Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đặc điểm thơ bằng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.55 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

MAI NGỌC LỆ

ĐẶC ĐIỂM THƠ BẰNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

MAI NGỌC LỆ

ĐẶC ĐIỂM THƠ BẰNG VIỆT

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lưu Khánh Thơ

Hà Nội - 2011


MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 8
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 9
5. Mục đích, ý nghĩa đóng góp của luận văn .................................................... 9
6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 10
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 10
Chương 1: Thế hệ thơ chống Mỹ và những chặng đường thơ Bằng Việt ... 10
1. Khái quát về thế hệ thơ chống Mỹ ........................................................... 10
1.1. Hoàn cảnh lịch sử và đội ngũ sáng tác ..................................................... 10
1.2. Những thành tựu thơ chống Mỹ ............................................................... 14
1.2.1. Thành tựu về nội dung .......................................................................... 15
1.2.2. Thành tựu về nghệ thuật ........................................................................ 20
2. Những chặng đường thơ Bằng Việt ............................................................ 25
2.1. “Người của một thời – Thơ của một thời” ............................................... 25
2.2. Quan niệm về nghệ thuật ......................................................................... 34
Chương 2: Đặc điểm thơ Bằng Việt nhìn từ phương diện nội dung ........ 39
2.1. Cảm hứng về đất nước và con người Việt Nam ........................................ 39
2.1.1. Cảm hứng về đất nước và con người trong chiến tranh ........................ 39
2.1.1.1. Đất nước trong chiến tranh................................................................. 39
2.1.1.2. Con người trong chiến tranh .............................................................. 50
2.1.2. Cảm hứng về đất nước và con người trong hịa bình ............................ 60
2.1.2.1. Đất nước trong hịa bình..................................................................... 61
2.1.2.2. Con người trong cuộc sống đời thường ............................................. 65
2.2. Cảm hứng thế sự ...................................................................................... 70
2.2.1. Vẻ đẹp của con người và nhân loại trong thế kỷ XX ............................ 70
1



2.2.2. Những suy tư chiêm nghiệm về một thế giới đầy biến động ................ 73
2.3. Cảm hứng về tình yêu .............................................................................. 79
2.3.1. “Tình yêu và báo động”....................................................................... 79
2.3.2. “Gợi dậy tâm hồn và thức dậy tình yêu” .............................................. 84
Chương ba: Đặc điểm thơ Bằng Việt nhìn từ phương diện nghệ thuật .. 89
3.1. Thể thơ ..................................................................................................... 89
3.1.1 Thể thơ tự do .......................................................................................... 90
3.1.2. Các thể thơ khác .................................................................................... 94
3.2. Ngôn ngữ .................................................................................................. 99
3.2.1. Sự gia tăng các yếu tố văn xuôi vào thơ ............................................. 100
3.2.2. Ngôn ngữ giàu sắc màu gợi hình, gợi cảm ......................................... 102
3.2.3. Một số biện pháp tu từ ........................................................................ 103
3.3. Biểu tượng thơ ........................................................................................ 105
3.3.1. Đất và mẹ ............................................................................................ 106
3.3.2. Ngọn lửa .............................................................................................. 107
3.3.3. Ngọn gió .............................................................................................. 109
3.3.4. Hoa ...................................................................................................... 111
3.4. Giọng điệu .............................................................................................. 114
3.4.1. Giọng trữ tình sâu lắng ........................................................................ 114
3.4.2. Giọng suy tư, triết lý ........................................................................... 116
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................... 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 122

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nền thơ hiện đại Việt Nam được tạo nên bởi rất nhiều tiếng thơ,
gương mặt thơ độc đáo. Đặc biệt, thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đã

đóng góp cho thơ ca dân tộc nhiều nhà thơ tài năng và tâm huyết. Chỉ trong
vòng 10 năm 1964 - 1975, chúng ta đã có một thế hệ nhà thơ trẻ với nhiều
gương mặt thơ độc đáo. Bằng Việt là một trong số những nhà thơ đó. Đến
nay, hơn nửa thế kỉ làm thơ, Bằng Việt vẫn khẳng định được tiếng thơ đặc
sắc của mình qua nhiều tập thơ với nhiều giải thưởng nghệ thuật trong và
ngồi nước có giá trị ghi nhận đóng góp của ơng cho nền thơ hiện đại Việt
Nam.
1.2. Tác phẩm của Bằng Việt được dịch, in trên nhiều tạp chí, sách, báo
quốc tế và được đưa vào chương trình ngữ văn trong nhà trường Trung học
cơ sở.
1.3. Năm 2010, Bằng Việt ra mắt tập thơ thứ 10 Bằng Việt – Tác phẩm
chọn lọc đánh dấu chặng đướng 50 năm cầm bút của mình.
Đó là những lí do thơi thúc chúng tôi chọn Đặc điểm thơ Bằng Việt làm
đề tài luận văn của mình. Việc tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm thơ Bằng
Việt góp phần khám phá các giá trị trong sáng tác của tác giả một cách hệ
thống và chuyên sâu để qua đó, hiểu hơn về một thời kỳ thơ ca quan trọng
của nền thơ hiện đại Việt Nam. Đồng thời, đề tài nghiên cứu Đặc điểm thơ
Bằng Việt cũng góp phần thiết thực vào việc giảng dạy ngữ văn trong nhà
trường Trung học cơ sở.
1. Lịch sử vấn đề
Với sự sưu tầm, tập hợp trong quá trình nghiên cứu, chúng tơi phân
chia các tư liệu nghiên cứu thơ Bằng Việt thành hai nhóm cơ bản. Nhóm
thứ nhất là các bài giới thiệu, phê bình, đánh giá khái quát về nội dung,
nghệ thuật các tập thơ của Bằng Việt, tiêu biểu là những bài viết của các
1


tác giả: Lê Đình Kỵ, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Nam, Thiếu Mai,
Văn Tâm, Hồng Thọ, Nguyễn Trọng Hoàn, Hà Minh Đức… Nhóm thứ
hai là các bài bình giảng, phân tích về các tác phẩm cụ thể của Bằng Việt,

tiêu biểu là những bài viết của các tác giả: Vũ Dương Quỹ, Vũ Quần
Phương, Lê Quốc Hán, Chu Văn Sơn, Nguyễn Thị Nhàn,… Từng tập thơ,
từng khía cạnh trong nghệ thuật và nội dung thơ Bằng Việt đều được các
tác giả nhận định khá xác đáng. Tuy nhiên, các bài viết chưa nghiên cứu
một cách tập trung và hệ thống về thơ Bằng Việt theo chặng đường phát
triển dài của đời thơ tác giả Bếp lửa. Các cơng trình, bài viết đó là những
gợi ý q báu để chúng tơi hoàn thành đề tài Đặc điểm thơ Bằng Việt.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu đặc điểm thơ Bằng Việt với những biểu
hiện trên sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Cụ thể, chúng tơi sẽ
tìm hiểu những cảm hứng chính của thơ Bằng Việt và các yếu tố nghệ
thuật cơ bản làm nên sự độc đáo, sức cuốn hút của thơ Bằng Việt. Đến
nay, Bằng Việt đã xuất bản 10 tập thơ. Chúng tôi đi sâu khảo sát tập thơ
mới nhất Bằng Việt – tác phẩm chọn lọc (NXB Hội nhà văn, 2010).
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng đồng thời các phương pháp sau: Phương pháp phân
tích - tổng hợp, phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp so sánh,
phương pháp lịch sử, phương pháp thi pháp học.
5. Mục đích, ý nghĩa đóng góp của luận văn
Chúng tơi hy vọng luận văn sẽ đem đến một cái nhìn khái quát và đầy
đủ xuyên suốt chặng đường thơ 50 năm của tác giả, từ thời kỳ thơ chống
Mỹ tiếp nối đến thời kỳ đương đại, giúp tìm hiểu, nghiên cứu một cách hệ
thống, toàn diện và sâu sắc về đặc điểm thơ Bằng Việt từ nội dung đến hình
thức nghệ thuật. Từ đó, thấy được sự vận động của thơ Bằng Việt trong
chặng đường thơ 50 năm của tác giả, những nét độc đáo của thơ ca Bằng
2


Việt trong “dàn đồng ca cùng thế hệ” và những đóng góp giàu giá trị của
tiếng thơ Bằng Việt đối với nền thơ hiện đại Việt Nam.

Chúng tôi tin luận văn sẽ giúp ích cho việc giảng dạy, học tập về tác
giả Bằng Việt và tác phẩm của ông trong nhà trường phổ thông. Chúng tôi
cũng muốn qua luận văn sẽ giới thiệu thêm với độc giả và các nhà nghiên
cứu những tác phẩm, những câu thơ hay mà mình tâm đắc.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Trong đó, phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Thế hệ thơ chống Mỹ và những chặng đường thơ Bằng
Việt.
Chương 2: Đặc điểm thơ Bằng Việt nhìn từ phương diện nội dung.
Chương 3: Đặc điểm thơ Bằng Việt nhìn từ nghệ thuật biểu hiện.

3


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Thế hệ thơ chống Mỹ và những chặng đường thơ Bằng
Việt
1. Khái quát về thế hệ thơ chống Mỹ
1.1. Hoàn cảnh lịch sử và đội ngũ sáng tác
Những vần thơ 1964 -1975 ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt của khói
lửa chiến tranh. Đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam hòng chia cắt hai miền
đất nước, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa làm nhiệm vụ của
hậu phương lớn tiếp sức cho tiền tuyến lớn miền Nam chiến đấu đánh tan
giặc Mỹ, giành độc lập thống nhất cho Tổ quốc. Thơ Việt Nam 1964 -1975
đã ghi nhận sự góp mặt của nhiều tiếng thơ, nhiều nhà thơ – chiến sỹ thuộc
mọi thế hệ. Ở chặng đường thứ nhất là những tác giả tiêu biểu như: Bằng
Việt, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Mỹ, Lê Anh Xuân,… đã đem
đến cho thơ chống Mỹ những tiếng thơ trẻ trung, tươi tắn, sôi nổi. Những
vần thơ tràn đầy cảm xúc mê say, chân thành đối với cuộc sống quê

hương, đất nước, tuy còn dấu vết sách vở nhưng đã thực sự thổi vào thơ ca
giai đoạn này chất men say tuổi trẻ với khát khao được cầm súng chiến
đấu, được cống hiến vì Tổ quốc, nhân dân. Chặng đường thứ hai khi thơ
trẻ chống Mỹ phát triển đến đỉnh cao có sự góp mặt của nhiều tác giả:
Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy,
Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng Nhuận Cầm,… đã khẳng định được tiếng thơ của
thế hệ mới: khỏe khoắn, trong sáng và đầy tự tin. Thơ lúc này đã vươn tới
khái quát những mảng hiện thực lớn của cuộc chiến tranh chống Mỹ với
những chi tiết chân thực được phát hiện, tìm tịi bằng chính cặp mắt quan
sát tinh tế sắc sảo của những nhà thơ – người lính. Khơng khí dữ dội, ác
liệt của đời sống chiến trường sinh động, bề bộn ùa vào thơ. Ở chặng cuối
cùng, đội ngũ sáng tác trẻ càng trở nên đông đảo hơn với nhiều cây bút
mới: Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Anh Ngọc, Trần Mạnh Hảo,... Các nhà thơ
4


đã đi sâu hơn vào đề tài chiến tranh, đến với hiện thực đời sống để khám
phá, đúc kết chân lý, xây dựng nên những hình tượng thơ giàu ý nghĩa khái
quát trong thể loại trường ca.
1.2. Những thành tựu thơ chống Mỹ
1.2.1. Thành tựu về nội dung
Chủ nghĩa anh hùng cách mạng là nội dung chủ yếu, là cảm hứng chủ
đạo được thơ khai thác và biểu hiện với nhiều sắc thái. Các nhà thơ có một
cái nhìn mới đối với chiến tranh, đối với những mất mát, hy sinh, lịng căm
thù giặc, tình đồng chí, tình u và lòng tin ước mơ chiến thắng, suy nghĩ
về số phận của nhân dân, của Tổ quốc. Đề tài Tổ quốc là đề tài bao quát,
trung tâm của thơ chống Mỹ cứu nước, được các nhà thơ khai thác và biểu
hiện phong phú. Hình tượng Tổ quốc trở thành hình tượng trung tâm, cao
đẹp và thiêng liêng. Các bài thơ tiêu biểu gồm có: Chúng tơi chiến đấu cho
Người sáng mãi Việt Nam ơi (Nam Hà), Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm),

Dáng đứng Việt Nam (Lê Anh Xuân) và các bài thơ xuân của Tố
Hữu,…Bên cạnh đó, đề tài chiến đấu cũng có sức thu hút rất lớn các cây
bút, đặc biệt là các cây bút trẻ. Trong đề tài này, hình ảnh người chiến sỹ
nổi bật với nhiều sáng tạo trong xây dựng hình tượng. Tiêu biểu là các tác
phẩm: Bài thơ về Tiểu đội xe khơng kính (Phạm Tiến Duật), Gửi em, cô
thanh niên xung phong (Phạm Tiến Duật), Khoảng trời hố bom (Lâm Thị
Mỹ Dạ), Tiếng hát sang xuân (Tố Hữu), Dáng đứng Việt Nam (Lê Anh
Xuân), Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh), ... Bên cạnh đó, đề tài lao động
sản xuất và đề tài tình yêu cũng được nhiều nhà thơ phản ánh trong thơ
thời kỳ này, góp phần hoàn thiện diện mạo về nội dung của thơ chống Mỹ.
1.2.2. Thành tựu về nghệ thuật
Thơ chống Mỹ nổi bật lên nét mới: hướng về chính luận, thể hiện
năng lực khái qt hóa của các nhà thơ. Chất chính luận, suy tưởng càng
về sau cuộc kháng chiến càng đậm đặc. Tiếp đến là sự kết hợp hài hòa
5


giữa truyền thống dân tộc và tinh thần, sức mạnh của thời đại mới trong
hình thức thơ. Các mơ típ dân gian, chất liệu thơ dân gian, thể thơ lục bát
truyền thống được vận dụng linh hoạt, khéo léo tạo nên những vần thơ tinh
tế, có chiều sâu nội tâm, dễ đi vào lòng người. Chất hiện đại trong thơ
chống Mỹ được bộc lộ ở ngôn ngữ thơ và sự gia tăng chất liệu văn xuôi
vào thơ. Các câu thơ dài mang dáng dấp văn xuôi, ngôn ngữ đời thường
mang tính tranh luận, khẩu ngữ trong thơ Chế Lan Viên, Xuân Diệu và đặc
biệt trong các nhà thơ trẻ như Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật, Trần
Mạnh Hảo, Hữu Thỉnh,… đã đem lại cho thơ thời kỳ này giọng điệu mới,
khỏe khoắn, trẻ trung và độc đáo.
Quan niệm nghệ thuật thay đổi, thơ chiến đấu phục vụ Cách mạng và
dung lượng phản ánh của thơ được mở rộng thì điều tất yếu hình thức thơ
cũng được tự do hóa hơn trước. Thể loại trường ca ra đời đáp ứng nhu cầu

tất yếu ấy.
Thơ chống Mỹ đã tạo dựng được nhiều hình tượng trung tâm nổi bật
mang khuynh hướng sử thi lãng mạn, đậm chất anh hùng cách mạng như
các hình tượng: Tổ quốc, mẹ, người lính,… làm hồn thiện đẹp thêm cho
bảo tàng lịch sử văn học thơ ca Việt Nam.
Một nền thơ lớn tất nhiên được tạo nên bởi những phong cách thơ
phong phú, đa dạng và độc đáo như: Tố Hữu, Chế Lan Viên, Phạm Tiến
Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Xuân Quỳnh,…
2. Những chặng đường thơ Bằng Việt
2.1. “Người của một thời – Thơ của một thời”
Bằng Việt là một trong số những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các
nhà thơ chống Mỹ. Thuộc vào thế hệ Trường Sơn, thế hệ sáu mươi, nhà
thơ Bằng Việt là người của một thời lịch sử đầy biến động.
Bằng Việt sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941, nguyên quán xã Chàng
Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội nhưng ông sinh tại phường Phú
6


Cát, thành phố Huế. Tri thức, kiến văn và tâm hồn thơ trữ tình giàu tưởng
tượng và truyền thống gia đình đã góp phần làm nên tư chất và phẩm cách
thơ Bằng Việt. Tuổi thơ Bằng Việt vang động những sự kiện của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp. Giã từ chiếc khăn quàng đỏ thời niên
thiếu, Bằng Việt học xong trung học tại Hà Nội và được cử đi học Đại học
Luật ở Liên Xơ. Chính trong thời gian này, việc tiếp xúc với một nền văn
hóa lớn cùng nhiều tên tuổi văn học của thế giới đã có ảnh hưởng không
nhỏ đến phong cách sáng tác và dịch thuật của Bằng Việt. Sau khi tốt
nghiệp khoa Pháp lý, Đại học Tổng hợp Kiev vào năm 1965, Bằng Việt về
Việt Nam, công tác tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt
Nam. Ba năm sau, năm1968, tập thơ đầu tay in chung cùng Lưu Quang Vũ
Hương cây – Bếp lửa ra đời.

Đến tháng 12 năm 1969, Bằng Việt chuyển sang công tác ở Hội Nhà
văn Việt Nam. Năm 1970, tác giả tham gia công tác ở chiến trường Bình
Trị Thiên, với tư cách là một phóng viên chiến trường và làm tại Bảo tàng
truyền thống cho đồn Trường Sơn. Năm 1975, Bằng Việt cơng tác ở Nhà
xuất bản Tác phẩm mới. Sau chiến tranh, làm xuất bản và tạp chí tại Hội
Nhà văn Việt năm, Bằng Việt hoạt động văn học và quản lý Hội tại Hội
Liên hệ văn học – nghệ thuật Hà Nội và cơng tác chính trị - xã hội trong
nhiều đồn thể quần chúng.
Đồng hành cùng với tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, nhìn một cách
khái qt có thể chia thơ Bằng Việt thành hai chặng lớn. Chặng thứ nhất là
những vần thơ thời chiến tranh (trước 1975) gồm hai tập: Hương cây –
Bếp lửa (1968, in chung với Lưu Quang Vũ) và Những gương mặt, những
khoảng trời (1973). Chặng thứ hai là những vần thơ thời hịa bình (sau
1975) gồm các tập: Đất sau mưa (1977), Khoảng cách giữa lời (1984), Cát
sáng (1985) - in chung với Vũ Quần Phương, Phía nửa mặt trăng chìm
(1995), Ném câu thơ vào gió (2001), Thơ trữ tình (2002), Thơ Bằng Việt
7


1961 – 2001 (2003), Nheo mắt nhìn thế giới (2008), Bằng Việt – Tác phẩm
chọn lọc (2010). Qua mỗi chặng đường thơ ấy, ta có thể thấy những biến
đổi, phát triển về nội dung và nghệ thuật trong hành trình sáng tạo nghệ
thuật suốt nửa thế kỷ của Bằng Việt.
2.2. Quan niệm về nghệ thuật
Với Bằng Việt, “thơ là phần tinh túy nhất của phương tiện thể hiện và
trình diễn bằng lời”, “càng thể hiện súc tích và sâu xa nhất bản chất và nội
tâm mỗi con người càng đặc sắc”. Từ kinh nghiệm của một nhà quản lý
nghệ thuật, Bằng Việt rất coi trọng “tính cá biệt và tính đặc thù”, “tính độc
đáo trong mỗi khám phá nội tâm của mỗi chủ thể trong thơ”. Khát khao
khẳng định cái Tơi độc đáo ấy ln hịa quyện với những lý tưởng nhân

văn cao đẹp của cái Ta. Bằng Việt mong “sẽ được cởi mở tấm lòng trọn
vẹn với bạn đọc cũng như thơ mình ln ln là nơi giãi bày, chia sẻ”,
nhưng đồng thời cũng mong muốn mỗi nhà thơ cần “luôn phấn đấu làm
sao để con người luôn được quyền đứng thẳng, được hít thở hết mình,
vươn cao đến hết tầm vóc thực sự của mình để sánh bước đồng hành cùng
nhân loại”. Khát vọng cao đẹp của người nghệ sỹ chân chính đã được
Bằng Việt bộc bạch theo cách riêng trong các bài thơ giàu chất chính luận:
Hoa tường vi, Plixétcaia, Ngơn ngữ và chính trị, Ném câu thơ vào gió, Sự
nhạy cảm khơng có chỗ, Tạm bợ, Ngơi nhà, Nghệ thuật thu nhỏ, Thơ hay
có cần phải chết?, Thơ cịn gì hơm nay, Thực ra,…

8


Chương 2: Đặc điểm thơ Bằng Việt nhìn từ phương diện nội dung
2.1. Cảm hứng về đất nước và con người Việt Nam
2.1.1. Cảm hứng về đất nước và con người trong chiến tranh
2.1.1.1. Đất nước trong chiến tranh
Cảm hứng về đất nước của Bằng Việt được thể hiện tập trung trong
các bài thơ Đất nước, Trước cửa ngõ chiến trường, Viết cho em dọc
Trường Sơn. Nhà thơ suy nghĩ về đất nước với tư duy thơ khái quát, tổng
hợp nhưng chất liệu thơ lại là những hình ảnh ghi lại từ hiện thực chiến
trường đậm chất kí sự– những gương mặt và khoảng trời được khúc xạ
chân thực qua tâm hồn người trí thức trẻ nặng tình nghĩa và rất đỗi trung
hậu. Cảm nhận của Bằng Việt đặc biệt ở chỗ ơng nhìn đất nước bằng con
mắt lịch sử - thời gian quá khứ và hiện tại, tương lai đan cài. Đất nước
trong chiến tranh gắn liền những địa danh quê hương từ chiến trường
Trường Sơn, qua Truông nhà Hồ, bên địa đạo Vĩnh Quang, thăm học trò
Hà Tĩnh, đến Cửa Tùng,… Các bài thơ Ghi chép từ một vùng đất lửa, Vùng
sâu, Từ chiến trường lại viết cho con đã ghi lại chân thực khơng khí lịch sử

những năm tháng chiến tranh chống Mỹ ác liệt mà hào hùng của đất nước.
Khai thác đề tài đất nước, tác giả Bằng Việt còn khắc họa vẻ đẹp của
đất nước trong lao động sản xuất xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc:
Trở lại Thái Bình, Hương mùa thu, phố biển, Em hãy đến cánh đồng
Mường Thanh,Trở lại trái tim mình… Sức sống bất diệt của đất nước được
cảm nhận bởi những suy tư có tính chất khái qt, tổng hợp về sức mạnh
diệu kỳ của nhân dân, đặc biệt từ tầng sâu của nền văn hóa Việt Nam mà
Hà Nội là biểu tượng sáng ngời (Thư gửi người bạn xa đất nước;
Beethoven và âm vang hai thế kỷ; Tột cùng gian truân, tột cùng hạnh
phúc, Trò chuyện với thành phố của đời mình, Đất này, Thăng Long – Hà
Nội, Tình yêu và báo động, Một chút thầm thì trong tình yêu Hà Nội). Nhà

9


thơ viết về đất nước bằng tình u đầy trí tuệ và sự gắn bó máu thịt với
mảnh đất này.
1.1.1.2.

Con người trong chiến tranh

Hình ảnh người lính xuất hiện nhiều trong những bài thơ được Bằng
Việt sáng tác khi ông đi thực tế chiến trường. Tính chất ký sự đậm nét
trong chân dung những chiến sĩ không tên chung sức làm nên lịch sử trong
Những gương mặt, những khoảng trời, Kỷ niệm về Chê Ghêvara, Gương
mặt… với những chi tiết đơn sơ, bình dị bộc lộ những phẩm chất anh dũng
kiên cường và nghị lực phi thường ngay trong những cơng việc âm thầm,
bình thường đầy ý nghĩa.
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh cũng được tác giả
khắc họa rõ nét trong hình ảnh những cơ gái thanh niên xung phong, em

gái giao liên, cô nữ dân quân dịu dàng mà kiên cường, dũng cảm (Huế,
tấm lòng em; Về Huế đêm rằm; Đi chợ Tết, Tình yêu và báo động, Mừng
em 16 tuổi). Viết về người phụ nữ, Bằng Việt còn dành những câu thơ xúc
động chân thành, thể hiện lòng biết ơn với bà và mẹ (Bếp lửa, Mẹ, Nghe
đất). Bằng Việt đã phác họa được bức chân dung người phụ nữ Việt Nam
vừa giản dị, đời thường vừa kì vĩ, nổi bật với những phẩm chất tốt đẹp tiêu
biểu. Người đọc cảm nhận được thái độ cảm phục, yêu thương và kính
trọng của nhà thơ trước sự dũng cảm, bền bỉ, đức hy sinh thầm lặng của
người phụ nữ Việt Nam.
Hình ảnh các em nhỏ - tương lai đất nước được nhà thơ khắc họa sinh
động với thái độ trân trọng, yêu thương và gửi gắm niềm tự hào, hy vọng,
tin yêu: Phút sinh ra những thần Phù Đổng, Về Nghệ An thăm con, Từ
chiến trường viết cho con, Viết cho con mùa xuân thứ nhất, Học trò Hà
Tĩnh…
Với ý thức sâu sắc về trách nhiệm với đất nước, nhân dân, góc nhìn
mang màu sắc văn hóa, đậm chiều sâu trí tuệ, mỗi trang thơ của Bằng Việt
10


về đất nước và con người Việt Nam đều thấm đượm tình nghĩa trung hậu,
chân thành.
2.1.2. Cảm hứng về đất nước và con người trong hịa bình
2.1.2.1. Đất nước trong hịa bình
Thơ viết về đất nước trong hịa bình bớt đi chất ký sự, nghiêng nhiều
về sự suy tư, giọng thơ cũng thâm trầm hơn. Những bài thơ đầu thời kỳ
hịa bình viết về đất nước bằng cái nhìn hồi tưởng. Đây cũng là đặc điểm
chung của văn học nước ta trong thời hậu chiến. Bằng Việt đi qua những
vùng đất sau mưa bom, bão đạn, nay hịa bình đang dần hồi sinh: bến Ninh
Kiều, Tây Ninh, Huế, Hòn Khoai, Quảng Bình, Mường Thanh,... Mỗi một
địa danh đều để lại trong thơ Bằng Việt niềm vui về một cuộc sống mới tự

do, độc lập và cả những trăn trở về công cuộc dựng xây lại quê hương từ
những mất mát, đau thương. Mạch suy tư ấy kết đọng lại trong Gương
mặt. Nhưng hình ảnh đất nước sau chiến tranh được tập trung khắc họa
chủ yếu ở vẻ đẹp của những điều giản dị, đất nước xơn xao trong ta, thì
thầm trong ta với muôn vàn trạng thái hồi sinh trên mọi miền q hương.
Đất nước thời hịa bình cịn tươi đẹp với bao cảnh sắc thiên nhiên, một
thiên nhiên bao la và rộng lượng như người, thiên nhiên và con người hịa
hợp trong bức tranh q hương đang chuyển mình, thay da đổi thịt. Các
bài thơ: Đất sau mưa, Xóm nhỏ trên cồn, Đất mới,... đều mang cảm hứng
tươi vui của nhà thơ trước sự đổi mới của đất nước.
2.1.2.2. Con người trong cuộc sống đời thường
Sự chuyển biến của tâm hồn con người Việt Nam sau chiến tranh hiện
ra với nhiều màu vẻ sinh động, chân thực. Nhà thơ đã ghi lại những năm
tháng tột cùng gian truân, tột cùng hạnh phúc trong nhiều bài thơ lấy cảm
hứng từ cuộc sống đời thường bình dị sau chiến tranh. Người đọc được truyền
tin yêu và hy vọng khi đọc những vần thơ trong Dọn về làng, Tột cùng gian

11


truân, tột cùng hạnh phúc, Trở lại trái tim mình, Đất nước, Đêm trên vùng
cá, Nghe trong trưa Bát Tràng...
Ở trong những tập thơ viết sau này, cảm hứng hiện thực đậm nét hơn,
những khám phá, thể hiện về con người cũng theo sát những biến chuyển của
hoàn cảnh đổi mới đang diễn ra trên đất nước. Con người hiện diện với muôn
mặt buồn vui trong cuộc sống thường ngày, in dáng trong những Khoảng
cách giữa lời, Du lịch sinh thái, Sự nhạy cảm khơng có chỗ, Hoa phượng,
lăng vua, phố chợ, Giọng hát hay, Thơ vui đùa bạn... Hiện thực cuộc sống
mới làm đổi thay nhiều giá trị và con người cũng theo đó bị ảnh hưởng, bị
cuốn xoay trong cơn lốc vật chất ấy: Sự nhạy cảm không có chỗ, Vợ thời

@, Từ điển danh nhân, Cầu vượt... Những trớ trêu, nghịch cảnh, sự xuống
cấp đạo đức của một bộ phận xã hội đi vào thơ Bằng Việt rất thực, khơng
tơ vẽ, né tránh. Đằng sau đó là nỗi buồn, tiếng thở dài, sự chế giễu và phê
phán của tác giả đối với những mặt trái của con người thời hiện đại. Nhà
thơ đã đem đến cho người đọc một cái nhìn tồn cảnh, một bức tranh
tương đối tồn diện về con người Việt Nam thời bình với cả phần sáng và
những góc khuất. Có thể thấy những giá trị hiện thực ấy bắt rễ sâu trong
tâm hồn nhạy cảm, yêu đời, nhiều suy ngẫm trăn trở của một nhà thơ rất có
trách nhiệm với cuộc sống con người.
2.2. Cảm hứng thế sự
2.2.1. Vẻ đẹp của con người và nhân loại trong thế kỷ XX
Sống trong thế kỷ bão táp Cách mạng – thế kỷ XX, những nhà thơ trẻ
như Bằng Việt thấu hiểu những gian khổ, mất mát, đau thương của chiến
tranh đồng thời cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp và sức mạnh của nhân dân, của
Cách mạng các nước trên thế giới. Từ điểm nhìn khái quát của lịch sử, tác
giả ghi lại bằng thơ những địa danh, những anh hùng đã trở thành bất tử.
Những con người làm nên lịch sử bước vào thơ Bằng Việt đại diện
cho nhân dân anh hùng, bình dị, cho những đất nước, xứ sở Cách mạng
12


anh hùng: Kỷ niệm về Chê Ghêvara, Đứng trước thế kỷ XX... Với vốn kiến
thức phong phú và tâm hồn nhạy cảm, Bằng Việt cảm nhận về thế kỷ XX
bằng trí tuệ và trái tim đầy nhiệt huyết Cách mạng của người trí thức trẻ:
Beethoven và âm vang hai thế kỷ. Điều mới lạ khi ghi khắc những chân
dung anh hùng thế giới trong các thời khắc lịch sử quan trọng là Bằng Việt
luôn mở rộng trường liên tưởng với cuộc chiến đấu anh dũng của nhân
dân, đất nước. Bởi thế, người đọc nhận thấy trong thơ Bằng Việt dường
như vang vọng một cách rất hài hòa những âm hưởng chung của bản anh
hùng ca Cách mạng Việt Nam và Cách mạng thế giới.

Bằng Việt còn chọn lọc được những nét đẹp phong phú, độc đáo, tiêu
biểu của con người và các thành phố, đất nước trên thế giới: Qua Trường
Sa, Bản cũ giữa rừng Lào, A – tô – pơ, Chi – lê, vườn Nhật Bản, Alma Ata,
Casablanca, chợ Vịm Mát – xcơ – va, sơng Xen, Lúc – xăm - bua mùa
thu Pari,... Tất cả vẻ đẹp của con người và những vùng đất xa xôi trên thế
giới bỗng chốc gần gũi với người đọc. Cách nhìn thiên nhiên và con người
rất tài hoa, lãng mạn và tinh tế của tác giả khiến người đọc thêm yêu
những nét đẹp muôn màu của thế giới. Bằng Việt đã gửi vào những vần
thơ ấy lịng say mê kiếm tìm, khám phá và trân trọng vẻ đẹp nhân loại.
2.2.2. Những suy tư chiêm nghiệm về một thế giới đầy biến động
Lịch sử sang trang, thời cuộc thay đổi, các giá trị được định hình lại.
Con người của thế kỷ trước được đặt vào thế kỷ mới để nhìn nhận và đánh
giá thấu đáo hơn. Hồn thơ nhạy cảm của Bằng Việt đã bắt đúng nhịp thời
đại. Đích, Hội An một lần tôi đến, Thôi hãy khoan, Khoảng cách giữa lời,
Bản giao hưởng số chín,... là những bài thơ mang tấm lịng của tác giả đầy
thấu cảm, ngậm ngùi trước hiện thực mới đầy biến động.
Hồi cổ và xót xa là cảm xúc chủ đạo khi viết về quá khứ của Bằng
Việt. Ngô đồng, Đọc lại Nguyễn Du, Nhớ Trịnh, Người của thế kỷ trước,
Cổ rồi, Ngôi nhà đều thể hiện rõ cảm hứng chủ đạo này. Nhà thơ đã không
13


ngại đi sâu vào những vấn đề chính trị nhạy cảm (Rượu của Nguyễn Cao
Kỳ). Cùng mạch cảm hứng chiêm nghiệm về quá khứ, trước những được
mất của thời thế, con người cịn có Lịch sử và uy tín, Nước Nga, sau 20
năm gặp lại và Chợ Vòm Matxcơva...
Cuộc sống trong thế kỷ XXI đầy biến động và bất ổn. Các giá trị cũ và
mới đều được xem xét trong hoàn cảnh hiện tại với những dự cảm tương
lai. Cuộc sống nhân loại được cảm nhận nghiêng về nỗi buồn và sự mất
mát của các giá trị quá khứ tốt đẹp như Ngày đã đứng trưa, Ném câu thơ

vào gió, Nheo mắt nhìn thế giới, Ngơi nhà, Thơ cịn gì hôm nay, Đồ vật cũ,
Thực ra, Đệ nhất tổ phái Trúc Lâm giảng thiền. Những bài thơ này vừa có
tâm trạng ngậm ngùi, chua xót vừa pha chút bất cần ngạo nghễ, chút nghi
ngờ nhưng sau hết là tình yêu, niềm tin đơn hậu vào giá trị đích thực của
đời người, nghệ thuật và thơ ca. Đây là những bài thơ mang nhiều suy tư
sâu sắc của Bằng Việt. Qua đó, người đọc có thể cảm nhận về một Bằng
Việt thâm trầm, một nhà thơ – triết gia hoài cổ, nặng lịng với những giá trị
chân chính của q khứ, đa sầu, đa ưu với cuộc sống hiện tại và thấu hiểu
những quy luật vĩnh cửu của chân giá trị cuộc đời.
2.3. Cảm hứng về tình yêu
2.3.1. “Tình yêu và báo động”
Với hồn thơ trầm lắng, giàu chất suy tưởng, Bằng Việt đã chọn cho
mình cách thể hiện tình yêu một cách kín đáo, nhẹ nhàng nhưng khơng
kém phần thiết tha, ấm áp và giản dị: Tình yêu và báo động, Nhớ. Tình u
lứa đơi đã được tác giả mở rộng, nâng cao khi gắn với tình yêu đất nước,
tình yêu Hà Nội – thành phố của đời mình (Một chút thầm thì trong tình
yêu Hà Nội, Những điều giản dị).
Những vần thơ của Bằng Việt giai đoạn này đã ghi lại rất chân thật
không chỉ những rung cảm mà cả những vất vả, thăng trầm của tình yêu
thời chiến tranh. Với nhà thơ, chiến tranh gian lao góp phần thử thách tình
14


u, là hồn cảnh để ni dưỡng, bồi đắp tình yêu. Tột cùng gian truân, tột
cùng hạnh phúc, Những đoạn thơ tình giữa hai cuộc chiến tranh phá hoại,
Tình ca trên đất mới, Nói với em,... là những bài thơ tình ra đời trong thời
báo động mang bao ước vọng và lí tưởng cao đẹp của thế hệ trẻ trong một
thời đạn bom và sẽ cịn ln vang vọng trong lớp trẻ của một thời hịa
bình. Những bài thơ tình ấy đã góp phần hồn thiện bức chân dung tinh
thần cao đẹp của người lính và thể hiện lịng say mê, trân trọng tình yêu

của tác giả Bằng Việt.
2.3.2. “Gợi dậy tâm hồn và thức dậy tình yêu”
Tình yêu thời quá khứ lắng lại trong hồn thơ tác giả và trở thành
những vệt sáng của kỷ niệm. Những vệt sáng của kí ức tình u đã chắp
cánh cho tâm hồn Bằng Việt thăng hoa thành những bài thơ đặc sắc với
những câu thơ trong sáng mà vẫn nồng nàn, da diết, có sức rung cảm lớn:
Rung động thủa đầu, Nói với em, Em đừng ghen với quá khứ, Không đề,
Hoa vông vang, Nghĩ lại về Pau – xtốp – ki... Có thể thấy viết về tình u
trong hồi niệm bên cạnh sự xốn xang, rạo rực, si mê thì âm điệu chủ yếu
của những bài thơ này là nỗi buồn sâu lắng, da diết.
Cùng với một vùng ký ức thẳm sâu về tình u, tác giả cịn có nhiều
khám phá tài hoa và trí tuệ về tình u và hạnh phúc hiện tại của đời
thường. Tình yêu trong những bài thơ đó đậm chất liên tưởng và thấm ý vị
triết lí sâu sắc. Những trải nghiệm cảm xúc thường được viết bằng sự tổng
hòa của trái tim yêu đầy cảm xúc và trí tuệ thơng minh, nhiều suy tư. Từ
đó, nhà thơ xây dựng được nhiều tứ thơ độc đáo: Em và tôi, Sông, Bài học
từ cây, Ngẫu nhiên và tất nhiên. Qua những bài thơ tình viết muộn, độc giả
có thể nhận thấy một Bằng Việt trầm tĩnh và vẫn rất tha thiết với tình yêu,
chất men say lắng lại, kết tinh trong giọng thơ có học sang trọng và ẩn sau
hình ảnh thơ mang ý nghĩa ẩn dụ, hàm súc.

15


Chương ba: Đặc điểm thơ Bằng Việt nhìn từ phương diện nghệ thuật
3.1. Thể thơ
Hành trình sáng tác của nhà thơ vận động theo xu hướng chung của sự
phát triển các thể loại trong thơ ca Việt Nam hiện đại với sự mở rộng
không ngừng của thể thơ tự do và xu hướng quay trở lại với lục bát dân
tộc; trong đó, thể thơ tự do là sở trường của Bằng Việt, gắn bó với hành

trình sáng tác của tác giả từ thời kháng chiến chống Mỹ. Tiến hành khảo
sát tập thơ “Bằng Việt – Tác phẩm chọn lọc”, chúng tôi thu được kết quả
cụ thể như sau:
Thể thơ

Lục

6 chữ

7 chữ

8 chữ

7

2

7

12

19

110

157

4,5

1,3


4,4

7,6

12,1

70,1

100

bát

Tự do

Tổng

5 chữ

số

Số
lượng
bài
Tỷ lệ
(%)

3.1.1 Thể thơ tự do
Đây là thể thơ chủ đạo chiếm hơn 2/3 các sáng tác của Bằng Việt. Đa
số các bài thơ tự do đều là những bài thơ dài, số chữ trong một câu thơ

phần lớn là 7, 8 hoặc 9 chữ đan xen như dệt trên tấm thảm ngôn ngữ đầy
màu sắc độc đáo của Bằng Việt. Các tác phẩm của Bằng Việt viết theo thể
thơ tự do chiếm số lượng rất lớn và hầu hết đều là những bài thơ tiêu biểu
của tác giả: Trở lại trái tim mình, Beethoven và âm vang hai thế kỷ, Tình
yêu và báo động, Viết cho con mùa xuân thứ nhất, Giao hưởng số chín,
Trước cửa ngõ chiến trường, Tột cùng gian truân, tột cùng hạnh phúc,
Những gương mặt những khoảng trời, Trò chuyện với thành phố của đời
mình,… Nhờ sự mở rộng hình thức câu thơ, bài thơ mà chất chính luận
được đưa vào thơ tự nhiên và phóng khống hơn. Những suy cảm bắt
16


nguồn từ mỗi chi tiết cụ thể của cuộc sống, thiên nhiên thường được nhà
thơ diễn tả trong những vần thơ tự do có dáng dấp một lời tâm sự .
3.1.2. Các thể thơ khác
Thể thơ 5 chữ có các bài tiêu biểu: Về Nghệ An thăm con. Bách thảo,
Muộn, Nheo mắt nhìn thế giới, Cầu vượt, Thơi hãy khoan, Vợ thời @...
Thể thơ 5 chữ rất hàm súc, đáp ứng nhu cầu phản ánh thời sự, các câu thơ
ngắn gọn mang chất tự sự nóng hổi về các vấn đề mới của thời đại. Đặc
biệt, thể thơ 5 chữ rất hữu dụng khi được Bằng Việt dùng để bộc bạch
những trải nghiệm về cuộc sống đương đại của mình.
Thể thơ 6 chữ kết tinh giá trị trong hai bài Nghe đất và Sen Hồ Tây một được sáng tác trước và một sáng tác sau chiến tranh. Mỗi bài thơ
mang nỗi niềm tâm trạng riêng và mang dấu ấn lịch sử trong từng hình
tượng, hình ảnh thơ.
Thể thơ 7 chữ có Đi chợ Tết, Sơng, Mùa mưa, Q chừng, Vọng hải
đài, Lặng lẽ, Hoa phượng. Các bài viết sau chiến tranh bớt đi tự sự và chất
hướng ngoại, nghiêng nhiều về bộc lộ nội tâm. Thể thơ 7 chữ góp phần gợi
âm điệu cổ điển của những bài thơ thất ngôn Đường luật, rất phù hợp để
Bằng Việt bộc lộ những tâm tình hồi niệm hoặc khơi nguồn sáng tác từ
những thi đề, thi hứng của thơ cổ. Qua đây, độc giả có thể thấy sự nỗ lực

cách tân và dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà thơ.
Thể 8 chữ được Bằng Việt viết theo cách riêng: giản dị, gọn gàng và
trực tiếp bộc lộ cảm xúc một cách chân thành. Mẹ, Tự sự, Rồi sẽ tới, Ngày
đã đứng trưa, Ném câu thơ vào gió,… là những bài thành cơng. Trong đó,
bài Mẹ trở thành một trong những tác phẩm tiêu biểu của Bằng Việt và của
thơ ca Cách mạng viết về đề tài người mẹ.
Thơ lục bát của Bằng Việt đã đem đến cho lục bát dân tộc một sức
sống mới, mang nét duyên của hồn thơ đậm dấu ấn văn hóa thế giới, đặc
biệt là văn hóa Nga. Nổi bật là các thi phẩm: Sau mưa, Về Hương Sơn,
17


năm sơ tán ấy, Quảng Bình, đêm nghe bom tọa độ, Về Huế, đêm rằm, Nhớ,
Tuổi giữa chừng, Đọc lại Nguyễn Du, Lục bát cầu may,… Với cách viết
thoải mái, không kỳ khu chặt chẽ về cấu tứ và vần điệu, chỉ bàng bạc khơi
gợi, Bằng Việt đã thổi linh hồn vào thể thơ lục bát theo một cách riêng, tài
hoa và độc đáo.
3.2. Ngôn ngữ
3.2.1 Sự gia tăng các yếu tố văn xuôi vào thơ
Trước hết là sự gia tăng yếu tố tự sự cho những bài thơ viết trước
chiến tranh nhằm khắc họa nổi bật cuộc sống và chiến đấu của nhân dân
Việt Nam một cách chân thực nhất. Trong những bài thơ giàu chất tự sự,
nhà thơ thường dẫn truyện bằng ngơn từ dung dị của mình đồng thời đưa
vào một cách rất tự nhiên lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân (Bếp
lửa, Đơi dịng tiễn đưa bà nội, Mẹ hay Ghi từ một vùng đất lửa, Dọn về
làng cũ,…).
Trong những vần thơ thời bình sau này, lời ăn tiếng nói của người dân
vẫn được Bằng Việt vận dụng đưa vào thơ để khắc sâu hiện thực nhiều góc
cạnh đang biến động của đời sống hằng ngày (Từ điển danh nhân, Du lịch
sinh thái, Vợ thời @, Ngơn ngữ và chính trị, Phim về Lí Công Uẩn,…) Với

những câu chữ gồ ghề, Bằng Việt đã hịa mình vào cuộc sống thơ nhám, xù
xì và xích lại gần cuộc sống thực một cách cụ thể hơn. Cùng với một hệ
thống ngôn ngữ hàng ngày rất đa dạng: ừ thì, lại ... ừ thì, dào ơi, bõ đời, đủ
mùi, xả láng,... Bằng Việt còn lấy các địa danh của đất nước hoặc nước
ngoài làm nhan đề cho các bài thơ: Về Nghệ An thăm con, Học trò Hà
Tĩnh, Bên địa đạo Vĩnh Quang, Trước cửa Tùng, Quảng Bình, đêm nghe
bom tọa độ, Trở lại Thái Bình, Đất này, Thăng Long – Hà Nội, Qua
Trường Sa, Casablanca, Ấn tượng Hirôsima, Nước Nga, sau hai mươi
năm gặp lại… Thứ ngơn ngữ có tính chất định danh này mang một sắc thái

18


biểu cảm khá đặc biệt, nó khiến cho người đọc như được sống, được hịa
mình với cảm xúc chung của dân tộc trên mọi miền Tổ quốc và thế giới.
3.2.2 Ngơn ngữ giàu sắc màu gợi hình, gợi cảm
Thơ Bằng Việt như một vườn ngôn ngữ nhiều sắc màu và hương sắc.
Nhà thơ đã tạo một hệ thống ngôn ngữ giàu tính từ, đặc biệt là các tính từ
chỉ màu sắc, giúp khơi gợi những liên tưởng tinh tế cho bạn đọc. Cùng với
đó là các từ láy giàu sức gợi tả như: ngẩn ngơ, chờn vờn, liêu xiêu, lim
dim, chói chang, dập dờn, chúm chím,... Đặc biệt, các tính từ chỉ sắc màu
trong thơ Bằng Việt vô cùng phong phú: xanh, đỏ, tím, vàng,... mỗi màu
lại có những sắc độ đa dạng, gợi cảm. Bằng Việt khá công phu khi pha tạo
màu, bên cạnh những sắc màu truyền thống sẵn có trong vốn từ ngữ chung,
tác giả cịn dùng cách kết hợp các tính từ với danh từ hoặc gắn tính từ chỉ
màu sắc với những liên tưởng và phép nghệ thuật so sánh. Bên cạnh đó, ta
bắt gặp nhiều câu thơ giàu chất tạo hình nhờ tác giả đã có những tưởng
tượng và liên tưởng đặc sắc (Đất nước, Mừng em tròn mười sáu tuổi,
Những điều giản dị, Trở lại trái tim mình,…).
Có thể nói, nhà thơ rất tài hoa khi sử dụng ngôn ngữ để tạo nên chất

tươi mới cho hiện thực cuộc sống trong thơ. Đọc thơ Bằng Việt, chúng ta
bắt gặp một tư duy ngôn ngữ sáng tạo và hiện đại.
3.2.3 Một số biện pháp tu từ
Nhà thơ sử dụng các biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,…
với nỗ lực tìm tòi, cách tân bằng tư duy thơ giàu liên tưởng, mới lạ, mang
dấu ấn văn hóa của lớp trí thức trẻ cầm súng và làm thơ.
Bằng Việt cũng sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh với nhiều dạng
thức khác nhau nhưng sở trường của nhà thơ là cách ví von những cái cụ
thể với cái trừu tượng, ngay trong cách cảm nhận sự vật (Thị trấn, Cuối
năm, Trò chuyện với thành phố của đời mình) và cách cảm nhận tình u,
cuộc sống (Khơng đề, Tình u và báo động,…). Đó là hệ quả tất yếu của
19


lối tư duy ưa khái quát và triết lý trên cơ sở những chi tiết đời sống cụ thể
của Bằng Việt.
Cùng với so sánh, Bằng Việt sử dụng phép nhân hóa rất thành cơng,
thổi linh hồn vào cảnh vật và làm cụ thể, sinh động hơn những trạng thái
tâm lý của con người. Nghe đất, Ngày đã đứng trưa, Lặng lẽ là những bài
thơ tiêu biểu.
3.3 Biểu tượng thơ
3.3.1 Đất và mẹ
Theo thống kê từ 157 bài của Bằng Việt, Tác phẩm chọn lọc, chúng tôi
thấy, tác giả sử dụng 50 lần từ Đất và 20 lần từ Mẹ. Trong đó có nhiều bài
thơ lấy đất và mẹ làm nhan đề và chủ đề chính: Mẹ, Nghe đất, Đất trẻ, Đất
sau mưa, Tình ca trên đất mới, Ghi từ một vùng đất lửa, Đất này Thăng
Long – Hà Nội...Đặc biệt Nghe đất là bài thơ có sự thống nhất cao độ của
hai biểu tượng đất và mẹ. Đây là hình ảnh gắn bó song hành, hài hịa tượng
trưng cho sức sống trường tồn, mãnh liệt của Tổ quốc. Đất và mẹ còn là
biểu tượng cho đức hy sinh thầm lặng, lịng thủy chung, sự kiên cường,

góp phần làm nên những hồi sinh kỳ diệu và là biểu tượng của những
phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
3.3.2 Ngọn lửa
Với Bằng Việt, ngọn lửa mang nhiều ý nghĩa, gắn với sự phát triển
của chặng đường thơ và hồn thơ của ơng. Theo khảo sát của chúng tơi,
hình ảnh ngọn lửa xuất hiện trong thơ Bằng Việt với tần số lớn, khoảng
hơn 60 lần. Từ ngọn lửa ấm áp, thân thương trong Bếp lửa, tâm hồn nhà
thơ như ngọn lửa, kỷ niệm khơng ngừng gió thổi lên.
Bên cạnh ý nghĩa tả thực (bếp lửa, ngọn lửa phịng khơng - tay con
che đánh lửa, lửa đạn, lửa cháy,...) ngọn lửa trở thành biểu tượng của tình
đồng chí, đồng đội chân thành cùng nhau chia sẻ gian khổ, khó khăn, thiếu
thốn (Đêm gió Trường Sơn); là nỗi nhớ thương của tình yêu trong xa cách,
20


là biểu tượng cho nghị lực và sức mạnh chính nghĩa bất diệt (Beethoven và
âm vang hai thế kỷ) và mang ý nghĩa cao cả của ánh sáng văn minh, những
khát vọng vươn tới cái đẹp lý tưởng, lớn lao gắn với vị thần đã hy sinh cả
sự sống của mình vì sự sống, hạnh phúc của nhân loại – Prômêtê (Đỉnh
Prômêtê).
Với ngọn lửa, Bằng Việt đem đến cho thơ ca hiện đại Việt Nam sự ấm
nồng, cháy sáng của những khát vọng nồng nhiệt, tình u cuộc sống và
lịng thủy chung, son sắt với thơ.
3.3.3 Ngọn gió
Gió xuất hiện trong thơ Bằng Việt khoảng hơn 80 lần, với đủ các dáng
vẻ, sắc thái ý nghĩa khác nhau. Gió là âm thanh thiên nhiên và cuộc sống
thổi xao động vào hồn thơ Bằng Việt. Với tình u, gió càng dào dạt bát
ngát hơn. Gió gắn với kỷ niệm tình u (Em đừng ghen với quá khứ; Lục
bát cầu may; Không đề), gió gắn liền với hình dáng thân thương của
em,...Gió rất lộng trong tập Ném câu thơ vào gió.

Khơng chỉ gắn với tình u đơi lứa, gió cịn là hình ảnh của tình u
cuộc sống mãnh liệt ln thao thức trong tâm hồn nhà thơ. Gió của đất
trời, gió mang thanh âm xôn xao của cuộc sống, mang sức mạnh của vũ trụ
đã biểu hiện sức mạnh tâm hồn, tình yêu và gắn bó với cuộc sống của nhà
thơ.
3.3.4 Hoa
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, trong thơ Bằng Việt có một vườn
hoa đầy hương sắc. Từ hoa được nhắc tới khoảng 40 lần. Ngoài ý nghĩa
biểu tượng cho vẻ đẹp tươi thắm của thiên nhiên mỗi miền quê hương, hoa
cịn gắn bó sâu sắc với những kỷ niệm của nhà thơ, đặc biệt là những kỷ
niệm tình yêu.
Hoa vốn là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên, đi vào thơ Bằng Việt,
hoa còn là kết tinh cho vẻ đẹp tâm hồn. Đặc biệt, hoa sen trở đi trở lại
21


×