ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN THANH THỦY
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN QUYỀN PHỤ NỮ
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội - 2014
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN THANH THỦY
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN QUYỀN PHỤ NỮ
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60220315
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Dũng Chí
Hà Nội - 2014
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 4
CHƢƠNG I: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG NHẰM THỰC HIỆN QUYỀN
PHỤ NỮ TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1991 ............................................................... 11
1.1. Quyền phụ nữ trong pháp luật quốc tế .............................................................. 11
1.1.1. Khái niệm quyền phụ nữ ..................................................................................... 11
1.1.2. Quyền phụ nữ trong pháp luật quốc tế ................................................................ 12
1.2. Lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ trƣớc năm 1986 ....................................... 15
1.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng về quyền phụ nữ ........................................... 15
1.2.2. Xây dựng hệ thống pháp luật về quyền phụ nữ ..................................................
18
1.2..3. Kết quả thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam thời kỳ trước 1986 ..................... 19
1.3. Lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ từ năm 1986 đến năm 1991 ...................... 23
1.3.1. Chủ trương của Đảng ......................................................................................... 23
1.3..2. Tiếp tục xây dựng hệ thống pháp luật về quyền phụ nữ .................................... 24
1.3.3. Những thành tựu và hạn chế trong thực hiện quyền phụ nữ từ năm 1986 đến
năm 1991 ....................................................................................................................... 25
CHƢƠNG II: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG THỰC HIỆN
QUYỀN PHỤ NỮ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2012 ................................................ 31
2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trƣơng của Đảng .....................................................31
2.1.1. Bối cảnh những năm 1990 và yêu cầu mới về quyền con người và quyền phụ
nữ
...................................................................................................................... 31
2.1.2. Chủ trương của Đảng .......................................................................................... 34
2.2. Chỉ đạo thực hiện quyền phụ nữ ....................................................................... 45
2.2.1. Chỉ đạo đạo xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền phụ nữ ....................... 45
2.2.2. Chỉ đạo xây dựng và hồn thiện tổ chức bộ máy hoạt động vì sự tiến bộ và
phát triển của phụ nữ ..................................................................................................... 57
3
2.2.3. Chỉ đạo xây dựng các chương trình, mục tiêu quốc gia nhằm bảo đảm quyền
phụ nữ
...................................................................................................................... 61
2.3. Kết quả thực hiện quyền phụ nữ ....................................................................... 66
2.3.1.Trong lĩnh vực chính trị ....................................................................................... 66
2.3.2.Trong lĩnh vực kinh tế, lao động .......................................................................... 69
2.3.3.Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo .......................................................................... 73
2.3.4. Trong lĩnh vực khoa học công nghệ .................................................................... 76
2.3.5. Trong lĩnh vực văn hóa thơng tin, thể dục thể thao ............................................ 77
2.3.6. Trong lĩnh vực y tế .............................................................................................. 80
2.3.7. Trong gia đình ..................................................................................................... 82
CHƢƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .................................................. 85
3.1. Nhận xét ............................................................................................................... 85
3.1.1. Thành tựu và những tác động .............................................................................. 85
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân ..................................................................................... 91
3.2. Một số kinh nghiệm ............................................................................................. 98
3.2.1.Về hoạch định chủ trương, đường lối .................................................................. 99
3.2.2. Về tổ chức thực hiện ........................................................................................... 102
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 109
PHỤ LỤC
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH - Ban Chấp hành
BCHTW - Ban Chấp hành Trung ương
CNH, HĐH - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH - Chủ nghĩa xã hội
ĐBHĐND - Đại biểu Hội đồng nhân dân
ĐBQH - Đại biểu Quốc hội
HĐND - Hội đồng nhân dân
LHPN - Liên hiệp phụ nữ
LHQ - Liên hợp quốc
UBND - Ủy ban nhân dân
VBQPPL - Văn bản quy phạm pháp luật
UBQG - Uỷ ban quốc gia
XHCN - Xã hội chủ nghĩa
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Quyền bình đẳng của phụ nữ là khát vọng chung của mọi thời đại. Ngày nay,
cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng và sự tiến bộ của phụ nữ đang trở thành một nội
dung lớn, là mối quan tâm chung của mỗi quốc gia và toàn thể nhân loại. Bởi lẽ, đời
sống của phụ nữ là một bộ phận của đời sống xã hội, của đời sống gia đình. Người
phụ nữ khơng hề tách biệt với phần còn lại của thế giới mà trái lại gắn liền và chi
phối mạnh mẽ đời sống gia đình và xã hội. Trải qua hàng trăm năm tranh đấu, ngày
nay quyền của phụ nữ đã được thừa nhận và trân trọng trên phạm vi thế giới. Nhiều
văn kiện và văn bản pháp luật quốc tế đã xác định và đề cao quyền của phụ nữ, coi
đó như là một trách nhiệm của văn minh thế giới.
Ở Việt Nam, phụ nữ hiện chiếm hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao
động xã hội. Thực tế lịch sử đã khẳng định, phụ nữ Việt Nam là lực lượng quan
trọng đóng góp vào sự phát triển tồn diện xã hội. Trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, phụ nữ tham gia tích cực trong nhiều hoạt động. Trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục đóng vai trị quan trọng, là
động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ xã hội.
Tuy nhiên, là một quốc gia châu Á, nơi tư tưởng Nho giáo, “trọng nam,
khinh nữ” in dấu đậm nét và hậu quả nặng nề trong đời sống xã hội gây ra tâm lý tự
ti, an phận của một bộ phận không nhỏ phụ nữ khiến khái niệm “quyền phụ nữ” cịn
xa lạ và ít được nhắc đến.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập và lãnh đạo sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc, nhất là sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời (1945), quyền con người của phụ nữ Việt Nam ngày càng được nhận thức sâu
sắc và được bảo đảm tốt hơn trên thực tế.
6
Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng đã mở ra thời kỳ đổi mới toàn diện đất
nước. Đây cũng là thời kỳ đánh dấu bước tiến mới của Đảng trong nhận thức lý luận
và lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam. Các văn kiện Đại hội của Đảng, từ
Đại hội VI đến Đại hội X, đều nhất quán khẳng định vai trò của phụ nữ, chú trọng
mục tiêu giải phóng phụ nữ, tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ thực hiện các quyền
của mình. Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ: “Nâng cao trình độ mọi mặt
và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ. Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện pháp
luật, chính sách đối với lao động nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trị
của mình; tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào cấp ủy và bộ máy quản lý nhà nước. Kiên
quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại
và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”
Trên cơ sở đường lối của Đảng, quyền của phụ nữ đã được thể chế hóa bằng
pháp luật. Nếu Hiến pháp năm 1946 bước đầu khẳng định của quyền phụ nữ Việt
Nam, thì các bản Hiến pháp tiếp theo (Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến
pháp 1992), các quyền của cơng dân nói chung, quyền của phụ nữ nói riêng khơng
ngừng được bổ sung thêm quyền mới và được mở rộng về thêm về nội dung các
quyền.
Đến nay, pháp luật Việt Nam nhìn chung đã tương thích với các công ước
nhân quyền mà Việt Nam là thành viên. Đặc biệt, q trình tham gia và thực hiện
Cơng ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) đã
tạo thêm khung pháp lý và các điều kiện để phụ nữ Việt Nam được bảo đảm trên
thực tế các quyền đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Thực tiễn đổi mới đã chứng
minh, phụ nữ đã tham gia ngày càng sâu rộng vào các hoạt động kinh tế, chính trị,
xã hội; nhiều người đã phát huy tốt sở trường, năng lực của mình. Có thể khẳng
định, việc thực hiện đầy đủ quyền phụ nữ đã góp phần quan trọng vào sự phát triển
đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện quyền của
phụ nữ Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Tệ phân biệt đối xử với phụ nữ vẫn còn
phổ biến ở mọi nơi, đã làm hạn chế sự đóng góp của phụ nữ trên các lĩnh vực chính
7
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều này đã và đang là rào cản đối với phụ nữ trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Với mong muốn làm sáng tỏ hơn nữa những chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về quyền phụ nữ và thực trạng bảo đảm quyền của
phụ nữ ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, tác giả đã chọn đề tài “Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ từ năm 1986 đến 2012” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp chương trình Cao học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Quyền con người của phụ nữ ở Việt Nam là chủ đề ngày càng thu hút được
sự quan tâm của các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu từ các chuyên ngành khoa
học khác nhau. Nhiều chương trình, dự án khoa học và bài viết về chủ đề này đã
được thực hiện và cơng bố. Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu
dưới đây.
Tiếp cận vấn đề quyền phụ nữ từ góc nhìn của khoa học luật có các cơng
trính nghiên cứu sau: Sách tham khảo của Văn phòng Quốc hội (2003), "Quyền của
phụ nữ và trẻ em trong các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật Việt Nam"; các bài
báo khoa học viết về quyền phụ nữ trong các bản Hiến pháp, trong pháp luật quốc
gia và pháp luật quốc tế
đăng trên Tạp chí Luật học; Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp. Về các luận văn, luận án có: Luận văn Thạc sỹ Luật của Mai Thị Diệu Thúy
(2007), "Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ trong một số lĩnh vực ở
Việt Nam" ; Luận văn Thạc sỹ Luật của Nguyễn Thị Mai Hiên (2008), "Quyền của
phụ nữ theo pháp luật Việt Nam"; Luận án Tiến sỹ Luật của Trần Thị Quốc Khánh
(2012), "Thực hiện pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam"; Luận văn Thạc sỹ Luật
của Nguyễn Thị Ngọc Bích (2012), "Quyền bình đẳng của phụ nữ theo Cơng ước về
xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và Luật bình đẳng giới ở Việt
Nam. Một số kinh nghiệm nước ngồi".
Ngồi các cơng trình nghiên cứu về quyền phụ nữ ở Việt Nam nói chung cịn
có các cơng trình nghiên cứu về bình đẳng giới, về quyền phụ nữ trên các lĩnh vực
8
cụ thể của đời sống xã hội. Chẳng hạn: "Hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị
của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay" của Hoàng Mai Hương; "Hoàn thiện pháp luật về
lao động nữ ở Việt Nam hiện nay" của Dương Thị Ngọc Lan; "Bảo vệ quyền phụ nữ
theo Luật Hơn nhân và Gia đình Việt Nam" của Bùi Thị Mừng
Nghiên cứu về quyền phụ nữ dưới góc độ khoa học lịch sử và lịch sử Đảng,
cho đến nay chưa tìm thấy cơng trình khoa học nào trực tiếp nghiên cứu về Đảng
lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam, mới chỉ có các cơng trình nghiên cứu
ít nhiều có liên quan đến Đảng lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam qua
các giai đoạn lịch sử, như: Nghiên cứu về chủ trương, đường lối vận động phụ nữ
của Đảng; Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh của phụ nữ trong các giai đoạn lịch
sử; sự nghiệp giải phóng phụ nữ của Đảng
với các cơng trình tiêu biều sau: Sách
tham khảo của Lê Hải Triều (2007) với tiêu đề "Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp
giải phóng dân tộc và cơng cuộc đổi mới"; bài viết của Nguyễn Thị Ngân, Tạp chí
Lịch sử Đảng (2008), số 3, "Chủ trương của Đảng và Nhà nước về giải phóng phụ
nữ và bình đẳng giới ở Việt Nam"; các luận văn Thạc sỹ Lịch sử "Đảng với cuộc
vận động phụ nữ từ năm 1986 đến năm 2009" của Trần Thị Minh Hải (2010);
"Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam từ năm 1965 đến năm
1975" của Nguyễn Thị Huyền (2012); "Đảng lãnh đạo tổ chức và hoạt động của
Hội LHPN Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1996" của Trương Thị Thủy (2012);
"Giải phóng phụ nữ từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đến tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và thực tiễn ở nước ta" của Nguyễn
Thị Kim Loan và một số bài báo khoa học đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng về chủ
trương, đường lối của Đảng đối với phụ nữ trên một số mặt công tác và lĩnh vực cụ
thể của đời sống xã hội.
Như vậy, những cơng trình nghiên cứu về phụ nữ nói chung từ cách tiếp cận
lịch sử, lịch sử Đảng cịn khá mờ nhạt; chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu
một cách toàn diện về sự lãnh đạo của Đảng trong việc bảo đảm quyền phụ nữ, ở
các giai đoạn lịch sử, đặc biệt từ khi tiến hành đổi mới tồn diện đất nước. Vì vậy
đề tài “Đảng lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam từ năm 1986 đến 2012”
9
còn là một đề tài mới mẻ. Mặc dù như vậy, tác giả vẫn có thể kế thừa được những
thành quả nhất định từ các cơng trình nghiên cứu có liên quan.
3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn
* Mục đích của Luận văn
Luận văn nhằm làm sáng tỏ vai trò của Đảng trong việc lãnh đạo thực hiện
quyền phụ nữ ở Việt Nam, giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2012; trên cơ sở đó rút
ra những bài học kinh nghiệm, nhằm củng cố thêm sự lãnh đạo của Đảng, trong đó
có việc lãnh đạo thực hiện quyền bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ của Luận văn
- Làm rõ quyền phụ nữ là quyền con người của phụ nữ; các quyền này được
ghi nhận và bảo vệ thông qua hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người; làm
rõ trách nhiệm của các quốc gia thành viên trong việc bảo đảm quyền con người của
phụ nữ.
- Nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về quyền của phụ
nữ thể hiện trong các văn kiện của Đảng.
- Nghiên cứu việc Đảng chỉ đạo thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam (thể
hiện ở việc lãnh đạo Nhà nước quy định quyền phụ nữ trong Hiến pháp, pháp luật;
chỉ đạo các cơ quan Nhà nước và hệ thống chính trị tổ chức, nhằm bảo đảm trên
thực tế quyền của phụ nữ ở Việt Nam).
- Hệ thống hóa những thành tựu và hạn chế trong việc thực thi quyền phụ nữ
ở Việt Nam.
- Phân tính nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong việc thực thi quyền
phụ nữ ở Việt Nam.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm, nhằm góp phần vào việc hồn thiện sự
lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực quyền con người nói chung, quyền của phụ nữ ở
Việt Nam nói riêng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
10
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến việc Đảng lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam giai đoạn 1986 2012.
* Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Trên phạm vi cả nước.
- Thời gian: Giai đoạn từ khi bắt đầu sự nghiệp Đổi mới (năm 1986) đến năm
2012.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của Luận văn
- Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và
phương pháp duy vật lịch sử làm cơ sở để xem xét, đánh giá các sự kiện trong giai
đoạn lịch sử này.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận văn sử dụng phương pháp chung của
các khoa học xã hội và khoa học lịch sử như: Phương pháp tổng hợp, phương pháp
phân tích, phương pháp thống kê, so sánh
Đồng thời còn sử dụng một số phương
pháp chuyên ngành quyền con người như: Phương pháp tiếp cận quyền, phương
pháp tiếp cận giới, lồng ghép giới...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
Thông qua việc phục dựng lại một lĩnh vực hoạt động của Đảng, trong một
giai đoạn lịch sử gần 30 năm, Luận văn góp phần khẳng định mục tiêu nhất quán
của Đảng cộng sản Việt Nam khơng có gì khác hơn là vì con người, vì quyền con
người và giải phóng con người. Việc bảo đảm quyền phụ nữ nói riêng, quyền con
người nói chung là bản chất của chế độ XHCN, là mục tiêu phấn đấu của Nhà nước
Việt Nam.
Luận văn sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho những người làm công tác
nghiên cứu, giảng dạy và làm các công tác khác quan tâm tới vấn đề quyền phụ nữ
ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
gồm 3 chương.
11
Chương 1: Đảng lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ, từ năm 1986 đến năm
1991.
Chương 2: Đảng lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ, từ năm 1991 đến năm
2012.
Chương 3: Bài học kinh nghiệm về Đảng lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ ở
Việt Nam, giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2012.
12
Chƣơng I:
SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG NHẰM THỰC HIỆN QUYỀN PHỤ NỮ
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1991
1.1. QUYỀN PHỤ NỮ TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
1.1.1. Khái niệm quyền phụ nữ
Để hiểu rõ khái niệm quyền phụ nữ trước hết cần hiểu rõ khái niệm quyền
con người. Theo cách tiếp cận của khoa hoc quyền con người "Quyền con người là
quyền của tất cả mọi người, xuất phát từ nhân phẩm vốn có của con người, được
pháp luật ghi nhận và bảo vệ." [5, tr.27]. Quyền con người có tính phổ biến cho tất
cả mọi người, khơng có bất kỳ sự phân biệt nào kể cả sự phân biệt về giới. Cho nên
về lý thuyết, con người nói chung có những quyền gì thì phụ nữ cũng có đầy đủ
những quyền đó.
Mặc dù về nguyên tắc, quyền phụ nữ là quyền con người của phụ nữ. Phụ nữ
có quyền được hưởng trọn vẹn các quyền con người của mình như nam giới. Nhưng
trên thực tế lồi người vẫn có xu hướng mặc định việc “vạch đôi” xã hội: Một nửa
là nam giới, nửa còn lại là nữ giới. Sự phân biệt đối xử với phụ nữ còn tồn tại phổ
biến ở nhiều nơi trên thế giới, từ gia đình đến xã hội đã loại trừ hoặc hạn chế việc
phụ nữ hưởng thụ các quyền con người đã được ghi nhận. Do đó, những quy định
chung về quyền con người khơng đủ hiệu lực để bảo vệ người phụ nữ. Để phụ nữ
thực thi được đầy đủ quyền con người của mình trên thực tế, một mặt phải đấu tranh
chống mọi sự phân biệt đối xử với phụ nữ, mặt khác xây dựng thêm những quy
phạm pháp luật có tính chất ưu tiên, hỗ trợ dành riêng cho phụ nữ để phụ nữ có cơ
hội thụ hưởng đầy đủ những quyền con người của mình. Vì vậy có thể nói vấn đề
13
trung tâm trong đấu tranh cho quyền phụ nữ là đấu tranh cho quyền bình đẳng thực
sự của phụ nữ để phụ nữ hiện thực hóa các quyền con người của mình.
Xuất phát từ mối quan hệ tất yếu giữa quyền con người với quyền phụ nữ và
đặc trưng riêng có của quyền phụ nữ, có thể định nghĩa quyền phụ nữ như sau:
Quyền phụ nữ là quyền của tất cả phụ nữ, được pháp luật ghi nhận, bảo vệ; bao
gồm những quyền chung của con người với tư cách là thành viên của cộng đồng xã
hội và những quyền đặc thù riêng có của giới nữ.
1.1.2. Quyền phụ nữ trong pháp luật quốc tế
1.1.2.1. Quyền phụ nữ trong Bộ luật quốc tế về quyền con người.
Quyền con người, bao gồm cả quyền phụ nữ, đã được ghi nhận một cách
tổng quát trong "Bộ luật quốc tế về quyền con người" bao gồm Tuyên ngôn thế giới
về quyền con người (1948); Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966)
và Cơng ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (1966).
Tun ngơn thế giới về quyền con người là tun bố có tính cương lĩnh đưa ra
những nguyên tắc và chuẩn mực chung về quyền con người mang tầm vóc tồn cầu.
Tun ngơn tun bố, mọi người dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới cũng đều được
hưởng các quyền và tự do cơ bản về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, mà
"khơng có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính "
Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và Công ước quốc tế về các
quyền kinh tế, xã hội, văn hóa đã thể chế hóa Tun ngơn, nhằm ràng buộc trách
nhiệm pháp lý đối với các quốc gia thành viên công ước.
Hai công ước đã ghi nhận các quyền con người trên các lĩnh vực dân sự,
chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Đó là các quyền: Không bị phân biệt đối xử,
quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền được bảo vệ không bị bắt làm
nô lệ, quyền không bị tra tấn, quyền có tư cách pháp lý ở mọi nơi, quyền được pháp
luật bảo vệ một cách bình đẳng, quyền được bồi thường khi bị vi phạm, quyền được
bảo vệ khỏi bị bắt giữ, giam cầm hoặc lưu đày một cách tuỳ tiện, quyền được xét xử
bởi một toà án độc lập và khơng thiên vị, quyền được suy đốn vơ tội, quyền được
bảo vệ không bị áp dụng luật hồi tố, quyền về đời tư, quyền tự do đi lại, quyền có
14
quốc tịch, quyền kết hơn và lập gia đình, bảo vệ và trợ giúp gia đình, các quyền
bình đẳng giữa nam và nữ trong hôn nhân, quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tơn
giáo, quyền tự do ý kiến và biểu đạt, quyền tự do hội họp tự do lập hội, quyền tham
gia chính quyền, quyền an sinh xã hội, quyền có việc làm, quyền có điều kiện làm
việc cơng bằng và thuận lợi, quyền về cơng đồn, quyền được nghỉ ngơi, giải trí,
quyền có mức sống thích đáng, quyền giáo dục, quyền được tham gia vào đời sống
văn hoá, quyền tự quyết dân tộc, quyền của trẻ em được bảo vệ và trợ giúp, quyền
khơng bị đói, quyền về sức khoẻ, quyền có nơi lánh nạn, quyền có tài sản riêng,
giáo dục tiểu học miễn phí, quyền được đối xử nhân đạo khi bị tước tự do, quyền
được bảo vệ để khơng bị tù đày vì nợ nần, chỉ trục xuất người nước ngoài theo quy
định của pháp luật, cấm tuyên truyền chiến tranh và kích động sự phân biệt đối xử,
quyền của người thiểu số được có đời sống văn hố riêng
Cả hai cơng ước trên đều quy định rõ rằng các quyền được ghi nhận trong
các văn kiện đó được áp dụng cho tất cả mọi người, khơng có bất cứ sự phân biệt
nào kể cả sự phân biệt về giới tính. Thêm vào đó, các quốc gia thành viên đặc biệt
cam kết bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong việc hưởng thụ tất cả các
quyền đề ra trong mỗi công ước.
1.1.2.2. Khái quát về quyền bình đẳng của phụ nữ trong luật quốc tế.
Do phụ nữ là một nhóm xã hội hết sức quan trọng, chiếm hơn nửa dân số thế
giới, nhưng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới phụ nữ luôn phải chịu một địa vị thấp
kém hơn so với nam giới, chỉ bởi họ là phụ nữ. Đó chính là lý do cùng với việc
hoàn thiện những văn kiện quốc tế mang tính tổng quát về quyền con người, LHQ
đã ban hành những văn kiện riêng nhằm bảo vệ và hiện thực hóa các quyền con
người của phụ nữ đã được ghi nhận.
Năm 1953, LHQ thông qua Công ước về các quyền chính trị của phụ nữ.
Cơng ước này quy định phụ nữ bình đẳng với nam giới trên mọi lĩnh vực, có quyền
bầu cử, ứng cử, quyền được nhận vào làm việc và giữ các chức vụ trong cơ quan
nhà nước
Năm 1957, Công ước về quốc tịch của phụ nữ khi kết hôn được thông
qua. Công ước này quy định phụ nữ không thể bị thay đổi quốc tịch một cách đương
15
nhiên do kết hôn, do hủy hôn hoặc người chồng thay đổi quốc tịch. Năm 1962,
Công ước về điều kiện kết hôn, tuổi kết hôn tối thiểu và việc đăng ký kết hôn được
thông qua. Công ước này khẳng định phụ nữ có quyền được lựa chọn người phối
ngẫu, phụ nữ được bảo vệ chống lại nạn tảo hôn và cưỡng ép kết hơn...
Mặc dù thế giới đã có nhiều văn kiện quốc tế ghi nhận và bảo vệ quyền của
phụ nữ như đã trình bày ở trên nhưng các văn kiện đó mới chỉ dừng lại ở việc ghi
nhận quyền của phụ nữ ở những khía cạnh riêng lẻ trong tổng thể các quyền phụ nữ
vốn tồn tại là một thể thống nhất. Mặt khác, các công ước trên không đủ sức mạnh
để chống lại sự phân biệt đối xử với phụ nữ vẫn đang diễn ra rất phổ biến, vi phạm
nghiêm trọng quyền con người của phụ nữ và hạn chế những đóng góp của phụ nữ
cho sự phát triển của xã hội. Do đó, cần phải có một văn bản đề cập đến quyền con
người của phụ nữ một cách toàn diện và đề ra được những biện pháp cụ thể nhằm
khắc phục những cản trở trong việc thực hiện các quyền của phụ nữ. Vì lý do đó,
Cơng ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)
đã ra đời1.
Nội dung cơ bản của Công ước CEDAW đề cập đến những vấn đề sau: định
nghĩa sự phân biệt đối xử với phụ nữ; nghĩa vụ của các quốc gia thành viên tiến
hành những biện pháp để xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ mang tính tồn
diện cả về pháp lý, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội; những biện pháp đặc biệt
tạm thời để chống lại sự phân biệt đối xử với phụ nữ; sửa đổi khn mẫu văn hóa,
xã hội; loại bỏ việc bn bán và bóc lột tình dục phụ nữ; bình đẳng cho phụ nữ
trong đời sống chính trị, xã hội ở cấp độ quốc gia và quốc tế; bình đẳng về quốc
tịch; bình đẳng về giáo dục; bình đẳng về lao động việc làm; bình đẳng về chăm sóc
sức khỏe; bình đẳng trong đời sống kinh tế, xã hội; đảm bảo quyền bình đẳng cho
phụ nữ nơng thơn; bình đẳng về tư cách pháp lý trong quan hệ dân sự; bình đẳng
trong quan hệ hơn nhân gia đình (Điều 1-16).
1
Cơng ước đã được LHQ thơng qua ngày 18/12/1979 và có hiệu lực từ ngày 3/9/1981.
16
Khác với các điều ước quốc tế về quyền con người khác trong đó vấn đề bất
bình đẳng giới được quy định chung, Công ước CEDAW đã chỉ ra cụ thể những lĩnh
vực hiện đang tồn tại sự phân biệt đối xử với phụ nữ một cách nặng nề để từ đó xác
định những biện pháp thích hợp nhằm loại bỏ hồn tồn tình trạng bất bình đẳng
của phụ nữ trong gia đình cũng như ngồi xã hội. Nói cách khác, đây là công ước
chuyên biệt về chống phân biệt đối xử với phụ nữ, hướng đến mục tiêu xác lập địa
vị bình đẳng của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống, nhằm trao cho phụ nữ trên
toàn thế giới những quyền con người đã được pháp luật quốc tế ghi nhận mà phụ nữ
trên thực tế chưa được hưởng hoặc hưởng chưa đầy đủ bởi sự phân biệt đối xử với
phụ nữ ở các quốc gia.
1.2. LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN QUYỀN PHỤ NỮ TRƢỚC NĂM 1986
1.2.1. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng về quyền phụ nữ
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã mở ra con đường phát
triển mới cho đất nước và dân tộc Việt Nam - con đường cả nước đoàn kết dưới sự
lãnh đạo của Đảng hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Ngay trong
Cương lĩnh chính trị đầu tiên Đảng đã xác định "nam nữ bình quyền" là một trong
những nhiệm vụ, mục tiêu cốt yếu của cách mạng Việt Nam. Đó là một chủ trương
nhân văn, tiến bộ của một Đảng mác xít chân chính. Chủ trương đó đã góp phần tập
hợp được đơng đảo phụ nữ tham gia tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc do Đảng lãnh đạo làm nên thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945, lập
nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sau năm 1945 nước Việt Nam mới ra đời, Đảng đã lãnh đạo toàn dân tiến
hành 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Trong
hoàn cảnh lịch sử đầy cam go thử thách, thực hiện những nhiệm vụ sống còn của
dân tộc, trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951) và Đại hội lần thứ III
(1960) bên cạnh việc bổ sung, hoàn chỉnh đường lối cách mạng đáp ứng những yêu
cầu căn bản và cấp bách của thực tiễn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược, phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên xây dựng CNXH
Đảng vẫn khẳng định nhất quán chủ trương “đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các
17
tầng lớp nhân dân” trong đó có phụ nữ “chị em phụ nữ cần được thiết thực giúp đỡ
để thực hiện nam nữ bình đẳng” [41] và "Đảng ta có trách nhiệm lớn đối với sự
nghiệp giải phóng phụ nữ và phát huy nǎng lực dồi dào của phụ nữ để xây dựng xã
hội mới" [42]. Những chủ trương đó đã tạo cơ hội, điều kiện để người phụ nữ được
thực hiện đầy đủ các quyền cũng đồng thời là nghĩa vụ của một công dân tham gia
chiến đấu chống giặc ngoại xâm và dựng xây chế độ mới, cùng với nam giới giành
độc lập và thống nhất hoàn toàn vào mùa xuân năm 1975.
Sau năm 1975, Đảng lãnh đạo nhân dân ta bước vào một thời kỳ mới - xây
dựng CNXH trên phạm vi cả nước. Trong vô số những việc cấp bách cần phải làm
như: Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiến hành công nghiệp hóa
XHCN để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH và đấu tranh bảo vệ sự toàn
vẹn chủ quyền lãnh thổ ở Tổ quốc, Đảng vẫn tiếp tục giành sự quan tâm đặc biệt
đến việc chăm lo đời sống và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. Trong Đại hội
Đảng lần thứ IV (1976), Đảng nhấn mạnh những việc cần làm ngay đối với phụ nữ
sau khi đất nước độc lập, thống nhất: "Phải tích cực giải quyết những khó khăn về
đời sống của phụ nữ... Phải đặc biệt chăm lo đời sống và sức khoẻ của phụ nữ ở
những vùng bị tàn phá nhiều trong chiến tranh, những vùng bị Mỹ - nguỵ chiếm
đóng lâu ngày" [43]. Tại Đại hội Đảng lần V (1982), Đảng đã đề ra những chủ
trương chỉ đạo mang tính chiến lược: "Để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng
phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng, để phát huy hơn nữa vai trò và khả năng của
phụ nữ trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, các cấp uỷ đảng cần
làm cho quan điểm và chính sách vận động phụ nữ của Đảng được thấu suốt trong
tất cả các tổ chức thuộc hệ thống chuyên chính vơ sản. Phải đấu tranh xố bỏ những
quan điểm phong kiến và tư sản trong việc đánh giá lực lượng và khả năng của phụ
nữ, trong việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng lao động nữ, cán bộ nữ, trong việc giải
quyết những vấn đề cụ thể về đời sống của phụ nữ và trẻ em" [44].
Nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng về phụ nữ, trong thời kỳ trước đổi
mới, Đảng đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết chuyên đề về phụ nữ như: Nghị
quyết số 152 - NQ/TW ngày 10/01/1976 của Ban Bí thư Về một số vấn đề tổ chức
18
công tác phụ vận; Nghị quyết số 153 - NQ/TW ngày 10/01/1976 của Ban Bí thư Về
cơng tác cán bộ nữ; Chỉ thị số 44 - CT/TW ngày 07/6/1984 của Ban Bí thư Về một
số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ. Đảng đã khẳng định quan điểm nhất
quán qua các chỉ thị, nghị quyết trên rằng "sự nghiệp giải phóng phụ nữ gắn liền với
sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp" và "tiếp tục thực
hiện nam nữ bình đẳng".
1.2.2. Xây dựng hệ thống pháp luật về quyền phụ nữ
Chủ trương bình đẳng nam nữ của Đảng đã nhanh chóng được thể chế hóa
trong văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất đó là Hiến pháp ngay sau khi
chính quyền cách mạng được thành lập. Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta Hiến pháp năm 1946 đã quy định cụ thể: "Tất cả quyền bính trong nước là của tồn
thể nhân dân Việt Nam khơng phân biệt giống nịi, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tơn
giáo" (Điều 1) và "Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện" (Điều 9);
"Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt gái trai đều có quyền
bầu cử" (Điều 18).
Kế thừa những tư tưởng của Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 đã cụ thể hóa
hơn các lĩnh vực mà phụ nữ được quyền bình đẳng với nam giới: "Phụ nữ nước Việt
Nam dân chủ cộng hịa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình
và của trẻ em
Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ
" (Điều 24) và "Công dân Việt Nam Dân chủ Cộng hịa khơng phân
biệt nam nữ đều có các quyền tự do ngơn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu
tình. Nhà nước đảm bảo các điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng
các quyền đó" (Điều 25).
Hiến pháp năm 1980, quyền của phụ nữ vừa được lồng vào các quyền cơ bản
của công dân, vừa được quy định riêng nhằm tạo ra những điểm nhấn quan trọng,
khẳng định quyền của phụ nữ. Điều 52 quy định: "Mọi công dân đều bình đẳng
trước pháp luật", là một quy định chung nhất cho tất cả mọi người thể hiện khơng
có sự phân biệt nam nữ trước pháp luật. Điều 54 quy định: "Công dân không phân
biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội
đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và
19
đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp" và "Công
dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội và gia
đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm
phụ nữ. Lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Lao
động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản" (Điều 64). "Hôn nhân theo nguyên tắc tự
nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng" (Điều 65).
Trên cơ sở những nguyên tắc hiến định, Nhà nước đã ban hành nhiều
VBQPPL mới hoặc sửa đổi, bổ sung có những quy định cụ thể hóa ngun tắc
quyền bình đẳng của phụ nữ như: Luật Lao động (1946); Luật Cải cách ruộng đất
(1953); Luật Đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm về nhà ở,
đồ vật, thư tín của nhân dân (1957), Luật Hơn nhân và Gia đình (1959); Luật Bầu
cử đại biểu Quốc hội (1960); Luật Nghĩa vụ quân sự (1960); Luật Tổ chức Quốc hội
và Hội đồng Nhà nước (1981); Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng (1981); Luật
nghĩa vụ quân sự (1982); Luật Tổ chức HĐND và UBND (1983); Bộ luật Hình sự
(1985)
Đáng chú ý là Quốc hội khóa VII triển khai thực hiện Hiến pháp năm 1980
đã thông qua Nghị quyết ký phê chuẩn CEDAW ngày 30/11/1981 (sau khi Đại hội
đồng LHQ thông qua Công ước ngày 18/12/1979, Chính phủ ký tham gia Cơng ước
ngày 29/7/1980) tạo cơ sở để Việt Nam từng bước thực hiện các cam kết quốc tế và
hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bình đẳng nam, nữ/bình đẳng giới.
1.2.3. Kết quả thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam thời kỳ trƣớc 1986.
1.2.3.1. Những thành tựu
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành cơng, nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hịa ra đời đã đem lại quyền thiêng liêng nhất - quyền được sống trong độc lập tự
do, quyền được quyết định vận mệnh dân tộc mình cho tồn thể dân tộc Việt Nam
trong đó có phụ nữ. Tuy nhiên, ngay sau đó thực dân Pháp quay trở lại xâm lược
Việt Nam lần thứ hai. Với địa vị là người chủ đất nước tiến hành cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập dân tộc việc thực hiện quyền phụ nữ ở
20
nước ta trên tất cả các lĩnh vực đều có những tiến bộ vượt bậc so với giai đoạn trước
đó.
Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc dân đại hội (Quốc hội) khóa I được tổ chức
ngày 6/01/1946 là sự thể hiện sinh động quyền phụ nữ trong lĩnh vực chính trị, thực
hiện chủ trương bình đẳng nam, nữ của Đảng. Lần đầu tiên trong lịch sử mọi công
dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam, nữ đều được cầm lá phiếu lựa
chọn người đại diện cho mình vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Kết quả,
cả nước có 89% cử tri đi bầu (nữ chiếm 48%); bầu được 333 đại biểu Quốc hội (có
10 đại biểu nữ, chiếm 3%) [68]. Có nhiều phụ nữ được tín nhiệm bầu vào các chức
danh chủ chốt trong bộ máy chính quyền các cấp ở cả hai miền Nam - Bắc.
Trong các cuộc chiến tranh vệ quốc, khi nam giới lên đường nhập ngũ thực
hiện nhiệm vụ tiêu diệt địch thì phụ nữ là lực lượng chủ cơng trong các hoạt động
nuôi giấu bảo vệ cán bộ cách mạng, làm giao liên đưa đón cán bộ, cứu thương, tiếp
tế, tham gia dân quân du kích...Trong những năm tháng kháng chiến, thay cho nam
giới lên đường tòng quân, chị em phụ nữ ở các địa phương đều thi đua học cày bừa,
làm chủ đồng ruộng, đào mương, đắp đập, họ không chỉ là lực lượng chủ yếu trong
sản xuất nông nghiệp mà còn là lực lượng chủ yếu trong sản xuất hàng tiêu dùng,
thuốc men, sản xuất quân trang quân dụng, vũ khí phục vụ quân đội, cung cấp
lương thực, nhu yếu phẩm cho cuộc kháng chiến. Những năm cuối của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, Đảng đã chủ trương thực hiện giảm tô và cải cách
ruộng đất. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng cải cách ruộng đất đã đem lại cho
người nơng dân nói chung, người phụ nữ quyền bình đẳng, quyền làm chủ đối với
đất đai thực hiện ước mơ "người cày có ruộng" của mình.
Trên lĩnh vực văn hóa, thực hiện các quy định của Chính phủ về "Diệt giặc
dốt", mọi người dân khơng phân biệt nam, nữ tích cực hưởng ứng phong trào "Bình
dân học vụ", tham gia các lớp học và dạy học chữ quốc ngữ cho nhau ở mọi nơi. Dù
ở nơi nào thì phụ nữ cũng là lực lượng hăng hái nhất. Vì vậy, chưa đầy một năm sau
khi giành được chính quyền, bên cạnh số đơng nam giới, cả nước đã có 2 triệu phụ
nữ thốt nạn mù chữ. Đến năm 1948, con số này tăng lên 4 triệu. Năm 1949 đã có
21
70% phụ nữ biết đọc, viết [37, tr.146]. Phong trào "Đời sống mới" được phát triển
rộng rãi ở các vùng tự do với nòng cốt vận động, phát huy vai trị của phụ nữ trong
thực hiện quyền bình đẳng nam nữ, xây dựng nếp sống văn hóa mới, văn minh tiết
kiệm, dân chủ hơn, chống mê tín dị đoan và các hủ tục lạc hậu
Những kết quả thực hiện quyền phụ nữ trên các lĩnh vực đã khơi dạy và huy
động được sức lực và trí tuệ của phụ nữ, góp phần cùng nam giới làm nên thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tuy nhiên, ngay sau khi thực
dân Pháp thất bại phải ký kết hiệp định Giơnever rút quân về nước, đế quốc Mỹ đã
nhanh chóng thế chân, tiến hành xâm lược miền Nam, biến miền Nam Việt Nam trở
thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Nước ta bị chia cắt thành hai miền, miền Bắc
tiến lên xây dựng CNXH làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến miền Nam tiến
hành cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược việc thực hiện quyền phụ nữ
ở nước ta tiếp tục đạt được nhiều tiến bộ hơn so giai đoạn kháng chiến chống thực
dân Pháp. Đồng thời việc thực hiện quyền phụ nữ ở giai đoạn này có sự khác nhau
giữa hai miền Nam - Bắc.
Quốc hội khóa II (nhiệm kỳ 1960 - 1964) là Quốc hội đầu tiên hoạt động
hoàn toàn trong thời kỳ đất nước bị chia cắt, có 49 đại biểu nữ trong tổng số 362 đại
biểu được bầu (chiếm 11,6% - tăng hơn so với Quốc hội khóa I chỉ có 3% là nữ).
Quốc hội khóa III (nhiệm kỳ 1964 - 1971) bầu 366 đại biểu, trong đó nữ đại biểu
được 62 người (chiếm 16,94% - tăng hơn so với Quốc hội khóa I (3%), khóa II
(11,6%). Quốc hội khóa IV (nhiệm kỳ 1971 - 1975) bầu 420 đại biểu, trong đó số
đại biểu nữ được tăng hơn so với khóa II và III, được 125 người (chiếm 29, 76%)
[68]. Giai đoạn 1954 - 1975 tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo các cấp tăng hơn trước.
Sau năm 1954 phụ nữ miền Nam tích cực đấu tranh chống Mỹ ngụy. Tiêu
biểu các hoạt động đấu tranh tẩy chay, lên án cuộc bầu cử "Quốc hội Việt Nam
Cộng hịa", tham gia "Đội qn tóc dài", tạo thành phong trào Đồng khởi, tích cực
đấu tranh cùng với bộ đội chủ lực đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ ngụy.
22
Phụ nữ miền Bắc tích cực thi đua lao động sản xuất trong tất cả các ngành
nghề với tinh thần "Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt" để xây
dựng cơ sở vật chất cho CNXH và chi viện cho miền Nam, tích cực tham gia lực
lượng dân cơng, tự vệ, tham gia cơng tác phịng khơng nhân dân cùng với nam giới
đánh bại các cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Đồng thời, phụ nữ miền
Bắc cịn tích cực tham gia các lực lượng chi viện cho chiến trường miền Nam.
Những nỗ lực to lớn của phụ nữ cả nước đã thể hiện sinh động việc thực hiện quyền
bình đẳng của phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với tinh thần
"giặc đến nhà đàn bà cũng đánh" góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986, đất nước thống nhất, nước ta tiến hành
xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước trong điều kiện hịa bình, thống nhất. Việc
thực hiện quyền phụ nữ trong giai đoạn này tiếp tục có những tiến bộ khẳng định
được vai trò, vị thế của người phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Quốc hội khóa V nhiệm kỳ 1975 - 1976 là Quốc hội thống nhất đầu tiên khi
miền Nam hoàn tồn giải phóng, bầu được 424 đại biểu, trong đó có 137 đại biểu
nữ (chiếm 32,31%). Đây là tỷ lệ nữ đại biểu cao nhất trong 13 khóa Quốc hội kể từ
năm 1946 đến nay. Tuy nhiên, đến Quốc hội khóa VI nhiệm kỳ 1976 - 1981 bầu
được 492 đại biểu nhưng chỉ có 132 đại biểu nữ (chiếm 26, 38%). Quốc hội khóa
VII nhiệm kỳ 1981 - 1987 bầu được 496 đại biểu nhưng chỉ có 107 đại biểu nữ
(chiếm 21,77%) [68]. Phụ nữ tiếp tục được Đảng và Nhà nước quan tâm, tạo điều
kiện tham gia chính quyền các cấp trong bộ máy Nhà nước.
Mọi tầng lớp công nhân, nông dân, lực lượng vũ trang, tiểu thương
không
phân biệt nam, nữ ra sức thi đua lao động sản xuất nhằm khôi phục nền kinh tế, hàn
gắn vết thương chiến tranh, xây dựng CNXH trên tất cả các lĩnh vực nơng nghiệp,
cơng thương nghiệp, văn hóa giáo dục
đã bước đầu đưa đất nước vượt qua khó
khăn, tạo ra khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc.
1.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.
23
Bên cạnh những thành tựu, việc thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam thời kỳ
trước đổi mới (1945 -1986) vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế.
- Những chủ trương, chính sách của Đảng về quyền phụ nữ cịn chung
chung, chưa đầy đủ, cụ thể. Trong hoàn cảnh 30 năm đấu tranh bảo vệ nền độc lập
dân tộc và 10 năm xây dựng CNXH trước đổi mới, nhiệm vụ chủ yếu của Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta lúc bấy giờ là tập trung vào việc giữ gìn, bảo vệ chính
quyền, chống thù trong giặc ngồi, diệt giặc dốt, giặc đói, tăng gia sản xuất, phát
triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng CNXH. Trong hoàn cảnh Đảng
phải tập trung trí tuệ để đưa ra được những chủ trương, chính sách đúng đắn quyết
định vận mệnh quốc gia dân tộc nên chưa có điều kiện quan tâm, nghiên cứu xây
dựng, điều chỉnh những chính sách cụ thể cho phụ nữ phù hợp với nhu cầu thực tế.
- Hệ thống pháp luật về phụ nữ còn nhiều hạn chế. Những VBQPPL về bình
đẳng nam, nữ thời kỳ này tuy đã tiếp thu được những tư tưởng pháp lý tiến bộ của
thời đại nhưng cũng bị hạn chế bởi chính nhận thức chung, xu thế chung thời bấy
giờ chủ yếu theo mơ hình bình đẳng hình thức (quy định pháp luật hầu hết đều theo
một tiêu chuẩn chung duy nhất dành cho cả nam và nữ chưa tính đến sự khác biệt về
giới tính trên các lĩnh vực). Do đó, với những hạn chế về thể lực, sức khỏe lại gánh
nặng đa mang vai trò xã hội phụ nữ khơng thể có được sự bình đẳng về cơ hội, bình
đẳng thực sự trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
- Tư tưởng "trọng nam, khinh nữ" ngự trị hàng nghìn năm trong xã hội chưa
dễ gì xóa bỏ được ngay trong mấy chục năm từ khi nhân dân ta giành được địa vị
làm chủ đất nước. Tư tưởng đó đã ăn sâu bám rễ trong nhiều tầng lớp cán bộ, nhân
dân nên ý thức chấp hành pháp luật về bình đẳng nam nữ trong xã hội còn hạn chế.
Bản thân người phụ nữ cũng cam chịu chấp nhận định kiến xã hội "nam tôn, nữ ti",
"phu xướng, phụ tùy" chịu nhiều thiệt thịi về phía mình.
- Giai đoạn trước đổi mới (1945 - 1986) sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân
tộc và xây dựng CNXH phải đối mặt với vơ vàn khó khăn, thử thách chưa có điều
kiện để người phụ nữ có thể thụ hưởng đầy đủ những quyền đã được ghi nhận. Từ
năm 1945 đến năm 1975 là 30 năm dân tộc ta phải tiến hành chiến tranh đánh đuổi
24
những kẻ thù xâm lược đế quốc, thực dân lớn mạnh hơn mình nhiều lần. Để dành
thắng lợi cả dân tộc ta đã phải hy sinh một phần nào đó trên lĩnh vực quyền con
người để tập trung sức lực vào mục tiêu đánh bại quân xâm lược, bảo vệ độc lập dân
tộc. Trong hồn cảnh khó khăn, gian khổ và tổn thất của chiến tranh việc thụ hưởng
quyền con người của cả dân tộc còn nhiều hạn chế, trong đó quyền phụ nữ cũng
khơng ngoại lệ. Năm 1975, sau khi giành độc lập, thống nhất Đảng đã lãnh đạo toàn
dân tiến lên xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước. Xây dựng CNXH là một cơng
cuộc chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, toàn Đảng, toàn dân phải vừa làm vừa học
hỏi, vừa rút kinh nghiệm và có thể có những sai lầm, hạn chế là điều khó tránh khỏi.
Do nhiều nguyên nhân, chủ yếu nhất là do những sai lầm chủ quan, duy ý chí, vi
phạm quy luật khách quan trong cải tạo XHCN, trong tiến trình cơng nghiệp hóa và
trong việc duy trì q lâu mơ hình quản lý kế hoạch hóa, tập trung quan liêu, bao
cấp nên đã kìm hãm lực lượng sản xuất và triệt tiêu nhiều động lực phát triển dẫn
tới đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân sa sút khó
khăn, tiêu cực xã hội tràn lan. Trong bối cảnh đó quyền con người trên thực tế chưa
thực sự được đảm bảo, theo đó việc đảm bảo quyền phụ nữ tất yếu cũng còn nhiều
tồn tại hạn chế.
1.3. LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN QUYỀN PHỤ NỮ TỪ NĂM 1986 ĐẾN
1991
1.3.1. Chủ trƣơng của Đảng về bảo đảm quyền phụ nữ
Vào những năm cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, hệ thống XHCN thế giới bắt
đầu lâm vào khủng hoảng. Nguyên nhân chủ yếu là do mơ hình quản lý kinh tế kế
hoạch hóa tập trung ngày càng bộc lộ rõ những khuyết điểm, yếu kém. Các nước
XHCN đã tìm lối thốt cho cuộc khủng hoảng thơng qua q trình biến đổi mang
tính bước ngoặt với những tên gọi khác nhau như cải cách, mở cửa ở Trung Quốc,
cải tổ ở Liên Xô
Ở Việt Nam trong quá trình xây dựng CNXH do nhiều nguyên nhân, chủ yếu
nhất là do những sai lầm trong sự lãnh đạo của Đảng đã duy trì quá lâu cơ chế quản
lý tập trung, bao cấp làm suy yếu nền kinh tế XHCN và đẻ ra nhiều tiêu cực xã hội
25