Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

(Luận văn thạc sĩ) cải cách năng lượng nga và vai trò của nó trong chính sách đối ngoại của liên bang nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHAN THỊ BÍCH HẠNH

CẢI CÁCH NĂNG LƯỢNG NGA VÀ VAI TRỊ
CỦA NĨ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA LIÊN BANG NGA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế

Hà Nội-2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHAN THỊ BÍCH HẠNH

CẢI CÁCH NĂNG LƯỢNG NGA VÀ VAI TRỊ
CỦA NĨ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA LIÊN BANG NGA

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Cảnh Toàn


Hà Nội - 2014


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ....................................................................5
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6
1.

Lý do chọn đề tài ...........................................................................................6

2.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ......................................................9

3.

Lịch sử nghiên cứu của vấn đề ......................................................................9

4.

Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ........13

5.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................14

6.


Bố cục luận văn ...........................................................................................15

7.

Nguồn tài liệu tham khảo.............................................................................15

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGÀNH NĂNG LƯỢNG CỦA NGA .......16
1.1. Thực trạng và tiềm năng các ngành năng lượng của Nga. ..............................16
1.1.1.

Dầu khí ..................................................................................................16

1.1.2.

Than đá .................................................................................................20

1.1.3.

Năng lượng hạt nhân ............................................................................21

1.1.4.

Năng lượng tái tạo ................................................................................24

1.2. Vị thế quốc tế của Nga trong lĩnh vực năng lượng. ........................................25
1.3. Những bất cập và yếu kém của ngành năng lượng Nga. ................................30
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................34
Chương 2. CHIẾN LƯỢC NĂNG LƯỢNG VÀ CẢI CÁCH NĂNG LƯỢNG
CỦA NGA ................................................................................................................35
2.1. Yêu cầu đặt ra đối với ngành năng lượng của Nga. ........................................35

2.2. Chiến lược năng lượng Nga ............................................................................37
2.2.1.

Chiến lược năng lượng Nga giai đoạn đến 2020 .................................37

2.2.2.

Chiến lược năng lượng Nga giai đoạn đến 2030 .................................38

2.2.3.

Chiến lược năng lượng Nga giai đoạn đến 2035 .................................39

2.3. Những cải cách của ngành năng lượng Nga ...................................................40

1


2.3.1.

Cải cách về cơ cấu tổ chức ...................................................................40

2.3.2.

Cải cách chính sách phát triển ngành dầu khí .....................................44

2.3.3.

Cải cách cơ sở hạ tầng ngành năng lượng ...........................................50


2.3.4.

Cải cách về công nghệ ..........................................................................62

Tiểu kết chương 2 .................................................................................................64
Chương 3. VAI TRÒ CỦA NĂNG LƯỢNG VÀ CẢI CÁCH NĂNG LƯỢNG
TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NGA. KINH NGHIỆM CHO
VIỆT NAM ..............................................................................................................66
3.1. Vai trò của năng lượng và cải cách năng lượng trong chính sách đối ngoại
của Nga. .................................................................................................................66
3.1.1. Về kinh tế ..................................................................................................67
3.1.2.

Về chính trị............................................................................................71

3.1.3.

Chính sách năng lượng của Nga ở một số khu vực trọng điểm ............77

3.1.3.1. Đối với Cộng đồng các Quốc gia Độc lập SNG................................77
3.1.3.2. Đối với EU .........................................................................................82
3.1.3.3. Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương ......................................87
3.2.

Kinh nghiệm cho Việt Nam .........................................................................96

Tiểu kết chương 3 ...............................................................................................100
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................105
PHỤ LỤC ...............................................................................................................117


2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

1.

APAC

2.

APEC

3.

ASEAN

4.

BOO

Tên đầy đủ
Asia-Pacific
Châu Á – Thái Bình Dương
Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Build – Own – Operate
Xây dựng – Sửa chữa – Vận hành
The Commonwealth of Independent States/ Sodruzhestvo

5.

CIS/SNG

Nezavisimykh Gosudarstv
Cộng đồng các Quốc gia Độc lập

6.

CSNL

7.

EU

8.

ES-2020

9.

ES-2030

10.


ES-2035

11.

ESPO

12.

EURATOM

13.

GECF

Chính sách năng lượng
The European Union
Liên minh Châu Âu
Energy Strategy of Russia for the period up to 2020
Chiến lược Năng lượng Nga giai đoạn đến 2020
Energy Strategy of Russia for the period up to 2030
Chiến lược Năng lượng Nga giai đoạn đến 2030
Energy Strategy of Russia for the period up to 2035
Chiến lược Năng lượng Nga giai đoạn đến 2035
Eastern Siberia Pacific Ocean
Tuyến đường ống dẫn dầu Đông Siberi – Thái Bình Dương
The European Atomic Energy Community
Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu
Gas Exporting Countries Forum
Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt


3


International Energy Agency

14.

IEA

15.

IAEA

16.

LNG

17.

MOX

18.

NATO

19.

NMĐHN


Nhà máy điện hạt nhân

20.

NLHN

Năng lượng hạt nhân

21.

SCO

22.

TCNCCA

Cơ quan Năng lượng Quốc tế
International Atomic Energy Agency
Cơ quan Năng lượng Ngun tử Quốc tế
Liquefied Natural Gas
Khí thiên nhiên hóa lỏng
Mixed Oxide Fuel
The North Atlantic Treaty Organization
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

The Shanghai Cooperation Organization
Tổ chức hợp tác quốc tế Thượng Hải
Tạp chí Nghiên cứu châu Âu

4



DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Biểu đờ 1.1: Top 20 nước có trữ lượng khí lớn nhất thế giới (tỷ thùng) ..................17
Biểu đờ 1.2: Top 20 nước có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới năm 2013 (tỷ thùng) .17
Biểu đờ 1.3: Tỷ lệ phân bổ than đá trên tồn thế giới ...............................................20
Biểu đồ 3.1: Đông Bắc Á trong nhu cầu năng lượng thế giới (tỷ tấn) ......................91

Hình 1.1: Mạng lưới đường ống dẫn dầu khí của Nga ở châu Âu ............................29
Hình 2.1: Tuyến đường ống dẫn khí Bovanenkovo – Ukhta và Ukhta – Torzhok ...51
Hình 2.2: Tuyến đường sắt Obskaya – Bovanenkovo: .............................................52
Hình 2.3: Tuyến đường Sakhalin – Khabarovsk – Vladivostok ...............................53
Hình 2.4: Dịng chảy xanh – Blue Stream ................................................................55
Hình 2.5: Dự án Dịng chảy phương Bắc ..................................................................56
Hình 2.6: Đường đi của dịng chảy phương Nam .....................................................57
Hình 2.7: Các phương án hình thành hệ thống đường ống cho Đơng Bắc Á ...........59
Hình 2.8: Tuyến đường ống dẫn dầu Đơng Siberi – Thái Bình Dương (ESPO) ......60
Hình 3.1: Dự án các tuyến đường ống Nabucco, South Stream và North Stream ....85

5


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết, năng lượng đóng vai trị rất quan trọng trong đời sống
kinh tế - xã hội của con người. Năng lượng khơng những gắn liền mà cịn cải thiện

chất lượng cuộc sống của con người. Từ những sinh hoạt tối thiểu như ăn, ở, đến
các hoạt động lao động, vui chơi giải trí của con người đều cần đến năng lượng. Khi
xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao và văn minh
hơn. Năng lượng là một trong những nguyên nhân của các cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật, là động lực cho các ngành kinh tế, quyết định tiềm năng, mức độ và
nhịp độ phát triển của một nền kinh tế. Do đó, cơng nghiệp năng lượng trở thành
một trong những ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia. Nền sản
xuất hiện đại chỉ có thể phát triển nhờ sự tồn tại của ngành năng lượng. Nhu cầu đối
với năng lượng càng ngày càng tăng cao. Quốc gia càng phát triển thì nhu cầu sử
dụng năng lượng càng lớn. Chẳng hạn như Mỹ - quốc gia có nền kinh tế phát triển
hàng đầu thế giới và trữ lượng năng lượng khổng lồ 1 vẫn phải nhập khẩu đến 2/3
lượng dầu mỏ trong tổng mức tiêu thụ 24,4 triệu thùng dầu/ngày, chiếm 25 % tổng
lượng tiêu thụ dầu mỏ toàn thế giới2. Hay như đối với Liên minh châu Âu (EU)3,
“dầu và khí đốt chiếm 50 % lượng tiêu thụ năng lượng của EU và nếu khơng có gì
thay đổi, tỉ lệ này sẽ tăng lên 65 % vào năm 2030, trong đó, EU sẽ phải nhập tới
93 % dầu và 84 % khí đốt”4,… Tuy nhiên, ng̀n năng lượng truyền thống lại đang
dần cạn kiệt tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của kinh tế. Do vậy, năng lượng trở
thành tâm điểm trong quan hệ quốc tế hiện nay. Năng lượng chính là chất xúc tác
thúc đẩy quan hệ giữa các nước trên cơ sở gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau, nhưng
đồng thời cũng là một trong những tác nhân gây ra xung đột và chiến tranh trong
quan hệ quốc tế. Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã từng khẳng định “những vấn
đề năng lượng, tài nguyên ngày nay đang đứng ngang hàng với các vấn đề an ninh
Mỹ đứng thứ 11 về trữ lượng dầu mỏ, thứ 6 về trữ lượng khí đốt và đứng đầu thế giới về trữ lượng than đá
The Booking Foreign Policy Studies (2006), Energy Sercurity Series – the Russian Federation, The
Bookings Institution, Washington D.C
3
Viết tắt của từ tiếng Anh: The European Union
4
Hồ Thắm (2005), Đối ngoại năng lượng Nga – EU, Tạp chí Kinh tế Quốc tế, số 04, tr. 12
1

2

6


quân sự, ý thức hệ, tranh giành lãnh thổ”5. Các cuộc xung đột, chiến tranh cục bộ và
khu vực, những điểm nóng trên thế giới những năm gần đây, suy cho cùng, có
nguyên nhân từ vấn đề tranh chấp và tìm kiếm năng lượng. Trong bối cảnh đó, năng
lượng đóng vai trò là một trong những yếu tố then chốt trong chính sách đối ngoại
của mỗi quốc gia, trong đó có Nga6 – quốc gia sở hữu ng̀n tài ngun lớn nhất về
khí đốt tự nhiên và phần đáng kể trữ lượng dầu mỏ. Việc Nga sử dụng năng lượng
như một thứ vũ khí lợi hại nhằm gia tăng ảnh hưởng và quyền lực là điều dễ hiểu,
bởi trong quan hệ quốc tế, mỗi quốc gia đều sử dụng các liên kết chính trị, các mối
quan hệ kinh tế, khả năng quân sự và các công cụ thế mạnh khác để tăng cường
tiếng nói và vị thế của mình.
Đối với Nga, sau sự sụp đổ của Liên Xô, vị thế cường quốc hàng đầu thế giới
cũng bị đánh mất. Đặc biệt, sau gần một thập kỷ cầm quyền của Tổng thống Borus
Yeltsin (1919-1999), nước Nga khơng chỉ chìm sâu vào khủng hoảng mà còn bị suy
giảm địa vị trên trường quốc tế và bị coi là cường quốc hạng hai. Thế mạnh sẵn có
của Nga là năng lượng khi ấy cũng chỉ được coi là một thứ hàng hóa “ít giá trị”.
Tuy nhiên, kể từ khi Putin lên làm ông chủ của Điện Kremlin thay Yeltsin thì quan
điểm của Nga về năng lượng đã thay đổi. Putin đã nhìn thấy sức mạnh to lớn đằng
sau hai chữ “năng lượng”. Do vậy, một chương trình cải cách tồn diện ngành năng
lượng đã được Putin cùng chính quyền Moscow xây dựng và thực hiện nhằm phát
huy tối đa sức mạnh của năng lượng, biến năng lượng trở thành “xương sống” của
nền kinh tế và “vũ khí lợi hại” của chính trị. Ngay từ những ngày đầu nắm quyền,
Putin đã bắt tay vào xây dựng một chính sách phát triển ngành năng lượng tồn diện
và dài hạn. Chính sách năng lượng của Putin được thể hiện rõ qua các chiến lược
phát triển ngành năng lượng. Chiến lược năng lượng được cập nhật ít nhất năm năm
một lần. Kể từ những ngày đầu dưới quyền Putin, Chính phủ Nga đã xây dựng được

ba chiến lược năng lượng, bao gồm: “Chiến lược năng lượng Nga giai đoạn đến
năm 2020”, “Chiến lược năng lượng Nga giai đoạn đến năm 2030” và mới đây là
“Chiến lược năng lượng Nga giai đoạn đến năm 2035”. Thông qua các chiến lược
này, chính quyền Putin đã vạch ra những phương hướng chủ yếu để phát triển
Paul R. Viotti – Mark V. Kauppiv (2001), Lý luận quan hệ quốc tế, bản dịch của Học viện Quan hệ Quốc tế,
tr. 18
6
Cũng có thể được hiểu là: Liên bang Nga, Điện Kremlin, Moscow, xứ sở Bạch Dương,…
5

7


ngành năng lượng, những mục tiêu mà ngành năng lượng cần đạt được. Bên cạnh
đó, Moscow cịn tìm ra những điểm yếu kém của ngành năng lượng nhằm đưa ra
những biện pháp khắc phục thông qua việc cải cách ngành năng lượng. Nhờ đó Nga
đã vực dậy được nền kinh tế và lấy lại được vị thế của mình trên trường quốc tế,
đồng thời cũng phá vỡ được ý đồ bao vây, kiềm chế của Mỹ và phương Tây. Giờ
đây, Nga được mệnh danh là “cường quốc năng lượng” và Putin được mệnh danh là
“Vua năng lượng trong thế kỷ XXI”7. Cường quốc năng lượng này cũng trở thành
nhà cung cấp năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng cho toàn thế giới, đặc biệt
là cho khu vực Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG), Liên minh Châu Âu (EU)
và châu Á – Thái Bình Dương (APAC)8. Có thể nói: sự vực dậy và thay đổi nhanh
chóng đó của Nga giống như “một cuộc lột xác” và cuộc lột xác đó thành cơng là
nhờ vào cơng cụ năng lượng. Công cụ năng lượng không chỉ giúp Nga khôi phục
nền kinh tế mà còn trở thành một thứ vũ khí sắc bén, một nhân tố quyết định của
Nga trong chính sách đối ngoại. Và như vậy, việc cải cách năng lượng chính là q
trình tơi rèn thứ vũ khí đặc biệt đó. Bởi vậy, bất kỳ một động thái nào liên quan đến
việc cải cách ngành năng lượng hay thay đổi chính sách năng lượng của Nga cũng
đều ít nhiều ảnh hưởng đến tình hình quốc tế nói chung và các quốc gia phụ thuộc

vào năng lượng của Nga nói riêng.
Vậy, thực trạng và tiềm năng phát triển của ngành năng lượng Nga hiện nay
như thế nào? Nga chiếm vị trí nào trên thị trường năng lượng quốc tế? Ngành năng
lượng của Nga tồn tại những bất cập và yếu kém gì địi hỏi Chính phủ Nga phải tiến
hành cải cách? Chính phủ Nga kể từ khi Tổng thống Putin lên nắm quyền đã tiến
hành cải cách ngành năng lượng như thế nào? Những cải cách đó đã mang lại gì cho
Nga? Thơng qua đó, chúng ta có thể rút ra được kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong
bối cảnh hiện nay?
Để trả lời những câu hỏi trên, tác giả đã quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài
“Cải cách năng lượng Nga và vai trị của nó trong chính sách đối ngoại của Liên
bang Nga” và lấy đó làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Lê Thế Mẫu (2010), Thế giới: Một góc nhìn. Phần I: Trật tự thế giới mới. Dầu mỏ - tử huyệt của nhiều
cường quốc kinh tế trong thế giới đương đại. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 7-8.
8
Viết tắt của các từ Tiếng Nga và Tiếng Anh: SNG = Sodruzhestvo Nezavisimykh Gosudarst, APAC = AsiaPacific
7

8


2.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài này khơng chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà cịn có ý nghĩa thực tiễn
vơ cùng sâu sắc.
2.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài “Cải cách năng lượng Nga và vai trị của nó trong chính sách đối ngoại
của Liên bang Nga” cung cấp một cái nhìn tổng quát và đúng đắn về quá trình cải
cách ngành năng lượng của Liên bang Nga từ sau khi Putin lên làm Tổng thống đến

nay. Đồng thời đề tài cũng đưa ra những phân tích, đánh giá mang tính khoa học về
vai trò của năng lượng cũng như cải cách năng lượng trong chính sách đối ngoại của
Liên bang Nga.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việt Nam và Liên bang Nga là hai nước có mối quan hệ hữu nghị hợp tác lâu
đời và toàn diện với bề dày trên 60 năm. Mối quan hệ đó ngày càng được củng cố
và thắt chặt trên mọi lĩnh vực, trong đó phải kể đến một lĩnh vực vô cùng quan
trọng trong quan hệ quốc tế ngày nay, đó là hợp tác năng lượng. Việt Nam là một
quốc gia đang phát triển, nhu cầu sử dụng năng lượng rất lớn, nhưng lại là một
trong những quốc gia có ngành cơng nghiệp khai thác năng lượng thuộc loại trung
bình trên thế giới. Vì thế, việc nghiên cứu, tìm hiểu chiến lược năng lượng và việc
sử dụng năng lượng trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga là hết sức cần
thiết trong quá trình xây dựng và và hồn thiện chiến lược năng lượng quốc gia nói
riêng và chính sách ngoại giao nói chung góp phần tăng cường vị thế cho Việt Nam
và bảo bảm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển cân bằng, nhanh chóng và bền
vững.
3. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề
3.1. Trong nước
Theo tìm hiểu của tác giả, ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu
về vấn đề năng lượng của Nga cũng như chính sách ngoại giao năng lượng của Nga.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề về “Cải
cách năng lượng Nga và vai trị của nó trong chính sách đối ngoại của Nga”. Một
số bài báo, cơng trình của các học giả hàng đầu như TS. Nguyễn Cảnh Toàn, TS.

9


Nguyễn An Hà, PGS. TS. Nguyễn Quang Thuấn (Viện Nghiên cứu châu Âu), TS.
Ngô Duy Ngọ (Học viện Quan hệ Quốc tế),… chủ yếu đề cập đến một vài khía cạnh
của vấn đề như vai trị của dầu khí, chiến lược dầu khí, hợp tác năng lượng Việt –

Nga, chính sách ngoại giao năng lượng của Nga, hoặc tìm hiểu vấn đề trong một
giai đoạn lịch sử khác chứ không làm rõ quá trình cải cách ngành năng lượng, các
chiến lược năng lượng và vai trị của năng lượng nói chung trong chính sách đối
ngoại của Liên bang Nga. Có thể điểm qua một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu
đã được công bố như:
Cuốn “Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ XXI” của các tác giả Nguyễn
An Hà (chủ biên), Nguyễn Thanh Hương, Nguyễn Cảnh Toàn do Nhà xuất bản
(NXB) Khoa học Xã hội phát hành năm 2011 đã đưa ra những phân tích sâu sắc về
vai trò của an ninh năng lượng trong cơ cấu quyền lực thế giới, những yếu kém của
ngành dầu khí Nga và vấn đề cải tổ tổ hợp dầu khí Nga tới năm 2020. Tư đó, các tác
giả đã đưa ra một bức tranh tổng thể về mối quan hệ hợp tác năng lượng Việt - Nga
tới 2020.
Cuốn “Các giải pháp phát triển quan hệ Nga - ASEAN trong bối cảnh quốc tế
mới” của tác giả Nguyễn Quang Thuấn, do NXB Từ điển Bách khoa phát hành năm
2009 đã đánh giá và phân tích về thế và lực mới của Liên bang Nga với vai trò là
“siêu cường năng lượng” cũng như phân tích quan điểm mới trong chiến lược đối
ngoại của Putin.
Cuốn “Hướng tới hợp tác toàn diện Nga - ASEAN trong những thập niên đầu
thế kỷ XXI” do tác giả Nguyễn Quang Thuấn chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia
phát hành năm 2007 đã phác họa về vấn đề an ninh năng lượng thế giới và triển
vọng xuất khẩu nguồn năng lượng của Nga, đặc biệt là sang khu vực ASEAN.
Bên cạnh đó, cịn rất nhiều cơng trình nghiên cứu khác như: “Liên bang Nga
trên con đường phát triển những năm đầu thế kỷ XXI” của TS. Nguyễn An Hà,
NXB Khoa học Xã hội năm 2008; “Các giải pháp phát triển quan hệ Nga - ASEAN
trong bối cảnh quốc tế mới” của PGS. TS. Nguyễn Quang Thuấn, NXB Từ điển
Bách khoa năm 2009,… ; một số bài nghiên cứu, phân tích đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu Châu Âu của TS. Nguyễn Cảnh Tồn như “Dầu khí và chiến lược năng

10



lượng của Nga” (đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 9 (96), 2008, trang 2540), “Dầu mỏ: Vũ khí lợi hại của Nga” (Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 9/2008),
hay của TS. Nguyễn An Hà như “Chiến lược dầu khí của Liên bang Nga và triển
vọng hợp tác Việt – Nga tới 2020” (Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 3, 2011, trang
31-36),… hay trên Tài liệu Tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam như:
“Chiến lược năng lượng của Nga tại Trung Á” (số 140, 20/6/2007, tr. 12 -19),
“Đằng sau cuộc xung đột khí đốt Nga – Ucraina” (Tài liệu tham khảo đặc biệt,
22/01/2009, tr. 6 – 10), “Sự điều chỉnh chính sách năng lượng của Nga và Mỹ” (Số
282, 10/17/2011, tr. 16 – 24), “Cuộc chiến khí đốt trở thành "ngoại giao khí đốt"
(số 17, 18/01/2012, tr. 9 – 14),… Ngồi ra, có nhiều sinh viên, học viên cao học hay
nghiên cứu sinh cũng đã chọn năng lượng Nga làm đề tài nghiên cứu như: Luận văn
Thạc sỹ như Luận văn của Trần Khánh Linh mang tên: “Thực trạng và triển vọng
hợp tác năng lượng giữa Việt Nam-Liên bang Nga” do TS. Nguyễn Cảnh Toàn
hướng dẫn, Luận văn của Đoàn Thị Thu Hương mang tên “Chính sách ngoại giao
năng lượng của Liên bang Nga những năm đầu Thế kỷ 21” do TS. Bùi Hờng Hạnh
hướng dẫn,…
3.2. Ngồi nước
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều tác giả có những cơng trình nghiên cứu về
vấn đề chính sách ngoại giao năng lượng của Nga, hay vai trị của năng lượng, đặc
biệt là dầu khí, trong mối quan hệ ngoại giao của Nga với các nước như: “Energy in
Russia’s foreign policy” (Tạm dịch là “Vai trị của năng lượng trong chính sách đối
ngoại của Nga”) xuất bản năm 2010, của tác giả Kari Liuhto nói về vai trị của
đường ống dẫn dầu khí của Nga, việc Nga thực hiện chính sách ngoại giao năng
lượng bằng cách sử dụng năng lượng như một công cụ đối ngoại dựa trên sự phụ
thuộc của các khách hàng và các mục tiêu chiến lược của chính sách ngoại giao
năng lượng của Nga. Hay một số nghiên cứu và ấn phẩm khác như: “Energy policy
and (energy security) as a part of Russian foreign policy” (Tạm dịch: “Chính sách
năng lượng và an ninh năng lượng là một phần trong chính sách đối ngoại của
Nga”) của tác giả Jussi Huotari – Trường Đại học Lapland đã chứng minh luận
điểm năng lượng và an ninh năng lượng là một trong những công cụ đối ngoại hiệu

11


quả nhất của Nga, giúp đảm bảo vị thế “cường quốc năng lượng” của Nga và giúp
Nga giữ các nước trong khu vực SNG dưới quyền kiểm soát. Tác giả Jussi Huotari
đã chứng minh luận điểm của mình bằng cách phân tích sự thay đổi trong chính
sách năng lượng của Nga đối với các quốc gia vùng đệm và so sánh chính sách năng
lượng của Nga giữa các khu vực. Ấn phẩm “Oil, carrots, and sticks: Russia’s
energy resources as a foreign policy tool” (Tạm dịch là “Dầu mỏ, cây gậy và củ cà
rốt: Các nguồn năng lượng của Nga được coi như một công cụ ngoại giao”)
(Tháng 2/2011) của tác giả Randall Newnham – Trường Đại học Penn State, Mỹ đã
phân tích vai trị của năng lượng Nga, đặc biệt là dầu mỏ, được sử dụng như “củ cà
rốt” để thưởng cho các quốc gia đồng minh và “cây gậy” để trừng phạt các quốc gia
quay lưng chống lại Nga. Tác giả đã phân tích trường hợp của các quốc gia thuộc
khu vực SNG như Belarus, Ucraina,… để làm sáng tỏ điều đó.
Ngồi ra cịn có nhiều cơng trình khác như: “The geopolitics of Russian
Energy – Looking Back, Looking Forward” (Tạm dịch là “Địa chính trị của năng
lượng Nga – Nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai”) (Tháng 7/2009) của tác giả
Robert E. Ebel, “Russian Energy Policy Toward Neighboring Countries” (Tạm dịch
là “Chính sách năng lượng của Nga đối với các quốc gia láng giềng”) của tác giả
Steven Woehrel (Tháng 9/2009), hay “Russian Energy Policy and Strategy” (Tạm
dịch là “Chiến lược năng lượng và chính sách năng lượng của Nga”) của nhóm tác
giả Paul J. Saunders, Robert Legvold, Mikhail Kroutikhin, … Tuy nhiên, hầu hết
các cơng trình này mới chỉ đề cập đến chính sách năng lượng của Nga với việc thúc
đẩy xuất khẩu dầu khí, hoặc phân tích vai trị của dầu khí trong hoạt động ngoại
giao của Liên bang Nga thông qua hoạt động xuất khẩu, buôn bán trao đổi,… chứ
chưa đưa ra nguyên nhân dẫn đến những thay đổi trong chính sách năng lượng của
Nga, chưa phân tích q trình cải cách ngành năng lượng cũng như những thành tựu
do việc cải cách mang lại.
Bên cạnh đó, nước Nga đang bước vào một thời kỳ mới với rất nhiều sự thay

đổi. Thứ nhất, đó là, đất nước tạm thời vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu và đang đạt được những thành tựu nhất định. Thứ hai, ông Putin trở lại Điện

12


Kremlin trong nhiệm kỳ tổng thống mới kéo dài 6 năm. Bên cạnh đó, việc thay thế
“Chiến lược năng lượng Nga giai đoạn đến 2020” bằng “Chiến lược năng lượng
Nga giai đoạn đến 2030” và mới đây là “Chiến lược năng lượng Nga giai đoạn đến
2035” đầy đủ và toàn diện hơn đã thể hiện công cuộc cải cách ngành năng lượng
Nga cả về chính sách lẫn thực tế. Các học giả quốc tế đã và đang theo sát những
diễn biến cải cách năng lượng ấy để đưa ra lời bình luận và đánh giá về chính sách
năng lượng của Nga và tìm hiểu xem năng lượng đóng vai trị như thế nào trong
chính sách đối ngoại mà Nga đã vạch ra.
Do vậy, đây vẫn là một đề tài có sức hút không chỉ với học giả trong nước mà
cả các học giả quốc tế.
4.

Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: quá trình cải cách ngành năng lượng Nga
và vai trị của nó trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Luận văn định hướng nghiên cứu tổng quan
ngành năng lượng Nga, quá trình cải cách năng lượng của Nga, vai trị của năng
lượng và cải cách năng lượng trong chính sách đối ngoại của Nga.
- Về thời gian nghiên cứu: Việc cải cách và những biện pháp cải cách ngành
năng lượng của Nga được đưa ra và thực hiện kể từ sau khi Tổng thống Putin lên
nắm quyền thay Boris Yeltsin. Và cho đến nay, những biện pháp cải cách đó vẫn

đang được tiến hành mạnh mẽ và triệt để nhằm phát huy tối đa vai trị của ngành
năng lượng trong chính sách đối ngoại của Nga. Do vậy, phần trình bày của luận
văn sẽ tập trung vào khoảng thời gian từ khi ông Putin lên nắm quyền Tổng thống
cho đến nay.
- Về mặt nội dung: luận văn tập trung nghiên cứu về:
+ Chính sách cải cách năng lượng của Nga trên các lĩnh vực cụ thể như: cải
cách về cơ cấu tổ chức, cải cách về chính sách phát triển ngành dầu khí, cải cách về
cơ sở hạ tầng và cải cách về công nghệ;

13


+ Vai trò của năng lượng và cải cách năng lượng trong chính sách đối ngoại
của Nga biểu hiện về mặt kinh tế và chính trị; phân tích chính sách ngoại giao năng
lượng của Nga đối với một số khu vực và quốc gia là đối tác quan trọng của Nga
như khu vực SNG, EU, các nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương để làm
nổi bật vai trị của năng lượng. Thêm vào đó là những tổng hợp của tác giả về kinh
nghiệm cho Việt Nam.
4.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn cần làm rõ được những vấn đề sau:
- Đưa ra một bức tranh tổng quan về thực trạng và tiềm năng phát triển của
ngành năng lượng Nga thông qua một số ngành năng lượng cụ thể là thế mạnh của
Nga: dầu khí, than đá, năng lượng hạt nhân, điện, năng lượng tái tạo; qua đó, thể
hiện vị thế quốc tế của Nga trên lĩnh vực năng lượng. Đờng thời, luận văn cần phân
tích những điểm yếu kém và bất cập đang tồn tại của ngành năng lượng Nga.
- Khái quát nội dung cơ bản của ba bản chiến lược năng lượng quan trọng của
Nga: Chiến lược năng lượng Nga giai đoạn đến năm 2020, Chiến lược năng lượng
Nga giai đoạn đến năm 2030, và Chiến lược năng lượng Nga giai đoạn đến năm
2035; đưa ra và phân tích những biện pháp cải cách ngành năng lượng của Nga;
- Phân tích làm nổi bật vai trị của năng lượng trong chính sách đối ngoại của

Nga. Qua đó làm rõ được vai trò của việc cải cách ngành năng lượng trong việc duy
trì sức mạnh và tầm ảnh hưởng của năng lượng trong chính sách đối ngoại của Nga.
Tổng hợp các kinh nghiệm cho Việt Nam.
5.

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu vấn đề trên, tác giả sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, phương pháp tổng hợp,
phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, logic, kiểm tra, đánh giá tư
liệu, hệ thống hóa nhằm rút ra những nhận định có tính tổng hợp, khái qt phục vụ
cho nghiên cứu được chi tiết, xác thực hơn.

14


6.

Bố cục luận văn

Bên cạnh phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gờm có 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về các ngành năng lượng của Nga
- Chương 2: Chiến lược năng lượng và cải cách năng lượng của Nga
- Chương 3: Vai trò của năng lượng và cải cách năng lượng trong chính sách
đối ngoại của Nga. Kinh nghiệm cho Việt Nam.
7.

Nguồn tài liệu tham khảo


Vấn đề “Cải cách năng lượng Nga và vai trị của nó trong chính sách đối
ngoại của Liên bang Nga” cho đến nay đã được đề cập nhiều trong các cơng trình
nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại hoặc các bài báo, tạp chí… Để hồn
thành đề tài này, những ng̀n tài liệu chủ yếu bằng 3 thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng
Anh và tiếng Nga được sử dụng gồm:
- Sách
- Báo, tạp chí, tài liệu tham khảo đặc biệt, các cơng trình nghiên cứu, Luận án
Tiến sĩ, Luận văn Thạc sỹ,…
- Internet
Các tài liệu tham khảo cụ thể đã được tác giả liệt kê ở Danh mục Tài liệu tham
khảo.

15


Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGÀNH NĂNG LƯỢNG CỦA NGA
1.1. Thực trạng và tiềm năng các ngành năng lượng của Nga
1.1.1. Dầu khí
Dưới thời Liên Xơ, dầu khí đã khơng được nhìn nhận hết giá trị và sức mạnh
của nó mà chỉ được sử dụng gần như một loại hàng hố thơng thường để thu lợi
nhuận thuần t. Thậm chí, nó cịn bị coi là “một thứ hàng hóa thông thường, giá rẻ
gần như cho không”. Mãi cho đến thời của Tổng thống Putin thì vai trị của ng̀n
“vàng đen” này mới được nhìn nhận rõ và được sử dụng hiệu quả không chỉ để thúc
đẩy kinh tế tăng trưởng, mà còn để thực thi các biện pháp ngoại giao, nâng cao ảnh
hưởng và ràng buộc các nước khác. Năm 2006, Tạp chí The Washington Quaterly
đã đưa ra lời nhận xét: “Nga có thể dễ dàng bước vào kỷ nguyên mới với túi dầu
trước ngực và túi bom nguyên tử sau lưng. Bất kỳ ai đánh giá về sức mạnh ngày nay
của nước Nga thì dầu mỏ sẽ là điều khiến họ nghĩ đến đầu tiên”. Nhận biết được vai
trị to lớn của dầu khí, với một chiến lược táo bạo và khôn ngoan, Nga đã củng cố,
phát triển các tổ hợp dầu khí quốc doanh khổng lờ Gazprom, Transneft, Rosneft,...

trở thành các “đế chế” hùng mạnh với các hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu khí
ra thị trường thế giới. Nhờ đó, từ năm 2000 đến nay, sản lượng khai thác dầu khí
của Nga liên tục tăng với tốc độ trung bình khoảng 10 %/năm, đưa quốc gia này trở
thành một nhà cung cấp dầu khí tồn cầu và mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị, kinh
tế của mình.
Với trữ lượng khí đốt khoảng 44,8 nghìn tỷ m3 (tương đương với 1688 nghìn
tỷ thùng) [Biểu đờ 1.1], chiếm khoảng 34 % trữ lượng toàn cầu và trữ lượng dầu thô
vào khoảng 80 tỷ thùng [Biểu đồ 1.2], Nga trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về
khí đốt và đứng thứ tám thế giới về trữ lượng dầu mỏ. Do đó, dầu khí chiếm một vị
trí vơ cùng quan trọng và là ng̀n đóng góp chính cho GDP của Nga. Bất chấp sự
cạnh tranh đang gia tăng trên thị trường quốc tế và những vấn đề trong nền kinh tế
thế giới, trong năm 2013 Nga vẫn bảo lưu được vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực năng
lượng, đặc biệt là dầu khí. Bên cạnh đó, năm 2013 cũng đã có những sự kiện hết sức
quan trọng đối với ngành khí đốt của Nga. Luật về tự do xuất khẩu khí hóa lỏng đã
đi vào hiệu lực, mở đường cho các cơng ty dầu khí Nga, đặc biệt là các cơng ty có
kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất khí hóa lỏng như Rosneft và Novatek tiếp cận

16


thị trường nước ngồi. Theo đó, Novatek đã đạt thỏa thuận với các đối tác Trung
Quốc về cung cấp khí hóa lỏng trong khn khổ đề án quy mơ "Yamal LNG9" và
hợp đờng đầu tiên về cung cấp khí hóa lỏng cho những người tiêu dùng châu Âu.
Biểu đồ 1.1: Top 20 nước có trữ lượng khí lớn nhất thế giới (tỷ thùng)

Nguồn: />Biểu đồ 1.2: Top 20 nước có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới năm 2013 (tỷ thùng)

Nguồn: U.S Energy Information Agency,
/>9


Viết tắt của từ Tiếng Anh: Liquefied Natural Gas

17


Hiện nay, Nga đang là nhà sản xuất và xuất khẩu dầu khí hàng đầu thế giới10
với sản lượng khai thác dầu thô năm 2013 là 523,3 triệu tấn11, cao mức kỷ lục kể từ
năm 1991, xuất khẩu năm 2013 đạt 4,72 triệu thùng/ngày; sản lượng khí đốt năm
2013 là 668 tỷ m3 12, trong đó xuất khẩu đạt 196 tỷ m3 13. Sản lượng xuất khẩu dầu
khí của Nga sẽ cịn tăng lên đáng kể nhờ “hợp đờng thế kỷ khổng lồ” trị giá khoảng
400 tỷ USD mới ký với Trung Quốc vào ngày 21/5/2014. Theo đó, bắt đầu từ năm
2018, Nga sẽ cung cấp khoảng 38 tỷ m3 khí thiên nhiên mỗi năm cho nền kinh tế
đang nở rộ - Trung Quốc.
Về tiềm năng: Tiềm năng phát triển ngành dầu khí của Nga rất lớn. Theo đánh
giá của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA)14, trong “Báo cáo tình hình năng lượng
thế giới năm 2011” thì trong vài thập kỷ tới Nga sẽ là "nền tảng của hệ thống năng
lượng toàn cầu" và cho đến năm 2035 “Nga sẽ là quốc gia sản xuất khí đốt lớn nhất
và là ng̀n chính cho sự gia tăng cung cấp khí đốt của thế giới”. Trong bản báo cáo
về “Tiềm năng của các vùng năng lượng mới của Nga” tại Hội nghị Dầu khí Thế
giới lần thứ 20 diễn ra vào tháng 12/2011 tại Doha – Qatar, Giáo sư Anatoly
Zolotukhin thuộc trường Đại học Dầu Khí Quốc gia Gubkin của Nga đã chỉ ra rằng:
“hiện Nga vẫn đang là một trong những quốc gia có ng̀n dự trữ dầu mỏ và khí đốt
giàu nhất thế giới với tổng trữ lượng ước tính đạt khoảng 355 tỷ tấn dầu. Trong đó,
có khoảng 96 tỷ tấn dầu (tương đương với gần 700 tỷ thùng dầu) chưa được khai
thác nằm ở vùng ngoài khơi của vùng biển Bắc Cực”15. Nói về trữ lượng khí đốt
khổng lờ của Nga, phát biểu tại phiên họp tồn thể của Diễn đàn Kinh tế quốc tế
Saint Petersburg - 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trữ lượng của Nga
đủ cho 50 năm tới.

Xin xem thêm Phụ lục 1.1 đến 1.4

156. Bản tin Quốc tế của Đài Truyền hình Vĩnh Long 1, Nga trở thành nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế
giới, cập nhật ngày 03/01/2014
12
Theo báo cáo của Bộ Năng lượng Nga công bố ngày 2/1/2014, nguồn: cập nhật ngày 02/01/2014
13
cập nhật ngày
28/7/2014
14
Viết tắt của từ tiếng Anh: International Energy Agency
15
Professor Anatoly Zolotukhin, Gubkin Russian State University of Oil and Gas, The potential in Russia’s
new energy frontiers, pg. 106
10
11

18


Trên thực tế, những đánh giá và những con số đưa ra về trữ lượng dầu mỏ và
khí đốt ở vùng biển Bắc Cực còn rất khác nhau và cho đến nay vẫn chưa có các số
liệu được luận chứng khoa học về các ng̀n tài ngun. Tính tổng cộng, ở vùng
Bắc Cực có gần 60 khu mỏ lớn chứa nhiên liệu hydrocarbon, trong số đó hơn 40
khu mỏ nằm trong khu vực của Nga. Theo những ước tính khác nhau, ngồi ng̀n
tài ngun sinh học ở đây cịn có 1/3 dự trữ khí đốt và 1/10 dự trữ dầu mỏ chưa
được khám phá trên thế giới. Trong đó, phần biển Bắc Cực - nơi mà phía Nga ln
coi là một phần lãnh thổ của mình - hiện chiếm khoảng 25 %, chưa kể đến các khu
vực hẻo lánh hiện đang nằm trong khu vực có tranh chấp. Các chuyên gia về dầu
khí của Nga tính tốn rằng, trữ lượng này tương đương với hơn 100 tỉ tấn dầu và 70
nghìn tỷ mét khối khí đốt16. Các mỏ khí đốt tự nhiên khổng lồ đã được phát hiện tại
vùng biển Barent và Kara. Các mỏ mới này được Nga coi là cơ sở nhiên liệu – năng

lượng mới. Bên cạnh đó, “Viện Hải Dương học của Nga cũng khẳng định, chỉ riêng
khu vực hình yên ngựa mà người Nga gọi là dãy mỏ Lomonosop trong lòng Bắc
Cực, chứa đến 10 tỷ tấn dầu, chưa kể tới số lượng phong phú các loại mỏ kim
cương, vàng, platinum, thiếc, mangan, niken, chì. Khu vực này và các lãnh thổ phía
bắc liền kề có đủ ng̀n tài ngun để ni sống nhân loại trong nhiều thập kỷ”17.
Hiện nay Nga có kế hoạch mở rộng chủ quyền ở vùng này vì cấu tạo địa chất cho
thấy rằng, dãy Lomonosov Ridge trải dọc Bắc Băng Dương là phần lãnh thổ của
Nga. Như dự định, trong năm tới Nga sẽ chính thức đệ đơn về nội dung này lên
Liên Hợp Quốc.
Một vùng khác của Nga cũng có tiềm năng dầu khí vơ cùng to lớn là vùng
Viễn Đông. Đây là một trong 8 vùng đại khu liên bang của nước Nga. Nơi đây có
tiềm năng dầu khí đáng kể. “Tại Cộng hịa Sakha đã phát hiện một khu vực dầu khí
lớn là vùng Leno-Vinloi. Đã phát hiện và đang khai thác các mỏ dầu khí tại đảo
Xakhalin18. Ngồi ra, tại thềm lục địa Xakhalin có lượng dầu khí khơng nhỏ. Tiềm

Đài Tiếng nói nước Nga, Vùng Bắc Cực giàu có của nước Nga,
cập nhật ngày 08/8/2014
17
Nguyễn Cảnh Tồn, Dầu khí và chiến lược năng lượng của Nga, Tạp chí Ngiên cứu Châu Âu, số 9 (96),
2008, tr. 30
18
Đôi khi xin được viết là Sakhalin
16

19


năng dầu khí cịn tìm thấy ở các tỉnh Camchatca, Magadan và khu Chucotca. Theo
đánh giá sơ bộ, có khoảng 9,6 tỉ tấn dầu và 14 nghìn tỉ m3 khí ở khu vực này”19.
Hơn nữa, chất lượng dầu ở vùng Viễn Đơng được đánh giá là rất tốt, có độ nhớt cao

và hàm lượng lưu huỳnh thấp.
1.1.2. Than đá
Nga là quốc gia có trữ lượng than đá lớn thứ hai thế giới sau Mỹ với khoảng
173 tỉ tấn, chiếm khoảng 19 % tổng trữ lượng tồn thế giới (Biểu đờ 1.3). Trữ lượng
than của Nga phân bổ ở 118 mỏ than thuộc 22 lưu vực nằm rải rác trên toàn nước
Nga. Trong đó, các mỏ than lớn nằm tập trung ở Siberia (chiếm 80 %) và Viễn
Đông (chiếm 10 %).
Biểu đồ 1.3: Tỷ lệ phân bổ than đá trên toàn thế giới

Nguồn: Andrey Butenko, Strategy and Corporate Development Department of
Suek, The future of coal Russia, pg.3
Về sản lượng khai thác, Nga là quốc gia khai thác than lớn thứ 6 thế giới với
sản lượng khai thác năm 2013 khoảng 347,1 triệu tấn, chiếm 4,3 % sản lượng khai
thác của toàn thế giới và cung cấp khoảng 12 % than cho thị trường toàn cầu20. Hoạt
động khai thác và sản xuất than đá của Nga hầu hết sử dụng phương pháp khai thác
lộ thiên và chủ yếu diễn ra ở 7 lưu vực chính, trong đó có 3 lưu vực nằm về phía
PGS. TS. Vũ Dương Huân - Học viện Ngoại giao, Tiềm năng kinh tế Viễn Đông, Liên bang Nga và khả
năng hợp tác với Việt Nam (phần 1), Tạp chí Ngiên cứu Châu Âu, số 2, 2013, tr. 63
20
Historical Data Workbook, BP Statistical Review of World Energy 2014,
www.bp.com/en/global/corporate/about-bp/energy-economics/statistical-review-of-world-energy.html. Xem
thêm Phụ lục 1.5
19

20


Tây của dãy Ural và 4 lưu vực nằm về phía Đơng của khu vực Siberia. Cơng ty khai
thác và sản xuất than lớn nhất nước Nga là Công ty Suek, đồng thời cũng là một
trong mười nhà sản xuất than lớn nhất thế giới có cơng suất khoảng 92218 tấn/ngày,

đáp ứng khoảng 34 % nhu cầu trong nước và xuất khẩu khoảng 28 % ra thị trường
nước ngoài. Với sản lượng khai thác như hiện tại thì trữ lượng than đá của Nga sẽ
cịn có thể sử dụng trong khoảng 500 năm nữa. Tuy nhiên, theo chương trình dài
hạn về phát triển ngành cơng nghiệp than mà Chính phủ Nga đã thơng qua đầu năm
2012 thì đến năm 2030, sản lượng khai thác than của Nga sẽ tăng lên 430 triệu tấn.
Về xuất khẩu, hiện Nga đang là nhà xuất khẩu than đứng thứ ba thế giới sau
Australia và Indonesia với sản lượng xuất khẩu năm 2012 là khoảng 61,4 triệu tấn.
Trong đó, trọng tâm xuất khẩu đang ngày càng nghiêng sang phía Đơng như: Trung
Quốc, Nhật Bản và một số nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tiềm năng phát triển ngành than của Nga cũng rất lớn. Là vựa than lớn thứ hai
của Thế giới, sản lượng khai thác hàng năm cịn ít nên hiện trong lịng nước Nga
vẫn đang lưu giữ một ng̀n than vô cùng lớn. Trữ lượng than của Nga nằm rải rác
trên khắp đất nước nhưng phần lớn là các mỏ và các lưu vực than khó khai thác và
chưa được khai thác. Hai lưu vực than lớn nhất nước Nga cả về diện tích lẫn tiềm
năng là lưu vực Tunguski nằm ở Tây Siberia và lưu vực Lenski nằm ở phía đơng
bắc vùng Viễn Đơng. Trong đó, lưu vực Lenski, hay còn gọi là lưu vực Lena, được
coi là lưu vực than lớn nhất thế giới. Với lợi thế đó, cộng với việc đổi mới công
nghệ nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường, ngành than đá hứa hẹn sẽ sẽ là
ngành mang lại khơng ít lợi nhuận cho nền kinh tế Nga đồng thời đáp ứng một
lượng lớn nhu cầu của thế giới trong tương lai.
1.1.3. Năng lượng hạt nhân
Nga là một trong những quốc gia có trình độ phát triển và sức mạnh năng
lượng hạt nhân hàng đầu thế giới. Với lịch sử hơn 100 năm phát triển, Nga đã trở
thành cường quốc về vũ khí hạt nhân và là một trong những nước có nhiều nhà máy
điện hạt nhân (NMĐHN) nhất trên thế giới. Từ những năm 1920 - 1986, Nga đã
phát triển mạnh mẽ về điện hạt nhân cũng như các ứng dụng khác trong các lĩnh
vực quân sự, y tế, nông nghiệp. NMĐHN đầu tiên của Nga là Obninsk vận hành

21



năm 1954 với công suất chỉ khoảng 5 MW đã trở thành NMĐHN đầu tiên trên thế
giới. Năm 1963 và 1971, Nga đã có 2 NMĐHN vận hành thương mại. Đến giữa
những năm 80, Nga đã có 25 lị phản ứng hoạt động và nhiều kỹ sư công nghệ hạt
nhân có trình độ cao. Tuy nhiên, vào ngày 26/4/1986 thảm họa Chernobyl xảy ra
khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ucraina (khi ấy còn là một phần
của Liên bang Xô Viết) bị nổ khiến người ta phát hiện nhiều khiếm khuyết trong
công nghệ hạt nhân của Nga. Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất
trong lịch sử năng lượng hạt nhân. Sau thảm họa kinh hồng này, ngành cơng
nghiệp hạt nhân của Nga bị gián đoạn và thoái trào. Đến cuối những năm 1990,
ngành cơng nghiệp này mới có dấu hiệu hời sinh thơng qua việc xuất khẩu nhiều lò
phản ứng sang Iran, Trung Quốc và Ấn Độ. Những dấu hiệu hời sinh đó đã củng cố
tinh thần ngành công nghiệp hạt nhân của Nga và tạo đà giúp Nga vững vàng tiến
về phía trước trong chương trình phát triển năng lượng hạt nhân của mình. Ngày
nay, với tham vọng trở thành nhà cung cấp điện hạt nhân cho tồn thế giới, Chính
phủ Nga đã lên kế hoạch tăng cường điện hạt nhân trong nước nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu bằng cách kết hợp ngành công nghiệp hạt nhân dân sự và quân sự vào làm một
thành Tập đoàn Rosatom21. Rosatom, thành lập năm 2007, hiện đang chịu trách
nhiệm về tất cả các khía cạnh của ngành công nghiệp hạt nhân Nga, từ khai thác,
làm giàu uranium cho đến phát triển mạng lưới điện hạt nhân, xây dựng NMĐHN.
Rosatom cũng là cơ quan đại diện cho Nga trên thế giới trong lĩnh vực sử dụng
năng lượng ngun tử vì mục đích hịa bình và bảo vệ chế độ khơng phổ biến vũ khí
hạt nhân. “Việc thành lập Tập đoàn Rosatom thể hiện sự quyết tâm khơi phục lại vị
thế và tiếng nói quan trọng của Nga trong những vấn đề hạt nhân trên thế giới, đồng
thời tăng cường sức mạnh thắng thầu trong các dự án xây dựng nhà máy điện hạt
nhân ở nước ngoài”22. Theo số liệu thống kê của của Cơ quan Năng lượng Nguyên
tử Quốc tế (IAEA)23 và Rosatom, “trong số 68 lò phản ứng hạt nhân (dùng cho
NMĐHN) đang được xây dựng trên tồn cầu, Rosatom nắm hết 28 lị, bao gồm 19
Viết tắt của từ Tiếng Anh: Rosatom State Atomic Energy Corporation - Tập đoàn Năng lượng hạt nhân
Quốc gia Rosatom

22
Lê Dỗn Phác (2007), Một số định hướng chính sách hợp tác giữa Việt Nam với Mỹ và Nga trong lĩnh vực
năng lượng nguyên tử, Báo cáo đề án cấp cơ sở, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, tr. 17
23
Viêt tắt của từ Tiếng Anh: International Atomic Energy Agency
21

22


lị ở nước ngồi và 9 lị ở Nga”24. Và cho đến nay, Nga đã trở thành nhà sản xuất
năng lượng hạt nhân đứng thứ 4 thế giới với công suất ước tính năm 2013 khoảng
23,643 MW, chiếm 17,5 % toàn thế giới25 và điều hành 10 NMĐHN với 33 lị phản
ứng có cơng suất khoảng 25,2 GW, chiếm 15 % các lị phản ứng hạt nhân của thế
giới. Ngồi ra, với trữ lượng uranium khoảng 487200 tấn có thể khai thác được và
875000 tấn chưa khai thác, Nga đang là quốc gia giữ vị trí thứ 3 thế giới, đồng thời
đứng thứ 6 về sản lượng khai thác26, chiếm 45 % thị trường làm giàu uranium, và
cung cấp cho thế giới 8 % uranium tự nhiên. Bên cạnh đó, theo lời ơng Sergei
Kiriyenko - Lãnh đạo Rosatom - thì “hiện Nga đang lưu giữ trong kho một trữ
lượng uranium đủ để duy trì và vận hành các nhà máy hạt nhân hiện thời thêm 60
năm nữa”27.
Bên cạnh nền hạt nhân dân sự phát triển, Nga còn chiếm ưu thế vượt trội về vũ
khí hạt nhân chiến lược. Nga đang là quốc gia đứng đầu thế giới về việc sở hữu các
đầu đạn hạt nhân với khoảng 8500 đầu đạn. Trong đó, 4500 đầu đạn hiện cịn trong
biên chế qn đội Nga, 4000 đầu đạn còn lại thuộc dạng ngừng sử dụng nhưng vẫn
còn nguyên vẹn, đang chờ phá dỡ. Trong số 4500 đầu đạn đang cịn sử dụng, có
1800 đầu đạn hạt nhân chiến lược được lắp đặt trên các tên lửa bệ phóng mặt đất
hoặc trên máy bay ném bom, 700 quả được cất trữ trong kho và khoảng 2000 đầu
đạn hạt nhân chiến thuật đang được niêm cất. Nga có 326 tên lửa xuyên lục địa
(ICBM)28 mang đầu đạn hạt nhân với 1050 đầu đạn và đang có kế hoạch giải trừ

khoảng trên một nửa số này. Số lượng chuẩn bị giải trừ chủ yếu được sản xuất vào
cuối thập niên 80 của Thế kỷ trước.
Như vậy, cho đến nay, Nga vẫn là một trong những nước đứng đầu thế giới về
công nghệ hạt nhân đồng thời cũng là một thành viên của dự án lò phản ứng hạt
nhân quốc tế.
Phúc Duy, Nga muốn đẩy mạnh xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân,
cập nhật ngày 12/11/2013
25
Xem thêm Phụ lục
1.6
26
Xem thêm Phụ lục 1.7
27
Hoài Linh, Nga tham vọng thành nước sản xuất uranium lớn nhất thế giới, cập nhật ngày 28/5/2009
28
Viết tắt của từ Tiếng Anh: Intercontinental Ballistic Missile
24

23


×