Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

(Luận án tiến sĩ) truyện ngắn việt nam sau 1975 – nhìn từ góc độ thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 188 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ NĂM HOÀNG

TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975
- NHÌN TỪ GĨC ĐỘ THỂ LOẠI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2016
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ NĂM HOÀNG

TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975
- NHÌN TỪ GĨC ĐỘ THỂ LOẠI

Chun ngành: Văn học Việt Nam
Mã số:

62 22 34 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TS LÊ VĂN LÂN


2. PGS. TS HÀ VĂN ĐỨC

Hà Nội - 2016
2


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới GS. TS Lê Văn Lân và PGS. TS
Hà Văn Đức (Khoa Văn học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội), những ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn tơi trong
q trình nghiên cứu và thực hiện luận án này.
Xin đƣợc gửi lời cảm ơn trân trọng tới các thầy cô giáo đã đào tạo, dìu
dắt tơi trong nhiều năm qua để tơi có đƣợc tri thức và phƣơng pháp trong
nghiên cứu khoa học.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo và đồng nghiệp tại Khoa Văn học
– Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã luôn ln động viên, tạo
điều kiện cho tơi trong q trình học tập, cơng tác và hồn thành luận án này.

NGHIÊN CỨU SINH

Nguyễn Thị Năm Hoàng

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
- Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng
dẫn của tập thể hƣớng dẫn khoa học, chƣa từng đƣợc cơng bố trong các cơng
trình nghiên cứu của ngƣời khác.

- Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã đƣợc tiếp thu một
cách trung thực, cẩn trọng trong luận án.

NGHIÊN CỨU SINH

Nguyễn Thị Năm Hoàng

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Thể loại văn học trong bản chất phản ánh những khuynh hƣớng phát triển
vững bền, vĩnh hằng của văn học, và các thể loại văn học tồn tại để gìn giữ, đổi mới
thƣờng xuyên các khuynh hƣớng ấy. Do đó mà thể loại văn học luôn luôn vừa mới,
vừa cũ, vừa biến đổi, vừa ổn định” [150, tr.253]. Trong quá trình sáng tạo, mỗi nhà
văn khi kiến tạo tác phẩm thuộc một thể loại nhất định, một mặt bảo lƣu những đặc
trƣng cốt yếu của thể loại, mặt khác khơng ngừng tìm tịi, cách tân để tác phẩm của
mình có đƣợc diện mạo, sức sống riêng, nhờ thế góp phần làm nên sự biến đổi, phát
triển của thể loại ấy. Việc quan sát sự vận động của các thể loại trong mỗi nền văn
học là một cơng việc cần thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với nghiên cứu lịch sử văn
học nói chung.
Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX đã thực hiện một cơng cuộc hiện đại hóa
mau lẹ và phức tạp để tiến một bƣớc dài từ phạm trù trung đại sang phạm trù hiện
đại, từ quỹ đạo vùng Đông Á gia nhập vào quỹ đạo toàn thế giới. Một trong những
biểu hiện rõ nét nhất của công cuộc hiện đại hóa đó là sự phá vỡ mơ hình thể loại
truyền thống, hình thành cấu trúc thể loại mới với tự sự, trữ tình và kịch. Vận động
trong dịng chảy chung đó của cả nền văn học, truyện ngắn hiện đại đƣợc hình thành
và qua các giai đoạn 1932 – 1945, 1945 – 1975 đã đạt đƣợc nhiều thành tựu, đánh
dấu những bƣớc đi quan trọng của thể loại.

Năm 1975, chiến tranh kết thúc, miền Nam đƣợc giải phóng, đất nƣớc thống
nhất, cuộc sống trở về với quỹ đạo bình thƣờng của nó. Hồn thành sứ mệnh phục
vụ kháng chiến, nền văn học từ năm 1975 đến nay vừa kế thừa thành tựu của giai
đoạn trƣớc, vừa vận động và phát triển với những nguyên tắc, những khuynh
hƣớng, những đặc điểm mới. Nếu nhƣ thơ ca phải đợi đến sau năm 1986 mới thực
sự có đƣợc những bƣớc ngoặt quan trọng cho q trình đổi mới thì trong văn xi,
q trình này đã đƣợc khởi tạo ngay sau năm 1975. Với một cách nhìn mới mẻ về
con ngƣời và hiện thực, nhiều tác giả văn xuôi đã từng bƣớc đổi mới phƣơng thức
5


xây dựng hình tƣợng nghệ thuật và những đặc điểm thi pháp của tác phẩm, trong đó
sớm nhất phải kể tới những tiểu thuyết của Lê Lựu (Thời xa vắng), Ma Văn Kháng
(Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn), Nguyễn Mạnh Tuấn (Đứng trước biển, Cù
lao Tràm), Nguyễn Khải (Cha và Con, và…, Gặp gỡ cuối năm) hay truyện ngắn của
Thái Bá Lợi (Hai người trở lại trung đoàn), Xuân Thiều (Gió từ miền cát), Nguyễn
Minh Châu (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê)… Cuộc chiến tranh
vừa đi qua của dân tộc và những vấn đề về thế sự, đời tƣ, số phận con ngƣời trong
điều kiện lịch sử mới đã đƣợc tƣ duy, nhận thức một cách mới mẻ. Có thể nói,
khơng đợi đến cơng cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc đƣợc Đảng khởi xƣớng vào
cuối năm 1986, nhu cầu đổi mới tƣ duy và những thể nghiệm đổi mới đã đƣợc các
nhà văn hiện thực hoá mạnh mẽ trong văn chƣơng ngay khi chiến tranh kết thúc, đất
nƣớc bƣớc vào giai đoạn hòa bình, dựng xây. Những biến chuyển đó đã phác thảo
nên một thời kỳ phát triển mới cho nền văn học: thời kỳ đƣơng đại.
Trong bức tranh chung đó, những thành tựu đổi mới của truyện ngắn đã đƣợc
xác lập rất sớm và sơi nổi. Có thể nói thể loại tự sự cỡ nhỏ năng động, linh hoạt này
đã chứng tỏ sự nhạy bén cũng nhƣ ƣu thế của nó trong bƣớc chuyển và sự định hình
của văn học Việt Nam bốn mƣơi năm qua. Thực tế trên đặt ra một nhiệm vụ: tìm
hiểu diện mạo lịch sử của truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn thể loại.
Đã có những cơng trình nghiên cứu về truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975

trên những mảng vấn đề, những khía cạnh khác nhau, chẳng hạn nghiên cứu về các
tác giả và nhóm tác giả truyện ngắn tiêu biểu; về bộ phận truyện ngắn đƣợc đăng tải
trên một số tờ báo, tạp chí; về đặc điểm truyện ngắn từng vùng miền, từng chặng
đƣờng phát triển cụ thể v.v… Theo quan sát của chúng tôi, nếu tiểu thuyết và thơ đã
đƣợc quan tâm nghiên cứu một cách bao quát và chi tiết trong nhiều cơng trình khoa
học về lý luận cũng nhƣ lịch sử thể loại, thì đến nay vẫn cịn thiếu vắng những cơng
trình soi rọi một cách có hệ thống truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 từ góc độ
thể loại để thấy đƣợc sự vận động biến đổi của thể loại trong giai đoạn này so với
các giai đoạn trƣớc, cũng nhƣ trong tƣơng quan với các thể loại khác của cùng giai

6


đoạn – tức là chỉ ra đƣợc những đặc điểm của thể loại xét từ cả hai chiều lịch đại và
đồng đại.
Xuất phát từ những tiền đề lý luận và thực tiễn nhƣ trên, luận án này của
chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 - nhìn từ
góc độ thể loại .
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi xác định đối tƣợng nghiên cứu của luận án là những đặc điểm cho
thấy sự vận động và đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 xét trên
phƣơng diện thể loại, đó là những đặc điểm về dung lƣợng, tình huống, kết cấu,
nhân vật, ngơn ngữ và giọng điệu.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi nghiên cứu, luận án khảo sát và nghiên cứu truyện ngắn Việt
Nam trong giai đoạn từ năm 1975 đến nay. Tuy nhiên, đứng trƣớc sự hiện diện vô
cùng đa dạng và phong phú của truyện ngắn trong văn học Việt Nam giai đoạn này,
với một số lƣợng lớn tác giả, tác phẩm và rất nhiều kiểu loại, nhiều khuynh hƣớng,
phong cách, chúng tôi tập trung nghiên cứu nhiều hơn vào những tác phẩm thể hiện

rõ nhất sự vận động, đổi mới của thể loại, và phù hợp với hƣớng tiếp cận của chúng
tơi. Đó là các tác phẩm đã đạt các giải thƣởng văn học, các tác phẩm khi công bố đã
tạo nên dƣ luận sôi nổi, và tác phẩm của những nhà văn đã định hình phong cách,
đƣợc biết đến rộng rãi trong cơng chúng văn học, đƣợc các giáo trình, các bài viết
có uy tín về văn học Việt Nam giai đoạn này đánh giá là tiêu biểu. Với giới hạn về
quy mô và khả năng bao quát tƣ liệu, những sáng tác truyện ngắn bằng tiếng Việt ở
nƣớc ngoài giai đoạn này không thuộc phạm vi nghiên cứu của chúng tôi trong luận
án.
Do đối tƣợng nghiên cứu vẫn đang tiếp tục vận động và phát triển, chúng tôi
xác định mốc thời gian sau cùng cho những tác phẩm trong phạm vi khảo sát của
luận án là những truyện ngắn đƣợc xuất bản năm 2014.
7


Chúng tơi hy vọng thơng qua đó, có thể thấy đƣợc, tuy không phải tất cả,
những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Việt Nam sau 1975 từ góc độ thể loại.
Bên cạnh đó, một số truyện ngắn tiêu biểu trong những giai đoạn phát triển
trƣớc đó và một số tác phẩm đồng đại thuộc các thể loại khác cũng sẽ đƣợc liên hệ,
đối sánh tới khi cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 – nhìn từ góc độ thể loại, luận án
hƣớng đến mục đích nhận diện các đặc điểm thi pháp của truyện ngắn Việt Nam sau
năm 1975, từ đó tổng kết, khái quát những thành tựu cũng nhƣ những điểm dừng,
hạn chế của thể loại này trong bối cảnh chung của văn học Việt Nam đƣơng đại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát đối tƣợng nghiên cứu, luận án tìm hiểu sự vận động về
mặt thể loại của truyện ngắn Việt Nam sau 1975 trên các phƣơng diện: sự co giãn
về dung lƣợng tác phẩm, sự xâm nhập và giao thoa của các phƣơng thức tự sự, sự
vận động trong các kiểu tình huống chính, sự đa dạng hóa các hình thức kết cấu,

nghệ thuật xây dựng nhân vật và ngôn ngữ.
Luận án cũng đặt truyện ngắn Việt Nam sau 1975 trong tiến trình vận động
và phát triển của thể loại truyện ngắn ở Việt Nam, chỉ ra đƣợc tính kế thừa và
những biến thiên, cách tân của thể loại trong giai đoạn này so với những giai đoạn
trƣớc.
Từ đó, chúng tôi đƣa ra một số đánh giá về những thành tựu và lý giải những
điểm dừng, giới hạn của truyện ngắn trong bối cảnh chung của các thể loại văn học
đƣơng đại Việt Nam.
Đạt đƣợc những mục đích trên, luận án sẽ đƣa ra một cái nhìn tổng quan về
truyện ngắn trong văn học Việt Nam sau 1975 nhìn từ góc độ thể loại, có thể trở
thành một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu văn xi nói riêng, văn
học Việt Nam nói chung.
8


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án áp dụng thi pháp học và tự sự học vào việc phân tích, tìm hiểu
những đặc trƣng của truyện ngắn Việt Nam sau 1975. Với ý nghĩa là một cơng trình
nghiên cứu về một giai đoạn phát triển của một thể loại, trƣớc hết, chúng tôi vận
dụng phƣơng pháp thực chứng lịch sử để mơ tả, khái qt về tình hình vận động và
phát triển của truyện ngắn trên những phƣơng diện cơ bản làm nên đặc trƣng của
thể loại. Từ đó, luận án vừa là một sự tổng kết về đối tƣợng, vừa đƣa ra đƣợc những
so sánh, liên hệ về đối tƣợng với truyện ngắn Việt Nam các giai đoạn trƣớc.
Bên cạnh đó, phƣơng pháp loại hình đƣợc vận dụng trong chƣơng mở đầu
của luận án nhằm phân chia đối tƣợng nghiên cứu thành những kiểu, loại với những
tiêu chí nhận diện cụ thể. Phƣơng pháp này cũng sẽ giúp cho luận án, ở các chƣơng
tiếp theo, nhìn nhận những phƣơng diện làm nên đặc trƣng thể loại của truyện ngắn
giai đoạn này (tình huống, kết cấu, nhân vật, ngơn ngữ) nhƣ một tổng thể với nhiều
nhóm đối tƣợng đƣợc phân loại và khảo sát một cách độc lập tƣơng đối, vừa thống
nhất, vừa đa dạng.

Các thao tác khoa học cụ thể đƣợc vận dụng trong luận án nhƣ sau:
Thao tác thống kê, phân loại, hệ thống hoá: nhằm nhận diện các nhóm đối
tƣợng và khảo sát đặc điểm của chúng nhƣ các kiểu truyện, các kiểu tình huống, kết
cấu, nhân vật.
Thao tác phân tích, tổng hợp, khái quát: nhằm đƣa ra những nhận định khoa
học, những minh chứng về các đối tƣợng khảo sát, từ đó đánh giá, lý giải về các kết
luận thu đƣợc.
Thao tác so sánh: là một thao tác khoa học quan trọng để nhìn nhận đối
tƣợng nghiên cứu trong sự liên hệ, trong thế tƣơng quan, đối sánh, trong sự soi rọi
từ nhiều góc độ, qua đó có thể chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt trong truyện ngắn
ở các kiểu khác nhau, các tác giả khác nhau… Sự vận động của thể loại so với các
giai đoạn trƣớc đó và những biến chuyển bên trong bản thân đối tƣợng giai đoạn
này, nhờ thế, sẽ đƣợc làm rõ.
9


5. Đóng góp mới của luận án
Luận án là một cơng trình khoa học áp dụng lý thuyết tự sự học và thi pháp
học vào việc nghiên cứu thể loại truyện ngắn Việt Nam sau 1975. Tuy đã có một số
cơng trình đi theo hƣớng nghiên cứu này, nhƣng với phạm vi nghiên cứu rộng lớn
và hƣớng triển khai của mình, luận án là cơng trình đầu tiên khảo sát đối tƣợng để
đi đến những nhận định, tổng kết khái quát nhất về các đặc điểm thi pháp, sự vận
động và những thành tựu của truyện ngắn Việt Nam bốn mƣơi năm qua. Vì thế,
luận án khơng chỉ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề có tính lý luận về thể loại, mà
còn là một khảo sát gắn với những quan điểm về việc phân kỳ và tổng kết văn học
sử.
Cùng với những cơng trình nghiên cứu tổng quan về các thể loại khác (tiểu
thuyết, thơ...), luận án góp phần đƣa ra một hình dung khái quát về chặng đƣờng
bốn mƣơi năm vận động và phát triển của nền văn học Việt Nam trong thời kỳ
đƣơng đại.

Luận án cung cấp một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng
dạy và học tập ngành Văn học trong các trƣờng Đại học, Cao đẳng, và cho những
độc giả quan tâm về văn học Việt Nam sau 1975.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án bao gồm Mở đầu, Nội dung, Kết luận và Tài liệu tham khảo. Nội
dung chính đƣợc chia thành bốn chƣơng:
- Chƣơng 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
- Chƣơng 2: Tình huống và kết cấu truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
- Chƣơng 3: Nhân vật truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
- Chƣơng 4: Ngôn ngữ truyện ngắn Việt Nam sau 1975.

10


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975
Trƣớc sự phát triển đa dạng, phong phú của truyện ngắn Việt Nam sau năm
1975, các nhà nghiên cứu, phê bình, giới báo chí và cơng chúng đã dành sự quan
tâm đáng kể tới thể loại này. Trong phạm vi quan sát của mình, chúng tơi nhận thấy
các kết quả nghiên cứu về truyện ngắn Việt Nam sau 1975 có thể phân chia một
cách tƣơng đối thành mấy nhóm chính sau đây: Thứ nhất, nhóm cơng trình nghiên
cứu lý luận về truyện ngắn; thứ hai, nhóm cơng trình khảo sát, bình luận, giới thiệu
tổng quát về truyện ngắn Việt Nam sau 1975; thứ ba, nhóm cơng trình nghiên cứu
về từng hệ vấn đề trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975: tác giả, nhóm tác giả, vùng
miền, chủ đề, khuynh hƣớng, kiểu truyện, sự tƣơng tác của truyện ngắn với các thể
loại khác; và thứ tƣ, nhóm bài viết về những tác phẩm truyện ngắn cụ thể trong giai
đoạn này.
Dƣới đây chúng tôi sẽ mô tả tổng quan các kết quả nghiên cứu của từng
nhóm cơng trình.

1.1.1. Nghiên cứu lý luận về truyện ngắn
M. Bakhtin từng nêu lên những khó khăn đặc biệt trong nghiên cứu tiểu
thuyết – thể loại văn chƣơng “đang biến chuyển và cịn chƣa định hình”, khiến cho
“Các nhà nghiên cứu không chỉ ra đƣợc một dấu hiệu xác định và chắc chắn nào của
tiểu thuyết mà lại khơng phải đính chính, để rồi sự đính chính ấy lại bác bỏ ngay cái
dấu hiệu ấy nhƣ chính là một dấu hiệu thể loại” [12, tr.29]. Nhà thơ B. Dimitrova
thì thốt lên: “Ơi, nếu tơi biết thơ là gì thì cả đời tơi, tơi chẳng đau khổ thế này”. Có
lẽ đó cũng là nỗi niềm chung của những ai muốn đi tìm một định nghĩa chính xác
nhất, tồn vẹn nhất về bất cứ thể loại, loại hình nghệ thuật nào, bởi lẽ nghệ thuật
trong bản chất là cái chủ quan, và sự định hình nó phụ thuộc một phần quan trọng
vào chủ thể sáng tạo. Không nhƣ trong các ngành khoa học khác, các nhà lý luận
11


văn học nghệ thuật khó có thể đƣa ra một khái niệm duy nhất chính xác và chặt chẽ
về từng thể loại, mà dựa trên thực tế tồn tại và phát triển của thể loại để khái quát
nên những vấn đề khả dĩ bao quát nhất. Đối với thể loại truyện ngắn, cũng có rất
nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau đã ra đời, và thật khó có thể xác định đƣợc
một định nghĩa đúng với mọi trƣờng hợp trong thực tiễn sáng tác. Điều đó khiến
cho việc nghiên cứu mang tính lý luận về thể loại này vẫn khơng ngừng hấp dẫn,
đồng thời cũng không ngừng là một thử thách đối với giới chuyên môn. Thuật ngữ
truyện ngắn và những vấn đề lý luận liên quan đã xuất hiện trong khơng ít các cơng
trình nghiên cứu sau năm 1975.
Trong Từ điển Văn học do nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 1984,
truyện ngắn đƣợc quan niệm là một loại “truyện” một “hình thức tự sự loại nhỏ.
Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lƣợng nhỏ hơn, tập trung mô tả một mảnh
của cuộc sống: một biến cố hay một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó
của đời sống nhân vật, biểu hiện một mặt nào đó của tính cách nhân vật, thể hiện
một khía cạnh nào đó của vấn đề xã hội” [11, tr.457]. Truyện ngắn đƣợc định tính là
“thể loại tự sự cỡ nhỏ” trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình

Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên. Các soạn giả của cuốn từ điển này nhấn mạnh đến
một số đặc điểm mấu chốt làm nên thể loại truyện ngắn về dung lƣợng, nội dung,
nhân vật, cốt truyện, kết cấu, bút pháp và chi tiết. Thể loại này cũng đƣợc đánh giá
là “gần gũi với đời sống hàng ngày, súc tích, dễ đọc, lại thƣờng gắn liền với hoạt
động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hƣởng kịp thời trong đời sống” [52, tr.314 –
315]. Từ điển văn học bộ mới do Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu,
Trần Hữu Tá chủ biên, xuất bản năm 2004 định nghĩa truyện ngắn là “Thể loại tự sự
cỡ nhỏ, thƣờng đƣợc viết bằng văn xuôi, đề cập đến hầu hết các phƣơng diện của
đời sống con ngƣời và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung
lƣợng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc ngƣời tiếp nhận (độc giả) đọc nó
liền một mạch khơng nghỉ” [112, tr.1846].
Khơng chỉ đƣợc đề cập đến với tƣ cách là một khái niệm, một thuật ngữ, thể
loại truyện ngắn, cùng với các thể loại khác, đã đƣợc các nhà lý luận và phê bình
12


văn học thời kỳ đổi mới quan tâm phân tích từ nhiều góc độ, nhiều phƣơng pháp
tiếp cận khác nhau.
Hầu hết các giáo trình Lý luận văn học do tập thể tác giả của các trƣờng đại
học biên soạn đều nêu lên định nghĩa cũng nhƣ những vấn đề liên quan đến bản
chất, đặc trƣng của truyện ngắn với tƣ cách là một thể loại văn học độc lập.
Từ góc độ ngơn ngữ học, cơng trình Ngơn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn
học của Nguyễn Lai khi bàn về Phong cách thể loại qua đặc trưng ngôn ngữ đã lấy
các thể loại văn học, trong đó có truyện ngắn, làm đối tƣợng khảo sát. Tác giả đi sâu
vào ranh giới giữa các thể loại, tìm hiểu cơ chế sáng tạo khác nhau giữa chúng gắn
với chức năng và chất liệu của ngơn ngữ, từ đó bàn về sắc thái riêng của từng phong
cách thể loại trong mối quan hệ với ngôn ngữ.
Trong cuốn sách Những vấn đề thi pháp của truyện, tác giả Nguyễn Thái
Hòa đã đi sâu phân tích nội hàm khái niệm “truyện” trong sự phân biệt với khái
niệm “chuyện”, từ đó “miêu tả những khái niệm cơ sở của Thi pháp học thể loại

Truyện ở góc nhìn ngơn ngữ học” [59, tr.3]. Tác giả khơng đặt ra vấn đề phân loại
truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết mà đặt các thể loại này trong một khái niệm
chung là “truyện kể hiện đại” với tƣ cách là một bộ phận trong loại hình tự sự văn
học để nghiên cứu về mặt thi pháp qua các phƣơng diện: “Chuyện của con ngƣời và
con ngƣời trong truyện”, “Lời kể và lời thoại trong truyện”, “Không gian nhƣ một
nhân tố nghệ thuật của truyện”.
Văn học Việt Nam sau 1975 – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy là
cuốn sách tập hợp các báo cáo khoa học từ hội thảo cùng tên do Khoa Ngữ văn Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội tổ chức. Trong cuốn sách này có hai bài viết trực
tiếp bàn về lý luận truyện ngắn: Phùng Ngọc Kiếm với bài Quan niệm về thể tài
truyện ngắn trong văn học Việt Nam sau 1975 đã mô tả tổng quan về tình hình
nghiên cứu lý luận truyện ngắn sau năm 1975 đồng thời phân tích một số quan niệm
cơ bản, đi sâu bàn luận về những vấn đề cốt yếu của thể loại này; Nguyễn Thanh
Hùng trong bài Nghiên cứu và giảng dạy truyện ngắn hiện đại thì đƣa ra một quan
niệm về truyện ngắn hiện đại, từ đó đề xuất những phƣơng pháp, thao tác cần thiết
13


để đọc hiểu, nghiên cứu và giảng dạy truyện ngắn trong nhà trƣờng. Cũng nhà
nghiên cứu Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn Văn học và nhân cách đã bàn về tính
hàm xúc (khả năng biểu cảm cao), chính xác và đa nghĩa cũng nhƣ độ kết dính và
khả năng liên kết trong lời văn nghệ thuật nhƣ là “ánh kim sa trong truyện ngắn”.
Ý thức đi tìm một định nghĩa khả dĩ tiếp cận gần nhất với thực tế vận động
của thể loại cũng nhƣ đặt ra những vấn đề lý luận căn cốt về truyện ngắn còn đƣợc
thể hiện trong một số cuốn sách, chuyên luận dành riêng cho việc nghiên cứu thể
loại này. Sổ tay truyện ngắn do Vƣơng Trí Nhàn sƣu tầm, biên soạn, dịch đã tập
hợp 37 ý kiến của các nhà văn, giới báo chí trong và ngoài nƣớc xoay quanh những
đặc điểm, đặc trƣng của truyện ngắn, những yêu cầu đối với quá trình sáng tạo
truyện ngắn, những bí quyết, kinh nghiệm và chuyện “bếp núc” trong thực tế sáng
tác truyện ngắn. Cuốn Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký do Tạ Duy Anh chủ biên
trong Phần I. Nghệ thuật truyện ngắn cũng tập hợp 10 bài viết của các nhà nghiên

cứu, giới sáng tác về quan niệm truyện ngắn, một số đặc điểm của truyện ngắn, kỹ
thuật viết truyện ngắn… Hai cuốn sách kể trên đã giúp độc giả tiếp cận với những
cách nhìn nhận khá phong phú và sinh động về truyện ngắn, tuy nhiên, những ý
kiến đƣợc tập hợp là riêng lẻ, thƣờng mang tính chủ quan, xuất phát từ kinh nghiệm
cá nhân của ngƣời viết nên chƣa tạo ra một hệ thống tri thức lý luận khách quan với
một hệ quy chiếu nhất quán và toàn diện về đối tƣợng.
Bổ sung thêm những nghiên cứu lý luận về thể loại này, có thể kể đến hai
cơng trình Truyện ngắn – những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại của Bùi Việt
Thắng và Truyện ngắn: lý luận, tác gia và tác phẩm của Lê Huy Bắc. Cơng trình
của tác giả Bùi Việt Thắng bao gồm hai phần chính: Phần thứ nhất Truyện ngắn –
những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại đƣợc triển khai qua năm nội dung
chính: Định nghĩa truyện ngắn, Nguồn gốc truyện ngắn, Đặc trưng thể loại truyện
ngắn, Các kiểu truyện ngắn và Khái quát sự phát triển của truyện ngắn Việt Nam
thế kỷ XX; Phần thứ hai Bàn về truyện ngắn tập hợp một số ý kiến của các nhà văn
về truyện ngắn. Là ngƣời giảng dạy và nghiên cứu văn học Việt Nam, tác giả đã đúc
kết các vấn đề lý luận chủ yếu dựa trên và gắn với thực tế phát triển của truyện ngắn
14


trong lịch sử văn học Việt Nam. Cơng trình của tác giả Lê Huy Bắc lại chủ yếu
khảo sát các tác phẩm truyện ngắn nƣớc ngồi, trên cơ sở đó mong muốn “cố gắng
hình thành một hệ thống lí luận về truyện ngắn nói chung, truyện ngắn của từng giai
đoạn và của từng tác giả,…” [18, tr.6] với cấu trúc gồm ba phần: Tổng luận: bao
gồm các vấn đề lí luận về thể loại; Truyện ngắn khu vực và tác giả: bao gồm các bài
viết giới thiệu khái quát truyện ngắn từng châu lục, các quốc gia tiêu biểu và phong
cách riêng của một số tác giả nổi tiếng bậc nhất; Giải phẫu tác phẩm: phân tích,
bình giảng các tác phẩm cụ thể.
Năm 2007, cơng trình Truyện ngắn Việt Nam, Lịch sử - Thi pháp – Chân
dung do Phan Cự Đệ chủ biên lần đầu tiên đƣa ra một cái nhìn tồn cảnh về thể loại
truyện ngắn Việt Nam từ thời trung đại đến nay qua các giai đoạn phát triển, các đặc

điểm thi pháp và các tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Trong chƣơng IX Đặc trưng của
thể loại truyện ngắn hiện đại, tác giả Phan Cự Đệ sau khi phân tích các quan điểm
của nhiều nhà lý luận, nhà văn trong và ngoài nƣớc, đã tổng kết thành một định
nghĩa “bao gồm một hệ thống đặc điểm nhằm phản ánh những đặc trƣng về hình
thức, về chủ đề, về kết cấu và cốt truyện, về ngôn ngữ và các thủ pháp nghệ thuật
của thể loại truyện ngắn”[38, tr.443]. Trên cơ sở đó, ở chƣơng X Thi pháp truyện
ngắn hiện đại, ông bàn đến kết cấu và cốt truyện, tình huống và khoảnh khắc, chủ
đề và chi tiết trong truyện ngắn hiện đại.
Những cuốn sách kể trên là những cơng trình mang lại một hệ thống tri thức
có tính lý luận hơn cả, cung cấp cho ngƣời đọc cái nhìn khá bao quát và khách quan
về thể loại truyện ngắn.
Dù xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau, với những quan niệm khác
nhau, song mối quan tâm chung trong những bài viết, những cơng trình nghiên cứu
về lý luận truyện ngắn đƣợc công bố trong các bộ từ điển, các giáo trình, chun
luận và sách báo, đó là đi vào giải quyết một số phƣơng diện chủ yếu sau đây: Thứ
nhất, cố gắng đƣa ra một định nghĩa, một quan niệm tối ƣu nhất về truyện ngắn, để
trả lời cho câu hỏi: Truyện ngắn là gì?; thứ hai, nêu lên cách đánh giá về vai trò của
truyện ngắn trong cấu trúc thể loại của nền văn học; phân biệt truyện ngắn với
15


truyện, tiểu thuyết; mối quan hệ giữa truyện ngắn với các thể loại văn học khác; thứ
ba, xác định những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn, những yêu cầu quan trọng
trong sáng tạo tác phẩm truyện ngắn; và thứ tƣ, phân loại truyện ngắn thành một số
kiểu cơ bản.
Những quan niệm thuộc bốn hệ vấn đề cơ bản trên thƣờng khơng mang tính
lý luận thuần túy mà gắn với thực tế phát triển của truyện ngắn trong nƣớc và thế
giới. Lý luận đƣợc khái quát từ một nền văn học cụ thể, một kinh nghiệm sáng tác
cụ thể hoặc một số tác giả, tác phẩm cụ thể; và lý luận đó sẽ đƣợc ứng dụng để tiếp
cận và giải mã các hiện tƣợng cụ thể trong đời sống văn học.

Sẽ là sơ suất khi mô tả kết quả nghiên cứu lý luận về truyện ngắn mà không
đề cập đến lĩnh vực dịch thuật. Để đáp ứng nhu cầu vận dụng các thành tựu lý luận
văn học hiện đại thế giới của giới nghiên cứu trong nƣớc, nhiều cơng trình lý luận
có giá trị về văn xi nói chung, truyện ngắn nói riêng đã đƣợc dịch và giới thiệu,
tiêu biểu là các cơng trình của M. Bakhtin: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm
Vĩnh Cƣ dịch), Những vấn đề thi pháp Đoxtoiepxki (Trần Đình Sử dịch); của R.
Barthes: Độ không của lối viết (Nguyên Ngọc dịch), Nhập môn phân tích cấu trúc
truyện kể (Đỗ Lai Thúy giới thiệu, Tơn Quang Cƣờng dịch), Những huyền thoại
(Phùng Văn Tửu dịch); của M. Kundera: Tiểu luận (Nguyên Ngọc dịch, trong đó
bao gồm phần Nghệ thuật tiểu thuyết); của Iu. Lotman: Cấu trúc văn bản nghệ thuật
(Trần Ngọc Vƣơng, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch); của K. Hamburger:
Logic học về các thể loại văn học (Vũ Hoàng Địch, Trần Ngọc Vƣơng dịch); của
Meletinsky: Thi pháp của huyền thoại (Trần Nho Thìn, Song Mộc dịch); của
Grojnovski: Đọc truyện ngắn (Trần Hinh, Phùng Ngọc Kiên dịch), v.v… Hầu hết
dịch giả của các cơng trình trên đều là những giảng viên chuyên ngành văn học,
những nhà nghiên cứu, phê bình, sáng tác văn học, những thành tựu mà họ chuyển
ngữ và giới thiệu kể trên đã cung cấp một hàm lƣợng tri thức khoa học, hiện đại và
hữu ích cho khoa nghiên cứu văn học trong nƣớc những năm qua. Trong những
cơng trình này, nhiều vấn đề chung của các thể loại tự sự đã đƣợc luận bàn từ các lý
thuyết, các khuynh hƣớng tiếp cận khác nhau. Và dù có trực tiếp bàn về lý luận
16


truyện ngắn hay không, đây vẫn là những cuốn sách mang tính cơng cụ quan trọng,
giới thiệu những hƣớng tiếp cận, những phƣơng pháp, thao tác nghiên cứu của lý
luận văn học phƣơng Tây để các nhà nghiên cứu truyện ngắn có thể vận dụng. Tuy
nhiên, các cơng trình về lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu chuyên biệt về truyện
ngắn nhìn chung vẫn cịn ít ỏi.
1.1.2. Nghiên cứu tổng quan về truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Để tổng kết, đánh giá một giai đoạn phát triển của nền văn học, cần đến một

độ lùi nhất định về thời gian. Tuy vậy, đứng trƣớc sự phát triển đa dạng, phong phú
của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến nay, một số nhà nghiên cứu, phê bình cũng
đã có những cơng trình bƣớc đầu đƣa ra đƣợc cái nhìn tổng quan về nền văn học nói
chung, đồng thời đánh giá những thành tựu cũng nhƣ đặc điểm quá trình vận động
của từng thể loại. Trong những cơng trình này, truyện ngắn Việt Nam sau 1975 đều
đƣợc đánh giá là có bƣớc phát triển mạnh mẽ, đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể,
với một đội ngũ sáng tác đông đảo, một số lƣợng lớn tác phẩm đa dạng, phong phú
về nội dung và hình thức, trong đó có những tác giả tác phẩm trở thành tiêu biểu
cho văn học hiện đại Việt Nam. Sách Văn học Việt Nam thế kỷ XX đánh giá cao sự
khởi sắc của truyện ngắn giai đoạn 1975 – 2000. Trong cơng trình Truyện ngắn Việt
Nam, Lịch sử - Thi pháp – Chân dung, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ ghi nhận:
“Truyện ngắn và tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới (1986 – 2006) phát triển hết sức mạnh
mẽ. Điều đó hồn tồn phù hợp với quy luật” [38, tr.369]. Từ việc phân tích các tiền
đề khách quan và chủ quan, tác giả khẳng định thành tựu của truyện ngắn giai đoạn
này trên các phƣơng diện: đổi mới chủ đề và nội dung phản ánh; tính chất dân chủ
trong sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm; đề cao dấu ấn của chủ thể sáng tạo; sự đa
dạng về phƣơng pháp sáng tác, phƣơng thức tiếp cận hiện thực và bút pháp nghệ
thuật. Năm 1991, Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng “chúng ta đang đứng trƣớc một
vụ đƣợc mùa truyện ngắn mới. Truyện ngắn đông, nhiều và thật sự có một số truyện
ngắn thật hay”, và “truyện ngắn bỗng nổi bật lên hàng đầu” nhƣ “một quy luật rất
thú vị về sự phát triển của các thể loại văn học” [103, tr.12]. Ông cho rằng truyện
17


ngắn là thể loại “tiến xa hơn cả” trong đời sống văn học đƣơng đại. Lý Hoài Thu
trong bài viết Sự vận động của các thể văn xuôi trong văn học thời kỳ đổi mới cũng
khẳng định “Có thể nói rằng, trong văn xuôi, truyện ngắn là thể loại đã khẳng định
đƣợc vị trí của mình và có tầm ảnh hƣởng rộng rãi nhất đối với đời sống văn học
thời kỳ đổi mới” [143, tr.182]. Bích Thu nhận định “Chƣa bao giờ truyện ngắn lại
phát triển phong phú về số lƣợng lẫn hiệu quả nghệ thuật nhƣ hôm nay”. Sự phát

triển ấy đƣợc tác giả đánh giá là “một hiện tƣợng mang tính tất yếu khơng chỉ bởi
sự phát triển nội tại của bản thân thân thể loại mà còn do sự tác động của những đổi
mới về mọi phƣơng diện của môi trƣờng sáng tạo mới, của sự giao lƣu rộng rãi với
văn hóa thế giới” [139, tr.34]. Thành tựu của truyện ngắn giai đoạn này đƣợc nhà
nghiên cứu tổng kết trên ba phƣơng diện chủ yếu: cốt truyện và kết cấu, quan niệm
nghệ thuật về con ngƣời và nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ. Đề cao truyện
ngắn nhƣ một thể loại mạnh của nền văn xuôi hiện đại nƣớc nhà, Nguyễn Thị Bình
cho rằng: “Với truyện ngắn, văn học Việt Nam đang tiệm cận văn học đƣơng đại thế
giới ở tƣ duy thể loại” [89, tr.278].
Làm nên sự “lên ngôi”, “thăng hoa”, sự phát triển mạnh mẽ đó của truyện
ngắn, theo các nhà nghiên cứu, là nhờ một đội ngũ sáng tác hùng hậu: “Truyện ngắn
đã và đang là trung tâm thu hút sức sáng tạo của các thế hệ cầm bút, là thể loại sở
trƣờng của nhiều nhà văn, ngƣời đến trƣớc, kẻ đến sau, tập hợp thành một lực lƣợng
hùng hậu” [139, tr. 34]. Phan Cự Đệ đã làm một thống kê về đội ngũ những ngƣời
viết truyện ngắn theo không gian, bao gồm những cây bút truyện ngắn miền xuôi,
những nhà văn dân tộc thiểu số, và các nhà văn Việt Nam ở hải ngoại. Bùi Việt
Thắng lại có cái nhìn lịch sử khi ghi nhận sự đóng góp của đội ngũ sáng tác văn
xuôi theo từng thế hệ: thế hệ trƣởng thành từ kháng chiến chống Pháp và hịa bình
(1954), thế hệ trƣởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, thế hệ xuất hiện sau
1975, và “một thế hệ mới với nhiều tiềm năng sáng tác” xuất hiện từ thời kỳ đổi
mới. Trong sự trƣởng thành của lực lƣợng sáng tác, các nhà nghiên cứu đã thống
nhất thừa nhận có một phần đóng góp đáng kể từ các giải thƣởng văn học do Hội
Nhà văn Việt Nam, một số tờ báo, tạp chí nhƣ Văn nghệ Quân đội, Văn nghệ… khởi
18


xƣớng. Một hiện tƣợng đáng chú ý về đội ngũ tác giả truyện ngắn giai đoạn này
đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đề cập, đó là sự nở rộ của các cây bút nữ. Sự xuất hiện
ngày càng nhiều và ngày càng thành công của các tác giả nữ đƣợc Phƣơng Lựu
đánh giá là “một hiện tƣợng tốt đẹp, đánh dấu một phƣơng diện phát triển của văn

học thế kỷ này trên đất nƣớc ta”, khiến ông nhận thấy “Đã đến lúc, trên bình diện lý
thuyết, phải đặt vấn đề tìm hiểu những đặc điểm của nữ văn sĩ, với tất cả mặt mạnh
yếu của nó, để góp phần nhỏ thúc đẩy việc bồi dƣỡng và phát triển lực lƣợng sáng
tác của nửa phần dân tộc và nhân loại này” [96, tr. 66]. Thậm chí một số nhà nghiên
cứu đã sử dụng những cụm từ “gƣơng mặt nữ”, “âm hƣởng nữ quyền” để phác họa
diện mạo văn học Việt Nam đƣơng đại.
Việc xác định các khuynh hƣớng nội dung chính trong truyện ngắn Việt Nam
sau 1975 cũng đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm và tiến hành từ những góc tiếp
cận khác nhau. Căn cứ vào chủ đề và cảm hứng, Nguyễn Thị Bình nhận thấy văn
xi, trong đó có truyện ngắn, giai đoạn này nổi bật ba khuynh hƣớng: “khuynh
hƣớng nhận thức lại hiện thực”, “khuynh hƣớng đạo đức – thế sự” và “khuynh
hƣớng triết luận”. Nguyễn Văn Long nói đến bốn khuynh hƣớng của văn xuôi giai
đoạn này là “khuynh hƣớng sử thi”, “khuynh hƣớng nhận thức lại”, “khuynh hƣớng
thế sự - đời tƣ” và “khuynh hƣớng triết luận”, tuy nhiên, “khuynh hƣớng sử thi”
đƣợc ông khái quát chủ yếu từ các tác phẩm tiểu thuyết. Bích Thu xác định Những
dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau 1975 qua hệ thống mơ típ chủ đề, bao gồm
“chủ đề thiện ác”, “chủ đề sám hối”, “chủ đề cô đơn”…
Ngoài việc khái quát sự vận động của các khuynh hƣớng, một số cơng trình
cũng đã đi vào phân tích một số đề tài, chủ đề, khuynh hƣớng cảm hứng cụ thể
trong truyện ngắn sau 1975. Nếu nhƣ trong các giáo trình văn học Việt Nam sau
1975, trong khi khái quát về sự vận động của văn xuôi, thƣờng phân chia các
khuynh hƣớng chính dựa trên đề tài, chủ đề của các sáng tác, thì trên các báo và tạp
chí cũng xuất hiện nhiều bài viết đi vào phân tích sự thể hiện của từng đề tài, chủ
đề, cảm hứng trong văn xuôi và truyện ngắn sau năm 1975. Đề tài chiến tranh trong
truyện ngắn đƣợc tìm hiểu trong các bài viết của Tơn Phƣơng Lan (Từ một góc nhìn
19


về sự vận động của truyện ngắn chiến tranh), Lê Dục Tú (Truyện ngắn đương đại
về đề tài chiến tranh – những đổi mới trong tư duy thể loại). Truyện ngắn và văn

xi nói chung viết về đề tài dân tộc và miền núi đƣợc nghiên cứu cơng phu, có hệ
thống trong luận án của Phạm Duy Nghĩa: Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc
và miền núi. Phạm Xuân Thạch bàn về đề tài lịch sử trong các tác phẩm tự sự đƣơng
đại qua bài viết Quá trình hóa hư cấu. Tự sự đương đại Việt Nam về đề tài lịch sử
giữa truyền thống và hiện đại. Trần Cƣơng chú ý đến Văn xuôi viết về nông thôn từ
nửa sau những năm 80. Nhiều bài viết đề cập đến các đề tài tình u, gia đình, dục
tính… trong truyện ngắn. Các chủ đề của truyện ngắn nhƣ sám hối, nhận thức lại
thực tại, cơ đơn cũng đƣợc tìm hiểu trong một số bài viết.
Về các chặng đƣờng vận động, phát triển của truyện ngắn Việt Nam sau năm
1975, các tác giả đều khẳng định từ sau 1975, truyện ngắn đã có những thay đổi
đáng kể so với giai đoạn trƣớc đó, song bƣớc phát triển vƣợt bậc đƣợc tính từ thời
kỳ đổi mới (1986 tới nay). Bùi Việt Thắng chia sự phát triển của thể loại này thành
hai “khúc”: khúc vƣợt qua quán tính (1975 – 1985) và khúc đổi mới (từ 1986 tới
nay). Nguyễn Thị Bình cũng mô tả các chặng đƣờng vận động của văn xuôi giai
đoạn này qua hai chặng: những năm từ 1975 đến 1985 là “chặng đƣờng “khởi
động” chuẩn bị cho cao trào đổi mới”, còn từ 1986 là thời kỳ “đổi mới văn xi đạt
đến cao trào sau đó lắng lại”. Nguyễn Văn Long lại cho rằng “Nằm trong sự vận
động chung của cả nền văn học, văn xuôi sau 1975, trên đại thể cũng đã đi qua ba
chặng đƣờng: từ 1975 đến 1985, 1986 đến đầu những năm 90, và từ giữa những
năm 90 đến nay” [90, tr.48].
Đáng chú ý trong các cơng trình nghiên cứu tổng quan về truyện ngắn Việt
Nam đƣơng đại là luận án tiến sĩ Truyện ngắn Việt Nam sau 1986 – nhìn từ góc độ
thể loại của tác giả Lê Thị Hƣơng Thủy, bảo vệ tại Học viện Khoa học Xã hội –
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam năm 2013. Ngoài chƣơng Tổng quan về
tình hình nghiên cứu, ba chƣơng sau của luận án đi vào khảo sát và phân tích các
vấn đề: Truyện ngắn – quan niệm và sự đổi mới tư duy thể loại, Các dạng thức xây
dựng nhân vật và tổ chức kết cấu văn bản truyện ngắn, Ngôn ngữ và điểm nhìn trần
20



thuật. Theo tác giả luận án, từ sự thay đổi theo hƣớng ngày càng uyển chuyển của
tƣ duy thể loại, “truyện ngắn Việt Nam từ thời kỳ đổi mới đã có những biến đổi sâu
sắc trên phƣơng diện nghệ thuật xây dựng nhân vật, tổ chức văn bản truyện ngắn”,
“truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại cũng đã có những thay đổi đáng kể từ góc độ
ngơn ngữ và phƣơng thức tổ chức trần thuật” [148, tr.147]. Những thành tựu của
truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới từ góc độ thể loại đã đƣợc tác giả phân tích
với những minh chứng cụ thể. Tuy nhiên, nhƣ chúng tơi đã trình bày trong phần Mở
đầu, quá trình đổi mới tƣ duy, quan niệm thẩm mỹ và thi pháp thể loại trong truyện
ngắn, không cần đợi đến năm 1986, mà đã bắt đầu và xác lập đƣợc một số thành tựu
ngay sau năm 1975, tiêu biểu là nhiều sáng tác quan trọng của Nguyễn Minh Châu.
Luận án của chúng tôi, bên cạnh việc lấy năm 1975 làm lát cắt cho việc phân kỳ quá
trình phát triển của thể loại – cũng tức là nới rộng đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu,
sẽ có những cách thức triển khai, lựa chọn tƣ liệu và kiến giải vấn đề của mình, để
vừa kế thừa những kết quả nghiên cứu của cơng trình kể trên, vừa góp phần tạo nên
một cái nhìn khái qt về đối tƣợng nghiên cứu từ góc độ thể loại.
1.1.3. Nghiên cứu các hệ vấn đề trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu tổng quan về truyện ngắn Việt Nam sau
1975 để đánh giá thành tựu, lý giải các tiền đề, nguyên nhân của sự phát triển, phân
chia các khuynh hƣớng, kiểu loại, các chặng đƣờng phát triển và giới thiệu những
tên tuổi tiêu biểu cho thể loại trong giai đoạn này nhƣ chúng tôi vừa kể trên, đã có
những cơng trình đi vào tìm hiểu một khía cạnh, một phƣơng diện, một vấn đề cụ
thể nào đó của truyện ngắn sau 1975. Có thể kể đến những cơng trình nghiên cứu
thành tựu và phong cách của các tác giả hay nhóm tác giả tiêu biểu; nghiên cứu các
đề tài, chủ đề, khuynh hƣớng cảm hứng của truyện ngắn giai đoạn này; nghiên cứu
thành tựu đổi mới nghệ thuật truyện ngắn giai đoạn này; nghiên cứu các kiểu truyện
ngắn cụ thể; và nghiên cứu sự tƣơng tác của truyện ngắn với các thể loại khác trong
giai đoạn này.

21



1.1.3.1. Nghiên cứu thành tựu và phong cách của các tác giả, nhóm tác giả tiêu
biểu
Sự phát triển mạnh mẽ của truyện ngắn Việt Nam sau 1975 là thành quả của
một đội ngũ hùng hậu các nhà văn ở nhiều thế hệ, nhiều vùng miền, đa dạng về
phong cách, bút pháp. Trong đội ngũ đó, có những tác giả mà sáng tác của họ đặt ra
những vấn đề tiêu biểu cho sự vận động của thể loại trong giai đoạn này. Nhiều nhà
nghiên cứu, phê bình đã đi sâu tìm hiểu quan điểm sáng tác, thế giới nghệ thuật và
phong cách của những tác giả tiêu biểu đó. Các nhà văn từ Nguyễn Minh Châu, Đỗ
Chu, Ma Văn Kháng, Lê Minh Khuê, Nguyễn Huy Thiệp, Y Ban, Võ Thị Hảo, Trần
Thùy Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Sƣơng Nguyệt Minh đến Nguyễn Ngọc Tƣ, Đỗ
Bích Thúy, Phạm Duy Nghĩa… cùng với thành tựu truyện ngắn của mình, đều đã
trở thành đối tƣợng nghiên cứu của nhiều chuyên luận, bài viết, luận án, luận văn.
Đặc biệt, trong số đó, Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp là những tác giả
từng thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng và giới nghiên cứu, phê bình. Truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 đã tạo nên một cuộc thảo luận sôi nổi với
nhiều ý kiến đa dạng, phức tạp. Tôn Phƣơng Lan, Lại Nguyên Ân khi biên soạn
cuốn Nguyễn Minh Châu – con người và tác phẩm đã nhận xét: “Các truyện ngắn từ
đầu những năm 80 dƣờng nhƣ trình diện một Nguyễn Minh Châu khác trƣớc.
Những sáng tác này lại trở thành một trong những tiêu điểm chú ý của dƣ luận. Bắt
đầu xuất hiện những cách hiểu khác nhau. Ấy là chƣa kể đến loại dƣ luận không
thành văn” [78, tr.158]. Theo thống kê của Tôn Phƣơng Lan, từ 1976 đến 1991 có
tới 82 bài viết bàn về Nguyễn Minh Châu đƣợc đăng tải trên các báo, tạp chí, trong
đó phần lớn là các bài viết về truyện ngắn của ông. Năm 1999, một chuyên luận
công phu của Tôn Phƣơng Lan ra đời mang tên Phong cách nghệ thuật Nguyễn
Minh Châu. Năm 2001, Mai Hƣơng tuyển chọn và biên soạn 59 bài viết trong sách
Nguyễn Minh Châu tài năng và sáng tạo nghệ thuật, trong đó bộ phận truyện ngắn
sau 1975 của ông đƣợc bàn luận, nghiên cứu từ nhiều góc độ. Các phƣơng diện cụ
thể về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu nhƣ quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, thế
giới nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, tình huống truyện… cũng đƣợc nhiều

22


luận văn lựa chọn làm đối tƣợng nghiên cứu. Bên cạnh Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Huy Thiệp với hàng loạt truyện ngắn bắt đầu xuất hiện vào giữa những
năm 80 của thế kỷ XX cũng là một hiện tƣợng văn học phức tạp, gây xơn xao dƣ
luận và tốn khơng ít giấy mực của các nhà nghiên cứu, phê bình. Giáo trình Văn học
Việt Nam sau 1975 của Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học
Quốc gia Hà Nội cho biết: “Từ khoảng giữa năm 1987 đến 1989 đã có khoảng 70
bài viết về sáng tác của nhà văn này. Tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đƣợc dịch ra
tiếng Anh, Pháp và nhiều hơn cả là ở các nƣớc châu Âu” [81, tr.122]. Những vấn đề
đặt ra trong các truyện ngắn của nhà văn tài năng và phức tạp này tạo ra những
luồng dƣ luận rất đa dạng, thậm chí nhiều ý kiến trái chiều nhau, cả ngợi ca suy tôn
lẫn phê phán đều rất mạnh mẽ. Cuốn sách Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp (2001) do
Phạm Xuân Nguyên sƣu tầm, biên soạn, với 54 bài viết của giới nghiên cứu, phê
bình, sáng tác trong và ngồi nƣớc, đã cho thấy sức nóng, sức hấp dẫn của truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp đối với văn đàn lúc bấy giờ. Và cho đến nay, truyện ngắn
của ông vẫn tiếp tục là đối tƣợng khảo sát, nghiên cứu của những ngƣời quan tâm
đến văn học đƣơng đại Việt Nam, và đến thể loại này. Hai tác giả Nguyễn Minh
Châu và Nguyễn Huy Thiệp cũng đƣợc các giáo trình, các cơng trình nghiên cứu về
văn học Việt Nam sau 1975 giới thiệu đến ngƣời học và công chúng nhƣ là hai đại
diện tiêu biểu hàng đầu trong thể loại truyện ngắn nói riêng, văn học nói chung giai
đoạn này.
Cùng với những cơng trình nghiên cứu chun sâu về các tác giả tiêu biểu,
cịn có nhiều cơng trình đi vào khảo sát, phân tích các nhóm tác giả truyện ngắn
quan trọng theo những tiêu chí lựa chọn nhất định. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị
Bích đi vào nghiên cứu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
(Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng). Theo tác
giả luận án, ba nhà văn đƣợc lựa chọn là “những đại biểu tinh anh của phong trào
đổi mới văn học sau 1975. Họ là những cây bút trƣởng thành trong chiến tranh và

trở về từ chiến tranh nhƣng trong bối cảnh đổi mới, họ vẫn là những tác giả có
nhiều bạn đọc” [20, tr.3]. Lựa chọn hƣớng tiếp cận từ tự sự học, luận án đã phân
23


tích đặc điểm sáng tác của ba tác giả này trên các phƣơng diện: ngơi kể, điểm nhìn
và giọng điệu trần thuật, để thấy đƣợc sự chuyển động của thể loại truyện ngắn
trong hành trình của các nhà văn tiêu biểu thế hệ “3X”.
Thành tựu, hạn chế, những đặc điểm trong sáng tác của một loạt nhà văn nữ
cũng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình. Cuối năm 1996,
Phƣơng Lựu thuật lại: “Chỉ trong mấy tháng cuối năm 92 đầu 93, nhà phê bình
Nguyễn Văn Lƣu đã liên tiếp viết về sáng tác của Nguyễn Thị Ấm, Võ Thị Hảo, Võ
Thị Xuân Hà, Nguyễn Thị Thu Huệ v.v… Rồi Tạp chí Văn học số 6 năm nay đã
công bố nội dung buổi tọa đàm Phụ nữ và sáng tác văn chương của một số nhà phê
bình nhƣ Văn Tâm, Vƣơng Trí Nhàn, Lại Ngun Ân, Phạm Xuân Nguyên, với một
số nhà thơ nhà văn nhƣ Ngơ Thế Oanh, Đặng Minh Châu, trong đó có cả các cây
bút nữ, phê bình lẫn sáng tác: Đặng Anh Đào, Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo v.v…”
[96, tr. 66]. Bích Thu viết về Văn xi của phái đẹp trên Tạp chí Sơng Hương, số 3
– 2001. Rất nhiều tuyển tập truyện ngắn của các nhà văn nữ đã ra đời. Bùi Việt
Thắng tuyển chọn, biên soạn nhiều tuyển tập truyện ngắn của các tác giả nữ nhƣ
Truyện ngắn bốn cây bút nữ, Mùa thu vàng rực rỡ, Có một thời u, và ở mỗi tuyển
tập, ơng đều có những bài giới thiệu khái quát về thành tựu, đặc điểm của truyện
ngắn các nhà văn nữ. Theo ông, “Thực tiễn văn học, đặc biệt trong lĩnh vực truyện
ngắn, những cây bút nữ đã góp phần quan trọng làm cho văn đàn sơi nóng lên, hấp
dẫn hơn nhờ vào sự đa hƣơng sắc của tác phẩm”. Gần đây, lý thuyết Nữ quyền đƣợc
nhiều nhà nghiên cứu, phê bình từng bƣớc áp dụng để tìm hiểu truyện ngắn của các
nhà văn nữ. Cuối năm 2012, Viện Văn học tổ chức tọa đàm Văn xuôi nữ trong bối
cảnh văn học Việt Nam đương đại. Gần 30 tham luận của tọa đàm đã đề cập và
phân tích một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn sáng tác của các cây bút nữ trong văn
học đƣơng đại, trong đó có bộ phận quan trọng là truyện ngắn. Bên cạnh việc khẳng

định đóng góp của các nhà văn nữ vào đời sống văn học, một số tham luận đã đề
cập đến “vấn đề nữ quyền”, đề xuất việc áp dụng lý thuyết nữ quyền trong nghiên
cứu bộ phận sáng tác này.

24


Một số cơng trình đã nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn của một nhóm tác giả
theo địa bàn, khu vực. Trần Mạnh Hùng trong luận án Khảo sát đặc điểm truyện
ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay đã phác thảo khái quát đội ngũ tác
giả truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long, sự vận động của truyện ngắn đồng bằng
sông Cửu Long từ 1975 đến nay, sau đó khảo sát những đặc điểm của bộ phận
truyện ngắn này trên hai phƣơng diện: cảm hứng và một số phƣơng diện nghệ thuật.
Sáng tác của các nhà văn hải ngoại cũng bƣớc đầu đƣợc chú ý. Nhà xuất bản Phụ nữ
giới thiệu 25 truyện ngắn của 21 tác giả nữ trong tuyển tập Khung trời bỏ lại với
thiện ý “Mặc dù còn xa cách nhƣng cố gắng tạo nên một cuộc gặp gỡ, một sự giao
lƣu thân tình giữa bạn đọc, bạn viết trong nƣớc với chị em cầm bút đang sống ở
nƣớc ngoài”, tập truyện đã đƣợc đề cập đến trong sách Truyện ngắn Việt Nam, Lịch
sử - Thi pháp – Chân dung cùng với sáng tác truyện ngắn của một loạt cây bút hải
ngoại khác cho thấy đóng góp của các nhà văn đang ở nƣớc ngồi vào sự phát triển
chung của thể loại. Nguyễn Thị Năm Hồng phân tích “tồn tập truyện nhƣ một kết
cấu nghệ thuật thống nhất trong đa dạng, chỉ ra đƣợc cái mạch ngầm đã liên kết
những âm, những giọng, những dàn trong các tác phẩm riêng biệt, độc lập đó thành
một liên khúc, cũng nhƣ liên kết liên khúc đó với hợp âm chung của đời sống văn
học đƣơng đại Việt Nam. Mạch liên kết đó đƣợc tạo thành bởi nhiều yếu tố, trong
đó chủ đạo là sự liên kết về tình huống, kết cấu và giọng điệu” [113, tr.442], từ đó
chỉ ra những nét tƣơng đồng, những điểm gặp gỡ cũng nhƣ những sắc thái riêng biệt
trong truyện ngắn của các nhà văn nữ hải ngoại so với các đồng nghiệp trong nƣớc.
Bên cạnh các tác giả, nhóm tác giả trên, các nhà văn trẻ, các nhà văn quân
đội… cũng đƣợc quan tâm nhƣ những nhóm tác giả đáng chú ý trong thể loại truyện

ngắn.
1.1.3.2. Nghiên cứu thành tựu đổi mới nghệ thuật truyện ngắn
Những nỗ lực đổi mới, hiện đại hóa của truyện ngắn sau 1975 trên phƣơng
diện nghệ thuật đƣợc thể hiện đa dạng, phong phú từ nghệ thuật xây dựng nhân vật,
kết cấu, điểm nhìn trần thuật, không gian và thời gian nghệ thuật đến ngôn ngữ,
25


×