Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Phân tích sự thành công của Viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.52 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐẠI HỌC HUẾ
------  ------

Bộ môn: MARKETING CĂN BẢN
Đề Tài: Phân tích sự thành cơng của thương hiệu VIETTEL

Giảng viên hướng dẫn : Hoàng Long
Thực hiện: Nhóm SUNSHINE. Lớp: N05.

Huế, 2015


DANH SÁCH NHÓM SUNSHINE

1.

Lê Đức Phúc

2.

Trần Thị Ái Vy

3.

Hồ Thị Mỹ Trang

4.

Dương Đình Thiện


5.

Nguyễn Hưng Tín

6.

Nguyễn Thị Khánh Linh

7.

Hồng Quốc Việt


MỤC LỤC


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay khơng thể phủ nhận vai trị, tầm ảnh hưởng và sự ứng dụng
của Marketing trong lĩnh vực khác nhau. Marketing nhằm đáp ứng nhu cầu
của khách hàng là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Đối với một đất nước đang phát triển và hội nhập như Việt Nam việc tiếp
cận khoa học kĩ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông là một tất
yếu và đi kèm với nó là những chiến lược Marketing. Thị trường Việt Nam
ngày càng trở nên năng động, người dân sử dụng điện thoại di động ngày một
nhiều hơn. Điều đó cho thấy thị trường mạng di động ở Việt Nam đang rất có
tiềm năng phát triển.
Đây là thị phần điện thoại ở Việt Nam năm 2012:

Nhằm giành thị phần, đảm bảo chỗ đứng của mình trên thị trường và

trong lòng khách hàng. Các mạng di động ở Việt Nam đã cạnh tranh gay gắt
với nhau. Vì vậy, chúng ta đã chứng kiến sự ra đi của thương hệu nổi tiếng tồn
cầu Beeline với sự rút vốn của cơng ty viễn thông Nga Vimpelcom liên doanh
với Tổng công ty Viễn thơng Tồn cầu (thuộc Bộ Cơng an) nhưng bên cạnh đó
lại có một số nhà mạng thành cơng trong cơng cuộc giành thị phần của mà tiêu
biểu chính là mạng di động Viettel. Sự thành công của Viettel là bài học kinh
4


nghiệm cho các mạng di động khác ở Việt Nam. Sau khi tìm hiểu chiến lược
Marketing của Viettel, chúng tơi nhận thấy sự cần thiết của Marketing ở thương
hiệu này và những nguyên nhân dẫn đến sự thành công của thương hiệu này
trên thị trường Việt Nam. Vì vậy, chúng tơi chọn đề tài: "Phân tích sự thành
cơng của thương hiệu nhà mạng di động Viettel ở Việt Nam".
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Nghiên cứu sự thành công trong lĩnh vực marketing của VIETTEL.

-

Sự đa dạng về dịch vụ và mục tiêu hướng đến nhiều nhóm khách hàng khác
nhau.

-

Các nhân tố dẫn đến sự thành công của VIETTEL.

-


Vị thế của VIETTEL trên thị trường Việt Nam và trên Quốc Tế.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài sử dụng phương
pháp nghiên cứu định lượng, thu thập cả nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp.
- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Sử dụng phương pháp định
lượng thông qua điều tra khảo sát (bảng hỏi).
- Điều tra khảo sát sẽ tiến hành nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
- Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua bảng hỏi:
+ Ưu điểm:
• Độ tin cậy cao, cập nhật kịp thời mọi thay đổi.
+ Nhược điểm:
•Tốn kém, mất nhiều thời gian.
• Phù thuộc vào ý thức của người đi khảo sát và người được khảo sát.
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:
• Tìm hiểu thơng qua sách báo các vấn đề liên quan đến vấn đề nghiên cứu
• Tìm hiểu thơng qua internet, các khóa luận trước.
• Tham khảo ý kiến bạn bè,người thân.
+ Ưu điểm:
- Dễ dàng tìm kiếm thu thập thông tin.
5


- Tiết kiệm được chi phí,thời gian.
+ Nhược điểm:
- Khơng cập nhật được sự thay đổi một cách kịp thời.
- Khả năng sai số cao vì được tổng hơp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu sự thành công của thương hiệu
Viettel.
- Đối tượng điều tra là sinh viên khóa K47 trường đại học kinh tế Huế sử

dụng dịch vụ Viettel.
- Phạm vi nghiên cứu không gian tại trường đại học kinh tế Huế.
- Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 03 đến tháng 04
năm 2015.

6


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở lý luận
1.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm và vai trò của marketing
1) Khái niệm marketing:
Theo nghĩa rộng thì marketing bao gồm tất cả các hoạt động được thiết
kế để tạo ra và thúc đẩy bất kì sự trao đổi nào nhằm thỏa mãn nhu cầu và
mong muốn của con người. Nói riêng nếu tổ chức là doanh nghiệp thì
marketing là quá trình làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
2) Khái niệm marketing dịch vụ và marketing hỗn hợp :
Marketing dịch vụ là sự thích nghi lý thuyết hệ thông vào thị trường dịch
vụ, bao gồm quá trình thu nhận, tìm hiểu, đánh giá và thỏa mãn nhu cầu thị
trường mục tiêu bằng hệ thống các chính sách, các biện pháp tác động vào
tồn bộ q trình tổ chức sản xuất Marketing hỗn hợp hay còn gọi là
Marketing - mix là tập hợp các phương tiện (công cụ) marketing có thể kiểm
sốt được mà doanh nghiệp phối hợp sử dụng để tạo nên sự đáp ứng cần thiết
trong thị trường mục tiêu nhằm đạt được mục tiêu marketing của mình
3) Vai trị của marketing đối với doanh nghiệp:
Marketing quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường.. Đối với doanh nghiệp dịch vụ
thì cần marketing dịch vụ, sử dụng mơ hình riêng đó là mơ hình 7P bao gồm:

Sản phẩm; Giá; Địa điểm; Truyền thông; Con người; Quy trình và Mơi trường
dịch vụ.
1.1.2. Khái niệm, chức năng của thị trường
1) Khái niệm:
Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua, bán, trao
đổi một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường.

7


Theo nghĩa rộng, thị trường là một hệ thống bao gồm người mua, người bán
một thứ hàng hóa, dịch vụ nào đó và mối quan hệ cung – cầu giữa họ tác động
qua lại, từ đó xác định giá cả, số lượng và chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
2) Các chức năng của thị trường:
- Chức năng thừa nhận
- Chức năng thực hiện
- Chức năng điều tiết, kích thích
- Chức năng thông tin
1.1.3. Khái niệm, sự cần thiết của việc phát triển thị trường
1) Khái niệm Phát triển thị trường: là cách thức, giải pháp mà doanh
nghiệp thực hiện nhằm tăng khối lượng sản phẩm dịch vụ tiêu thụ trên thị
trường.
2) Sự cần thiết phải phát triển thị trường của doanh nghiệp Bất kỳ doanh
nghiệp nào cũng đặt mục tiêu phát triển thị trường. Phát triển thị trường giúp
cho doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường, tăng doanh thu và mở rộng thị phần,
cuối cùng là nâng cao sức cạnh tranh.
1.2. Cơ sở lý thuyết về giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường
1.2.1. Lựa chọn phân khúc thị trường mục tiêu
1) Phân đoạn thị trường Phân đoạn thị trường là phân chia thị trường
thành những phần khác biệt bằng những tiêu thức thích hợp

2) Lựa chọn thị trường mục tiêu - Tập trung và đoạn thị trường thuận lợi
nhất để kinh doanh những sản phẩm thuận lợi nhất, cụ thể là tập trung phát
triển dịch vụ thông tin di động. - Chun mơn hóa theo khả năng - Chun
mơn hóa theo thị trường - Chun mơn hóa theo sản phẩm. - Bao phủ toàn bộ
thị trường với tất cả các loại sản phẩm khác nhau.
3) Định vị thị trường Định vị thị trường để xác định các lợi thế cạnh
tranh về sản phẩm so với đối thủ nhằm xây dựng chiến lược marketing có khả
năng tạo ra nhiều lợi thế cho doanh nghiệp.
8


1.2.2. Phát triển marketing – mix cho các phân khúc thị trường mục tiêu
Khi đã lựa chọn được phân khúc thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần
thực hiện marketing mix bằng cách phối hợp 4 yếu tố : sản phẩm, giá, phân
phối, xúc tiến để tác động làm thay đổi sức cầu thị trường về sản phẩm của
mình theo hướng có lợi cho kinh doanh.
II. Cơ sở thực tiễn
Khách hàng có xu hướng ngày một khó tính, họ ln mong muốn tìm
những sản phẩm, dịch vụ đảm bảo chất lượng và có mức giá phù hợp. Viettel
là có thể đáp ứng được nhu cầu đó. Với slogan: '' Hãy nói theo cách của bạn"
hay '' vì khách hàng trước, vì mình sau'' Viettel đã dần khẳng định vị rí của
mình trong lòng người dân Việt Nam cũng như quốc tế.

9


Chương II: PHÂN TÍCH SỰ THÀNH CƠNG
CỦA THƯƠNG HIỆU VIETTEL
2.1. Tổng quan về công ty VIETTEL
- Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) là công ty trực thuộc

Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 05 tháng 4
năm 2007, trên cơ sở sát nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định
Viettel và Điện thoại di động Viettel.
- Viettel với Slogan “Hãy nói theo cách của bạn” không chỉ đáp ứng
quan điểm hướng tới những nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng mà còn
thể hiện sự quan tâm lắng nghe của Viettel đối với nhu cầu đó. Mặt khác, đối
với chính nội bộ của Viettel, slogan này cũng thể hiện sự quan tâm, lắng nghe
đến các nhu cầu, ý kiến, ý tưởng sáng tạo của từng cá nhân và cho phép họ
được thể hiện theo cách riêng của mình.
- Ngồi ra Viettel cịn đạt được một số thành tựu nhất định như: Thương
hiệu mạnh nhất Việt Nam ngành hàng Bưu chính-Viễn thơng-Tin học, doanh
nghiệp đầu tiên phá thế độc quyền trong ngành Bưu chính Viễn thông ở Việt
Nam, mạng di động đứng đầu Việt Nam với việc cung cấp dịch vụ GPRS trên
toàn quốc, có 11 triệu thuê bao, và là một trong những mạng di động có tốc độ
phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless Intelligence bình chọn), số 1
về dịch vụ di động tại Việt Nam, là doanh nghiệp có số trạm nhiều nhất với
vùng phủ rộng nhất tại Việt Nam
- Tiếp cận và tận hưởng những công nghệ tiên tiến của thế giới: Viettel
mang đến cho khách hàng sự tự hào và tin tưởng tuyệt đối vì được tiếp cận và
sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực thơng tin liên lạc-với
chi phí hợp lý (tiết kiệm) nhất.
- Viettel là Tập đồn Viễn thơng và Cơng nghệ thông tin lớn nhất Việt
Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những cơng ty viễn thơng có tốc độ

10


phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 các cơng ty viễn thơng tồn
cầu về số lượng thuê bao. Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 7 quốc gia ở 3 Châu
lục gồm Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, với tổng dân số hơn 190 triệu. Năm

2012, Viettel đạt doanh thu 7 tỷ USD với hơn 60 triệu th bao trên tồn cầu.
2.2. Phân tích ma trận swot của Viettel
2.2.1. Điểm mạnh
2.2.1.1. Nguồn tài chính
Tuy tăng trưởng bùng nổ nhưng yếu tố tài chính của Viettel lại rất lành
mạnh khi vốn chủ sở hữu của tập đoàn là khoảng 50.000 tỷ đồng (Là doanh
nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước với số vốn điều lệ 50.000 tỷ
đồng), trong đó chỉ có khoảng 6.000 tỷ đồng còn nợ từ việc mua thiết bị trả
chậm. Hoạt động đầu tư của tập đoàn chủ yếu là từ nguồn vốn tự lực, ít phải
vay ngân hàng.
Như vậy Viettel là một doanh nghiệp có nguồn lực tài chính dồi dào, ổn
định.
2.2.1.2. Văn hóa cơng ty
Ngay từ những ngày đầu thành lập, khi khái niệm văn hóa kinh doanh
vẫn cịn mới mẻ và xa lạ với hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam, Viettel đã
có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nó, chủ động đi thuê tư vấn về
vấn đề này.
2.2.1.2.1. Triết lí kinh doanh
Khi được phỏng vấn về việc xây dựng triết lí kinh doanh để phục vụ kinh
doanh, ông Hùng cho biết: “Viettel xuất phát rất đơn giản, khi bắt tay vào xây
dựng thương hiệu cho Viettel, ban lãnh đạo chỉ láng máng cho rằng xây dựng
thương hiệu nghĩa là đi tìm một cái tên, một logo cho công ty. Chúng tôi đã
chọn một công ty tư vấn nước ngoài rất nổi tiếng trong lĩnh vực này, đó là JW
Thomson (JWT) – cơng ty quảng cáo lớn nhất thế giới có mặt tại Việt Nam.
Trị giá hợp đồng của Viettel và JWT khi đó là 45.000 USD, sở dĩ bỏ ra một số
tiền lớn như vậy là vì Ban giám đốc cho rằng chúng tơi đang đi làm câu
chuyện của 100 năm, chứ không phải là một vài năm chóng vánh”
11



“Rồi chúng tơi cứ thế chờ đợi” – vị Phó TGĐ của Viettel cười, khốt
tay vui vẻ nói: “Một ngày kia bên JWT họ mời chúng tôi đến họp, ở một nơi
rất sang trọng với đồ uống và những món ăn ngon. Nhưng thay vì đưa cho
chúng tơi cái thương hiệu mà chúng tôi đang chờ đợi, họ lại hỏi: Vậy triết lí
king doanh của các ơng là gì? Bạn biết khơng chúng tơi ai cũng ngỡ ngàng và
đó mới là lúc chúng tôi vỡ ra chữ cái đầu tiên rằng: Con người có triết lí sống,
Doanh nghiệp cũng cần phải có triết lí Kinh doanh.”
Như vậy con đường Viettel đã đi là do thực tiễn mách bảo. Giờ đây
Viettel đã xây dựng cho mình một Triết lí kinh doanh rất rõ ràng.:


Mục tiêu: Trở thành nhà khai thác dịch vụ bưu chính viễn thơng hàng
đầu tại Việt Nam và có tên tuổi trên thế giới.



Hệ thống giá trị:
- Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được
tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt.
Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày
càng hoàn hảo.
- Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. VIETTEL cam
kết tái đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất
kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo.
- Sẵn sàng hợp tác chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển.
- Chân thành với đồng nghiệp, cùng góp sức xây dựng ngơi nhà chung
Viettel.
2.2.1.2.2.Nội quy, quy tắc
Viettel có mơt hệ thống nội quy, quy tắc ứng xử trong cơng ty rất khoa
học hợp lí, rõ ràng và cũng không kém phần nghiêm minh. Thật vậy, bộ quy

tắc ứng xử của viettel bao gồm những mục rất thiết thực khơng chỉ với nhân
viên mà cịn với các cấp lãnh đạo:
12


- Người Viettel ứng xử tại nơi làm việc
- Ứng xử của người Viettel trong công việc
- Ứng xử giữa người Viettel và người Viettel
- Ứng xử của lãnh đạo Viettel
- Ứng xử giữa người Viettel và khách hàng
- Ứng xử giữa người Viettel và đối tác
- Hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử
2.2.1.2.3. Logo
Đơn giản nhưng cũng không kém phần ý nghĩa.

- Logo được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy từ hình tượng dấu ngoặc kép.
Khi bạn trân trọng câu nói của ai đó, bạn sẽ trích dẫn trong dấu ngoặc kép.
Điều này cũng phù hợp với Tầm nhìn thương hiệu và Slogan mà Viettel đã lựa
chọn. Viettel quan tâm và trân trọng từng nhu cầu cá nhân của mỗi khách hàng.
- Logo Viettel mang hình elip được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn,
nét lớn lại đến nét nhỏ tạo thành hình elipse biểu tượng cho sự chuyển động
liên tục, sáng tạo không ngừng (Văn hóa phương Tây) và cũng biểu tượng cho
âm dương hịa quyện vào nhau (Văn hóa phương Đơng).
- Ba màu trên logo cũng có những ý nghĩa đặc biệt: màu xanh (thiên),
màu vàng (địa), và màu trắng (nhân). Sự kết hợp giao hòa giữa trời, đất và
con người thể hiện cho sự phát triển bền vững của thương hiệu Viettel.
2.2.1.2.4 Tiêu chí tiếp cận kinh doanh
Thành cơng của thương hiệu Viettel còn do hai nguyên nhân bao trùm

13



khác. Đó là một chiến lược định vị và tiêu chí tiếp cận kinh doanh “vì khách
hàng trước, vì mình sau”.
Chiến lược định vị: giá thấp, linh loạt trong quảng bá hình ảnh và đặc
biệt là có hẳn sách lược chăm sóc khách hàng một cách thân thiện, tận tình là
một chiến lược kinh doanh rất đúng đắn. Đây có thể coi là cách định vị tối ưu
nhất cho một mạng di động trong bối cảnh thị trường di động VN cách đây 2 3 năm (S-Fone tuy ra trước đã không làm điều này).
Bên cạnh chiến lược định vị đúng, Viettel cịn thể hiện lối tư duy kinh
doanh “vì khách hàng trước, vì mình sau” tuy chưa đậm nét và đạt tới mức độ
cao nhưng đã tạo được sự tin cậy trong người tiêu dùng. Các gói cước tính có
lợi cho khách hàng, các cách chăm sóc khách hàng tốt, các tiện ích mang lại
giá trị ngoại sinh cho khách hàng như chọn số... thật sự đã góp phần làm cho
Viettel thành công hơn.
Trên đây là một số đặc điểm tiêu biểu của nền văn hóa doanh nghiệp
Viettel.Từ đó ta thấy được Viettel đã và đang nỗ nực xây dựng được một nền
tảng văn hóa doanh nghiệp đặc sắc. Nó chính là phương tiện để giáo dục, phát
triển nguồn nhân lực và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh
nghiệp.Từ đó nó góp phần tạo ra sự phát triển bền vững cho Viettel.
2.2.1.3. Hình ảnh cơng ty
- Với triết lý kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội, trong năm
2009, Tập đồn Viễn thơng Qn đội (Viettel) tiếp tục đẩy mạnh các hoạt
động xã hội cả về tổng số kinh phí cũng như hình thức các chương trình.
- Thương hiệu Viettel hiện nay rất sáng, đầy thiện cảm trong con mắt
của người tiêu dùng bởi triết lý kinh doanh bền vững, hướng tới cộng đồng xã
hội. Nông dân, học sinh, sinh viên, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nơi
khó khăn, gian khổ… những đối tượng, những nơi mà với con mắt của hầu
hết giới kinh doanh là “xương xẩu”, ít cơ hội để kiếm lời thì Viettel lại tập
trung cơng sức, nhân lực để chăm sóc, phát triển mạng lưới. Hiện nay, thật là
14



tiện lợi, khi đến miền biên cương xa thẳm, ra hải đảo, hay vào những vùng
sâu xa, thưa thớt bóng người, ta có vẫn có thể sử dụng điện thoại di động và
các dịch vụ viễn thông của Viettel. Thật khâm phục những chương trình như
đưa internet miễn phí tới tất cả các trường học trên cả nước, cấp điện thoại để
bàn miễn phí cho khoảng 10 triệu hộ nơng dân… Thật xúc động với các
chương trình phẫu thuật nhân đạo “Trái tim cho em” dành cho trẻ em nghèo bị
bệnh tim, chương trình truyền hình “Như chưa hề có cuộc chia ly” giúp các
gia đình tìm người thân bị thất lạc, chương trình “Chúng tơi là chiến sĩ” giúp
xã hội hiểu biết hơn về quân đội, về Bộ đội Cụ Hồ...
- Khơng chỉ hồn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Viettel còn
giữ vai trò ngày càng quan trọng trong nhiệm vụ quốc phịng - an ninh:
Phủ sóng viễn thơng cho 100% đồn biên phịng, cho quần đảo Trường Sa; phủ
sóng dọc dun hải với bán kính ra biển 100km; hỗ trợ Bộ Quốc phòng xây
dựng một đường trục mới và nâng cấp đường trục cũ; bước đầu sản xuất
thành công thiết bị thông tin quân sự...
Với một hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng, đối tác, và xã hội,
Viettel đang ngày càng nhận được nhiều sự tín nhiệm. Từ đó có được điều
kiện để phát triển mạnh mẽ hơn.
2.2.1.4.Cơ cấu tổ chức
- Cơ cấu tổ chức của Viettel bao gồm công ty mẹ và các công ty con,
trong đó, Tập đồn Viễn thơng Qn đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế
quốc phòng 100% vốn Nhà nước có tư cách là cơng ty mẹ, và bên cạnh đó sẽ
có một số Tổng cơng ty thành viên. Cơng ty mẹ có tư cách pháp nhân, có con
dấu, biểu tượng và Điều lệ tổ chức và hoạt động riêng; được mở tài khoản tại
Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài theo
quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý
và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội.


15


- Khơng giống những tập đồn kinh tế khác, Viettel sẽ khơng có hội đồng
quản trị, việc điều hành hoạt động của Tập đoàn sẽ do Ban Giám đốc, đứng
đầu là Tổng Giám đốc Tập đoàn (do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm sau
khi được Thủ tướng chấp thuận) quyết định.
Tổ chức quản lý, điều hành của Tập đoàn Viễn thông Quân đội gồm:
a) Quản lý và điều hành Tập đồn Viễn thơng Qn đội: Tổng giám đốc
Tập đồn;
b) Giúp việc Tổng giám đốc có các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng;
c) Bộ máy giúp việc cho Tập đồn là các phịng ban nghiệp vụ;
2.2.1.5. Thị phần
2.2.1.5.1. Thị trường nội địa
Với 10 năm gia nhập thị trường, Viettel Telecom đã có hơn 50 triệu
khách hàng chiếm tới 42% thị phần di động của cả nước. Với 1 đất nước có
hơn 86 triệu dân mà có tới 7 cơng ty viễn thơng mà viettel Telecom đã có thị
phần tới 42% cho thấy Viettel Telecom là 1 công ty chủ chốt trong lĩnh vực
truyền thông ở Việt Nam.
2.2.1.5.2. Thị trường quốc tế
Gần đây thị trường mục tiêu của Viettel đang mở rộng hơn bao giờ hết.
Với phương châm: hãy nói theo cách của ban, viettel đang càng mang tiếng
nói Việt đến gần hơn với thế giới.
Đầu tư quy mô nhất phải kể đến khi Viettel khai trương mạng Metfone
cách đây tròn một năm. Gần như ngay lập tức, Viettel Cambodia đã đứng số 1
về mạng lưới chỉ sau 6 tháng chính thức kinh doanh, với 42% số lượng trạm
BTS, 88% chiều dài cáp quang và đứng thứ 2 về số thuê bao.
Mới đây Viettel công bố mục tiêu đến năm 2011 không những chiếm
46% thị phần thuê bao cố định, 90% thị phần thuê bao di động, mà còn
“chiếm 90% thị phần ADSL tại thị trường Campuchia”.


16


Từ ngày 1/6/2009, Viettel Cambodia đã trở thành doanh nghiệp đầu
tiên cung cấp đa dịch vụ viễn thông tại Campuchia bao gồm thuê kênh, VoIP,
Internet ADSL, di động, cố định.
- Viettel Telecom là 1 công ty chiếm thị phần tương đối lớn trong các
thị trường mà cơng ty có mặt.
2.2.1.6.Danh tiếng thương hiệu
- Cuối năm 2006, Viettel được đánh giá là thương hiệu nổi tiếng nhất
Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ bưu chính viễn thơng do VCCI phối hợp với
Công ty Life Media và Công ty nghiên cứu thị trường AC Nielsen tổ chức.
- Năm 2007, lần đầu tiên một doanh nghiệp viễn thông Việt Nam lọt
vào Top 20 mạng di động phát triển nhanh nhất thế giới – Tốc độ tăng trưởng
lớn nhất với mức tăng trưởng năm sau cao gấp 2,5 lần năm trước, và đạt vị trí
62/100 nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất thế giới theo tổ chức Wirless
Intelligence.
- Đặc biệt, Viettel đã khẳng định tên tuổi của mình trên bản đồ viễn
thơng thế giới với một loạt giải thưởng: Tháng 10/2008, tập đồn truyền thơng
Terrapin (Anh), sở hữu tạp chí Total Telecom, đã bình chọn Viettel là 1 trong
4 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất ở các quốc gia đang phát triển
trong khuôn khổ giải thưởng Viễn thông thế giới (World Communication
Awards – WCA); Tháng 12/2008, Viettel được Informa Telecoms and Media –
một Cơng ty có uy tín hàng đầu thế giới về phân thích viễn thơng, đánh giá
xếp hạng thứ 83 trong số 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới, đứng
trên cả Singapore Telecom là Công ty viễn thông lớn nhất Asean.
- Năm 2009, Viettel là doanh nghiệp viễn thông trong nước đầu tiên
nhận được các giải thưởng quốc tế “Nhà cung cấp dịch vụ viễn thơng tốt nhất
khu vực châu Á Thái Bình Dương” tại cá nước đang phát triển (Frost &

Sullivan); và “Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất thế giới tại các nước
đang phát triển – tại Giải thưởng Truyền thông Thế giới WCA 2009”; Tổ chức
Wireless Intelligence xếp hạng đứng thứ 31 thế giới về thuê bao di động.
17


2.2.1.7. Hiệu quả hoạt động - Năng lực hoạt động
- Trong số 3 nhà mạng chủ chốt của Việt Nam hiện nay,Viettel là doanh
nghiệp có tuổi đời non trẻ chỉ với hơn 10 năm, tuy nhiên đã sớm vươn lên một
cách thần kì để sánh vai với Tập đồn VNPT- doanh nghiệp có tuổi đời trên
60 năm - “cha đẻ” của hai nhà mạng Mobifone và Vinaphone.
- Trong nhiệm kỳ 2005-2010, Đại hội đại biểu Đảng bộ tập đoàn đặt
mục tiêu doanh thu đến năm 2010 đạt khoảng 17.000 tỷ đồng. Vào thời điểm
đó, con số nêu trên đã là mơ ước, bởi doanh thu của Viettel lúc ấy chỉ đạt hơn
3.100 tỷ đồng. Với xuất phát điểm ấy, có lẽ những người lạc quan nhất cũng
chưa thể tưởng tượng được mục tiêu đầy khả quan về doanh thu năm 2010
của tập đoàn là đạt khoảng 90.000 tỷ đồng, gấp 5,3 lần so với nghị quyết đề
ra. Các chỉ số khác cũng đều vượt nhiều lần so với nghị quyết: Lợi nhuận
14.000 tỷ đồng (gấp 5,6 lần mục tiêu), nộp ngân sách Nhà nước 7.000 tỷ đồng
(gấp 3,5 lần mục tiêu), thuê bao 36 triệu (gấp 4 lần mục tiêu), trạm phát sóng
35.000 trạm (gấp 4 lần mục tiêu), mạng cáp quang 100.000 trạm (gấp 3 lần
mục tiêu)…

18


Biểu 1: Lợi nhuận của Công ty viễn thông quân đội Viettel
giai đoạn 2000-2007

Biểu 2: Số lượng nhân viên của công ty viễn thông quân đội Viettel

19


giai đoạn 2000-2010

Biểu 3: Số lượng các thuê bao dịch vụ viễn thông
2.2.1.8. Nguồn nhân lực
Đội ngũ nhân viên trẻ và năng động.
Nghiên cứu của Markcom Research & Consulting về thị trường viễn
thông VN và động thái cạnh tranh của từng nhà cung cấp dịch vụ trên thị
trường trong ba năm qua cho phép đánh giá 50% thành công của Viettel là do
khai thác hiệu quả sự lơi lỏng (nếu khơng muốn nói là sai lầm) của đối thủ về
marketing và 50% là do nỗ lực của đội ngũ nhân viên năng động.
2.2.2. Điểm yếu
2.2.2.1. Thời gian hoạt động
- Được thành lập vào năm 1989, với tên ban đầu là Tổng công ty Điện
tử Thiết bị Thông tin và đến năm 2003, đã được đổi tên thành công ty Viễn
thông Quân đội (Viettel), hoạt động trong các lĩnh vực điện tử, viễn thông,
công nghệ thông tin, Internet. Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa và kinh doanh các
thiết bị điện tử thông tin, angten thu phát vi ba số. Đồng thời, khảo sát, thiết
20


kế, lắp dự án cơng trình bưu chính viễn thơng.
So với 65 năm xây dựng và phát triển của Tập đồn Bưu chính Viễn
thơng Việt Nam ( VNPT) thì cịn quá non trẻ.
- Về mạng Viettel, Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc
Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 05/4/2007, trên
cở sở sát nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện
thoại di động Viettel. Vậy hoạt động được 6 năm, so với đối thủ cạnh tranh là

Mobifone (1993) và Vinaphone (1997) thì có ít năm kinh nghiệm.
2.2.2.2. Kế hoạch, chiến lược và thực hiện
Theo loại hình cơng ty mẹ công ty con, nên Viettel đã hoạt động trong
nhiền lĩnh vực. Tuy nhiên, đầu tư thiên về chiều rộng, chưa chú trọng về
chiều sâu.
Các hoạt động như : cung cấp dịch vụ Viễn thơng, Truyền dẫn; Bưu
chính; Phân phối thiết bị đầu cuối; Đầu tư tài chính; Truyền thơng; Đầu tư Bất
động sản; Xuất nhập khẩu; Đầu tư nước ngoài
Nhưng mọi người mới chỉ biết đến viettel cung cấp dịch vụ viễn thông
2.2.2.3. Công tác nhân lực
- Đào tạo nhân viên sao cho đúng với mục tiêu, chiến lược của cơng ty
đang là một bài tốn khó cho các doanh nghiêp trong đó có Viettel. Theo
ICTnews Đa số các doanh nghiệp bưu chính đang gặp khó khăn xuất phát từ
việc đào tạo thiếu bài bản, chuyên nghiệp. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng
giám đốc Viettel, cho biết, trong việc đào tạo nhân viên Viettel đã từng thử
qua rất nhiều phương thức, từ cách học tập trung tại tổng công ty đến cách
học phân tán tại các công ty thành viên, các chi nhánh cấp tỉnh; từ thầy giảng
- trò nghe, đến việc cả thầy và trò cùng học... mà kết quả vẫn không như
mong muốn.
- Tuyển dụng: Một số chi nhánh cịn tuyển dụng, sa thải mâp mờ,
khơng rõ ràng khiến người lao động hiểu nhầm.

21


- Chăm sóc nhân viên: Lương trả cho nhân viên là cao so với các nhà
mạng, nhưng dao động chứ khơng cố định, nó phụ thuộc vào doanh thu của
chi nhánh và cơng việc mà bạn đóng góp. Họ phải bắt buộc làm vào thứ 7.
2.2.2.4. Công tác Marketing
- Thực hiện việc quảng cáo mập mờ, khiến người tiêu dùng hiểu nhầm.

Khuyến mãi của Viettel khiến nhiều người bức xúc. Tuy nhiên, điều gây nhiều
người dân bức xúc đó chính là giá trị khuyến mãi của chương trình bị quy đổi
ra số phút gọi và tin nhắn tặng vào tài khoản. Không những vậy, phần quà
khuyến mãi sẽ phụ thuộc vào từng mệnh giá thẻ mà có thời gian sử dụng tối
đa là trong bao lâu. Điều này buộc người dùng phải thực hiện hết số phần quà
khuyến mãi đó nếu khơng sẽ bị xóa sau khi hết hạn. Đó là chưa kể nhiều
người không đọc được nội dung khuyến mãi trên website của hãng nên không
để ý đến thời hạn cuối của số phần thưởng của mình, đến ngày hết hạn chẳng
biết vì sao phần quà của mình biến đi đâu mất. Trong nội dung tin nhắn thông
báo tiền khuyến mãi đến khách hàng (kiểm tra bằng lệnh *102#), Viettel chỉ
vỏn vẹn thơng báo với nội dung: “Bạn có .... giây gọi nội mạng,.... Bạn có ....
tin nhắn nội mạng”. Vậy liệu ai biết được số thời gian hưởng khuyến mãi là
bao lâu cơ chứ. Mập mờ như vậy, khách hàng vẫn là người phải chịu thiệt.
Thử hỏi, với quà tặng là 150% giá trị thẻ cào trong thời gian ngắn đó thì khác
nào Viettel đã buộc khách hàng của mình trong thời gian ngắn phải thực hiện
nhiều những cuộc gọi, tin nhắn đến bạn bè, người thân,... có phải là phí phạm
q hay khơng? Tại sao khơng cộng tiền khuyến mãi vào tài khoản người
dùng, hay kéo dài thời gian khuyến mãi hoặc ít ra cũng phải thơng tin một
cách đầy đủ nội dung phần khuyến mãi đến người dùng.
- Đây là chuyện từ năm 2009, do quảng cáo mập mờ khiến khách hàng
hiểu nhầm dẫn đến cảm thấy bị lừa. Viettel đã đẩy hàng triệu khách hàng rơi
vào tình cảnh dở khóc dở cười, mất niềm tin nơi Viettel. Gần đây, một quảng
cáo mập mờ, không rõ ràng tiếp tục được đăng. Dcom 3G quảng cáo mức
cước 30.000 VNĐ/tháng free 600 MB, Tốc độ duyệt web của D-com 3G tạm

22


chấp nhận được nhưng khi xem phim trực tuyến hoặc tải file có dung lượng
lớn thì vẫn cịn kém xa ADSL khách hàng sẽ lầm tưởng, thực tế dùng có 2 tối

đọc mail và xem một số đoạn video đã mất mấy chục ngàn free 600 MB
không đủ để xem nửa cuốn phim. D-com 3G này tính tiền theo dung lượng,
khi quảng cáo đã khơng nói rõ.
Như vậy, cơng tác Marketing của Viettel còn kém chuyên nghiệp, gây
phản cảm với người dùng. Nếu còn tiếp tục chắc chắn Viettel sẽ mất đi nhiều
khách hàng.
2.2.2.5. Chất lượng sản phẩm
Tuy được đầu tư nhiều công nghệ nhưng các dich vụ của Viettel cịn tồn
tại một số thiếu sót, sự cố như rớt mạng, tính tiền sai và khó hiểu,…
- Dịch vụ internet: Gần đây Viettel mới đưa ra dịch vụ 3G để cạnh tranh
với vnpt và Vinaphone, được rất nhiều người mong đợi. Nhưng do mới đưa
vào hoạt động nên chất lượng không được như khách hàng mong muốn.
Chẳng hạn như tốc độ 3G cịn chậm, khơng ổn định.
- Chất lượng thẻ cào: Thời điểm cuối năm 2010, rất nhiều thuê bao trả
trước của Viettel đã phải chật vật, mất thời gian đến cửa hàng Viettel đổi thẻ
cào đã mua về nhưng khơng thể nạp tiền vào máy.
2.2.2.6. Chăm sóc khách hàng
Tuy được đào tạo, nhưng một số nhân viên ở các chi nhánh có các biểu
hiện với khách hàng cịn phải xem xét, đánh giá. Nhiều người sau khi tiếp xúc
với nhân viên của Viettel thấy họ khơng nhiệt tình với khách hàng, trả lời thắc
mắc khơng rõ ràng….
Viettel có nhiều chương trình cho thuê bao trả trước hơn thuê bao trả
sau. Mà chính những thuê bao trả sau mới là nguồn thu cố định, vậy nên,
Viettel cần có nhiều sự chăm sóc các thuê bao trả sau hơn đề giữ được các
khách hàng tiềm năng này.
2.2.3. Cơ hội
2.2.3.1. Nhu cầu thị trường còn nhiều tiềm năng khai thác

23



- Càng ngày Việt Nam càng hội nhập kinh tế quốc tế, đây là cơ hội mà
cũng là thách thức với Viettel. Khi hội nhập, các rào cản giữa các quốc gia
cũng được hạn chế hơn, dễ dàng khai thác các cơng nghệ hiện đại hơn. Mặt
khác, Viettel chính là cái tên tiêu biểu nhất trong năm 2010 trong chuyện đầu
tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Các nước như Lào, Campuchia,
Myanmar,… thị trường còn non trẻ, dân số đông, chưa nhiều doanh nghiệp
khai thác, các thị trường đang phát triển, về cả kinh tế lẫn viễn thông chính là
một cơ hội để ngỏ cho Viettel, nhất là khi các rào cản về luật pháp, thuế quan,
văn hóa cũng dần dần giảm đi, do quá trình hội nhập và tồn cầu hóa. Theo
ước tính của một số chun gia hàng đầu nước ngồi đến năm 2020 sẽ có
khoảng 50 tỷ thiết bị kết nối di động trên toàn thế giới. như vậy sẽ còn rất
nhiều cơ hội cho thị trường viễn thông phát triển đặc biệt đối với một doanh
nghiệp lớn như Viettel thì đó sẽ là cơ hội để Viettel gia nhập thị trường thế
giới. ngay trong 2010 Viettel đã bắt đầu tiến hành mở rộng thị trường sang
Lào cà Campuchia. Điều này chứng tỏ cơ hội để Viettel khẳng định mình trên
sân nhà cũng như sân chơi quốc tế còn rất nhiều.
- Cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao, mức sống của
người dân được cải thiện hơn rất nhiều chính vì vậy nhu cầu thông tin, liên lạc
trao đổi ngày càng tăng hay đồng nghĩa với việc người dân có nhu cầu sử
dụng công nghệ thông tin cao hơn. Đây là cơ hội lớn cho Viettel, thị trường
viễn thơng cịn rất nhiều các khoảng trống chưa được khai thác, cũng như sự
tăng lên chóng mặt của nhu cầu sử dụng cơng nghệ thơng tin.
- Hiện Việt Nam là một trong những thị trường viễn thông phát triển
nhanh nhất thế giới. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, trong năm 2010,
tổng số thuê bao điện thoại của cả nước đạt 170,1 triệu, trong đó các hãng
viễn thơng phát triển mới 44,5 triệu. Mật độ điện thoại các loại đạt 180,7
máy/100 dân. Trong số 170,1 triệu thuê bao, chỉ có 16,4 triệu là điện thoại cố
định, còn lại gần 154 triệu là di động. Tốc độ phát triển mới của điện thoại cố
24



định chỉ 5,1% trong khi di động là 39,8%. Do di động chiếm đa số nên tính
trung bình, tốc độ phát triển mới thuê bao điện thoại năm 2010 đạt tỷ lệ 35%.
Cũng theo số liệu của Tổng Cục thống kê, trong năm 2010, số lượng thuê bao
Internet của Việt Nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Tính đến cuối tháng
12/2010, cả nước đã có 3,77 triệu thuê bao, tăng 27,4% so với cuối năm 2009.
Số người sử dụng Internet tính đến cuối năm 2010 ước đạt 27,4 triệu lượt
người, tăng 20,2% so với thời điểm cuối năm 2009. Sự phát triển mạnh mẽ
của các dịch vụ thông tin di động, ADSL cho thấy tiềm năng to lớn của thị
trường viễn thông Việt Nam và dự báo các dịch vụ ấy sẽ còn đạt mức tăng
trưởng cao hơn trong những năm tới. Mặc dù phải chịu ảnh hưởng tiêu cực
của cuộc suy thối kinh tế tồn cầu, nhưng theo nhận định của các chuyên gia
thì tiềm năng phát triển Internet và viễn thơng của Việt Nam cịn rất lớn. Do
đó Viettel cịn rất nhiều cơ hội để tiếp tục mở rộng thị trường, thực hiện các
chiến lược phát triển bền vững.
2.2.3.2. Chính sách phát triển của Chính phủ.
- Tại Việt Nam, chính phủ cũng ban hành nhiều quy định, thông tư
nhằm tập trung nguồn lực và tạo điều kiện để ngành công nghệ thông tin và
viễn thông phát triển. xu thế cổ phần hóa và việc ra đời chính thức của Luật
viễn thông, luật tần số vô tuyền đang mở ra những cơ hội đầu tư mới vào
ngành viễn thông Việt nam. Một trong những mục tiêu quan trọng của phát
triển kinh tế của Nam là đặt mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ đứng thứ 60
trong các bảng xếp hạng của ITU về CNTT; Tổng doanh thu lĩnh vực CNTT
chiếm tỉ trọng 20 - 23% trong GDP; Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm
lớn hơn 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP.Gần hơn, mục tiêu tổng quát đưa ra đến
năm 2015 Việt Nam đứng thứ 70 trở lên trong các bảng xếp hạng của Liên
minh Viễn thông quốc tế (ITU) về CNTT; Tổng doanh thu lĩnh vực CNTT
chiếm tỷ trọng 17 - 20% trong GDP; Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm
gấp từ 2 - 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP.Theo hoạch định, để đạt được các


25


×