Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

(Luận án tiến sĩ) dân ca nghi lễ của người thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.86 MB, 210 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HÀ THỊ ANH ĐÀO

DÂN CA NGHI LỄ CỦA NGƢỜI THÁI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HÀ THỊ ANH ĐÀO

DÂN CA NGHI LỄ CỦA NGƢỜI
THÁI

Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số:

62 22 01 25

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Chí Quế

Hà Nội – 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi dựa trên tƣ
liệu sẵn có và điền dã thực tế, chƣa từng đƣợc cơng bố trong các cơng trình
nghiên cứu của ai khác. Những kết quả đƣợc trình bày trong luận án là hồn tồn
khách quan, trung thực. Nếu có những thiếu sót là do năng lực hạn chế của tác
giả và tôi xin chịu trách nhiệm về việc công bố luận án này.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Hà Thị Anh Đào


KÍ HIỆU VIẾT TẮT

GS

: Giáo sƣ

PGS

: Phó giáo sƣ

TSKH

: Tiến sĩ khoa học

VHDG

: Văn học dân gian


tr

: Trang

ĐC

: Đám cƣới

MĐT

: Mo đám tang

PL

: Phụ lục

A

: Ảnh

NXB

: Nhà xuất bản

KHXH

: Khoa học xã hội

HN


: Hà Nội

ĐHQG

: Đại học Quốc gia


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án Tiến sĩ tác giả đã nhận đƣợc sự giúp đỡ
quý báu, có hiệu quả của nhiều cơ quan, tập thể và cá nhân.
Trƣớc hết tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hƣớng
dẫn đề tài GS. TS Lê Chí Quế, cùng các thầy giáo, cơ giáo Khoa Ngữ Văn
trƣờng ĐHKHXH &NV Hà Nội; trƣờng ĐHSP Hà Nội; Viện Văn Học; Viện
Nghiên cứu Văn hóa đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tác giả trong suốt
quá trình học tập, cũng nhƣ giúp đỡ tác giả các thủ tục cần thiết trong quá trình
viết và bảo vệ luận án.
Đặc biệt, tác giả xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Quan Sơn, Phòng GD
&ĐT huyện Quan Sơn, trƣờng THCS- Dân tộc nội trú huyện Quan Sơn, trƣờng
Đại học Hồng Đức, khoa Giáo dục Tiểu học trƣờng Đại học Hồng Đức những
nơi tác giả công tác đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tác giả yên tâm học
tập và hoàn thành luận án.
Trong thời gian đi thực tế luận án, tác giả đã nhận đƣợc sự giúp đỡ đầy
nhiệt huyết của những ngƣời có uy tín, những trí thức, những ơng mo, ơng
mối… là con em đồng bào Thái nơi tác giả đến nghiên cứu, điền dã, đã trao
đổi nhiệt tình, đồng thời cung cấp cho tác giả những thông tin, tƣ liệu quý để
tác giả hoàn thành luận án. Nhân dịp này tác giả xin trân trọng cảm ơn sự
giúp đỡ quý báu này.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những ngƣời thân
trong gia đình đã giúp đỡ, chia sẻ, nhiệt tình tham gia thực tế với tác giả ở các
vùng Thái. Tác giả xin tỏ lòng biết ơn!

Thanh Hóa, ngày 05 tháng 07 năm 2018
Tác giả luận án

Hà Thị Anh Đào



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 4
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 4
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 7
3. Nhiệm vụ của luận án ........................................................................................ 7
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và tƣ liệu sử dụng........................................... 8
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 11
6. Những đóng góp của luận án........................................................................... 12
7. Cấu trúc luận án............................................................................................... 13
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ..................................................... 14
1.1. Tổng quan về ngƣời Thái ở Việt Nam ...................................................... 14
1.1.1. Lịch sử tộc ngƣời, dân số, địa bàn cƣ trú ................................................. 14
1.1.2. Đời sống kinh tế ........................................................................................ 15
1.1.3. Đời sống văn hóa ...................................................................................... 17
1.1.4. Văn học dân gian....................................................................................... 21
1.2. Tổng quan về dân ca nghi lễ của ngƣời Thái........................................... 26
1.2.1. Khái quát về dân ca nghi lễ của ngƣời Thái ............................................. 26
1.2.2. Tình hình nghiên cứu................................................................................. 28
1.3. Cơ sở lý luận của luận án .......................................................................... 39
1.3.1. Lý thuyết nghiên cứu văn bản ................................................................... 39
1.3.2. Lý thuyết về diễn xƣớng và vấn đề mối quan hệ giữa văn bản- diễn xƣớng
và bối cảnh .......................................................................................................... 41

1.3.3. Lý thuyết về nghiên cứu bối cảnh diễn xƣớng folklore ............................. 43
1.3.4. Lý thuyết văn hóa tộc ngƣời ...................................................................... 49
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ...................................................................................... 51
CHƢƠNG II: DÂN CA NGHI LỄ ĐÁM CƢỚI – DIỄN TRÌNH DIỄN
XƢỚNG VÀ NỘI DUNG.................................................................................. 52
2.1. Các nghi thức trong đám cƣới của ngƣời Thái ....................................... 52
1


2.2. Diễn trình diễn xƣớng dân ca nghi lễ trong đám cƣới của ngƣời Thái ................ 52
2.2.1. Lễ dạm ngõ ................................................................................................ 53
2.2.2. Lễ hỏi ......................................................................................................... 54
2.2.3. Lễ xin cƣới ................................................................................................. 57
2.2.4. Lễ cƣới ....................................................................................................... 59
2.2.5. Lễ chả ........................................................................................................ 65
2.3. Nội dung cơ bản trong dân ca nghi lễ đám cƣới của ngƣời Thái .......... 71
2.3.1. Phản ánh phong tục lễ nghi cƣới xin của dân tộc Thái ............................ 71
2.3.2. Phản ánh quan niệm về tình u, hơn nhân .............................................. 72
2.3.3. Phản ánh nét đẹp trong tính cách, tâm hồn dân tộc Thái ......................... 76
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 82
CHƢƠNG 3: DÂN CA NGHI LỄ TANG MA – DIỄN TRÌNH DIỄN
XƢỚNG VÀ NỘI DUNG.................................................................................. 83
3.1. Các nghi thức trong đám tang của ngƣời Thái ....................................... 83
3.2. Diễn trình diễn xƣớng dân ca nghi lễ trong tang ma của ngƣời Thái ................ 87
3.2.1. Ngày thứ nhất ............................................................................................ 88
3.2.2. Ngày thứ hai ............................................................................................. 94
3.2.3. Ngày thứ ba ............................................................................................... 98
3.2.4. Sau ngày chôn cất ................................................................................... 100
3.3. Nội dung cơ bản trong dân ca tang lễ dân tộc Thái .............................. 102
3.3.1. Phản ánh thế giới quan của ngƣời Thái ................................................. 102

3.3.2. Phản ánh những nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của ngƣời Thái ....... 109
3.3.3. Phản ánh cuộc sống sinh hoạt của ngƣời Thái ...................................... 111
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .................................................................................... 116
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG DÂN
CA NGHI LỄ DÂN TỘC THÁI .................................................................... 117
4.1. Kết cấu dân ca nghi lễ dân tộc Thái ....................................................... 117
4.1.1. Đặc điểm ................................................................................................. 117
4.1.2. Hình thức kết cấu .................................................................................... 119
2


4.1.3. Một số biện pháp kết cấu cơ bản của dân ca nghi lễ. ............................. 123
4.2. Các phƣơng tiện, biện pháp nghệ thuật ................................................. 129
4.2.1. Lối so sánh tu từ ...................................................................................... 129
4.2.2. Ẩn dụ nghệ thuật ..................................................................................... 130
4.2.3. Nói quá (phóng đại) ................................................................................ 132
4.3 .Biểu tƣợng ................................................................................................. 134
4.3.1. Biểu tƣợng trong dân ca nghi lễ đám cƣới ............................................. 136
4.3.2. Biểu tƣợng trong dân ca nghi lễ tang ma ............................................... 142
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 .................................................................................... 150
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 151
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................... 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 155
PHỤ LỤC

3


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Bức tranh chung của văn hóa Việt Nam đƣợc tạo nên từ các mảnh
ghép văn hóa mn hình mn vẻ của 54 dân tộc anh em. Nền văn hóa Việt
Nam do đó là một nền văn hóa đa dân tộc vừa đa dạng vừa thống nhất. Xác
định tầm quan trọng về công tác văn hóa -văn nghệ hiện nay, ngày 27 tháng 7
năm 2011 Thủ tƣớng Chính Phủ phê duyệt đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa
các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020. Đề án này một lần nữa khẳng
định nhiệm vụ bảo tồn phát huy các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất
quan trọng và cấp thiết. Do đó, việc nghiên cứu văn hóa dân gian các dân
thiểu số là việc làm có ý nghĩa lớn, góp phần giữ gìn và phát huy vốn văn hóa
cổ, bản sắc tinh hoa văn hóa của đồng bào các dân tộc.
1.2. Trong bức tranh đa sắc màu của nền văn học dân gian Việt Nam,
dân ca các dân tộc thiểu số đƣợc ví nhƣ một mảng màu riêng, có sức lơi cuốn
đặc biệt. Đó là những bài hát, những khúc tâm tình mang bản sắc riêng của
từng dân tộc và có mối quan hệ gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt trong
cộng đồng. Dân ca Thái, đặc biệt là dân ca nghi lễ hiện diện trong hầu hết mọi
khoảnh khắc của cuộc sống thƣờng nhật. Từ niềm vui, nỗi buồn cho tới những
phút giây ngẫu hứng trong lao động sản xuất…dân ca đã thực sự trở thành món
ăn tinh thần khơng thể thiếu trong đời sống của đồng bào Thái. Chúng ta có
lƣợn (dân ca giao duyên), then (dân ca nghi lễ), quan lang (dân ca đám cƣới)
của ngƣời Tày; có Sli (dân ca giao duyên) của ngƣời Nùng; soong cô (dân ca
giao duyên) của ngƣời Sán Dìu…Chính sự phong phú về số lƣợng, đa dạng về
loại hình và độc đáo về hình thức diễn xƣớng mà dân ca các dân tộc thiểu số
nói chung và dân ca Thái nói riêng mà cụ thể là dân ca nghi lễ của đồng bào
Thái đã thực sự nắm giữ một vị trí vơ cùng quan trọng trong kho tàng dân ca
Việt Nam. Tác giả Cầm Biêu đã khẳng định rằng: “Dân ca đối với dân tộc Thái
4


là một thể tài văn học dân gian giàu có về số lƣợng, đa dạng về nội dung tâm

hồn, đẹp đẽ về ngôn ngữ. Dân ca tràn ngập mọi nẻo của cuộc sống. Nó sống
với con ngƣời từ khi mới lọt lịng đến khi bng tay nhắm mắt” [13, tr. 25].
1.3. Dân ca nghi lễ của ngƣời Thái từ lâu là chủ đề thu hút đƣợc sự quan
tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trong các ngành khoa học xã hội, đặc
biệt là văn học dân gian; nghiên cứu văn hóa và nhân học- dân tộc học. Sự
hấp dẫn của dân ca nghi lễ đối với các nhà nghiên cứu khơng chỉ nằm ở tính
nghệ thuật, văn học, nhân văn của nó mà bởi sự phong phú, đồ sộ về số lƣợng
ngôn ngữ, đa dạng về nội dung biểu đạt gắn với con ngƣời từ lúc lọt lòng đến
khi nhắm mắt xuôi tay nhƣ: lời hát trong lễ cầu tự; lời ca trong lễ mừng nhà
mới; lễ mừng cơm mới; lễ vía; lễ cƣới; lễ tang...Nhƣng cho đến nay, dân ca
nghi lễ của ngƣời Thái vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu chuyên sâu đúng với tiềm
năng và thực trạng vốn có của nó.
Với khn khổ của một luận án tiến sỹ, chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu
hai mảng dân ca nghi lễ hết sức quan trọng của đồng bào Thái, có hàm lƣợng
nội dung phong phú nhất, đó là dân ca nghi lễ đám cƣới và dân ca nghi lễ tang
ma bởi đây là cánh cửa khám phá nhân sinh quan, vũ trụ quan và tâm lý các
tộc ngƣời Việt Nam nói chung và ngƣời Thái nói riêng.
1.4. Ngƣời Thái ở Việt Nam cƣ trú nhiều ở các tỉnh nhƣ Điện Biên, Lai
Châu, Sơn La, Hịa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An... mỗi địa phƣơng ngƣời Thái
lại có những sắc màu văn hóa riêng, điều đó đã tạo nên tính đa dạng, phong
phú trong nguồn mạch văn hóa Thái nói chung. Việc sử dụng dân ca trong
nghi lễ đám cƣới và nghi lễ tang ma vừa thể hiện tính thống nhất trong đời
sống tinh thần tộc ngƣời, vừa biểu hiện nét khác biệt của ngƣời Thái so với
các dân tộc thiểu số khác. Nghiên cứu dân ca nghi lễ của ngƣời Thái, chúng
tơi nhằm góp phần chỉ ra những nét đặc thù và phổ quát của loại hình nghệ
thuật này.

5



1.5. Bản thân chúng tôi là một ngƣời con của dân tộc Thái, sinh ra lớn
lên và hiện đang công tác tại huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa – nơi có
nhiều đồng bào Thái sinh sống, nên có điều kiện tiếp cận thực tế, có vốn
hiểu biết nhất định về tiếng nói, đời sống, phong tục, tập qn, tín ngƣỡng
của đồng bào mình. Thực hiện việc nghiên cứu dân ca nghi lễ của ngƣời
Thái, chúng tơi hy vọng góp phần cơng sức nhỏ bé của mình vào việc bảo
tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái trong đời sống đƣơng đại.
1.6. Trong khoa nghiên cứu văn học dân gian hiện nay, đối với các tác
phẩm văn học dân tộc thiểu số, việc các nhà nghiên cứu có thể phân tích trên
văn bản ghi chép tiếng địa phƣơng, hay trực tiếp nghe hát - kể bằng tiếng dân
tộc vẫn cịn là một cơng việc khó khăn và chƣa phổ biến. Trong khi, có một
thực tế khơng thể chối cãi là chỉ có thể khám phá trọn vẹn cái hay, cái đẹp của
tác phẩm, đặc biệt về phƣơng diện ngôn ngữ nếu nhƣ chúng ta có đủ khả
năng, điều kiện làm việc trực tiếp với văn bản bằng tiếng dân tộc của những
chủ nhân sáng tạo ra nó. Để thực hiện việc nghiên cứu dân ca nghi lễ của
ngƣời Thái, chúng tôi đã gặp gỡ trực tiếp, trao đổi nhiều lần với nhóm tác giả
Hà Nam Ninh, Hà Cơng Mậu, Hà Văn Thƣơng, Hà Văn Đẳn, Phạm Bá Thƣợc
(tỉnh Thanh Hóa); tác giả Lƣơng Thị Đại, Tịng Văn Hân (tỉnh Điện Biên)...
Là những ngƣời con của đồng bào Thái nên họ rất am hiểu về văn hóa, phong
tục, tập quán, tín ngƣỡng của dân tộc mình. Các tác giả đều biết chữ Thái cổ,
có nhiều cơng trong việc sƣu tầm dân ca Thái, dịch thơ từ chữ Thái cổ ra lời
Việt. Năm 2015, tác giả Hà Nam Ninh, Lƣơng Thị Đại đã đƣợc Chủ Tịch
nƣớc phong tặng Nghệ nhân ƣu tú, ngƣời có uy tín trong đồng bào dân tộc
thiểu số vùng Tây Bắc.
Xuất phát từ những lý do trên, ngƣời viết lựa chọn đề tài luận án là: Dân ca
nghi lễ của người Thái với phạm vi nghiên cứu cụ thể là dân ca hôn lễ và dân ca
tang lễ. Với đề tài này, chúng tơi mong muốn góp thêm tiếng nói của mình vào
việc nghiên cứu sƣu tầm văn học dân gian mà cụ thể là dân ca nghi lễ đám cƣới
6



(dân ca hôn lễ) và dân ca nghi lễ tang ma (dân ca đám tang) của ngƣời Thái ở
Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là dân ca nghi lễ của ngƣời Thái ở
Việt Nam với mục đích nhƣ sau:
- Tập trung nghiên cứu các nội dung phản ánh, phƣơng thức phản ánh
của dân ca nghi lễ của ngƣời Thái trong đời sống văn hóa vật chất và văn hóa
tinh thần thơng qua việc phân tích, diễn giải các văn bản dân ca nghi lễ.
- So sánh ở mức độ nhất định diễn trình diễn xƣớng nghi lễ cƣới hỏi và
tang ma ở một số ngành Thái, so sánh dân ca nghi lễ của dân tộc Thái với dân
ca nghi lễ của một số dân tộc anh em khác để tìm ra sự tƣơng đồng và khác
biệt về diễn xƣớng nghi lễ và dân ca nghi lễ của ngƣời Thái.
3. Nhiệm vụ của luận án
- Luận án tiến hành tập hợp, hệ thống, đối chiếu tƣ liệu trên các văn bản
đã đƣợc công bố đồng thời điền dã, khảo sát thêm nhiều tƣ liệu mới, quan sát
thực tế bối cảnh diễn xƣớng dân ca nghi lễ của ngƣời Thái ở Việt Nam.
- Luận án tập trung nghiên cứu nội dung, nghệ thuật của dân ca nghi lễ
với tƣ cách là một thành tố quan trọng trong mối quan hệ giữa bối cảnh diễn
xƣớng với các lễ thức tín ngƣỡng dân gian. Bên cạnh đó, luận án cũng xem
xét dân ca nghi lễ nhƣ một hiện tƣợng văn hóa dân gian mang tính ngun
hợp đồng thời dựa vào những đặc trƣng văn hóa tộc ngƣời để có cơ sở lý giải
ý nghĩa cơ bản của một số hình ảnh nghệ thuật thẩm mỹ để từ đó làm nổi bật
lên mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa và dân ca nghi lễ của ngƣời Thái.
- Luận án đặt dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa với mong muốn làm
rõ những khía cạnh phản ánh của dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa vật
chất và đời sống văn hóa tinh thần nhằm góp phần nâng cao nhận thức về giá
trị của loại hình dân ca này trong cộng đồng ngƣời Thái.

7



4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và tƣ liệu sử dụng
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là dân ca nghi lễ của ngƣời Thái ở Việt

Nam.
- Phạm vi nghiên cứu và tƣ liệu sử dụng: những bài dân ca hôn lễ và dân
ca tang lễ (mo tang lễ).
Trong q trình nghiên cứu, một mặt chúng tơi dựa vào các văn bản dân
ca nghi lễ đã đƣợc tuyển chọn và giới thiệu trong các sách:
+ Đối với dân ca nghi lễ đám cƣới, văn bản mà chúng tôi lựa chọn để
làm căn cứ nghiên cứu về lời trong luận án là: Khặp Thái Thanh Hóa [50];
Khắp sứ lam của của ngƣời Thái Đen xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh
Điện Biên [51]; Đám cƣới truyền thống của ngƣời Thái Nghệ An [96]; Hợp
tuyển văn học dân gian các dân tộc ở Thanh Hóa [113]; Tổng quan văn hóa
truyền thống dân tộc Thái tỉnh Điện Biên [114].
+ Đối với dân ca nghi lễ tang ma, văn bản chúng tôi lựa chọn để làm căn
cứ nghiên cứu phần lời là: Tang lễ của dòng họ Lò bản Tặt [28]; Tang lễ của
ngƣời Thái trắng [33]; Tang lễ của ngƣời Thái Đen mƣờng Thanh [52]; Tang
lễ của ngƣời Thái Nghệ An [95]; Lời tang lễ [111]; Tổng quan văn hóa truyền
thống dân tộc Thái tỉnh Điện Biên [114]; Văn hóa truyền thống Thƣờng Xuân
[139]; Phong tục tang lễ của ngƣời Thái Đen xƣa kia [162].
Mặt khác, chúng tơi hiện có các văn bản sau đây (ghi chép về dân ca
nghi lễ đám cƣới và dân ca nghi lễ tang ma của ngƣời Thái ở Thanh Hóa):
+ Về đám cƣới:
- Bản chép tay chữ Thái, phiên âm, dịch tiếng Thái Cảm ơn thông gia
[ĐC 1] của nhà sƣu tầm, dịch thơ Hà Nam Ninh (2011) dài 44 câu; ngƣời
cung cấp tƣ liệu là ơng Cao Ngọc Bích, bản Đỏ, xã Phú Thanh, huyện Quan
Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
- Bản chép tay chữ Thái, phiên âm, dịch tiếng Thái Hát mời trầu [ĐC 2]

của nhà sƣu tầm, dịch thơ Hà Nam Ninh (2011) dài 68 câu; ngƣời cung cấp tƣ
liệu là ông Hà Công Thành, bản Bơn, xã Mƣờng Mìn, huyện Quan Sơn, tỉnh
8


Thanh Hóa.
+ Về đám tang: Gồm 20 bài Mo tang lễ bản chép tay gồm 3 phần: chữ
Thái, phiên âm và dịch thơ của ngƣời Thái ở Thanh Hóa do các tác giả Hà
Công Mậu, Hà Nam Ninh sƣu tầm, ngƣời viết chữ Thái, biên dịch: Hà Nam
Ninh, sƣu tầm tại xã Cổ Lũng, Lũng Cao, Lũng Niêm, Thành Lâm, Thành Sơn
thuộc huyện Bá Thƣớc, tỉnh Thanh Hóa (năm 2011). 20 bài mo tang lễ này
đƣợc các tác giả sắp xếp theo trình tự một cuộc mo đám tang (MĐT), bao gồm:
- Bài 1: Đặt trầu đón Mo dài 90 câu
- Bài 2: Cúng ma thấy mo dài 209 câu
- Bài 3: Cúng nhập quan dài 130 câu
- Bài 4: Đuổi ma khuồng dài 158 câu
- Bài 5: Mở đầu vào cuộc mo dài 661 câu
- Bài 6: Mo mổ trâu dài 110 câu
- Bài 7: Mo cúng cơm dài 364 câu
- Bài 8: Mo chay dài 228 câu
- Bài 9: Mo kể về đẻ đất đẻ nƣớc dài 851 câu
- Bài 10: Mo kể về thân thế thầy mo dài 249 câu
- Bài 11: Mo kể về thân thế ngƣời chết dài 644 câu
- Bài 12: Mo kể về nguồn gốc quan tài dài 161 câu
- Bài 13: Nộp áo quan và lọng chiếng dài 215 câu
- Bản 14: Mo lên trời dài 1449 câu
- Bài 15: Mo bán hoa dài 462 câu
- Bài 16: Mo bán chim Nộc Cáo dài 550 câu
- Bài 17: Mo xuống âm ty dài 575 câu
- Bài 18: Mo vào nghĩa địa dài 572 câu

- Bài 19: Lời chia buồn dài 266 câu
- Bài 20: Lời khấn tảy trần dài 616 câu

9


Tất cả các văn bản này đều là những văn bản bản chép tay, bằng bút tàu,
mực xanh đen, sau này đƣợc trƣờng Đại học Hồng Đức đƣa vào đề tài khoa
học cấp tỉnh, đã qua Hội đồng thẩm định nghiệm thu nhƣng chƣa xuất bản, do
vậy, chúng tôi chỉ xin tạm coi nhƣ những tƣ liệu khảo sát, tham khảo thêm
trong quá trình nghiên cứu.
Việc khảo sát, đối chiếu dân ca trong thực hành nghi lễ của ngƣời Thái
đƣợc chúng tôi tiến hành chủ yếu trên các địa bàn tỉnh Thanh Hóa vì đây là
tỉnh có nhiều ngƣời Thái sinh sống ở các huyện nhƣ Quan Hóa, Quan Sơn, Bá
Thƣớc, Lang Chánh, Thƣờng Xn, Nhƣ Xn...Thanh Hóa cịn là nơi giao
thoa của các vùng Thái: Tây Bắc- Nghệ An- Thái Lào; ngƣời Thái nơi đây
mang nhiều đặc trƣng chung của ngƣời Thái Việt Nam và họ vẫn còn lƣu giữ
vẹn nguyên nhiều nét văn hóa truyền thống tốt đẹp. Ngồi ra, trong q trình
điều tra, điền dã, chúng tơi mở rộng phạm vi thực địa ra các địa phƣơng khác
nhƣ Hịa Bình, Điện Biên, Nghệ An... là những tỉnh có khá đơng đồng bào
Thái sinh sống.
Ngồi một số tƣ liệu văn bản của các tác giả, tƣ liệu khảo sát, tác giả
luận án đã đi điền dã, tham dự 03 đám cƣới và 03 đám tang của đồng bào
Thái vùng Thanh Hóa.
* Đối với dân ca nghi lễ đám cƣới: Dự 03 đám cƣới ở 03 huyện, đồng
thời có tham khảo thêm một số nghi lễ đám cƣới khác để làm căn cứ xác lập
một nghi lễ đám cƣới thực tế - bảng 1 (có ảnh phần phụ lục).
Bảng 1: Thống kê tƣ liệu điền dã nghi lễ đám cƣới
Stt


Họ và tên

Tuổi

1

Lƣơng Việt Đức
Vi Thị Dung

25

Vi Văn Chon

30

Hà Thị Hoài

23

2

22

Thời gian
tổ chức
lễ cƣới

Địa điểm

1112/3/2015


Bản Đỏ, xã Phú Thanh, huyện
Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa

4-5/1/2016

Bản Pọong, xã Văn Nho, huyện
Bá Thƣớc, tỉnh Thanh Hóa

10


3

Lò Văn Đức

18

Vi Thị Chinh

18

2829/5/2017

Bản Muống, xã Sơn Thủy, huyện
Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa

* Đối với dân ca nghi lễ tang ma: Dự 03 đám tang của 02 ngƣời phụ nữ
và 01 ngƣời đàn ông ở các độ tuổi khác nhau, các địa phƣơng khác nhau, mất
vì lý do khác nhau để làm căn cứ xác lập một nghi lễ tang ma thực tế (có ảnh

phần phụ lục)
Stt

Họ và tên

Tuổi

Thời gian
tang lễ

Địa điểm
Bản Khó, xã Phú Nghiêm, huyện

1

Lị Văn Ếu

81

20-22/12/2015

2

Phạm Bá Minh

58

2-4/4/2016

3


Hà Thị Tế

77

26-28/5/2017

Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Bản Na Nghịu, xã Sơn Điện,
huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Bản Leo, xã Thành Lâm, huyện
Bá Thƣớc, tỉnh Thanh Hóa.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích đề tài đặt ra, chúng tôi đã sử dụng một hệ thống
các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau:
5.1. Phương pháp phân tích ngữ văn dân gian
Dân ca nghi lễ đám cƣới và dân ca nghi lễ tang ma Thái đƣợc thể hiện
qua nhiều yếu tố, song lời là yếu tố thể hiện cơ bản nhất bởi vì yếu tố lời ca
xuất hiện gần nhƣ từ đầu đến cuối và quyết định tới toàn bộ lễ thức và diễn
xƣớng của nghi lễ đám cƣới và nghi lễ tang ma. Nếu thiếu yếu tố lời coi nhƣ
diễn xƣớng nghi lễ đám cƣới và diễn xƣớng nghi lễ tang ma không tồn tại,
đặc biệt là nghi lễ tang ma.
Sử dụng phƣơng pháp phân tích ngữ văn dân gian, trên cơ sở tƣ liệu
(văn bản tiếng Thái, văn bản dịch thơ), chúng tơi phân tích, nhận định về
đặc điểm nội dung, hình thức nghệ thuật của dân ca nghi lễ Thái.
5.2. Phương pháp so sánh lịch sử và so sánh loại hình
11



Luận án sử dụng phƣơng pháp này nhằm đối chiếu, so sánh nghi lễ đám
cƣới và đám tang các ngành Thái từ truyền thống đến hiện tại; so sánh diễn
trình diễn xƣớng giữa các ngành Thái; so sánh dân ca nghi lễ của ngƣời Thái
với dân ca nghi lễ của một số dân tộc anh em khác, trên cơ sở phân tích tổng
hợp nhằm tìm ra nét riêng biệt, đặc sắc của dân ca nghi lễ của ngƣời Thái.
5.3. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Dân ca nghi lễ Thái ẩn chứa sự đa dạng và phong phú những giá trị
chiếm lĩnh thế giới thuộc lĩnh vực nhận thức, dân tộc, tín ngƣỡng, tơn giáo,
sinh hoạt, nghệ thuật…Các giá trị trên có thể đƣợc thể hiện độc lập song do
đặc trƣng của thể loại nên phần lớn là nguyên hợp. Xuất phát từ yếu tố này
mà tác giả luận án đã sử dụng đồng thời các phƣơng pháp nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học nhƣ: ngữ văn, lịch sử, dân tộc học, xã hội học, thống kê
học, tâm lý học hành vi, khảo cổ học…Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên
ngành sẽ giúp cho việc khám phá các bình diện của dân ca nghi lễ đám cƣới
và dân ca nghi lễ tang ma Thái toàn diện và sâu sắc hơn.
5.4. Phương pháp điền dã
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi tiến hành sƣu tầm, điền dã, tham
gia thực tế vào các nghi lễ đám cƣới và nghi lễ tang ma, gặp gỡ, trao đổi với
các nhà sƣu tầm, ông mo, ông mối…để lắng nghe, quan sát, phỏng vấn, chụp
ảnh, ghi chép lại những bài dân ca nghi lễ đƣợc thực hành trong nghi lễ hiện
nay của ngƣời Thái. Trên cơ sở phƣơng pháp nghiên cứu điền dã, từ đó
chúng tơi tìm hiểu và mơ tả lại diễn trình, diễn xƣớng thực tế của dân ca nghi
lễ trong đời sống đồng bào Thái.
Với những phƣơng pháp sử dụng nhƣ trên, việc chiếm lĩnh các bình
diện của dân ca nghi lễ Thái sẽ đƣợc thực hiện một cách khoa học, đáp ứng
yêu cầu nghiên cứu đặt ra.
6. Những đóng góp của luận án
Thứ nhất: Luận án là cơng trình đầu tiên tập hợp và hệ thống hóa, đồng
thời sƣu tập thêm đƣợc tƣ liệu về dân ca nghi lễ của ngƣời Thái, góp phần làm
12



phong phú thêm nguồn tƣ liệu về văn học dân gian ngƣời Thái nói chung và
dân ca nghi lễ Thái nói riêng.
Thứ hai: Đặt dân ca nghi lễ trong mơi trƣờng diễn xƣớng của chính nơi
sản sinh ra nó với chức năng thực hành nghi lễ tín ngƣỡng đậm nét, luận án đã
mơ tả một cách cụ thể tồn bộ diễn trình diễn xƣớng của dân ca đám cƣới và
dân ca tang ma của ngƣời Thái, bƣớc đầu cho thấy mối liên hệ giữa mơi
trƣờng diễn xƣớng và hình thức diễn xƣớng với các lớp văn hóa, tơn giáo tín
ngƣỡng đƣợc chứa đựng, ẩn sâu trong các văn bản lời ca dân ca nghi lễ Thái.
Thứ ba: Luận án lần đầu tiên nhìn nhận diện mạo và chỉ ra nguồn gốc, dạng
thức DCNL của ngƣời Thái. Tiếp thu các kết quả nghiên cứu của các nhà sử học,
tôn giáo học, văn hóa học để đi sâu tìm hiểu, phân tích tính biểu tƣợng của loại
hình dân ca này thơng qua các biểu tƣợng trong hôn lễ và tang lễ.
7. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án bao
gồm 4 chƣơng chính nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài
Chƣơng 2: Dân ca nghi lễ đám cƣới - diễn trình diễn xƣớng và nội dung
Chƣơng 3: Dân ca nghi lễ tang ma - diễn trình diễn xƣớng và nội dung
Chƣơng 4: Một số phƣơng diện nghệ thuật trong dân ca nghi lễ của
ngƣời Thái

13


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về ngƣời Thái ở Việt Nam
1.1.1. Lịch sử tộc người, dân số, địa bàn cư trú
Ngƣời Thái là một trong những dân tộc ít ngƣời đã có nhiều cơng sức

trong sự nghiệp dựng nƣớc. Ý thức này đƣợc thể hiện rất rõ trong tâm lý “hặc
pản péng mƣớng” (yên bản yên mƣờng), quyết tâm xây dựng quê hƣơng
thành một vùng giàu có của đất nƣớc. Họ ln ln coi miềm q hƣơng
mình là một bộ phận hay một địa phƣơng của đất nƣớc Việt Nam.
Ngƣời Thái thuộc nhóm ngơn ngữ Tày - Thái. Hiện nay, các tộc ngƣời
thuộc nhóm ngơn ngữ Tày - Thái (hay Cháng - Đồng hay Kăm - Thái) có gần
trăm triệu ngƣời cƣ trú ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Liên bang
Myanmar vùng Assam miền đơng Ấn Độ. Xƣa các tộc ngƣời này có chung một
nguồn gốc, một ngôn ngữ, sau dần tản ra thành các tộc ngƣời riêng rẽ. Dựa vào
tình hình hiện nay có thể chia thành hai ngành: ngành phía Đơng và ngành phía
Tây. Ở Việt Nam có ba tộc ngƣơi Thái, Lào, Lự thuộc ngành phía Tây.
Theo thống kê dân số và nhà ở ngày 1/4/2009, dân tộc Thái hiện nay có
1.550.423 ngƣời, là dân tộc có dân số đứng thứ 3 tại Việt Nam. Ngƣời Thái
sinh sống tập trung tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hịa Bình, Yên
Bái, Nghệ An, Thanh Hóa và rải rác ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và Tây
Nguyên. Dân tộc Thái cịn có tên gọi khác là Táy và có các nhóm: Táy Đăm
(Thái Đen), Táy Khao (Thái Trắng), Táy Mƣới, Táy Thanh, Hàng Tổng, Pu
Thay, Thổ Đà Bắc. Tiếng Thái thuộc hệ ngôn ngữ Tày- Thái.
Ngƣời Thái tự danh là Cân Tay (ngƣời Tay) hay Phu Tay. Các công trình
nghiên cứu trƣớc đây chƣa giải thích rõ ràng thời điểm chia tách thành nhóm
ngƣời Tày và ngƣời Thái cũng nhƣ giữa ngƣời Lào và ngƣời Thái Việt Nam.
Khảo sát thực tế, ngƣời Thái có tiếng nói, văn học dân gian, đặc biệt là thần
thoại, cổ tích. Họ ý thức rằng, phía dƣới có ngƣời Kinh, phía trên có ngƣời Lào;
ngƣời Lào là anh, ngƣời Kinh là em út. Ngƣời Thái có 02 nhóm chính là Thái Đen
(phân bố chủ yếu ở Thanh Hóa, Nghệ An) và Thái Trắng (vùng Tây Bắc).
14


Quăm tô mƣơng (lịch sử bản mƣờng) của ngƣời Thái đã ghi lại, đến thế
kỷ XI, hai anh em Tạo Xng, Tạo Ngần đã đƣa ngƣời Thái xuống tận

Mƣờng Ơm, Mƣờng Ai (Vân Nam- Trung Quốc) đến Mƣờng Lò (Nghĩa Lộn Bái). Sau đó, hậu duệ của Tạo Xng, Tạo Ngần đã khai phá mƣờng, tạo
lập cả một vùng đất miền Tây và Tây Bắc rộng lớn. Đến cuối thế kỷ XIII,
ngƣời Thái ở Việt Nam đã cƣ trú ổn định ở vùng Tây và Tây Bắc Việt Nam.
Do địa bàn cƣ trú cùng các cuộc thiên di lớn từ những thiên niên kỷ thứ
nhất và thứ hai sau công nguyên, các ngành Thái Đen và Thái Trắng đã có sự
giao lƣu, tiếp biến với nhiều nền văn hóa và nhân chủng của các cƣ dân địa
phƣơng nơi họ đi qua. Vì thế ngày nay, một số nhóm Thái Đen có sự pha trộn
của dân tộc Lào, ngành Thái Trắng ở vùng Hồng Liên Sơn và Hịa Bình đã
chịu ảnh hƣởng đậm nét của văn hóa Tày nên đã bị Tày hóa. Chính những yếu
tố này đã tác động tới nền văn hóa lâu đời của ngƣời Thái tạo nên sự giao
thoa văn hóa giữa ngƣời Thái và các tộc ngƣời trong vùng cƣ trú.
1.1.2. Đời sống kinh tế
Trƣớc khi vào Hợp tác xã, hình thành kinh tế tập thể vào những năm 60
của thế kỷ XX, tình hình kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, tự cấp tự túc. Nghề
sống chính là làm ruộng, làm nƣơng, chăn ni gia súc, gia cầm kết hợp với
khai thác nguồn thức ăn trong tự nhiên. Một số vật phẩm có giá trị nhƣ đại gia
súc, thổ cẩm mỹ nghệ là có thể mang bán hoặc trao đổi. Các loại dụng cụ lao
động và dụng cụ sinh hoạt gia đình thuộc đồ gốm, đồ đồng, đồ sắt và muối ăn
phải mua với ngƣời dƣới xi. Trong các bản làng đã có một số ít ngƣời đi
buôn đƣờng xa. Tuy nhiên mục đích chƣa phải là làm giàu mà chủ yếu là thỏa
mãn nhu cầu đƣợc đi lại giao lƣu, mở rộng hiểu biết xã hội. Tài sản tích lũy
thƣờng hay quan tâm là ruộng đất, sanh, nồi, chiêng, bạc trắng, vải vóc.
Ngƣời Thái vốn là cƣ dân nông nghiệp trồng lúa nƣớc lâu đời. Đồng bào
quen với cuộc sống ổn định là “Tắng chặng kin pá, phừa na kin kháu” nghĩa
là “Chặn nƣớc ăn cá, làm ruộng ăn cơm” [113, tr.452]. Bản mƣờng Thái định
15


cƣ ở vùng thung lũng chân núi. Con trâu là loại gia súc chủ yếu vừa dùng để
cày bừa, vừa để làm thịt, cúng tế vừa bán lấy tiền. Nghề trồng lúa nƣớc trong

các cánh đồng dọc theo thung lũng sông, suối đã phát triển ở mức độ kỹ thuật
cao. Ngƣời Thái đã tích lũy đƣợc một kho tàng kinh nghiệm về nƣớc, phân,
cần, giống, đặc biệt chú ý về các biện pháp thủy lợi, thời vụ và phòng trừ sâu,
chuột, trâu, bò phá hoại.
Thời xa xƣa, ngƣời Thái chỉ làm ruộng mỗi năm một vụ, vào vụ mùa từ
tháng năm đến tháng mƣời, mà vẫn đủ lƣơng thực để ăn quanh năm. Về sau,
do nhu cầu lƣơng thực tăng, ngƣời Thái đã làm ruộng mỗi năm hai vụ, trong
đó ruộng thấp canh tác quanh năm, ruộng cao, bậc thang chỉ làm một vụ.
Sản phẩm nông nghiệp tƣơng đối phong phú. Có nhiều giống lúa quý
trồng ở ruộng, nƣơng. Mặc dù bữa ăn của ngƣời Thái chủ yếu dùng cơm nếp,
nhƣng lúa gạo làm ra có đủ nếp, đủ tẻ, có nhiều loại thơm ngon nhƣ nếp cái,
nếp cẩm, tám thơm… Tuy nhiên, do diện tích đất bằng có thể khai ruộng
đƣợc còn hạn chế và điều kiện thời tiết, khí hậu, thiên tai thất thƣờng, sức
ngƣời chƣa thể chinh phục đƣợc. Ngƣời ta còn nhiều điều ƣớc nguyện cầu
mong đƣợc ký thác trong văn học dân gian và trong tín ngƣỡng, thờ cúng.
Nghề làm nƣơng, phổ biến là phƣơng pháp quảng canh và xen canh, du
canh. Nhƣng ngƣời Thái rất quan tâm đến việc tìm tịi, chọn giống. Hầu nhƣ
tất cả các loại giống lƣơng thực, hoa quả, rau màu trồng trên nƣơng của ngƣời
Mƣờng, ngƣời Khơ Mú, ngƣời Dao, ngƣời Lào đều đƣợc ngƣời Thái sử dụng.
Các nghề thủ công truyền thống phổ biến nhất là nghề thêu dệt thổ cẩm,
đan lát, chặt đẽo bằng dao, rìu.
Nghề dệt thổ cẩm, nghề trồng bông kéo sợi, trồng dâu, nuôi tằm, chế
biến thuốc nhuộm, dệt thêu may vá trở thành công việc thƣờng ngày của
ngƣời phụ nữ Thái. Sản phẩm làm ra phục vụ đầy đủ sinh hoạt của gia đình
nhƣ váy, áo, khăn ,túi, chăn, màn, gối ,đệm. Của hồi môn của con gái chủ yếu
là các thứ thêu dệt đƣợc. Ngƣời ta quen đánh giá đám rƣớc dâu to, nhỏ trên cơ
16


sở căn cứ vào số lƣợng chăn, đệm, khiêng, gánh đi theo cơ dâu. Đó là những

sản phẩm do chính tay cô dâu làm ra, để dùng cho vợ chồng, con cái suốt đời
và làm quà cho ngƣời thân bên nhà chồng. Một số sản phẩm vừa đẹp vừa có
giá trị sử dụng thiết thực và đƣợc mua bán, trao đổi từ xƣa nhƣ váy hoa, vỏ
chăn, mặt phá, khăn thêu…Hiện nay, một số nơi đã phấn đấu sản xuất thành
hàng hóa trao đổi trên thị trƣờng. Tuy nhiên, cách thức sản xuất thủ công theo
kiểu gài nan, đếm sợi tốn nhiều công sức thời gian, năng suất thấp. Và nhiều
nơi khơng cịn quan tâm đến việc trồng bơng, ni tằm, chế biến thuốc nhuộm
từ cây cỏ. Do đó chƣa mở rộng sản xuất thổ cẩm hàng hóa.
Ngƣời con trai Thái ngày xƣa, lớn lên phải học công việc đầu tiên là đan
lát bằng các vật liệu tre, nứa, mây, giang để tạo các vật dụng gia đình nhƣ giỏ
đeo, sọt gánh, ép cơm, thúng mủng…và học chặt dao, chặt rìu, đẽo gọt, làm
nhà. Vì thế có nhiều ngƣời khéo tay, tao ra nhiều ản phẩm tinh vi, đẹp mắt.
Hiện nay đã xuất hiện nhiều thợ mộc khéo tay trong thiết kế nhà cửa, cơng
trình xây dựng. Nhƣng, khách quan mà nói, trình độ sản xuất đang ở mức độ
thấp, ngành nghề thủ cơng cịn đơn điệu, chƣa tiếp cận đƣợc kỹ thuật cơ khí
và bán cơ khí, chƣa có hàng hóa thủ cơng đáng kể. Ngƣời dân cịn phải lo
toan, phấn đấu nâng cao chất lƣợng cuộc sống, chƣa đủ điều kiện và tâm lý
tham gia hoạt động sáng tạo trên lĩnh vực văn hóa tinh thần.
1.1.3. Đời sống văn hóa
1.1.3.1. Về sinh hoạt hằng ngày
Ngƣời Thái ăn cơm nếp, ở nhà sàn, phụ nữ mặc áo ngắn, váy dài, có
phần đầu váy trùm lên trên ngực; ngƣời Thái Thanh Hóa, Nghệ An thì khăn
đội đầu màu đen, thêu hoa văn ở hai đầu, còn ngƣời Thái ở Tây Bắc đội khăn
piêu, áo trắng cúc dài. Trƣớc đây, phụ nữ thƣờng nhuộm răng đen, ăn trầu.
Nhƣng hiện nay thiếu nữ khơng cịn nhuộm răng đen nữa.
Nhà sàn cột chơn hoặc cột kê tảng, thƣờng làm bằng số gian lẻ, bắc
thang lên hai đầu. Trong nhà có một vách ngăn giữa phần sinh hoạt của phụ
17



nữ và đàn ông. Bàn thờ đƣợc đặt trên đầu sàn, phía trong vách ngăn, khơng để
cho khách nhìn thấy. Nếp nhà có nghề nghiệp thành thầy thì có thêm gác thờ
thần nghề nghiệp nhƣ Thần tƣớng (Thần săn thú) âm binh của thầy
cúng…Nhà có hai bếp lửa để sƣởi và nấu nƣớng. Đồng thời cũng là nơi khách
ngồi tạm trƣớc khi chủ sắp xếp chiếu ngồi. Trong nhà có hai cây cột quan
trọng khi dựng phải làm thủ tục khấn tế, đó là cây cột dựng bàn thờ ma nhà
(gọi là Xau hóng) và cây cột dựa bếp lửa chính (gọi là Xau tau).
Nhà sàn ngƣời Thái làm khau cút ở đầu nóc (nhƣ Thái Tây Bắc), khơng làm
khau cút (nhƣ Thái Thanh Hóa); và khác với nhà sàn ngƣời Mƣờng là xà dọc chạy
suốt các gian, không cắt cụt gian ngoài nhƣ ngƣời Mƣờng. Hƣớng nhà thƣờng dựa
vào thế núi, quanh cửa sổ nhìn thẳng về chỗ thấp, đầu gốc cây đòn tay thƣờng
quay theo chiều chảy của nƣớc, gốc cây dầm sàn quay về phía đầu giƣờng nằm.
Ở trên nhà sàn thƣờng kiêng kỵ việc ngồi trên bậc cửa ra vào, ngồi thả
chân xuống cửa sổ và nằm ngang sàn. Khách đến nhà nếu là đàn ông thì đi
cầu thang ngồi, là nữ giới phải đi cầu thang bên trong, không đƣợc tự ý qua
lại gian nhà khác giới.
Bữa ăn thƣờng dọn thành hai mâm, nam riêng, nữ riêng. Có khách bên
nào cùng ăn với bên đó. Thức ăn thƣờng chế biến các món ăn khơ, phù hợp
với ăn cơm nếp nắm, nhƣ cá, thịt nƣớng, đồ luộc; có canh nƣớc thì múc ra
mỗi ngƣời một bát riêng. Trong bữa ăn không bao giờ thiếu một thành phần
gọi là chẻo, dùng để chấm măng hoặc chấm rau. Chẻo đƣợc chế biến từ cá
nƣớng giã với các loại gia vị, muối ớt và một thứ đặc biệt là Tời. Tời đƣợc
làm từ đỗ tời theo phƣơng thức ủ men, giã với các lá cây, gói khơ để trên gác
bếp. Tời có mùi gần giống mắm tơm, nhƣng ăn ngon, có vị đặc biệt.
Món ăn đậm miệng đƣợc nhiều ngƣời ƣa thích, ngồi các món đồ, nƣớng
ra cịn nem thịt thú rừng, canh đắng, canh cay, canh măng chua, cá chua. Một
thứ canh nấu lẫn cá, thịt, rau, gia vị và bột gạo gọi là canh i là món ăn phổ
thông. Ngon nhất là canh uôi nấu với trứng kiến đen.
18



Thức uống truyền thống là rƣợu cần. Rƣợu Cần nguyên bản dùng men tự
chế từ các loại lá, vỏ, rễ cây thuốc ủ với nguyên liệu chính là gạo nếp thơm,
nếp cẩm. Thời gian ủ càng lâu càng ngon. Không có cuộc vui, đám buồn,
cơng việc đơng ngƣời nào mà khơng có Rƣợu Cần.
Tập qn trong sản xuất đáng chú ý một số việc sau:
- Đầu năm có thói quen dự đoán thời tiết trong năm. Bằng kinh nghiệm
quan sát thiên nhiên, ngƣời ta thƣờng dựa vào một số hiện tƣợng để dự đoán
thời tiết nhƣ:
Tiếng Thái:
Phạ họng Hùa Xăm pénh xá
Phạ họng Hùa Má pénh xiềm
Tiếng Việt:
Sấm động đầu nguồn sông Chu, sửa gác lúa
Sấm động đầu nguồn sông Mã, sắm thuổng đi đào củ mài.
[ 58, tr. 477]
Xem thời tiết trong 12 ngày đầu năm ứng với 12 tháng trong năm.Tập
quán xem ngày, xem tháng, định ngày gieo trồng, làm nhà, cƣới vợ, gả chồng
của ngƣời Thái trƣớc đây có cách tính lịch riêng, có chức năng nhƣ lịch vạn
sự. Ngƣời ta phân ra 8 loại ngày, nằm trong hai vịng trong và ngồi ứng với
những điều may rủi. Đó là những ngày: kim xa, xƣớn xa, cân xa, khóa ngàng,
cân trong, xƣớm trong, kim trong và khóa đỏ.
Trong các ngày đó có ngày khóa ngày kỵ làm các việc mang tính chất
khởi đầu nhƣ dựng nhà, cấy lúa, lấy vợ…ngƣời Thái có câu:
Cấy lúa khơng cấy khóa ngàng
Đi đàng khơng đi ngày khóa đỏ
[58, tr.358]
Ngƣời ta chọn: trỉa rẫy ngày cân xa, cấy lúa ngày khóa đỏ.
19



×