Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tư tưởng hồ chí minh về mối quan hệ giữa đảng với nông dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN KIM TUẤN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
ĐẢNG VỚI NÔNG DÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN KIM TUẤN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA ĐẢNG VỚI NÔNG DÂN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60 31 02 04

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Quang Hiển

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN!
Tôi xin cam đoan bản luận văn là cơng trình nghiên cứu độc lập của tơi.


Các tài liệu, số liệu được sử dụng trong luận văn hoàn toàn trung thực, khách
quan và có xuất xứ rõ ràng. Nếu sai tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2014
Học viên: Nguyễn Kim Tuấn


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ....................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ..................................................5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ..........................................................6
6. Đóng góp của luận văn ........................................................................................6
7. Cấu trúc của luận văn ..........................................................................................6
Chương 1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG VỚI
NƠNG DÂN................................................................................................................8
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nông
dân ............................................................................................................................8
1.1.1.Học thuyết Mác – Lênin về mối quan hệ giữa Đảng với nông dân.............8
1.1.3.Thực tiễn mối quan hệ giữa công nhân với nông dân Việt Nam ...............20
1.2. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ
giữa Đảng với nơng dân .........................................................................................23
1.2.1.Giai đoạn trước năm 1945: Độc lập cho dân tộc,“người cày có ruộng” 23
1.2.2. Giai đoạn 1945 đến 1954:Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; bước đầu cải
cách ruộng đất ...................................................................................................29
1.2.3. Giai đoạn 1954 đến 1969:Tiếp tục cải cách ruộng đất, đấu tranh thống
nhất nước nhà ....................................................................................................33
1.3. Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nông

dân ..........................................................................................................................37
1.3.1. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nông dân, lãnh đạo cách
mạng ...................................................................................................................37
1.3.2. Vấn đề nông dân là một nội dung chiến lược của cách mạng Việt Nam .43
1.3.3. Công nhân và nông dân là “hai động lực chính” của cách mạng ..........48
1.3.4. Công tác vận động nông dân của Đảng là vấn đề chiến lược .................51
1.3.5. Vấn đề ruộng đất trong quan hệ giữa Đảng với nông dân ......................56
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................64


Chương 2. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
ĐẢNG VỚI NÔNG DÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ................................65
2.1. Thực trạng mối quan hệ giữa Đảng với nông dân hiện nay ...........................65
2.1.1. Thực trạng giai cấp nông dân nước ta hiện nay ......................................65
2.1.2. Thực trạng sự lãnh đạo của Đảng với nông dân trong giai đoạn hiện nay
............................................................................................................................73
2.2. Một số phương hướng cơ bản giải quyết mối quan hệ giữa Đảng với nông
dân hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh ..............................................................79
2.2.1. Phát triển nơng nghiệp, nông dân, nông thôn theo hướng CNH, HĐH...79
2.2.2. Xử lý mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước ................................................................................85
2.2.3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nông dân, Hội nông dân trong
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước .............................................................88
2.2.4. Phát huy vai trị của nơng dân trong xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở
của Đảng ............................................................................................................90
2.3. Một số giải pháp cơ bản giải quyết mối quan hệ giữa Đảng với nông dân
trong giai đoạn hiện nay ........................................................................................92
2.3.1. Hồn thiện chủ trương, chính sách của Đảng đối với nông dân, nông
nghiệp, nông thôn ...............................................................................................92
2.3.2. Giải quyết vấn đề ruộng đất theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng

và pháp luật của Nhà nước ................................................................................95
2.3.3. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH – HĐH
............................................................................................................................97
2.3.4. Nâng cao hiệu quả các chủ trường, chính sách văn hóa, xã hội đới với
nơng dân ...........................................................................................................100
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................113
KẾT LUẬN .............................................................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................116


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCH

: Ban chấp hành

CNH,HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CNTB

: Chủ nghĩa tư bản

HTX

: Hợp tác xã

NQ


: Nghị quyết

NCKH

: Nghiên cứu khoa học



: Trung ương

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

Tr.

:Trang

Nxb

: Nhà xuất bản

CTQG

: Chính trị quốc gia


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt
Nam, giai cấp nông dân, lực lượng chiếm số đông trong dân số đất nước, đã phát
huy truyền thống đoàn kết, nhân ái, lao động cần cù sáng tạo, kiên cường, bất
khuất đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc, lập nên
những kỳ tích to lớn, tơ điểm cho lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, giai cấp nông dân
chiếm số đông trong dân số đất nước nhưng lại chưa bao giờ là giai cấp lãnh đạo
bất kỳ một cuộc cách mạng nào trong lịch sử dân tộc, vì khơng có hệ tư tưởng
của riêng giai cấp, cho nên họ muốn giải phóng giai cấp thì phải cần có một giai
cấp tiến bộ là giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí
Minh ln luôn quan tâm đến vấn đề nông dân, một lực lượng to lớn của cách
mạng, về mối quan hệ khăng khít giữa Đảng với nơng dân. Bác Hồ đã xây dựng
mối quan hệ giữa Đảng với nông dân dựa trên nền tảng khối liên minh công
nông, đáp ứng được nhu cầu của nông dân là độc lập dân tộc và ruộng đất nên đã
tập hợp được giai cấp nông dân vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh
đạo của Đảng, thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:“Cơng
nơng là gốc cách mệnh”[20,tr.288]. Cũng trong tác phẩm này, Hồ Chí Minh đã
dành một chương viết về nơng dân, phân tích hết nỗi tủi nhục, cực khổ và Người
đã vạch ra lối thoát: “Nếu dân cày An Nam muốn thoát khỏi vịng cay đắng ấy,
thì phải tổ chức nhau để kiếm đường giải phóng”[20,tr.339]. Thật vậy, mối quan
hệ giữa cơng nhân với nông dân mà xét về bản chất là mối quan hệ giữa Đảng
với nông dân là một trong những yếu tố quyết định cho thắng lợi của cách mạng

1


Việt Nam. Chỉ khi giai cấp nông dân được giác ngộ, đi theo Đảng thì sự nghiệp

giải phóng dân tộc mới thực sự thành công.
Hơn 28 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, nông dân ngày càng khẳng định được vị trí, vai trị quan
trọng của mình trong khối liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân với đội
ngũ tri thức; đặc biệt là mối quan hệ giữa Đảng với nơng dân trong thời kỳ đổi
mới. Đánh giá vị trí, tầm quan trọng của giai cấp nông dân đối với Đảng, Hội
nghị BCH Trung ương lần thứ bảy khóa X nhấn mạnh: Trong lịch sử xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong quá trình CNH,HĐH đất nước theo định
hướng XHCN, nơng dân ln có vị trí quan trọng, là cơ sở và lực lượng để phát
triển kinh tế - xã hội, bền vững, ổn định chính trị, đảm bảo, an ninh, quốc phịng;
giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ mơi trường sinh thái.
Song, trước yêu cầu của sự nghiệp CNH,HĐH nông nghiệp, nông dân,
nông thôn trong điều kiện khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nông dân
Việt Nam đứng trước những thách thức rất lớn. Mặt khác, trong quá trình Đảng
lãnh đạo nơng dân thời kỳ CNH,HĐH cịn gặp nhiều vấn đề chưa đáp ứng được
lợi ích trong quan hệ với nơng dân nên đã nảy sinh một vài điểm nóng ở một vài
địa phương. Tình hình trên có nhiều ngun nhân, song một trong những nguyên
nhân cơ bản là những năm qua, Đảng và Nhà nước chưa giải quyết thỏa đáng đến
lợi ích, tâm tư của nơng dân.
Để góp phần khắc phục hạn chế nêu trên, đáp ứng yêu cầu của công cuộc
đổi mới, đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước, mà trước hết là CNH nông nghiệp,
nông dân nông thôn; củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa Đảng với
nông dân, tác giả chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa
Đảng với nơng dân” làm đề tài nghiên cứu của luận văn này.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng, về nông dân, về mối quan hệ
giữa Đảng với dân, là những vấn đề quan trọng nên đã thu hút được nhiều nhà
nghiên cứu. Nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nơng
2



dân cịn khá ít cơng trình nghiên cứu một cách cụ thể, sâu sắc, hệ thống. Trong
quá trình nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu một số các cơng trình có liên quan tới
đề tài này dưới một số góc độ như sau:
2.1. Về sách chuyên khảo, đề tài khoa học
- Vũ Quang Hiển (Chủ biên) “Đảng với vấn đề nông dân, nông nghiêp và
nông thôn (1930-1975)”, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2013. Nội dung cuốn sách đã tái
hiện bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 1930-1975, trong đó đặc biệt
đi sâu phân tích chủ trương, chính sách của Đảng đối với nông dân, nông nghiệp,
nông thôn; từ đó rút ra một số nhận xét và bài học kinh nghiệm trong việc tiếp
tục phát huy vị trí, vai trị, sức mạnh của giai cấp nơng dân, địa bàn nông thôn và
ngành kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
- Ngô Huy Tiếp (Chủ biên) “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng
giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay”, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2010. Cuốn
sách đã nêu nên một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong q trình Đảng lãnh đạo
giai cấp nơng dân theo lý luận Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời
cuốn sách cũng nêu nên thực trạng Đảng lãnh đạo nông dân từ 1986 đến nay; đề
ra mục tiêu, quan điểm và các giải pháp đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với
giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay.
- Nguyễn Khánh Bật (Chủ biên):“Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nơng
dân”, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội,2000. Cuốn sách đã nêu nên những tư tưởng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề nơng dân trong cách mạng Việt Nam; Vai
trị, vị trí của nông dân trong cách mạng; những vấn đề lý luận và thực tiễn về
nông dân trong thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
-“Luận cứ khoa học và những giải pháp thực tiễn tăng cường mối quan hệ
giữa Đảng và nhân dân ở nước ta hiện nay”. Đề tài NCKH cấp nhà nước giai
đoạn 1996 – 2000, mã số KHXH.05.06 thuộc chương trình KHXH.05, Hà Nội,
2002. Trên cơ sở phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ
giữa Đảng với nhân dân, đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa Đảng với nhân


3


dân ở nước ta hiện nay, đề tài đã luận giải những căn cư lý luận và thực tiễn về
mối quan hệ giữa Đảng nhà nhân dân, nêu lên những phương hướng và giải pháp
nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ở nước ta trong thời kỳ
đổi mới, trong đó có nhiều nội dung đề cập, phân tích về nơng dân , mối quan hệ
giữa Đảng với nông dân và công tác vận động nông dân.
2.2. Một số luận văn, luận án
- Phạm Ngọc Anh (1998): “Quan hệ giữa Nhà nước và nông dân ở nước
ta trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa Nhà nước với nơng dân,
chính sách đối với nơng dân trong giai đoạn mới.
- Lê Kim Việt (2002): “Công tác vận động nông dân của Đảng trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Luận án tiến sĩ Lịch sử
Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã phân tích vị trí, vai
trị của nông dân, thực trạng công tác vận động nông dân và yêu cầu, nhiệm vụ
của thời kỳ mới, luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác vận động
nông dân, nêu lên những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hơn nữa
chất lượng công tác vận động nông dân của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước.
Ngồi ra cịn nhiều luận văn, luận án và hàng loạt bài báo, cơng trình
nghiên cứu đã chọn nông dân, nông thôn, liên minh công nơng làm đề tài của
mình
Nhìn chung trong khía cạnh này các tác giả thường mới tập trình nghiên
cứu các mặt riêng biệt về tư tưởng Hồ Chí Minh về nơng dân, về Đảng. Chưa có
một cơng trình khoa học nào đề cập tồn diện tư tưởng Hồ Chí Minh về mối
quan hệ giữa Đảng với nông dân trong cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả
của các cơng trình khoa học có liên quan sẽ là những tài liệu tham khảo bổ ích

trong q trình viết luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
4


Nghiên cứu một số vấn đề lý luận trong tư tưởng Hồ Chí Minh về mối
quan hệ giữa Đảng với nơng dân. Thấy được tính cần thiết trong giai đoạn hiện
nay. Từ đó chỉ ra thực trạng và phương hướng giải quyết mối quan hệ giữa Đảng
với nông dân trong cách mạng Việt Nam theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Tác giả cũng đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm củng cố và tăng cường
mối quan hệ giữa Đảng với nông dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, làm rõ một cách hệ thống một số vấn đề về lý luận trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nơng dân.
- Phân tích, đánh giá khách quan, chính xác, khoa học về thực trạng và
phương hướng giải quyết mối quan hệ giữa Đảng với nông dân theo tư tưởng Hồ
Chí Minh.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản để khắc phục những vấn đề đặt ra trong
mối quan hệ giữa Đảng với nông dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh; những vận
dụng của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Cơ sở hình thành và q trình phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối
quan hệ giữa Đảng với nông dân.
- Thực trạng mối quan hệ giữa Đảng với nông dân trong cách mạng Việt
Nam.
- Những giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nông dân hiện
nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh

4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, luận văn tập trung nghiên cứu tư
tưởng về mối quan hệ giữa Đảng với nông dân, chủ yếu là sự lãnh đạo của Đảng
với nông dân. Cơ sở hình thành và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
mối quan hệ giữa Đảng với nông dân, là cơ sở lý luận để đánh giá thực trạng mối
5


quan hệ giữa Đảng với nông dân trong cách mạng. Từ đó đề ra những phương
hướng và giải pháp cơ bản giải quyết mối quan hệ giữa Đảng với nông dân trong
giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về
liên minh cơng nơng, vai trị của nơng dân trong cách mạng, mối quan hệ giữa
chính Đảng của giai cấp vô sản với giai cấp công nông; tư tưởng Hồ Chí Minh
về mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với giai cấp nông dân trong cách
mạng Việt Nam; những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giải
quyết mối quan hệ với nông dân.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp
lơgíc, lịch sử; phương pháp thu thập, phân tích tài liệu; phương pháp phân tích,
tổng hợp, thống kê số liệu nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu tác phẩm, văn
bản...
6. Đóng góp của luận văn
- Trình bày, phân tích có hệ thống cơ sở lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh về
mối quan hệ giữa Đảng với nơng dân, làm rõ cơ sở lý luận, nền tảng, vai trị cơng
tác nơng vận của Đảng, vấn đề lợi ích, nội dung thực trạng mối quan hệ, giải
quyết mối quan hệ này trong cách mạng Việt Nam.
- Đề xuất các phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết

mối quan hệ giữa Đảng với nông dân ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Có thể làm tài tiệu tham khảo, giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh về mối
quan hệ giữa Đảng với nông dân.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt,
luận văn gồm 2 chương, 6 tiết:

6


Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nông
dân.
Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa đảng với
nơng dân trong giai đoạn hiện nay.

7


Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG
VỚI NƠNG DÂN

Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nông dân là một
trong những tư tưởng quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Người. Từ khi
Đảng ra đời năm 1930 đã gắn chặt mối quan hệ với giai cấp đông nhất dân tộc –
giai cấp nông dân. Xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã có những cách giải quyết mối quan hệ này phù hợp theo từng giai đoạn
lịch sử với từng nhiệm vụ khác nhau. Sau đó, Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa
di sản tư tưởng lý luận của Người để tiếp tục giải quyết mối quan hệ đặc biệt này
trong suốt quá trình cách mạng.

1.1.Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng
với nông dân
1.1.1.Học thuyết Mác – Lênin về mối quan hệ giữa Đảng với nông dân
Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (1848), C.Mác và Ph.Ăngghen
đã viết: “Tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với cách mạng tư sản, chỉ có giai
cấp vơ sản là giai cấp thực sự cách mạng. Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu
vong cùng với sự phát triển của đại cơng nghiệp”[44,tr.554]. Chính vì thế mà hai
ông khẳng định giai cấp vô sản là “người đào huyệt” chơn chủ nghĩa tư bản.
Nhưng, để hồn thành sự nghiệp chiến thắng giai cấp tư sản “giai cấp vô
sản phải thành lập một đảng độc lập của giai cấp, tách khỏi và độc lập với tất cả
các đảng khác”[44,tr.554]. Đó là vấn đề cơ bản mà như Ph.Ăngghen nói là điều
mà ông và C.Mác đã đặt ta từ năm 1847. Việc ra đời chính đảng phản ánh trình
độ trưởng thành của giai cấp vô sản từ tự phát chuyển sang tự giác. Chỉ có chính
đảng của giai cấp vơ sản mới có thể đồn kết, giáo dục, giác ngộ, tổ chức giai
cấp mình và tồn thể quần chúng bị áp bức, bóc lột, trong đó phần lớn là nơng
dân đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng người lao động ra khỏi áp bức bóc lột và

8


thiết lập một chế độ khơng có áp bức, bóc lột – chế độ cộng sản chủ nghĩa mà
giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội khoa học.
C.Mác và Ph.Ăngghen xuất phát từ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản
mà nghiên cứu vấn đề nông dân.
Từ sự phân tích tình hình kinh tế - chính trị của xã hội tư bản C.Mác và
Ph.Ăngghen đã sớm phát hiện được sự liên minh tất yếu giữa giai cấp nông dân
với giai cấp công nhân. Trước kia, trong cách mạng dân chủ tư sản, khi giai cấp
tư sản còn là giai cấp đại diện cho sức sản xuất mới trong lòng xã hội phong
kiến, nông dân đã đi theo và chịu sự lãnh đạo của giai cấp ấy để tiến hành địi
dân chủ và ruộng đất. Nhưng khi đã nắm chính quyền, giai cấp tư sản liền quay

trở lại đàn áp tàn khốc giai cấp công nhân và nông dân – những người đồng minh
đã đem lại địa vị thống trị cho chúng.
Qua nghiên cứu lịch sử phong trào nông dân, phân tích về mặt lý luận và
hình thức đấu tranh giai cấp, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đi đến kết luận về tính
chất hạn chế của phong trào nơng dân và triển vọng của phong vào cách mạng vô
sản thế giới. Hai ông khẳng định trong điều kiện chủ nghĩa tư bản, người nơng
dân khơng thể tự giải phóng mình ra khỏi áp bức bóc lột, rằng lối thốt duy nhất
của họ là sự thắng lợi của cách mạng vô sản. Phân tích tình hình nước Pháp ở thể
kỷ XIX, trong tác phẩm “Ngày 18 tháng sương mù của Lui-bô-na-pác”, Mác
viết: “Lợi ích của nơng dân khơng cịn hịa hợp với lợi ích giai cấp tư sản, với tư
bản như trước dưới thời Na-pô-lê-ông nữa, mà lại mâu thuẫn với lợi ích của giai
cấp tư sản của tư bản. Vì thế, người nông dân mới thấy rằng giai cấp tư sản thành
thị, giai cấp có sứ mệnh lật đổ chế độ tư sản là người bạn đồng minh, người lãnh
đạo tự nhiên của mình”[46,tr.269-270]. Xuất phát từ thực tế đó, tiến hành cách
mạng vô sản đánh đổ chế độ tư bản, nếu khơng lơi kéo giai cấp nơng dân về phía
mình thì giai giai cấp vơ sản khơng thể giành thắng lợi.
Vào những năm 90 của thế kỷ 19, các đảng vô sản đã ra đời ở nhiều nước
châu Âu. Vấn đề giành chính quyền đã trở thành nhiệm vụ khơng xa nữa,
Ph.Ăngghen chỉ rõ muốn giành được chính quyền thì trước hết phải chuyển hoạt

9


động về nông thôn, phải tranh thủ cho được nông dân, phải xây dựng thế lực của
đảng chẳng những ở thành thị mà cả nông nông. Ph.Ăngghen viết trong tác phẩm
“Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức”: “Việc Đảng xã hội chủ nghĩa giành được
chính quyền đã trở thành sự nghiệp của tương lai khơng xa. Muốn giành được
chính quyền, đảng ấy trước hết phải từ thành thị về nông thôn và trở thành một
thế lực ở nông thôn”[47,tr.712]. C.Mác hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên của
Ph.Ăngghen. Trong thư gửi Ph.Ăngghen, ơng dự đốn “Tất cả vấn đề ở Đức sẽ

tùy thuộc vào khả năng ủng hộ cuộc cách mạng vô sản bằng một sự tái diễn nào
đấy của cuộc chiến tranh nông dân. Trong trường hợp thì mọi việc sẽ trơi chảy”.
C.Mác đánh giá liên minh công nông như là “bài đồng ca” trong cách
mạng vô sản, một trong những yếu tố quyết định thành bại của cách mạng.
Trong tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp” (1850), C.Mác đã viết:
“Công nhân Pháp không thể tiến lên một bước nào, và cũng không thể đụng đến
một sợi tóc nào của chế độ tư sản, trước khi đông đảo nhân dân đứng giữa giai
cấp vô sản và giai cấp tư sản, tức là nông dân và giai cấp tiểu tư sản, chưa nổi
dậy chống lại chế độ tư sản, chống lại sự thống trị của tư bản, chưa bị tiến trình
của cách mạng buộc phải đi theo những người vô sản như đi theo đội tiên phong
của mình”[45,tr.30].
Thất bại của Cơng xã Pari (1871) đã chứng minh lời tiên đốn của C.Mác.
Và từ đó ơng rút ra kết luận nguyên nhân cơ bản làm cho cuộc cách mạng đó thất
bại là do giai cấp vơ sản Pháp chưa thực hiện được liên minh thật sự giữa giai
cấp vô sản với giai cấp nông dân.
Như vậy, theo Mác, liên minh công nông xuất phát từ yêu cầu của bản
thân sự tồn tại và phát triển của hai giai cấp cơ bản: công nhân và nông dân, là
tất yếu khách quan của cách mạng vô sản.
C.Mác và Ph.Ăngghen chẳng những chỉ cho giai cấp vô sản thấy rõ sự cần
thiết phải lơi kéo nơng dân về phía mình đề giành lấy chính quyền mà cịn vạch
ra con đường và biện pháp đưa nông dân cùng với giai cấp công nhân tiến lên
xây dựng một xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa.

10


Nhưng, sau khi hai ông qua đời, tư tưởng quan trọng này đã bị bọn cơ hội
trong Quốc tế II lãng quên. Họ phủ nhận tính chất cách mạng của giai cấp nông
dân và khả năng hiện thực của liên minh công nông trong cách mạng vô sản.
Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc,

công hiến quan trọng nhất của V.I.Lênin là đã đấu tranh không khoan nhượng để
bảo vệ học thuyết Mác, chống những luận điệu của “phái hữu” và “phái giữa”
trong Quốc tế II, phủ nhận vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, phủ nhận liên
minh công nông.
Lênin khẳng định rằng, trong cuộc đấu tranh chống chế độ Nga hoàng và
chủ nghĩa tư bản, chỉ có giai cấp cơng nhân lãnh đạo dựa trên cơ sở liên minh
công nông, cách mạng xã hội chủ nghĩa mới giành được thắng lợi. Lần đầu tiên
V.I.Lênin nêu lên tư tưởng về liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của giai cấp
công nhân. Đó là cống hiến mới của V.I.Lênin được thể hiện trong tác phẩm
“Thế nào là bạn dân và họ đấu tranh chống những người xã hội dân chủ như thế
nào?”(1894).
Luận điểm của V.I.Lênin về bá quyền lãnh đạo của giai cấp cơng nhân
trong cách mạng là hịn đá tảng của học thuyết về liên minh giai cấp giữa giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân.
Trong nhiều tác phẩm tiếp theo, V.I.Lênin đã phát triển luận điểm nói trên
và khẳng định giai cấp vơ sản có nhiều lý do để thực hiện địa vị lãnh đạo trong
liên minh công nông. Trong tác phẩm “Nhiệm vụ của những người xã hội dân
chủ Nga” Lênin vạch rõ: “Chỉ có giai cấp vơ sản mới có thể là chiến sĩ tiên
phong đấu tranh cho tự do chính trị và cho những thể chế dân chủ, vì một là giai
cấp vơ sản là giai cấp phải chịu ách áp bức chính trị nặng nề hơn cả... Hai là, chỉ
có giai cấp vơ sản mới có khả năng đẩy tới cùng việc dân chủ hóa chế độ chính
trị và xã hội, bởi vì có dân chủ hóa được như vậy thì mới giành được chế độ đó
vào tay cơng nhân”[34,tr.565-566].
Trong tác phẩm “Chủ nghĩa cải lương trong Đảng xã hội dân chủ Nga”,
Lênin khẳng định giai cấp vô sản phải lãnh đạo, nắm bá quyền lãnh đạo trong

11


cuộc đấu tranh của toàn thể nhân dân để tiến hành một cuộc cách mạng dân chủ

triệt để trong cuộc đấu tranh của tất cả những người lao động và bị bóc lột chống
những kẻ áp bức và bóc lột. Giai cấp vô sản chỉ là cách mạng khi nào nó có ý
thức về sự bá quyền lãnh đạo đó và thực hiện tư tưởng đó. Người vơ sản có ý
thức về nhiệm vụ ấy thì là một người nơ lệ trỗi dậy chống chế độ nô lệ. Người vô
sản nào chưa có ý thức về tư tưởng bá quyền lãnh đạo của giai cấp mình, hay từ
bỏ tư tưởng ấy, thì là một người nơ lệ chưa hiểu địa vị nơ lệ của mình; cùng lắm
thì chỉ là một người nơ lệ đấu tranh để cải thiện vị trí nơ lệ của mình, chứ khơng
phải để đánh đổ chế độ nô lệ”[37,tr.359].
V.I.Lênin không chỉ bảo vệ học thuyết Mác về chun chính vơ sản, về
liên minh cơng nơng mà còn phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử
mới. Ông vạch ra rằng khi chủ nghĩa tư bản chuyển sản giai đoạn chủ nghĩa đế
quốc, thì phong trào giải phóng dân tộc sẽ trở thành một bộ phận của cách mạng
vơ sản. Từ đó, liên minh cơng nơng có thêm một nội dung mới và mang tính chất
quốc tế: giai cấp vô sản phải liên hiệp chiến đấu với các dân tộc bị áp bức. Trên
quan điểm đó, Lênin đã bổ sung câu khẩu hiểu của Mác: “Vô sản tất cả các nước
đoàn kết lại” bằng khẩu hiệu đúng đắng phù hợp với thời đại mới là: “Vô sản tất
cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”.
V.I.Lênin là người đầu tiên nêu ra lý luận về chuyển biến cách mạng dân
chủ tư sản thành cách mạng xã hội chủ nghĩa và khẳng định vai trị lãnh đạo của
giai cấp vơ sản đối với cuộc cách mạng đó. Đồng thời, ơng cũng chỉ ra mục tiêu,
nội dung và đối tượng liên minh giai cấp giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân trong các giai đoạn cách mạng khác nhau.
Lý luận quan trọng đó được Lênin viết trong tác phẩm “Hai sách lược của
đảng xã hội dân chủ trong cách mạng dân dân chủ”, chẳng những đem lại thắng
lợi cho cách mạng tháng Mười Nga, cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới
mà còn làm cơ sở đường lối cho cách mạng của cách đảng cộng sản và công
nhân quốc tế.

12



V.I.Lênin vạch rõ, lúc đầu giai cấp vô sản liên minh với tồn bộ giai cấp
nơng dân, trung lập hóa giai cấp tư sản để thực hiện cách mạng dân chủ tư sản
mà mục đích là lật đổ chế độ Nga hồng, thiết lập nền cộng hịa dân chủ, thực
hiện ngày lao động 8 giờ và thủ tiêu chế độ chiếm hữa ruộng đất của địa chủ.
Ở đây, V.I.Lênin gắn cuộc đấu tranh của giai cấp nông dân với cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân. Như chúng ta đều biết, một trong những nguồn gốc
quan trọng của sự hình thành giai cấp công nhân là giai cấp nông dân. Về phía
mình, giai cấp vơ sản lại có tác dụng lớn đến giai cấp nông dân. Không giống các
giai cấp bị bóc lột khác, giai cấp cơng nhân có nhiệm vụ lịch sử được biểu hiện
với tính cách là một giai cấp khơng thể giải phóng mình nếu khơng thủ tiêu mọi
chế độ người bóc lột người về mọi hình thức áp bức khác. Cho nên trong đấu
tranh cách mạng, giai cấp vơ sản có trách nhiệm đồn kết tất cả những người lao
động và bị bóc lột xung quanh mình để lật đổ chế độ tư bản.
Giai cấp nơng dân hết sức mong muốn thủ tiêu nhưng tàn dư của chế độ
phong kiến. Họ đấu tranh chống bọn phong kiến địa chủ và do đó là một trong
những động lực của cuộc cách mạng.
Ý thức được vấn đề cơ bản đó, và rút kinh nghiệm từ phong trào đấu tranh
của nông dân Nga trong những năm 1905 – 1907, V.I.Lênin đã phân tích Cương
lĩnh ruộng đất của đảng Bơnsêvíc và bổ sung vào cương lĩnh nhiều vấn đề nóng
hổi, Lênin đề ra khẩu hiểu “tịch thu” toàn bộ ruộng đất của bọn địa chủ và thực
hiện quốc hữu hóa ruộng đất khi hoàn thành cách mạng dân chủ.
Cương lĩnh ruộng đất của V.I.Lênin là cương lĩnh vô sản nhằm giúp nông
dân chiến thắng tàn dư phong kiến để phát triển lực lượng sản xuất của nền nông
nghiệp. Giai cấp cơng nhân tích cực đấu tranh để thực hiện triệt để những nhiệm
vụ của cuộc cách mạng dân chủ tư sản, qua đó mà giành được những quyền tự do
dân chủ nhất định, củng cố được tổ chức của mình, có được kinh nghiệm trong
các cuộc đấu tranh giai cấp, và cũng qua đó lơi kéo nơng dân đi theo để chống tư
bản. Thắng lợi triệt để của cách mạng dân chủ tạo ra những điều kiện thuận lợi
để quá độ lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong tác phẩm “Thái độ của đảng


13


dân chủ xã hội đối với phong trào nông dân”, V.I.Lênin viết “từ cách mạng dân
chủ, chúng ta sẽ bắt đầu chuyển ngay và chính là tùy theo lực lượng của chúng
ta, lực lượng của giai cấp vô sản giác ngộ có tổ chức, mà chuyển ngay lên cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta chủ trương làm cách mạng không
ngừng”.[36,tr.281].
Khi cách mạng XHCN đã trở thành mục tiêu trước mắt, Lênin thay khẩu
hiệu về vấn đề nông dân. Lênin đề ra chủ trương “Kéo những phần tử nửa vô sản
trong nhân dân theo mình để đập tan bạo lực sự phản kháng của giai cấp tư sản
và làm tê liệt tính khơng ổn định của nơng dân và của giai cấp tiểu tư
sản”[38,tr.44]. Theo Stalin, đó là liên minh giữa giai cấp công nhân với cố bần
nông và những tầng lớp nửa vô sản trong dân cư, trung lập trung nông và giai
cấp tiểu tư sản thành thị để lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giành thắng lợi
cho cách mạng XHCN.
Nhờ chủ trương đúng đắn đó, V.I.Lênin đã lãnh đạo cách mạng tháng
Mười Nga – cuộc cách mạng XHCN đầu tiên trên thế giới đến thắng lợi. Sau này
ông khẳng định nhân tố thắng lợi của cách mạng tháng Mười không phải là ở chỗ
công nhân đơng và có tổ chức cao mà là ở chỗ họ được sự ủng hộ tích cực và kịp
thời của nơng dân nghèo.
Sau khi giành được chính quyền, giai cấp vơ sản phải thiết lập nền chun
chính vơ sản dựa trên nền tảng liên minh công nông. Lênin viết: “Ngun tắc cao
nhất của chun chính vơ sản là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vơ sản và
nơng dân, để giai cấp vơ sản có thể giữ được vai trị lãnh đạo và chính quyền
Nhà nước”[41,tr.57].
Ở vào giai đoạn xây dựng CNXH, giai cấp vô sản là giai cấp lãnh đạo
tồn xã hội. Muốn mở rộng vai trị lãnh đạo của mình đến hết tất cả các giai cấp,
các tầng lớp nhân dân trong xã hội, giai cấp vơ sản cần có một hậu thuẫn vững

chắc, đó là khối liên minh công nông. Trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”
Lênin viết: “Cách mạng chỉ có bao gồm được cả giai cấp vơ sản và nơng dân, thì
mới có thể là cách mạng “nhân dân” và mới thật sự kéo được đa số nhân dân

14


tham gia phong trào”... “Hai giai cấp ấy đoàn kết với nhau vì cả hai cùng bị “bộ
máy nhà nước quân phiệt – quan liêu” áp bức, đè nén bóc lột. Phá vỡ bộ máy ấy,
đập tan nó đi là lợi ích thật sự của “nhân dân”, của đa số nhân dân, của cơng
nhân và đa số nơng dân, đó là “điều kiện tiên quyết” cho sự liên minh tự do giữa
nơng dân nghèo và vơ sản. Nếu khơng có sự liên minh này thì khơng thể có dân
chủ bền vững, khơng thể có cải tạo xã hội chủ nghĩa được”[38,tr.49].
Liên minh công nông là chỗ dựa chủ yếu của Nhà nước chun chính vơ
sản, là yếu tố quyết định sự thắng lợi của công cuộc cải tạo XHCN và xây dựng
CNXH. Con đường đi tới CNXH, CNCS phải tiến hành thơng qua chun chính
vơ sản. Đối tượng của liên minh của giai cấp vô sản trong giai đoạn xây dựng
CNXH là tầng lớp trung nông; về nội dung liên minh là liên minh kinh tế. Trung
nông trở nên đông hơn sau khi chế độ sở hữu phong kiến và địa chủ về ruộng đất
đã bị xóa bỏ. Chỉ khi đó liên minh với trung nơng mới cơ lập được tầng lớp phú
nông và tư sản nông thôn để cải tạo họ.
Trong báo cáo về cương lĩnh của Đảng trình bày trước Đại hội lần thứ
VIII của Đảng cộng sản (b) Nga, ngày 19 tháng 3 năm 1919, Lênin đã viết về
thái độ của Đảng đối với trung nông như sau: “Đối với trung nơng, chính sách
của Đảng Cộng sản Nga là từng bước và có kế hoạch lơi kéo họ tham gia vào
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ của Đảng là tách họ khỏi bọn cu
lắc, lơi kéo họ đứng về phía giai cấp cơng nhân bằng cách quan tâm đến các nhu
cầu của họ, bằng cách dùng những biện pháp tác động tư tưởng chứ tuyệt nhiên
không được dùng những biện pháp trấn áp để khắc phục tính chất lạc hậu của họ,
và mỗi khi lợi ích thiết thân của họ bị đụng chạm thì đều phải cố gắng đi đến

những thỏa thuận thực tế với họ, bằng cách nhượng bộ họ những biện pháp tiến
hành cải tạo xã hội chủ nghĩa”[40,tr.195].
Lênin gọi liên minh công nông là “điều kiện cần thiết và đầy đủ cho sự
vững vàng” của chính quyền xơ viết. Sức mạnh chủ yếu là chỗ dựa của chính
quyền xơ viết là ở sự liên minh đó, vì nó đảm bảo cho chúng ta hoàn thành tốt

15


công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, công cuộc chiến thắng bọn tư bản, thủ tiêu
mọi sự bóc lột”[40,tr.285].
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Lênin, nông dân Liên Xô đã từng bước đi
theo giai cấp công nhân lên chủ nghĩa xã hội. Nước Nga xô viết thực hiện bước
quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện một nền kinh tế còn nhiều thành
phần.
Bài học về liên minh ở Liên xô trong những năm đầu của thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội mà V.I.Lênin đã rút ra là:
“Chúng ta phải liên minh với quần chúng nơng dân, với nơng dân lao
động bình thường và phải tiến cực kỳ chậm, vô cùng chậm hơn mức mà trước
kia chúng ta mơ tưởng, nhưng phải tiến làm sao cho tất cả quần chúng nông dân
đều thật sự tiến lên cùng với tất cả chúng ta. Và, như thế thì sẽ có lúc phong trào
ấy tiến nhanh đến mức mà hiện giờ chúng ta chưa có thể mơ tưởng đến được.
Theo tơi, đó là bài học chính trị căn bản đầu tiên rút ra trong chính sách kinh tế
mới”[42,tr.93-94].
Sau liên bang Xô viết, một loạt các nước xã hội chủ nghĩa ra đời: Anbani,
Ba Lan, Bungari, Cu Ba, Cộng hòa dân chủ Đức, Hunggari, Triều Tiên, Việt
Nam,.. Tại những nước này, kế thừa học thuyết Mác – Lênin, giai cấp công nhân
đã thực hiện liên minh công nông đưa cách mạng đến thắng lợi. Sau khi hoàn
thành cách mạng ruộng đất, giai cấp công nhân lãnh đạo nông dân đi lên chủ
nghĩa xã hội bằng con đường “hợp tác hóa”.

Qua việc thực hiện liên minh cơng nơng ở cách nước XHCN, chúng ta có
thể rút ra một số kết luận sau:
Một là, bất cứ một loại nước nào, muốn đưa cách mạng vô sản đến thắng
lợi, nhất thiết phải thực hiện liên minh công nông. Hội nghị đại biểu các đảng
cộng sản và công nhân quốc tế họp ở Mátxcơva, tháng 11 năm 1957 đã khẳng
định liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo là “ một quy luật phổ
biến” của cách mạng XHCN và xây dựng CNXH.

16


Hai là, khác với giai cấp tư bản, quá trình thực hiện liên minh với giai cấp
nông dân, giai cấp cơng nhân ln ln đóng vai trị là người giúp đỡ, người dìu
dắt, người bảo vệ quyền lợi cho nơng dân lao động. Trong cách mạng dân chủ,
giai cấp công nhân giúp giai cấp nông dân đấu tranh giành lại ruộng đất. Trong
cách mạng XHCN thì giúp đỡ họ phát triển nâng cao đời sống vật chất; tuyệt đối
không được làm cho nông dân phá sản trở thành người vô sản.
Ba là, sau khi giành được chính quyền, các đảng cộng sản, đảng cơng
nhân và chính quyền các nước XHCN đã tạo ra những điều kiện cần thiết và
những tiền đề vất chất, tinh thần cho việc chuyển hàng loạt nơng dân lao động
vào con đường hợp tác hóa.
Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, kinh nghiệm lịch sử về liên minh
công nông trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng như kinh
nghiệm của các nước XHCN có ý nghĩa thiết thực đối với thiết lập và củng cố
liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo ở Việt Nam.
1.1.2. Truyền thống tốt đẹp của nông dân Việt Nam
Nông dân Việt Nam là một lực lượng to lớn trong sự nghiệp dựng nước và
giữ nước. Trong lịch sử, nông dân từng đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ
quốc, tự nguyện chiến đầu dưới ngọn cờ cứu nước của các anh hùng dân tộc
chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của đất nước. Giai cấp nông dân trong

lịch sử dân tộc luôn là giai cấp đông nhất với hơn 95% dân số nên nói nơng dân
hay dân có thể hiểu là sự tương đồng.
Lịch sử Việt Nam có những tư tưởng truyền thống đặc sắc và tiến bộ về
vai trò và sức mạnh của nông dân. Dân gian Việt Nam từ xưa đã có câu: “Quan
nhất thời, dân vạn đại” thể hiện một quan niệm triết lý, một tư tưởng triết học sâu
sắc. “Dân vạn đại” nghĩa là dân gắn với xã hội lồi người; có dân, cịn dân thì
mới có xã hội, còn xã hội. Còn “Quan nhất thời” nghĩa là quan chỉ xuất hiện, chỉ
trở thành một tầng lớp xã hội đã có giai cấp, có nhà nước và trong tầng lớp quan
lại thì mỗi ơng quan cũng chỉ tồn tại một thời gian nhất định – có thể một vài
năm hoặc vài chục năm, nhưng dù sao sự tồn tại đó cũng là ngắn ngủi, nhất thời
17


so với sự tồn tại “vạn đại” của dân, của xã hội. Xét về gốc tích thì quan lại cũng
khơng phải từ trên trời rơi xuống mà đều gắn với dân, đều từ dân: “Quan sang
cũng ở làng mà ra”. Vì là “nhất thời” nên đối với bất kỳ một ông quan nào dù là
quan nhỏ hay là quan to thì cũng đều là: “hết quan hồn dân”, nghĩa là khi thơi
làm quan nếu cịn sống – dù là về hưu hay là thất sủng hoặc bất mãn với thời
cuộc – cũng đều về sống với dân, trở thành dân.
Nhân dân lao động tự ý thức được vai trò và sức mạnh của mình. Truyền
thuyết Thánh Gióng nhờ được nhân dân nuôi dưỡng (bằng cơm với cà và nước
lá) và được cung cấp vũ khí (roi sắt, ngựa sắt) đã trở thành người khổng lồ có đủ
sức mạnh đánh thắng giặc Ân. Còn truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy nêu
nên một bài học phản biện về An Dương Vương chủ quan mất cảnh giác, chỉ dựa
vào vũ khí khơng dựa vào sức mạnh của người dân để chống giặc ngoại xâm thì
kết cục là mất nước và dịng họ bị tuyệt diệt. Khi dân đã bất mãn “nổi can qua” –
nghĩa là đứng lên khởi nghĩa, làm cách mạng – thì có thể lật đổ được một triều
đại, một chế độ xã hội, không chỉ làm cho “con vua thất thế phải ra qt chùa”
mà cịn đưa chính nhà vua lên đoạn đầu đài. Sức mạnh của nhân dân không chỉ
thể hiện ở sức mạnh vật chất mà cả ở tinh thần, ở tư tưởng, ở dư luận. “Mệnh dân

sóng bể” nghĩa là dư luận của quần chúng lan truyền từ người này sang người
khác, chỗ khác và tư tưởng của nhân dân thể hiện trong văn học dân gian như tục
ngữ, ca dao, truyện tiếu lâm, truyện ngụ ngơn – truyền từ đời nọ sang đời kia, có
sức mạnh như những đợt sóng biển có thể nâng đỡ hoặc nhấn chìm một viên
quan, một ơng vua hoặc một triều đại nào đó.
Mỗi thời đại phong kiến Việt Nam thời kỳ đang lên và hưng thịnh đều do
quan điểm về dân và mối quan hệ với dân chúng đúng đắn, tích cực nên đã được
dân chúng ủng hộ, tập trung được sức mạnh của dân, đánh thắng được giặc ngoại
xâm, bảo vệ và xây dựng được đất nước, đồng thời cũng củng cố được vương
triều đó vững mạnh.
Nhà Trần thế kỷ XIII đã ba lần đại thắng quân xâm lược Nguyên – Mông
hung hãn. Nguyên nhân cơ bản của thắng lợi đó như Hưng Đạo vương Trần

18


Quốc Tuấn đã ghi rõ: “Vua tôi đồng tâm, anh em hịa thuận, cả nước góp sức.
“Cả nước góp sức” chính là sức mạnh của tồn dân đã được huy động. Trần
Quốc Tuấn còn nêu lên một tư tưởng đặc sắc khi ông khuyên tấu vua Trần:
“Khoan thư sức dân để làm kế gốc bền, sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước”.
Nguyễn Trãi, một nhà văn hóa lớn, một anh hùng của dân tộc ta và thế kỷ
XV đã nêu ra những tư tưởng sâu sắc về vai trò và sức mạnh của dân. Sau khi
cùng Lê Lợi lãnh đạo cuộc kháng chiến 10 năm chống quân Minh thắng lợi, ơng
viết bài “Bình Ngơ đại cáo” hùng tráng với hai câu mở đầu về tư tưởng an dân;
muốn an dân thì trước hết thì phải lo trừ bạo ngược:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Nói về sức mạnh của dân, ơng đã tiếp thu và nêu lên tư tưởng tiến bộ, ví
dân như nước, các triều đại phong kiến như những con thuyền nổi được là nhờ
nước. Nước có tác dụng chở thuyền nhưng cũng có sức mạnh lật thuyền: “Chở

thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân”.
Ơng cịn nêu lên tư tưởng ơn dân rất mới mẻ đối với thời đại bấy giờ: “Ăn
lộc đền ơn kẻ cấy cày”. “Kẻ cấy cày” chính là nhân dân lao động, là nơng dân
chiếm tuyệt đại đa số dân cư trong một nước nông nghiệp. Kế tục tư tưởng của
Trần Quốc Tuấn, ông yêu cầu vua quan triều đình phải biết:“ Thương yêu dân
chúng, nghĩ những việc làm khoan dân”. Ông khẳng định tư tưởng về thái bình
thịnh trị: “Cái gốc của nhạc là ở nơi thơn cùng xóm vắng khơng một tiếng hờn
giận oán sầu”. Ông chỉ rõ trách nhiệm của một người cầm quyền: “Phàm người
có chức vụ coi quan trị dân đều phải theo phép cơng bằng… đổi bỏ thói quan
tham ô, sửa trừ tệ lười biếng, coi công việc của quốc gia là cơng việc của mình;
lấy điều lo của sinh dân làm điều lo thiết kỷ”.
Chịu ảnh hưởng sâu sắc của quan niệm “Thiện nhân tương cảm”, nhiều
triều đại phong kiến Việt Nam coi lòng dân là ý trời và rất quan tâm tới việc kết
hợp lòng dân với ý trời. Họ quan niệm lòng dân tức là ý trời được thể hiện ở các
điềm lành (mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt) hay điềm dữ (bệnh tật, mưa

19


×