Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Phát triển ý chí cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.86 KB, 9 trang )

HNUE JOURNAL OF SCIENCE
Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 12, pp. 40-48
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0181

PHÁT TRIỂN Ý CHÍ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI

Đinh Đức Hợi
Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
Tóm tắt. Bài báo đề cập đến thực trạng phẩm chất ý chí của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường
Vinschool Royal City – Hà Nội trong trò chơi học tập. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đa số
giáo viên đã hiểu được tầm quan trọng của trò chơi học tập đối với sự phát triển ý chí cho
trẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng trò chơi học tập còn chưa được phổ biến ở các hoạt động và
nguồn trò chơi học tập chủ yếu dựa vào khung chương trình IPC; biểu hiện ý chí của trẻ mẫu
giáo là khơng đồng đều và được thể hiện ở cả 3 mức độ: Cao, trung bình và thấp. Trong đó số
trẻ có biểu hiện ý chí đạt mức độ trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất. Thông qua các bài tập được
thiết kế: Mức độ biểu hiện ý chí của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được nâng cao với những tác
động sư phạm phù hợp. Những tác động được xây dựng dựa trên quan điểm phát triển ý chí
cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo cần kết hợp cả ba mặt tác động đó là: phát triển tính mục đích
của hành động, xác lập mối quan hệ giữa mục đích hành động, động cơ và tăng vai trị điều
chỉnh ngơn ngữ trong việc thực hiện các hành động.
Từ khóa: Ý chí; mẫu giáo; mầm non; trị chơi học tập.

1.

Mở đầu

Ý chí là là một phẩm chất của nhân cách, là mặt năng động của ý thức, thể hiện ở năng lực
thực hiện những hành động có mục đích, địi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn. Các
phẩm chất ý chí của nhân cách được thể hiện trong hành động ý chí. Việc hình thành nhân cách


nói chung và ý chí nói riêng được diễn ra ngay từ những giai đoạn đầu tiên của cuộc đời, thông
qua những con đường khác nhau [1]. Trong đó giáo dục là một trong những con đường quan
trọng tác động đến việc hình thành các phẩm chất của ý chí cho trẻ.
P.A.Rudich cho rằng: hành vi ý chí là hành vi mà trong đó con người có ý thức cố gắng đạt
những mục đích. Vì vậy, muốn giáo dục ý chí cho trẻ phải giúp trẻ xác định đúng mục đích và
điều khiển hành động đạt mục đích [2].
Theo X.L. Rubinstein khi nghiên cứu về hành vi ý chí. Ơng cho rằng hành vi ý chí đầu tiên
đó là những hành động có mục đích, có trí tuệ và nhờ nó mà giải quyết được nhiệm vụ đã đề ra.
Vì vậy, cần có sự giáo dục những hành vi đúng đắn cho trẻ ngay từ khi cịn bé và phải có sự lâu
dài, bền bỉ theo từng giai đoạn phát triển lứa tuổi [3].
K. Binlepra thì xem ý chí như một năng lực tinh thần của con người, nó được sinh ra ở đứa
trẻ và sự phát triển của nó cịn phụ thuộc vào hồn cảnh sống của mỗi con người. Vì vậy theo
ơng để ý chí của đứa trẻ phát triển tốt cần phải có mơi trường sống và giáo dục tốt [4].

Ngày nhận bài: 19/4/2018. Ngày sửa bài: 19/7/2018. Ngày nhận đăng: 20/11/2018.
Tác giả liên hệ: Đinh Đức Hợi. Địa chỉ e-mail:

40


Phát triển ý chí cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Trong tác phẩm Những trị chơi có luật trong trường mẫu giáo các nhà giáo dục học Xô
Viết A.L.Xorokina và E.G.Baturina đã cho rằng: “trò chơi học tập thực hiện chức năng của hoạt
động thực hành, nó tạo điều kiện cần thiết để ứng dụng và kết hợp các kiến thức thúc đẩy hoạt
động trí tuệ và rèn luyện ở trẻ tính kiên trì, độc lập tn thủ theo luật qui định của trị chơi. Theo
quan điểm này thì nhà giáo dục cần phải tạo điều kiện cho trẻ có được cơ hội thực hiện nhiều trò
chơi học tập phát triển các năng lực hoạt động trí tuệ và biểu hiện của ý chí” [5].
Ở Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu về trị chơi học tập nhưng ít có cơng trình
nghiên cứu về ý chí của trẻ thơng qua trị chơi học tập nhất là trẻ 5-6 tuổi. Thực tế ở các trường

Mầm non giáo viên chưa chú ý nhiều đến những biểu hiện ý chí của trẻ nói chung và biểu hiện ý
chí thơng qua trị chơi học tập nói riêng [6]. Vì thế, việc phát triển ý chí của trẻ 5-6 tuổi thơng
qua trị chơi học tập có ý nghĩa cả về mặt lí luận và thực tiễn đối với trường mầm non hiện nay.

2.

Nội dung nghiên cứu

2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: 50 trẻ lớp Alvin4 và Alvin 5 (5-6 tuổi) và 14 giáo viên trường mầm
non Vinschool Royal City, R5 – Hà Nội.
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai các nội dung nêu trên, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu
như: Phương pháp đàm thoại, phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương
pháp lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp thực nghiệm, phương pháp xử lí số liệu bằng tốn học
thống kê (tính phần trăm, tính trung bình, tính thứ bậc).

2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Nhận thức của giáo viên mầm non (GVMN) về tầm quan trọng của trò chơi học tập
(TCHT) với việc phát triển ý chí của trẻ mẫu giáo (MG) 5-6 tuổi
Khảo sát trên 14 giáo viên đang dạy tại các lớp mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường Mầm non
Vinschool Royal City về tầm quan trọng của TCHT với việc phát triển ý chí của trẻ MG 5-6
tuổi và thu được kết quả:
Bảng 1. Nhận thức của GVMN về tầm quan trọng của TCHT
với việc phát triển ý chí của trẻ MG 5-6 tuổi
Mức độ

Số lượng (SL)


Tỉ lệ (%)

Khơng quan trọng

0

0

Ít quan trọng

0

0

Quan trọng

6

42.8

Rất quan trọng

8

57.2

Tổng cộng

14


100

Kết quả Bảng 1 cho thấy: đa số GV đều nhận thức TCHT nhằm phát triển ý chí của trẻ MG
5-6 tuổi có tầm quan trọng đối với sự phát triển ý chí cảu trẻ. Có 8 giáo viên tương đương với
57.2% cho rằng rất quan trọng và có 6 giáo viên tương đương với 42.8% cho rằng là quan trọng
đối với sự phát triển của trẻ.
41


Đinh Đức Hợi

2.2.2. Nguồn trò chơi học tập được sử dụng nhằm phát triển ý chí cho trẻ 5-6 tuổi ở Trường
mầm non Royal City
Thực trạng về nguồn TCHT mà GVMN sử dụng nhằm phát triển ý chí cho trẻ MG 5-6 tuổi
ở Trường Mầm non Royal City.
Chúng tôi tiến hành khảo sát 14 giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi về nguồn TCHT mà
giáo viên sử dụng tại trường mầm non Vinschool Royal City – R5 và thu được kết quả như sau:
Bảng 2. Thực trạng về nguồn TCHT nhằm phát triển ý chí
mà GVMN đã sử dụng
Mức độ sử dụng

STT

Nguồn trò chơi học tập

Chưa
bao giờ

Thỉnh
thoảng


Thường
Xuyên

SL

%

SL

%

SL

%

1

Tài liệu các trò chơi của Vụ GDMN
(Tuyển tập các trò chơi, trò chơi trong các
bài soạn gợi ý)

0

0

0

0


0

0

2

Sưu tầm từ các tài liệu khác

0

0

0

0

0

0

3

Tự thiết kế theo sự sáng tạo của bản thân

0

0

0


0

0

0

4

Theo tài liệu chương trình IPC

0

0

3

21.4

11

78.6

Kết quả Bảng 2 cho thấy: GV đã sử dụng TCHT nhằm phát triển ý chí cho trẻ MG 5-6 tuổi
từ các nguồn tài liệu duy nhất là theo chương trình IPC.
Để tìm hiểu lí do của những kết quả trên, chúng tôi đã phỏng vấn GV với câu hỏi: “Theo
Cơ, Vì sao GV chỉ sử dụng TCHT nhằm phát triển ý chí cho trẻ MG 5-6 tuổi lấy nguồn từ tài
liệu chương trình IPC?”. Nhiều GV đã cho biết: Các trò chơi trong các mơn học đều được quy
định trong chương trình IPC, và GV dựa vào chương trình khung đó để tổ chức trị chơi cho trẻ.
2.2.3. Thực trạng ý chí của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Vinschool Royal City
trước thực nghiệm


Biểu đồ 1. Kết quả nghiên cứu thực trạng mức độ biểu hiện ý chí của trẻ 5-6 tuổi
42


Phát triển ý chí cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Căn cứ vào đặc điểm ý chí của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, chúng tôi xây dựng các biểu hiện và
thang điểm nhằm đánh giá mức độ ý chí của trẻ trong trị chơi học tập.
Thơng qua khảo sát thực tế, kết hợp với phương pháp nghiên cứu tâm lí và đánh giá trên 6
biểu hiện trong 6 trò chơi học tập của 6 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non Vinschool,
kết quả mức độ biểu hiện ý chí của trẻ được thể hiện qua Biểu đồ 1.
Biểu đồ 1 cho thấy: mức độ biểu hiện ý chí của trẻ được thể hiện ở cả 3 mức độ cao, trung bình
(TB) và thấp. Số trẻ có biểu hiện ý chí đạt mức độ cao là 17 trẻ chiếm 34% tổng số trẻ. Số trẻ có
biểu hiện ý chí đạt mức độ trung bình là 25 trẻ chiếm 50%. Số trẻ có biểu hiện ý chí đạt mức độ thấp
là 8 trẻ chiếm 16%.
Như vậy có thể thấy, ở trẻ đã hình thành các phẩm chất ý chí, tuy nhiên thì mức độ biểu
hiện của nó chưa đồng đều giữa các trẻ. Đa số trẻ đã xác định được mục đích khi chơi. Khi thực
hiện nhiệm vụ chơi, đa số trẻ là kiên trì nhưng và đã biết vượt qua khó khăn. Khi thực hiện
nhiệm vụ chơi, đa số trẻ chủ động, thực hiện nhiệm vụ mà không cần ai giúp đỡ. Trẻ khá quyết
đoán trong khi thực hiện hành động chơi, tuy nhiên vẫn có trẻ cần nhờ người khác giúp đỡ. Đa
số trẻ bình tĩnh, tự tin, bạo dạn, nhanh nhẹn trong trò chơi. Việc kiềm chế cảm xúc của trẻ khá
tốt, tuy nhiên có trẻ có biểu hiện kiềm chế nhưng không bền, dễ xúc động và nông nổi như bạn
Trung An. Để thấy rõ điều này, đi vào phân tích mức độ biểu hiện ý chí của trẻ qua các biểu
hiện và các loại trò chơi học tập sẽ làm sáng tỏ vấn đề.
2.2.4. Thiết kế và thực nghiệm trò chơi học tập nhằm phát triển ý chí cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
- Mục đích thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm định tính khả thi và
tính hiệu quả của TCHT nhằm phát triển ý chí cho trẻ MG 5-6 tuổi đã được thiết kế qua đó kiểm
nghiệm tính đúng đắn của giả thiết khoa học đã đề ra.
- Nội dung thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm các TCHT nhằm phát triển ý chí cho trẻ

MG 5-6 tuổi đã được thiết kế gồm các nhóm trị chơi: Nhóm 1: Trị chơi học tập trong lĩnh vực
làm quen với tốn; Nhóm 2: Trị chơi học tập trong lĩnh vực làm quen với chữ viết
- Mẫu thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 50 trẻ đã khảo sát mức độ phát
triển trước đó. Đó là 25 bé lớp Alvin 4 và 25 bé lớp Alvin5 trường Mầm non Vinschool Royal
City – R5.
2.2.4.1. Kết quả chung về mức độ biểu hiện phẩm chất ý chí của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
30
25
20
15
Số lượng

10
5
0
Thấp

Trung
bình

Cao

Biểu đồ 2. Kết quả nghiên cứu thực trạng mức độ biểu hiện ý chí của trẻ 5-6 tuổi
43


Đinh Đức Hợi

Qua tiến hành thực nghiệm 4 trò chơi, chúng tôi thu được kết quả Biểu đồ 2.
Biểu đồ 2 cho thấy: mức độ biểu hiện ý chí của trẻ được thể hiện đã có sự thay đổi. Số trẻ

có biểu hiện ý chí đạt mức độ cao là 27 trẻ chiếm 54% tổng số trẻ. Số trẻ có biểu hiện ý chí đạt
mức độ trung bình là 30 trẻ chiếm 40%. Số trẻ đạt mức độ trung bình là 3 trẻ tương đương 6%.
Như vậy có thể thấy, mức độ phát triển ý chí của trẻ qua các trò chơi học tập được thiết kế
tăng so với ban đầu. Đa số trẻ đã xác định được mục đích khi chơi. Khi thực hiện nhiệm vụ chơi,
đa số trẻ là kiên trì nhưng và đã biết vượt qua khó khăn. Khi thực hiện nhiệm vụ chơi, trẻ đã
chủ động, thực hiện nhiệm vụ mà không cần ai giúp đỡ. Trẻ khá quyết đoán trong khi thực hiện
hành động chơi, tuy nhiên vẫn có trẻ cần nhờ người khác giúp đỡ. Đa số trẻ bình tĩnh, tự tin,
bạo dạn, nhanh nhẹn trong trị chơi.
Thơng qua khảo sát thực tế kết hợp với phương pháp nghiên cứu tâm lí và đánh giá trên 6
biểu hiện trong 4 trò chơi học tập đã thiết kế và thực nghiệm của 50 trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm
non Vinschool Royal City, kết quả mức độ biểu hiện ý chí theo các biểu hiện của trẻ được thể
hiện qua Bảng 3:
Bảng 3. Kết quả mức độ biểu hiện ý chí của trẻ 5 – 6 tuổi
qua các biểu hiện trong trò chơi học tập
Nội dung

Số
trẻ

Mức độ
Cao

TB

Thấp

SL

%


SL

%

SL

%

25

50

23

46

2

4

- Biết vượt qua mọi khó khăn để hồn thành
50
nhiệm vụ chơi, đạt được kết quả chơi.

26

52

21


46

3

6

- Độc lập không phụ thuộc vào người khác
50
trong khi chơi.

23

46

24

48

3

6

- Biết đưa ra quy ết định kịp thời trong khi
50
giải quyết nhiệm vụ chơi để đạt kết quả chơi.

27

54


20

40

3

6

- Mạnh dạn, tự tin hoàn thành nhiệm vụ, đạt
50
được kết quả chơi

30

60

18

36

2

4

- Biết tự kiềm chế xúc cảm của bản thân
trong quá trình chơi để đạt được kết quả 50
chơi.

29


58

18

36

3

6

- Trẻ xác định được mục đích của trị chơi,
kết quả của việc chơi.
50

Kết quả Bảng 3 cho thấy: Biểu hiện thứ nhất, có 25 trẻ xác định mục đích tốt đạt mức độ
cao, có 2 trẻ cịn khơng xác định được mục đích, ở mức độ thấp và có 23 trẻ ở mức độ trung
bình.
Ở biểu hiện thứ 2, khi thực hiện nhiệm vụ chơi, trẻ có biểu hiện vượt khó và kiên trì. Có 26
trẻ đạt mức độ cao, kiên trì, biết vượt qua khó khăn tốt, 21 trẻ đạt mức độ trung bình kiên trì
nhưng chưa biết vượt qua khó khăn và có 3 trẻ đạt mức độ thấp khơng kiên trì.
Mức độ biểu hiện tính độc lập của bản thân trẻ trong khi thực hiện nhiệm vụ chơi đạt mức
độ cao là 23 trẻ độc lập tự thực hiện nhiệm vụ chơi khơng nhờ người khác giúp đỡ, 24 trẻ có
tính độc lập nhưng vẫn còn chờ đợi sự giúp đỡ của người và có 3 trẻ đạt mức độ trung bình.
44


Phát triển ý chí cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Ở biểu hiện thứ 4, số trẻ có tính quyết đốn cao tự mình quyết định trong hành động chơi là
27 trẻ, có 20 trẻ có biểu hiện tính quyết đốn nhưng vẫn cịn phụ thuộc vào người khác và có 3

trẻ không tự quyết định được.
Ở biểu hiện thứ 5, tính dũng cảm hay sự mạnh dạn, tự tin khi thực hiện hành động chơi.
Đây vẫn là biểu hiện có mức độ cao hơn trong số các biểu hiện. Ở mức độ cao có 30 trẻ đạt
được, có 18 trẻ đạt ở mức độ trung bình, trẻ có biểu hiện của sự bình tĩnh nhưng khơng mạnh
dạn, tự tin. Có 2 trẻ khơng bình tĩnh, cịn e dè, nhút nhát.
Biểu hiện cuối cùng là tính kiềm chế cảm xúc của trẻ khi thực hiện nhiệm vụ chơi. Ở biểu
hiện này, có 29 trên tổng số 20 trẻ đạt ở mức độ cao, trẻ kiềm chế cảm xúc tốt. Có 19 trẻ đạt
mức trung bình, có biểu hiện của sự kiềm chế cảm cúc nhưng khơng bền và 3 trẻ cịn đạt mức
độ thấp
2.2.4.2. Mức độ biểu hiện ý chí của trẻ 5-6 tuổi qua các loại trò chơi học tập
* Trị chơi học tập làm quen với tốn:
Thơng qua việc thử nghiệm 2 trị chơi mà chúng tơi đã thiết kế. Dựa vào biểu hiện và thang
điểm đánh giá mức độ biểu hiện ý chí của trẻ trong trị chơi, thu được kết quả như sau:
Bảng 4. Kết quả mức độ biểu hiện ý chí của trẻ 5 – 6 tuổi
qua các biểu hiện trong trò chơi học tập làm quen với tốn
Nội dung

Số
trẻ

Mức độ
Cao

TB

Thấp

SL

%


SL

%

SL

%

24

48

24

48

2

4

- Biết vượt qua mọi khó khăn để hoàn
thành nhiệm vụ chơi, đạt được kết quả 50
chơi.

24

48

23


46

3

6

- Độc lập không phụ thuộc vào người
khác trong khi chơi.

50

20

40

27

54

3

6

- Biết đưa ra quy ết định kịp thời trong
khi giải quyết nhiệm vụ chơi để đạt kết 50
quả chơi.

26


52

21

42

3

6

- Mạnh dạn, tự tin hoàn thành nhiệm vụ,
50
đạt được kết quả chơi

28

56

20

40

2

4

- Biết tự kiềm chế xúc cảm của bản thân
trong quá trình chơi để đạt được kết quả 50
chơi.


27

54

20

40

3

6

- Trẻ xác định được mục đích của trị
chơi, kết quả của việc chơi.
50

Kết quả Bảng 4 cho thấy: Biểu hiện ý chí của trẻ thơng qua trị chơi làm quen với toán đã
xuất hiện tuy nhiên chưa đồng đều. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào từng biểu hiện
để theo dõi mức độ biểu hiện ý chí của trẻ.
Xét theo từng biểu hiện:
Biểu hiện thứ nhất, có 24 trẻ xác định mục đích tốt, có 2 trẻ cịn khơng xác định được mục
đích, ở mức độ thấp và có 24 trẻ ở mức độ trung bình, trẻ xác định được mục đích nhưng khơng
rõ ràng
45


Đinh Đức Hợi

Ở biểu hiện thứ 2, biểu hiện kiên trì vượt khó đạt kết quả chơi. Khi thực hiện nhiệm vụ chơi,
trẻ có biểu hiện vượt khó và kiên trì. Có 24 trẻ đạt mức độ cao, kiên trì, biết vượt qua khó khăn tốt,

23 trẻ đạt mức độ trung bình kiên trì nhưng chưa biết vượt qua khó khăn và 3 trẻ đạt mức độ thấp
khơng kiên trì.
Ở biểu hiện thứ 3, mức độ cao có 20 trẻ độc lập tự thực hiện nhiệm vụ chơi không nhờ
người khác giúp đỡ, 27 trẻ có tính độc lập nhưng vẫn cịn chờ đợi sự giúp đỡ của người, có 3 trẻ
đạt mức độ thấp.
Biểu hiện tiếp theo là biểu hiện đưa ra quyết định kịp thời trong trò chơi. Số trẻ có tính
quyết đốn cao tự mình quyết định trong hành động chơi là 26 trẻ, có 21 trẻ có biểu hiện tính
quyết đốn nhưng vẫn cịn phụ thuộc vào người khác và số còn lại là 3 trẻ không tự quyết định,
luôn trông chờ người khác giúp đỡ.
Biểu hiện thứ 5 là tính dũng cảm hay sự mạnh dạn, tự tin khi thực hiện hành động chơi.
Đây là biểu hiện có mức độ cao hơn trong số các biểu hiện. Ở mức độ cao có 28 trẻ đạt được, có
20 trẻ đạt ở mức độ trung bình, trẻ có biểu hiện của sự bình tĩnh nhưng khơng mạnh dạn, tự tin.
Cịn 2 trẻ khơng bình tĩnh, vẫn e dè, nhút nhát.
Biểu hiện cuối cùng là tính kiềm chế cảm xúc của trẻ khi thực hiện nhiệm vụ chơi. Ở biểu
hiện này, có 27 trẻ đạt ở mức độ cao, trẻ kiềm chế cảm xúc tốt. Có 20 trẻ đạt mức trung bình, có
biểu hiện của sự kiềm chế cảm cúc nhưng không bền và 3 trẻ đạt mức độ thấp.
* Trò chơi học tập làm quen chữ viết:
Trò chơi học tập làm quen chữ viết: là trò chơi nhằm củng cố, ôn luyện lại cho trẻ nhận biết
về chữ cái đã học thơng qua trị chơi. Cho trẻ làm quen với chữ cái là rất khó, đây là giai đoạn
đầu tiên để giúp trẻ học chữ ở lớp 1, bên cạnh nhận biết, củng cố, ôn tập chữ cái địi hỏi trẻ phải
có ý chí cao để giải quyết nhiệm vụ chơi.
Bảng 5. Mức độ biểu hiện ý chí của trẻ qua các biểu hiện
trong trị chơi học tập làm quen chữ viết
Mức độ
Nội dung

Số trẻ

Cao
SL


TB
%

SL

Thấp
%

SL

%

50

26

52

22

44

2

4

- Biết vượt qua mọi khó khăn để hồn
thành nhiệm vụ chơi, đạt được kết quả
chơi.


50

24

48

23

46

3

6

- Độc lập không phụ thuộc vào người
khác trong khi chơi.

50

26

52

21

42

3


6

- Biết đưa ra quy ết định kịp thời trong
khi giải quyết nhiệm vụ chơi để đạt kết
quả chơi.

50

28

56

19

38

3

6

- Mạnh dạn, tự tin hoàn thành nhiệm vụ,
đạt được kết quả chơi

50

32

64

16


32

2

4

- Biết tự kiềm chế xúc cảm của bản thân
trong quá trình chơi để đạt được kết quả
chơi.

50

31

62

16

32

3

6

- Trẻ xác định được mục đích của trị
chơi, kết quả của việc chơi.

46



Phát triển ý chí cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Thơng qua 2 trị chơi học tập mà chúng tơi thiết kế và thực nghiệm, dựa vào biểu hiện và
thang điểm đánh giá mức độ biểu hiện ý chí của trẻ trong trị chơi, chúng tơi thu được kết quả
như ở Bảng 5.
Kết quả Bảng 5 cho thấy: mức độ biểu hiện ý chí theo biểu hiện trong tổng số 3 trò chơi
học tập làm quen chữ viết thể hiện ở cả 3 mức độ cao, trung bình và thấp, cụ thể từng biểu hiện
như sau:
Thứ nhất, biểu hiện tính xác định mục đích hành động, được thể hiện ở cả 3 mức độ cao,
trung bình và thấp. Cụ thể: đạt mức độ cao là 52%, trẻ không xác định được mục đích, ở mức độ
thấp chiếm 4% trẻ khơng xác định được mục đích của trị chơi và 44% ở mức độ trung bình, trẻ
xác định được mục đích nhưng chưa rõ ràng.
Thứ hai, biểu hiện tính kiên trì vượt khó để hồn thành nhiệm vụ chơi, kết quả chơi ở biểu
hiện này, mức độ có sự thay đổi so với biểu hiện 1. Cụ thể: đạt mức độ cao có 48%, trẻ kiên trì,
biết cách vượt qua khó khăn tốt, 46% trẻ ở mức độ trung bình, trẻ trẻ kiên trì nhưng chưa biết
vượt qua khó khăn. Số cịn lại là 6 % trẻ đạt mức độ thấp.
Thứ ba, biểu hiện tính độc lập trong thực hiện hành động để hoàn thành nhiệm vụ chơi, kết
quả chơi. Biểu hiện này cũng đạt mức độ cao. Cụ thể: đạt mức độ cao có 52% trẻ độc lập, tự
mình thực hiện nhiệm vụ mà khơng nhờ ai khác giúp đỡ, có 42% trẻ ở mức độ trung bình, trẻ có
độc lập nhưng vẫn nhờ người khác giúp đỡ. Số còn lại là 6% trẻ đạt mức độ thấp.
Thứ tư, biểu hiện tính quyết đốn trong thực hiện hành động chơi. Mức độ ở biểu hiện này
giống biểu hiện thứ nhất. Cụ thể: đạt mức độ cao có 56% trẻ, trẻ độc lập, trẻ tự mình quyết định thực
hiện nhiệm vụ mà khơng nhờ ai khác giúp đỡ. Có 38% ở mức độ trung bình, trẻ có biểu hiện của sự
quyết đốn nhưng vẫn nhờ người khác giúp đỡ. Số còn lại là 6% trẻ đạt mức độ thấp.
Thứ năm, biểu hiện tính mạnh dạn, tự tin khi thực hiện hành động chơi. Cụ thể: đạt mức độ
cao có 64% trẻ mạnh dạn, tự tin và rất bình tĩnh. Ở mức độ trung bình chiếm 32% trẻ có biểu
hiện của sự bình tĩnh nhưng khơng tự tin, mạnh dạn. Chỉ có 4% trẻ đạt mức độ thấp.
Cuối cùng, biểu hiện tính kiềm chế cảm xúc trong thực hiện nhiệm vụ chơi. Cụ thể: đạt
mức độ cao 62% trẻ kiềm chế cảm xúc tốt. Ở mức độ trung bình chiếm 32% trẻ có sự biểu hiện

kiềm chế cảm xúc nhưng không bền. Số còn lại là 6% trẻ đạt mức độ thấp
Như vậy, kết quả biểu hiện ý chí của trẻ trong trị chơi làm quen chữ viết, nhận biết về chữ
cái của trẻ tương đối tốt, nhưng để thực hiện tốt trò chơi học tập về chữ cái trẻ phải có ý chí cao
trong q trình thực hiện nhiệm vụ. Thơng qua các trò chơi học tập được thiết kế, mức độ ý chí
của trẻ có phần tốt hơn nếu giáo viên đưa ra các trị chơi có sự hứng thú và quan tâm trẻ nhiều hơn.

3. Kết luận
Đa số giáo viên đã hiểu được tầm quan trọng của trò chơi học tập đối với sự phát triển ý chí
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Tuy nhiên, việc sử dụng trò chơi học tập còn chưa được phổ biến ở
các hoạt động và nguồn trò chơi học tập chủ yếu dựa vào khung chương trình IPC
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm phát hiện trên 50 trẻ 5-6 tuổi cho thấy: Phần lớn trẻ được nghiên
cứu có biểu hiện ý chí ở mức độ trung bình, mức độ cao cũng có nhưng ít hơn mức trung bình và vẫn có
vài trẻ ở mức độ thấp. Tuy nhiên sau thực nghiệm tác động sư phạm thì ý chí của trẻ 5-6 tuổi có sự
thay đổi rõ rệt. Mức độ biểu hiện ý chí của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được nâng cao với những tác
động sư phạm phù hợp. Những tác động được xây dựng dựa trên quan điểm phát triển ý chí cho
trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo cần kết hợp cả 3 mặt tác động đó là: phát triển tính mục đích của hành
động, xác lập mối quan hệ giữa mục đích hành động - động cơ và tăng vai trò điều chỉnh ngôn
ngữ trong việc thực hiện các hành động. Điều đó khẳng định giáo viên mầm non có vai trị rất
quan trọng trong việc hình thành các phẩm chất tâm lí cho trẻ mầm non.
47


Đinh Đức Hợi

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thanh Bách, 2018. Nghiên cứu ý chí của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trị chơi học tập,
Khóa luận tốt nghiệp, Thái Ngun.
[2] Nguyễn Thị Hà Lan, 2017. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ở bậc mầm non, số 4,
Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội.
[3] Lê Thị Thúy Hằng, 2017. Thực trạng sự vận hành của các thành tố mơ hình hỗ trợ trẻ khuyết tật

trong trường mầm non hịa nhập, số 4, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội.
[4] Bùi Thị Lâm, 2016. Các biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngơn ngữ cho trẻ mẫu giáo
khiếm thính 3-4 tuổi trong mỗi trường giáo dục hòa nhập, số 4, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư
phạm Hà Nội.
[5] Bùi Thị Thanh Đào, 2007. Một số biên pháp giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thơng
qua trị chơi học tập, Luận văn thạc sĩ Giáo dục Mầm non, Hà Nội.
[6] Hứa Thị Hạnh, 2004. Thiết kế và sử dụng trị chơi học tập nhằm phát triển trí tuệ của trẻ mẫu
giáo 4-5 tuổi, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Hà Nội.
[7] Lê Văn Hồng, 2001. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[8] Nguyễn Thị Minh Trang, 2010. Nghiên cứu ý chí của trẻ 5-6 tuổi thơng qua trị chơi học tập,
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục, Hà Nội
[9] Trần Thị Trọng, Phạm Thị Sửu, 1994. Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ, truyện mẫu giáo 5 – 6
tuổi. Nxb Giáo dục.
[10] Nguyễn Ánh Tuyết, 2008. Giáo trình Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non. Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
[11] Dinh Duc Hoi&Ha Thanh Hoai, 2017. Early-childhood education under-graduate student’s
awareness of the rights of the child, No 06, HNUE Journal of science.
[12] Nguyễn Trọng Khanh, 2016. Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng đổi mới giáo dục
phổ thông sau năm 2015, số 8, Tạp chí Khoa học Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội.
[13] Trần Thị Cẩm, 2004. Tâm lí trẻ và giáo dục trong gia đình. Nxb Phụ Nữ, Hà Nội.
[14] Dương Thị Diệu Hoa, 2012. Giáo trình tâm lí học phát triển. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
[15] Nguyễn Thị Hịa, 2003. Biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi trong trò
chơi học tập, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.
ABSTRACT
Development of wills for preschool children 5-6 years old

Dinh Duc Hoi
Department of Early Childhood Education, Thai Nguyen University of Education
This article is about the quality of will of preschool children aged 5-6 at Vinschool Royal
City - Hanoi in the learning game. Research results show that: Most teachers understand the

importance of learning games for the development of children's will. However, the use of learning
games is not yet widely available in the activities and learning resources primarily based on the
IPC framework; Showing the will of preschool children is uneven and is expressed in three levels:
high, medium and low. The number of children with the highest level of will is the highest.
Through designed exercises: The level of willing expression of preschool children aged 5-6 is
enhanced with appropriate pedagogical effects. Impacts are built on the development of the will of
the preschooler in need of combining all three aspects of the action: developing the purpose of
action, establishing the relationship between the purpose of action motivations, motivations and
role-playing language adjustments in the implementation of actions.
Keywords: Spirit; Kindergarten; Preschool; learning games.
48



×