Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sơn tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

DƯƠNG THỊ NGỌC ÁNH

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SƠN TÂY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

DƯƠNG THỊ NGỌC ÁNH

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SƠN TÂY
Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân hàng
Mã số:60 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THẾ HÙNG
XÁC NHẬN CỦA


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

TS. NGUYỄN THẾ HÙNG

PGS.TS. LÊ TRUNG THÀNH

Hà Nội – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Trong kquá ktrình kthực khiện kLuận kvăn knày, ktôi kcó ksử kdụng kmột ksố ktài kliệu ktham
khảo kcủa kcác ktác kgiả, kcác knhà kkhoa khọc kvà kcác kanh kchị kbạn kbè kđồng knghiệp. kRiêng

k

các ksố kliệu kvà kkết kquả ktrong kquá ktrình knghiên kcứu klà khoàn ktoàn kdo kquá ktrình ktìm khiểu

k

và knghiên kcứu kcủa ktôi, kluận kvăn knày kchưa ktừng kđược kcông kbố ktrong kbất kkỳ kcông

k

trình knghiên kcứu knào.

k


Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và mọi thông tin trích dẫn trong Luận văn
đều có nguồn gốc rõ ràng.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày .....tháng ...... năm 2020
Học viên

Dương Thị Ngọc Ánh


LỜI CẢM ƠN
Để khoàn kthành kđềktài kluận kvăn kthạc ksỹkvà kkết kthúc kkhóa khọc, ktôi kxin kchân kthành kcảm
k

ơn kTrường kĐại khọc kKinh ktế k- kĐại khọc kQuốc kgia kHà kNội kđã ktạo kđiều kkiện kcho ktôi kcó kmôi

k

trường khọc ktập k tốt ktrong ksuốt kthời kgian ktôi k học ktập kvà k nghiên kcứu k tại k trường.
Tôi k xin k bày ktỏ klòng kbiết kơn kđối kvới kKhoa k Sau kđại khọc k - k Trường k Đại khọc kKinh

k

tế k- kĐại khọc k Quốc kgia kHà kNội, kcác kthầy kcô k tham k gia kquản klý, kgiảng k dạy kvà k tư kvấn

k

cho ktôi ktrong ksuốt kquá k trình khọc ktập ktại ktrường kvà knghiên kcứu k đề ktài kluận k văn k này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thế Hùng đã dành thời gian và

tâm huyết để hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài luận văn thạc sỹ.

Kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô, bạn bè và đồng
nghiệp để công trình nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày ....... tháng ...... năm 2020
Học viên

Dương Thị Ngọc Ánh


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH VẼ ..............................................................................iii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI................................................................... 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................ 4
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân
hàng thương mại ......................................................................................... 7
1.2.3. Phát triển hoạt động cho vay đối với DNVVN của NHTM ............ 13
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng thương
mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ......................................................... 21
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU................. 29
2.1. Thiết kế quy trình nghiên cứu ......................................................... 29
2.2. Lựa chọn các phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin ............ 30
2.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp .................................................. 30
2.2.2. Phương pháp so sánh ................................................................... 31
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT

NAM - CHI NHÁNH SƠN TÂY............................................................... 34
3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi
nhánh Sơn Tây ......................................................................................... 34
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................ 34
3.1.2. Cơ cấu tổ chức ............................................................................ 35


3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng............................. 37
3.2. Thực trạng phát triển cho vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - chi nhánh Sơn Tây ................................................... 46
3.2.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn .......................................... 46
3.2.2. Thực trạng cho vay và phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa
và nhỏ giai đoạn 2016 – 2019 tại BIDV Sơn Tây ....................................... 49
3.2.3. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động cho vay DNVVN tại BIDV
Sơn Tây.................................................................................................... 68
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN CHO VAY
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SƠN TÂY .............................. 78
4.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay DNVVN trong thời gian tới.
................................................................................................................ 78
4.1.1. Định hướng chung trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ..... 78
4.1.2. Định hướng phát triển hoạt động cho vay DNVVN của Chi nhánh. 79
4.2. Giải pháp phát triển cho vay DNVVN tại BIDV Sơn Tây ................ 80
4.2.1. Hoàn thiện quy trình thẩm định dự án đầu tư ................................ 81
4.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ . 81
4.2.3. Tăng cường công tác phối hợp giữa các bộ phận trong việc tiếp cận và cho
vay ........................................................................................................... 84
4.2.4. Không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng ..................... 84
4.2.5. Phát triển khách hàng các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ đối tác của các
khách hàng doanh nghiệp lớn tại chi nhánh ................................................ 86

4.2.6. Mở rộng quy mô, tăng cường các hoạt động marketing thông qua kênh
Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ............................................................. 86
4.3. Một số kiến nghị ............................................................................ 87
4.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam............... 87


4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .............................. 90
4.3.3. Kiến nghị với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ................................. 92
KẾT LUẬN.............................................................................................. 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 97


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Nguyên nghĩa

Ký hiệu

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

1

BIDV

2

BIDV Sơn Tây


3

ĐCTC

Định chế tài chính

4

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

5

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

6

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

7

NHNN

Ngân hàng nhà nước


8

NHTM

Ngân hàng thương mại

9

NIM

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin)

10

TDN

Tổng dư nợ

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Sơn Tây

i


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Bảng


1

Bảng 1.1

2

Bảng 2.1

3

Bảng 3.1

Nội dung
Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Việt nam
Quy trình nghiên cứu
Kết quả kinh doanh của BIDV CN Sơn Tây
giai đoạn 2016-2019

Trang
8
29
38

Huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư
4

Bảng 3.2

và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây


42

năm 2016 – 2019
Bảng phân bổ ngành nghề các trong khu vực

5

Bảng 3.3

6

Bảng 3.4

7

Bảng 3.5

Doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

57

8

Bảng 3.6

Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

58


9

Bảng 3.7

10

Bảng 3.8

11

Bảng 3.9

12

Bảng 3.10

nghiên cứu năm 2019
Số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng
với BIDV Sơn Tây

Tình hình nợ quá hạn trong cho vay doanh
nghiệp vừa và nhỏ
Tình hình nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp
vừa và nhỏ
Lợi nhuận từ hoạt động cho vay doanh nghiệp
vừa và nhỏ
Bảng 3.10. Mức độ hài lòng chung của KHDN
khi giao dịch tại BIDV – Chi nhánh Sơn Tây

ii


47

55

62

64

65

67


DANH MỤC HÌNH VẼ

STT

Hình

1

Hình 3.1

2

Hình 3.2

3


Hình 3.3

4

Hình 3.4

5

Hình 3.5

6

Hình 3.6

7

Hình 3.7

8

Hình 3.8

Nội dung
Mô hình tổ chức của BIDV – Chi nhánh Sơn
Tây
Cơ cấu thu nhập BIDV – Chi nhánh Sơn Tây
năm 2019
Dư nợ tại BIDV Chi nhánh Sơn Tây giai đoạn
2016-2019
Thi phần tín dụng năm 2019 của các TCTD

Thị phần hoạt động huy động vốn năm 2019
của các TCTD
Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng
doanh nghiệp
Cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và
nhỏ theo thời hạn
Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN theo tài sản
bảo đảm

iii

Trang
36

40

41
45
46

56

60

61


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay doanh nghiệp vừa và nhỏ càng ngày càng giữ vị trí quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta. Theo thông tin từ buổi họp báo Công bố
kết quả chính thức Tổng điều tra kinh tế năm 2017 do Tổng cục thống kê tổ chức
sáng 19/09/2018: “Giai đoạn 2012- 2017, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng
nhanh nhất, chiếm 98,1%, trong khi đó, doanh nghiệp lớn chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn
với 1,9%”. “Hiện tại, Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế
thế giới thì quan điểm của Đảng và Nhà nước là một trong những động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế. Để thúc đẩy phát triển kinh tế đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt
các khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải về vốn sản xuất, kinh doanh và đổi
mới công nghệ. Thực tế cho thấy nguồn vốn tín dụng mà các doanh nghiệp tiếp cận
được từ ngân hàng còn rất hạn chế vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau cả từ phía các
ngân hàng thương mại (viết tắt: NHTM) lẫn các doanh nghiệp”. Có nhiều thông tin
cho rằng “có những doanh nghiệp SME đang phải dùng tới 60% vốn vay từ tín dụng
đen để làm ăn, do không tiếp cận được vốn từ ngân hàng”.(Theo Tạp chí tài chính
đăng tải ngày 28/08/2018). Các doanh nghiệp này khi không tiếp cận được với nguồn
vốn ngân hàng họ sẽ buộc phải đi tìm các nguồn vốn khác, đó là những nguồn vốn
vay từ bạn bè, người thân trong gia đình. Tuy nhiên nguồn vốn đó cũng hữu hạn và
khi cạn kiệt thì họ sẽ phải tìm đến nguồn vốn từ các tổ chức cho vay nặng lãi, với lãi
suất rất cao. Vì vậy, để hỗ trợ vốn cho các tốt có điều kiện phát triển thì cần sự quan
tâm đúng mực và kịp thời từ phía NHTM.
“Trong bối cảnh môi trường kinh doanh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên
gay gắt và khốc liệt thì quan điểm hướng tới đối tượng DNVVN được coi là một
chiến lược phát triển tất yếu và đầy tiềm năng của hầu hết các ngân hàng thương mại”.
Nắm bắt được điều đó, cùng với việc nắm vững quan điểm và chủ trương phát triển
của Đảng và Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần (viết tắt: TMCP) Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - chi nhánh Sơn Tây đã đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với

1



DNVVN và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn bộc lộ
những hạn chế và khó khăn cần được tháo gỡ. Vì những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề
tài: “ Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Sơn Tây” làm luận văn
thạc sỹ.
2. Mục đích nghiên cứu
1. Hệ thống hóa lý luận về hoạt động cho vay và phát triển hoạt động cho vay
đối với DNVVN của Ngân hàng thương mại.
2. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay DNVVN tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Sơn Tây, những kết quả đạt được
cũng như những tồn tại cần khắc phục.
3. Đề xuất một hệ thống giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho
vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Sơn
Tây.
3. Câu hỏi nghiên cứu
1. Trong giai đoạn 2016-2019, việc phát triển hoạt động cho vay DNVVN tại
BIDV Chi nhánh Sơn Tây đã đạt được hiệu quả và hạn chế còn tồn đọng như thế nào?
2. Giải pháp phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa trong những năm tới
của BIDV chi nhánh Sơn Tây?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Phát triển hoạt động cho vay DNVVN đối với Ngân
hàng thương mại
- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh
Sơn Tây.
Thời gian: từ năm 2016 đến năm 2019.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 4 chương như sau:

2



Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển cho vay
doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây
Chương 4: Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phát triển hoạt động cho vay đối với danh nghiệp vừa và nhỏ là mối quan tâm
của rất nhiều các nhà nghiên cứu khoa học và là đề tài được nhiều luận văn, luận án,
tạp chí, sách báo, bài báo khoa học… đề cập. Các nghiên cứu đều nêu lên được tính
cấp thiết của đề tài, làm rõ những lý luận về phát triển hoạt động cho vay đối với ,
phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với tại ngân hàng, đề ra những giải pháp
hay nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với cả về chất lượng và quy mô sao cho
phù hợp nhất. Nhưng nếu xét trong hoàn cảnh kinh tế cụ thể một số giải pháp đó
thường mang tính chung chung và thiếu tính khả thi khi áp dụng vào thực tế cho đơn
vị/chi nhánh ngân hàng nghiên cứu.
“Tuy knhiên, kmỗi k một ktác kgiả kđối kvới kđề ktài kcủa kmình k đều k có knhững k phong
k


cách k riêng kvề knội kdung, khình kthức k thể k hiện kcũng knhư k định khướng kđề ktài k hoàn ktoàn

k

khác knhau ktùy kthuộc kvào kthời k điểm knghiên kcứu, k hoàn kcảnh k kinh k tế k- kxã khội, kđối

k

tượng knghiên kcứu, kmục kđích knghiên kcứu…. kCó kthể kkể kđến kmột ksố kcông ktrình k nghiên

k

cứu ksau:
“Luận văn “ Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP

Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân” (Lê Thị Việt Hà – Đại học
Ngoại Thương, 2017)”. Bài viết đã đưa ra những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến sự hạn
chế phát triển cho vay DNVVN tại BIDV Thanh Xuân nhưng chưa đưa ra được những
giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế cũng như có thể phát triển hoạt động
cho vay cả về chất lượng lẫn tỷ trọng cho vay DNVVN trong tổng dư nợ vay doanh
nghiệp và chưa phân tích được những lợi thế cũng như hạn chế của kinh tế của khu
vực Thanh Xuân so với các khu vực khác trong và ngoài địa bàn Hà Nội.
Luận văn “Phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây” (Lê

4


Khắc Định – Đại học kinh tế - ĐHQGHN, 2016) nghiên cứu đã đưa ra một số giải
pháp về tăng cường hoạt động Marketing, hoàn thiện chính sách cho vay và giải pháp

phát triển cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Luận văn “ Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh” (Nguyễn Thùy Trang – Học viện
Hành chính Quốc gia, 2017), căn cứ vào chủ chương, định hướng phát triển của tỉnh
Quảng Ninh trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, bài nghiên cứu đã đưa
ra được những chính sách áp dụng hiệu quả đối với tình hình kinh tế hiện tại của khu
vực nhằm tận dụng tối đa lợi thế thị trường và chính sách khuyến khích tăng trưởng
kinh tế của chính quyền địa phương.
Luận văn “Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa.” (Phạm Thị Hằng, 2017) đã hệ thống
hóa những vấn đề cơ bản về phát triển hoạt động cho vay đối với DNVVN tại NHTM.
Tuy nhiên, điểm mới của luận văn là luận văn đã đưa ra được kinh nghiệm phát triển
cho vay DNVVN tại các chi nhánh khác trong hệ thống Vietinbank, từ đó rút ra bài
học kinh nghiệm cho Vietinbank Đống Đa. Trên cơ sở lý thuyết, luận văn phân tích
thực trạng phát triển hoạt động cho vay DNVVN tại Vietinbank Đống Đa. Từ đó, đề
xuất những giải pháp phát triển hoạt động cho vay DNVVN tại Chi nhánh.
Luận văn “Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV”
(Đặng Thị Thanh Mai- Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, 2015) chú trọng các giải pháp
về chính sách cho vay, đa dạng hóa sản phẩm và chuyên môn hóa hoạt động cho vay
doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên chưa đưa ra được các giải pháp hướng tới nguồn
nhân lực của ngân hàng, vì đây là một trong những yếu tố nòng cốt giúp cho hoạt
động cho vay đạt hiệu quả.
Luận văn “Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông
nghiệp và phát triển Agribank - chi nhánh Tây Hồ” (Phùng Thị Thu Trang, 2015)
nghiên cứu phát triển cho vay DNVVN trên khía cạnh ngân hàng cho vay với hệ
thống chỉ tiêu phản ánh sự phát triển cho vay DNVVN về quy mô và về chất lượng
cho vay, trên cơ sở so sánh giữa các năm trong giai đoạn 2012-2014. Từ đó, luận văn

5



chỉ ra được những hạn chế còn tồn tại trong phát triển cho vay DNVVN tại Agribank
Tây Hồ. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát triển cho
vay DNVVN tại Agribank Tây Hồ, đồng thời, đưa ra kiến nghị với Nhà nước và
Agribank Hội sở để hoàn thiện hơn về phát triển cho vay DNVVN.
Qua các công trình trên có thể thấy, sự tác động của các điều kiện môi
trường kinh doanh, các yếu tố về kinh tế xã hội, dân cư, văn hóa của mỗi vùng
miền, khu vực khác nhau tại các thời kỳ khác nhau là khác nhau. Do đó, mỗi ngân
hàng phải có chiến lược phát triển HĐKD phù hợp trong từng thời kỳ.
“Hầu hết mục tiêu của người viết khi xây dựng giải pháp là không tập trung
vào việc xây dựng những giải pháp mang tính vĩ mô, những kiến nghị mang tính chất
bao quát vì sẽ rất khó cho Ngân hàng nếu muốn áp dụng vào thực tế.”Trong bài nghiên
cứu này tác giả chú trọng vào những giải pháp cụ thể, mang tính khả thi cao và phù
hợp với khả năng của từng đơn vị cụ thể, phù hợp với đặc điểm của chính địa bàn
nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả có cập nhật các thông tin từ báo chí, các quy định về
trong thời gian gần đây để dễ dàng đưa ra các biện pháp phát triển cả về chất và lượng
trong việc cho vay của chi nhánh Sơn Tây trong thời gian tới, điển hình là một số bài
báo, bài phân tích sau:
“Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh mới” trên báo Tạp chí tài
chính – Cơ quan thông tin của Bộ Tài chính ngày 03/02/2019 đã cho thấy hình ảnh
tổng quát nhất về tình hình các giai đoạn 2015 đến 9 tháng đầu năm 2018, đồng thời
chỉ ra những mặt đổi mới về cơ chế, chính sách hỗ trợ tại Việt Nam hiện tại, qua đó
cho thấy những điểm hạn chế, những tồn tại trong việc tiếp cận vốn Ngân hàng của
các và đề ra một số biện pháp để phát triển các doanh nghiệp này trong giai đoạn
mới. Tuy nhiên bài báo chỉ đề cập đến những thông tin mang tính tổng quát, vĩ mô
mà chưa phân tích được chi tiết đến các khó khăn, hạn chế và cơ hội của các nhóm
ngành nghề đang được khuyến khích hiện nay.
“Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2020” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư
ban hành ngày 28/04/2020 gồm những thông tin cơ bản đánh giá mức độ phát triển
doanh nghiệp cả nước và các địa phương giai đoạn 2016-2019. Sách trắng đã đưa ra


6


những con số thống kê cụ thể, chính xác về tình hình phát triển doanh nghiệp của cả
nước từ đó đề xuất các giải pháp và chỉ tiêu để đánh giá mức độ phát triển của các
doanh nghiệp, giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quát về thị trường doanh nghiệp
hiện nay.
Có kmột k điều k tác kgiả k nhận kthấy kkhi k đọc kmột ksố kbài kbáo kvà kluận kvăn knghiên
k

cứu kcác kđề ktài kliên kquan k là: khầu khết kcác kđề ktài kkhi kđưa kra kphương kpháp k nhằm knâng kcao

k

hiệu k quả k hoạt k động kcho kvay k đối kvới k kchỉ kđơn kthuần k dựa ktrên knhững kphân ktích kvề kthực

k

trạng khoạt kđộng kcủa kngân khàng. Tuy knhiên, kmỗi kchi knhánh kngân k hàng klại kcó kmôi ktrường

k

kinh k doanh, kchính ksách k cho k vay kvà knguồn kkhách khàng k khác k nhau knên k việc kứng kdụng

k

các knghiên kcứu kđã kcó kvào kthực ktiễn ktại kBIDV kSơn kTây k còn kchưa k mang klại khiệu kquả kthực

k


sự. kChính kvì k vậy, kvới k vị k trí klà kmột kchuyên kviên k quản k lý k khách khàng, ktôi kđã k quyết kđịnh

k

tiếp ktục knghiên k cứu k đề ktài ktrên knhằm kđưa kra knhững k giải kpháp kthiết k thực kđối kvới khoat

k

động kcho kvay k doanh knghiệp k vừa kvà knhỏ k tại kChi k nhánh. k

1.2. Cơ sở lý luận về phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng
thương mại
1.2.1. Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Theo Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ ban
hành về trợ giúp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa
là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành
ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương
tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao
động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”
Hiện nay, để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa người ta thường căn cứ vào hai
nhóm tiêu chí:
+ Nhóm các tiêu chí định tính bao gồm: trình độ chuyên môn hoá thấp, số đầu
mối quản lý ít, không phức tạp. Nhóm yếu tố này phản ánh đúng bản chất vấn đề
nhưng thường khó xác định bởi vậy mà nó mang tính tham khảo, kiểm chứng, ít được
sử dụng trong thực tế.

7



+ Nhóm các tiêu chí định lượng bao gồm: số lao động, giá trị tài sản, vốn kinh
doanh, doanh thu, lợi nhuận. Nhóm tiêu chí này mỗi nước sử dụng hoàn toàn không
giống nhau, có thể căn cứ vào cả lao động, vốn, doanh thu cũng có thể chỉ căn cứ vào
số lao động. Tại Việt Nam, đến ngày 11/03/2018 Chính phủ ban hành nghị định
39/2018/ND-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Nghị định
56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009, tiêu chí xác định cụ thể như sau:
Bảng 1.1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt nam
Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Phân loại
doanh

và công nghiệp, xây dựng
Lao động

Doanh

Nguồn

Thu

vốn

≤ 10

≤ 3 tỷ

≤ 3 tỷ

người


đồng

Doanh

≤ 100

nghiệp nhỏ

Lĩnh vực thương mại, dịch vụ
Lao động

Doanh

Nguồn

Thu

vốn

≤ 10

≤ 10 tỷ

≤ 3 tỷ

đồng

người


đồng

đồng

≤ 50 tỷ

≤ 20 tỷ

≤ 50

≤ 100 tỷ

≤ 50 tỷ

người

đồng

đồng

người

đồng

đồng

Doanh

≤ 200


≤ 200 tỷ

≤ 100 tỷ

≤ 100

≤ 300 tỷ

≤ 100 tỷ

nghiệp vừa

người

đồng

đồng

người

đồng

đồng

nghiệp

tham gia
BHXH

Doanh

nghiệp siêu
nhỏ

tham gia
BHXH

(Nguồn: Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP)
1.2.1.2. Đặc điểm:
a. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức và quản lý doanh nghiệp
Các kDNNVV kthường kcó kcơ kcấu ktổ kchức k sản kxuất k và kquản klý kđơn k giản, kgọn knhẹ
k

với ksố klượng klao kđộng k ít. kDo kvậy, kDNNVV knăng kđộng, klinh khoạt, k dễ k thích knghi kvới

k

sự kthay kđổi kcủa k thị ktrường. kĐây klà kmột k trong knhững kđặc kđiểm k ưu k việt kcủa kDNNVV.

k

DNNVV kchủ kyếu khoạt kđộng ktrong kcác k lĩnh kvực kcung k cấp khàng khóa kvà kdịch kvụ kthiết

k

yếu kcho kxã k hội. kDNNVV k hoạt kđộng k kinh k doanh k với ksố kvốn kít, kvòng kquay kvốn

k

thường klà kngắn, k các k phương kán k sản k xuất kkinh k doanh kkhông klâu kdài knhư kcác kDN klớn.


8


k

Với klợi kthế kđó, k DNNVV kdễ kdàng kthay kđổi kquy kmô, kthay kđổi ksản kphẩm kkhi kcó k sự

k

thay k đổi k của k thị k trường.
b. Đặc điểm về nguồn nhân lực
DNNVV góp phần giải quyết hiệu quả vấn đề lao động và việc làm, nhưng phần

lớn đội ngũ lao động còn yếu kém. DNNVV chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số
doanh nghiệp, vì vậy DNNVV góp phần giải quyết hiệu quả vấn đề lao động và việc
làm. Tuy nhiên, do ngành nghề kinh doanh và khả năng thu hút lao động, mức đãi
ngộ lao động của các DNNVV còn yếu nên chất lượng lao động không đồng đều và
còn nhiều yếu kém.
c. Đặc điểm về khả năng tài chính
DNNVV kcó kquy k mô kvốn knhỏ k nên knăng klực kcạnh k tranh kcòn kthấp. kQuy kmô kvốn
k

là ktiêu kchí kchủ k yếu kđể k phân kbiệt kDNNVV k với kDN klớn. kĐây kcũng k chính k là knguyên

k

nhân kdẫn kđến k các kđặc kđiểm kchính kcủa k DNNVV. kCó k thể knói, k vì kthiếu kvốn knên kDN

k


gặp kkhó k khăn ktrong k đổi kmới kcông knghệ, kđào ktạo kđội kngũ kquản klý k và k nâng kcao knăng

k

lực kcạnh k tranh k trong k nền kkinh ktế kthị ktrường

d. Đặc điểm về tính minh bạch của thông tin tài chính
Do k một ksố k hạn kchế kvề kmặt knhân k sự kcũng knhư k cơ kcấu k tổ kchức knên k nhiều kbáo
k

cáo ktài kchính k tại kcác kdoanh k nghiệp knhỏ kvà kvừa kcòn kđược klập k khá ksơ ksài. kChủ k doanh

k

nghiệp kcó kthể k không kcó kchuyên kmôn kvề kkế ktoán ktài k chính k nên kkhông k kiểm ktra kđược

k

tính kđúng kđắn kcủa kcác k báo kcáo. kCác kDNNVV khầu k hết klà k các kdoanh knghiệp kchưa

k

nêm k yết k trên ksàn kchứng k khoán knên kviệc kcông k bố kthông ktin k báo kcáo ktài kchính kthường

k

không kđược k thực khiện, kkhông k thuê k công kty k kiểm ktoán k độc klập. kMặt kkhác, kviệc klách

k


thuế k bằng kcách k giảm kdoanh kthu ktăng kchi kphí, k giảm klợi knhuận ktrong k báo kcáo kkết kquả

k

kinh k doanh klà kviệc kkhá k phổ k biến khiện knay. k
e. Đặc điểm về công nghệ
Các DNNVV hiện nay đã chú trọng đổi mới công nghệ nhưng còn tương đối lạc

hậu, không đồng bộ và trình độ quản lý còn yếu kém. Các DNNVV đã nhận biết được
tầm quan trọng của đổi mới công nghệ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh

9


doanh, tuy nhiên, do chi phí đổi mới công nghệ là rất lớn nên việc đổi mới công nghệ
trong các DNNVV còn tiến hành chậm và chưa đạt hiệu quả cao
1.2.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tại nhiều quốc gia thuộc các giai đoạn phát triển khác nhau thì vai trò của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với kinh tế - xã hội của đất nước đều vô cùng quan
trọng, cụ thể như sau:
-

Là nơi tạo ra việc làm chủ yếu
DNNVV đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm, góp

phần ổn định xã hội. Các DNNVV tham gia kinh doanh ở tất cả các ngành nghề, lĩnh
vực của nền kinh tế với đa dạng các sản phẩm nên có thể đảm bảo cơ hội việc làm
cho nhiều đối tượng lao động khác nhau. Chính vì vậy, việc tăng lên về số lượng qua
các năm đã giải quyết một khối lượng lớn việc làm trong xã hội, đặc biệt là những
người lao động thu nhập thấp.

- Khai thác và phát huy tối đa nguồn lực xã hội
DNNVV kgóp kphần kquan ktrọng ktrong kviệc kthu khút kvốn kđầu ktư ktrong k dân kcư k và
k

sử kdụng ktối kưu kcác knguồn klực ktại kđịa kphương. k Ưu kthế kcủa k DNNVV klà kthành klập kvới

k

số kvốn kban kđầu k ít, kthu khồi kvốn knhanh, knguồn kvốn khuy kđộng kchủ kyếu kdựa kvào kbạn kbè,

k

người kthân... knên kcác kDNNVV k đã kthu k hút k được kvốn k của kcác k tầng k lớp kdân kcư. kVới

k

quy kmô knhỏ k và kvừa, klại k được kphân ktán khầu k hết k ở kcác kđịa kphương, kvùng klãnh kthỗ knên

k

các kDNNVV kcó kkhả knăng ktận kdụng kcác ktiềm knăng kvề k lao k động, knguyên kvật kliệu kcó

k

sẵn kở kđịa kphương.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
DNNVV góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự phát triển cân bằng và

chuyển dịch kinh tế theo vùng lãnh thổ. Các DN có quy mô lớn thường tập trung ở
các thành phố lớn, các Trung tâm công nghiệp không thể đáp ứng được tất cả mọi

nhu cầu của nền kinh tế. Với chiều hướng đó sẽ gây tình trạng mất cân đối nghiêm
trọng về trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng trong một quốc
gia. Chính sự phát triển của DNNVV góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự phát

10


triển cân đối giữa các vùng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
-

Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập quốc dân
DNNVV góp phần tăng nguồn hàng xuất khẩu và nguồn thu cho ngân sách nhà

nước. Các DNNVV xuất khẩu các sản phẩm truyền thống ra nước ngoài góp phần
tăng nguồn thu cho NSNN
-

Cơ sở hình thành những doanh nghiệp lớn
DNNVV hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp có quy mô lớn, là cơ sở để hình thành

nên những doanh nghiệp lớn, những tập đoàn kinh tế hùng mạnh. Các DNNVV với
đặc trưng nhỏ lẻ có thể tập trung vào những thị trường ngách hỗ trợ các Doanh nghiệp
lớn trong việc tiếp cận và bao quát thị trường
1.2.2. Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM
1.2.2.1. Các khái niệm về cho vay doanh nghiệp
Theo mục 2- Điều 3- Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về qui chế cho vay của
Tổ chức tín dụng với khách hàng, ta có định nghĩa: “Cho vay là một hình thức cấp tín
dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào
mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và

lãi”.
Do đó, cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là hình thức cấp tín dụng, trong
đó tổ chức tín dụng sẽ cấp cho các DNVVN đáp ứng đủ yêu cầu cấp tín dụng của
TCTD một khoản tiền để DNVVN sử dụng vào một mục đích và thời hạn nhất định
theo thỏa thuận dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
1.2.2.2. Phương thức cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM
Theo thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 và có hiệu lực từ ngày
15/03/2017 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân
hàng nước ngoài đối với khách hàng thì đối với cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa có
9 phương thức cho vay bao gồm:
a) Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực hiện
thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay.

11


b) Cho vay hợp vốn: Là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện
cho vay đối với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vay vốn.
c) Cho vay lưu vụ: Là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách
hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ
sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng
năm. Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước
tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian
của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp.
d) Cho vay theo hạn mức: Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận với khách
hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất
định. Trong hạn mức cho vay, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay từng lần. Một năm
ít nhất một lần, tổ chức tín dụng xem xét xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và
thời gian duy trì mức dư nợ này.
e) Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo

sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận.
Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay
dự phòng nhưng không vượt quá 01 (một) năm.
f) Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: Tổ chức tín dụng
chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng
một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán. Mức
thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01 (một) năm.
g) Cho vay quay vòng: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho
vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá 01 (một) tháng,
khách hàng được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trước cho chu
kỳ kinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn cho vay không vượt quá 03 (ba) tháng.
h) Cho vay tuần hoàn (rollover): Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp
dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện:

12


- Đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả nợ
thêm một khoảng thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ số dư nợ gốc của
khoản vay;
- Tổng thời hạn vay vốn không vượt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu
và không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh;
- Tại thời điểm xem xét cho vay, khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức
tín dụng;
- Trong quá trình cho vay tuần hoàn, nếu khách hàng có nợ xấu tại các tổ chức
tín dụng thì không được thực hiện kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏa thuận.
i. Các phương thức cho vay khác được kết hợp các phương thức cho vay trên,
phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của
khoản vay.
1.2.3. Phát triển hoạt động cho vay đối với DNVVN của NHTM

1.2.3.1. Quan điểm về phát triển cho vay DNVVN của NHTM
Các nhà triết học theo chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: phát triển là nói về
sự vận động theo một xu hướng đi lên, có đặc điểm tiến lên từ thấp tới cao, từ đơn
giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, cái mới thay thế cho cái
cũ đã lỗi thời, nhưng không loại bỏ hoàn toàn cái cũ mà kế thừa, chọn lọc cái cũ.
Nếu như tăng trưởng chỉ là sự tăng lên về lượng thì phát triển là sự tăng lên cả
về chất và lượng. Phát triển bao hàm trong nó cả sự tăng trưởng, là quá trình tăng tiến
về mọi mặt của một vấn đề trong một thời kỳ nhất định.
Như vậy, có thể hiểu, phát triển cho vay đối với DNNVV của ngân hàng thương
mại là một khái niệm bao gồm cả sự mở rộng về quy mô cũng như sự thay đổi cơ cấu
theo hướng hợp lý hơn, đồng thời nâng cao chất lượng các khoản cho vay DNNVV
của một ngân hàng trong một thời kỳ nhất định. Trong đó:
+ Sự mở rộng quy mô cho vay DNNVV là sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp
vay vốn, sự tăng lên về doanh số cho vay, dư nợ tín dụng trong cho vay DNNVV của
một ngân hàng trong một thời kỳ nhất định.

13


+ Sự thay đổi cơ cấu cho vay DNNVV theo hướng hợp lý là sự thay đổi của tỷ
trọng cho vay DNNVV trong ngắn hạn so với cho vay trung và dài hạn, hay sự thay
đổi của tỷ trọng trong cho vay có tài sản trong tổng dư nợ… theo hướng ngày càng
phù hợp hơn với xu thế phát triển của nền kinh tế.
+ Nâng cao chất lượng các khoản cho vay DNNVV được thể hiện thông qua
việc ngân hàng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, và thông qua các chỉ tiêu
như: tỷ lệ nợ quá hạn thấp, tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ nhỏ, các dự án được cấp
tín dụng có tính khả thi cao, các khoản tín dụng được sử dụng đúng với mục đích khi
cấp tín dụng…
1.2.3.2. Sự cần thiết của phát triển cho vay DNVVN của NHTM
Trong xu hướng toàn cầu hóa chung của thế giới, các nước đang dần phá bỏ

những hàng rào thuế quan, giảm dần sự bảo hộ cho thị trường nội địa trong nước.
Chính vì vậy, để tăng năng lực và khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp thì việc
phát triển hoạt động cho vay đối với các DNNVV là điều vô cùng cần thiết đối với
các doanh nghiệp cũng như đối với bản thân các ngân hàng và cả nền kinh tế.
a, Giúp ngân hàng thương mại phân tán rủi ro
Nghiệp vụ tín dụng nói chung và cho vay nói riêng luôn là hoạt động cơ bản,
đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng thương mại.
Nó vừa là cơ sở, vừa là động lực cho công tác huy động vốn. Đối với mỗi một ngân
hàng thương mại thì cho vay là hoạt động sinh lời lớn nhất và chiếm tỉ trọng cao nhất
trong tổng tài sản của ngân hàng. Tuy nhiên, cho vay cũng là hoạt động mang lại
nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng. Vì vậy, để giảm thiếu rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận,
đòi hỏi các ngân hàng thương mại cần phải thực hiện đa dạng hóa đối tượng khách
hàng. Do đó, việc phát triển cho vay đối với nhóm khách hàng là DNNVV là vô cùng
cần thiết với ngân hàng vì rõ ràng, việc cho nhiều khách hàng vay với những món
vay nhỏ sẽ giúp ngân hàng phân tán rủi ro hơn việc cho một số khách hàng vay với
dư nợ lớn.
b, Tăng doanh thu cho ngân hàng

14


Tại các quốc gia, bộ phận DNNVV luôn chiến số lượng lớn trong tổng số doanh
nghiệp, đóng góp đáng kể cào cơ cấu GDP của cả nước và vẫn đang tăng trưởng với
tốc độ nhanh, ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong sự phát triển của quốc gia.
Do đó, bộ phận doanh nghiệp này đang trở thành nhóm khách hàng tiềm năng cho
các ngân hàng thương mại tập trung hướng tới. Việc phát triển hoạt động cho vay với
các DNNVV, có các chính sách ưu đãi về lãi suất và điều kiện vay vốn sẽ khuyến
khích các doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, từ đó làm tăng
thu nhập cho ngân hàng
c, Giúp ngân hàng quảng bá hình ảnh và tăng tính cạnh tranh trên thị trường

Do có đặc điểm quy mô vốn không lớn nên các DNNVV hoạt động trên cùng
một địa bàn thường có mối liên hệ khá chặt chẽ với nhau, đôi khi còn cùng hợp tác
để đầu tư cho sản xuất. Chính vì vậy, nếu như ngân hàng có quan hệ làm ăn với một
doanh nghiệp đồng nghĩa với việc ngân hàng có cơ hội để tiếp xúc và thiết lập quan
hệ với nhiều doanh nghiệp khác. Đây là một cách có hiệu quả để quảng bá hình ảnh,
nâng cao uy tín và thương hiệu của ngân hàng với các doanh nghiệp, từ đó giúp ngân
hàng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó, việc tạo lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhiều doanh
nghiệp sẽ tạo ra cho ngân hàng một chỗ đứng tốt, xây dựng hệ thống khách hàng
truyền thống, nhờ đó khả năng cạnh tranh của ngân hàng được nâng cao.
1.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển cho vay DNVVN
Xuất phát từ quan điểm phát triển cho vay DNNVV của ngân hàng thương mại
đã nêu ra tại mục 1.2.3.2, Tác giả sẽ đánh giá sự phát triển hoạt động cho vay đối với
DNNVV của các ngân hàng thương mại dựa trên 02 nhóm chỉ tiêu gồm: nhóm chỉ
tiêu phản ánh khả năng mở rộng quy mô cho vay, nhóm chỉ tiêu phản ánh sự phát
triển về mặt chất lượng.
1.2.3.3.1. Nhóm chỉ tiêu phán ánh sự mở rộng về quy mô
a, Số lượng DNNVV được cho vay
Đây là một chỉ tiêu đơn giản, dễ thống kê, cho biết số lượng DNNVV thực tế
đang được ngân hàng cho vay trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

15


×