Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.62 KB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGÔ TRỌNG MẠNH

Téi vi phạm quy định
về quản lý, bảo vệ động vật nguy cÊp, q, hiÕm
theo Lt h×nh sù ViƯt Nam

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGÔ TRỌNG MẠNH

Téi vi phạm quy định
về quản lý, bảo vệ động vật nguy cÊp, q, hiÕm
theo Lt h×nh sù ViƯt Nam
Chun ngành: Luật Hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRỊNH QUỐC TOẢN

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Ngô Trọng Mạnh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH
VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM .........................................................................6
1.1.

Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết quy định tội vi phạm quy
định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trong luật hình

sự Việt Nam......................................................................................... 6

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tội vi phạm quy định về bảo vệ động
vật nguy cấp, quý, hiếm ....................................................................... 6
1.1.2. Sự cần thiết quy định tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật
nguy cấp, quý, hiếm trong luật hình sự Việt Nam ............................. 14
1.2.

Khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam quy định tội vi
phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm .............. 25

1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự
năm 1985 ............................................................................................ 25
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự
năm 1999 ............................................................................................ 26
1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến trước
khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) ............ 27
1.3.

Pháp luật quốc tế và một số nước quy định tội vi phạm quy
định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm ................................ 32

1.3.1. Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang đã
nguy cấp (CITES)............................................................................... 32


1.3.2. Pháp luật hình sự một số nước quy định tội vi phạm quy định về
bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm ................................................. 33
Kết luận chương 1 ......................................................................................... 35
Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015

(SỬA ĐỔI NĂM 2017) VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO
VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ............................................ 36
2.1.

Các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017)
về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm .... 36

2.1.1. Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội vi phạm quy định về bảo vệ
động vật nguy cấp, quý, hiếm .............................................................. 36
2.1.2. Hình phạt quy định áp dụng đối với tội vi phạm quy định về bảo
vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm........................................................ 52
2.2.

Thực tiễn xét xử tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật
nguy cấp, quý, hiếm trong giai đoạn 2013 đến 2018 ..................... 56

2.2.1. Định tội danh đối với tội vi phạm các quy định về bảo vệ động
vật nguy cấp, quý, hiếm ..................................................................... 56
2.2.2. Quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về bảo vệ
động vật nguy cấp, quý, hiếm ............................................................ 61
2.2.3. Những ưu điểm, tồn tại, hạn chế trong định tội danh và quyết định
hình phạt đối với tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy
cấp, quý, hiếm và nguyên nhân của nó ................................................ 65
Kết luận chương 2 ......................................................................................... 73
Chương 3: YÊU CẦU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ XÉT XỬ ĐỐI VỚI TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO
VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ......................................74
3.1.

Yêu cầu nâng cao hiệu quả xét xử đối với tội vi phạm quy

định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm ................................ 74

3.1.1. Yêu cầu thống nhất nhận thức chủ trương của Đảng, Nhà nước về
bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm ................................................. 74


3.1.2. Yêu cầu nâng cao nhận thức về ảnh hưởng tiêu cực của tội vi phạm
quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm đối với đời sống
xã hội .................................................................................................. 76
3.1.3. Yêu cầu hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về tội vi phạm
quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm ............................. 77
3.1.4. Yêu cầu thực hiện tốt công tác giải quyết vụ án, công tác tổ chức
xét xử .................................................................................................. 77
3.2.

Giải pháp tiếp tục hồn thiện các quy định của Bộ luật hình
sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) về tội vi phạm quy định về
bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.............................................. 78

3.2.1. Hồn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi
năm 2017) về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp,
quý, hiếm ............................................................................................ 78
3.2.2. Biện pháp hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự về tội vi phạm
quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm ............................. 84
3.3.

Giải pháp khác nâng cao hiệu quả xét xử đối với tội vi phạm
quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm ........................ 87

3.3.1. Tăng cường công tác giám đốc xét xử, hướng dẫn xét xử tội vi

phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm ................... 87
3.3.2. Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp
của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong giải quyết các vụ
án về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.... 89
3.3.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và hợp tác
quốc tế ................................................................................................ 90
Kết luận chương 3 ......................................................................................... 92
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 95


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS:

Bộ luật hình sự

CTTP:

Cấu thành tội phạm

PLHS:

Pháp luật hình sự

TAND:

Tịa án nhân dân

TNHS:


Trách nhiệm hình sự


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những vấn đề về bảo vệ môi trường đang được xã hội quan
tâm là việc bảo vệ các động vật hoang dã nói chung và động vật nguy cấp,
quý, hiếm nói riêng. Việt Nam là quốc gia có đa dạng sinh học đứng thứ 16
trên thế giới, với trên 75 loài duy nhất; ý thức bảo vệ những vốn quý đó ở
nước ta hiện nay có thể nói là chưa cao. Ông Sulma Warne, Điều phối viên
của TRAFFIC (mạng lưới giám sát buôn bán động vật hoang dã quốc tế)
Đông Nam Á nhận định: Rất nhiều trong số các loài động vật hoang dã được
tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam lại nằm trong danh sách của Công ước buôn
bán quốc tế các lồi động thực vật có nguy cơ bị đe dọa (Công ước CITES)
mà Việt Nam tham gia từ năm 1994, và được luật pháp Việt Nam bảo vệ.
Việc tiêu thụ các sản phẩm hoang dã đó trở nên nghiêm trọng nhất trong
những thập kỷ gần đây khi kinh tế của người dân khá lên, gây phá huỷ hệ
sinh thái, ảnh hưởng nặng nề đến các quần thể loài và đến môi trường.
Thực trạng trên cho thấy, mặc dù trong những năm qua Nhà nước đó
quan tâm đến việc về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm thể hiện qua hàng
loạt những biện pháp như: Thành lập lực lượng Cảnh sát môi trường, ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ, xử lý cỏc vi phạm trong bảo
vệ động vật nguy cấp, quý hiếm… Tuy nhiên, kết quả cơng tác phịng ngừa,
đấu tranh loại tội phạm này trên thực tế cũng chưa được như mong đợi. Thời
gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có rất nhiều những vụ
bn bán, săn bắt động vật nguy cấp, quý, hiếm được phản ánh hoặc bị phát
hiện khiến dư luận xã hội hết sức bất bình. Mặc dù vậy, theo thống kê của
ngành Tồ án thì hàng năm khơng có nhiều hành vi vi phạm các quy định về
bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ


1


(theo Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 1999) được đưa ra xét xử. Rất nhiều vụ
việc được khởi tố, tuy nhiên lại bị đình chỉ điều tra với nhiều nguyên nhân
khác nhau từ giai đoạn điều tra hoặc giai đoạn truy tố, các vụ án được đưa ra
xét xử thì hình phạt cũng chưa thực sự nghiêm khắc. Vì vậy việc nghiên cứu
một cách có hệ thống các vấn đề về lí luận và thực tiễn của “Tội vi phạm quy
định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo Luật hình sự
Việt Nam” để giúp nâng cao hiệu quả của cơng tác đấu tranh phịng chống
loại tội phạm này là một nhu cầu thực tế và thiết thực.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy các cơng trình khoa học
nghiên cứu về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
hiện nay như sau:
Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm được
quy định lần đầu tiên trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và được sửa đổi bổ
sung năm 2009, qua quá trình áp dụng trong thực tiễn gần 12 năm đó được
nhiều nhà khoa học, học giả quan tâm nghiên cứu, được đề cập trong nhiều
bài viết nghiên cứu - trao đổi, xây dựng pháp luật… và được thể hiện trên
báo chí trung ương và địa phương, nhất là các báo, tạp chí chuyên ngành
pháp luật như: Tạp chí Tồ án nhân dân, Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Luật
học, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật… Tuy
nhiên, theo ý kiến của nhiều nhà luật học và quá trình tìm hiểu của chúng tơi
trước khi lựa chọn đề tài này thì tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật
nguy cấp, quý hiếm hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức, các nghiên
cứu về tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm
thường mới chỉ đề cập, tập trung nghiên cứu về mặt lý luận hoặc chỉ dừng
lại ở việc nêu ra vấn đề mà không đưa ra giải pháp hồn thiện quy định tại

Điều 190 Bộ luật Hình sự hoặc nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học. Chính

2


vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu một cách tồn diện, có hệ thống cả lí luận và
thực tiễn về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm sẽ
đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn và u cầu của cơng tác phịng
chống loại tội phạm này trong tình hình hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn có đối tượng nghiên cứu trước hết và
chủ yếu là các quy định của pháp luật Việt Nam có nội dung liên quan đến tội
vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (bao gồm các văn
bản luật và dưới luật). Đồng thời, để có cơ sở thực tiễn, luận văn cũng nghiên
cứu một số bản án về tội danh trên. Ngồi ra, luận văn cũng có đối tượng
nghiên cứu là các quy định về hành vi phạm tội này trong Bộ luật hình sự một
số nước trên thế giới…
- Phạm vi nghiên cứu: Các văn bản pháp luật của Việt Nam có nội dung
liên quan đến tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
được nghiên cứu là các văn bản pháp luật được ban hành từ năm 1945 đến
nay. Pháp luật hình sự nước ngoài được nghiên cứu là các quy định hiện hành
về tội danh này. Các Bản án mà tác giả nghiên cứu được giới hạn là các bản
án được tuyên theo Bộ luật hình sự năm 1999.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích
Mục đích của luận văn là làm rõ khái niệm, đặc điểm pháp lý, các vấn
đề khác có liên quan đến tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp,
quý, hiếm theo Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi
năm 2018). Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
xét xử đối với tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.

* Nhiệm vụ
- Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của các quy định về tội

3


vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, q, hiếm trong luật hình
sự Việt Nam;
- Phân tích quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về
tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm;
- Phân tích các dấu hiệu pháp lý và hình phạt của tội vi phạm quy định
về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm;
- Đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội vi
phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trong Bộ luật hình sự
năm 1999.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xét xử tội
vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lí luận của luận văn: Chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật
biện chứng Mác xít; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, tư tưởng chỉ đạo cũng
như chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh, phịng chống tội phạm
nói chung và tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, q hiếm nói
riêng trong tình hình mới.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, thống kê, tổng hợp,
phân tích, so sánh, đối chiếu, trao đổi với các chuyên gia, nhà nghiên cứu và
khảo sát thực tiễn.
6. Ý nghĩa của luận văn
Đây là cơng trình khoa học nghiên cứu ở cấp độ thạc sĩ một cách tương
đối đầy đủ các vấn đề về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp,
quý, hiếm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến thời điểm Bộ luật

hình sự năm 2015 được ban hành. Kết quả nghiên cứu và những kiến nghị của
luận văn có ý nghĩa góp phần triển khai thi hành quy định của Bộ luật hình sự
năm 2015 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.

4


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 2 chương.
Chương 1: Một số vấn đề chung về tội vi phạm quy định về bảo vệ
động vật nguy cấp, quý, hiếm trong luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm
2017) về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm và
thực tiễn xét xử.
Chương 3: Yêu cầu và một số giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử đối
với tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.

5


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH
VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết quy định tội vi phạm quy
định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trong luật hình sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tội vi phạm quy định về bảo vệ động
vật nguy cấp, quý, hiếm
Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm được

quy định tại Điều 244 BLHS năm 2015 trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Điều
190 BLHS năm 1999. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp,
quý, hiếm được quy định tại là một trong những tội phạm được quy định tại
Chương XXIX các tội phạm về môi trường nên khi xem xét cần được đặt
trong bối cảnh tổng hợp các yếu tố, điều kiện bên ngồi có ảnh hưởng đến
các vật thể, sự kiện tồn tại trong một môi trường sống. Theo Tun ngơn
của UNESCO (1981) thì mơi trường là toàn bộ hệ thống tự nhiên và các hệ
thống do con người sáng tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh
sống bằng lao động của mình đã khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc
nhân tạo nhằm thoả mãn các nhu cầu của mình. Trên cơ sở tiếp cận này sẽ
phân tích các dấu hiệu của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy
cấp, quý, hiếm.
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được nhà làm luật quy định
trong BLHS với những dấu hiệu pháp lý cụ thể của nó. M i hành vi phạm tội
khi thể hiện ra ngoài thế giới khách quan mặc dù rất đa dạng nhưng đều được
thực hiện trong những điều kiện nhất định (các yếu tố khách quan) và chịu sự
chi phối của những đặc điểm đa dạng của cá nhân (các yếu tố chủ quan), làm

6


cho các hành vi phạm tội đều có những đặc điểm chung nhất định của chúng.
Điều 8 BLHS năm 2015 đã đưa ra định nghĩa về tội phạm như sau:
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ
quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa,
quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp

pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải
bị xử lý hình sự [26, Điều 8].
Từ định nghĩa này về tội phạm có thể chỉ ra những đặc điểm sau đây
của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm:
a. Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là hành vi
nguy hiểm cho xã hội cần phải xử lý bằng biện pháp hình sự
Một hành vi sở dĩ bị quy định trong luật hình sự là tội phạm và phải chịu
TNHS vì nó có tính nguy hiểm cho xã hội do đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt
hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Tầm quan trọng
của quan hệ xã hội do tính chất của quan hệ đó trong các thang giá trị xã hội do
giai cấp thống trị thiết lập. Do đó, tính chất của quan hệ xã hội có thể bị thay
đổi ở những xã hội khác nhau hoặc ngay trong một chế độ xã hội nhưng ở
những thời kỳ khác nhau thì tính chất của quan hệ xã hội cũng có thể thay đổi.
Điều đó địi hỏi nhà làm luật khi xem xét tính chất quan trọng của quan hệ xã
hội để đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phải dựa trên hoàn cảnh
lịch sử cụ thể, xuất phát từ lợi ích giai cấp, trên lập trường giai cấp. Tuy nhiên,
tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại không thể là yếu tố duy nhất

7


phản ánh mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà chỉ khi được
kết hợp với những yếu tố khác nó mới phản ánh hành vi là nguy hiểm đã đến
mức coi là tội phạm và cần phải xử lý bằng chế tài hình sự hay khơng. Tính
nguy hiểm cho xã hội được phản ánh ở hai đại lượng: tính chất và mức độ nguy
hiểm của hành vi. Tính chất của hành vi là đặc tính về "chất" của thiệt hại,
được xác định căn cứ vào tính chất của quan hệ xã hội bị thiệt hại, quan hệ xã
hội càng quan trọng thì tính chất của thiệt hại càng nghiêm trọng. Mức độ của
thiệt hại là đặc tính về "lượng" của thiệt hại, tùy theo từng loại thiệt hại mà

mức độ đó được biểu hiện khác nhau. Vì vậy, tính chất và mức độ của thiệt hại
là một căn cứ để đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, khi kết hợp
với các căn cứ khác nó phản ánh một hành vi là nguy hiểm "đáng kể" hay
"không đáng kể" cho xã hội, tạo cơ sở để nhà làm luật tội phạm hóa và phi tội
phạm hóa. GS. TSKH Lê Văn Cảm đã ra nhận xét:
Khi một hành vi nguy hiểm cho xã hội gây nên (hoặc tạo có
khả năng thực tế gây nên) thiệt hại đáng kể cho các lợi ích của con
người, của xã hội và của nhà nước với tính chất là các khách thể
được bảo vệ bằng pháp luật hình sự, thì hành vi đó bị luật hình sự
cấm - bị nhà làm luật tội phạm hóa, vì nếu như xét về tồn bộ bản
chất bên trong thì hành vi đó mâu thuẫn với những điều kiện tồn tại
bình thường của xã hội [4].
Trong các tài liệu nghiên cứu về tội phạm môi trường, đều cho rằng:
Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là hành vi xâm hại
đến môi trường, xâm hại đến sự tồn tại, phát triển của động vật quý hiếm.
Như vậy, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi này thể hiện ở ch :
Thứ nhất, hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý,
hiếm xâm hại đến môi trường sống của con người. Duy trì mơi trường sống là
một trong những nhiệm vụ thiên niên ký của Liên hợp quốc đề ra với một

8


khái niệm có nội hàm rất rộng và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác
nhau. Môi trường của một vật thể hoặc của một sự kiện là tổng hợp các yếu
tố, điều kiện bên ngồi có ảnh hưởng đến các vật thể, sự kiện đó. Bất cứ một
vật thể, sự kiện nào cũng tồn tại trong một môi trường. Khái niệm mơi trường
được cụ thể hố đối với từng đối tượng và mục đích nghiên cứu. Theo Tun
ngơn của UNESCO (1981) thì mơi trường được định nghĩa như sau: Mơi
trường là tồn bộ hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người sáng tạo ra

xung quanh mình. Chương trình hành động của Cộng đồng Châu Âu về môi
trường định nghĩa: Môi trường là tổ hợp các yếu tố mà các quan hệ phụ thuộc,
phức hợp của chúng tạo nên khung cảnh, hoàn cảnh xung quanh và các điều
kiện mà cuộc sống của các cá thể và của xã hội như là chúng ta đang tồn tại
hoặc như là chúng ta đang cảm thấy tồn tại. Môi trường là tập hợp tất cả các
yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và
tác động đến các hoạt động sống của con người như: khơng khí, nước, độ ẩm,
sinh vật, xã hội lồi người và các thể chế. Mơi trường có thể định nghĩa như
là tổ hợp của các yếu tố khí hậu, sinh thái học, xã hội và thổ nhưỡng tác động
lên cơ thể sống và xác định các hình thức sinh tồn của chúng. Vì thế, mơi
trường bao gồm tất cả mọi thứ mà có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao
đổi chất hay các hành vi của các cơ thể sống hay các loài, bao gồm ánh sáng,
khơng khí, nước, đất và các cơ thể sống khác. Môi trường "là hệ thống các
yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát
triển của con người và sinh vật" [25, Điều 3, Khoản 1]. Như vậy, động vật
nguy cấp, quý, hiếm cần phải được ưu tiên bảo vệ bảo vệ một cách nghiêm
ngặt nhằm duy trì mơi sống của con người. Mọi hành vi xâm hại động vật
nguy cấp, quý, hiếm đều mang tính nguy hiểm cho xã hội.
Thứ hai, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm quy định về
bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm hiện ở việc hành vi này đã xâm hại đến

9


quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Bất kỳ Nhà nước nào cũng ban hành
hệ thống pháp luật để quản lý, điều chỉnh xã hội, trong đó có lĩnh vực pháp
luật quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm và đòi hỏi mọi cá nhân, tổ
chức phải thi hành, thực hiện nghiêm chỉnh. Do đó, mọi vi phạm đều xâm hại
đến trật tự quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Nhà nước ảnh
hưởng tiêu cực đến sự phát triển môi trường sống theo định hướng của Nhà

nước và mang tính nguy hiểm cho xã hội. Hành vi nguy hiểm vi phạm các
quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm được thực hiện bởi hình
thức hành động phạm tội, tức là đã thực hiện hành vi mà pháp luật hình sự
cấm. Vì vậy, việc thực hiện hành vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy
cấp, quý, hiếm mang tính nguy hiểm cho xã hội.
b. Hành vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trái với
quy định của pháp luật hình sự
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng phải trái với quy định
của pháp luật hình sự. Hành vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp,
quý, hiếm phải được hình sự hóa và quy định trong một văn bản pháp luật
hình sự. Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là dấu hiệu cơ bản nói lên
bản chất chính trị, xã hội của tội phạm, dấu hiệu này được coi là dấu hiệu nội
dung quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm. Một hành vi sở dĩ bị quy
định trong luật hình sự là tội phạm và phải chịu TNHS vì nó có tính nguy
hiểm cho xã hội do đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho các
quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Tầm quan trọng của quan hệ xã hội
do tính chất của quan hệ đó trong các thang giá trị xã hội do giai cấp thống trị
thiết lập. Do đó, tính chất của quan hệ xã hội có thể bị thay đổi ở những xã
hội khác nhau hoặc ngay trong một chế độ xã hội nhưng ở những thời kỳ khác
nhau thì tính chất của quan hệ xã hội cũng có thể thay đổi. Điều đó địi hỏi
nhà làm luật khi xem xét tính chất quan trọng của quan hệ xã hội để đánh giá

10


tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phải dựa trên hoàn cảnh lịch sử cụ thể,
xuất phát từ lợi ích giai cấp, trên lập trường giai cấp. Tuy nhiên, tính chất
quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại không thể là yếu tố duy nhất phản
ánh mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà chỉ khi được kết
hợp với những yếu tố khác nó mới phản ánh hành vi là nguy hiểm đã đến mức

coi là tội phạm và cần phải xử lý bằng chế tài hình sự hay khơng. Tính nguy
hiểm cho xã hội được phản ánh ở hai đại lượng: tính chất và mức độ nguy
hiểm của hành vi. Tính chất của hành vi là đặc tính về "chất" của thiệt hại,
được xác định căn cứ vào tính chất của quan hệ xã hội bị thiệt hại, quan hệ xã
hội càng quan trọng thì tính chất của thiệt hại càng nghiêm trọng. Mức độ của
thiệt hại là đặc tính về "lượng" của thiệt hại, tùy theo từng loại thiệt hại mà
mức độ đó được biểu hiện khác nhau. Vì vậy, tính chất và mức độ của thiệt
hại là một căn cứ để đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, khi kết
hợp với các căn cứ khác nó phản ánh một hành vi là nguy hiểm "đáng kể" hay
"không đáng kể" cho xã hội, tạo cơ sở để nhà làm luật tội phạm hóa và phi tội
phạm hóa. Đây là đặc điểm pháp lý (hình thức) của tội phạm do nó phản ánh
trực tiếp nội dung của nguyên tắc pháp chế được thừa nhận chung quan trọng
nhất của luật hình sự trong thời đại ngày nay. Hơn nữa, dưới góc độ Nhà nước
pháp quyền, thì tính trái pháp luật hình sự của bất kỳ hành vi nguy hiểm cho
xã hội nào đều phải được nhà làm luật xem là dấu hiệu cơ bản nhất để tuyên
bố hành vi đó là tội phạm. Khái niệm tính trái pháp luật hình sự, chính vì thế,
có thể được hiểu là sự ngăn cấm việc thực hiện tội phạm bởi một quy phạm
pháp luật hình sự tương ứng bằng việc đe dọa áp dụng sự trừng phạt về hình
sự đối với người phạm tội.
Hành vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, q, hiếm
được hình sự hóa tại Điều 244 BLHS năm 2015. Khoản 1 của Điều luật này
quy định:

11


1. Người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc
Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh
mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB
hoặc Phụ lục I Cơng ước về bn bán quốc tế các lồi động vật,

thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng
hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động
vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận
cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật quy
định tại điểm a khoản này;
c) Tàng trữ, vận chuyển, bn bán trái phép ngà voi có khối
lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối
lượng từ 50 gam đến dưới 01 kilơgam;
d) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép
động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,
q, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Cơng ước về bn bán quốc tế
các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà khơng thuộc lồi
quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 cá thể đến 07 cá
thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá
thể đến 15 cá thể động vật lớp khác;
đ) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận
cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp
thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể
đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản này;

12


e) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép
động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ
phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật
có số lượng dưới mức quy định tại các điểm c, d và đ khoản này

nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi
quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa
án tích mà cịn vi phạm [26, Điều 244 , Khoản 1].
Các hành vi nêu trên đã được hình sự hóa và chỉ khi thực hiện một
trong các hành vi nêu trên mới bị coi là tội phạm và phải chịu TNHS, bị áp
dụng đúng hình phạt theo quy định của Điều 244 BLHS.
c. Tính có lỗi của hành vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp,
quý, hiếm trái với quy định của pháp luật hình sự
L i là dấu hiệu trong mặt chủ quan của tội phạm, thơng qua dấu hiệu
l i có thể xác định được tính chất, mức độ nguy hiểm của một tội phạm cụ thể
nhất định nào đó. Nói cách khác, dấu hiệu l i phản ánh bản chất của một loại
tội phạm thơng qua tính chất, mức độ và hình thức l i. Đối với vi phạm quy
định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trái với quy định của pháp luật
hình sự được thực hiện chủ yếu bằng hình thức l i cố ý trực tiếp. Khi thực
hiện hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trái
với quy định của pháp luật hình sự, cá nhân hoặc pháp nhân thương mại nhận
thức được đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm nhưng
vẫn thực hiện và mong muốn đạt được mục đích.
d. Chế tài hình sự quy định áp dụng đối với Tội vi phạm quy định về
bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trái với quy định của pháp luật hình sự
Chế tài hình sự là hình phạt và biện pháp tư pháp được quy định áp
dụng đối với cá nhân hoặc pháp nhân thương mại khi thực hiện tội phạm vi
phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm trái với quy định

13


của pháp luật hình sự. Loại hình phạt và mức độ hình phạt được quy định
đối với từng trường hợp phạm tội cụ thể bảo đảm tính cơng bằng trên cơ sở
phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt. Trên cơ sở tính chất,

mức độ của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
trái với quy định của pháp luật hình sự BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) quy định hệ thống hình phạt chính, hình phạt bổ sung đối với cá
nhân, pháp nhân thương mại phạm tội. Theo đó, đối với cá nhân phạm tội
điều luật quy định hình phạt chính là phạt tiền và hình phạt tù từ 1 năm
(khoản 1) đến 15 năm (khoản 3). Ngồi ra, người phạm tội cịn có thể bị áp
dụng hình phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
những công việc nhất định tư 1 đến 5 năm là hình phạt bổ sung. Đối với
pháp nhân thương mại quy định các hình phạt tiền, đình chỉ hoạt động có
thời hạn hoặc vĩnh viễn là hình phạt chính và hình phạt bổ sung là phạt tiền
hoặc cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc
cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Từ những phân tích nêu trên có thể đưa ra khái niệm tội vi phạm quy định
về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm như sau: Tội vi phạm quy định về bảo vệ
động vật nguy cấp, quý, hiếm trái với quy định của pháp luật hình sự là hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng
lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý
xâm trật tự quản lý môi trường đối với việc bảo vệ động vật thuộc danh mục loài
nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trái với quy định của pháp luật hình sự
và bị áp dụng chế tài hình sự theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Sự cần thiết quy định tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật
nguy cấp, quý, hiếm trong luật hình sự Việt Nam
Việc quy định tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý,
hiếm trong luật hình sự Việt Nam là cần thiết, bởi:

14


1.1.2.1. Yêu cầu của xu thế thời đại đối với việc bảo vệ môi trường, bảo
vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

Những thập kỷ gần đây, nhất là khi bước sang thiên niên kỷ XXI vấn
đề bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo
vệ trở thành một trong những vấn đề của thời đại được các quốc gia và cộng
đồng quốc tế đặc biệt chú trọng. Đã có nhiều giải pháp mang tính tổng thể ở
phạm vi quốc tế đã được đưa ra, như: năm 1992 Liên hợp quốc đã thông qua
“Công ước về bảo vệ môi trường", "Tuyên ngôn của trái đất" và "Môi trường
trong thế kỷ XXI". Cùng với xu thế chung của nhân loại, Việt Nam ngày càng
coi trọng hơn sự nghiệp bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật thuộc danh mục
loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và đang thực hiện nhiều giải
pháp khác nhau, vừa mang tính chiến lược vừa mang tính cụ thể để bảo vệ
môi trường, bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được
ưu tiên bảo vệ có hiệu quả hơn.
Nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển mạnh mẽ và đầy triển vọng
trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhưng đi kèm với
những thành tựu đó lại phát sinh một vấn nạn rất đáng báo động có thể ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển ổn định bền vững của đời sống kinh tế - xã hội
nước ta, đó là nạn ơ nhiễm mơi trường nạn săn bắn động vật thuộc danh mục
loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Vấn đề bảo vệ mơi trường, bảo
vệ động vật thuộc danh mục lồi nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được
Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đó ý thức ý nghĩa,
tầm quan trọng đặc biệt của việc bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật thuộc
danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Hiến pháp năm 2013:
“Mọi người có quyền được sống trong mơi trường trong lành và có nghĩa vụ
bảo vệ môi trường.” (Điều 43) và Điều 63 Hiến pháp quy định:

15


1. Nhà nước có chính sách bảo vệ mơi trường; quản lý, sử

dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn
thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phịng, chống thiên tai, ứng
phó với biến đổi khí hậu.
2. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường,
phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài
nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý
nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại [24].
Trên cơ sở Hiến pháp, Nhà nước ta đó ban hành nhiều loại văn bản quy
phạm pháp luật khác nhau trong việc quản lý để ngăn chặn, phòng chống, xử
lý triệt để các hành vi xâm hại đến môi trường, xâm hại đến sự an tồn, duy
trì, phát triển động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên
bảo vệ. Trong số các biện pháp pháp lý được sử dụng để bảo vệ môi trường,
bảo vệ động vật nguy cấp, q, hiếm có biện pháp pháp lý hình sự.
Trong thời đại ngày nay, do sự phát triển kinh tế nên sự tác động tiêu
cực của nó đến chất lượng của môi trường, ở nước ta cũng như ở các nước
trên thế giới đó và đang đặt ra vấn đề về khả năng và giới hạn của việc bảo vệ
mơi trường bằng các biện pháp pháp lý hình sự. Vì vậy, luật hình sự xuất phát
từ yêu cầu này cần phải hình hóa hành vi phạm quy định về bảo vệ động vật
nguy cấp, quý, hiếm là tội phạm và quy định hình phạt nghiêm khắc đối với
cá nhân, pháp nhân phạm tội.
Xét về quan hệ đối ngoại, pháp luật hình sự nước ta là phương tiện để
thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật quý hiếm được
quy định trong các công ước và văn bản quốc tế khác mà Việt Nam tham gia.
Các cơng ước quốc tế đó buộc các quốc gia ký kết, trong đó có nước ta, quy
định và áp dụng các biện pháp trách nhiệm hình sự đối với các hành vi nguy

16



hiểm cho xã hội xâm phạm môi trường, xâm hại động vật q, hiếm. Có một
số cơng ước và văn bản quốc tế quy định trách nhiệm hình sự đối với các
hành vi xâm phạm môi trường, xâm hại động vật quý hiếm nhất định. Theo
các công ước và các văn bản quốc tế đó trong các Bộ luật Hình sự nước ta
trước đây (BLHS năm 1985, BLHS năm 1999) và BLHS năm 2015 đã hình
sự hóa nhiều hành vi xâm hại môi trường, xâm hại động vật quý hiếm quy
định trong các cơng ước quốc tế. Có thể khẳng định rằng trong quá trình phát
triển, sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi, bảo vệ môi trường, bảo vệ
động vật quý hiếm số lượng các quy phạm quy định các tội phạm về môi
trường ngày càng tăng lên. Do vậy, sự phát triển mang tính nguyên tắc được
thể hiện trong việc soạn thảo và áp dụng các cơng ước và bộ luật mang tính
khu vực lẫn mang tính quốc tế đó trở thành mơ hình cho việc xây dựng pháp
luật quốc gia về bảo vệ môi trường.
1.1.2.2. u cầu của chính sách pháp luật hình sự trong việc bảo vệ
môi trường, bảo vệ động vật nguy cấp, q, hiếm
Chính sách pháp luật hình sự của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay
hướng tới việc bảo vệ cho sự phát triển bền vững kinh tế, xã hội, phát triển
kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật quý hiếm; nghiêm
cấm, trừng trị nghiêm khắc đối với các hành vi xâm hại môi trường, xâm hại
động vật quý hiếm.
Việc bảo vệ môi trường, động vật nguy cấp, quý, hiếm bằng các biện
pháp pháp lý hình sự chính là việc tội phạm hố các hành vi nguy hiểm cho
xã hội xâm phạm môi trường, động vật quý hiếm. Phạm vi của việc bảo vệ
động vật nguy cấp, quý, hiếm bằng các biện pháp pháp lý hình sự và hiệu quả
của việc bảo vệ đó ở một mức độ rất lớn tuỳ thuộc vào việc tội phạm hoá các
hành vi nguy hiểm xâm phạm lĩnh vực nói trên. Do vậy, cần phải xem xét một
cách kỹ lưỡng, đầy đủ các nhân tố quyết định mức độ, tính chất và các

17



phương thức của việc tội phạm hoá các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm
phạm môi trường.
Sự cần thiết khách quan của việc tội phạm hoá các hành vi nguy hiểm,
cho xã hội xâm phạm môi trường, trước hết, được quyết định bởi tính nguy
hiểm ngày càng cao của các hành vi xâm hại động vật nguy cấp, quý, hiếm và
sự thay đổi trong tính chất của tính nguy hiểm của các hành vi xâm hại đó.
Trong điều kiện phát triển kinh tế, xã hội loài người phải đối đầu với sự cạn
kiệt các nguồn tài nguyên ngày càng tăng lên nhanh chóng, với sự ơ nhiễm
khơng khí, nước và đất rất có hại cho sức khoẻ và đời sống của con người, với
sự tuyệt chủng của nhiều loại động vật và thực vật. Trong những điều kiện
như vậy, thiệt hại gây ra cho môi trường, động vật thuộc danh mục lồi nguy
cấp, q, hiếm có những thuộc tính (tính chất) mới thể hiện ở ch : thiệt hại đó
mang nhiều khía cạnh hơn, tức là làm thương tổn đến những yếu tố khác nhau
của môi trường và làm rối loạn các chức năng khác nhau của môi trường
trong đời sống xó hội, thiệt hại đó khơng thể phục hồi được bằng các lực
lượng thiên nhiên hoặc bằng hoạt động của con người và cuối cùng thiệt hại
đó có thể đe doạ các giá trị xã hội quan trọng nhất, cả chính sự phồn vinh và
sự tồn tại của thế hệ hôm nay và của các thế hệ trong tương lai. Nếu như đối
với thiên nhiên chỉ có quan hệ mang tính chất tiêu thụ, hám lợi mà khơng có
tính chất bảo vệ, thì trong điều kiện hiện nay cái đó có nghĩa là hoạt động phá
hoại xã hội, là tội phạm chống đối tính mạng và sức khoẻ của các thế hệ hôm
nay và các thế hệ trong tương lai. Xuất phát từ nhận thức như vậy, các nhà
làm luật nước ta đó sử dụng các biện pháp hình sự để đấu tranh với các hành
vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm môi trường, động vật quý hiếm. Đương
nhiên, cần phải khẳng định rằng để xảy ra cuộc khủng hoảng sinh thái l i
không phải là do cách mạng khoa học và công nghệ mà là do các mâu thuẫn
xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển xó hội chưa được giải quyết một
cách thoả đáng, hợp lý.


18


×