Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

(Luận văn thạc sĩ) pháp luật về hợp đồng dân sự theo mẫu trên thế giới những kinh nghiệm đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ NGỌC ANH

PH¸P LUậT Về HợP ĐồNG DÂN Sự THEO MẫU
TRÊN THế GIớI
NHữNG KINH NGHIệM ĐốI VớI VIệT NAM

Chuyờn ngnh: Lut Quc tế
Mã số: 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Lê Hồng Hạnh

HÀ NỘI - 2011


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.

Lý do chọn đề tài ............................................................................... 1

2.

Tổng quan các nghiên cứu về hợp đồng theo mẫu .............................. 5

3.



Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 6

4.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 7

5.

Bố cục của Luận văn ......................................................................... 8

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
THEO MẪU ................................................................................................ 9
1.1. Khái niệm về hợp đồng dân sự ......................................................... 9
1.2. Khái niệm về hợp đồng dân sự theo mẫu ....................................... 12
1.3. Thực tiễn áp dụng hợp đồng theo mẫu trên thế giới ....................... 18
1.3.1. Hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực công nghệ, thông tin và
internet ................................................................................................ 19
1.3.2. Hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực bảo hiểm ........................... 23
1.3.3. Hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản . 27
CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, VÙNG LÃNH
THỔ TRÊN THẾ GIỚI VỀ HỢP ĐỒNG THEO MẪU ......................... 30
2.1. Nhận xét chung .............................................................................. 30
2.2. Chế định hợp đồng theo mẫu trong luật Canada (Bang Quebec) ..... 31
2.3. Chế định hợp đồng theo mẫu trong pháp luật của EU và một số nước
trong EU .................................................................................................. 36
2.3.1. Pháp luật của EU ..................................................................... 36


2.3.2. Pháp luật của Cộng hòa liên bang Đức .................................... 39

2.3.3. Pháp luật của Cộng hòa Pháp ................................................... 44
2.4. Chế định hợp đồng theo mẫu trong pháp luật của Đài Loan ........... 49
2.5. Chế định hợp đồng theo mẫu trong pháp luật của Hàn Quốc .......... 52
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ
NÂNG CAO HIỆU LỰC VÀ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH HỢP ĐỒNG
THEO MẪU CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM ......................................... 58
3.1. Thực tiễn áp dụng hợp đồng theo mẫu tại Việt Nam ...................... 58
3.2.

Pháp luật về hợp đồng theo mẫu trên thế giới và của Việt Nam –

Nhìn từ góc độ Luật học so sánh ............................................................. 65
3.2.1. Pháp luật Việt Nam về Hợp đồng theo mẫu ............................. 65
3.2.2. So sánh giữa pháp luật về hợp đồng theo mẫu của Việt Nam và
thế giới ................................................................................................ 80
3.3.

Một số đề xuất để nâng cao hiệu lực và hoàn thiện chế định hợp

đồng theo mẫu của pháp luật Việt Nam .................................................... 92
KẾT LUẬN ................................................................................................ 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 99


Nguyễn Thị Ngọc Anh

Luận văn Thạc sỹ Luật Quốc

tế


LI M ĐẦU

1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hợp đồng là công cụ chủ yếu để xác lập quan hệ giữa các cá nhân, tổ

chức trong đời sống thường ngày và là một chế định điển hình trong pháp luật
dân sự nói riêng và pháp luật nói chung. Hợp đồng được giao kết hàng ngày,
với nhiều hình thức, giữa nhiều chủ thể khác nhau, trong nhiều lĩnh vực khác
nhau. Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội, vai
trò của hợp đồng ngày càng được phát huy, trở thành cơ sở, nền tảng cho các
mối quan hệ trong rất nhiều lĩnh vực, ngay cả lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Tuy nhiên, lĩnh vực dân sự - thương mại tiêu dùng vẫn là lĩnh vực sử
dụng nhiều và đa dạng các loại hợp đồng nhất. Điều này xuất phát từ số lượng
lớn và tính đa dạng, phong phú của các quan hệ giao dịch dân sự - thương mại
tiêu dùng. Cũng chính từ nguyên nhân này, để giảm bớt thời gian cho mỗi
giao dịch, một số tổ chức lớn, những cơng ty chun cung cấp hàng hóa, dịch
vụ cho một số lượng lớn khách hàng thường sử dụng các loại hợp đồng được
soạn sẵn thành từng mẫu nhất định và áp dụng hàng loạt. Những hợp đồng
này được gọi là hợp đồng theo mẫu hay trong pháp luật một số nước cịn có
tên là hợp đồng gia nhập hoặc hợp đồng hàng loạt.
Trên thế giới, Hợp đồng theo mẫu đã được sử dụng rất nhiều và phổ
biến. Ở Việt Nam, loại hợp đồng này cũng đã được áp dụng ngày một nhiều
trong thực tiễn hoạt động giao dịch hàng hóa, dịch vụ giữa doanh nghiệp và
người tiêu dùng. Những lĩnh vực áp dụng hợp đồng theo mẫu thường là
những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có số lượng khách hàng lớn, ổn định, đặc
biệt là những lĩnh vực mà nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ mang tính chất độc
quyền. Khi người tiêu dùng muốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ của các
doanh nghiệp này, họ bắt buộc phải đồng ý và ký kết vào các hợp đồng với

1


Nguyễn Thị Ngọc Anh

Luận văn Thạc sỹ Luật Quốc

tế

cỏc iu khoản, điều kiện mặc định sẵn. Họ vẫn được quyền đọc, nhưng
thường sẽ khơng có thời gian để tìm hiểu rõ hoặc khơng được giải thích rõ về
những nội dung của Hợp đồng nên thường không ý thức được các rủi ro pháp
lý có thể gặp phải trong q trình thực hiện các hợp đồng đó. Thậm chí, một
số trường hợp, người tiêu dùng đã nhận thức được các rủi ro đó nhưng khi
thương lượng lại với doanh nghiệp thì doanh nghiệp thường nói đó là chính
sách chung áp dụng cho tất cả mọi khách hàng và từ chối việc sửa chữa, bổ
sung hợp đồng theo ý kiến của người tiêu dùng đó. Đối với một số lĩnh vực
doanh nghiệp đưa ra hợp đồng theo mẫu đó là độc quyền trong việc cung cấp
hàng hóa, dịch vụ thì khách hàng, dù hoàn toàn ý thức được về các khả năng
rủi ro pháp lý khi tham gia hợp đồng cũng vẫn phải chấp nhận nếu muốn tiếp
tục mua/sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Ngay cả đối với một số lĩnh vực khơng
phải là độc quyền, người tiêu dùng hồn tồn có thể lựa chọn các doanh
nghiệp khác để mua/sử dụng hàng hóa, dịch vụ, nhưng có một thực tế tồn tại
hiện nay, đó là các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực thường chỉ có sự phân
biệt về chất lượng hàng hóa, dịch vụ, còn lại, các điều khoản, điều kiện dành
cho khách hàng mua/sử dụng hàng hóa, dịch vụ của họ thường có một điểm
chung: trong mọi trường hợp đều phải bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Do
đó, các hợp đồng theo mẫu của họ cũng thường là giống nhau, thậm chí, một
số doanh nghiệp cịn sao chép lại y nguyên của các doanh nghiệp khác.
Tình trạng này đã tồn tại từ lâu và đang dần trở nên phổ biến trong đời

sống và quan hệ kinh tế xã hội tại Việt Nam. Các doanh nghiệp ngày càng
càng lạm dụng vị thế để sử dụng ngày càng nhiều dạng hợp đồng theo mẫu
với những điều khoản khơng có lợi cho người tiêu dùng. Hơn lúc nào hết, các
hợp đồng loại này đang nở rộ, được sử dụng rộng rãi, áp dụng đại trà và cũng
là đối tượng của những tranh chấp đang nảy sinh ngày một nhiều giữa người
tiêu dùng và doanh nghiệp.

2


Nguyễn Thị Ngọc Anh

Luận văn Thạc sỹ Luật Quốc

tế

T thp kỷ 90, rất nhiều quốc gia trên thế giới, đã ban hành một loạt các
chính sách, văn bản pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng và thể
hiện sự tôn trọng các quyền của Người tiêu dùng, chống lại sự lạm dụng của
những nhà sản xuất kinh doanh và những bất công trong xã hội. Đồng thời, đa
số các nước trên thế giới đều thiết lập cơ quan chuyên trách phụ trách công
tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Chính sự quan tâm của nhà nước đã
giúp cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của nhiều nước trên thế
giới đạt hiệu quả cao, mà tiêu biểu nhất có thể kể đến các nước EU, Canada,
Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Có thể nói, những nước này đã xây dựng
được cho mình một mơ hình bảo vệ người tiêu dùng rất hiệu quả và tiên tiến,
tạo ra tâm lý yên tâm cho người tiêu dùng khi tham gia mua hàng hóa hoặc sử
dụng dịch vụ. Đây là những mơ hình mà những nước đang phát triển, những
nước đi sau như Việt Nam cần phải học hỏi và phát huy để tạo ra một môi
trường kinh doanh và tiêu dùng lành mạnh.

Tại Việt Nam, trước năm 2010, chế định hợp đồng theo mẫu hầu như
chưa được chú trọng khi chỉ dừng lại ở mức đề cập một cách chung chung
nhất tại Điều 407 trong Bộ luật Dân sự năm 2005.

tại Bộ luật

Dân sự chỉ mang tính công nhận sự tồn tại của hợp đồng theo mẫu dưới tên
gọi là hợp đồng dân sự theo mẫu



. Trên


t

.

3


Nguyễn Thị Ngọc Anh

Luận văn Thạc sỹ Luật Quốc

tế

Ch cho đến cuối năm 2010, vấn đề này mới thực sự được điều chỉnh
một cách khá chi tiết, cụ thể tại Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngày
17/11/2010, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông

qua Luật số 59/2010/QH12 về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đánh dấu một
bước tiến rõ rệt trong hệ thống pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng nói chung
và về hợp đồng theo mẫu nói riêng. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã
phần nào tiếp thu được các ưu điểm của pháp luật thế giới và ứng dụng khá
phù hợp vào đời sống kinh tế, xã hội của Việt Nam. Sau gàn một năm kể từ
ngày Luật ra đời, ngày 27/10/2011 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định
hướng dẫn Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định này sẽ có hiệu
lực kể từ ngày 15/12/2011. Mặc dù chỉ điều chỉnh hợp đồng theo mẫu trong
lĩnh vực tiêu dùng, nhưng là lĩnh vực tiêu biểu với mức độ và phạm vi sử
dụng hợp đồng rộng rãi và phổ biến nhất, những nội dung mà Luật và Nghị
định đã phần nào thể hiện được đầy đủ và rõ nét bản chất, các đặc điểm của
hợp đồng theo mẫu cũng như đưa ra được những biện pháp nhằm nâng cao
tính khả thi, hiệu quả của các hợp đồng theo mẫu trong thực tiễn giao dịch
dân sự - kinh tế - thương mại hàng ngày.
Tuy Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định hướng dẫn Luật
đã ra đời, nhưng chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng, so với các nước tiên tiến
trên thế giới, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng qua chế định hợp đồng
theo mẫu vẫn còn quá mới mẻ đối với Việt Nam. Hơn nữa, cho dù chế định
hợp đồng theo mẫu đã ra đời nhưng việc thực thi chế định này một cách có
hiệu quả cũng là một bài tốn rất khó khăn cho các nhà thực thi lập pháp của
chúng ta. Do đó, việc nghiên cứu pháp luật của các quốc gia, vùng lãnh thổ có
những thành tích nổi trội về bảo vệ người tiêu dùng trên thế giới khơng chỉ
góp phần hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng nói chung và về hợp đồng theo mẫu nói riêng tại Việt
Nam mà cịn nhằm đảm bảo tính tương thích của pháp luật Việt Nam với
pháp luật, thơng lệ quốc tế. Đây là một địi hỏi tất yếu, khách quan của quá
4


Nguyễn Thị Ngọc Anh


Luận văn Thạc sỹ Luật Quốc

tế

trỡnh hi nhập hóa, đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khi thế giới coi chính
sách và năng lực bảo vệ người tiêu dùng là một thước đo để thể hiện sự phát
triển của nền kinh tế.
Nhiều quốc gia trên thế giới khơng quan niệm phân định các loại hợp
đồng nói chung và hợp đồng theo mẫu nói riêng. Hợp đồng trong những lĩnh
vực khác nhau chỉ có những điểm khác nhau chủ yếu về mặt nội dung phù
hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực, cịn lại, chúng đều có các đặc điểm và
tuân thủ những nguyên tắc giống nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các nhà làm
luật, các nhà luật học lại chia hợp đồng thành hai loại, tương ứng với từng
lĩnh vực dân sự và kinh tế, là hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại. Nhìn
chung, các hợp đồng theo mẫu thường được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực
dân sự - thương mại tiêu dùng và đây chính là các hợp đồng dân sự. Hợp đồng
dân sự theo mẫu là cách quan niệm phổ biến của Việt Nam.
:“

lý do
sự

ong pháp luật của các nước trên
cần tham khảo cho

2.

dân


và một số

”.

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HỢP ĐỒNG THEO MẪU
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, t

... Tuy


ất quan trọ

. Đến nay, các kết quả nghiên cứu thu được về pháp luật về
hợp đồng theo mẫu ở Việt Nam còn hết sức khiêm tốn. Phần lớn các cơng
trình khoa học về lĩnh vực này được cơng bố dưới hình thức các bài viết được
đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành luật hoặc tham luận trong các
Hội thảo quốc gia và quốc tế. Quan trọng nhất trong số đó có thể kể đến bài
viết của PGS. TS. Nguyễn Như Phát, Điều kiện thương mại chung và nguyên
5


Nguyễn Thị Ngọc Anh

Luận văn Thạc sỹ Luật Quốc

tế

tc t do khế ước, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 6 năm 2003; TS. Phan
Thảo Nguyên, Về hợp đồng mẫu trong cung ứng thương mại dịch vụ,Tạp chí
Nhà nước và pháp luật số 4 năm 2005; Bàn về điều kiện giao dịch chung của

doanh nghiệp, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 3, năm 2009; Nguyễn Văn
Thành, Điều kiện thương mại chung – Nhu cầu điều chỉnh pháp luật từ
phương diện bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở nước ta hiện nay, Kỷ yếu
Hội thảo quốc tế về pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng do Viện
Nhà nước và Pháp luật và Viện KAS, CHLB Đức tổ chức ngày 14 và
15.11.2009, tại Hà Nội; Thạc sỹ Lê Minh Hùng, Điều kiện thương mại chung
– Nhu cầu điều chỉnh pháp luật từ phương diện bảo vệ quyền lợi của người
tiêu dùng ở nước ta hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về pháp luật bảo vệ
quyền lợi của người tiêu dùng do Viện Nhà nước và Pháp luật và Viện KAS,
CHLB Đức tổ chức ngày 16 và 17.11.2009, tại TP. Hồ Chí Minh;Thạc sỹ Ngô
Vĩnh Bạch Dương, Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong pháp luật cạnh
tranh, Tạp chí Nhà Nước và Pháp luật số 11 năm 2000; …
Có thể khẳng định rằng, chưa có cơng trình nào nghiên cứu, đánh giá
một cách có hệ thống, tồn diện về chế định hợp đồng theo mẫu để từ đó đề
xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định về pháp luật về các
hợp đồng theo mẫu ở nước ta hiện nay.
3.

MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Luận văn có các mục tiêu trọng yếu như sau:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở khoa học, lý luận chung về hợp đồng theo mẫu.
Thứ hai, phân tích các quy định trong pháp luật các quốc gia, vùng lãnh

thổ phát triển và đang phát triển trên thế giới về các vấn đề cơ bản liên quan
đến hợp đồng theo mẫu.
Thứ ba, đề xuất các khuyến nghị về việc áp dụng một số kinh nghiệm
hoặc rút ra bài học từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới đối với pháp

6



Nguyễn Thị Ngọc Anh

Luận văn Thạc sỹ Luật Quốc

tế

lut Vit Nam trong việc điều chỉnh chế định hợp đồng theo mẫu, đảm bảo
phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành tại Việt Nam, cũng như thực trạng
và định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Để đạt được các mục tiêu nói trên, Luận văn sẽ tập trung

.

.
4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam
về xây dựng Nhà nước pháp quyền dựa trên nền tảng kinh tế thị trường
XHCN, chính sách phát triển pháp luật và hồn thiện mơi trường kinh doanh
trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, Luận văn đã sử dụng
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: so sánh, phân tích, tổng hợp để từ đó
đánh giá ưu điểm, hạn chế của pháp luật Việt Nam về Hợp đồng theo mẫu và

7



Nguyễn Thị Ngọc Anh

Luận văn Thạc sỹ Luật Quốc

tế

cỏc gii pháp hoàn thiện trên cơ sở tham khảo so sánh có chọn lọc với hệ
thống pháp luật trên thế giới.
5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn được bố cục thành ba phần:
Phần 1: Lời mở đầu
Phần 2: Nội dung, gồm 3 chương
- Chương I: Một số vấn đề lý luận về hợp đồng theo mẫu
- Chương II: Pháp luật về h

trên thế giới

- Chương III: Một số kinh nghiệm cần tham khảo khi hoàn thiện pháp
luật hợp đồng theo mẫu ở Việt Nam
Phầ

8


Nguyễn Thị Ngọc Anh

Luận văn Thạc sỹ Luật Quốc

tế


CHNG 1.
MT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ THEO MẪU

1.1. KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ:
Hợp đồng là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân sự
và là phương tiện pháp lý cơ bản để thỏa mãn quyền, lợi ích hợp pháp của các
chủ thể trong xã hội. Theo đó, các chủ thể trong xã hội, trong đó có người tiêu
dùng và doanh nghiệp, ln tồn tại các nhu cầu để phát triển, bao gồm cả nhu
cầu mua/sử dụng hàng hóa, dịch vụ và ngược lại là nhu cầu bán/cung ứng
hàng hóa, dịch vụ. Để thỏa mãn các nhu cầu đó, các chủ thể phải tìm đến và
giao dịch với nhau. Kết quả của các giao dịch thành công sẽ là xác lập nên các
giao kết, hợp đồng như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch
vụ, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tiền gửi… Hợp đồng tồn tại ở khắp nơi,
trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, xã hội và nền kinh tế.
Trên thế giới, các nhà làm luật hầu như khơng có sự phân biệt các loại
hợp đồng dân sự hay thương mại. Hợp đồng được sử dụng theo nghĩa chung
với những nguyên tắc, đặc điểm chung. Tuy nhiên, trong từng lĩnh vực, các
quốc gia sẽ có những quy định mang tính đặc thù về nội dung và hình thức
của hợp đồng cho phù hợp với yêu cầu của nhà nước và xã hội.
Ở Việt Nam, trước đây, các nhà luật học thường phân biệt hợp đồng
thành hai loại chính tương ứng với từng lĩnh vực dân sự - kinh tế là hợp đồng
dân sự và hợp đồng thương mại. Các loại hợp đồng này có rất nhiều điểm
chung và chủ yếu được phân biệt bởi yếu tố chủ thế và mục đích giao kết.
Theo đó, hợp đồng dân sự được giao kết giữa các cá nhân với nhau hoặc giữa

9



Nguyễn Thị Ngọc Anh

Luận văn Thạc sỹ Luật Quốc

tế

t chc với cá nhân vì mục đích tiêu dùng, sử dụng hàng ngày. Ngược lại,
hợp đồng thương mại được giao kết giữa các tổ chức với nhau vì mục đích
kinh doanh, sinh lợi.
Tuy nhiên, hiện nay, việc phân định giữa hai loại hợp đồng này khơng
cịn rõ ràng và cũng khơng còn là một đòi hỏi bức thiết đối với các nhà làm
luật, các nhà luật học hay các chủ thể giao kết hợp đồng. Trên thực tế, hầu hết
những quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại – kinh tế đều được xây
dựng trên nền tảng quy định về hợp đồng dân sự tại Bộ luật Dân sự. Đặc biệt,
trong lĩnh vực mua sắm, tiêu dùng, Luật thương mại không đưa ra định nghĩa
và đặc điểm để phân biệt giữa hợp đồng thương mại và các hợp đồng dân sự.
Do đó, trên thực tiễn, khơng phải hợp đồng mua bán hàng hóa/cung ứng dịch
vụ nào cũng là hợp đồng thương mại hay hợp đồng dân sự. Các ranh giới để
phân biệt chúng là rất mong manh, chủ yếu chỉ dựa vào yếu tố mục đích của
giao dịch. Có nghĩa là, khi hợp đồng điều chỉnh các giao dịch phục vụ mục
đích sử dụng, tiêu dùng thì đó là hợp đồng dân sự; ngược lại, nếu hợp đồng đề
cập đến các giao dịch phục vụ mục đích kinh doanh thì đó là hợp đồng thương
mại. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào trong hợp đồng cũng quy
định mục đích giao dịch cũng như khơng phải lúc nào những người giao kết
hợp đồng cũng chỉ hướng tới một mục đích là tiêu dùng hoặc kinh doanh.
Thêm nữa, trong thực tế giao kết hợp đồng, các bên trong hợp đồng thường
nêu các căn cứ pháp lý là cả Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại. Như vậy, có
thể thấy, sự phân định giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại ở Việt
Nam là chưa thực sự rõ ràng, kể cả về khía cạnh lập pháp lẫn khía cạnh thực
tiễn áp dụng. Hợp đồng dân sự và các quy định pháp luật về hợp đồng dân sự

vẫn được coi là nền tảng, khuôn mẫu để xây dựng các loại hợp đồng thương
mại – kinh tế khác. Vì vậy, các đặc điểm của hợp đồng dân sự cũng được coi
chính là các đặc điểm của những hợp đồng thương mại – kinh tế khác.

10


Nguyễn Thị Ngọc Anh

Luận văn Thạc sỹ Luật Quốc

tế

Ti iu 388 của Bộ luật Dân sự 2005, các nhà làm luật đã đưa ra định
nghĩa của Hợp đồng dân sự là “sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Định nghĩa này thể hiện đầy
đủ về đặc điểm của hợp đồng dân sự nói riêng và hợp đồng nói chung. Theo
đó, hợp đồng phải là sự thỏa thuận giữa các bên chứ không phải là các tuyên
bố, thông báo, cam kết đơn phương của cá nhân hay tổ chức nào và nội dung
của hợp đồng để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các
bên. Ví dụ như Hợp đồng mua bán bàn ghế được ký kết giữa một bên là bên
bán hàng và một bên là bên mua hàng, trong đó đưa ra các quyền, nghĩa vụ
của Trên cơ sở định nghĩa này, các nhà làm luật đặc biệt chú ý các nhân tố để
hình thành hợp đồng dân sự, bao gồm:
Thứ nhất, về chủ thể giao kết Hợp đồng dân sự: Hợp đồng dân sự phải
có sự tham gia của hai chủ thể trở lên. Theo đó, nếu chỉ có một bên đưa ra
tuyên bố đơn phương thì khơng thể được coi là Hợp đồng dân sự. Không
những vậy, các chủ thể khi tham gia xác lập, giao kết Hợp đồng dân sự còn
phải có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi, nhận biết và ý thức đầy
đủ về hành vi và hậu quả của hành vi do mình thực hiện.

Thứ hai, về nguyên tắc giao kết Hợp đồng dân sự: Việc giao kết Hợp
đồng dân sự phải tuân thủ nguyên tắc tự do ý chí, tự nguyện, bình đẳng, thiện
chí, hợp tác và ngay thẳng giữa các bên. Điều này có nghĩa là, Hợp đồng dân
sự phải được hình thành trên cơ sở thỏa thuận và thống nhất giữa các chủ thể
tham gia xác lập và giao kết Hợp đồng. Nguyên tắc này được kế thừa từ tinh
thần “Tự do khế ước” truyền thống lâu đời trong pháp luật Việt Nam. Nếu
thiếu đi tinh thần tự do, sự thỏa thuận này, Hợp đồng dân sự sẽ khơng cịn là
giao dịch đúng nghĩa.
Thứ ba, về hình thức của Hợp đồng dân sự: Hợp đồng dân sự cơ bản có
thể tồn tại dưới cả hình thức bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ
thể. Trong những trường hợp pháp luật có quy định, một số dạng Hợp đồng
11


Nguyễn Thị Ngọc Anh

Luận văn Thạc sỹ Luật Quốc

tế

cũn cn phải được công chứng, chứng thực bởi các cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền.
Thứ tư, về nội dung của Hợp đồng dân sự: Nội dung của Hợp đồng dân
sự là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ Hợp đồng.
Về cơ bản, các bên có thể tự do thỏa thuận và thống nhất về các điều kiện,
điều khoản của Hợp đồng nhưng không được trái với các quy định pháp luật
hiện hành và không trái với đạo đức xã hội.
Các nhân tố then chốt, đặc điểm nổi bật của hợp đồng dân sự kể trên
cũng chính là của các loại hợp đồng thương mại, kinh tế. Khi hợp đồng dân sự
nói riêng và hợp đồng nói chung thỏa mãn được cả 4 yếu tố về chủ thể giao

kết, tinh thần giao kết, nội dung giao kết và hình thức giao kết, Hợp đồng sẽ
phát sinh hiệu lực. Trong các trường hợp ngược lại, Hợp đồng sẽ được xác
định là vô hiệu. Tuy nhiên, Hợp đồng không đương nhiên vô hiệu mà cần
phải được một bên trong quan hệ Hợp đồng hoặc bất kì bên thứ ba nào khác
u cầu Tịa án có thẩm quyền xem xét, quyết định và tuyên bố vô hiệu. Trên
cơ sở quyết định có hiệu lực của Tịa án, Hợp đồng mới chính thức bị vơ hiệu.
Xuất phát từ các quy định pháp luật hiện hành, khi giao kết Hợp đồng,
để tránh các rủi ro pháp lý từ việc Hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, các chủ thể
tham gia giao kết phải thực sự chú trọng và cân nhắc về cả 4 yếu tố nêu trên
cũng như các quyền lợi và nghĩa vụ của mình phát sinh hoặc liên quan đến
Hợp đồng đã/sẽ giao kết đó.
1.2. KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ THEO MẪU
Thông thường, hợp đồng sẽ được hình thành trên cơ sở kết quả của các
cuộc thương lượng, thống nhất giữa các bên tham gia giao kết. Tuy nhiên,
trong guồng quay của sự phát triển, các chủ thể đều muốn rút ngắn thời gian
soạn thảo hợp đồng để thúc đẩy q trình giao dịch. Chính vì vậy, các hợp
đồng theo mẫu ra đời.

12


Nguyễn Thị Ngọc Anh

Luận văn Thạc sỹ Luật Quốc

tế

Ngy nay, Hợp đồng theo mẫu được sử dụng nhiều, phổ biến trong hoạt
động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có số lượng khách
hàng lớn và đa số là khách hàng cá nhân, nhỏ lẻ. Thực tế này cũng rất dễ hiểu

bởi trên thực tế, với số lượng giao dịch phát sinh nhiều như các doanh nghiệp
này, họ sẽ khơng thể có đủ thời gian để xác lập và giao kết các hợp đồng theo
trình tự, thủ tục thông thường đối với từng khách hàng được. Họ rất cần phải
có sẵn các Hợp đồng mang tính chất chuẩn tắc, với những điều kiện, điều
khoản ràng buộc khách hàng và vẫn bảo vệ được quyền lợi của chính doanh
nghiệp. Điều này đã dẫn đến sự bùng nổ trong việc sử dụng hợp đồng theo
mẫu tại các doanh nghiệp hiện nay.
Trên thế giới, hợp đồng theo mẫu có thể được quy định bằng các tên gọi
khác nhau cũng như tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau. Một số quốc gia
quan niệm đây là dạng hợp đồng mẫu (standard form contract) – tức là hợp
đồng soạn sẵn, áp dụng cho nhiều đối tượng và sẽ không được thương lượng
lại các điều khoản của hợp đồng. Theo quan điểm này, hợp đồng theo mẫu
chủ yếu nhấn mạnh yếu tố hình thức – được soạn sẵn theo một khuôn mẫu,
với những điều khoản, điều kiện nhất định và yếu tố đối tượng áp dụng –
được áp dụng cho một loạt các bên tham gia giao kết hợp đồng, không phân
biệt nhân thân, địa vị và năng lực tài chính… Một số quốc gia khác lại đặt tên
loại hợp đồng này là hợp đồng gia nhập (adhesion contract) – tức là hợp đồng
do một bên soạn thảo, quyết định mọi nội dung có liên quan và bên còn lại chỉ
việc ký/từ chối ký hoặc trả lời đồng ý/không đồng ý. Các quốc gia này đặc
biệt chú trọng vấn đề chủ thể soạn thảo hợp đồng và cách thức giao kết hợp
đồng. Theo đó, các hợp đồng gia nhập sẽ do một bên, thông thường là bên có
vị thế pháp lý – tài chính – năng lực thông tin cao hơn so với bên cịn lại, tự
mình hoặc th đội ngũ chun gia soạn thảo ra các điều kiện, điều khoản của
hợp đồng. Khi các bên giao dịch, bên soạn thảo sẽ đưa ra hợp đồng và bên
còn lại chỉ cần chấp nhận hoặc khơng chấp nhận thì giao dịch sẽ tương ứng
được tiếp tục hoặc dừng lại. Cũng có một số quốc gia chú trọng về tính ứng
13


Nguyễn Thị Ngọc Anh


Luận văn Thạc sỹ Luật Quốc

tế

dng ca hợp đồng nên quan niệm đây là những hợp đồng hàng loạt
(boilerplate contract).
Tuy tên gọi ở mỗi nước có sự khác nhau, nhưng nhìn chung, có thể định
nghĩa hợp đồng theo mẫu là “loại hợp đồng được giao kết giữa các bên, trong
đó, các điều kiện, điều khoản của hợp đồng do một bên đưa ra và bên kia chỉ
được trả lời là đồng ý tồn bộ hoặc khơng mà khơng có hoặc rất ít có khả
năng để thỏa thuận về các điều khoản có lợi hơn”1.
Từ định nghĩa nêu trên, có thể thấy rằng hợp đồng theo mẫu có một số
đặc điểm khác biệt so với các hợp đồng thông thường. Điều này được thể hiện
ở một số đặc điểm khá nổi bật, rất dễ nhận biết như sau:
Đặc điểm đầu tiên, đó là, Hợp đồng theo mẫu có các điều kiện, điều
khoản do một bên trong Hợp đồng đưa ra chứ không dựa trên cơ sở của việc
thỏa thuận, thương lượng rồi đi đến thống nhất. Thông thường, các doanh
nghiệp lớn sẽ có hẳn một bộ phận để nghiên cứu, soạn thảo, kiểm tra và “nâng
cấp” các Hợp đồng này. Họ dành nhiều thời gian để tìm hiểu và lập nên các
hợp đồng rất chặt chẽ, tỉ mỉ để ràng buộc người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi
của doanh nghiệp. Người tiêu dùng chỉ có thể có thời gian để đọc, nhưng khả
năng để họ hiểu hoặc được giải thích, cung cấp thơng tin là rất ít. Cho dù
người tiêu dùng hiểu được Hợp đồng cũng không mang lại nhiều ý nghĩa thiết
thực bởi đối với các hợp đồng kiểu này, họ sẽ không được quyền thương
lượng lại các điều khoản, điều kiện trong đó. Nếu người tiêu dùng muốn mua
hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ, họ buộc phải chấp nhận toàn bộ nội dung của
Hợp đồng mà doanh nghiệp đã đưa ra.
Đặc điểm thứ hai, rất dễ nhận biết của các Hợp đồng này, đó là về hình
thức trình bày. Thơng thường, vì là Hợp đồng theo mẫu, nên các nội dung của


1

Dịch từ trang />
14


Nguyễn Thị Ngọc Anh

Luận văn Thạc sỹ Luật Quốc

tế

Hp ng thường rất tỉ mỉ, chi tiết và đôi khi là rất dài dịng để có thể bao
trùm được tất cả những nội dung mà doanh nghiệp muốn phản ánh, điều chỉnh
hoặc trong một số trường hợp chỉ là với mục đích của doanh nghiệp là làm
phức tạp thêm nội dung của hợp đồng để người đọc không thể hiểu hết nếu
khơng phải chun gia hoặc khơng có đủ thời gian hợp lý. Thêm nữa, các
doanh nghiệp thường tiết kiệm chi phí và/hoặc để tiện ích nên những nội dung
tỉ mỉ, chi tiết và dài dịng đó thường chỉ được trình bày trong không quá hai
trang của một tờ giấy. Do đó, font chữ của các hợp đồng này thường rất nhỏ.
Tất cả những điều này chính là nguyên nhân khiến cho người tiêu dùng rất ít
khi đọc Hợp đồng mặc dù khơng ít người trong số họ cũng là người rất am
hiểu pháp luật và đã ý thức được việc khơng đọc, cũng như khơng hiểu gì về
Hợp đồng khi giao kết Hợp đồng là có tính rủi ro pháp lý rất cao.
Đặc điểm thứ ba là về chủ thể của Hợp đồng theo mẫu. Đối với các Hợp
đồng thông thường, sự chênh lệch về địa vị của các bên khi giao kết Hợp
đồng là không rõ ràng và thường là ngang bằng nhau. Chính vì vậy, họ có đầy
đủ cơ sở, điều kiện và khả năng để thương lượng, thỏa thuận về từng điều
kiện, điều khoản của Hợp đồng để thỏa mãn các yêu cầu mà mình đặt ra. Tuy

nhiên, đối với Hợp đồng theo mẫu, giữa các chủ thể tham gia giao kết hợp
đồng thường tồn tại một khoảng cách về địa vị, vị thế thương lượng rất lớn.
Thường thì bên đưa ra các điều khoản, điều kiện của hợp đồng là bên có địa
vị cao hơn, có khả năng về tài chính, về pháp lý và đặc biệt là có sự am hiểu,
khả năng và điều kiện tìm hiểu về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cũng như các
vấn đề liên quan đến việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ đó cho người tiêu dùng.
Ngược lại, trong mối quan hệ này, bên phải chấp nhận vô điều kiện nội dung
của hợp đồng mà bên kia đã đưa ra lại có một vị thế thấp hơn hẳn. Họ khơng
có đủ khả năng về cả tài chính, chun mơn và địa vị xã hội để có thể thương
lượng về các vấn đề phát sinh từ hoặc liên quan đến các nội dung mà họ đã
đọc hoặc nhiều khi chỉ là được nghe nói lại. Cũng có những trường hợp người
tiêu dùng có đầy đủ những yếu tố trên nhưng do ảnh hưởng của yếu tố tập
15


Nguyễn Thị Ngọc Anh

Luận văn Thạc sỹ Luật Quốc

tế

quỏn, thúi quen tiêu dùng nên họ đã tự từ bỏ quyền của mình khi giao kết hợp
đồng theo mẫu.
Đặc điểm thứ tư đó là các doanh nghiệp thường sử dụng hợp đồng này
để áp dụng hàng loạt cho khách hàng, người tiêu dùng. Doanh nghiệp soạn
thảo ra loại hợp đồng này để áp dụng cho tất cả khách hàng của mình. Đây là
những điều khoản, điều kiện mang tính mặc định và cố định dành cho bất kì
ai mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Khách hàng khi
giao dịch với doanh nghiệp sẽ không được đàm phán riêng lẻ về các nội dung
của Hợp đồng mà chỉ có thể chấp nhận tồn bộ hoặc khơng. Như vậy, có thể

khẳng định, bất kì hợp đồng nào mà doanh nghiệp chỉ sử dụng cho một hoặc
một nhóm khách hàng cụ thể và không được áp dụng lại nhiều lần cho các đối
tượng khác đều sẽ không được coi là hợp đồng theo mẫu.
Đặc điểm thứ năm là về nội dung của hợp đồng theo mẫu. Thông
thường, các hợp đồng theo mẫu có nội dung rất dài, tỉ mỉ nhưng lại được trình
bày với một ngơn ngữ chun mơn hết sức khó hiểu khiến cho người tiêu
dùng dù đọc đi đọc lại đến vài lần vẫn không hiểu hết được ý nghĩa của câu
từ, nếu khơng muốn nói đến hiểu được mục đích của người soạn thảo. Thêm
nữa, tâm lý của người tiêu dùng khi mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ
thường chỉ quan tâm đến ba yếu tố là giá thành, số lượng và chất lượng. Do
đó, sau khi đã được đại diện của doanh nghiệp giải thích hoặc hứa hẹn về ba
yếu tố này, người tiêu dùng thường không quan tâm tới những điều kiện và
điều khoản khác có liên quan. Điều này khiến cho hợp đồng theo mẫu ít được
đọc hoặc có được đọc nhưng chỉ đối với một số điều khoản chính chứa đựng
ba yếu tố trên và lờ đi các điều khoản khác. Trong khi đó, trên thực tế, các vụ
tranh chấp xảy ra giữa các bên trong quan hệ hợp đồng thường lại liên quan
đến các vấn đề ngồi ba nhân tố nói trên, chẳng hạn như vấn đề thời gian và
phương thức thanh toán, vấn đề giải quyết tranh chấp, vấn đề thời gian và
phương thức giao hàng/cung cấp dịch vụ... Ngoài ra, các hợp đồng theo mẫu

16


Nguyễn Thị Ngọc Anh

Luận văn Thạc sỹ Luật Quốc

tế

thng cha đựng các điều khoản hạn chế quyền tự định đoạt của người tiêu

dùng. Các điều khoản này có thể tồn tại dưới rất nhiều hình thức khác nhau,
có thể là điều khoản hạn chế quyền khiếu nại hoặc khởi kiện của người tiêu
dùng, cũng có khi là điều khoản hạn chế quyền đổi hoặc trả lại hàng hóa,
thậm chí có thể là những điều khoản hạn chế quyền sử dụng và định đoạt tài
sản của chính khách hàng....
Với lịch sử hình thành từ thế kỷ thứ XIX, ngày nay, hợp đồng theo mẫu
ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh của các doanh nghiệp nói riêng cũng như trong đời sống xã hội nói
chung. Nền kinh tế - xã hội càng phát triển thì hợp đồng theo mẫu xuất hiện
càng nhiều với độ phức tạp và tinh vi ngày càng cao. Có rất nhiều loại hợp
đồng theo mẫu, nhưng nhìn chung có thể phân loại theo từng tiêu chí như sau:
Xét về hình thức, hợp đồng theo mẫu có thể phân chia thành các hợp
đồng theo mẫu bằng văn bản và các quy tắc thương mại chung. Theo đó, với
hợp đồng theo mẫu bằng văn bản, các nội dung của hợp đồng sẽ được soạn
thảo và kết cấu vào một văn bản thống nhất, chặt chẽ như các hợp đồng cung
ứng điện, nước, hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm hay như các vé xem
phim, vé xe buýt... Các hợp đồng bằng văn bản này sẽ đòi hỏi các khách hàng
phải ký kết hoặc coi như đã ký kết khi khách hàng đã nhận được một bản hợp
đồng. Trong khi đó, các quy tắc thương mại chung thường được soạn thảo
thành các nội quy bán hàng hoặc được mặc định thành tập quán mua sắm mà
người tiêu dùng, khách hàng sẽ chỉ được phổ biến hoặc đọc qua hay thậm chí
là mặc nhiên phải hiểu và công nhận khi mua, sử dụng hàng hóa và dịch vụ.
Xét về nội dung và lĩnh vực điều chỉnh, hợp đồng theo mẫu có một số
dạng chính và phổ biến nhất, đó là:
-

Hợp đồng/các điều khoản bảo hiểm.

-


Hợp đồng tín dụng, hợp đồng tiền gửi.

17


Nguyễn Thị Ngọc Anh

Luận văn Thạc sỹ Luật Quốc

tế

-

Cỏc loi vé xe, vé xem phim, vé tham quan...

-

Hợp đồng điện, nước, viễn thơng, bưu điện.

-

Xổ số, lơ tơ, trị chơi có thưởng.

-

Hợp đồng xây dựng, hợp đồng thuê nhà.

-

Các điều khoản mua, sử dụng phần mềm, chương trình tin học.


Hợp đồng theo mẫu đã và đang ngày càng phổ biến và đóng vai trị quan
trọng trong đời sống kinh tế, xã hội và pháp lý của chúng ta. Bất kì ai trong
chúng ta khi tham gia bất kì giao dịch dân sự nào dù là đơn thuần nhất cũng
đã có cơ hội để xác lập và giao kết hợp đồng theo mẫu. Vậy làm thế nào
chúng ta có thể bảo vệ được chính mình để tránh khỏi các rủi ro pháp lý mà
các hợp đồng theo mẫu có thể gây ra? Vấn đề quan trọng và cần thiết nhất đó
là phải tìm hiểu xem trên thực tế hợp đồng theo mẫu thường được sử dụng
như thế nào và pháp luật đã có những biện pháp hay hình thức nào để bảo vệ
quyền và lợi ích của chúng ta – những người tiêu dùng chân chính?
1.3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG THEO MẪU TRÊN THẾ
GIỚI
Trên thế giới, hợp đồng theo mẫu được hình thành và sử dụng từ cuộc
cách mạng công nghiệp diễn ra từ thế kỷ thứ XIX. Đến nay, hợp đồng theo
mẫu đã trở nên phổ biến. Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng có thể bắt gặp các
hình thức đa dạng của hợp đồng theo mẫu. Trong khuôn khổ của Luận văn,
tác giả chỉ tập trung xem xét, phân tích các loại hợp đồng theo mẫu thường
gặp trong một số lĩnh vực mà hợp đồng theo mẫu đã trở nên vô cùng phổ
biến.

18


Nguyễn Thị Ngọc Anh

Luận văn Thạc sỹ Luật Quốc

tế

1.3.1.


Hp ng theo mẫu trong lĩnh vực công nghệ, thông tin

và internet:
Trong lĩnh vực công nghệ, thông tin và internet, thường tồn tại chủ yếu
các loại hợp đồng kích hoạt (Click Wrap), hợp đồng trình duyệt (Browse
Wrap) hay hợp đồng gói bọc (Shrink Wrap). Đây là các dạng hợp đồng
thường được sử dụng đối với các khách hàng mua bản quyền phần mềm hoặc
các khách hàng truy cập internet.
Theo đó, với dạng hợp đồng gói bọc, khách hàng khi mua bản quyền
phần mềm, trong vỏ đĩa mềm cung cấp phần mềm cho khách hàng sẽ có một
tờ giấy đi kèm quy định những vấn đề liên quan đến việc sử dụng phần mềm
và các hạn chế về bản quyền phần mềm. Tuy nhiên, khách hàng sẽ không thể
đọc hoặc hiểu những điều khoản này nếu chưa xé gói bọc chiếc đĩa và mở vỏ
đĩa ra. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra lập luận rằng, một khi khách hàng đã xé
gói bọc hoặc mở vỏ đĩa ra tức là khách hàng đương nhiên được coi là đã chấp
nhận toàn bộ nội dung các điều kiện, điều khoản sử dụng phần mềm hay bản
quyền phần mềm đi kèm.
Với dạng hợp đồng kích hoạt, thường được sử dụng cho các khách hàng
trực tiếp download phần mềm hoặc chương trình tin học từ trên internet hoặc
dành cho khách hàng đăng ký thành viên của một website cơng cộng. Theo
đó, khi khách hàng kích hoạt vào một đường link xác định do website của
doanh nghiệp cấp theo một cách thức quy định, khách hàng đương nhiên được
hiểu là đã đọc, hiểu và chấp nhận toàn bộ các nội quy, quy tắc, điều kiện, điều
khoản sử dụng website hoặc phần mềm đó. Cũng có một số website cung cấp
một bảng những điều kiện, điều khoản sử dụng riêng và yêu cầu khách hàng
phải kích chuột vào biểu tượng tơi chấp nhận hoặc tơi đồng ý trước khi có thể
đăng ký làm thành viên hoặc download/sử dụng phần mềm...
Dạng hợp đồng trình duyệt cũng được sử dụng tương tự như dạng hợp
đồng kích hoạt, tuy nhiên, nó được sử dụng chuyên biệt cho các trình duyệt

19


Nguyễn Thị Ngọc Anh

Luận văn Thạc sỹ Luật Quốc

tế

internet. Hp đồng trình duyệt có thể được xác lập và giao kết khi truy cập
hoặc sử dụng một trang web, một siêu liên kết hoặc chỉ là sử dụng hình ảnh
của trang web.
Một ví dụ điển hình cho các dạng hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực
công nghệ, thông tin, internet đó là các điều kiện, điều khoản sử dụng website
mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp khi truy cập vào bất kì website nào.
Chẳng hạn, khi truy cập vào website: htpp://www.ibm.com, trang web
chính thức của một cơng ty máy tính và giải pháp phần mềm số một trên tồn
thế giới sẽ dễ dàng tìm kiếm được phần Những điều khoản sử dụng website
(Terms of Use) ở phần dưới. Ngay tại phần đầu của Những điều khoản sử
dụng website, IBM đã khẳng định rằng đây chính là một hợp đồng pháp lý
được ký kết giữa IBM và khách hàng và khách hàng một khi truy cập, đăng
nhập hoặc sử dụng website này là đã được mặc định rằng khách hàng “đã đọc,
hiểu và chấp thuận bị ràng buộc bởi các điều khoản này”2, nếu khách hàng
“không đồng ý những điều khoản này, xin hãy dừng việc sử dụng website
này”3. Đây có thể coi là một điều khoản kinh điển của dạng hợp đồng theo
mẫu: đồng ý toàn bộ hoặc không.
Hay khi bạn download phần mềm Google Earth thuộc bản quyền của
hãng Google, tại trang hướng dẫn download phần mềm, Google đưa ra tuyên
bố rằng: “Khi download, thiết lập và sử dụng phần mềm Google Earth, truy
cập hoặc sử dụng dịch vụ Google Maps hoặc khi truy cập hoặc sử dụng bất

kỳ một nội dung nào trong phạm vi của phần mềm, khách hàng đã chấp thuận
bị ràng buộc bởi: (1) Điều khoản Dịch vụ của Google; (2) các điều khoản
Lưu ý về Pháp lý của Google; và (3) các điều khoản và điều kiện dưới đây.
Trước khi tiếp tục, khách hàng cần đọc kỹ các điều khoản này vì chúng sẽ

2

Dịch từ Terms of Use của Công ty IBM, cung cấp theo đường link: />
3

/>
20


Nguyễn Thị Ngọc Anh

Luận văn Thạc sỹ Luật Quốc

tế

hỡnh thnh nên một hợp đồng mang tính ràng buộc giữa khách hàng và
Google trong việc sử dụng phần mềm”4. Mặc dù có khuyến nghị khách hàng
phải đọc kỹ các điều khoản và có đường link dẫn chiếu cụ thể, tuy nhiên,
cũng giống như các hợp đồng theo mẫu khác, Google không cho phép khách
hàng có quyền thỏa thuận hoặc thương lượng lại các điều khoản của hợp đồng
này mà chỉ được quyền chấp nhận tồn bộ hoặc khơng.
Xét về hình thức, các hợp đồng theo mẫu điện tử này không giống với
hợp đồng theo mẫu dạng văn bản giấy – thường được trình bày tỉ mỉ, chi tiết
với font chữ nhỏ, ngơn ngữ khó hiểu, các hợp đồng theo mẫu điện tử thường
bố trí các điều kiện, điều khoản dưới dạng các link dẫn chiếu đến các trang

web hoặc văn bản khác. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến cho khách
hàng thường bỏ qua, ít khi đọc hết nội dung các link dẫn chiếu và đương
nhiên đồng ý với chúng.
Các hợp đồng theo mẫu sử dụng trong lĩnh vực công nghệ, thông tin và
internet thường bao gồm các điều khoản hạn chế việc sử dụng của người tiêu
dùng, đặc biệt là liên quan đến vấn đề bản quyền của sản phẩm – thường được
gọi là “Điều khoản Cấp phép cho Người sử dụng cuối cùng” (End User
License).
Lấy ví dụ, khi mua phần mềm quản lý dữ liệu CA-S20w phiên bản 2.20
(“Phần mềm”) của hãng Konica Minolta Sensing, khách hàng sẽ phải đọc và
chấp thuận Hợp đồng Cấp phép cho Người sử dụng cuối cùng với các nội
dung cơ bản là:
“- Khách hàng chỉ có thể download, thiết lập và sử dụng Phần mềm trên
một máy tính duy nhất và độc lập trong một thời điểm với mục đích duy nhất
là nâng cấp phiên bản CA-S20w.

4

/>
21


Nguyễn Thị Ngọc Anh

Luận văn Thạc sỹ Luật Quốc

tế

- Mi quyền lợi, bao gồm nhưng không giới hạn bản quyền và các quyền
sở hữu trí tuệ khác đối với Phần mềm là thuộc sở hữu của Konica Minolta

hoặc bên thứ ba có liên quan.
- Khách hàng khơng được tự ý sử dụng, sao chép, thay đổi, tích hợp, sửa
chữa hoặc nâng cấp Phần mềm bằng mọi hình thức.
- Khách hàng không được cho người khác thiết lập và/hoặc sử dụng
Phần mềm bằng cách cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng, cấp phép lại hoặc
bằng bất kì hình thức nào khác...”5
Ngược lại, các doanh nghiệp phần mềm, cung cấp giải pháp công nghệ,
internet... thường tự ghi nhận vào trong hợp đồng theo mẫu của mình các
trường hợp miễn trừ trách nhiệm của họ.
Ngay trong Hợp đồng cấp phép cho Người sử dụng cuối cùng của Hãng
Konica Minolta Sensing ở trên, Hãng này cũng tự tuyên bố rằng họ sẽ không
công nhận “Tất cả những sự bảo đảm và các điều kiện, dù được thể hiện ra
ngoài, hay được hàm ý hoặc do luật định, bao gồm nhưng không giới hạn bất
kỳ bảo đảm hoặc điều kiện về hoặc liên quan tới: sự không vi phạm, khả năng
bán hàng, sự phù hợp cho một mục đích cụ thể, sự khơng có virus, sự chính
xác hoặc tồn vẹn của thơng tin phúc đáp. Konica Minolta sẽ không chịu
trách nhiệm cho bất kỳ thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp nào (bao gồm nhưng
không giới hạn các thiệt hại do việc giảm trừ lợi nhuận, việc lộ thông tin bảo
mật hoặc thông tin khác, việc ngừng trệ trong hoạt động kinh doanh) nảy sinh
từ hoặc theo một cách nào đó có liên quan đến việc sử dụng hoặc việc không
thể sử dụng Phần mềm, kể cả khi Konica Minolta hoặc bên thứ ba được cấp
phép đã được biết trước về khả năng xảy ra những thiệt hại đó.”6

5

Paragraph 1, 2,3 of the End User License Agreement of Konica Minolta Sensing, Inc

6

Paragraph 4 “Warranty and Liability” of the End User License Agreement of Konica Minolta Sensing, Inc.


22


×