Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

(Luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của đạo tin lành đối với đời sống tín ngưỡng người HMông ở miền núi phía bắc việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1009.39 KB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
======================

LÊ THỊ NGA

ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TÍN NGƢỠNG NGƢỜI HMƠNG
Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tôn giáo học

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
======================

LÊ THỊ NGA

ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TÍN NGƢỠNG NGƢỜI HMƠNG
Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60.22.03.09

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Kim Oanh

Hà Nội - 2014




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, Luận văn thạc sĩ Triết học với đề tài: “Ảnh
hưởng của đạo Tin Lành đối với đời sống tín ngưỡng người Hmơng ở
miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay”, là cơng trình nghiên cứu của cá
nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Trần Thị Kim Oanh.
Các số liệu, trích dẫn và tài liệu tham khảo trong luận văn là hồn
tồn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.

Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2015
Tác giả luận văn

Lê Thị Nga


LỜI CẢM ƠN
Luận văn với đề tài “Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tín
ngưỡng người Hmơng ở miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay” được hồn
thành tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội. Để hoàn thành được Luận văn, bên cạnh những cố gắng của bản thân, tác
giả luận văn đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể.
Trước tiên, với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới PGS. TS. Phạm Thị Kim Oanh, cô đã nhiệt tình hướng dẫn khoa học cho tác
giả để Luận văn được hoàn thành.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Triết học, các thầy
cô trong bộ môn Tôn giáo học và các thầy cơ cơng tác ở các đơn vị ngồi trường,
các cán bộ, cơng chức của các phịng, ban, thư viện trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn đã hết sức giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu tại
khoa, trường.

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt q trình hồn
thành Luận văn thạc sỹ của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả Luận văn

Lê Thị Nga


KÝ HIỆU CÁC SÁCH KINH THÁNH CỦA ĐẠO TIN LÀNH
(Xếp theo thứ tự A, B, C trong tiếng Việt)
Viết tắt

Tên sách

Viết tắt

Tên sách

Ai

Ai ca

Lu

Lu-ca

Am

A-mốt


Mác

Mác

Áp

Áp-đia

Mal

Ma-la-chi

Châm

Châm ngơn

Mat

Ma-thi-thơ

1Cơ

1 Cơ-rinh-tơ

Mi

Mi-ca

2Cơ


2 Cơ-rinh-tơ

Na

Na-hum

Cơl

Cơ-lơ-se



Nê-hê-mi

Cơng

Cơng vụ

Nhã

Nhã Ca

Dân

Dân số

Ơsê

Ơ-sê


Đa

Đa-ni-en

1Phê

1Phê-rơ

Êph

Ê-phê-sơ

2Phê

2Phê-rơ

Êx

Ê-xơ-ra

Phi

Phi-líp

Êxê

Ê-xê-chi-ên

Phlm


Phi-lê-mơn

Êxt

Ê-xơ-tê

Phục

Phục Truyền

Ga

Ga-la-ti



Rơ-ma

Gi

Giăng

Ru

Ru-tơ

1Gi

1Giăng


1Sa

1Sa-mu-ên

2Gi

2Giăng

2Sa

2Sa-mu-ên

3Gi

3Giăng

Sáng

Sáng Thế

Gia

Gia-cơ



Sơ-phơ-ni

Giáo


Giáo Huấn

1Sử

1Sử Ký

Giê

Giê-rê-mi

2Sử

2Sử-ký

Gióp

Gióp

1Tê

1Tê-sa-lơ-ni-ca


Giơ

Giơ-ên

2Tê


2Tê-sa-lơ-ni-ca

Giơn

Giơ-na

Thẩm

Thẩm Phán

Giơs

Giơ-s

Thi

Thánh Thi

Giu

Giu-đe

1Ti

1Ti-mơ-thê

Hab

Ha-ba-cúc


2Ti

2Ti-mơ-thê

Hag

Ha-gai

Tích

Tích



Hê-bơ-rơ

1Vua

1Các Vua

Isa

I-sa

2Vua

2Các Vua

Khải


Khải Huyền

Xa

Xa-cha-ri



Lê-vi

Xuất

Xuất Hành


CÁCH TRÍCH DẪN TRONG LUẬN VĂN

Trích dẫn Kinh Thánh:
Sử dụng ký hiệu chung của Kitơ giáo tồn cầu là để trong dấu ngoặc đơn (...) lần
lượt hiển thị: Tên sách viết tắt, số thứ tự đoạn, số câu, đặt trước ngoặc vuông [...]
theo quy định chung của Bộ giáo dục và Đào tạo, lần lượt hiển thị: số tài liệu
tham khảo, số trang của tài liệu. Ví dụ:
(Mt 19:24), [15, 1356] = Tin Mừng Mát-thêu, đoạn 19, câu 24, tài liệu tham khảo
số 15, trang 1356.
(Mt 19:24-26), [15, 1356] = Tin Mừng Mát-thêu, đoạn 19, các câu từ 24 đến 26,
tài liệu tham khảo số 15 trang 1356.
Trích dẫn nguồn tài liệu khác: Theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.


M C


C

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 2
NỘI DUNG ........................................................................................................... 9
CHƢƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ ĐẠO TIN ÀNH VÀ ĐỜI SỐNG TÍN
NGƢỠNG CỦA NGƢỜI HMƠNG Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA
BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................................................. 9
1.1 Khái quát chung về đạo Tin Lành ................................................................ 9
1.2 Đời sống tín ngưỡng của người Hmơng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc
Việt Nam hiện nay ........................................................................................... 30
CHƢƠNG II. ẢNH HƢỞNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA ĐẠO TIN
ÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG TÍN NGƢỠNG NGƢỜI HMƠNG Ở MỘT SỐ
TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY ................................ 42
2.1 Ảnh hưởng tích cực của đạo Tin Lành đến đời sống tín ngưỡng người
Hmơng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay .......................... 42
2.2 Ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin Lành đến đời sống tín ngưỡng người
Hmơng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay .......................... 58
CHƢƠNG III. XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
HẠN CHẾ ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐẠO TIN ÀNH ĐẾN ĐỜI
SỐNG TÍN NGƢỠNG NGƢỜI HMƠNG Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI
PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................ 70
3.1 Xu hướng vận động của đạo Tin Lành ở một số tỉnh miền núi phía Bắc
Việt Nam hiện nay ........................................................................................... 70
3.2 Một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin Lành đến tín
ngưỡng người Hmơng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay ....... 75
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 93

1



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, do con người sáng
tạo ra và sau đó lại tác động mạnh trở lại đối với xã hội lồi người. Hiện
nay, tơn giáo đang nổi lên như là một vấn đề mang tính tồn cầu, được mọi
nhà nước, mọi quốc gia cùng các giới chính trị, văn hóa quan tâm sâu sắc.
Đạo Tin Lành ra đời ở Châu Âu vào thế kỷ thứ XVI là kết quả của sự
phân hóa lần thứ hai trong Kitô giáo (lúc này là Công giáo). Tin Lành chủ
trương phản đối một số tục lệ, truyền thống hoặc cấu trúc của nhà thờ Công
giáo La Mã. Sự xuất hiện của đạo Tin lành gắn liền với sự xuất hiện của
giai cấp tư sản Tây phương và được coi như hệ tư tưởng mới của giai cấp
tư sản nhằm đối chọi với Công giáo – là bệ đỡ tư tưởng của chế độ phong
kiến thời bấy giờ. Tin Lành là một tôn giáo đặc biệt đa dạng và phức tạp
với hàng trăm giáo hội, giáo phái, tổ chức theo các xu hướng khác nhau,
hoạt động truyền giáo rất năng động và tích cực trên quy mơ lớn.
Đạo Tin Lành bắt đầu du nhập và phát triển ở Việt Nam từ đầu thế
kỷ XX. Khi đó Việt Nam đang ở thời kỳ bị Pháp đô hộ và do nhiều lý do
đạo Tin Lành phát triển còn chậm chạp. Chỉ đến thời kỳ Mỹ xâm lược miền
Nam, đạo Tin Lành mới có mơi trường thuận lợi để phát triển. Sau ngày
miền Nam hồn tồn giải phóng, nước nhà thống nhất, do có một số chức
sắc của đạo Tin Lành, nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ,
tham gia lực lượng phản động FULRO chống phá cách mạng nên đạo Tin
Lành ở miền Nam bị hạn chế phát triển. Thời gian gần đây, đạo Tin Lành
phát triển trở lại trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở một số tỉnh miền núi
Phía Bắc nước ta, đặc biệt là trong đồng bào dân tộc Hmông.
Đạo Tin Lành truyền bá và phát triển trong cộng đồng người Hmông
ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta tính đến nay đã được 28 năm (tính từ
năm 1986), từ chỗ hầu như khơng có, đến nay số lượng người Hmơng theo

2


đạo Tin Lành đã lên tới hơn 170.000 người [30; tr 22]. Sự phát triển với tốc
độ bất thường của Tin Lành đã gây ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống
xã hội, từ kinh tế, chính trị, tư tưởng, an ninh trật tự, văn hóa truyền thống
và đặc biệt là đến tín ngưỡng của người Hmơng, làm thay đổi rất lớn đời
sống tín ngưỡng, tơn giáo của dân tộc này.
Trước thực trạng đạo Tin Lành có sự phát triển đột biến và bất
thường như vậy trong đồng bào Hmông nói riêng và ở các nước nói chung,
ngày 04/02/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị 01/2005/CT TTg về
Một số công tác đối với đạo Tin Lành, chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt đến
vấn đề đạo Tin Lành ở nước ta.
Như vậy, tìm hiểu về vấn đề xã hội – tín ngưỡng đặc biệt này với
những tác động đa chiều phức tạp của nó để rút ra những bài học cần thiết
nhằm ngăn chặn sự lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch là một nhiệm
vụ mang tính khoa học và thực tiễn cấp bách, đặc biệt trong bối cảnh tồn
cầu hố, hội nhập văn hố, sự du nhập của nhiều phong trào, tổ chức tôn
giáo từ bên ngồi vào Việt Nam hiện nay.
Vì lý do đó, chúng tơi đã lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của đạo Tin
Lành đối với đời sống tín ngưỡng người Hmơng ở miền núi phía Bắc
Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, nếu như Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo do lịch sử du
nhập lâu đời và có ảnh hưởng văn hóa sâu đậm đã được nghiên cứu khá
tồn diện và quy mơ thì ngược lại, đối với Kitơ giáo nói chung và đạo Tin
Lành nói riêng thì cịn là mảng đề tài mới mẻ và mang tính thời sự. Tin
Lành là một tơn giáo du nhập vào khá muộn. Vào Việt Nam từ cuối thế kỷ
XIX, lúc ban đầu, Tin Lành chưa thực sự được chú ý nhiều, mãi sau đó, sự
truyền bá và phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của Tin Lành ở các vùng


3


dân tộc thiểu số mới thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Có thể kể
đến một tác giả và tác phẩm tiêu biểu về vấn đề này như:
Tác giả Nguyễn Thanh Xuân với các cuốn sách “Một số tôn giáo ở
Việt Nam” [69], “Đạo Tin Lành ở Việt Nam” [68], là một trong số ít những
tác phẩm tiêu biểu nghiên cứu về đạo Tin Lành. Trong các sách này, tác giả
đã trình bày một cách tương đối khái quát và cơ bản: từ bối cảnh ra đời, vai
trò của những cá nhân tiêu biểu, giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức, các hệ
phái cho đến Tin Lành ở Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Hồng Dương với cuốn “Kitơ giáo ở Hà Nội” [10]
đã trình bày cụ thể q trình truyền bá và phát triển của Kitơ giáo (gồm
Công giáo và Tin Lành) ở Hà Nội từ thời điểm đầu du nhập đến nay. Đặc
biệt quan tâm đến nghi lễ và lối sống của cộng đồng Tin Lành tại Hà Nội.
Jean Bauberót có cuốn “Lịch sử đạo Tin Lành” [5], được Trần Sa
dịch sang tiếng Việt được coi là tác phẩm quan trọng trong các nghiên cứu
về đạo Tin Lành. Trong tác phẩm này, quá trình hình thành, ổn định và
phát triển cho đến ngày nay của đạo Tin Lành được trình bày một cách hệ
thống rõ ràng. Tuy nhiên tác phẩm chưa đi sâu nghiên cứu giáo lý của đạo
mà chỉ tập trung vào phần lịch sử hình thành và phát triển.
Đặc biệt, trong những năm trở lại đây cũng có một số cơng trình
nghiên cứu về đạo Tin Lành, điển hình như:
Tác giả Phạm Gia Thoan với tác phẩm “Đạo Tin Lành – Tri thức cơ
bản” [52].
Tác giả Đỗ Quang Hưng với cơng trình: “Đạo Tin Lành ở Việt Nam
Nguồn gốc, những đặc điểm thần học và đời sống tôn giáo”[26] là một
trong số những tác phẩm tiêu biểu của ông về đạo Tin Lành ở Việt Nam.
Riêng về vấn đề văn hóa và tín ngưỡng của người Hmơng lại có khá

nhiều sách chun khảo. Có thể kể đến một số như:

4


“Văn hóa Hmơng”[45] của tác giả Trần Hữu Sơn đã trình bày một
cách khái quát các đặc điểm lịch sử tộc người, kinh tế xã hội, văn hóa và
tơn giáo của người Hmơng.
“Văn hóa tâm linh của người Hmơng ở Việt Nam truyền thống và
hiện tại” [43] của tác giả Vương Duy Quang trình bày khái qt về người
Hmơng ở Việt Nam, văn hóa tâm linh truyền thống của người Hmông ở
Việt Nam, chỉ ra những biến đổi trong văn hóa tâm linh của họ và đưa ra
một vài nhận xét.
Riêng về ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với văn hóa nói chung và
tín ngưỡng, tơn giáo của người Hmơng nói riêng thì có bài viết của tác giả
Nguyễn Xuân Hùng, “Tìm hiểu hệ quả của việc truyền đạo Tin Lành đối
với văn hóa tuyền thống và tín ngưỡng tơn giáo Việt Nam” [22], “Bước
đầu tìm hiểu ảnh hưởng của đạo Tin Lành với văn hóa truyền thống ở vùng
đồng bào Hmông huyện Bắc Hà”[4] của tác giả Vi Hoàng Bắc, “Xu hướng
biến động của đạo Tin Lành vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay”[12]
của Hoàng Minh Đô, “Giải pháp đối với đạo Tin Lành vùng núi phía Bắc
nước ta hiện nay” [48]của Ngơ Hữu Thảo…
Ngồi ra, cịn có các cơng trình nghiên cứu khoa học, luận văn về
đạo Tin Lành và ảnh hưởng của nó đến một số lĩnh vực đời sống xã hội
trong đó có đề cập qua đến ảnh hưởng đối với tín ngưỡng người Hmông
như: “Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đời sống đồng bào dân tộc
Hmông ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay” [30] luận văn của
Nguyễn Thị Thùy Linh; “Vấn đề đạo Tin Lành trong đồng bào dân tộc
Hmông, Dao ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam” [14] luận án của
Nguyễn Khắc Đức; “Ảnh hưởng của đạo Tin Lành trong đời sống đồng bào

các dân tộc ít người ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay”
[37] luận văn của Cao Nguyên; “Tư tưởng nhân học xã hội trong Kinh
Thánh” [39] luận văn của Nguyễn Công Oánh.
5


Tuy nhiên, các cơng trình này đều thiên về hướng nghiên cứu khái
quát đạo Tin Lành, đạo Tin Lành ở Việt Nam, văn hóa tín ngưỡng của
người Hmơng, hoặc q trình truyền đạo, ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội người Hmông chứ chưa đi sâu nghiên cứu
ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với tín ngưỡng truyền thống của người
Hmơng tại một số tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay. Trên cơ sở kế thừa
những thành tựu của các tác giả đi trước, tác giả luận văn tập trung đi sâu
tìm hiểu về ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đời sống tín ngưỡng người
Hmơng ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích
Đề tài tập trung nghiên cứu chỉ ra được ảnh hưởng của đạo Tin lành đối
với đời sống tín ngưỡng của người Hmơng ở các tỉnh miền núi Phía Bắc
nước ta. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp cở bản nhằm hạn chế những
ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin Lành đối với đời sống tín ngưỡng của đồng
bào nơi đây.
- Nhiệm vụ
Khái quát chung về đạo Tin Lành, quá trình truyền bá và phát triển
đạo Tin Lành ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, điều kiện kinh tế, xã
hội và hệ thống tín ngưỡng truyền thống của người Hmơng ở 03 tỉnh: Hà
Giang, Điện Biên và Lai Châu.
Làm rõ những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo Tin Lành đến
đời sống tín ngưỡng của người Hmơng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Trên cơ sở xu hướng vận động của đạo Tin Lành đưa ra được một số

giải pháp cơ bản để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin Lành
đến đời sống tín ngưỡng của đồng bào Hmông ở một số tỉnh miền núi phía
Bắc nước ta hiện nay.

6


4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước ta về tôn giáo và công tác tôn giáo.
- Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, một số phương pháp nghiên cứu của
các khoa học chuyên ngành và liên ngành như: tơn giáo học, sử học, văn
hóa học cụ thể là: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, lịch sử-logic,
phỏng vấn, đọc và diễn giải kinh điển…
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đời
sống tín ngưỡng của người Hmơng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta
hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với
đời sống tín ngưỡng của người Hmông 3 tỉnh: Hà Giang, Điện Biên, Lai
Châu.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày tương đối rõ ràng về sự ra đời, giáo lý cơ bản
cũng như quá trình truyền bá của đạo Tin Lành vào một số tỉnh miền núi

phía Bắc Việt Nam, khái quát chung về hệ thống tín ngưỡng truyền thống
của người Hmơng từ đó chỉ ra ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống
tín ngưỡng của họ. Trên cơ sở xu hướng vận động của đạo Tin Lành đưa ra
một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó đến đời sống tín
ngưỡng người Hmơng ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

7


Đề tài nghiên cứu có thể làm tư liệu tham khảo cho cơng tác nghiên
cứu về đạo Tin Lành nói chung, đời sống tín ngưỡng của người Hmơng và
sự ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đời sống tín ngưỡng của người
Hmông.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy
liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến vấn đề tôn giáo học nói chung và đạo
Tin Lành nói riêng
Góp phần làm phong phú thêm hệ thống tài liệu tham khảo cho một
số ban ngành làm công tác quản lý tôn giáo cũng như hoạch định chính
sách tơn giáo trong những năm tới đây.
8. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương 6 tiết.

8


NỘI DUNG
CHƢƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ ĐẠO TIN LÀNH VÀ ĐỜI SỐNG
TÍN NGƢỠNG CỦA NGƢỜI HMƠNG Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI

PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1 Khái quát chung về đạo Tin Lành
1.1.1 Sự hình thành và giáo lý, lễ nghi cơ bản của đạo Tin Lành
Sự hình thành đạo Tin Lành
Thứ nhất, sự xuất hiện của giai cấp tư sản trong lòng xã hội phong
kiến với yêu cầu tiến hành cuộc cách mạng xã hội.
Châu Âu thế kỷ XV – XVII là thời kỳ giai cấp tư sản xuất hiện và phát
triển mạnh mẽ. Lúc bấy giờ nó là giai cấp tiêu biểu, tiến bộ của thời đại, là
lực lượng mới đại diện cho sự ra đời của một phương thức sản xuất mới là
chủ nghĩa tư bản, thay thế cho chế độ phong kiến đã trở nên lỗi thời, lạc
hậu – vốn đã trở thành lực cản đối với sự phát triển của xã hội. Trong xã
hội phong kiến Tây Âu thời kỳ Trung cổ, nhân tố quan trọng nhất để duy trì
xã hội đó là sự cân bằng quyền lực của Giáo hội và Nhà nước thế tục. Các
thế lực phong kiến muốn được thần dân tuân phục phải nhờ đến giáo quyền
hậu thuẫn, và giáo quyền muốn có thế lực phải dựa và sự ủng hộ của thế
quyền. Nói cách khác, giai cấp phong kiến đã sử dụng Công giáo làm bệ đỡ
tư tưởng cho sự thống trị của mình đối với xã hội. Ngược lại, Giáo hội
Cơng giáo đã phong kiến hóa, chính trị hóa tơn giáo của mình và quan hệ
chặt chẽ với thế lực phong kiến. Với tư cách một lực lượng tiến bộ trong xã
hội, giai cấp tư sản đương nhiên muốn loại bỏ quyền lực của giai cấp phong
kiến, đồng thời xóa bỏ chế độ cũ, thiết lập chế độ mới. Song, muốn làm
được điều đó thì trước tiên giai cấp tư sản phải có một hệ tưởng mới để đối
chọi với hệ tư tưởng Công giáo đang bao bọc nhà nước phong kiến lúc bấy
giờ. Hệ tư tưởng đó, hay tơn giáo đó phải đáp ứng được u cầu của giai

9


cấp tư sản và thời đại, không tổ chức cầu kỳ, nghi lễ phức tạp, tốn kém cả
về vật chất và thời gian mà phải là một tôn giáo hiện đại, lễ nghi đơn giản,

ít tục lệ phiền tối mà lại gần gũi với đời sống con người, phù hợp với điều
kiện kinh tế thị trường, tư tưởng tự do, dân chủ kiểu tư sản. Cải tổ Giáo hội
Công giáo, quay trở về với hình bóng ngun sơ ban đầu của Kitơ giáo,
đơn giản và có sự bình đẳng giữa các tín đồ đối với Thiên Chúa là cách mà
giai cấp tư sản đã chọn để xây dựng tôn giáo mới của mình.
Như vậy, sự xuất hiện của giai cấp tư sản ở Châu Âu thế kỷ XVI và
cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản với các thế lực phong kiến là một trong
những tiền đề cho sự ra đời của đạo Tin Lành.
Thứ hai, sự bế tắc của nền thần học kinh viện và sự tha hóa của Giáo
hội Công giáo La Mã.
Nền Thần học Kinh viện được coi là cơ sở quyền lực của Giáo hội Công
giáo ở Châu Âu thời kỳ Trung cổ, được hình thành vào khoảng thế kỷ XI
và phát triển mạnh mẽ trong khoảng thế kỷ XIII – XIV. Thần học Kinh
viện là chỗ dựa vững chắc của giáo thuyết và giáo quyền, đề cao quyền lực
của Giáo hội và đặc biệt là quyền lực của Giáo Hồng: “Giáo hội Cơng
giáo tồn tại như một lực lượng siêu phàm đứng trên thế quyền, chi phối thế
quyền. Giáo Hồng ở vị trí tột đỉnh về quyền lực, cả về thần quyền và thế
quyền, Giáo Hồng có quyền ban vương miện cho người này hoặc đổi lại
cho người kia nếu họ thuần phục Giáo hội” [67; tr 26]. Nhưng tới cuối thế
kỷ XV, trước những luồng gió mới của phong trào phục hưng văn hóa, tư
tưởng duy vật tiến bộ, đề cao những giá trị nhân văn, nền Thần học Kinh
viện bị suy thoái và bế tắc do chỉ tập trung vào những lý thuyết của xã hội
cũ để lại, tách rời khỏi sự vận động thực tiễn của xã hội đương thời. Nền
Thần học Kinh viện đã trở nên lỗi thời so với luồng phục hưng văn hóa
ngày càng phát triển mạnh mẽ, đáp ứng được sự vận động mới của xã hội.

10


Bên cạnh sự bế tác của nền Thần học Kinh viện là sự tha hóa của hàng

Giáo phẩm Cơng giáo địi hỏi phải tiến hành cuộc cải cách tơn giáo. Các
nhân vật được xem là đại diện cho Chúa Trời thực hiện những nghi lễ mang
tính thiêng liêng nay khơng còn nữa, họ mải mê vơ vét của cải của con
chiên để làm giàu cho bản thân, ăn chơi sa đọa, đạo đức bị xuống cấp
nghiêm trọng. Đặc biệt dưới thời Giáo hoàng Leon X (1513 -1521), cả
Giáo Hoàng và hàng Giáo phẩm sống xa hoa, trần tục, lợi dụng danh nghĩa
thánh thần nhằm mục đích kinh tế. Năm 1511, Giáo Hoàng Leon X ra lệnh
ban “ơn toàn xá” cho những ai dâng cúng tiền cho Giáo hội với việc bán
“bùa xá tội”, cùng lời truyền ai mua nhiều sẽ được xóa mọi tội lỗi, dù tội
đang phạm, đã phạm hay chưa phạm và khi chết sẽ nhanh chóng được lên
thiên đường. Trong lúc đó, đời sống của các tầng lớp nhân dân và các tín
đồ châu Âu rất cơ cực, thiếu thốn nên họ rất oán hận Giáo hội. Việc làm sai
trái của Giáo hội đã tạo ra một làm sóng phản ứng mạnh mẽ trong các tín
đồ, giáo sỹ nước Đức, nơi được mệnh danh là “con bò sữa của Giáo
Hoàng” [67; tr 51]. Phong trào cải cách tơn giáo dấy lên từ đây và đó chính
là một trong những tiền đề cho đạo Tin Lành ra đời.
Thứ ba, sự tác động ảnh hưởng của phong trào văn hóa phục hưng
và chủ nghĩa nhân văn.
Trong thời kỳ Trung cổ, tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như văn
hóa nói chung, văn học nghệ thuật, triết học, khoa học tự nhiên đều sự chi
phối của thế lực phong kiến và Giáo hội. Những tư tưởng tiến bộ của nhân
loại đã đạt được ở thời kỳ Hy Lạp – La Mã cổ đại đều chịu sự chi phối của
tơn giáo, chìm đắm trong “đem trường trung cổ”. Mọi hoạt động của xã hội
đều tập trung phục vụ cho sự phát triển của Thần học, của Giáo hội Công
giáo với phương châm “Thượng Đế là tất cả”. Nhiều nhà khoa học và nhiều
nhà tư tưởng tiến bộ đứng ra bảo vệ chân lý, chống lại Giáo hội đều bị săn
đuổi, truy lung hoặc chết trên giàn hỏa thiêu.

11



Bắt đầu từ thế kỷ XV, ở Tây Âu, chế độ phong kiến với nền sản xuất
nhỏ và các đạo luật hà khắc trung cổ bước vào thời kỳ tan rã. Giai cấp tư
sản mới và tầng lớp tiểu tư sản thị dân nhận thấy cần thiết phải thay thế
thiết chế văn hóa bị chi phối bởi màu sắc tơn giáo, khơng cịn phù hợp với
thực tiễn mới của xã hội. Họ mong muốn xây dựng nền văn hóa mới ca
ngợi sự tự do của con người, giải phóng con người. Hay nói cách khác, họ
muốn phục hưng văn hóa, phục hồi giá trị văn hóa đã đạt được ở thời kỳ cổ
đại về tự do tư tưởng và đề cao nhân phẩm con người. Văn hóa phục hưng
chủ trương con người là đối tượng phản ánh của văn hóa, con người là
trung tâm của vũ trụ, là một thực thể vĩ đại, con người hãy thờ phụng chính
bản thân mình, chiêm ngưỡng cái đẹp của chính mình, chứ khơng phải là
những sinh vật nhỏ bé, yếu đuối, phụ thuộc vào Thượng Đế.
Như vậy, sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của văn hóa phục hưng
chống lại quan niệm tơn giáo thần bí, thốt khỏi ảnh hưởng của thần học và
Giáo hội đã tạo môi trường và đặt cơ sở tư tưởng cho một cuộc cải cách tôn
giáo, dẫn đến sự ra đời của đạo Tin Lành ở thế kỷ XVI.
Thứ tư, sự ra đời của đạo Tin Lành gắn liền với vai trò của Martin
Luther
Martin Luther (1483 – 1546) là người đề xướng và trở thành lãnh tụ có
ảnh hưởng lớn đối với phong trào cải cách Công giáo ở Đức. Ông sinh ra ở
xứ Saxon nước Đức, là người thơng minh, có tư tưởng tiến bộ, là linh mục
dòng Augustin, giáo sư trường đại học Wittenberg và là tiến sĩ thần học.
Ơng có nhiều bài viết quan trọng chống lại Giáo hội Cơng giáo và Giáo
Hồng như: “Chín mươi lăm luận đề”, “Tặng cho quý tộc Đức”, “Cuộc lưu
đày Babilon”, “Sự tự do cho tín đồ”… Đặc biệt, vào giai đoạn cuối đời,
ông tập trung vào việc giải thích Kinh Thánh và dịch Kinh Thánh sang
tiếng Đức. Việc dịch Kinh Thánh sang tiếng Đức của ông là một sự cống
hiến lớn cho văn hóa nước Đức.


12


Những tư tưởng cơ bản của Luther phục vụ cho cuộc cải cách Công
giáo, tập trung chống lại sự tha hóa, sự xuống cấp về mặt đạo đức, lối sống
trần tục, hủ bại, xa hoa nơi Giáo triều của Giáo Hoàng và Giáo quyền La
Mã – nơi được xem là linh thiêng, thánh thiện. Bắt đầu bằng việc công bố
bài viết “Chín mươi lăm luận đề” của mình, Luther phê phán và lên án
Giáo Hồng và Giáo triều Rơma lợi dụng việc bán “Bùa xá tội” để bóc lột
kinh tế của các con chiên. Ông thẳng thắn phê phán Giáo Hồng: “Nếu
Giáo hồng có thể giải cứu linh hồn người ta khỏi ngục luyện tội, cớ sao
khơng tỏ lịng đau xót các linh hồn đáng thương hại ấy mà giải cứu hết một
lượt”… “thà ơng (Giáo Hồng) trơng thấy đại giáo đường thánh Pierre bị
phóng hỏa ra tro bụi cịn hơn xây cất nó trên xương máu của con chiên
trong bầy mình” [67; tr 57]. Giáo Hồng khơng có quyền xóa bất kỳ tội lỗi
nào, ơng chỉ có quyền xóa sự trừng phạt mà ơng ta dùng quyền của mình,
hoặc uy quyền tôn giáo đối với con người. Việc làm của Martin Luther đã
được đơng đảo nhân dân và tín đồ ủng hộ, tạo thêm cho ông một động lực
mạnh trong cơng cuộc cải cách tơn giáo.
Ngồi lực lượng có tư tưởng tiến bộ ủng hộ ý đồ cải cách Cơng giáo của
ơng, thì hàng Giáo phẩm cao cấp và các nhà Thần học Kinh viện lại kịch
liệt phản đối, răn đe, ngăn cản. Bất chấp mọi lực cản từ phía Giáo hội, ơng
đã tun bố: “phủ nhận quyền lực của Giáo triều Rôma và Công đồng
chung, chỉ công nhận có Chúa Giêsu và Kinh Thánh” [69; tr 216]. Điển
hình là sự kiện Giáo hoàng Leon X ban sắc lệnh phủ nhận giáo thuyết của
Luther. Ông phản ứng bằng việc đốt Sắc lệnh của Giáo hoàng và khẳng
định: “Mọi việc đã quyết định xong, đời tôi sẽ không bao giờ làm hòa với
La Mã” [69; tr 217]. Để bảo vệ sự bình an của Giáo hội Cơng giáo, trật tự
xã hội phong kiến, Giáo Hội tìm mọi cách kết tội Martin Luther, đốt hết các
tác phẩm và đưa ông lên giàn hỏa thiêu. Được sự giúp đỡ của Vương hầu


13


xứ Saxon, ơng thốt chết và được đưa về lánh nạn ở Watbourg. Tại đây,
ông tiếp tục viết sách và dịch Kinh Thánh chống lại Giáo triều Rôma.
Phong trào cải cách Công giáo theo tư tưởng của Martin Luther ở nước
Đức tiếp tục phát triển mạnh mẽ, buộc Hoàng đế nước Đức phải ký hòa
ước Nurenberg vào năm 1532 cho đạo Tin Lành được hoạt động. Từ nước
Đức, Tin Lành bắt đầu lan dần sang các nước châu Âu khác như: Thụy Sĩ,
Pháp, Scotland, Iceland, Hà Lan, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Tiệp... và
theo chân quân đội châu Âu truyền sang khu vực Bắc Mỹ. Tại đây, tư
tưởng tự do của Tin Lành gặp được vùng đất mới còn hoang sơ nên phát
triển nhanh chóng. Rồi từ Bắc Mỹ, bằng nhiều con đường, trong đó có việc
nhờ dựa vào vị thế, ảnh hưởng của Mỹ, đạo Tin Lành truyền trở lại châu
Âu và lan tỏa ra toàn thế giới, đến châu Phi, châu Mỹ và châu Á, trong đó
có Việt Nam.
Giáo lý cơ bản của đạo Tin Lành
Đạo Tin Lành được tách ra từ Công giáo nên về cư bản vẫn trên cơ sở
giáo lý Công giáo nhưng phủ nhận một vài tín điều của các Cơng đồng, bỏ
hẳn cơ cấu tổ chức, cải biến lễ nghi và các hình thức sinh hoạt tơn giáo, bỏ
hẳn lề luật và đường lối tu hành của hàng giáo sĩ và đặc biệt bỏ hẳn hình
thức tập quyền độc tơn lãnh đạo của Giáo triều. Tin lành đề cao vị trí của
Kinh Thánh, coi Kinh Thánh là chuẩn mực của đức tin mà tất cả mọi người
đều có thể đọc và làm theo. Nó khác với quan niệm cho rằng chỉ có hàng
ngũ giáo sĩ mới có quyền tiếp cận và rao giảng Kinh Thánh của đạo Cơng
giáo. Tồn bộ giáo lý của đạo Tin Lành đều được gói tron trong Kinh
Thánh.
Giống như Công giáo, Kinh Thánh của đạo Tin Lành cũng bao gồm hai
bộ: Cựu Ước và Tân Ước. Về mặt thời gian, Cựu ước chỉ thời kỳ TCN, còn

Tân ước chỉ thời kỳ sau Công nguyên (SCN) – thời kỳ từ khi Chúa Giêsu

14


Kitô ra đời. Bộ Cựu ước của đạo Tin lành có 39 quyền và bộ Tân ước có 27
quyển.
- Sự thể hiện giáo lý của đạo Tin Lành:
Bởi vì giáo lý Tin lành đặt hoàn toàn trên nền tảng Kinh Thánh cho nên,
cũng như Công giáo, Tin Lành tin vào Thiên Chúa và sự màu nhiệm của
Thiên Chúa. Tin rằng, Thiên Chúa có trước đời đời, có trước cả khơng gian
và thời gian. Thiên Chúa có ba ngơi: ngơi một là Cha, ngôi hai là Con,
(Giêsu Christ), ngôi ba là Thánh Thần. Tuy ba ngôi nhưng cùng chung một
bản thế là Thiên Chúa. Ngôi Con bởi ngôi Cha mà ra, Ngôi Thánh Thần bở
Ngôi Cha và Ngôi Con mà ra. Ba ngôi “đồng vinh – đồng đẳng – đồng
quyền” nhưng mỗi ngơi lại có chức năng, vai trị khác nhau: Ngôi Cha tạo
dựng, Ngôi Con cứu chuộc, Ngôi Thánh Thần thánh hóa. Thiên Chúa là Đấng
thiêng liêng, quyền phép vạn năng, là Đấng sáng tạo và điều hành thế giới.
Thiên Chúa là Đấng sáng tạo nên trời đất và muôn lồi từ hư khơng,
sáng tạo ra con người theo hình ảnh của mình. Con người có hai phần linh
hồn (tính thiêng liêng) và thể xác (tính phàm tục) tách biệt nhau. Phần linh
hồn do Chúa truyền vào và khi chết thì thể xác trở về cát bụi, cịn linh hồn
tồn tại vĩnh cửu. Sự sáng tạo ra con người của Thiên Chúa được coi là một
sản phẩm cao nhất, hoàn hảo và tuyệt mỹ. Vì con người có trí khơn, có
lương tâm và đạo đức nên làm chủ thế giới. Con người có mối quan hệ trực
tiếp với Thên Chúa và được Thiên Chúa yêu thương hơn hết cả. Sau này,
khi con người mắc phải tội tổ tơng, thì mối quan hệ trực tiếp đó khơng cịn
nữa. Muốn quan hệ với Thiên Chúa, con người phải thông qua Đấng Cứu
chuộc là Chúa Giêsu.
Giêsu chính là Thiên Chúa sinh ra làm người gồm hai bản tính:

Thiên tính và nhân tính. Giêsu ở cùng cha mẹ 30 năm, đến năm 30 tuổi đi
giảng đạo và thu nhận 12 môn đệ và truyền dạy giáo lý cho họ. Sau khi
chết, Giêsu được an táng trong mồ đá. Sau ba ngày sống lại gặp lại mẹ và

15


các môn đệ, ở lại nhân thế 40 ngày rồi lên trời, hứa 10 ngày sau sẽ cho
Chúa Thánh Thần xuống thánh hóa nhân loại, khai mạc Hội thánh. Tin
Lành cũng như Cơng giáo tin rằng, một ngày kia tồn thế giới sẽ bị hủy
diệt, con người sẽ chết, khi đó Thiên Chúa sẽ đích thân xuống để phán xử
lồi người, ai tuân giữ lề luật sẽ lên Thiên đàng, ai ở ác sẽ bị đày xuống hỏa
ngục. Con người sẽ phải chết và sẽ sống lại với sự nghiệp của mình khi cịn
sống. Khi trở về trời Chúa Giêsu giao cho 12 mơn đệ tiếp tục sự nghiệp của
mình đi giảng đạo cho mọi dân mọi nước không chỉ hạn hẹp ở Israel.
Như vậy, điểm khác biệt cơ bản của đạo Tin Lành với Công giáo là
học thuyết về mối liên hệ trực tiếp của Chúa với con người. Theo quan
niệm của các tín đồ đạo Tin Lành, Thiên huệ là do Chúa ban cho con người
không thông qua Giáo hội, sự “cứu rỗi” chỉ đạt được nhờ lòng tin cá nhân
của con người và nhờ ý muốn của Chúa. Học thuyết này đã phá hoại địa vị
đứng đầu của quyền lực Giáo hội đối với chính quyền và vai trò thống trị
của Giáo hội Thiên Chúa giáo cũng như Giáo hồng La Mã, đã giải phóng
con người ra khỏi xiềng xích phong kiến và làm thức tỉnh ở họ những tình
cảm về sở hữu cá nhân, những quan niệm cá nhân tư sản.
Do chỉ tin vào Kinh Thánh nên đạo Tin Lành cũng phủ nhận tất cả những
giáo lý mà Giáo Hội Công giáo bổ sung qua các Công đồng và những tư
tưởng chứa trong các sách mà Tin Lành không thừa nhận. Cụ thể là:
Người Tin Lành khơng tin vào tín điều Đức Mẹ Maria trọn đời đồng
trinh, họ cho rằng, bà Maria chỉ là mẹ nhân tính chứ khơng phải là mẹ thần
tính và chỉ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giêsu

Do không thừa nhận sách Macabê nên đạo Tin Lành không thừa nhận
việc cầu nguyện cho người q cố và khơng cơng nhận có luyện ngục để
thanh luyện các linh hồn trước khi được lên Thiên Đàng. Không công nhận
việc cầu nguyện nhờ các Sứ đồ, các Thánh và Đức Maria cầu nguyện giúp

16


mà chỉ cầu nguyện trực tiếp với Thiên Chúa qua Đấng trung gian duy nhất
là Chúa Giêsu.
Đạo Tin Lành không coi Kinh Thánh là một cuốn sách cấm đọc như
Công giáo mà chủ trương phổ biến rộng rãi Kinh Thánh đến các tín đồ;
khơng thừa nhận Giáo Hội có uy quyền tương đương với Kinh Thánh mà
coi Kinh Thánh là quyền uy bậc nhất; không thừa nhận ơn “bất khả ngộ”
của Giáo Hồng như Cơng giáo.
Luật lệ, lễ nghi và tổ chức giáo hội
- Về luật lệ: Bên cạnh giáo lý thì lề luật đạo Tin lành cũng hình thành
trên nền tảng Kinh Thánh. Giáo hội Tin lành không được phép ban hành lề
luật mà chỉ có các quy chế, điều lệ mà thôi. Những điều cấm kỵ trong Kinh
Thánh là luật pháp của Tin lành và quan trọng nhất là Luật Thập giới. Luật
này do Đức Chúa Trời trực tiếp trao cho Mô-sê tại núi Xi-nai trên đường từ
nơi lưu đày xứ Ai Cập về đất hứa Ca-na-an.
1. Thờ kính Đức Chúa trời và chỉ một mình Ngài mà thôi.
2. Không được thờ lạy tà thần, không được thờ hình tượng.
3. Khơng được kêu danh Đức Chúa Trời vào việc phàm tục tầm
thường.
4. Phải giữ ngày thứ bảy là ngày của Chúa để nghỉ việc mà thờ kính
(Chủ nhật)
5. Phải hiếu kính cha mẹ.
6. Khơng được giết người.

7. Khơng được tà dâm.
8. Không được trộm cướp.
9. Không được chứng gian.
10.Không được ham muốn vợ người, của cải người. (Xuất 20: 2-17),
[17, tr 76-77].

17


Mười điều răn tóm lại là Luật kính Chúa và yêu Người. Các Giáo hội
Tin lành cũng cụ thể hóa Luật này trong đời sống tôn giáo, nhưng mọi điều
được cụ thể hóa khơng thể nằm ngồi Kinh Thánh
- Về lễ nghi: Tin Lành là một tôn giáo đặc biệt đề cao lý trí trong đức
tin. Các nghi lễ thờ phụng trong đạo Tin Lành là sự cụ thể hóa của giáo lý
và luật lệ. Cụ thể là:
Vì đạo Tin Lành không tin bà Maria trọn đời đồng trinh nên người Tin
Lành chỉ kính trọng chứ khơng tơn sùng thờ lạy bà như Cơng giáo; tin có
các Thiên sứ, các Thánh Tông đồ, Thánh tử đạo và các Thánh khác nhưng
cũng không sùng bái và thờ lạy họ bởi họ khơng có khả năng cứu rỗi. Đối
với người Tin Lành, Đức Chúa ba ngơi giữ một địa vị hồn tồn độc quyền,
không thừa nhận bất cư một vị thần linh nào khác, ngồi Thiên Chúa ra cịn
lại đều là tà thần và khơng cho phép các tín đồ thờ lạy.
Tin Lành cũng không thờ tranh ảnh, các bức phù điêu, không hành
hương đến các Thánh địa, kể cả Giê-ru-sa-lem, núi Xi-nai, đền Thánh Phêrô, Phao-lô. Người Tin Lành không vẽ, tạc hình tượng Chúa, khơng bái lạy
bất cứ hình tượng hay Thánh tích biểu trưng nào, khơng Thánh hiến bất cứ
vật dụng, hình tượng, khí cụ nào dùng trong việc thờ phụng, chỉ kêu danh
Đức Chúa trong cầu nguyện và hành lễ [17; tr 77]. Nhà thờ Tin lành cũng
vì thế mà được xây dựng hiện đại, đơn giản, trong nhà thờ khơng có tượng
ảnh, chỉ có cây Thập giá biểu tượng Chúa Giêsu chịu nạn. Có những trường
hợp, đạo Tin lành còn sử dụng những phòng họp, hội trường hay nhà của

tín đồ để làm nơi nhóm họp. Nó khác hẳn với nhà thờ của người Công giáo
– được cho là nơi Chúa ngự một cách linh thiêng.
Đạo Tin Lành cho rằng sự cứu vớt chỉ đến bởi đức tin chứ không phải từ
luật lệ, lễ nghi, do vậy lễ nghi của đạo Tin Lành đơn giản, không cầu kỳ,
rườm rà như đạo Cơng giáo. Điểm rõ nhất đó là trong bảy phép bí tích của
đạo Cơng giáo: Rửa tội, Thánh thể, Thêm sức, Giải tội, Hôn phối, Xức dầu
18


×