Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

(Luận văn thạc sĩ) những vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật việt nam 07

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.35 KB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

KHÚC THỊ TRANG NHUNG

Nh÷ng vấn đề về MIễN TRáCH NHIệM BồI THƯờNG
THIệT HạI DO VI PHạM HợP ĐồNG theo pháp luật việt nam

Chuyờn ngnh: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGÔ HUY CƯƠNG

HÀ NỘI - 2014

Ay


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN

Khúc Thị Trang Nhung


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG ............................................... 6
1.1.
1.1.1.
1.1.2.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.

Khái niệm, đặc điểm vị trí, vai trị của chế tài bồi thường thiệt hại
do vi phạm hợp đồng................................................................................ 6
Khái niệm, đặc điểm của chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng...... 6
Vị trí, vai trị của chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng ......... 11
Điều kiện áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng....... 14
Các điều kiện tổng quát về việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại
do vi phạm hợp đồng................................................................................ 14
Có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng .................................................... 15


1.2.3.
1.2.4.

Yếu tố thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường .......................................... 15
Yếu tố mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt
hại do hành vi đó gây ra ........................................................................... 16

1.2.5.

Yếu tố lỗi của người vi phạm nghĩa vụ ..................................................... 17

1.3.

Khái niệm, bản chất, ý nghĩa của miễn trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng ............................................................... 19
Khái niệm và bản chất của miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
vi phạm hợp đồng .................................................................................... 19
Ý nghĩa của quy định về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng ........................................................................................ 22

1.3.1.
1.3.2.
1.3.3.

Các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm
hợp đồng .................................................................................................. 24
Kết luận chương 1 ............................................................................................... 31
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG ................... 32



2.1.

Lịch sử của chế định pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng ở Việt Nam ........................................... 32

2.2.

Các quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng ....................................................................... 38

2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.

Trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà các bên đã thỏa thuận ..... 38
Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng ................................................. 45
Trường hợp hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia ......... 51

2.2.4.

Trường hợp vi phạm hợp đồng do thực hiện quyết định của cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên khơng thể biết được vào
thời điểm giao kết hợp đồng ..................................................................... 56

2.3.

Thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về miễn trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng................................. 59


2.4.

Các bất cập của pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng ....................................................................... 72

Kết luận chương 2 ............................................................................................... 87
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG ........................... 88
3.1.

Hoàn thiện quy định của pháp luật về miễn trừ trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do sự kiện bất khả kháng ........................................... 89

3.2.

Hoàn thiện quy định của pháp luật về miễn trừ trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do sự vi phạm nghĩa vụ của một bên hoàn toàn
do lỗi của bên kia.................................................................................... 92

3.3.

Hoàn thiện quy định của pháp luật về miễn trừ trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do việc thực hiện quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ............................................................................... 94

3.4.

Hoàn thiện quy định của pháp luật về việc miễn trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng khi có sự thỏa thuận của

các bên .................................................................................................... 95

3.5.

Hoàn thiện quy định của pháp luật về việc giảm mức bồi thường
do bên có quyền khơng hạn chế tổn thất ............................................... 96
Kết luận chương 3 ............................................................................................. 101
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 104


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS:

Bộ luật dân sự

BTTH:

Bồi thường thiệt hại

CHLB:

Cộng hòa liên bang

DSPT:

Dân sự phúc thẩm

DSST:


Dân sự sơ thẩm

GĐT:

Giám đốc thẩm

HĐTS:

Hợp đồng thuê sạp

HĐXX:

Hội đồng xét xử

KDTM:

Kinh doanh thương mại

NXB:

Nhà xuất bản

UBND:

Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Pháp luật về hợp đồng ở nước ta có q trình phát triển qua từng giai
đoạn, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội. Trong đó một trong
những mốc lịch sử quan trọng là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của
Đảng năm 1986, đại hội đã thành cơng và thổi một làn gió mới vào tư duy
kinh tế của chúng ta bằng việc đề ra công cuộc đổi mới nền kinh tế. Đảng chủ
trương xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế quan liêu bao cấp cũ, xây dựng nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường với sự quản lí
của nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó hàng loạt các văn bản pháp
luật mới được ra đời điều chỉnh lĩnh vực hợp đồng.
Hiện nay, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt
là sau khi gia nhập WTO, các quan hệ kinh tế ngày càng pháp triển mạnh
mẽ. Những giao dịch, hợp tác mà chúng ta tham gia ký kết ngày càng
nhiều. Những hợp đồng trong và ngoài nước ngày càng được ký kết một
cách đa dạng hơn.
Tuy nhiên, nghiên cứu về hợp đồng nói chung, và nghiên cứu về vấn đề
miễn trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng cần được nghiên cứu tổng
thể trên nhiều khía cạnh khác nhau. Hệ thống các quy định pháp luật về vấn
đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đang còn nhiều vướng mắc, bất cập
như chưa có quy định về hình thức lỗi trong trường hợp miễn trách nhiệm do
lỗi của bên có quyền, lỗi vô ý, lỗi cố ý trong việc dẫn đến miễn trách nhiệm
có một vai trị quan trọng xác định trách nhiệm của các bên; quy định về miễn
trách nhiệm bồi thường chưa phù hợp các quy định của Cơng ước Viên về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, do đó, khi hội nhập gặp nhiều khó khăn.
Trên thực tế áp dụng cũng còn nhiều vấn đề vướng mắc liên quan đến các căn
cứ miễn trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng. Những quy định về

1



căn cứ miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng cịn mang
tính chất sơ sài, chung chung và thiếu tính chi tiết. Bên cạnh đó, những quy
định về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Bộ luật dân sự 2005 và
Luật thương mại 2005 còn nhiều những vấn đề chưa thống nhất và cụ thể. Do
đó đã dẫn đến có nhiều vụ tranh chấp xảy ra kéo dài, giải quyết qua nhiều cấp
nhưng không thành bởi lẽ có nhiều nhận thức khác nhau về vấn đề này.
Chính vì vậy, tác giả quyết định chọn đề “Những quy định về miễn trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam” làm
đề tài tốt nghiệp luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu về chế định hợp đồng nói chung và về miễn trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng nói riêng đã được nhiều nhà
nghiên cứu tập trung tìm hiểu ở các khía cạnh khác nhau. Có thể kể đến các
cơng trình nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu về hợp đồng nói chung có các tác giả như:
+ Tác giả Nguyễn Ngọc Khánh với cuốn sách “Chế định hợp đồng
trong Bộ luật dân sự Việt Nam”, Nxb Tư pháp, năm 2007;
+ Tác giả Ngơ Huy Cương với cuốn sách “Giáo trình luật hợp đồng
Việt Nam - Phần chung” Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2013;
+ Tác giả Nguyễn Như Phát, Lê Thị Thu Thủy với cuốn sách “Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay”, Nxb
Công an nhân dân, năm 2003.
Những cơng trình nghiên cứu trên đây chủ yếu tập trung nghiên cứu về
vấn đề hợp đồng nói chung, về vấn đề nghiên cứu về miễn trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng các cơng trình trên mới chỉ dừng lại ở
khía cạnh nghiên cứu tổng thể, chỉ ra được những vấn đề chung nhất.
- Nghiên cứu về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng, về vấn đề này hiện chưa có một cơng trình nghiên cứu nào mang tính

2



chất tổng thể về vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng ở cấp độ luận văn thạc sĩ hay sách chuyên khảo mà mới chỉ dừng lại ở
khía cạnh các bài báo khoa học, có thể kể đến các tác phẩm như:
+ Bùi Hưng Nguyên với bài viết “Bình luận về miễn trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng theo điều 294 Luật thương mại” Tạp chí Nhà nước và pháp
luật số 7/2006
+ Trần Văn Duy với bài viết “Suy nghĩ về miễn trách nhiệm do bất khả
kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay”, Tạp chí Kiểm sát
số 12/2013.
+ Phạm Thanh Bình với bài viết “Về chế định miễn trừ trách nhiệm
trong hợp đồng”, Tạp chí Nghiên cứu luật pháp, số 2/2009...
Tất cả các bài viết nêu trên đều đã nghiên cứu một góc độ nào đó về
vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Hiện nay
chưa có cơng trình nghiên cứu nào ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học về vấn
đề miễn trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng. Do đó, việc nghiên
cứu đề tài càng có ý nghĩa quan trọng hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về vấn đề
miễn trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng, các quy định của pháp
luật về miễn trách nhiệm bồi thương do vi phạm hợp đồng, cũng như thực tiễn
thực hiện trong những năm vừa qua. Luận văn nghiên cứu tập trung chủ yếu
trong phạm vi những quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 và Luật
Thương mại 2005. Đặc biệt, luận văn tập trung chủ yếu ở việc nghiên cứu
những quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề hợp đồng nói chung và
miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng về những vấn đề liên quan
đến hợp đồng thương mại được quy định trong Bộ luật dân sự và luật thương
mại 2005. Qua việc phân tích đối chiếu giữa qui định của pháp luật Việt Nam
với quy định của các nước khác trên thế giới cũng luận văn đề xuất những


3


giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề miễn trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
biện chứng, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới, xây dựng nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa; các chính
sách pháp luật, chính sách kinh tế của Nhà nước ta trong những năm qua.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả cũng kết hợp sử dụng các
phương pháp nghiên cứu: so sánh, tác giả đã tiến hành so sánh những quy
định về căn cứ miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
theo pháp luật các nước trên thế giới với quy định của pháp luật Việt Nam,
so sánh những quy định trong Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005.
Ngồi ra, tác giả cịn sử dụng những phương pháp phân tích và bình luận các
bản án, những quy định của pháp luật cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp
luật để giải quyết những tranh chấp phát sinh đối với những trường hợp vi
phạm hợp đồng và đặc biệt là các quy định của pháp luật về miễn trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại, trong bối cảnh
Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế để làm rõ hơn các nội dung
được nghiên cứu.
5. Cơ sở lý luận và khoa học của đề tài
- Cơ sở lý luận: Với phương pháp luận là Chủ nghĩa Mác Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới, xây
dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, các chính sách pháp luật, chính sách kinh tế giúp cho tư duy và góc độ
nghiên cứu ln đi đúng hướng và có hiệu quả.
- Cơ sở khoa học: Đề tài được nghiên cứu dựa trên các cơ sở các ngành

khoa học chuyên ngành luật đặc biệt là chuyên ngành luật thương mại và
những học thuyết về hợp đồng nói chung và miễn trách nhiệm hợp đồng nói

4


riêng. Từ đó, sử dụng những phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá những
quy định của pháp luật một cách khách quan và chính xác nhất.
6. Điểm mới của đề tài
Đề tài nghiên cứu về vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
vi phạm hợp đồng một cách tồn diện và có hệ thống trên cơ sở lý luận và
thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật kinh doanh, hợp đồng kinh
doanh và thương mại, miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng trong giai đoạn vừa qua.
So sánh một số điểm tương đồng và khác biệt giữa miễn trách nhiệm
bồi thường thiệt hại của Việt Nam so với các quy định của các nước khác trên
thế giới cũng như Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Phân tích, luận giải các quy định về vấn đề miễn trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đồng thời phân tích các điểm bất cập
của các quy định này trong tình hình hiện nay.
Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về
miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, cụ thể cần sửa
đổi những điều khoản nào của các văn bản pháp luật có liên quan.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn
được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Lý luận về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp
luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm
hợp đồng.

5


Chương 1
LÝ LUẬN VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG

1.1. Khái niệm, đặc điểm vị trí, vai trị của chế tài bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của chế tài bồi thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng
Khi hợp đồng bị vi phạm dưới hình thức khơng thực hiện nghĩa vụ hoặc
thực hiện nghĩa vụ không đúng cam kết, bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm
hợp đồng (hay còn gọi là trách nhiệm dân sự theo hợp đồng) với bên có
quyền. Theo quy định của phần lớn các hệ thống pháp luật trên thế giới, các
hình thức trách nhiệm theo hợp đồng bao gồm: Bồi thường thiệt hại, phạt vi
phạm hợp đồng. Tuy nhiên hiện nay chiếu theo pháp luật Việt Nam có sự
khác biệt giữa quy định về trách nhiệm hợp đồng trong Bộ luật dân sự
(BLDS) và Luật thương mại. Theo đó, Bộ luật dân sự quy định hai hình thức
trách nhiệm theo hợp đồng là: Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm; còn Luật
thương mại thì quy định sáu hình thức chế tài thương mại (về bản chất cũng là
trách nhiệm hợp đồng) gồm: Buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm,
buộc bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng.
Trong các chế tài đối với vi phạm hợp đồng thì bồi thường thiệt hại là
một trong những chế tài phức tạp nhất về các điều kiện áp dụng [1, tr.398].
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một dạng của trách nhiệm pháp lý. Và

việc xem xét trách nhiệm pháp lý phải dựa trên các cơ sở và căn cứ nhất định.
Trước hết khi nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại chúng ta cần
phải tìm hiểu về khái niệm chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Chế tài là một đặc trưng cơ bản của pháp luật. Nó là một phương tiện

6


để thi hành quyền hoặc ngăn cản việc vi phạm quyền hay khắc phục hậu quả
của sự vi phạm quyền. Trong quan hệ hợp đồng, chế tài được hiểu là các
quyền trao cho một bên bởi pháp luật hoặc bởi hợp đồng mà bên được trao
quyền có thể thi hành đối với sự vi phạm bởi bên đối ước kia [1, tr.391]. Sự vi
phạm nghĩa vụ gây thiệt hại của một bên trong quan hệ hợp đồng sẽ làm ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi ích vật chất của bên kia. Do đó, bên vi phạm gây thiệt
hại phải có trách nhiệm bù đắp những lợi ích vật chất đủ để cho phép khơi
phục lại tình trạng trước khi vi phạm gây thiệt hại và thỏa mãn những quyền
lợi chính đáng mà bên kia đáng lẽ phải được hưởng. Trong Bộ luật dân sự
Việt Nam năm 2005 quy định, trách nhiệm bồi thường thiệt hại là hình thức
trách nhiệm chung và được áp dụng rộng rãi, phổ biến trong mọi trường hợp
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng mà gây thiệt
hại. Thậm chí cả trong trường hợp bên có quyền bị vi phạm đã áp dụng các
hình thức trách nhiệm khác thì họ vẫn khơng đương nhiên mất quyền địi bồi
thường thiệt hại. Vì thế có thể coi bồi thường thiệt hại là một giải pháp vạn
năng cho mọi trường hợp vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Tất nhiên hình thức
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng khơng phải là
hình thức riêng có ở Việt Nam mà cịn có ở hệ thống pháp luật khác. Trong
Bộ luật dân sự Pháp, tại Điều 1147 quy định người có nghĩa vụ bồi thường
thiệt hại do không thực hiện hoặc thực hiện chậm nghĩa vụ. Trong Bộ luật dân
sự Nhật Bản, tại Điều 415 quy định người có quyền có quyền yêu cầu bồi
thường thiệt hại nếu người có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ phù hợp với

tinh thần và mục đích của nó. Trong Cơng ước Viên 1980 và Bộ ngun tắc
Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế năm 2004 tương ứng tại Điều 74 và
Điều 7.4.1. quy định quyền bồi thường thiệt hại phát sinh ngay cả khi xảy ra
vi phạm bất kỳ một nghĩa vụ nào của hợp đồng. Và cuối cùng, trong hệ thống
pháp luật hợp đồng Common law, mọi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đều là căn
cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại [5, tr.298].

7


Trong quan hệ giữa các thương nhân, pháp luật thương mại ra đời là
cần thiết để duy trì và bảo đảm sự bình đẳng cho các chủ thể tham gia quan hệ
hợp đồng. Khi một hợp đồng thương mại đã được giao kết hợp pháp và phát
sinh hiệu lực pháp luật thì các bên phải thực hiện các nghĩa vụ mà mình đã
thỏa thuận trong hợp đồng. Việc vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng dẫn
đến hậu quả bên vi phạm phải chịu các hình thức trách nhiệm - chế tài. Đây là
khái niệm chế tài hiểu theo nghĩa hẹp, chế tài chỉ bao gồm các chế tài do vi
phạm hợp đồng trong thương mại mà bên bị vi phạm có quyền được lựa chọn
áp dụng hoặc yêu cầu áp dụng chế tài. Đó là các biện pháp tác động bất lợi về
tài sản của bên có quyền lợi bị vi phạm đối với chủ thể có hành vi vi phạm
cam kết hợp đồng trong thương mại. Nếu một bên có hành vi vi phạm hợp
đồng thì phải gánh chịu những hậu quả pháp lí (bất lợi) nhất định do hành vi
vi phạm đó gây ra. Luật thương mại 2005 quy định các loại chế tài tại Điều
292 theo đó có các chế tài sau: “(a) Buộc thực hiện đúng hợp đồng; (b) Phạt
vi phạm; (c) Bồi thường thiệt hại; (d) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; (e)
Đình chỉ hợp đồng; (f) Hủy bỏ hợp đồng; (g) Các biện pháp khác do các bên
thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật” [11].
Về bản chất chế tài trong thương mại chính là các chế tài hợp đồng,
được quy định trong các quy phạm pháp luật thương mại bao gồm những hình
thức xử lí và hậu quả pháp lí áp dụng đối với bên có hành vi vi phạm trong

q trình kí kết, thực hiện hợp đồng trong thương mại.
Theo quy định của Bộ luật dân sự bồi thường thiệt hại được khai thác
theo hướng bồi thường do vi phạm nghĩa vụ, bởi lẽ, hợp đồng là một căn cứ
chủ yếu để phát sinh nghĩa vụ. Với tư các là văn bản luật gốc điều chỉnh các
quan hệ tư, do đó, quy định của Bộ luật dân sự là cơ sở để các văn bản luật
khác quy định về chế độ bồi thường thiệt hại. Theo Điều 229, Khoản 1 Luật
thương mại: “Bồi thường thiệt hại là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu
bên vi phạm trả tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra” [11].

8


Như vậy có thể hiểu, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là một
chế tài dân sự được áp dụng nhằm bù đắp những thiệt hại thực tế mà bên vi
phạm đã gây ra cho bên bị vi phạm. Bản chất của bồi thường thiệt hại là việc
bên có quyền yêu cầu bên vi phạm nghĩa vụ trả một khoản tiền do vi phạm
hợp đồng gây ra.
Theo quy định của Bộ luật dân sự, Luật thương mại và các văn bản có
liên quan khác, chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng có những
đặc điểm sau:
- Chế tài bồi thường thiệt hại là các chế tài hợp đồng phát sinh khi có
hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại
Trong quan hệ hợp đồng, nếu một bên không thực hiện, thực hiện không
đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng thì phải gánh chịu những hậu
quả bất lợi mang tính chất tài sản, căn cứ áp dụng là theo sự cam kết giữa các
bên hoặc theo quy định của pháp luật. Luật thương mại quy định 6 hình thức
chế tài áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng cụ thể là: “(a) Buộc thực hiện
đúng hợp đồng; (b) Phạt vi phạm; (c) Bồi thường thiệt hại; (d) Tạm ngừng
thực hiện hợp đồng; (e) Đình chỉ hợp đồng; (f) Hủy bỏ hợp đồng” [11].
- Chế tài bồi thường thiệt hại là chế tài mang tính chất tài sản

Khi thương nhân thực hiện hành vi vi phạm hợp đồng trong thương
mại, có thể phải gánh chịu những hậu quả bất lợi mang tính vật chất trong đó
có hình thức chế tài bồi thường thiệt hại. Bản chất của các giao dịch dân sự và
thương mại là các quan hệ về tài sản, có tính chất đền bù ngang giá, trong đó
hợp đồng trong thương mại được các bên kí kết chủ yếu là những hợp đồng
mang tính chất đền bù ngang giá, phản ánh mối quan hệ mang tính chất hàng
hóa tiền tệ, nên việc áp dụng các chế tài mang tính tài sản là tất yếu, trừ khi
chính bản thân người bị vi phạm trong cùng quan hệ hợp đồng không muốn
áp dụng chế tài hợp đồng đối với bên vi phạm. Hậu quả bất lợi mang tính chất

9


tài sản thể hiện ở việc bên có hành vi vi phạm phải nộp một khoản tiền phạt
hợp đồng, nộp tiền bồi thường hợp đồng hay những chi phí cần thiết để thực
hiện đúng hợp đồng… Chính vì vậy, theo quy định của Điều 229, khoản 1
Luật thương mại: “Bồi thường thiệt hại là việc bên có quyền lợi bị vi phạm
yêu cầu bên vi phạm trả tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây
ra” [11]. Như vậy, Điều 229 đã xác định rõ tính chất của việc bồi thường
thiệt hại đó là việc bên vi phạm phải trả tiền bồi thường thiệt hại, đây chính là
việc bù đắp một lợi ích vật chất do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng.
- Chủ thể lựa chọn và quyết định hình thức chế tài buộc bồi thường
thiệt hại chính là bên bị vi phạm trong quan hệ hợp đồng
Những điều khoản các bên đã cam kết trong hợp đồng là điều khoản bắt
buộc phải được tuân thủ thực hiện, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng theo các cam kết được thỏa thuận trong hợp đồng thì chủ thể đó bị coi là
có hành vi vi phạm hợp đồng. Lúc này bên bị vi phạm có thể áp dụng một
hoặc một số chế tài theo cam kết trong hợp đồng hay theo quy định của pháp
luật. Khi bên bị vi phạm áp dụng các chế tài trong thương mại trong đó có chế
tài buộc bồi thường thiệt hại, nhưng bên vi phạm không thừa nhận hành vi vi

phạm hay không tuân thủ các biện pháp chế tài đưa ra thì bên bị vi phạm có
thể làm đơn khởi kiện yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình. Trong khn khổ quy định pháp luật, bên bị vi phạm
được toàn quyền quyết định việc yêu cầu bên vi phạm thực hiện một phần hay
toàn bộ trách nhiệm tài sản đối với mình. Ví dụ, trong hợp đồng thỏa thuận sẽ
áp dụng đồng thời hai chế tài là phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, nhưng
bên bị vi phạm có thể chỉ áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại mà khơng áp
dụng phạt vi phạm. Tịa án và Trọng tài được bên bị vi phạm yêu cầu giải
quyết tranh chấp, phải tôn trong quyền tự định đoạt của bị đơn.

10


- Mục đích áp dụng chế tài buộc bồi thường thiệt hại
Việc quy định chế tài buộc bồi thường thiệt hại nhằm bảo vệ quyền lợi
của chính các bên trong quan hệ hợp đồng. Đảm bảo cam kết giữa các bên
được thực hiện, hoặc đền bù lại những tổn thất đã gây ra cho bên bị thiệt hại
do hành vi của bên vi phạm hợp đồng. Qua đó nhằm giáo dục các bên tham
gia hợp đồng tuân thủ pháp luật và nghĩa vụ phải thực hiện theo thỏa thuận
nhằm đảm bảo hợp tác bình đẳng, cùng có lợi. Luật thương mại 2005 quy
định nhiều loại chế tài khác nhau và nhằm đạt được các hiệu quả khác nhau
nhưng khơng ngồi mục đích nhằm tạo ra mơi trường pháp lí cơng bằng,
thuận lợi để các thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh hiệu quả, thuận
lợi vì mục tiêu phát triển xã hội.
- Khi áp dụng hình thức chế tài buộc bồi thường thiệt hại phải tuân
theo các điều kiện nhất định
Chế tài buộc bồi thường thiệt hại là một trong những chế tài được áp
dụng do vi phạm hợp đồng phức tạp nhất. Theo quy định của pháp luật việc
áp dụng chế tài này cần phải có đầy đủ các yếu tố sau: có hành vi vi phạm
nghĩa vụ hợp đồng, có hậu quả do hành vi đó gây ra, có mối quan hệ nhân quả

giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả do hành vi đó gây ra và cuối cùng là có
lỗi của chủ thể vi phạm nghĩa vụ. Khi có đầy đủ các yếu tố trên thì chế tài
buộc bồi thường mới được áp dụng, mặc dù khơng có sự thỏa thuận trước trong
hợp đồng như trường hợp chế tài phạt vi phạm hợp đồng. Việc chế tài buộc bồi
thường thiệt hại hợp đồng như trên là nhằm để bù đắp một phần những thiệt hại
do nghĩa vụ hợp đồng không được thực hiện đối với bên có quyền.
1.1.2. Vị trí, vai trị của chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, với tư cách là một bộ
phận của chế tài do vi phạm hợp đồng là điều kiện cần thiết đảm bảo cho
những cam kết của các bên được thực hiện, đặc biệt trong nền kinh tế thị

11


trường khi mà các yếu tố cạnh tranh luôn là động lực cho sự phát triển của
chính các thương nhân. Thương nhân có quyền tự do kinh doanh những gì
pháp luật khơng cấm, tự mình quyết định kinh doanh cái gì, kinh doanh cùng
với ai và kinh doanh như thế nào. Hợp đồng là công cụ để thương nhân tiến
hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và là cơ sở pháp lí để áp dụng chế tài
trong thương mại đối với bên vi phạm.
- Nâng cao ý thức kỷ luật trong việc thực hiện hợp đồng trong thương mại
Kỷ luật hợp đồng đòi hỏi các bên nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ các
quy định của pháp luật về hợp đồng cũng như tự nguyện thi hành các cam kết
trong hợp đồng mà các bên đã xây dựng. Điều đó khẳng định, chế tài hợp
đồng có vai trị trong việc hình thành và củng cố thái độ tích cực của các bên
đối với nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng.
- Đảm bảo quyền tự do hợp đồng
Tự do hợp đồng theo pháp luật hiện hành được hiểu rất rộng đó là
thương nhân được tự do lựa chọn đối tác, tự do lựa chọn hình thức hợp đồng,
tự nguyện quyết định việc giao kết hợp đồng, tự do xác định nội dung cụ thể

của hợp đồng trên cơ sở pháp luật quy định, tự do sửa đổi, bổ sung hay chấm
dứt hợp đồng. Song việc sửa đổi, bổ sung hay chấm dứt việc thực hiện các
nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng nếu khơng xuất phát từ ý chí thỏa thuận của
các bên, lúc này nghĩa vụ được hình thành trong hợp đồng là điều kiện ràng
buộc các bên trong quan hệ hợp đồng với nhau. Mọi hành vi không thực hiện,
thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ cam kết đều có thể có nguy cơ bị áp
dụng các chế tài hợp đồng.
- Bảo vệ lợi ích của các bên trong quan hệ hợp đồng
Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước, lợi nhuận mà
các thương nhân có được phải là lợi ích kinh tế hợp pháp, được nhận từ việc
thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của hợp đồng. Nhưng do mục đích này

12


thương nhân có thể có nhiều hành vi vi phạm khác nhau dẫn đến việc không
thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng làm
ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm, thậm chí có thể
làm phát sinh nghĩa vụ về tài sản của bên bị vi phạm với bên thứ ba. Không
chỉ như vậy, chế tài trong thương mại cũng bảo vệ quyền lợi của bên vi phạm,
việc quy định rõ trong luật các trường hợp miễn trách nhiệm, các căn cứ, thủ
tục áp dụng, mức phạt… cũng bảo đảm bên vi phạm chỉ phải chịu trách nhiệm
về hành vi của mình đúng theo mức độ vi phạm, bảo vệ bên vi phạm trong các
hiện tượng tiêu cực khi xử lí vi phạm, điều đó giúp các bên có thể thực hiện
hợp đồng n tâm hơn.
- Phịng ngừa vi phạm pháp luật hợp đồng
Luật thương mại cho phép áp dụng chế tài hợp đồng đối với tất cả hành
vi vi phạm hợp đồng trong thương mại, kể cả trường hợp các bên không thỏa
thuận nhưng chế tài hợp đồng vẫn có thể được áp dụng theo quy định của pháp
luật, ngoại trừ trường hợp bên bị vi phạm từ chối không áp dụng chế tài hợp

đồng đối với bên bị vi phạm hay rơi vào trường hợp miễn trách nhiệm theo quy
định của pháp luật. Như vậy, trong trường hợp một bên vi phạm hợp đồng, thì
họ đều có thể bị đe dọa gánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản. Nếu chưa
có hành vi vi phạm hợp đồng, việc quy định các chế tài trong thương mại mang
tính “phịng ngừa” các biểu hiện vi phạm pháp luật hợp đồng, nâng cao ý thức
trách nhiệm và thái độ tích cực hợp tác của các bên trong quan hệ hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh vi phạm hợp đồng, các chế
tài hợp đồng được bên bị vi phạm áp dụng nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Đó
có thể là các chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường
thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng
để trừng phạt và bồi hoàn tổn thất do hợp đồng bị vi phạm.
Như vậy, việc quy định cụ thể các nguyên tắc và căn cứ áp dụng các

13


chế tài hợp đồng trong thương mại, Luật thương mại 2005 đã khẳng định vai
trị của mình là rất quan trọng trong việc phòng ngừa mọi biểu hiện vi phạm
pháp luật hợp đồng. Ngồi ra góp phần giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm
trong việc thực hiện các điều khoản hợp đồng mà các bên đã thiết lập.
1.2. Điều kiện áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
1.2.1. Các điều kiện tổng quát về việc áp dụng chế tài bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật thương mại Việt Nam việc
áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng phải tuân thủ những
điều kiện nhất định như: Các điều kiện này là yêu cầu bắt buộc phải đặt ra
khi chủ thể có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện trách nhiệm bồi
thường của mình, đồng thời cũng là những yêu cầu mà Tòa án, Trọng tài
thương mại bắt buộc bên bị thiệt hại phải chứng minh trong những trường hợp
khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại. Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp

đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự mà hậu quả pháp lý của nó
được xác định dựa trên các thiệt hại thực tế đã xảy ra và phát sinh khi có hành
vi phạm hợp đồng. Hiện nay nghiên cứu về các điều kiện bồi thường thiệt hại
do vi phạm hợp đồng nhiều luật gia cũng đưa ra những điều kiện khác nhau
về chế định này. Có quan điểm thì cho rằng xem xét trách nhiệm pháp lý do vi
phạm hợp đồng dựa trên ba điều kiện: Thứ nhất, sự vi phạm nghĩa vụ hợp
đồng; thứ hai, lỗi của người vi phạm nghĩa vụ; thứ ba, mối quan hệ nhân quả
giữa vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và thiệt hại xảy ra [5, tr.355].
Điều kiện đầu tiên của bồi thường thiệt hại là phải có một thiệt hại xảy
ra bởi lẽ đơn giản bồi thường là sự bù đắp lại những mất mát do vi phạm hợp
đồng gây ra. Tuy nhiên, không phải bất cứ sự thiệt hại nào cũng được bồi
thường. Do đó, cịn có hai điều kiện nữa là lỗi và mối quan hệ nhân quả giữa
lỗi và sự thiệt hại.

14


1.2.2. Có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng (dưới hình thức khơng thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ) là điều kiện tiên quyết làm phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại. Nhưng không phải bất kỳ sự không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ bao giờ cũng là cơ sở của trách nhiệm bồi thường
thiệt hại. Là một dạng trách nhiệm pháp lý nói chung nên trách nhiệm bồi
thường thiệt hại theo hợp đồng chỉ phát sinh sau khi có hành vi vi phạm nghĩa
vụ hợp đồng và khi hành vi vi phạm nghĩa vụ đó là hành vi trái pháp luật và
trái các thỏa thuận trong hợp đồng. Tính trái pháp luật của sự vi phạm nghĩa
vụ vụ hợp đồng thể hiện ở chỗ việc xử sự của người có nghĩa vụ khơng phù
hợp với u cầu của pháp luật, của những cam kết, thỏa thuận giữa hai bên
hoặc tập quán. Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, chủ yếu
là vi phạm các cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng. Dưới góc độ thực tiễn,

hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có thể được thể hiện dưới dạng hành động
hoặc không hành động.
Sự vi phạm nghĩa vụ dẫn tới trách nhiệm bồi thường theo Bộ luật dân
sự Việt Nam năm 2005 được chia thành hai loại: Một là, không thực hiện
nghĩa vụ; hai là, thực hiện không đúng nghĩa vụ (Điều 302, khoản 1). Về
nguyên tắc Bộ luật dân sự buộc các bên phải thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ
của mình. Việc thực hiện không đúng, thực hiện không đầy đủ, thực hiện
chậm trễ hoặc không thực hiện đều bị xem là vi phạm. Quan niệm này có lẽ
xuất phát từ nguyên tắc nền tảng của luật hợp đồng - sự tự do ý chí. Tuy
nhiên, sự khắt khe đó khơng thể là một giải pháp hoàn toàn tốt cho mối quan
hệ giữa các bên trong giao kết hợp đồng [1, tr.406].
1.2.3. Yếu tố thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường
Thiệt hại là một trong những yêu cầu trong xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Thiệt hại là sự mất mát hoặc giảm sút

15


về lợi ích vật chất hoặc tinh thần được pháp luật bảo vệ. Thiệt hại vật chất
thực tế được hiểu là sự biến đổi theo chiều hướng xấu trong tài sản của bên bị
vi phạm thể hiện ở những tổn thất thực tế tính được bằng tiền mà bên đó gánh
chịu. Thiệt hại vật chất thực tế do vi phạm hợp đồng mua bán gây ra là căn cứ
bắt buộc phải có khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. Đối với các hình
thức chế tài thương mại khác, thiệt hại thực tế có thể được coi là tình tiết xác
định mức độ nặng nhẹ của chế tài được áp dụng.
Trong các quan hệ thương mại thiệt hại vật chất xảy ra có thể là: Giá
trị tài sản mất mát, hư hỏng; Chi phí thực tế hợp lí để ngăn chặn và hạn chế
tổn thất; Lợi nhuận bị bỏ lỡ thể hiện ở phần chênh lệch giá bán (mua) hàng
hóa dịch vụ trên thực tế so với giá bán (mua) hàng hóa dịch vụ đó theo hợp
đồng đã kí kết…

Việc chậm thanh tốn tiền hàng, phí dịch vụ và các chi phí khác đều
làm phát sinh quyền địi tiễn lãi chậm trả của bên bị vi phạm, trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, theo quy định của Luật thương mại 2005, những thiệt hại phi
vật chất như tổn hại uy tín của thương nhân, uy tín, nhãn hiệu hàng hóa
thương phẩm… không thuộc nghĩa vụ bồi thường của bên vi phạm.
Sự thiệt hại về vật chất phải được xem xét căn cứ trên căn bản những
điều kiện của riêng nó. Trước hết nó phải là hậu quả trực tiếp của hành vi
gây thiệt hại (hay lỗi). Những thiệt hại được bồi thường chỉ có thể là quyền
lợi ích hợp pháp bị xâm hại. Thiệt hại xảy ra đối với tài sản phi pháp bị loại
trừ. Thiệt hại phải thỏa mãn tính có thể xác định được và tính có thể biết
trước được [1, tr.404].
1.2.4. Yếu tố mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng
và thiệt hại do hành vi đó gây ra
Khơng phải sự vi phạm nghĩa vụ nào cũng đều là cơ sở của trách nhiệm

16


dân sự và không phải bất cứ thiệt hại nào xảy ra trong quan hệ nghĩa vụ cũng
đều do bên vi phạm nghĩa vụ gánh chịu. Chính vì vậy mà khi nói đến trách
nhiệm bồi thường thiệt hại, pháp luật dân sự các nước và Việt Nam đều sử
dụng thuật ngữ “gây thiệt hại” hoặc “gây ra thiệt hại”.
Trên thực tế mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm nghĩa vụ và
thiệt hại biểu hiện rõ ràng đến mức hiển nhiên, khơng cần bàn cãi, ví dụ:
Trường hợp nhà sản xuất cung cấp hàng hóa khơng đồng bộ là không đúng
chủng loại theo thỏa thuận là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến kết quả người đặt
hàng bị thiệt hại, hoặc trường hợp bên nhận gửi giữ làm mất mát, hư hỏng tài
sản giữ giữ là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả đối với bên gửi giữ.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực

tế được xác định khi hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế có mối
quan hệ nội tại, tất yếu. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp
gây ra thiệt hại.
Quan hệ nhân quả, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 307 Bộ luật
dân sự Việt Nam năm 2005 và Điều 303 Luật Thương mại Việt Nam năm
2005 được ngầm hiểu là mối liên hệ khách quan, tất yếu, trực tiếp, trong đó
hành vi vi phạm nghĩa vụ là nguyên nhân trực tiếp, còn việc phát sinh những
tổn thất vật chất thực tế là kết quả khách quan, tất yếu. Việc nhấn mạnh
những đặc tính khách quan, đặc tính tất yếu của quan hệ nhân quả tự thân nó
khơng sai, nhưng cũng khơng nên q tuyệt đối hóa những đặc tính đó trong
mọi trường hợp.
1.2.5. Yếu tố lỗi của người vi phạm nghĩa vụ
Trong hệ thống luật Anh - Mỹ, hợp đồng về mặt nguyên tắc được xem
như là một nghĩa vụ bảo đảm. Nếu người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng, thì họ phải chịu trách nhiệm bồi

17


thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, không phụ thuộc vào việc mình hoặc
người được mình th mướn có lỗi hay không. Tương tự như hệ thống luật
Anh - Mỹ, trong Công ước Viên 1980 cũng không xác định yếu tố lỗi là cơ sở
của trách nhiệm hợp đồng.
Khác với hệ thống luật Anh - Mỹ, ở các nước theo truyền thống Civil
Law điển hình như Pháp, Đức, Nga và cả Việt Nam, yếu tố lỗi là một nguyên
tắc bắt buộc trong việc được coi là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hợp đồng.
Nói một cách khác, ở các nước này, trách nhiệm hợp đồng nói chung được
xây dựng trên nguyên tắc phạm lỗi.
Theo hệ thống pháp luật Việt Nam, nguyên tắc áp dụng yếu tố lỗi làm
cơ sở cho trách nhiệm hợp đồng được Bộ luật dân sự năm 2005 quy định tại

Điều 308, trong đó đều nhấn mạnh lỗi là căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự
nói chung và trách nhiệm hợp đồng nói riêng, trừ các trường hợp do các bên
thỏa thuận khác trong hợp đồng hoặc pháp luật có thỏa thuận khác. Theo Điều
308 Bộ luật dân sự năm 2005 cũng phân chia lỗi thành lỗi cố ý và lỗi vô ý,
đồng thời cũng làm rõ hai khái niệm này. Lỗi cố ý là trường hợp người vi
phạm nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn
thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn những để mặc cho thiệt
hại xảy ra. Còn trường hợp lỗi vô ý là việc người vi phạm không thấy trước
hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết
trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây
thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ khơng xảy ra hoặc có thể ngăn chặn
được. Nói rộng ra, theo đúng tinh thần của Bộ luật, thì dù là lỗi cố ý hay lỗi
vô ý, khái niệm chung về lỗi luôn là một phạm trù tâm lý, vì nó được biểu
hiện thơng qua trạng thái tâm lý và mức độ nhận thức của con người đối với
những hành vi của họ và hậu quả của những hành vi ấy.

18


1.3. Khái niệm, bản chất, ý nghĩa của miễn trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng
1.3.1. Khái niệm và bản chất của miễn trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng
Khi giao kết hợp đồng, các bên bao giờ cũng mong muốn hợp đồng
được thực hiện. Nhưng trên thực tế có thể xảy ra những trường hợp cho dù đã
tiến hành mọi nỗ lực cần thiết, hợp đồng vẫn không được thực hiện hoặc thực
hiện khơng đúng hợp đồng. Khi đó trước pháp luật nảy sinh câu hỏi: liệu các
bên có phải chịu trách nhiệm hợp đồng, khi mà bất chấp những nỗ lực của họ,
việc vi phạm nghĩa vụ vẫn cứ xảy ra. Nguyên tắc chung là các bên vẫn phải
chịu trách nhiệm trừ khi họ đưa ra được các căn cứ miễn trách nhiệm do vi

phạm nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Trước
khi tìm hiểu về vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng phải đi từ vấn đề miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng (gồm cả miễn
trách nhiệm bồi thường thiệt hại và miễn trách nhiệm phạt vi phạm hợp
đồng). Theo đó miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là việc bên vi phạm
nghĩa vụ theo hợp đồng thương mại khơng bị áp dụng các hình thức chế tài.
Về căn cứ miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa
vụ hợp đồng, có một số quan điểm cho rằng, nếu là vi phạm trong hợp đồng
thì bên có hành vi vi phạm sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại khi rơi vào các trường hợp do pháp luật quy định hoặc các bên có thỏa
thuận từ trước đó. Cịn đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp
đồng thì hồn tồn có thể áp dụng quy định của pháp luật. Về bản chất, đây
không phải là những căn cứ để miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà
là loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Những nhà nghiên cứu khi theo
những quan điểm này, họ cho rằng không nên sử dụng thuật ngữ miễn trách
nhiệm bồi thường mà phải loại trừ vì rõ ràng do pháp luật quy định khi xuất
hiện những sự kiện đó (ví dụ, do sự kiện là bên vi phạm thực hiện các quy

19


định của nhà nước mà dẫn tới việc vi phạm thực hiện nghĩa vụ trong hợp
đồng, thì bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
phạm vi thực hiện quy định đó). Vì vậy tác giả cho rằng, xét về bản chất thì
khơng có gì mâu thuẫn lớn dù theo quan điểm nào đó cũng đều phải thừa
nhận một số vấn đề sau:
Thứ nhất, đây là ý chí của Nhà nước thể hiện dưới dạng các quy phạm
pháp luật cho phép một chủ thể không bị áp dụng trách nhiệm bồi thường
thiệt hại khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng;
Thứ hai, sự vi phạm này xuất hiện trong sự kiện, hoàn cảnh đặc biệt

mới dẫn đến bên vi phạm được miễn trừ toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm
bồi thường thiệt hại
Thứ ba, việc miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại này khơng đồng
nghĩa với việc xóa bỏ tư cách chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của bên vi phạm mà khi rơi vào trường hợp miễn trừ một phần hoặc toàn bộ
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mà họ sẽ phải chứng
minh, vì sao mình được áp dụng quy định miễn trừ này. Lý giải thêm cho điều
này, Bộ nguyên tắc của Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc tế năm 2004,
tại Điều 7.1.6 lại mang tên gọi “Điều khoản miễn trừ” [24]. Đây cũng chính
là lý do mà Điều 294 Luật thương mại năm 2005 quy định về “các trường hợp
miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm”, nội dung của điều luật này thể
hiện khá đầy đủ các căn cứ miễn trách nhiệm dân sự được quy định trong Bộ
luật dân sự 2005.
Như trên đã trình bày, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng là một chế tài dân sự được áp dụng nhằm bù đắp những thiệt hại thực tế
mà bên vi phạm đã gây ra cho bên bị vi phạm. Bản chất của bồi thường thiệt
hại là việc bên có quyền yêu cầu bên vi phạm nghĩa vụ trả một khoản tiền do
vi phạm hợp đồng gây ra.

20


×