Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản lý hoạt động dạy học nhằm phát triển kĩ năng tự học cho học sinh trung tâm GDNN GDTX đoan hùng, huyện đoan hùng tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.72 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

VÕ KHƢƠNG DUY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NHẰM PHÁT
TRIỂN KĨ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG TÂM
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN ĐOAN HÙNG
HUYỆN ĐOAN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

VÕ KHƢƠNG DUY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NHẰM PHÁT
TRIỂN KĨ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG TÂM
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊNĐOAN HÙNG
HUYỆN ĐOAN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành

: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số



: 8.14.01.14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Thị Thu Hoa

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN

Trước hết tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu
Trường Đại Học Giáo Dục, Q thầy cơ giáo, cán bộ phịng sau đại học,
Khoa Quản lý giáo dục và các thầy cô giáo đã giảng dạy, hướng dẫn giúp đỡ
và tạo điều kiện để tơi hồn thành q trình nghiên cứu đề tài đúng tiến độ và
đạt kếtquả.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới
PGS.TS. Phạm Thị Thu Hoa - Cô giáo hướng dẫn khoa học đã dành nhiều
thời gian, tận tình giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài, cũng như
những hướng dẫn quý báu, chỉ bảo trong quá trình nghiên cứu để bản thân
hoàn thành luận văn, vận dụng vào công tác quảnlý.
Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, cán bộ quản lý, giáo viên,
học sinh trong trung tâm GDNN-GDTX huyện Đoan Hùng và những người
thân trong gia đình và bạn bè thường xun động viên, khích lệ, tạo điều kiện
thuận lợi để tơi hồn thành đề tài.
Q trình làm đề tài là q trình tơi được học hỏi và trưởng thành rất
nhiều trong lĩnh vực khoa học. Bản thân đã dành nhiều thời gian nghiên cứu
thực hiện, tuy nhiên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và
kiến thức đã thể hiện. Xin kính mong nhận được sự góp ý chân thành của các
thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp để đề tài khoa học này được hoàn chỉnh.
Xin trân trọng cảm ơn!

Đoan Hùng, tháng 10 năm 2017
Tác giả

Võ Khƣơng Duy

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

BTVH

Bổ túc văn hóa

CBQL

Cán bộ quản lý

CSVC-TBDH

Cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo


GDBT

Giáo dục bổ túc

GDTX

Giáo dục thường xuyên

GV

Giáo viên

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

HS

Học sinh

KN

Kĩ năng

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

PPDH


Phương pháp dạy học

QLDH

Quản lý dạy học

QLGD

Quản lý giáo dục

QLHĐDH

Quản lý hoạt động dạy học

QLHS

Quản lý học sinh

QLTT

Quản lý trung tâm

TT

Trung tâm

TT GDNN-GDTX

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp
– Giáo dục thường xuyên


ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ...................................................................................................................i
Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ..........................................................................................................vi
Danh mục sơđồ......................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NHẰM PHÁT TRIỂN KN TỰ HỌC CHO HỌC SINH TẠI TT GDNN-GDTX ........ 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu ....................................................................................... 6
1.2. Dạy học và Quản lý hoạt động dạy học ............................................................ 8
1.2.1. Hoạt động dạy học ........................................................................................ 8
1.2.2. Quản lý hoạt động dạy học ......................................................................... 11
1.3. Kỹ năng tự học ................................................................................................. 13
1.3.1. Kỹ năng ....................................................................................................... 13
1.3.2. Kỹ năng tự học ............................................................................................ 14
1.3.3. Một số kỹ năng tự học của học sinh trung tâm GDNN-GDTX. ................. 15
1.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến KN tự học của HS. ...................................... 22
1.3.5. Vai trò của kỹ năng tự học với sự hình thành nhân cách của HS TT ......... 25
1.4. Quản lý HĐDH nhằm phát triển KN tự học tại TT GDNN-GDTX ............ 26
1.4.1. Khái niệm .................................................................................................... 26
1.4.2. Nhận thức của CBQL và GV về việc QLHĐDH nhằm phát triển KN tự
học cho HS TT GDNN-GDTX ............................................................................. 27
1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động dạy học nhằm phát triển KN tự học cho
học sinh TT GDNN-GDTX .................................................................................. 28
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 37

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NHẰMPHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ HỌC TẠI TRUNG TÂMGDNNGDTX ĐOAN HÙNG ............................................................................................. 38
2.1.Giới thiệu địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 38
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .............................................................. 38
iii


2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của trung tâm GDNN-GDTX ................................... 39
2.1.3. Đối tượng và quy môđào tạo ...................................................................... 39
2.1.4. Trung tâm GDNN-GDTX trong hệthống giáo dục quốcdân ...................... 40
2.2. Thông tin chung về khảo sát ........................................................................... 42
2.2.1. Mục đích của khảo sát ................................................................................ 42
2.2.2. Mẫu khảo sát ............................................................................................... 42
2.2.4. Phương pháp khảo sát ................................................................................. 42
2.2.5. Quy trình thực hiện ..................................................................................... 42
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng ....................................................................... 43
2.3.1. Thực trạng KN tự học của học sinh Trung Tâm GDNN-GDTX Đoan Hùng .. 43
2.3.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về nội dung quản lý hoạt động
dạy học nhằm phát triển kỹ năng tự học cho học sinh.......................................... 45
2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học nhằm phát triển KN tự học cho
học sinh tại TT GDNN-GDTX Đoan Hùng ......................................................... 47
2.4. Đánh giá chung về quản lý hoạt động dạy học nhằm phát triển kĩ năng
tự học cho học sinh TT GDNN-GDTX Đoan Hùng ............................................. 66
2.4.1. Mặt mạnh, mặt yếu ..................................................................................... 66
2.4.2. Cơ hội và thách thức ................................................................................... 67
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 69
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NHẰM
PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG
TÂMGDNN-GDTX ĐOAN HÙNG ....................................................................... 70
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp .................................................................. 70

3.1.1. Định hướng phát triển TT GDNN-GDTX Đoan Hùng .............................. 70
3.1.2. Các nguyên tắc đề xuất biệnpháp ............................................................... 71
3.2. Các biện pháp quản lý ..................................................................................... 71
3.2.1. Biện pháp 1: QLHĐDH nhằm phát triển KN tự học cho HS gắn liền
với nội quy kỷluật của TT và của ngành............................................................... 71
3.2.2. Biện pháp 2: Tập huấn cho giáo viên hướng dẫn học sinh kỹ năng,
phương pháp tự học .............................................................................................. 74
3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường quản lýđổi mới phương pháp dạy học trên
lớp của giáo viên ................................................................................................... 77
iv


3.2.4. Biện pháp 4: Hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện thiết
bị, tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả cho hoạt động dạy và học .......... 80
3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá việc thực hiện các kĩ
năng tự học của học sinh....................................................................................... 83
3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 86
3.3. Khảo nghiệm các biện pháp quản lý .............................................................. 87
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................... 89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 93
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 95

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1

Mức độ thực hiện các KN tự học của học sinh ..................................... 43


Bảng 2.2.

Nhận thức của CBQL và GV về mức độ cần thiết của việc QLHĐDH ....... 45

Bảng 2.3.

Nhận thức của CBQL và GV về mức độ cần thiết của việc đổi mới PPDH ....... 46

Bảng 2.4.

Đánh giá việc QL lập kế hoạch, thực hiện chương trình giảng dạy
của GVTTGDNN-GDTX Đoan Hùng .................................................. 48

Bảng 2.5.

Thực trạng QL việc soạn bài của GV trước khi lên lớp ........................ 50

Bảng 2.6.

Đánh giá thực trạng quản lí nền nếp của giáo viên ............................... 52

Bảng 2.7.

Thực trạng quản lí việc thực hiện đổi mới PPDH ................................. 55

Bảng 2.8.

Thực trạng QL việc phát triển KN tự học cho HS ................................ 56


Bảng 2.9.

Đánh giá về mức độ thực hiện QL sử dụng và bồi dưỡng GV. ............ 59

Bảng 2.10. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập của
học sinh .................................................................................................. 61
Bảng 2.11. Thực trạng các biện pháp quản lý học tập của học sinh ........................ 62
Bảng 2.12. Thực trạng quản lí cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ............................... 65
Bảng 3.1.

Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý ................. 88

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mơ hình hoạt động quản lý ...................................................................... 12

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển nhưvũbão của khoa học trong thế kỷ 20 và 21 đã làm cho tri
thức của nhân loại trở nên lỗi thời nhanh hơn. Nếu giáo dục chỉ chú trọng vào việc
trang bị tri thức cho người học thì rất có thể, sau khi rời khỏi nhà trường, người học
sẽ lúng túng trong cuộc sống xã hội do tri thức họ tích luỹ được cũng đã lạc hậu. Vì thế,
giáo dục thế kỷ 21 nhấn mạnh đến việc trang bị những kiến thức nền tảng và quan
trọng hơn là những kỹ năng, thái độ đúng đắn để người học có thể học tập suốt đời.
Để phục vụ cho việc học suốt đời, các chuyên gia giáo dục đã rất đề cao vấn

đề tự học. Hồ Chí Minh cũng từng khẳng định: “Trong cách học, phải lấy tự học
làm cốt”. Giáo dục Việt Nam những năm qua cũng chú trọng đến việc rèn luyện khả
năng tự học cho HS. Điều 5 của Luật Giáo dục (2010) cũng đãđề cập đến vấn đề tự
học: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy
sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực
hành, lịng say mê học tập và ý chí vươn lên”; “đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên
cứu cho HS, phát triển phong trào tự học, tự đào tạo...”; “tạo ra năng lực tự học
sáng tạo của mỗi HS”.
Thời đại ngày nay, thời đại của công nghệ thông tin và nền kinh tế tri thức
thì sứ mạng của người GV càng nặng nề hơn. Người thầy không chỉ chuyển tải
thơng tin cho HSmà cịn phải tổ chức, điều khiển, hướng dẫn HSchủ động chiếm
lĩnh tri thức.Vì vậy, vấn đề phát triển KN tự học ngoài giờ lên lớp cho HS là một
việc làm hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo.Trong điều
kiện của yêu cầu đổi mới giáo dục, đổi mới hoạt động giảng dạy, việc phát triển KN
tự học chođòi hỏi phải đổi mới hoạt động quản lý. Đổi mới QL trung tâm trở thành
địi hỏi cấp bách, trong đó quản lí của Giám đốc trung tâm đối với hoạt động dạy và
học của GV và HS là vấn đề cơ bản, có tác động trực tiếp nâng cao chất lượng giáo
dục. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát triển KN tự học ngoài giờ
lên lớp của HS, Giám đốc trung tâm phải có các biện pháp QL hoạt động dạy học cụ
thể. Công tác QL hoạt động dạy học có ý nghĩa rất quan trọng vì nó là một trong
những nội dung cơ bản của QL trung tâm.
1


Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trong những năm gần đây
đã có những bước đi lên vững chắc, tồn diện. Để có được kết quả đó là sự đóng
góp khơng hề nhỏ của nền giáo dục. Bên cạnh chương trình giáo dục THPT thì
GDTX cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài tạo đà cho sự phát triển KT-XH của tỉnh nhà. Cụ thể TTGDNNGDTX Đoan Hùng đã góp phần tích cực trong việc tổ chức dạy học đề nâng cao
trình độ học vấn cho người dân trên địa bàn khơng có điều kiện học tập ở cơ sở giáo

dục chính quy, chuẩn hố trình độ cho cán bộ làm việc ở các cơ quan xí nghiệp, lực
lượng vũ trang, góp phần đẩy nhanh tiến độ phổ cập bậc trung học trên địabàn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song chất lượng hoạt động dạy và học tại trung
tâm GDNN-GDTX Đoan Hùng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Những yếu kém này
do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do chất lượng tuyển sinh đầu vào của HS
rất thấp, đa sốHS là những đối tượng tham gia dự thi nhưng không trúng tuyển vào
các trường trung học phổ thông. Do chất lượng đầu vào ở mức thấp như vậy nên
việc truyền tải kiến thức cho HS của GV gặp rất nhiều khó khăn, thêm vào đó KN
tự học ngồi giờ lên lớp của các HS là gần như khơng có. Để khắc phục yếu kém
này, TT GDNN-GDTX Đoan Hùng đã áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp nhưng kết
quả thu được chưa cao.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học, những nhà nghiên
cứu, những học viên cao học trong và ngồi nước về vấn đề QL hoạt động dạy học,
đó là những thành tựu khoa học rất đáng trân trọng, được các cán bộ QLTT vận
dụng và mang lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các biện
pháp QL hoạt động dạy học nhằm phát triển KN tự học ngoài giờ lên lớp cho HS tại
một TT GDNN-GDTXlà chưa nhiều. Dovậy, việc nghiên cứu cơng trình này sẽ là
một đóng góp thiết thực về mặt lýluận và thực tiễnđối với cơng tác giáo dụcđào tạo
ởTT.
Trong q trình học tập và nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng:“Phát triển KN tự
học cho HS” là rất quan trọng và muốn tổ chức phát triển KN tự học cho HS, trước
hết cán bộ, GV, HSphải hiểu rõ tự học là gì? Ý nghĩa của tự học, mối quan hệ giữa
dạy học và tự học, những việc cần làm để phát triển tự học; tiếp theo là phải nắm
2


vững những kiến thức đó để tổ chức đưa phương pháp tự học vào TT. Lý thuyết là
như vậy nhưng phải có biện pháp như thế nào? Dạy học ra làm sao để phát huy tích
cực nhất năng lực tự học của HS, không gây nhàm chán mà phát triển óc sáng tạo
lại là một vấn đề nan giải. Đây là câu hỏi khiến các thế hệ lãnh đạo, các cấp QL tại

TT đều phải băn khoăn, suy nghĩ. Từ những lý do khách quan, chủ quan trên, xuất
phát từ tình hình thực tế của TT, tơi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học nhằm
phát triển kĩ năng tự họcchohọc sinhTT GDNN-GDTXĐoanHùng, huyện Đoan
Hùng tỉnh Phú Thọ”để nghiên cứu nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng là nâng cao
hiệu quả công tác đào tạo của TT GDNN-GDTXĐoan Hùng.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận vàthực tiễn QL hoạt động dạy học ởTT
GDNN-GDTXĐoan Hùng trong những năm gần đây, đề xuất các biện pháp QL
hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động học tập để phát triển
KN tự học củaHS.Quađó,gópphầnnângcaochấtlượngđàotạocủaTT.
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu, đối tƣợng khảo sát.
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác QL đào tạo tại TT GDNN-GDTX Đoan Hùng huyện Đoan Hùng
tỉnh Phú Thọ
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp QL hoạt động dạy học nhằm phát triển KN tự học của HS.
3.3. Đối tượng khảo sát
Cán bộ quản lý, giáo viên, HS, phụ huynh, các đồn thể có liên quan đến TT
GDNN-GDTX Đoan Hùng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về QL dạy học ở TT GDNN-GDTXĐoan
Hùng theo yêu cầu phát triển KN tự học choHS.
- Khảo sát thực trạng hoạt động dạy học và QL hoạt động dạy học tại TT
GDNN-GDTX Đoan Hùng.
- Đề xuất các biện pháp QL hoạt động dạy học nhằmphát triển KN tự học
cho HS tại TT GDNN-GDTX Đoan Hùng.

3



5. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng việc QL hoạt động dạy học đượcTT GDNN-GDTX Đoan Hùng
thực hiện như thế nào?
Biện phápđể QL hoạt động dạy học nhằm phát triển KN tự học cho
HSTTGDNN-GDTX Đoan Hùng?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Việc QL hoạt động dạy học ở TT GDNN-GDTX Đoan Hùng còn nhiều điều
bất cập, chưa phát huy được tính tích cực học tập của HS. Nguyên nhân của thực
trạng chủ yếu là do các yếu tố từ bản thân HS, các yếu tố khác như GV, chương
trình, điều kiện cơ sở vật chất của TT cũng ảnh hưởng nhưng mức độ ít hơn. Nếu
các biện pháp QL HĐDH nhằm phát triển KN tự học được tiến hành đồng bộ từ
phía lãnh đạo TT, GV, Đoàn thanh niên và bản thân HS thì sẽ nâng cao hiệu quả
cơng tác giáo dục đào tại TT.
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác QL hoạt động dạy học ở các lớp hệ Bổ
túc văn hóa cấp THPT ở TT GDNN-GDTX Đoan Hùng. Các hệ đào tạo khác đề tài
khơng có điều kiện nghiên cứu.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu trong đề tài tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
8.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Chủ yếu là dùng các phương pháp
nghiên cứu các tài liệu lý luận về QL, QLGD, QLDH, QL TT GDNN-GDTX,tổng hợp,
hệ thống hoá cácvăn bản chủ trương đường lối, Nghị quyết về chiến lược phát triển
giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo.
8.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Mục đích là để nhận định đánh
giá rõ mặt mạnh, mặt yếu và tìm ra nguyên nhân của hạn chế yếu kém về QLHĐDH
ở TT GDNN-GDTX Đoan Hùng. Đồng thời kiểm chứng nhận thức của cán bộ QL
trong và ngoài ngành GD&ĐTvề mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
QL dạy học được đềxuất.
8.3. Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của các nhà QL có kinh nghiệm
để xác định tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp đềxuất.

8.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm dạy học: Trên cơ sở các số liệu kết
quảdạy học tại TT trong những năm qua, thực hiện việc phát vấn, lấy ý kiến thăm
4


dò, tổng hợp các kinh nghiệm QL dạy học đem lại hiệu quả từ đó làm cơ sở để đề
xuất các biện pháp quảnlý.
9. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1:Cơ sở lý luận về QL hoạt động dạy học tại TT GDNN-GDTX.
Chương 2:Thực trạng QL hoạt động dạy học tại TT GDNN-GDTX Đoan Hùng.
Chương 3: Biện pháp QL hoạt động dạy học nhằm phát triển KN tự học
choHSTT GDNN-GDTX Đoan Hùng.

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NHẰM PHÁT
TRIỂN KN TỰ HỌC CHO HỌC SINHTẠI TT GDNN-GDTX
1.1. Tổng quan nghiên cứu
QL là một hoạt động chỉ có trong xã hội lồi người. Ở đâu có con người, ở
đó có quản lý. Vì vậy, QL là một hoạt động đặc trưng bao trùm lên mọi mặt đời
sống xã hội, trong đó có giáo dục.
Khi xã hội phát triển thì giáo dục ngày càng được quan tâm về mọi mặt. Vấn
đề nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng dạy học nói
riêng trong các nhà trường từ lâu đã trở thành vấn đề quan tâm của các nước trên thế
giới. Các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu trên thế giới đều thấy rõ vai trò, động lực
của giáo dục trong phát triển kinh tế - xã hội. Thậm trí nền kinh tế tri thức đang trở
thành một thành phần quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Trước yêu cầu

của xã hội và nhiệm vụ của giáo dục đào tạo, nhiều cơng trình của các nhà nghiên
cứu ở nước ngồi đã được công bố như: ML.Kônđacốp, Cơ sở lý luận khoa học QL
giáo dục, trường cán bộ QL giáo dục và viện khoa học giáo dục 1984; Harld Kôntz, Những vấn đề cốt yếu về quản lý, nhà xuất bản khoa học kĩ thuật 1992; Tác
phẩm Kinh nghiệm lãnh đạo của Hiệu trưởng Xukhômlinxki (dịch và xuất bản năm
1981). Các tác giả trên đã đưa ra nhiều tình huống QLGD vàQLDH trong nhà
trường, trong đó bàn nhiều về phương pháp thực hiện mục tiêu, nội dung và phương
pháp dạy học, đặc biệt là các vấn đề phân công trong QLDH.
Ở Việt Nam, trước hết phải nói đến tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
QLGD và dạy học. Bằng việc vận dụng sáng tạo Triết học Mac-Lênin và kế thừa
tinh hoa của các tư tưởng giáo dục tiên tiến, Người đã để lại cho nền giáo dục cách
mạng Việt Nam những tư tưởng có giá trị cao trong q trình phát triển lý luận giáo
dục và dạy học. Tư tưởng của Người về giáo dục đã được vận dụng, quán triệt trong
các Nghị quyết của Đảng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ II-BCH TW Đảng khoá VIII
đã khẳng định: “Đổi mới phương pháp dạy học… nâng cao khả năng tự học, tự
nghiên cứu của người học”. [6, tr 12]
Dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh các
nhà khoa học Việt Nam đã tiếp cận QLGD và QL trường học chủ yếu dựa trên nền
tảng QL giáo dục học.
6


Trước nhiệm vụ đổi mới giáo dục hiện nay thì việc yêu cầu đổi mới nội
dung, phương pháp dạy học là việc làm cần thiết và cấp bách. Các nhà nghiên cứu
giáo dục cũng cho ra đời nhiều cơng trình nghiên cứu trong lĩnh vực này: Tác giả
Phạm Viết Vượng với vấn đề lấy dạy học làm TT; tác giả Trần Hồng Quân đề cập
tới một số vấn đề đổi mới trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Trong các trường THPT hoạt động dạy học là trọng tâm. Chính vì vậy cũng
có rất nhiều cán bộ QL trường THPT trong cả nước tập trung nghiên cứu về các
biện pháp QL nhà trường, trong đó có QL hoạt động dạy học, chẳng hạn như các
luận văn thạc sĩ của các tác giả Đinh Thị Tuyết Mai với đề tài: “Các biện pháp

QLHĐDH của Hiệu trưởng trường THPT ở tỉnh Thái Nguyên” (2002); tác giả Phạm
Hoàng Phương với đề tài “Một số biện pháp QLHĐDH của Hiệu trưởng các trường
THPT huyện Ứng Hịa tỉnh Hà Tây”...
Tác giả Hồng Tâm Sơn thì quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động khoa học
cho GV để phát huy yếu tố nội lực của chính đội ngũ [28, tr 23]. Tác giả Nguyễn Văn
Lê tập trung nghiên cứu công tác bồi dưỡng đội ngũ GV về tư tưởng chính trị, về
chun mơn nghiệp vụ để nâng cao năng lực giảng dạy cho họ [18, tr 34].
Gần đây nhất, vào năm 2001, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã cho xuất
bản tuyển tập “Giáo dục học-Một số vấn đề lí luận và thực tiễn” của cố giáo sư Hà
Thế Ngữ (1929 - 1990). Trong công trình này, thơng qua việc trình bày về đối
tượng nghiên cứu và cấu trúc của khoa học QLGD, các khái niệm cơ bản của lí luận
QLGD, những nguyên tắc QLGD và những qui luật giáo dục, tác giả đã giới thiệu
nhiều tri thức về phương pháp luận nghiên cứu hiệu quả giáo dục và dạyhọc.
Các tài liệu trên dù chỉ mang tính khái quát hay chỉ đề cập tới một khía cạnh
nào đó trong QLGD nói chung và QLHĐDH nói riêng. Đó là những cơng trình có
giá trị về lý luận và thực tiễn phù hợp với công việc của các tác giả trong việc thực
hiện chức trách Hiệu trưởng trường THPT, đồng thời cũng giúp cho các Hiệu
trưởng trường THPT khác tham khảo để vận dụng trong công tác QLcủa mình.
Về QLHĐDH tại TT GDNN-GDTX, cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
về vấn đề này: Tác giả Đinh Xn Hà với cơng trình nghiên cứu “QLHĐDH ở TT
GDTX Đông Anh-Hà Nội để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”, Tác giả Trịnh Văn
Trí với “Biện pháp QLHĐDH ở TT GDTX huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn”, Tác
giả Ninh Văn Bình với “Biện pháp QLHĐDH ở TT GDTX nhằm nâng cao chất
7


lượng dạy học”, Tác giả Lục Thị Lê với “QLHĐDH cấp THPT ở các TT GDTX
tỉnh Cao Bằng”, Nguyễn Thị Mỹ Lộc với “Quản lý giáo dục-Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn”... đã đi sâu vào nghiên cứu các khía cạnh khác nhau ở góc độ QL tại
một TT GDTX nhất định.

QLHĐDH là nhiệm vụ trọng tâm của người QL các cơ sởgiáo dục, đồng thời
cũng là nội dung quan trọng nhất trong cơng tác QLTT. Chính vì vậy đã có rất
nhiều các cơng trình nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên
cứu đó mới chỉ dừng lại ở góc độ QL chung chung, cịnbiện pháp QLHĐDH như
thế nào để nâng cao tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát triển KN tự học của HS
tại các TT GDNN-GDTX, là một lĩnh vực còn bỏngỏ.
Để nâng cao chất lượng dạy học và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào
tạo trong giai đoạn hiện nay cần đi sâu nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp
QLHĐDH ở các cơ sở giáo dục khối GDNN-GDTX nói chung và của TT GDNNGDTX Đoan Hùng nói riêng theo hướng phát triển KN tự học của HS.
1.2. Dạy học và Quản lý hoạt động dạy học
1.2.1. Hoạt động dạy học
Dạy học gồm hai hoạt động: Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của
HS.Hai hoạt động này ln gắn bó mật thiết với nhau, tồn tại cho nhau và vì nhau.
1.2.1.1. Hoạt độngdạy học
Hoạtđộngdạy họclàhoạt độngđặctrưngcủa nhàtrường,của TT GDTX, quyđịnh
sựtồn tạicủa cơ sở giáo dục. Nếu khơng có hoạt động dạy của thầy và hoạt động học
của HSthì khơng có các cơ sở giáo dục.
Tác giả Nguyễn Ngọc Quangtrong quá trình nghiên cứu đã đưa ra khái niệm
hoạt động dạy học như sau: Hoạt động dạyhọc là sự tổ chức, điều khiển tối ưu quá
trình HS lĩnh hội kiến thức, qua đó hình thành và phát triển nhân cách của mình.[27,
tr 34]
Người thầy là chủ thể của hoạt động dạy học với nội dung dạy học theo
chương trình quy định của cơ sở giáo dục sở tại; vaitròchủđạocủahoạtđộngdạy
họclàtổchức và điều khiển HS học tập, giúp HS nắm kiến thức, hình thành kỹ năng,
thái độ, thói quen học tập.
Như vậy, hoạt động dạy học ở đây được hiểu như là quá trình tổ chức các
hoạt động của người dạy và người học sao cho người học được hướng dẫn, định
8



hướng tư duy để từ đó họ chiếm lĩnh được nội dung dạy học và có thể tự tiếp cận
với các nguồn tri thức mới.
1.2.1.2. Hoạt động học tập
Hoạt động học tập là q trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm
khoa học, dưới sự điều khiển sư phạm củathầy để hình thành và phát triển năng lực,
phẩm chất.
Học về bản chất là sự tiếp thu, xử lý thơng tin chủ yếu bằng các thao tác trí
tuệ dựa vào vốn sinh học và vốn đạt được của cá nhân, từ đó có được tri thức, kỹ
năng, thái độ mới.Học tập có thể được xem như một quá trình, chứ khơng phải là
một tập hợp các kiến thức thực tế và các hủ tục giáo điều. Việc học tập của con
người có thể xảy ra như là một phần của giáo dục, đào tạo phát triển cá nhân.
Mục đích của hoạt động học tập: Chiếm lĩnh khái niệm khoa học (có nghĩa
là: phải nắm vững nghĩa, đào sâu ý chứa trong khái niệm; tái tạo khái niệm cho bản
thân, thao tác với nó, sử dụng nó như cơng cụ phương pháp để chiếm lĩnh khái niệm
khác hoặc đào sâu mở rộng thêm chính khái niệm đó ở trình độ lý thuyết cao hơn
(tư duy lý thuyết); biến nó từ kho tàng văn hóa xã hội thành học vấn riêng của bản
thân). Nếu chiếm lĩnh khái niệm thành công thì sẽ dẫn tới đồng thời ba mục đích bộ
phận:

trí

dục

(nắm

vững

khái

niệm);pháttriển(tưduykháiniệm);giáodục(tháiđộđạođức).

Ba mục đích bộ phận này gắn bó hữu cơ với nhau, thâm nhập vào nhau, quy
định lẫn nhau, sinh thành ra nhau và tạo ra một hệ toàn vẹn mục đích bộ ba "Khai trí
tiến đức" làđiềumàcổnhânđãdạy.Đếnmộttrìnhđộcao,trithứcvớitưtưởng,đứcdụcvớitrí
dục là một. Trí dục phải dẫn đến đạo đức, đức dục là kết quả tất yếu của sự hiểu
biết.
- Chức năng của hoạt động học tập: Hoạt động học tập có hai chức năng
thống nhất với nhau: lĩnh hội (tiếp thu thông tin dạy của thầy) và tự điều khiển quá
trình chiếm lĩnh khái niệm khoa học của mình (tự giác, tích cực, tựlực).
- Nội dung của hoạt động học tập: Là toàn bộ hệ thống khái niệm của môn
học, cấu trúc lôgic của môn học, các phương pháp đặc trưng của khoa học, ngôn
ngữ của khoa học và biết vận dụng những hiểu biết đó vào việc tiếp tục học tập và
lao động.

9


- Phương pháp học tập: Là phương pháp nhận thức, phương pháp chiếm lĩnh
khái niệm khoa học phản ánh đối tượng của nhận thức, biến các hiểu biết của nhân
loại thànhhọc vấn của bản thân. Đó là phương pháp mơ tả, giải thích và vận dụng
khái niệm khoa học.
Học tốt là sự thống nhất của cả mục đích, nội dung lẫn phương pháp học. Đó
là sự điều khiển tối ưu quá trình chiếm lĩnh khái niệm khoa học trên cơ sở của sự bị
điều khiển.
1.2.1.3. Mối quan hệ giữa dạy và học
Dạy và học là hai mặt hoạt động của một quá trình với hai thành tố trung tâm
là thầy và trị.Hai mặt hoạt động đã có mối quan hệ hai chiều nó tồn tại với nhau, bổ
sung kết quả cho nhau cùng vận động và phát triển. Dạy tồn tại với học, học giúp
cho dạy ngày càng hoàn thiện. Thầy và trò là hai người bạn đồng hành họ cùng
chung một mục đích đã là với người học, dành kết quả cao nhất ở người học, phấn
đấu với học. Mối quan hệ thầy trò được phản ánh trong mối quan hệ giữa HS với tài

liệu học tập, với vai trò tổ chức, hướng dẫn, GVgiúp người học chiếm lĩnh nội dung
tài liệu học tập bằng thao tác và hành động trí tuệ của chính mình.
Hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện
ở mối quan hệ tương tác giữa các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp của
hoạt động dạy và hoạt động học.
Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học, chúng ta có thể
đi đến kết luận: Hoạt động học, trong đó hoạt động nhận thức của học sinh có vai
trị quyết định kết quả dạy học. Để hoạt động học có kết quả thì trước tiên chúng ta
phải coi trọng vai trị người GV, GV phải xuất phát từ lôgic của khái niệm khoa
học, xây dựng công nghệ dạy học, tổ chức tối ưu hoạt động cộng tác của dạy và học,
thực hiện tốt các chức năng của dạy cũng như của học, đồng thời bảo đảm mối liên
hệ giữa thầy và trò thường xuyên, bền vững. Vì vậy, muốn nâng cao mức độ khoa
học của việc dạy học ở TT GDNN-GDTX thì Giám đốc TT phải đặc biệt chú ý
hoàn thiện hoạt động dạy của GV; chuẩn bị cho họ có khả năng hình thành và phát
triển ở học sinh các phương pháp, cách thức phát hiện lại các thông tin học tập. Đây
là khâu cơ bản để tiếp tục hoàn thiện tổ chức hoạt động học của học sinh.
Nếu xét quá trình dạy học như là một hệ thống thì trong đó, quan hệ giữa
10


hoạt động dạy của GV với hoạt động học của HS thực chất là mối quan hệ điều
khiển. Với tác động sư phạm của mình, GV tổ chức, điều khiển hoạt động của HS.
Từ đó, chúng ta có thể thấy công việc của người QLTT là: hành động QL (điều
khiển hoạt động dạy học) của Giám đốc chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy của
GV và trực tiếp đối với GV; thông qua hoạt động dạy của GV mà QL hoạt động học
của HS.
1.2.2. Quản lý hoạt động dạy học
1.2.2.1. Quảnlý
Quản lýlà một thuộc tính gắn liền với xã hội ở một giai đoạn phát triển của
nó. Thuộc tính này bắt nguồn từ bản chất của hệ thống của xã hội, từ lao động tập

thể, lao động xã hội của con người. Ngay từ buổi sơ khai của xã hội loài người, để
đương đầu với sức mạnh to lớn của tự nhiên, để duy trì sự tồn tại của mình con
người phải lao động chung, kết hợp lại thành tập thể, điều đó địi hỏi phải có sự tổ
chức, phải có phân cơng và hợp tác nhằm thực hiện mục tiêu chung đã định trong
lao động tức là phải có sự quản lý.
Trong q trình phát triển của xã hội, QL không phải là một hoạt động mới
mẻ, đặc biệt là quá trình xây dựng lý luận quản lý, khái niệm QL được nhiều nhà
nghiên cứu lý luận cũng như thực hành QL bàn tới và cũng được phổ biến ngày
càng rộng. QL cần thiết cho hoạt động của mọi tổ chức dù tổ chức đó thế nào.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý, nhìn chung các định nghĩa
đều hướng tới hiệu quả của công tác QL phụ thuộc vào các yếu tố: Chủ thể quản lý,
khách thể quản lý, mục đích hướng đến của cơng tác QL bằng tác động từ chủ thể
đến khách thể QL nhờ công cụ và phương pháp quản lý:
“Quản lýlà sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể QL lên đổi
tượng QL nhằm sử dụng có hiệu quả, có tiềm năng các cơ hội của hệ thống để đạt
được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường” [26; tr 90].

11


Hoạt động QL đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:

Công cụ
Chủ thể
quản lý

Khách thể
quản lý

Mục tiêu


Phương
pháp
Sơ đồ 1.1: Mơ hình hoạt động quản lý [11, tr 24]
Cho dù với cách tiếp cận nào thì bản chất của hoạt động QL là q trình tác
động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể QL dẫn đến khách thể QL
trong một tổ chức thông qua cơ chế QL nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu
quả mong muốn và đạt mục tiêu đề ra.
1.2.2.2. Quản lý giáo dục
Có nhiều nghiên cứu về QLGD, hiện nay các ý kiến cơ bản đồng nhất nhau
về khái niệm QLGD:
“Quản lýkhoa học hệ thống giáo dục có thể xác định như là tác động có hệ
thống, có kế hoạch, có ý thức và định hướng của chủ thể QL ở cấp độ khác nhau đến
tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến trường, các cơ sở giáo dục khác) nhằm mục
đích đảm bảo giáo dục xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, trên cơ sở nhận thức và vận
dụng những quy luật chung của chủ nghĩa xã hội, cũng như quy luật của quá trình giáo
dục, của sự phát triển thể lực, tâm lý trẻ thiếu niên và thanh niên". [23, tr.10]
“QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp với quy
luật của chủ thể QL nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý
giáo dục của Đảng. Thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa,
mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục
đến mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất". [33,tr.35]
Từ những khái niệm khác nhau về QLGD ta có thể khái qt: QLGD là q
trình tác động có định hướng của nhà QLGD trong việc vận dụng nguyên lý,
phương pháp chung nhất của khoa học nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.
12


Dựa vào phạm vi quản lý, người ta chia QLGD thành hai loại:
QL hệ thống giáo dục: QLGD được diễn ra ở tầm vĩ mơ, trong phạm vi tồn

quốc, trên địa bàn lãnh thổ địa phương (tỉnh, thànhphố).
QL nhà trường: QLGD ở tầm vi mô trong một đơn vị, một cơ sở giáodục.
1.2.2.2. Quản lý hoạt động dạy học
Theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì: QLHĐDH là một hệ thống những tác động có
mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL tới khách thể QL trong quá
trình dạy học nhằm đạt được mục tiêu đề ra. [1, tr 15.16]
QL quá trình dạy học là QL quá trình cân bằng động. Các thành tố của quá
trình dạy học của hệ thống tác động qua lại lẫn nhau theo những quy luật và
nguyêntắcnhấtđịnhnhằmthựchiệnnhiệmvụ dạyhọcđểđạtđượcchấtlượngvàhiệu quả
dạy học.
Như vậy, QLHĐDH là làm cho các thành tố của hệ thống dạy học vận hành
và kết hợp chặt chẽ với nhau thông qua hoạt động dạy của GVvà hoạt động học của
HS nhằm biến đầu vào(trình độ ban đầu của HS) thành đầu ra(sản phẩm dạy học)
phát triển cả về số lượng và chất lượng theo yêu cầu phát triển KT-XH và GD&ĐT.
Ngoài ra, QLHĐDH cần đảm bảo mối quan hệ giữa các thành tố: Mục tiêu,
nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức, kết quả; mối quan hệ giữa GV và
HS. Do đó, QLHĐDH cần QL đồng bộ các thành tố đó, và phải được tiến hành
đồng bộ từ QLCSVC-TBDH, QL đội ngũ sư phạm, QL điều kiện và môi trường làm
việc đến cơ chế tổ chức, hoạt động, điều hành; kiểm tra, đánh giá; phối hợp các lý
luận giáo dục trong và ngoài nhà trường, các cơ sở giáo dục khác.
Trong điều kiện đổi mới giáo dục - dạy học hiện nay, nội dung QL hoạt động
giảng dạy và học tập bao gồm cả việc tổ chức thực hiện đổi mới PPDH. Đây chính
là một nội dung vừa có tính lâu dài, vừa có tính định hướng cho sự phát triển của
mỗi cơ sở giáo dục, đồng thời cũng là một nội dung quan trọng số một của lãnh đạo
các cơ sở giáo dục hiện nay. Bên cạnh đó, thì việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV,
tạo động cơ thúc đẩy, nâng cao năng lực lao động có vị trí quan trọng của quá trình
QLHĐDH.
1.3. Kỹ năng tự học
1.3.1. Kỹ năng
Bàn về khái niệm kỹ năng, có rất nhiều tác giả đã đưa ra các quan điểm khác

nhau, tiêu biểu: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả của một động tác nào đó hay
13


một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn hay áp dụng những cách thức
đúng đắn có chiếu cố đến những điều kiện nhất định (Lêvitop).
Còn A.G.Covaliop cho rằng: kỹ năng là phương thức thực hiện hành động
phù hợp với mục đích và điều kiện của hành động; hay A.V.Petrovxki định
nghĩa: kỹ năng là sự vận dụng những tri thức, kỹ xảo đã có để lựa chọn thực hiện
những phương thức hành động tương ứng với mục đích đề ra. Tác giả Bùi Văn Huệ
đưa ra khái niệm: kỹ năng là khả năng vận dụng tri thức, khái niệm, định nghĩa,
định luật vào thực tiễn.
Từ đó về bản chất chúng ta có thể hiểu: “Kỹ năng là khả năng thực hiện có
kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh
nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép”. Kỹ năng
không chỉđơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động, mà còn là biểu hiện năng lực
của con người.
1.3.2. Kỹ năng tự học
1.3.2.1. Tự học
Theo Từ điển Giáo dục học “Tự học là quá trình tự mình lĩnh hội tri thức
khoa học và rèn luyện KN thực hành khơng có sự hướng dẫn của giáo viên và sự
quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục đào tạo”.
Tác giả Nguyễn Kỳ cũng bàn về khái niệm tự học: Tự học là hoạt động trong
đó người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành
động của mình, tự thể hiện mình. Tự học là người học tự đặt mình vào tình huống
học, vào vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm
các giải pháp.
Từ những định nghĩa như trên về tự học, chúng ta đều nhận thấy điểm chung
của tự học là sự tự giác, chủ động và độc lập của người học trong quá trình lĩnh hội
tri thức. Bản chất của tự học là quá trình chủ thể người học cá nhân hóa việc học

nhằm thỏa mãn các nhu cầu học tập, tự giác tiến hành các hành động học tập như:
phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, giao tiếp, thực hành, kiểm tra, đánh giá…
để thực hiện có hiệu quả mục đích và nhiệm vụ học tập đề ra. Tự học của SV đại
học mang đầy đủ các đặc điểm của tự học nói chung nhưng cũng phản ánh đặc
trưng riêng của hoạt động học tập ở đại học là tính tự chủ cao và tính nghiên cứu
vừa sức.
14


Tự học có hai dạng:
Dạng 1: Tự học có hướng dẫn trực tiếp của GV (chủ yếu ở trên lớp), GV sẽ
giao các nhiệm vụ tự học, yêu cầu và hướng dẫn HS cách tự học để hoàn thành các
nhiệm vụ.
Dạng 2: Tự học khơng có hướng dẫn trực tiếp của GV (chủ yếu diễn ra ở ngoài
lớp học), GV có thể giao nhiệm vụ hoặc có thể chính HS tự thiết kế các nhiệm vụ học
tập cho chính mình và sau đó HS tự tìm tịi các phương pháp để hoàn thành.
1.3.2.2. Kỹ năng tự học
Từ khái niệm kỹ năng, tự học, chúng ta có thể hiểu: KN tự học là khả năng thực
hiện thành thục và có kết quả các thao tác, hành động tự học trên cơ sở vận dụng những
tri thức tích luỹ được về hoạt động và KN tự học; là biết cách tổ chức công việc, hoạt
động tự học một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm thời gian và chất lượng.
1.3.3. Một số kỹ năng tự học của học sinh trung tâm GDNN-GDTX.
1.3.3.1. Kĩ năng lập kế hoạch tựhọc:
Tự học vừa khó lại vừa khơng khó. Khó vì phải ln tự giác để đảm bảo tiến
độ tự học được duy trì, được lặp đi lặp lại liên tục để tạo thành một thói quen.
Khơng khó nếu như bản thân có ý chí, nhu cầu tự học cao kèm theo KN lập kế
hoạch và KN quản lýthời gian hiệu quả.
Đối với bất kì ai muốn việc học thật sự có hiệu quả thì mục đích, nhiệm vụ
và kế hoạch học tập phải được xây dựng cụ thể, rõ ràng. Trong đó kế hoạch phải
được xác định với tính hướng đích cao, tức là kế hoạch ngắn hạn, dài hơi hoặc thậm

chí kế hoạch của từng môn, từng phần phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quáncho
từng thời điểm từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện hồn cảnh của
mình. Vấn đề kế tiếp là phải chọn đúng trọng tâm, cái gì là cốt lõi, là quan trọng để
ưu tiên tác động trực tiếp và dành thời gian công sức cho nó.Nếu việc học dàn trải
thiếu tập trung thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao. Sau khi đã xác định được trọng
tâm, phải sắp xếp các phần việc một cách hợp lí logic về cả nội dung lẫn thời gian,
đặc biệt cần tập trung hoàn thành dứt điểm từng phần, từng hạng mục theo thứ tự
được thể hiện chi tiết trong kế hoạch. Điều đó sẽ giúp q trình tiến hành việc học
được trôi chảy thuận lợi. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng vỡ kế hoạch, gây tâm lý
chán nản, mất tập trung, không hứng thú vào quá trình tự học.
15


Việc lập kế hoạch rõ ràng, cụ thể cái gì cần được học trước, cái gì sẽ được
học sau, làm như thế khơng những sẽ giúp quản lí và tiết kiệm được thời gian mà
còn giúp chúng ta hệ thống lại những kiến thức đã học một cách khoa học.
KN này cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Đảm bảo thời gian tự học tương
xứng với lượng thông tin của mơn học; xen kẽ hợp lý giữa các hình thức tự học,
giữa các môn học, giữa giờ tự học, giờ nghỉ ngơi; thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự
học như biết cách làm việc độc lập, biết tự ôn tập, kiểmtra.
Trước hết cần xác định xem học cái gì, học trong bao lâu và học bao nhiêu
(bao nhiêu chương, bao nhiêu trang, bao nhiêu vấn đề…, đây là một việc khơng q
khó). Sắp xếp thời gian tự học, đề ra thời gian học từng vấn đề và phải tuân thủ
đúng theo lịch thời gian đó. Hãy học những vấn đề khó trước, nếu khơng thì hãy bắt
đầu với việc học những phần mà cảm thấy dễ và thú vị.
Nên ấn định cho mình một khoảng thời gian làm việc cụ thể, ví dụ thời gian
học hiệu quả thường khoảng 45 phút, sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Việc
xác định thời gian này ngay từ đầu sẽ giúp chúng ta tránh được sự lo lắng, sợ hãi
một cách bản năng về những khó khăn, nản chí có thể xảy ra trong quá trình học.
Bản thân chúng ta sẽ cảm thấy nặng nề khi khơng xác định được mình sẽ tự học

trong bao lâu? Ít q thì sợ khơng hiệu quả, mà nhiều quá sẽ mệt mỏi. Việc ấn định
thời gian sẽ giúp ta làm việc có hiệu quả và tăng năng suất hơn.
Thời điểm học tập cũng rất quan trọng. Khả năng lao động trí óc của con
người tăng dần từ sáng sớm tới gần trưa, sau đó giảm dần - sau bữa ăn trưa nên có
ngủ trưa chút ít từ 20-30 phút để thư giãn cũng là điều nên làm. Hiệu suất học buổi
trưa cao hơn buổi sáng, đặc biệt đối với những mơn học khó. Buổi chiều có hơi
giảm vào giờ ăn tối. Sau đó, dường như có một chu kỳ mới và khả năng trí óc lại
tăng dần cho tới khoảng 21 giờ, sau đó lại giảm. Khơng nên thức sau 22 giờ - vì đầu
óc sau một ngày làm việc dường như đã bão hịa, khơng cịn tiếp thu thêm được
nữa. Lúc rời bàn học, có thể lật qua, lướt mau những dịng đầu của các bài đã ơn để
xác định mình đã học được tới đâu, đồng thời gửi tất cả vào tiềm thức bộ nhớ trước
khi đưa não vào giấcngủ. Bằng cách này sẽ giúp cho người học khắc sâu kiến thức
một lần nữa, sẽ nhớ lâu hơn. Thêm vào đó, trước khi học bài mới thì nên tự kiểm tra
lại kiến thức cũ xem mình đã nhớ tới đâu, cần bổ sung những gì...
16


×