Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phương pháp dạy học thơ mới cho học sinh trung học phổ thông từ góc độ đặng trưng thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HỒ THU QUYÊN

PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THƠ MỚI
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
TỪ GĨC ĐỘ ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học
(Bộ môn Ngữ văn)
Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN KHÁNH THÀNH

HÀ NỘI - 2011

1


Lời cảm ơn
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn và sự kính trọng
tới Ban Giám Hiệu, cùng các Thầy, Cô và cán bộ các Phòng - Ban Trường Đại
học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều
kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề
tài nghiên cứu của mình.
Đặc biệt, tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Trần
Khánh Thành - người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tác
giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.


Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu và đội
ngũ giáo viên Trường THPT Yên Hoà và trường THPT Nhân Chính đã tạo
điều kiện về thời gian, vật chất, tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình
nghiên cứu đề tài.
Tác giả xin cảm ơn gia đình, bàn bè, đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ,
động viên tác giả hồn thành khóa học và luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận văn khơng tránh khỏi thiếu sót,
tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các Thầy, Cô, các bạn đồng
nghiệp và những người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2011
Tác giả

Hồ Thu Quyên

2


DANH TỪ VIẾT TẮT

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

NXB


Nhà xuất bản

SGK

Sách giáo khoa

THPT

Trung học phổ thơng

VD

Ví dụ

3


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 4
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 6
6. Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIẢNG DẠY THƠ MỚI
1932 - 1945 TRONG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI................................................................ 7
1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học .............................................. 7

1.2. Thơ mới và hướng tiếp cận từ góc độ đặc trưng thể loại ......................... 9
1.2.1. Quan niệm về thể loại ........................................................................... 9
1.2.2. Sự phân chia thể loại .............................................................................11
1.2.3. Đặc trưng thơ trữ tình ............................................................................15
1.2.4. Đặc trưng Thơ mới ................................................................................19
1.2.5. Dạy học Thơ mới theo đặc trưng thể loại ..............................................31
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC THƠ MỚI TRONG NHÀ
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY VÀ ĐỊNH
35
HƢỚNG ĐỔI MỚI TỪ HƢỚNG TIẾP CẬN ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI
2.1. Thực trạng dạy học Thơ mới ở trường trung học phổ thơng hiện nay ............35
2.1.1. Vị trí của Thơ mới trong chương trình dạy học văn ở nhà trường
phổ thông hiện nay ...........................................................................................35
2.1.2. Tài liệu hướng dẫn về giảng dạy Thơ mới cho giáo viên trong
các nhà trường phổ thông ................................................................................37
2.1.3. Thực tiễn giảng dạy Thơ mới hiện nay..................................................40
2.2. Hướng tiếp cận tác phẩm Thơ mới từ góc độ đặc trưng thể loại ..............47
2.2.1. Thể hiện nhạc điệu của tác phẩm thơ qua đọc sáng tạo ........................47
2.2.2. Phân tích tâm trạng và cảm nghĩ của các nhân vật trữ tình ..................54
2.2.3. Từ cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật trữ tình khái quát nội
dung triết lý của tác phẩm thơ .........................................................................67

4


69
Chƣơng 3: GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm .........................................................69
3.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm ...............................................69
3.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ........................................................70

3.2.2. Thời gian thực nghiệm ...........................................................................70
3.3. Quy trình thực nghiệm ..............................................................................71
3.3.1. Nội dung thực nghiệm ..........................................................................71
3.3.2. Cách thức tiến hành ..............................................................................71
3.3.3. Thiết kế thể nghiệm ...............................................................................72
3.3.4. Kết quả thực nghiệm ..............................................................................106
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................109
1. Kết luận ........................................................................................................109
2. Khuyến nghị .................................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................112
PHỤ LỤC

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trước yêu cầu cấp bách của giáo dục ở bậc THPT trong hệ thống giáo dục
phổ thông ở nước ta hiện nay nhằm vươn tới, đuổi kịp và hoà nhập với xu thế
phát triển giáo dục trung học trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực,
vấn đề đổi mới PPDH đã trở thành một địi hỏi bức thiết, khơng thể trì hỗn.
Với mục tiêu giáo dục phổ thơng là “giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá
nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học
sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc” [1, tr.8].
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: “Phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với

đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học:
bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh” [1, tr.8].
Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là
thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương pháp
dạy học tích cực”. Cần đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của giáo viên
và học sinh, đổi mới hình thức tổ chức dạy học. Lâu nay dạy văn trong nhà
trường vẫn được áp dụng phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều. Với
phương pháp này, chúng ta mới chỉ chú ý đến lao động sáng tạo của giáo viên
trong quá trình giảng văn, chú ý đến sự tiếp nhận, cảm thụ mang tính chất cá
nhân của giáo viên. Cịn học sinh được coi là khách thể, là đối tượng tiếp thụ.
Hơn nữa lâu nay, chúng ta quan niệm tác phẩm văn chương là một sản phẩm
do nhà văn hoàn toàn quyết định. Từ quan niệm này, tác phẩm văn học được
1


xem như một đối tượng độc lập với người tiếp nhận. Nghĩa là coi tác phẩm văn
học như một sự vật với những đặc điểm xác định, những giá trị bất biến có thể
mơ tả, truyền đạt, phân tích một cách rạch ròi, triệt để. Trong những giờ giảng
như vậy, hiệu quả sẽ không cao và rồi niềm khát khao được khám phá vẻ đẹp
văn chương của học sinh cũng dần bị mai một đi. Như vậy việc đổi mới
phương pháp dạy học phù hợp để tạo sự hứng thú cho học sinh trong việc tiếp
nhận tác phẩm văn chương là một việc làm hết sức quan trọng. Sử dụng
phương pháp dạy học tích cực sẽ bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học,
khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống
một cách hiệu quả nhất.
1.2. Văn học vừa là một khoa học đồng thời cũng là bộ môn nghệ thuật đầy
phức tạp. Văn học thực sự trở thành chất dinh dưỡng tâm hồn, là chặng đường
mà con người đi tìm hạnh phúc để sống tốt hơn, mở rộng hiểu biết, trí tưởng

tượng, đưa ta tới những chân trời mà khơng có văn chương con người khơng
thể cảm và thấy được. Có thể coi dạy văn là một nghệ thuật, nghệ thuật cảm
thụ cái đẹp và phơ diễn cái đẹp, nó lắng đọng trong tâm hồn, là khát vọng vươn
tới chân, thiện, mỹ. Người giáo viên dạy văn là chiếc cầu nối không thể thiếu
để học sinh đến được với những giá trị đích thực của tác phẩm văn chương.
Bằng tâm huyết, tri thức và khả năng sư phạm của mình, người thầy sẽ đem
đến cho học sinh những điều mới mẻ, củng cố niềm tin, sự hứng thú, khơi dậy
niềm đam mê và tình yêu văn học, để rồi văn học chiếm vị trí xứng đáng trong
hành trang tri thức của các em. Cũng từ đây, các em sẽ lớn dần lên qua những
giờ dạy văn hiệu quả ấy, bởi văn học nghệ thuật chân chính có khả năng thanh
lọc tâm hồn con người, thấy yêu đời, yêu người.
M. Bakhtin, nhà lý luận phê bình Nga nở i tiế ng, cây đa ̣i thu ̣ về lý luận thể
loại đã khẳng định rằng : “Thể loại phải là nhân v ật chính của tấ n bi ki ̣ch li ̣ch
sử văn học [...] Lịch sử văn học trước hết là lịch sử hình thành , phát triển và
tương tác giữa các thể loại” [3, tr.7-8]. Lịch sử phát triển văn học đã chứng

2


minh điề u đó và trong đời sớ ng văn ho ̣c hơm nay , việc tìm hiể u đ ặc trưng của
các thể loa ̣i văn ho ̣c cà ng trở nên quan tro ̣ng và cầ n thiế t hơn bao giờ hế t . Đó
sẽ là chìa khóa để khám phá những giá trị đích thực của từng tác phẩm cụ thể ,
cùng với sự v ận động và phát triể n của m ột nề n văn ho ̣c . Muố n nghiên cứu ,
giảng dạy thành cơn g một văn bản văn ho ̣c thì vấ n đề loa ̣i thể là m

ột trong

những vấ n đề cầ n quan tâm hàng đầ u . Vì nói đế n thể loa ̣i văn ho ̣c là nói đế n
tính chỉnh thể trong m ột tác phẩ m với sự thố ng nhấ t giữa m ột nội dung nhấ t
đinh

̣ với m ột hình thức nhấ t đinh
̣ . Mỗi văn bản văn ho ̣c chỉ tồ n ta ̣i ở m ột thể
loại và biể u hi ện chủ yế u tính chấ t của m ột loa ̣i hình văn ho ̣c nhấ t đinh
̣ . Điề u
đó nhấ t thiế t địi hỏi phải có những phương pháp, biện pháp da ̣y ho ̣c phù hơ ̣p..
1.3. Thực tế cho thấy rằng, việc dạy văn nói chung và Thơ mới nói riêng trong
nhà trường THPT hiện nay gặp những trở ngại nhất định, trong đó phải kể đến
là khó khăn về phương pháp dạy học. Nhiều khi giáo viên không thể làm bật
được đặc trưng thể loại, thế giới cảm xúc của tác giả gửi gắm trong văn bản.
Phương pháp dạy học mới đặt ra yêu cầu thay thế và đổi mới phương
pháp dạy học cũ để thực sự lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học.
Giờ học văn phải là một giờ học sơi nổi, có khơng khí văn chương và đem lại
niềm say mê, hứng thú cho học sinh. Giáo viên phải là người thắp sáng ngọn
hải đăng trí tuệ trong tâm hồn các em, để văn chương đối với các em thực sự
lung linh, thật sự khơi dậy trong các em những khát vọng được sống, được học
tập và được cống hiến cho xã hội, để các em đến với tác phẩm như đến với một
thế giới mới lạ đầy hấp dẫn để tìm hiểu khám phá, để say mê, để “thoả mãn
nhu cầu về cái đẹp”. Giáo viên dạy văn là chiếc cầu nối giữa nhà văn và bạn
đọc-học sinh, là người “nối tâm hồn với những tâm hồn”. Để hồn thành sứ
mệnh đó, người giáo viên cần phải có phương pháp để dẫn dắt học sinh thâm
nhập từng bước vào tác phẩm để nắm bắt đúng tín hiệu, những điểm sáng thẩm
mĩ trong mỗi thi phẩm. Vì thế giáo viên phải lựa chọn cho mình những phương
pháp dạy học tối ưu nhất để dạy thơ nói chung và Thơ mới nói riêng. Thơ là
“sản phẩm kì diệu của tâm hồn”, Thơ mới chủ yếu là thơ trữ tình, là thế giới
3


cảm xúc của cái tơi cá nhân, là tiếng lịng của những người trẻ tuổi, trẻ lòng. Do
vậy việc dạy học Thơ mới cần có một hệ thống phương pháp riêng trên cơ sở
đảm bảo những yêu cầu chung.

Thơ mới 1932 – 1945 là một cuộc cách mạng về thơ ca Việt Nam thể hiện
sự đổi mới căn bản về thể loại thơ. Chỉ trong hơn mười năm hình thành và phát
triển, phong trào Thơ mới đã có những đóng góp quan trọng, đưa lại cho nền
thơ ca nước nhà một sức sống mới, mở ra một thời đại trong thi ca.
Những tác phẩm Thơ mới đã được đưa vào chương trình lớp 11 ở trường
THPT với dung lượng khá lớn: Xuân Diệu với “Vội vàng”; Hàn Mặc Tử với
“Đây thơn Vĩ Dạ”; Huy Cận với “Tràng giang”; Nguyễn Bính với “Tương tư”.
Thực hiện tinh thần đổi mới của phương pháp dạy học văn trong nhà
trường THPT của ngành giáo dục, nhằm góp phần nhỏ bé vào việc giảng dạy
Thơ mới ở trường THPT, tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu về Phương pháp
dạy học Thơ mới cho học sinh THPT từ góc độ đặc trưng thể loại là hết sức
cần thiết, có ý nghĩa về lý luận, phương pháp và lịch sử văn học.
2. Lịch sử vấn đề
Năm 1942, Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân ra đời.
Cuốn sách đó đã góp phần tổng kết phong trào “Thơ mới” 1930 - 1945, chọn
lọc được những bài có giá trị, nêu lên những đóng góp về nghệ thuật của “Thơ
mới”, phát hiện một cách tinh tế những nét phong cách độc đáo của mỗi thi sĩ.
Vấ n đề giảng da ̣y tác phẩ mvăn chương theo đặc trưng thể loa ̣i nói chung và
giảng dạy Thơ mới nói riêng đã đươ ̣c đề cập và nghiên cứu từ lâu. Có thể kể đế n
một vài cơng trình nghiên cứu về việc giảng dạy tác phẩm văn chương theo thể
loại như: Vấ n đề giảng daỵ TPVH theo loaị thể của nhóm tác giả Trần Thanh
Đa ̣m, Huỳnh Lý, Hoàng Như Mai, Phan Si ̃ Tấ n , Đàm Gia Cẩ n - NXBGD, Hà
Nội, 1971. Với bài “Về Vấ n đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể,”tác giả
Trầ n Thanh Đa ̣m đã chú ý đế n ba thể loại văn học lớn: Tự sự, trữ tình, kịch.
Ngũn Viế t Chữ trong ć n “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương
theo loại thể”- NXBĐHQG Hà Nội, 2001 đã khẳ ng đinh
̣ “Việc xác đi ̣nh loại thể là
4



vấ n đề mấ u chớ t trong q trình phát triển khoa học phư ơng pháp dạy học tác
phẩm văn chư ơng” [5, tr.99]. Rõ ràng, việc chiế m liñ h tác phẩ m văn chư ơng theo
đặc trưng của từng thể loa ̣i sẽ giúp ta hiể u sâu sắ c tác phẩ.m
Nó địi hỏi các chun
gia nghiên cứu, các chuyên ngành, các thày cô giáo phải nỗ lực tìm ra những
phương pháp, biện pháp da ̣y ho ̣c phù hơ ̣p để giờ ho ̣c đa ̣t đư ơ ̣c ệu
hi qua.̉
Vấn đề thể loại và dạy học theo đặc trưng thể loại ngày càng được các
nhà nghiên cứu quan tâm. Hồng Ngo ̣c Hiế n có Nhập mơn văn học và Phân
tích thể loại . Trên các ta ̣p chí , các đơ ̣t t ập huấ n đổ i mới phương pháp da ̣y ho ̣c
văn, tập huấ n thay sách ... đều có đề c ập đế n vấ n đề giảng da ̣y văn theo đ ặc
trưng thể loại (Đời sống thể loại văn h ọc Việt Nam nửa đầ u thế kỷ XX – Vũ
T́ n Anh; Mơ hình đọc hiểu theo đặc trư ng thể loại với việc hình thành và bồ i
dưỡng kĩ năng đọc hiểu văn bản văn chương cho học sinh trung học phổ thông
– Trầ n Thi ̣Thu Hồ ng ); Những vấn đề thể loại và lịch sử văn học – Lê Huy
Bắc, Phan Huy Dũng, Nguyễn Văn Hiếu; Văn học - tầm nhìn - biến đổi (1996),
Đọc và tiếp nhận văn chương (NXB Giáo dục, 2002), Hiểu văn, dạy văn (NSB
Giáo dục, 2001) của Nguyễn Thanh Hùng, Phân tích tác phẩm văn học hiện
đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại (NXB Giáo dục, 2009) của Nguyễn Văn
Long, Kết cấu thơ trữ tình (NXB Hà Nội, 1999) của Phan Huy Dũng, Giọng
điệu thơ trữ tình (NXB Văn học, 2002) của Nguyễn Đăng Điệp…
Thực tế đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về Thơ mới, như luận án tiến sĩ
của Hoàng Sỹ Nguyên (2007) nghiên cứu về Thơ mới 1932 - 1945 nhìn từ sự vận
động thể loại. Những cuốn SGV, Thiết kế bài giảng cũng đã hướng dẫn, định
hướng phương pháp giảng dạy một số tác phẩm Thơ mới trong trường THPT.
Nhưng nhìn chung đến nay vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu thật hệ thống
và đầy đủ về phương pháp dạy học Thơ mới từ góc độ đặc trưng thể loại. Do yêu
cầu đổi mới phương pháp dạy học, do thực tiễn giảng dạy chưa thực sự đạt hiệu
quả, luận văn của tôi xin được đi sâu, nghiên cứu phương pháp dạy học Thơ mới
trong chương trình THPT hiện nay theo hướng tiếp cận đặc trưng thể loại.


5


3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn nhằ m xây dựng một số luận điể m
về biện pháp dạy học Thơ mới từ góc độ tiếp cận đặc trưng thể loa ̣i thơ , góp
phần từng bước cải tiế n chấ t lư ơ ̣ng da ̣y và ho ̣c Thơ m ới ở trư ờng THPT theo
yêu cầ u đổ i mới phương pháp da ̣y ho ̣c hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng dạy học tác phẩm Thơ mới ở trường phổ thông.
- Phương pháp dạy học những tác phẩm Thơ mới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi một luận văn, chúng tơi chỉ có thể khảo sát, phân tích một
số tác phẩm tiêu biểu đang được giảng dạy trong chương trình THPT và những
cơng trình nghiên cứu về Thơ mới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết được nhiệm vụ của đề tài này, luận văn kết hợp vận dụng
nhiều phương pháp và thao tác nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp nghiên cứu theo quan điểm liên ngành: Vận dụng những
kiến thức về Văn học Việt Nam, những thành tựu về tâm lý học, lý luận dạy
học hiện đại vào q trình giải quyết đề tài.
6. Cấu trúc luận văn
Ngồi phầ n mở đầ u và ph ần kế t lu ận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, luận văn đươ ̣c trình bày trong ba chương sau :
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc giảng dạy Thơ mới 1932 - 1945 trong
trường THPT theo đặc trưng thể loại

Chương 2: Thực trạng dạy học Thơ mới trong nhà trường THPT hiện nay
và định hướng đổi mới từ hướng tiếp cận đặc trưng thể loại
Chương 3: Giáo án thể nghiệm và thực nghiệm sư phạm
6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIẢNG DẠY THƠ MỚI 1932 - 1945
TRONG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO
ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI
1.1. Định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học
Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo
viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt được mục
đích dạy học. Mỗi một phương pháp giảng dạy dù cổ điển hay hiện đại đều nhấn
mạnh lên một khía cạnh nào đó của cơ chế dạy-học hoặc nhấn mạnh lên mặt nào
đó thuộc về vai trị của người thầy. Dù các phương pháp thể hiện hiệu quả như
thế nào thì nó vẫn tồn tại một vài khía cạnh mà người học và người dạy chưa
khai thác hết. Chính vì thế mà khơng có một phương pháp giảng dạy nào được
cho là lý tưởng. Mỗi một phương pháp đều có ưu điểm của nó do vậy người
thầy nên xây dựng cho mình một phương pháp riêng phù hợp với mục tiêu, bản
chất của vấn đề cần trao đổi, phù hợp với thành phần nhóm lớp học, các nguồn
lực, cơng cụ dạy - học sẵn có và cuối cùng là phù hợp với sở thích của mình.
Phương pháp giảng dạy được gọi là tích cực nếu hội tụ được các yếu tố sau: Thể
hiện rõ vai trị của nguồn thơng tin và các nguồn lực sẵn có; thể hiện rõ được
động cơ học tập của người học khi bắt đầu môn học; thể hiện rõ được bản chất
và mức độ kiến thức cần huy động; thể hiện rõ được vai trò của người học,
người dạy, vai trò của các mối tương tác trong quá trình học; thể hiện được kết
quả mong đợi của người học.
Thực hiện dạy và học tích cực khơng có nghĩa là là gạt bỏ các phương
pháp dạy học truyền thống. Các sách lí luận đã chỉ rõ, về mặt hoạt động nhận

thức, thì phương pháp thực hành là “tích cực” hơn phương pháp trực quan,
phương pháp trực quan thì sinh động hơn phương pháp thuyết trình. Muốn dạy
và học tích cực thì cần phát triển phương pháp thực hành, phương pháp trực
quan. Đổi mới phương pháp dạy học cần kế thừa, phát triển những mặt tích
cực của hệ thống phương pháp dạy học đã quen thuộc, đồng thời cần học hỏi,
7


vận dụng một số phương pháp mới, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy và
học. Một số phương pháp dạy học tích cực gồm: Dạy học vấn đáp, đàm thoại;
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề; Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ…
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong nghị
quyết Trung ương 4 khoá VII (1 – 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khố VIII
(12 – 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thể hoá
trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt chỉ thị số 14 (4 – 1999).
Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm
việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [2, tr. 18].
Đổi mới phương pháp dạy học cần có một cuộc cách mạng về tư duy:
thay đổi kiểu tư duy đơn tuyến: là tư duy coi phương pháp là hệ thống các
nguyên tắc, điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn;
chuyển kiến thức của thầy sang trò theo một chiều. Tư duy đơn tuyến là tư
duy dễ cả tin, cần phải khắc phục. Tư duy đa tuyến: là tư duy đặt phương
pháp vào hệ thống hoạt động gồm nhiều thành tố, là tư duy theo hệ hình thái
tương tác, bao quát tổng thể mỗi sự vật từ đó nắm bắt được bản chất cụ thể và
sâu xa của sự vật.
Hãy chiêm nghiệm những triết lí về phương pháp: “Phương pháp là linh hồn
của một nội dung đang vận động”; “Thầy giáo tồi truyền đạt chân lí, Thầy giáo

giỏi dạy cách tìm ra chân lí”; “Phương pháp tốt là làm đơn giản những phức tạp,
Phương pháp tồi là phương pháp làm phức tạp những đơn giản”; “Thầy giỏi dạy
cho mọi người hiểu, đồng thời tối ưu khả năng mỗi người” [4, tr.42].
Có thể nói cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt
động học tập chủ động chống lại thói quen học tập thụ động. Định hướng
chung của đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo, tự học, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phù hợp với đặc
8


điểm của từng lớp học, môn học; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, tạo
được hứng thú học tập cho học sinh, tận dụng được công nghệ mới nhất.
Đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện theo các định hướng sau:
Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông; phù hợp với nội dung dạy học cụ thể;
phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh; phù hợp với cơ sở vật chất, các điều
kiện dạy học của nhà trường; phù hợp với việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết
quả dạy - học; kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả
các phương tiện dạy học tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích
cực của các phương pháp dạy học truyền thống; tăng cường sử dụng các
phương tiện dạy học, thiết bị dạy học và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng
của công nghệ thông tin.
1.2. Thơ mới và hƣớng tiếp cận từ góc độ đặc trƣng thể loại
1.2.1. Quan niệm về thể loại
Trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi đồng chủ biên, thể loại văn học được xác định như sau:
“Thể loại văn học là dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành
và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, thể
hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại
hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn
đối với các hiện tượng đời sống ấy” [17, tr.125 ]

Thể loại văn học hình thành trong quá trình lịch sử văn học cụ thể. Lúc
đầu cịn thơ sơ, chưa trọn vẹn, qua quá trình vận dụng lặp đi lặp lại, các thể
loại mới định hình và hồn thiện, trở thành những mẫu mực nhất định. Các
mẫu mực đó một khi đã hình thành thì có tính ổn định và khn mẫu, được
mọi người vận dụng vào sáng tác. Trong phạm vi của mình các thể loại lại
cũng rất đa dạng, chúng phân biệt với nhau bằng các tiểu loại.
Thể loại là các dạng thức tổ chức tác phẩm, lưu giữ cách nhìn nhận và
phản ánh đời sống của nhà văn. Thể loại văn học vừa ổn định, vừa biến đổi. Ổn
định là ở việc nó ln duy trì những yếu tố hạt nhân như: cách thức tổ chức,
9


đặc điểm của các loại hình tượng được miêu tả, cái nhìn của nhà văn đối với
các hình tượng ấy... Biến đổi là ở việc nó ln có xu hướng biến dạng để phù
hợp với quan niệm, thị hiếu văn chương của từng thời đại. Trong lí luận,
nghiên cứu và sáng tác văn học, thể loại là một quan niệm quen thuộc, thường
xuyên được quan tâm. Sáng tác văn học dù độc đáo, khác lạ thế nào đi nữa bao
giờ cũng được đặt vào trong một thể loại nào đó. Các nhà nghiên cứu khi xác
định thể loại văn chương thường xác định loại rồi trên cơ sở loại phân biệt thể.
Các phương thức xây dụng nhân vật ổn định trong loại, còn thể là biểu hiện cụ
thể của loại trong bản chất xã hội - tâm lí thời đại của nó. Theo ý nghĩa phổ
qt, cái tơi mang bản chất xã hội. Trong môi trường nảy sinh và tồn tại, cái tơi
bị cơ tầng văn hóa - xã hội chi phối. Dẫu có cá tính riêng nhưng con người
cùng thời đại sẽ mang đặc điểm chung. Quy chiếu qua nghệ thuật, nó sẽ ứng
với tính loại hình của thể loại văn học trong các trào lưu, khuynh hướng, nội
dung và phương thức biểu hiện.
Mỗi thể loại tiêu biểu cho một hình thức giao tiếp với người đọc. Khơng
phải ngẫu nhiên mà sau khi sáng tác xong một tác phẩm, tác giả trân trọng ghi
tên thể loại vào tác phẩm. Ghi như vậy nhằm thông báo cho người đọc nội
dung và hình thức giao tiếp đặc trưng của tác phẩm.

Sự phân loại là một yêu cầu không thể thiếu để nhận thức các hiện tượng
phức tạp, muôn vẻ của thế giới và cả của văn học. Thể loại văn học trong bản
chất phản ánh những khuynh hướng phát triển vững bền, vĩnh hằng của văn
học và các thể loại văn học tồn tại để giữ gìn, đổi mới thường xuyên khuynh
hướng ấy.
Trong cuốn Phân tích tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam từ góc nhìn
thể loại của Nguyễn Văn Long, tác giả cũng chỉ rõ: “Thể loại là một phạm trù
cơ bản và phổ biến của văn học, chi phối cả sáng tác, lưu truyền, tiếp nhận
văn học” [27, tr.30].
Thể loại là dạng thức tồn tại của chỉnh thể các tác phẩm văn học. Trong
quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, thể loại văn học vừa ổn định vừa
10


biến đổi. Ổn định không phải là sự chững lại, khơ cứng mà là trạng thái định
hình, khẳng định thành tựu; còn biến đổi là liên tục, là động lực của sự phát
triển, đổi mới văn học. Do đó, thể loại văn học luôn luôn vừa mới, vừa cũ.
Trong quá trình phát triển lâu dài của văn học, thể loại là một yếu tố mà
bên cạnh mặt biến động đổi thay lại có những yếu tố tương đối ổn định. Các
tác phẩm của nhiều tác giả, ở nhiều thời đại, quốc gia đều khác nhau về nội
dung, tư tưởng nhưng có những mặt gần gũi về điệu cảm xúc của tâm hồn, về ý
thức biểu hiện thế giới nội tâm của tác giả. Những yếu tố tương đồng và tương
đối ổn định đó trong văn học biểu hiện nhiều mặt và thể loại văn học là một
yếu tố quan trọng.
Thể loại văn học thuộc về ý thức, về cách thể hiện cuộc sống trong văn
học cũng như cách cấu tạo và biểu hiện nội dung trong tác phẩm văn học cụ
thể. Tác phẩm văn học tồn tại trong những hình thức của các loại thể văn học.
Khơng có tác phẩm nào tồn tại ngồi hình thức quen thuộc của loại thể. Phân
tích một tác phẩm về nội dung cũng như nghệ thuật không thể xem nhẹ đặc
trưng loại thể.

1.2.2. Sự phân chia thể loại
Các thể loại văn học đã nhiều lại luôn ở trong sự vận động, thay đổi, pha
trộn vào nhau. Trong tiến trình đời sống, một số thể loại do khơng thích hợp đã
bị loại bỏ, một số thể loại mới nảy sinh và thay thế. Các hiện tượng đó làm khó
cho cơng việc phân loại. Tiêu chí phân loại cũng rất nhiều. Phân loại về ngôn
ngữ, về phương thức cấu tạo hình tượng, về dung lượng dài ngắn. Các tiêu chí
làm cho việc phân loại khơng khỏi chồng chéo, và nhìn chung sự phân loại chỉ
có thể mang tính chất tương đối.
Cho đến nay phổ biến vẫn tồn tại cách chia ba và cách chia bốn. Cách
chia ba có từ thời cổ đại, từ thời Aristote, văn học được chia làm ba loại: tự sự,
trữ tình, kịch. Cách chia bốn xuất hiện muộn hơn, chia văn học làm bốn loại:
thơ ca, tiểu thuyết, kịch, kí (tản văn).

11


Sự phân chia văn học thành ba loại cơ bản: tự sự - trữ tình - kịch, căn cứ
vào phương thức phản ánh hiện thực và biểu hiện tư tưởng của hình tượng đã
được nêu lên từ rất sớm, ngay trong lý luận nghệ thuật của thời kỳ cổ đại.
Người đầu tiên đặt vấn đề một cách tương đối hoàn chỉnh về lý luận là Aristote
(384-322 trước Công lịch). Trong tác phẩm Nghệ thuật thơ ca, phát triển lý
luận văn học “mô phỏng” cuộc sống, Aristote nêu ba phương thức “mô
phỏng”: “hoặc kể về một sự kiện, coi như một cái gì tách biệt với mình, hoặc là
người mơ phỏng nhân danh mình mà kể, hoặc là giới thiệu tất cả các nhân vật
như những người đang hành động và hoạt động” [3, tr. 38].
Vào TK XIX, nhà lý luận văn học Nga là Bêlinxki cũng chia tác phẩm
văn học thành ba loại: tự sự, trữ tình, kịch. Ơng cho rằng, chia thơ ca (văn học)
làm ba loại: tự sự, trữ tình, kịch là xuất phát từ ý nghĩa của việc nhận thức chân
lý, cũng tức là trên tinh thần nhận thức - xuất phát từ mối quan hệ qua lại giữa
chủ thể với đối tượng - khách thể nhận thức. Thơ trữ tình biểu hiện phương

diện chủ quan của một con người, đem con người bên trong phơi bày ra trước
mắt chúng ta, do đó tồn bộ là cảm xúc, tình cảm, âm nhạc. Thơ tự sự là miêu
tả khách quan một sự kiện đã hoàn thành, là nhà nghệ sĩ đã chọn cho chúng ta
một điểm thích hợp nhất để bày tỏ tất cả mọi phương diện, làm thành một bức
tranh cho chúng ta xem. Thơ kịch là sự điều hịa hai phương diện trên, chủ
quan, trữ tình và khách quan, tự sự. Trình bày ra trước mắt chúng ta, khơng
phải là sự kiện đã hồn thành, mà là đang thực hiện; không phải nhà thơ đang
thông báo sự việc cho ta, mà là từng nhân vật xuất hiện nói với chúng ta. Từ
truyền thống trên, trong lý luận văn học phương Tây thịnh hành cách chia văn
học làm ba loại. Theo truyền thống đó, loại tự sự bao gồm các thể loại sử thi
(anh hùng ca), thơ tự sự (truyện thơ), tiểu thuyết…; loại trữ tình bao gồm các
thể loại như thơ trữ tình, văn xi trữ tình; loại kịch bao gồm bi kịch, hài kịch,
chính kịch…
Dựa theo tiêu chí loại hình nội dung thể loại, nhà nghiên cứu Nga G.
Pospelov lại chia ra các loại thần thoại, sử thi, thế sự và đời tư. Dựa theo tiêu
12


chí miêu tả cuộc sống đã hồn thành và chưa hoàn thành, nhà nghiên cứu M.
Bakhtin đưa ra các thể loại văn học sử thi và các thể loại tiểu thuyết.
Ở Trung Quốc và Việt Nam từ xưa, do quan niệm văn sử bất phân, người
ta chia văn học ra làm hai loại chính theo hình thức ngơn từ là thơ và văn. Các
tuyển tập văn học lớn trong lịch sử văn học cũng chia ra như thế, ví dụ như
Hoàng Việt thi tuyển, Hoàng Việt văn tuyển do Bùi Huy Bích (1744-1818)
soạn. Cho đến những năm 60 thế kỉ XX xuất hiện bộ Hợp tuyển thơ văn Việt
Nam do nhiều học giả chủ trì, sau đó xuất hiện bộ Thơ văn Lí Trần do Viện
Văn học chủ trì. Các tên sách đều cho thấy quan niệm chia hai mảng văn thơ
rất thịnh hành.
Ở Trung Quốc hiện đại thịnh hành lối chia bốn. Theo đó loại thơ gồm thơ
trữ tình, thơ tự sự, sử thi (anh hùng ca). Các tác phẩm tự sự, văn xuôi đều được

gọi bằng một cái tên chung là tiểu thuyết, như tiểu thuyết truyền kì, tiểu thuyết
chương hồi v.v.. hai loại còn lại là kịch và tản văn. Khái niệm tản văn của
Trung Quốc bao gồm các tác phẩm văn xuôi cổ như tản văn lịch sử, tản văn
nghệ thuật, các bài du kí, bút kí, tùy bút, kí sự, tạp văn… Ở Việt Nam sử dụng
cả cách chia ba và cách chia bốn. Cách chia bốn gồm thơ ca (chỉ chủ yếu là thơ
trữ tình), truyện (gồm cả tiểu thuyết và truyện thơ), kịch và kí. Khái niệm kí
nghiêng về các tác phẩm viết về người thật, việc thật, cốt truyện không được
quan tâm như truyện. Loại này cũng bao hàm các tác phẩm văn xuôi nghệ
thuật như tản văn, tùy bút…
Việc phân chia các tác phẩm văn học ra làm ba loại hình cơ bản, như trên
đã nói, là căn cứ vào thiên hướng chủ đạo của phương thức phản ánh và biểu
hiện của tác phẩm. Do đó sự phân chia này chỉ là trên lý luận và có tính chất
tương đối. Đó là vì, một là mọi khái quát về loại thể văn học xưa nay nói
chung khơng bao giờ đầy đủ. Thứ hai khơng một tiêu chí phân loại văn học
nào có thể loại trừ được các tiêu chí khác. Thứ ba, các thể loại và các loại văn
học không ngừng xâm nhập vào nhau, tạo thành các loại trung gian. Chọn cách
nào đều nhằm một mục đích tiện lợi nào đó trong việc giảng dạy.
13


Theo chúng tơi thì việc chia ba loại: tự sự, trữ tình, kịch là tương đối ổn
định. Ở mỗi loại có các thể nhỏ:
- Loại tự sự: nghĩa đen là kể việc, là loại tác phẩm dùng lời kể lại
những việc làm, biến cố nhằm dựng lại một dòng đời như đang diễn ra một
cách khách quan, qua đó bày tỏ một cách hiểu và một thái độ nhất định. Tác
phẩm tự sự bao giờ cũng có lời kể, lời miêu tả (của người kể chuyện đang
chứng kiến, kể ra theo một điểm nhìn) với một giọng điệu nhất định; có cốt
truyện chính là cái biến cố xảy ra liên tiếp, sau cái này là cái kia hoặc là cái
này làm nảy sinh cái kia, xô đẩy nhay tới một dỉnh cao buộc phải giải quyết,
giải quyết xong thì truyện dừng lại; có nhân vật và có nhiều loại hình thức

ngôn ngữ như trần thuật, đối thoại, độc thoại.
- Loại trữ tình: nghĩa đen là chứa đựng tình cảm, là loại tác phẩm
qua lời lẽ thể hiện nỗi niềm tâm trạng, những cảnh tượng trông thấy mà thể
hiện cảm xúc, thái độ chủ quan của con người với thế giới. Trong đó có hai
loại trữ tình là:
+ Trữ tình dân gian: gồm các thể loại tục ngữ, ca dao, dân ca
+ Trữ tình cổ trung đại và hiện đại: gồm các thể thơ cổ thể truyền
thống và thơ tự do.
- Loại kịch: nghĩa đen là biểu hiện những căng thẳng đột ngột
khác thường, là loại tác phẩm qua việc tái hiện những hành động xung đột kịch
để làm tái hiện bản chất đời sống và bày tỏ thái độ. Có hai loại kịch đó là:
+ Sân khấu dân gian: gồm các thể loại chèo, tuồng, múa rối.
+ Kịch hiện đại: gồm các thể loại bi kịch, hài kịch, chính kịch.
Trên thực tế cụ thể, sinh động của tác phẩm, các loại tự sự, trữ tình và
kịch thường thâm nhập vào nhau, kết hợp với nhau, đảm bảo những khả năng
vô tận trong việc miêu tả hiện thực cuộc sống, bộc lộ nội tâm con người, làm
cơ sở để nảy sinh nhiều thể tài văn học khác nhau. Cho nên trong thực tiễn,
không nên xác định và khẳng định một cách tuyệt đối một tác phẩm nào đó chỉ
là tự sự, chỉ là trữ tình hoặc chỉ là kịch. Thường thường trong tác phẩm tự sự
14


có bao hàm những yếu tố trữ tình và ngược lại, trong tác phẩm trữ tình vẫn có
yếu tố tự sự, cịn trong kịch thì thường kết hợp cả hai. Sự kết hợp đó là u cầu
có tính quy luật của sự sáng tác văn học và nhiều khi đó là dấu hiệu về phẩm
chất nghệ thuật của một tác phẩm. Và ranh giới giữa ba loại không phải tuyệt
đối rạch rịi, dứt khốt. Khi xác định một tác phẩm thuộc loại này hay loại kia
là chúng ta căn cứ vào đặc trưng thể loại chủ đạo của nó mà thôi đồng thời
phải thừa nhận khả năng các yếu tố thuộc thể loại khác vẫn song song tồn tại
trong tác phẩm.

1.2.3. Đặc trưng thơ trữ tình
1.2.3.1. Thơ ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại. Thơ là một thể loại văn học
hết sức quen thuộc và gần gũi với con người ở mọi thời đại, ở phương Đông
cũng như ở phương Tây....Thế nhưng, khi ta đặt ra và trả lời câu hỏi thơ là gì
thì câu hỏi này hồn tồn khơng dễ trả lời. Khác với loại tác phẩm truyện, kí,
kịch, thơ trực tiếp gắn với tâm hồn con người, mà tâm hồn con người là một
thế giới tinh vi, phức tạp, mờ ảo nên thơ có thể dễ dàng cảm nhận bằng trực
giác nhưng rất khó đúc kết, khái qt thành một định nghĩa thật sự hồn chỉnh.
Có thể nói, tìm một định nghĩa đầy đủ và tồn diện về thơ là điều rất khó.
Nhưng có thể dẫn ra ở đây một vài quan niệm bao quát được một số đặc trưng
cơ bản của thơ. Nhà thơ lớn thời Trung Đường Bạch Cư Dị quan niệm: "Cảm
hóa nhân tâm thì khơng gì bằng tình cảm. Và khơng thể bắt đầu bằng cái gì
khác ngơn ngữ. Khơng gì thân thiết bằng thanh âm. Khơng gì sâu sắc bằng tư
tưởng. Gốc của thơ là tình cảm. Lá của thơ là ngôn ngữ. Hoa của thơ là thanh
âm. Quả của thơ là tư tưởng" [10, tr.91]
Nhà thơ lãng mạn Pháp Đuy- bê- lây ( thế kỉ XIII) quan niệm " Thơ là
người thư kí trung thành của trái tim đa cảm". Nhà thơ A. Đơ Vinhi nhấn
mạnh " Thơ là nhiệt tình được kết tinh lại".
Nhà lí luận phê bình người Nga Biêlinxki (thế kỉ XIX) cho rằng: “Thơ là
nghệ thuật, là tài nghệ, là sáng tạo có tính chất nghệ sĩ, nghĩa là thơ rốt cuộc
phải được sáng tạo trong ngôn từ” [10, tr.227]
15


Học giả Lê Quý Đôn cho rằng “làm cho thơ có 3 điều chính: một là tình,
hai là cảnh, ba là sự. Trong lịng có cảm xúc thực sự, rung cảm nên lời… Tình
là người, cảnh là tự nhiên, sự là hợp nhất của trời và đất, lấy tình tham cảnh,
lấy cảnh hội việc, gặp việc thì nói ra lời, thành tiếng. Như vậy, cảnh không hẹn
đến mà tự đến, nói khơng mong hay mà tự hay, cứ như thế có thể trở thành
người làm được thơ tao nhã” [16, tr.102]. Trong bài Tựa tự viết cho tập thơ

của mình, nhà thơ Sóng Hồng đã đưa ra những định nghĩa rất sâu sắc và toàn
diện về thơ : "Thơ tức là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp"
[16, tr.32]. Thơ là thơ đồng thời là vẽ là nhạc, là chạm khắc theo cách riêng
"Thơ là nghệ thuật kì diệu bậc nhất của trí tưởng tượng" [16, tr.32]. Thơ là
tình cảm và lí trí kết hơp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm
và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ
trong sáng vang lên một nhạc điệu khác thường. "Thơ là một viên ngọc kim
cương long lanh dưới ánh sáng mặt trời". “Thơ cũng như nhạc có thể trở
thành một sức mạnh phi thường khi nó chinh phục được trái tim của quần
chúng nhân dân" [16, tr.35].
Nhà thơ cách mạng Tố Hữu nhấn mạnh "Thơ là tiếng lòng hồn nhiên nhất
của tâm hồn con người trước cuộc đời, trước trời đất. Thơ là tiếng hát của tình
cảm thiết tha mãnh liệt...Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta khi cuộc sống đã tràn
đầy. Bài thơ hay là bài thơ làm cho người ta khơng cịn cảm thấy câu thơ mà chỉ
thấy tình người...Thơ là một điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu" [10, tr.48].
Nhà thơ Xuân Diệu cũng chung cảm nghĩ ấy khi viết "Thơ là tiếng gọi đàn, là
sự đồng thanh tương ứng , đồng khí tương cầu" [10, tr.48].
Chế Lan Viên chịu ảnh hưởng của Valêri khi cho rằng "Thơ là sự phân
vân giữa nhạc và ý" [21, tr.30]. Nhà văn Nguyễn Tuân quan niệm "...thơ là
ảnh, là nhân ảnh , thơ cũng ở loại cụ thể hữu hình. Nhưng nó khác với cái cụ
thể của văn. Cũng mọc lên từ cái đống tài liệu thực tế, nhưng từ một cái hữu
hình nó thức dậy được những vơ hình bao la, từ một điểm nhất định , nó mở
được ra một cái diện khơng gian, thời gian trong đó nhịp mãi lên một tấm lòng
16


sứ điệp...Thơ là mở ra được một cái gì mà trước câu thơ đó, trước nhà thơ đó
vẫn như là bị phong kín" [21, tr.172].
Nhà nghiên cứu Phan Ngọc góp vào lĩnh vực này một định nghĩa rất
đáng chú ý "Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người

tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải nghĩ cho chính hình thức ngơn ngữ
này" [21, tr.6]
Thơ là một trong những dạng cổ xưa nhất của văn học và vẫn tồn tại cùng
với con người, qua hàng ngàn năm lịch sử, từ thời cổ đại cho đến ngày nay, dù vị
thế của thơ trong hệ thống các thể loại văn học có thể thay đổi qua các thời đại và
cũng khác nhau ở từng nền văn học. Là một thể loại văn học nằm trong phương
thức trữ tình nhưng bản chất của thơ lại rất đa dạng, có nhiều biến thái và màu sắc
phong phú. Thơ tác động đến người đọc vừa bằng sự nhận thức cuộc sống, vừa
bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc suy nghĩ cụ thể,
vừa gián tiếp qua liên tưởng và những tưởng tượng phong phú, vừa theo những
mạch cảm nghĩ, vừa bằng sự rung động của ngôn từ giàu nhạc điệu. Thơ gắn với
cuộc sống khách quan; chiều sâu và sự phong phú trong đời sống xã hội đã làm
nên giá trị của những áng thơ bất hủ. Khó có thể đưa ra một định nghĩa đầy đủ về
thơ. Chúng ta chỉ có thể xác định được những đặc trưng cơ bản của thơ để làm
điểm tựa cho việc tìm hiểu, phân tích tác phẩm.
1.2.3.2. Thơ về cơ bản thuộc loại hình trữ tình, dù trong thơ có thể chứa đựng
những yếu tố của tự sự, kịch hay nghị luận. Hơn nữa, thơ được xem là thể loại
tiêu biểu hơn cả cho loại hình trữ tình. Vì thế, thơ trước hết cũng mang những
đặc điểm của loại hình này. “Nếu tự sự thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả
bằng con đường tái hiện một cách khách quan các hiện tượng đời sống thì thơ
trữ tình lại phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người,
nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩa, cảm xúc
chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh” [25, tr.54]. Có nhiều cách
xác định đặc trưng của thơ trữ tình.

17


Về khái niệm, chúng ta chưa tìm thấy một định nghĩa hoàn chỉnh. Tuy
nhiên, trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,

Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên có một quan niệm khá sâu sắc về thơ trữ tình:
“Thơ trữ tình là thuật ngữ chỉ chung cho các thể thơ thuộc loại trữ tình, trong
đó những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các
hiện tượng đời sống được thể hiện một cách trực tiếp… Là tiếng hát của tâm
hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện những biểu hiện phức tạp của thế giới
nội tâm, từ các cung bậc tình cảm cho tới những chính kiến, những tư tưởng
triết học” [17, tr.156].
Về phương diện nội dung thì thơ thiên về biểu hiện trực tiếp cảm xúc và
suy tư của chủ thể trữ tình. Tính chất cá thể hố của cảm nghĩ và tính chất chủ
quan hoá của sự thể hiện là những dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình. Yếu tố
phong cảnh, sự việc, sự kiện trong thơ trữ tình khơng mang ý nghĩa độc lập
khách quan mà chủ yếu nhằm bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, suy tư của chủ thể trữ
tình. Chính vì tập trung vào thể hiện những cảm xúc, tâm trạng, nỗi niềm thầm
kín, chủ quan của chủ thể trữ tình nên thơ trữ tình có khả năng biểu hiện những
vấn đề và chân lí phổ quát của tồn tại con người như sự sống, cái chết, tình
yêu, niềm tin, lí tưởng… Dựa vào nội dung cụ thể của bài thơ, người ta cũng
chia ra các loại trữ tình phong cảnh, trữ tình tâm tư, trữ tình thế sự, trữ tình
cơng dân. Nhưng trong thực tế các nội dung trữ tình này ít khi biệt lập mà
thường phối hợp, đan xen trong một bài thơ.
Về phương diện ngôn ngữ, thơ trữ tình có sự phân biệt rõ rệt với ngơn ngữ
các loại văn bản nghệ thuật khác ở sự tổ chức đặc biệt của nó. Thơ bao giờ
cũng là một cách tổ chức ngơn ngữ khác thường, trong đó đặc biệt chú trọng
đến nhịp điệu và sự hàm súc, khả năng biểu đạt đặc biệt của từ ngữ ở phương
diện âm thanh và phương diện tạo hình.
Về hình thức tổ chức văn bản, thơ có thể bố trí thành các dịng thơ, khổ thơ
nhưng cũng có thể viết liền mạch thành từng đoạn khơng xuống dịng. Dịng thơ
(câu thơ) có thể có số âm tiết (chữ) cố định (4,5,6,7,8 chữ) như trong các thể thơ
18



cách luật, mà cũng có thể khơng hạn định như trong thơ tự do. Các dịng thơ có
thể liên kết với nhau về mặt hình thức bằng vần (vần liền hoặc vần cách, vần chân
hay vần lưng), nhưng cũng có thể liên kết bằng mạch cảm xúc, bằng ý.
Thơ phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm. Như nhịp
đập của trái tim khi xúc động, ngôn ngữ thơ có nhịp điệu riêng của nó. Thế
giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà bằng
cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ ấy. Nhịp điệu là nét đặc thù cơ bản của tác
phẩm trữ tình vì nó làm tăng thêm hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà
từ ngữ khơng thể nói hết.
1.2.4. Đặc trưng Thơ mới
1.2.4.1. Thơ mới 1930 – 1945 là một hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam
nói chung và thơ ca nói riêng trong thế kỷ XX. Thơ mới vừa ra đời đã nhanh
chóng khẳng định vị trí xứng đáng trong nền văn học dân tộc với những thi
nhân: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Hàn Mặc
Tử… Đồng thời, Thơ mới là một hiện tượng thơ ca ln thu hút sự quan tâm
của giới phê bình, nghiên cứu và độc giả. Cho đến bây giờ, việc đánh giá Thơ
mới vẫn rất sôi nổi.
Ngay từ sau ngày 10 tháng 3 năm 1932, Lần đầu tiên trong thành trì thơ
cũ hiện ra một lỗ thủng "bằng việc Ơng Phan Khôi hăng hái như một vị tướng
quân, dõng dạc bước ra trận" [16, tr.138]. Cùng với việc liên tục in Thơ mới,
các báo ở cả hai miền đã cho đăng các bài "bút chiến" tranh luận thơ cũ - thơ
mới, giới thiệu, phê bình Thơ mới. Trên Phụ nữ Tân văn (số 153, tháng
6/1932), là nhà thơ hưởng ứng Thơ mới nhiệt tình, Lưu Trọng Lư coi việc làm
của Phan Khơi có ý nghĩa mở ra “lối thốt” cho thơ: “một tiếng chuông cảnh
tỉnh làng thơ giữa lúc đang triền miên trong cõi chết”. Trả lời ý kiến cho rằng
Thơ mới bất chấp mọi luật lệ thơ, Thế Lữ viết: “Các ông không biết rằng thơ
bao giờ cũng phải có luật. Khơng phải cái luật hẹp hịi hạn câu chọn chữ là
một lối rất tiện cho những người khúm núm thi thố cái tiểu xảo của mình.
Nhưng thơ phải có thứ luật cao siêu hơn, thiêng liêng hơn: mình biểu lộ cảm
19



tưởng tâm trạng mình một cách êm ái, tha thiết hay hùng tráng du dương theo
cái bản lĩnh của riêng mình, khơng bao giờ chịu theo tư tưởng tình cảm của
người khác” (Phong Hóa, số 148, tháng 5/1935). Trong thư gửi Tản Đà (đề
ngày 29/01/1935), Lưu Trọng Lư giải thích thêm: “...Thể thơ ấy là do tôi tạo
ra để cho phù hợp với sự uyển chuyển ngoắt ngoéo của thi tình, thi tứ, rồi tơi
gọi nó là thơ mới”. Các ý kiến khác của Nguyễn Thị Kiêm trong các buổi diễn
thuyết, ý kiến của Lê Tràng Kiều, Nhất Linh, Kiều Thanh Quế, Hoa Bằng,
Lam Giang, Hoài Thanh,... trả lời qua lại trên các báo cũng đã lấy vấn đề thể
loại của Thơ mới để bàn luận. Nổi bật là ý kiến của Nhất Linh về Sự cân nhắc
chữ nghĩa trong thơ cũ và Thơ mới trên Phong Hóa, số 69, tháng 10/1933:
“Nhà làm thơ cũ cân nhắc từng chữ cốt ý để câu văn được chỉnh, đọc lên nghe
cho kêu, có những chữ đối chọi một cách thần tình, khéo léo. Nhà làm thơ mới
cân nhắc từng chữ để đo đắn xem chữ nào diễn đạt được cái cảm của mình, tả
được cái ý của mình đúng hơn, xem phải cần đến chữ nào, câu Thơ mới khả dĩ
diễn được sự rung động của linh hồn mình một cách rõ rệt hơn”. Trên tạp chí
Tri Tân, số 68, tháng 10/1942, Lam Giang khảo luận về Luật Thơ mới, tác giả
đi vào các yếu tố: cắt mạch, vần, thể bình trắc. Ở các ý kiến trên, sự vận động
thể loại được nói tới chủ yếu là sự chuyển dịch từ thơ cũ sang thơ mới.
Thơ mới là gì? Chính Phan Khơi, người đề xướng ra nó cũng chưa biết
gọi tên là gì, chỉ giới thiệu sơ lược trên Phụ nữ Tân văn số 122, 1932 như sau:
“ Tôi sắp toan bày ra một lối Thơ mới. Vì nó chưa thành thục nên chưa có thể
đặt tên là lối gì được, song có thể cứ đại ý của lối Thơ mới này ra là: đem ý có
thật trong tâm khảm mình tả ra bằng những câu, có vần mà khơng phải bó
buộc bởi niêm luật gì hết”. Theo ý tác giả thì Thơ mới là thơ tự do. Loại “Thơ
mới” này dĩ nhiên là khác biệt và đối lập với “Thơ cũ ”- một khái niệm cũng
lần đầu xuất hiện theo logic của tư duy phân loại, dùng để chỉ lối thơ làm theo
hình thức luật Đường khn sáo xuất hiện đầy rẫy trên báo chí thời đó. Ban
đầu, những người làm “Thơ mới” nhất loạt tấn cơng vào tính quy phạm cứng

nhắc của “thơ cũ” và viết những câu thơ đầy chất văn xuôi không hạn định số

20


×