của họ để duy trì một nguồn cung cấp đáng tin cậy của các loại trái cây
đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng ngày càng khắt khe. Sản xuất hiện tại và kỹ
thuật sau thu hoạch là không phù hợp và hiệu quả để tạo ra một chi phí cung
ứng hiệu quả liên tục của xoài trong chất lượng và số lượng. Ngoài ra hậu cần,
chủ yếu là hạn chế giao thông làm suy yếu khả năng cạnh tranh của chuỗi giá
trị xoài. Không có thông tin thị trường chính thức và tổ chức / phối hợp của
cung và cầu. Xem xét các cơ hội để nâng cao chuỗi giá trị xoài, là tiềm năng
cho Benin nhắm vào thị trường quốc tế. Thị trường EU vẫn còn có khả năng
tiếp tục phát triển cho việc tiêu thụ ngày càng tăng của trái cây ngoại lai (nhập
khẩu xoài đã tăng 20% từ 178.666 tấn năm 2003 lên 211.945 tấn vào năm
2006; Eurostat, 2006). Hơn nữa Benin có tiềm năng để nhắm vào thị trường
thích hợp sinh thái bền vững nếu thực hành sản xuất tốt được phát triển. Tuy
nhiên, một điều trị sinh vật kiểm dịch đòi hỏi đầu tư cao trong cơ sở hạ tầng,
và một môi trường thể chế và chính sách thuận lợi đáng kể. Cơ hội là để xử lý
một phần của sản xuất xoài trong nước để xoài khô, bột hoặc nước trái cây cho
thị trường trong nước và quốc tế. Điều này sẽ làm tăng thêm giá trị cho sản

phẩm và tạo ra công ăn việc làm và cơ hội thu nhập. Can thiệp sẽ là cần thiết
để hỗ trợ nghiên cứu liên tục nhằm phát triển phương pháp bền vững để kiểm
soát ruồi đục quả xoài và trao quyền cho nông dân để thực hành tốt nhất thông
qua đào tạo và thông tin. Ngoài ra khả năng kinh doanh của thương nhân phải
được xây dựng, việc tạo ra các nhà sản xuất xoài và các tổ chức của Thương
nhân tham gia chuỗi cần được hỗ trợ và hệ thống thông tin thị trường hiệu quả
nên được đưa ra.
Nghiên cứu về chuỗi giá trị không chỉ có nghiên cứu của các cá nhân
mà còn các tổ chức nghiên cứu chẳng hạn trong nghiên cứu về chuỗi giá trị
xoài và chuối ở Nepal của tổ chức Full Bright Consultancy (2008). Nghiên
cứu đã tiến hành (1) xác định các tác nhân trong chuỗi; (2) xác định các nhà
cung cấp dịch vụ và mối liên kết giữa họ; (3) xây dựng và định lượng bản đồ
chuỗi giá trị; (4) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiêu quả hoạt động của
chuỗi; (5) xác định khó khăn cơ hội của chuỗi giá trị. Nhóm nghiên cứu đã
tiến hành phỏng vấn các tác nhân trong chuỗi. Từ số liệu thông tin thu thập
được, nghiên cứu đã phát họa và định lượng bản đồ chuỗi giá trị, phân tích
SWOT và xác định các vấn đề tồn tại trong chuỗi. Kết quả nghiên cứu đã chỉ
8


ra kênh tiêu thụ chính của xoài từ khu vực sản xuất tới thị trường tiêu thụ sản
phẩm là: nông hộ-người bao tiêu-thương lái/bán buôn-bán lẻ-người tiêu dùng,
đồng thời nghiên cứu cũng đã nêu được hoạt động và chức năng của các tác
nhân trong chuỗi. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa làm rõ được sự phân phối
lợi ích giữa các tác nhân tham gia chuỗi. Riêng về việc nghiên cứu chuỗi giá
trị xoài phải kể đến công trình nghiên cứu của Đỗ Minh Hiền và cộng sự
(2006) về phân tích ngành hàng xoài tại tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp. Thông
qua việc phân tích chuỗi giá trị của GTZ, thu thập thông tin về hiện trạng sản
xuất và tiêu thụ xoài ở hai tỉnh, tác giả đã xác định được các thành phần tham
gia trong chuỗi giá trị xoài, lập sơ đồ các kênh tiêu thụ ở hai tỉnh nói trên,

phân tích vai trò của các thành phần tham gia trong chuỗi giá trị. Qua đó phân
tích những khó khăn, tồn tại ở các bộ phận khác nhau trong chuỗi giá trị, đưa
ra các giải pháp để phát triển chuỗi giá trị cho xoài ở hai tỉnh Tiền Giang và
Đồng Tháp. Tuy nhiên, trong sơ đồ chuỗi giá trị của tác giả còn phức tạp, chưa
thể hiện các thông số phần trăm lượng sản phẩm đi kèm với các kênh thị
trường, gây cho người đọc mơ hồ khi nhìn vào sơ đồ. Hơn nữa nghiên cứu này
đã khá lâu chưa cập nhật và hoàn toàn chưa đề cập đến phân tích thị trường
với tác nhân là công ty, người phân phối, thiếu hẳn phân tích kinh tế chuỗi
theo phương pháp liên kết chuỗi mà chỉ tập trung phân tích trong khâu sản
xuất nên việc nghiên cứu chuỗi giá trị xoài tỉnh Tiền Giang lần này được hoàn
thiện hơn. Còn nghiên cứu chuỗi giá trị lê ở Trung Quốc của HUANG et. al
(2009) với mục tiêu là tìm ra các giải pháp gia tăng giá trị nhận được cho
người sản xuất nhỏ. Các tác giả đã tiến hành mô tả chuỗi giá trị của trái lê, đi
sâu nghiên cứu về cách thức tổ chức và liên kết trong chuỗi giá trị, vai trò của
cải thiện đời sống của chuỗi đối với nông dân sản xuất nhỏ. Nghiên cứu tập
trung vào hai tỉnh Hà Bắc và Triết Giang của Trung Quốc bao gồm các đối
tượng và các tác nhân tham gia vào hoạt động của chuỗi: nông hộ, thu gom,
bán buôn, nhà chế biến, nhà xuất khẩu, bán lẻ. Các thông tin về chi phí, giá
bán, lợi nhuận đã được thu thập để phân tích giá trị gia tăng của chuỗi. Kết quả
cho thấy các nông hộ sản xuất nhỏ ở Hà Bắc hầu như không được hưởng lợi từ
chuỗi giá trị lê vì mức độ giá trị gia tăng trong các giai đoạn trung gian và cuối
cùng cao hơn nhiều so với giai đoạn đầu. Chuỗi giá trị lê Triết Giang ngắn hơn
ở Hà Bắc và GTGT của giai đoạn đầu tiên cao hơn so với Hà Bắc, do đó các
hộ sản xuất nhỏ có thể được hưởng lợi. Hợp tác xã ở Triết Giang giúp cho các
nông hộ nhỏ giảm chi phí và tăng GTGT trong tiêu thụ. Nói về việc nghiên
cứu để giảm chi phí Leahu et al (2011), thực hiện nghiên cứu về chuỗi giá trị
táo ở Moldova nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trung tính toán GTGT của sản
phẩm táo qua các tác nhân từ tác nhân người trồng đến tác nhân bán lẻ nhằm
mục tiêu nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị táo từ đó mang lại lợi ích cho từng tác
nhân trong chuỗi. Ngoài ra, nhóm tác giả còn so sánh GTGT của táo Moldova

9


×